Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của vietnam airlines...

Tài liệu Hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của vietnam airlines

.PDF
125
1008
68

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---------------------- LƢƠNG VĂN SÁNG HOÀN THIỆN QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA VIETNAM AIRLINES Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 603401 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÊ HỒNG HUYÊN Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt thời gian học tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Hồng Huyên đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2013 Tác giả luận văn Lƣơng Văn Sáng MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ..................................................................................... viii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG ............................9 1.1 Tổng quan quản lý an toàn .................................................................................9 1.1.1 An toàn và quản lý an toàn ......................................................................9 1.1.2 Quản lý an toàn của hãng hàng không .....................................................9 1.1.3 Lĩnh vực khai thác mặt đất của hãng hàng không .................................12 1.2 Quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của hãng hàng không ....13 1.2.1 Đặc điểm an toàn lĩnh vực khai thác mặt đất. ........................................13 1.2.2 Quản lý an toàn lĩnh vực khai thác mặt đất ............................................13 1.3 Quản lý an toàn khai thác mặt đất một số hãng hàng không trên thế giới và gợi ý cho Vietnam Airlines. ....................................................................................30 1.3.1 Quản lý an toàn khai thác mặt đất của một số hãng hàng không ...........30 1.3.2 Những gợi ý cho Vietnam Airlines về quản lý an toàn khai thác mặt đất..... 33 Kết luận chƣơng 1 ...................................................................................................34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA VIETNAM AIRLINES .....................................35 2.1 Tổng quan về Vietnam Airlines .......................................................................35 2.1.1 Hoạt động khai thác mặt đất của Vietnam Airlines ...............................37 2.1.2 Các yêu cầu về an toàn của Cục Hàng không Việt Nam........................40 2..2 Quản lý an toàn lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines .............42 2.2.1 Khái quát về quản lý an toàn của Vietnam Airlines ...............................42 2.2.2 Phân tích hiện trạng quản lý an toàn lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines ............................................................................................46 2.3 Nhận xét và đánh giá quản lý an toàn trong khai thác mặt đất. ..................47 2.3.1 Những kết quả đã đạt được trong quản lý an toàn khai thác mặt đất .....47 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu trong quản lý an toàn khai thác mặt đất .............................................................................................................49 2.4 Những vấn đề đặt ra trong quản lý an toàn khai thác mặt đất của Vietnam Airlines.. ...................................................................................................................61 2.4.1 Về tổ chức quản lý an toàn khai thác mặt đất ........................................61 2.4.2 Về thực hiện quản lý an toàn khai thác mặt đất .....................................61 2.4.3 Về kiểm tra giám sát quản lý an toàn khai thác mặt đất.........................61 2.4.4 Về đào tạo và truyền thông an toàn khai thác mặt đất ...........................62 Kết luận chƣơng 2 ...................................................................................................63 CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA VIETNAM AIRLINES ...............................................................................................................64 3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến quản lý an toàn khai thác mặt đất của Vietnam Airlines ........................................................................................64 3.1.1 Tình hình kinh tế, chính trị thế giới ........................................................64 3.1.2 Tình hình vận tải hàng không thế giới ...................................................65 3.1.3 Chiến lược phát triển của ngành hàng không Việt Nam đến 2020 ........67 3.2 Định hƣớng quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất ....................70 3.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................70 3.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể...................................................................73 3.3 Giải pháp quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất ........................73 3.3.1 Hoàn thiện hệ thống các quy trình, tiêu chuẩn .......................................73 3.3.2 Tổ chức thực hiện ...................................................................................83 3.3.3 Kiểm tra, giám sát và đánh giá quản lý an toàn khai thác mặt đất .........87 3.4 Kiến nghị bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện hệ thống .......................................88 3.4.1 Kiến nghị đối với Cục Hàng không Việt Nam .......................................88 3.4.2 Kiến nghị đối với các công ty phục vụ mặt đất và các văn phòng chi nhánh Vietnam Airlines...................................................................................88 Kế t luâ ̣n chƣơng 3 ...................................................................................................89 KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Anh/ Việt Nguyên nghĩa Tiếng Anh 1 CAA/ HKDD Civil Aviation 2 CAAV/ CHKVN 3 DIAGS 4 GHS/ PVMĐ Civil Aviation Authority of Vietnam Danang International Airport Ground Service Ground Handling Services 5 GO/ KTMĐ 6 IATA 7 ICAO 8 ISAGO 9 NIAGS 1 0 1 1 1 2 1 3 1 4 1 5 SAG SMS SSP TIAGS Tiếng Việt Hàng không dân dụng Cục Hàng không Việt Nam Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Đà Nẵng Phục vụ mặt đất Ground Operation Khai thác mặt đất International Air Transport Association Internaional Civil Aviation Organization Iata Safety Audit for Ground Operation Noibai International Airport Ground Service Hiệp hội vận tải Hàng không quốc tế Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế Tiêu chuẩn an toàn khai thác mặt đất Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Nội Bài Safety Action Group Nhóm triển khai an toàn Safety Management System State Safety Programme Tan Sơn Nhat International Airport Ground Service Hệ thống quản lý an toàn Chương trình an toàn quốc gia Xí nghiệp Thương mại Mặt đất Tân Sơn Nhất VNA/TCTHK VN Vietnam Airlines Tổng công ty Hàng không Việt Nam UBAT Safety Action Council Ủy ban an toàn DANH MỤC CÁC BẢNG STT BẢNG NỘI DUNG 1 Bảng 0.1 2 Bảng 1.1 3 Bảng 1.2 4 Bảng 1.3 Bảng ma trận rủi ro an toàn 25 5 Bảng 1.4 Tiêu chuẩn chấp nhận rủi ro an toàn 26 6 Bảng 1.5 7 Bảng 2.1 8 Bảng 2.2 9 Bảng 2.3 10 Bảng 2.4 11 Bảng 2.5 12 Bảng 2.6 13 Bảng 2.7 14 Bảng 2.8 15 Bảng 3.1 16 Bảng 3.2 Bảng đánh giá chất lượng các hãng hàng không của Skytrax Bảng định nghĩa các khả năng xảy ra sự cố, sự kiện Bảng định nghĩa mức nghiêm trọng của sự cố Bảng thống kê tai nạn hàng không của ICAO tháng 6 năm 2013 Bảng thống kê đội bay của Vietnam Airlines Bảng thống kê các sự cố hàng không của Vietnam Airlines Bảng thống kê các sự cố về an toàn trong khai thác mặt đất Bảng kết quả đánh giá thực hiện tiêu chuẩn an toàn của IATA Tỉ lệ điều tra văn hóa an toàn Bảng thống kê nguyên nhân gây các lỗi (sự cố) tiêu chí số #4 Bảng so sánh tỉ lệ % tăng giảm lỗi của tiêu chí số #4 Bảng so sánh tỉ lệ tăng sản lượng Tỉ lệ đảm nhận giữa các phương thức vận tải đến 2020 Dự báo sản lượng vận chuyển của các TRANG 2 23 24 33 37 48 52 53 58 59 59 60 68 68 hãng hàng không Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 Thống kê thực hiên các chỉ tiêu an 17 Bảng 3.3 18 Bảng 3.4 19 Bảng 3.5 20 Bảng 3.6 21 Bảng 3.7 22 Bảng 3.8 Xác định mối nguy hiểm mức Lớn 77 23 Bảng 3.9 Xác định mối nguy hiểm mức Nhỏ 77 24 Bảng 3.10 25 Bảng 3.11 26 Bảng 3.12 27 Bảng 3.13 28 Bảng 3.14 toàn trong khai thác mặt đất Mục tiêu an toàn trong khai thác mặt đất năm 2015 Mô tả 5 mức kết hợp giữa khả năng xảy ra và hậu quả khai thác mặt đất Xác định mối nguy hiểm mức Thảm họa Xác định mối nguy hiểm mức Nguy hiểm Xác định mối nguy hiểm mức Không đáng kể Phương pháp xác định Mức tần suất, khả năng xảy ra khai thác mặt đất Bảng mô tả phương pháp chấp nhận cấp độ rủi ro khai thác mặt đất Bảng mô tả hoạt động điều tra và đánh giá an toàn khai thác mặt đất Bảng mô tả Ma trận rủi ro an toàn khai thác mặt đất 71 72 75 76 76 78 78 79 80 81 DANH MỤC CÁC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Hình 1.1 Quy tắc 1:600 về báo cáo tỉ lệ tai nạn 10 2 Hình 1.2 Mô tả quá trình quản lý an toàn KTMĐ 17 3 Hình 1.3 Mô hình SHELL 21 4 Hình 1.4 5 Hình 2.1 6 Hình 2. 2 7 Hình 3.1 Quy trình báo cáo an toàn khai thác mặt đất Sơ đồ khai thác mặt đất của Vietnam Airlines Sơ đồ tổ chức quản lý an toàn của Vietnam Airlines Sơ đồ tổ chức quản lý an toàn khai thác mặt đất Trang 28 38 45 85 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vận tải hàng không là một ngành kinh tế - kỹ thuật có vị trí đặc biệt quan trọng, cùng với các loại hình vận tải khác thiết lập huyết mạch kinh tế thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân, hỗ trợ quá trình hội nhập kinh tế của các quốc gia, các khu vực trên thế giới. Vận tải hàng không được Việt Nam xác định là ngành kinh tế - kỹ thuật thuộc cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, có liên quan đến nhiều lĩnh vực (an ninh quốc phòng, tài chính ngân hàng, thương mại du lịch). Do vậy, việc quản lý đối với hoạt động vận tải của VietNam Airlines nói chung và lĩnh vực khai thác mặt đất nói riêng được coi là một nhiệm vụ quan trọng, mang tính cấp thiết. Trên thực tế, quản lý tốt công tác an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất sẽ góp phần tích cực đảm bảo an toàn trong vận tải hàng không, từ đó thúc đẩy sự phát triển của VietNam Airlines, thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác như đầu tư, thương mại, du lịch; đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và khách quốc tế; tạo thuận lợi thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước, khu vực, vùng, địa phương, đồng thời củng cố, tăng cường các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và các nước. Vietnam Airlines trong giai đoạn 2010 - 2013 có tốc độ tăng trưởng cả về ghế cung ứng và sản lượng vận chuyển. Đội máy bay dự kiến khoảng 115 chiếc máy bay vào năm 2015 và 170 chiếc vào năm 2020. Với đội máy bay lớn như vậy là một thách thức đối với cơ sở hạ tầng giao thông hàng không tại Việt nam; các nhà chức trách hàng không đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm cách nâng cấp sân đỗ máy bay, nhà ga hành khách tại các cảng hàng không để có thể phục vụ đảm bảo an toàn cho đội máy bay đang tăng lên. Câu hỏi đặt ra là: quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines hiện nay thế nào và đã được coi là quản lý tốt chưa; Vietnam Airlines cần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất? Vấn đề an toàn luôn được coi là quan trọng hàng đầu, đặc biệt trong vận tải hàng không thì quản lý an toàn luôn là yêu cầu bắt buộc và khác biệt so với các loại 1 hình vận tải khác. Khi máy bay vận hành trên không trung sẽ không có chỗ cho sai sót và không có bất kỳ cơ hội nào để khắc phục hay sửa chữa sai sót; các công đoạn theo quy trình an toàn do nhà chức trách và nhà vận chuyển hàng không đưa ra phải được tuân thủ nghiêm ngặt. Quản lý an toàn yếu kém, không hiệu quả hoặc không có hệ thống quản lý an toàn, hoặc có nhưng không được thực thi thì hậu quả là khó lường có thể dẫn đến phá sản một hãng hàng không. Năm 2005, các nước thuộc liên minh châu Âu (EU) đã quy định trong văn bản số 2111/2005 trong đó thống nhất lập danh sách đen các hãng hàng không chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, cần giám sát đặc biệt và bị giới hạn bay nghiêm ngặt, danh sách này được cập nhật định kỳ bao gồm một số hãng của các nước: Angola, Indonesia, Kazakhstan, Sudan, Thái Lan, Ukraine… Ngược lại những hãng hàng không đề cao việc quản lý an toàn và quản lý an toàn hiệu quả được lọt vào danh sách 10 hãng an toàn tốt nhất và chất lượng tốt nhất do Skytrax đánh giá năm 2010, 2011 và 2012 được tổng hợp ở bảng 0.1 dưới đây: Bảng 0.1: Đánh giá chất lƣợng các hãng hàng không của Skytrax Tên hãng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qatar Airways 4 1 1 Singapore Airlines 2 2 3 Asiana Airlines 3 3 2 Cathay Pacific Airways 1 4 4 Thai Airways 10 5 9 Etihad Airways 7 6 6 Air New Zealand 8 7 Qantas Airways 6 8 Turkish Airlines Emirates 5 Malaysia Airlines 9 9 7 10 8 10 All Nippon Airways 5 Nguồn:Đánh giá chất lượng các hãng hàng không năm 2010, 2011 và 2013 của Skytrax. 2 Các hãng trên do đảm bảo yếu tố an toàn, có uy tín đối với khách hàng nên luôn giành được thị phần lớn hơn trong mạng đường bay mà hãng đang khai thác, điều này chứng minh rằng khi chỉ số an toàn nói chung và chỉ số an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất được đảm bảo đã làm tăng hệ số sử dụng ghế và tăng chỉ số cất hạ cánh tại các sân bay. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1 Về quản lý chất lượng dịch vụ hàng không Đến nay nhiều đề tài nghiên cứu về ngành hàng không; tuy nhiên tập trung chủ yếu vào các vấn đề tài chính, thương mại, cơ cấu ngành, quản lý vốn, quản lý nhân sự, quản lý chất lượng. Cụ thể, có 2 đề tài nghiên cứu về chất lượng dịch vụ Hàng không: Luận án Tiến sĩ kinh tế: Chất lượng dịch vụ hàng không và quản trị chất lượng dịch vụ hàng không tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam của TS. Trần Phương Lan năm 2006. Đề tài đã hệ thống lý luận về chất lượng dịch vụ hàng không, các vấn đề về quản lý chất lượng nói chung; khai thác, bổ sung và phát triển kết quả nghiên cứu của tác giả về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ mặt đất; tận dụng lý luận về ảnh hưởng chất lượng cảm nhận của khách hàng [6]. Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Chất lượng dịch vụ hành khách tại Xí nghiệp Thương mại mặt đất Nội Bài của Thạc sỹ Nguyễn Lâm Tuấn năm 2011. Đề tài đã làm rõ bản chất, cơ sở lý luận của dịch vụ hàng không và chất lượng dịch vụ mặt đất hàng không; phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng phục vụ hành khách tại Xí nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài; đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ mặt đất đối với hành khách trực tiếp đi đến trên các chuyến bay nội địa và quốc tế của Việt Nam Airlines tại sân bay quốc tế Nội Bài [7]. 2.2 Về quản lý an toàn hàng không Về quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất trên thế giới đã có các tài liệu, công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề này; trong đó, có một số công trình nổi bật như: 3 i) “Safety Management Manual - SMM” mang mã hiệu DOC 9859 (Quy định trong quản lý an toàn về hoạt động vận tải hàng không) của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) xuất bản lần 1 năm 2006, tái bản lần 2 năm 2009, tái bản lần 3 năm 2012 khai thác khía cạnh, các ý tưởng, các nguyên tắc và các yêu cầu mới về quản lý an toàn hàng không ở cấp quốc gia và cấp các nhà cung cấp dịch vụ hàng không. Tài liệu DOC 9859 này đề xuất xây dựng hệ thống quản lý an toàn theo quy định của ICAO tại các phụ lục 1 (cấp bằng cho người lái), 6 (khai thác máy bay), 8 (Tính năng máy bay), 11 (dịch vụ không lưu), 13(điều tra tai nạn máy bay) và 14 (vận chuyển các vật phẩm nguy hiểm bằng đường hàng không) của công ước quốc tế Chicago. Trong hệ thống quản lý an toàn phải bao gồm 4 thành phần được các nước thành viên chấp thuận cấp quốc gia: các chính sách và mục tiêu an toàn , công tác quả n lý rủi ro an toàn, công tác đảm bảo an toàn, công tác đẩy mạnh an toàn; trong 4 thành phần đó đặc biệt đề cao 2 thành phần là công tác quản lý rủi ro an toàn và đảm bảo an toàn. Ngoài ra, tài liệu “Advisory Circular”- Hướng dẫn quản lý an toàn của Cục hàng không liên bang Mỹ ban hành ngày 08/12/2010 bao gồm các nội dung cơ bản: những mong muốn, chính sách, mục tiêu an toàn, đảm bảo an toàn và thúc đẩy an toàn. Tài liệu này giúp các hãng hàng không Mỹ xây dựng quy trình thủ tục và cơ cấu phù hợp với nguồn lực của mình để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra. [8] ii) Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ban hành bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tà u bay bởi Cục hàng không Việt Nam ngày 27/01/2011. Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, tiêu chuẩn về chuyên môn của nhân viên hàng không trong lĩnh vực khai thác gồm 22 phần áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thiết kế, sản xuất, thử nghiệm tàu bay, thiết bị lắp ráp trên máy bay, thiết bị, vật tư phục vụ sửa chữa, bão dưỡng tàu bay, khai thác tàu bay, huấn luyện, đào tạo, giám sát định kỳ. 4 Ngày 7/5/2013, Bộ Giao thông vận tải đã ký ban hành Quyết định số 1189/QĐ-BGTVT phê duyệt Chương trình An toàn Quốc gia trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Về bản chất là chương trình tích hợp giữa các văn bản quy phạm pháp luật với các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao an toàn hàng không. iii) Quy định về hệ thống quản lý an toàn gọi là “tài liệu quản lý an toàn” (SMSM) của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) ban hành ngày 30/06/2009 sửa đổi lần 1 ngày 01/10/2010 và sửa đổi lần 2 ngày 30/11/2012. Đây là quy định cao nhất của VNA về quản lý an toàn. Tài liệu này mô tả chính sách an toàn, yêu cầu, phương thức, quy trình áp dụng và vận hành hệ thống quản lý An toàn của VNA. Mặc dù các quy định, hướng dẫn, tài liệu nghiên cứu nước ngoài về quản lý an toàn vận tải hàng không khá phong phú, đề cập đầy đủ mọi khía cạnh vấn đề nhưng mang tính khái quát; hệ thống về thực tiễn quản lý an toàn vận tải hàng không ở một quốc gia cụ thể thì rất hiếm, đặc biệt là an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất. Trong khi đó, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu, quy định, hướng dẫn về quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của một hãng hàng không còn rất hiếm, chủ yếu là các bài báo, tạp chí khai thác các khía cạnh rất nhỏ của quản lý như vấn đề phát hiện ra sự cố, tai nạn, phản hồi, khiếu nại … mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về thực thi việc quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng. Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng lý thuyết về quản lý an toàn để dựng lên bức tranh tổng thể về tình hình quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất ở Việt Nam Airlines, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines. 5 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của quản lý An toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất đối với hoạt động vận tải hàng không ở Viêt Nam. - Phân tích đánh giá thực trạng quản lý về an toàn đối với lĩnh vực khai thác mặt đất của Việt Nam Airlines. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể chủ yếu và khả thi hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Quản lý về an toàn trong Vietnam Airlines có rất nhiều khía cạnh khác nhau, đề tài chỉ đề cập đến khía cạnh quản lý về an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines. Vì hoạt động khai thác mặt đất của VNA chủ yếu do 3 công ty phục vụ mặt đất đảm nhiệm là NIAGS ở Hà Nội, DIAGS ở Đà Nẵng và TIAGS ở Thành phố Hồ Chí Minh, ba công ty này có cùng nhiệm vụ, cùng cơ cấu tổ chức và đều chịu sự chi phối toàn bộ bởi VNA. Do đó khi phân tích thực trạng tác giả chọn NIAGS là điển hình để lấy số liệu phân tích. Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý về an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của hàng không Việt Nam từ năm 2010 đến nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận của phương pháp nghiên cứu kinh tế; luận văn dựa vào các qui luật kinh tế và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở phân tích, đánh giá và đề xuất giải pháp. Để giải quyết những nội dung nhiệm vụ đặt ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau: 6 i) Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu những luận cứ trong lịch sử nghiên cứu mà đồng nghiệp đi trước đã thực hiện. Nghiên cứu tài liệu để thu thập các thông tin sau: Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; thành tựu lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố trên các ấn phẩm; chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu. ii) Phƣơng pháp pháp thống kê: Thống kê để thu thập thông tin định lượng: luận văn sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá toàn diện nội dung nhiệm vụ cơ bản của hoạt động quản lý quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất. iii) Phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch: trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản về quản lý an toàn và thực tế quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của một chi nhánh thuộc VNA, luận văn sử dụng phương pháp quy nạp để đưa ra những đánh giá chung mang tính khái quát về thực trạng quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của VNA ở sân bay trong nước và các sân bay trong khu vực và trên thế giới. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý hàng không, những doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ mặt đất hàng không, phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn của các cán bộ nhân viên làm việc trong ngành hàng không đặc biệt là lĩnh vực khai thác mặt đất. - Những giải pháp đề tài có thể sử dụng trong tương lai làm cơ sở để bổ sung vào nội dung liên quan đến khai thác mặt đất trong “Chương trình an toàn quốc gia lĩnh vực hàng không dân dụng”. Ngoài ra, những đóng góp và tính mới của luận văn là: Hoàn thiện cả về tổ chức và thực hiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất, đề xuất được bộ tiêu chuẩn an toàn trong khai thác mặt đất tương đối hoàn chỉnh bao phủ hầu hết các dịch vụ trọng yếu trong lĩnh vực khai thác mặt đất đầu tiên ở Viê ̣t Nam giúp hãng hàng không khai thác an toàn, không có tai nạn nghiêm trọng, hoặc giảm thiểu thiệt 7 hại gây ra bởi các sự cố hoặc tai nạn; đề xuất một số nội dung cơ bản để xây dựng văn hóa an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận quản lý về an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của hãng hàng không. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG 1.1 TỔNG QUAN QUẢN LÝ AN TOÀN 1.1.1 An toàn và quản lý an toàn Khái niệm về an toàn : An toàn không phải là không có tai nạn, sự cố, mối nguy hiểm, sai lỗi hay tuân theo luật lệ mà là trạng thái khi khả năng gây hại tới con người hoặc tài sản được giảm xuống bằng hay dưới mức độ chấp nhận được thông qua quá trình liên tục nhận dạng các mối nguy hiểm và quản lý rủi ro [3]. Khái niệm về quản lý an toàn: Quản lý an toàn là tập hợp có tổ chức các quá trình và quy trình dựa trên sự phân bổ có nguyên tắc các nguồn lực cho phép kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro an toàn tới mức độ chấp nhận được. Quản lý an toàn gồm 3 đặc trưng cơ bản: tính hệ thống ; tính rõ ràng; tính đi trước [3]. 1.1.2 Quản lý an toàn của hãng hàng không Sự cần thiết của quản lý an toàn hàng không: An toàn trong hoạt động hàng không luôn luôn được đề cao và chú trọng hàng đầu. Khi hoạt động hàng không ngày càng tăng thì công tác quản lý an toàn càng trở thành yêu cầu cấp thiết của từng quốc gia. ICAO đã khuyến nghị các nước trên thế giới xem xét áp dụng nhiều nguyên lý về an toàn để xây dựng hệ thống quản lý an toàn, trong đó điển hình là quy tắc 1:600. Quy tắc 1:600 là kết quả nghiên cứu của Frank Bird, ông là giám đốc công ty bảo hiểm của Mỹ - North America (ESTA) năm 1969 chỉ ra rằng tỉ lệ tai nạn được báo cáo có thể hình thành quy luật như sau: cứ 1 tai nạn mức thảm họa xảy ra khi xảy ra 10 vụ tai nạn nghiêm trọng, 30 vụ tai nạn, 600 sự cố, từ đó người ta gọi là quy tắc 1:600; quy tắc này được mô tả ở hình 1.1[10]. 9 Hình 1.1: Quy tắc 1:600 Nguồn: DOC 8959 ICAO, năm 2006 Giải thích hình 1.1: Thảm họa (Fatal accidents): Tàu bay hoặc phương tiện bị phá hủy hoàn toàn , nhiề u người tử vong ; tai na ̣n nghiêm tro ̣ng (Serious accidents): Tàu bay hoặc phương tiê ̣n bị hư hỏng nặng , nhiề u người bi ̣thương ; tai nạn (Accidents): Tàu bay hoặc phương tiê ̣n bị hỏng nhẹ, có ít người bị thương nhẹ ; sự cố (Incidents): Tàu bay hoặc phương tiê ̣n bị hỏng không đánh kể , không phải khắ c phu ̣c gì. Các loại hình dịch vụ hàng không cần phải quản lý an toàn: ICAO xác lập rằng các quốc gia phải yêu cầu buộc các tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không đối mặt với những rủi ro do mất an toàn trong khi cung cấp các dịch vụ áp dụng một hệ thống quản lý an toàn. Yêu cầu về quản lý an toàn của ICAO: Yêu cầu các quốc gia thành viên phải có chương trình an toàn quốc gia trong lĩnh vực hàng không dân dụng (SSP) theo quy định tại phụ ước 1 (cấp phép nhân viên hàng không), phụ ước 6 (khai thác tàu 10 bay), phụ ước 8 (tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với tàu bay), phụ ước 11 (dịch vụ quản lý bay), phụ ước 13 (điều tra sự cố tai nạn tàu bay) và phụ ước 14 (cảng hàng không), phụ ước 18 (vận chuyển các vật phẩm nguy hiểm bằng đường hàng không), phụ ước 19 (quản lý an toàn) [10]. Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) yêu cầu mỗi quốc gia thành viên phải xây dựng một chương trình an toàn quốc gia (SSP). Đây là “Một hệ thống tích hợp các quy định và hoạt động nhằm mục đích nâng cao an toàn” và phải bao gồm 4 thành phần sau: Các chính sách và mục tiêu an toàn của quốc gia; công tác quản lý rủi ro an toàn cấp quốc gia; công tác đảm bảo an toàn cấp quốc gia; công tác đẩy mạnh an toàn cấp quốc gia. Tại hội nghị lần thứ 37 của ICAO vào tháng 9/2010 đã nhận định: Với lưu lượng hàng không sẽ tăng trưởng gấp đôi trong vòng 15 năm tới, rủi ro an toàn phải được giải quyết tích cực để đảm bảo sự tăng trưởng đáng kể này ICAO đề xuất thêm Phụ ước 19 về quản lý an toàn trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý an toàn ở cấp nhà nước và tăng cường an toàn thông qua củng cố các quy định quản lý an toàn có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực hàng không trong một Phụ ước duy nhất. ICAO đã chấp thuận việc phát triển phụ ước 19 theo 2 giai đoạn: Giai đoạn thứ 1: Tập trung vào việc củng cố và sắp xếp các tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành đã có trong các phụ ước khác vào Phụ ước 19; giai đoạn 2: Tập trung vào việc phát triển các quy định quản lý an toàn mới. Phụ ước 19 đã được ICAO thông qua vào tháng 4/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14/11/2013. Phạm vi quản lý an toàn hàng không: Nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ các quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, phạm vi của hệ thống quản lý an toàn (SMS) phải bao gồm các lĩnh vực sau: Lĩnh vực khai thác bay; lĩnh vực bảo dưỡng máy bay; lĩnh vực khai thác mặt đất và dịch vụ bao gồm cả dịch vụ mặt đất và trên không. Mối quan hệ giữa đảm bảo an toàn hàng không với hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vận tải hàng không: Vì các chức năng chính của quản lý an toàn hàng không là: quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn nên ICAO khuyến cáo trong chính 11 sách, chiến lược của các hãng hàng không bắt buộc phải đặt yếu tố quản lý an toàn ở mức độ ưu tiên số một để định hướng cho việc ra quyết định quản lý, kinh doanh. Tất cả các hành động quản lý trong lĩnh vực vận tải hàng không chỉ được đưa ra sau khi đã xem xét kỹ lưỡng đến yếu tố an toàn, tức là trong mọi hoàn cảnh phải xem xét để đảm bảo an toàn trước. Mọi hành vi điều hành sản xuất kinh doanh trong vận tải hàng không đều gắn với hành vi ra quyết định liên quan đến quản lý rủi ro hay quản lý an toàn. Qua những phân tích trên cho thấy quản lý an toàn cũng đồng nhất với quản lý rủi ro vì quản lý an toàn sẽ giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, doanh nghiệp làm tốt quản lý an toàn cũng chính là đã quản trị rủi ro có hiệu quả và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó sẽ tốt hơn. 1.1.3 Lĩnh vực khai thác mặt đất của hãng hàng không Khai thác mặt đất là sản phẩm không tách rời của vận chuyển hàng không, có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo hiệu quả hoạt động của một hãng hàng không và vận tải hàng không của một quốc gia, hiệu quả trong hoạt động khai thác mặt đất được xem xét trên các mặt: Duy trì mức độ an toàn; sự hài lòng của khách hàng; hiệu quả của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không; đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư của chủ sở hữu; đảm bảo cung ứng các sản phẩm dịch vụ. Các sản phẩm trong lĩnh vực khai thác mặt đất: Là khai thác một chuyến bay giữa hai điểm, các dịch vụ khai thác mặt đất bao gồm: (1) Dịch vụ làm thủ tục hành khách và hành lý; (2) Dịch vụ cân bằng trọng tải và giám sát sân đỗ; (3) Dịch vụ phục vụ máy bay tại khu vực sân đỗ. i) Dịch vụ làm thủ tục hành khách và hành lý: Dịch vụ bao gồm nhiều công đoạn như: Làm thủ tục cho hành khách và hành lý lên máy bay; hướng dẫn hành khách lên máy bay đúng chuyến bay; cân và gắn thẻ hành lý đúng trọng lượng và đúng điểm đến. Các công đoạn này bao gồm nhiều công đoạn nhỏ, nhiều thao tác phải thực hiện bằng tay do đó có nhiều nguy cơ sai lỗi. ii) Dịch vụ cân bằng trọng tải và giám sát sân đỗ: Dịch vụ này bao gồm các công đoạn như: Lập kế hoạch chất xếp tải, lập bản cân bằng trọng tải và giám sát chất xếp tải hành khách, hành lý, hàng hóa lên xuống máy bay đảm bảo an toàn cho 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất