Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoàn thiện thiết kế, sản xuất thử một số thiết bị cho mỏ than hầm lò...

Tài liệu Hoàn thiện thiết kế, sản xuất thử một số thiết bị cho mỏ than hầm lò

.PDF
42
68
83

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN TÊN DỰ ÁN: HOÀN THIỆN THIẾT KẾ, SẢN XUẤT THỬ MỘT SỐ THIẾT BỊ CHO MỎ THAN HẦM LÒ MÃ SỐ: 01DT-08 TẬP I THUYẾT MINH BÁO CÁO Chủ nhiệm đề tài: CAO NGỌC ĐẨU 7756 08/3/2010 HÀ NỘI - 2010 BỘ CÔNG THƯƠNG TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN – KHOÁNG SẢN VIỆT NAM VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ- TKV BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN SXTN TÊN DỰ ÁN: HOÀN THIỆN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO PHỤ TÙNG CHO THIẾT BỊ MỎ HẦM LÒ MÃ SỐ: 01DT-08 TẬP I: THUYẾT MINH BÁO CÁO Cơ quản chủ quản: Bộ Công Thương Cơ quan chủ trì: Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ-TKV DUYỆT VIỆN CHỦ NHIỆM DỰ ÁN CAO NGỌC ĐẨU HÀ NỘI – 2010 VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 2 MỤC LỤC MỤC LỤC.......................................................................................................................................3 MỞ ĐẦU.........................................................................................................................................4 LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................................7 Phần 1: CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.................................8 Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ...............11 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM ........................................................... 11 I. TỔNG QUAN.................................................................................................................................. 11 II. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN............................................................................................................. 15 CHƯƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN............................................. 19 I. NỘI DUNG DỰ ÁN. ....................................................................................................................... 19 II. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI......................................................................................................... 20 CHƯƠNG III. HOÀN THIỆN THIẾT KẾ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM............... 23 I. HOÀN THIỆN THIẾT KẾ .............................................................................................................. 23 II. CÁC PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ ..................... 31 CHƯƠNG IV. CHẾ TẠO, CUNG CẤP SẢN PHẨM ........................................................................ 37 I. CHẾ TẠO THỬ NGHIỆM SẢN PHẨM ........................................................................................ 37 II. TỔ CHỨC CHẾ TẠO, TIÊU THỤ SẢN PHẨM........................................................................... 37 CHƯƠNG V. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN ...................................................................... 38 I. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KINH PHÍ................................................................................................ 38 II. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ................................................................................................... 38 CHƯƠNG VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................... 40 I. KẾT LUẬN...................................................................................................................................... 40 II. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................... 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................41 CÁC PHỤ LỤC.............................................................................................................................42 VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 3 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: Sản lượng than hầm lò dự kiến khai thác ............................................14 Hình 2: Màn hình tính toán cho một tuyến ngắn..............................................24 Hình 3: Mô hình thiết kế và kết quả tính toán ..................................................25 Hình 4: Mô hình tính trục.................................................................................25 Hình 5:Một số loại HGT dùng cho máng cào do Viện chế tạo........................26 Hình 6: Mô hình và sơ đồ tính toán máng cào .................................................27 Hình 7: Cấp liệu lắc CL10 sau khi hoàn thiện thiết kế.....................................29 Hình 8: Cấp liệu lắc CL12 sau khi hoàn thiện thiết kế.....................................30 Hình 9: Một số hình ảnh chế tạo cấp liệu lắc ...................................................30 Hình 10: Giàn con lăn định tâm dưới ..............................................................32 Hình 11: Giàn con lăn định tâm trên ................................................................33 Hình 12: Chuyển hướng con lăn để định tâm...................................................33 Hình 13: Tính toán góc nhận tải thích hợp .......................................................34 Hình 14: Thân tang được thiết kế kiểm tra trên CAD ......................................36 Hình 15: Mặt bích đầu tang ..............................................................................36 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Sản lượng than theo quy hoạch .........................................................12 Bảng 2: Nhu cầu thiết bị phục vụ khai thác than hầm lò giai đoạn 2009-2025 ...16 Bảng 3: Lực tác động lên trục tang..................................................................26 Bảng 4: Một số phương án lựa chọn hợp lý kết cấu hộp giảm tốc..................28 VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 4 MỞ ĐẦU Theo dự thảo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2015 có xét triển vọng đến năm 2025, sản lượng than khai thác hàng năm tăng khá nhanh (từ 8% đến 10%). Vì vậy, công tác đào lò xây dựng cơ bản, vận tải than và đất đá là rất lớn. Ngoài ra, hiện nay các mỏ than đang phải khai thác xuống sâu, nhu cầu về chủng loại thiết bị là rất lớn. Theo ước tính mỗi năm nhu cầu phụ tùng và thiết bị phục vụ khai thác than của TKV khoảng hàng chục nghìn tấn và sẽ tăng lên rất nhanh trong các năm tiếp theo. Hiện nay, thiết bị, phụ tùng cho mỏ than hầm lò còn nhập khẩu khá nhiều (Trung Quốc, Ba Lan; Nga,…). Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đang có chủ trương phát huy nội lực, đẩy mạnh sản xuất trong nước, từng bước nội địa hóa thay thế hàng nhập khẩu. Trong những năm vừa qua, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV là đơn vị đi đầu trong công tác nghiên cứu thiết kế các loại phụ tùng, thiết bị phục vụ khai thác than, chủ trì thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu và đã chế tạo thành công nhiều sản phẩm đảm bảo chất lượng. Viện là một trong những đơn vị trong nước cung cấp khá nhiều thiết bị, các bộ phận, phụ tùng phục vụ công tác sửa chữa, thay thế cho các đơn vị trong và ngoài ngành. Để tiến tới có thể chế tạo các thiết bị phục vụ khai thác hầm lò có chất lượng ổn định, đáp ứng yêu cầu sử dụng và phù hợp với điều kiện các mỏ than hầm lò Việt Nam, trước tiên phải hoàn thiện thiết kế, khắc phục một số nhược điểm phát hiện trong quá trình sử dụng, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV đã đăng ký thực hiện dự án “Hoàn thiện thiết kế, sản xuất thử nghiệm một số thiết bị cho mỏ than hầm lò” và được phê duyệt theo Quyết định số 1728/ QĐBCT ngày 17/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, với thời gian thực hiện dự án là 2 năm (2008 và 2009). Trong thời gian thực hiện, dự án đã tính toán thiết kế hoàn thiện các thiết bị: - Băng tải khung cứng và khung cáp. - Máng cào C14M. - Cấp liệu lắc CL10; CL12 và cấp liệu CL15. VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 5 Trên cơ sở thay đổi một số kết cấu, sử dụng một số phần mềm hỗ trợ công tác tính toán thiết kế nâng cao độ chính xác và tin cậy cho thiết bị. Từ kết quả đó Viện tiến hành sản xuất thực nghiệm các thiết bị và cung cấp cho các mỏ theo các hợp đồng kinh tế. Qua hai năm thực hiện, dự án đã tạo ra khối lượng lớn sản phẩm với giá trị đạt trên 59 tỷ đồng (gấp hơn 4 lần dự kiến của dự án), tạo lợi nhuận trên 1,77 tỷ đồng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho CBCNV trong Viện. Thông qua việc tổ chức thực hiện dự án, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nhiều cán bộ trong Viện được nâng lên rõ rệt. Một số cán bộ đã hoàn thành khóa đào tạo cao học với luận án tốt nghiệp liên quan đến sản phẩm của dự án. Sản phẩm của dự án đã được các đơn vị sử dụng đánh giá có chất lượng cao. Qua đó có thể thấy chúng ta hoàn toàn có thể chủ động chế tạo một số thiết bị trong nước, đáp ứng yêu cầu sản xuất than và tiến tới thực hiện các dự án to hơn, chế tạo các thiết bị có độ phức tạp cao hơn. VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 6 LỜI CÁM ƠN Nhóm dự án xin cảm ơn Bộ Công Thương, Lãnh đạo Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, các Công ty Than Mạo Khê - TKV, Công ty Than Hà Lầm - TKV, Công ty Than Hạ Long - TKV, Công ty Than Hòn Gai - TKV, Công ty Than Đồng Vông - TKV, Công ty Than Đồng Vông – TKV, Công ty Than Hồng Thái – TKV, các đơn vị hợp tác cùng tất cả các chuyên gia và đồng nghiệp trong và ngoài Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho nhóm thực hiện hoàn thành được các nội dung đã đặt ra của dự án này. VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 7 Phần 1: CÁC THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN 1. Tên Dự án: Hoàn thiện thiết kế, sản xuất thử một số thiết bị cho mỏ than hầm lò 2 . Số đăng ký: 01DT-08 3 . Cơ quan quản lý: Bộ Công Thương 4. Thời gian thực hiện: 22 tháng, từ tháng 03/2008 đến hết tháng 12/2009 5. Kinh phí thực hiện dự kiến: 6.670.000.000 đồng Trong đó, từ Ngân sách sự nghiệp khoa học: Thu hồi: Kinh phí đề nghị thu hồi: 2.000.000.000đồng 1.400.000.000đồng (70 % kinh phí hỗ trợ từ ngân sách SNKH). Thời gian đề nghị thu hồi: 6/2010 6. Tổ chức đăng ký chủ trì thực hiện Dự án: Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV; Địa chỉ: 565 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân - Hà Nội; Điện thoại: 04.38545224 Fax: 04.38543154 7 . Cá nhân đăng ký chủ nhiệm Dự án: Cao Ngọc Đẩu Học vị: Kỹ sư Chức vụ: Viện trưởng Địa chỉ: 565 Nguyễn Trãi - Thanh Xuân- Hà Nội. Điện thoại: 04.38543346; Fax: 04.38543154; Email: iemm@ vnn.vn VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 8 8. Cơ quan phối hợp chính: - Công ty Than Mạo Khê - TKV; - Công ty Than Hà Lầm - TKV; - Công ty Than Hạ Long - TKV; - Công ty Than Hòn Gai - TKV; - Công ty Than Đồng Vông - TKV; - Công ty Than Hồng Thái - TKV. 9. Danh sách cá nhân tham gia dự án: TT Họ và tên Học vị, chuyên môn 1 Trần Đức Thọ ThS. Công nghệ cơ khí 2 Hoàng Văn Vĩ ThS. Chế tạo máy mỏ 3 Đỗ Trung Hiếu ThS. Công nghệ Cơ khí 4 Đàm Hải Nam ThS. Công nghệ Chế tạo Máy 5 Phạm Văn Mùi KS. Luyện kim 6 Lê Thái Hà KS.Công nghệ hàn, Cử nhân Kinh tế 7 Đặng Đức Lăng KS. Chế tạo máy Mỏ 8 Cao Hồng Phú KS. Công nghệ Chế tạo Máy 9 Nguyễn Kế Vinh KS. Công nghệ Chế tạo Máy 10 Nguyễn Văn Chiến KS. Công nghệ Chế tạo Máy 11 Đỗ Văn Minh KS. Chế tạo máy mỏ 12 Hà Thị Thuý Vân Kỹ sư Kinh tế 13 Vũ Thị Hồng Vân KS. Cơ khí 14 Võ Thị Hoàng Oanh Cử nhân Kinh tế 15 Các cá nhân khác 11. Quyết định giao nhiệm vụ: Số 1728/QĐ-KHCN ngày 17/3/2008 của Bộ Công Thương. VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 9 12. Hợp đồng triển khai thực hiện dự án: Số 02.08.SXTNBS/HĐKHCN, ký ngày 20/5/2008 giữa Bộ Công Thương và Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV. Nội dung, tiến độ và kết quả thực hiện dự án SXTN theo Phụ lục 1 của Hợp đồng. Những mục tiêu chính của dự án là: - Mục tiêu trước mắt: + Hoàn thiện tài liệu thiết kế một số thiết bị mỏ than hầm lò. + Ổn định từng bước và nâng cao chất lượng sản phẩm. + Chế tạo thiết bị, phụ tùng đáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu. - Mục tiêu lâu dài: + Lập bộ tài liệu thiết kế, chế tạo thiết bị, tiêu chuẩn hóa. + Chế tạo thiết bị, phụ tùng đáp ứng nhu cầu trong nước, thay thế nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu. + Đáp ứng điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu và gia tăng sản lượng của các mỏ than hầm lò Việt Nam. + Cơ giới hóa khâu vận tải trong đào lò XDCB và khai thác than. + Phát triển ngành than nói chung trong đó có lĩnh vực cơ khí từ khâu nghiên cứu thiết kế đến chế tạo sản phẩm. Các nội dung chính cần thực hiện: - Xây dựng phương án sản phẩm; - Hoàn thiện thiết kế các sản phẩm; - Tổ chức chế tạo thử nghiệm và tiêu thụ sản phẩm; - Tổng kết, nghiệm thu dự án; - Quyết toán nộp kinh phí thu hồi. VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 10 Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN Chương I. TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG ÁN SẢN PHẨM I. TỔNG QUAN I.1. Chiến lược phát triển ngành Than - Khoáng sản Việt Nam Chiến lược phát triển ngành Than Việt Nam là phát triển ổn định, bền vững, bảo đảm hài hoà với môi trường; trên cơ sở áp dụng công nghệ thăm dò, khai thác và chế biến tiên tiến, phù hợp với điều kiện mỏ địa chất và kinh tế xã hội ở từng vùng. Phát triển ngành than phải lấy mục tiêu hiệu quả kinh tế, giảm tổn thất tài nguyên, an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng tối đa nhu cầu than cho phát triển KTXH của đất nước. Thị trường hoá ngành than để thu hút nguồn lực của mọi thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển ngành; đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài vào thăm dò, khai thác than ở vùng đồng bằng sông Hồng với quy mô lớn sau năm 2020. I.2. Mục tiêu phát triển sản lượng than Dự kiến sản lượng than khai thác đạt khoảng 48 ÷ 50 triệu tấn vào năm 2010; khoảng 60 ÷ 65 triệu tấn vào năm 2015; khoảng 70 ÷ 75 triệu tấn vào năm 2020 và > 80 triệu tấn vào năm 2025; Tốc độ tăng sản lượng khai thác đạt 5 ÷ 6%/năm trong giai đoạn 2010 ÷ 2015 và ∼3%/năm trong giai đoạn 2016 ÷ 2025. Sản lượng than theo quy hoạch được thể hiện trong bảng 1.1. VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 11 Bảng 1: Sản lượng than theo quy hoạch 1 Tên gọi T Sản lượng năm (Triệu tấn) 2008 2009 2010 Than nguyên khai 48,365 50,585 55,530 72,191 85,765 107,802 1.1 Lộ thiên 26,225 25,865 24,980 16,341 12,515 9,832 1.2 Hầm lò 22,140 24,720 30,550 55,850 73,250 97,970 1 2015 2020 2025 I.2.1. Tình hình khai thác than hầm lò thời gian qua Trong một số năm gần đây, công nghệ khai thác than hầm lò ở nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, từng bước áp dụng các biện pháp cơ giới hóa vào khai thác, vận tải, …. Một trong số đó có thể kể đến như: Áp dụng thử nghiệm thành công lò chợ khấu than bằng máy com bai tay ngắn, chống lò chợ bằng giàn thuỷ lực tự hành cho năng suất đạt 2500tấn/ngày tại Công ty Than Khe Chàm; phối hợp với Cộng hòa Séc chuyển giao công nghệ chế tạo thành công giàn chống VINALTA, kết hợp với máy khấu than và máng cào, tổ hợp thiết bị được áp dụng tại Công ty Than Vàng Danh - TKV; tổ hợp thiết bị khai thác vỉa mỏng và dốc 2ANSHA gồm giàn chống thủy lực kết hợp với máy bào than cho năng suất khai thác 150 tấn/giờ đã áp dụng thành công ở Công ty Than Mạo Khê - TKV và Công ty Than Nam Mẫu. Qua đó có thể thấy việc áp dụng các thiết bị cơ giới hóa và khai thác lò chợ đã mở ra hướng đi mới có tính khả thi cho các công ty khai thác hầm lò. Hầu hết các công ty khai thác hầm lò đã áp dụng thành công cột chống thuỷ lực đơn, giá thuỷ lực và giá khung di động để chống lò chợ cho các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khá và đặc biệt là an toàn lao động được nâng cao rõ rệt. 1 - Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 12 Song song với công tác đổi mới công nghệ chống giữ lò chợ, công tác vận tải cũng được trang bị các hệ thống vận tải liên tục (máng cao + băng tải), các thiết bị có công suất lớn đã giúp các công ty khai thác đạt năng suất cao. Để đạt được sản lượng khai thác hầm lò như hiện nay công tác đào lò chuẩn bị cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng. Công ty Than Vàng Danh đã đưa máy vào bốc xúc đá ở lò nghiêng, Công ty Than Mông Dương, Uông Bí... đã đưa máy liên hợp AM-50 vào đào lò than cho tiến độ lò chống thép có tiết diện trên 12m2 đạt 250m/tháng là một bước đột phá trong công nghệ đào lò. Đã có 18 máy AM50 và AM45 được đưa vào các mỏ hầm lò. Từ trước đến nay việc chống giữ các đường lò chủ yếu bằng thép. Nhưng với sự mạnh dạn của cán bộ kỹ thuật Việt Nam, công nghệ chống lò bằng vì neo các loại đã được áp dụng thành công ở hầu hết các công ty, đã góp phần giảm đáng kể chi phí chống lò. Ngoài những tiến bộ nêu trên, công nghệ khai thác hầm lò vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển, trình độ cơ giới hoá và tự động hoá các khâu trong khai thác hầm lò chưa cao và chưa rộng rãi, đó cũng là nguyên nhân năng suất lao động chưa cao. I.2.2. Định hương khai thác than hầm lò Tập đoàn TKV đang tập trung đầu tư cải tạo, mở rộng các mỏ hầm lò hiện có và đầu tư các mỏ mới theo hướng hiện đại để tăng sản lượng lên 30,55 triệu tấn vào năm 2010 và đạt khoảng 73,25 triệu tấn vào năm 2020. Việc đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá công nghệ khai thác hầm lò đã được lãnh đạo TKV quan tâm đúng mức gắn với việc đầu tư đồng bộ hệ thống vận tải, sàng tuyển chế biến và phụ trợ; đảm bảo các mỏ than hầm lò khai thác than hợp lý, hiệu quả, an toàn và thân thiện với môi trường. Giai đoạn từ nay đến năm 2015, tăng cường hợp tác với nước ngoài nghiên cứu công nghệ và khả năng khai thác (công nghệ khai thác hầm lò hoặc VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 13 công nghệ khí hoá than,...) để có thể đưa khoáng sàng Bình Minh - Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) vào khai thác với sản lượng bước đầu khoảng 7 triệu tấn/năm vào năm 2020. Giai đoạn sau năm 2020 hoàn thiện công nghệ khai thác và chế biến để có thể nâng cao sản lượng khai thác, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Phát triển khai thác than các mỏ vùng nội địa gắn liền với tiêu thụ trong vùng. Do hạn chế về trữ lượng than, nâng công suất hợp lý để đáp ứng nhu cầu tại chỗ. Sản lượng khai thác than hầm lò cho đến năm 2025 được trình bày trong hình 1. Hình 1: Sản lượng than hầm lò dự kiến khai thác2 SL 103T S ản lư ợng khai thác than hầm lò phư ơng án I - P A cơ sở 0 .9 7 0 97 .7 3 97 .1 2 0 73 .2 5 0 83 .8 100.000 96 50 91 .2 0 0 0 120.000 65 0 0 .1 0 61 0 .6 9 58 0 .3 1 57 0 .8 5 55 0 49 .4 0 0 .5 5 42 .2 0 5 0 .9 8 33 .5 5 30 40.000 37 1000 tấn 60.000 .2 0 80.000 20.000 0 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 N ăm Để đạt được sản lượng khai thác như trên thì một trong các biện pháp là phải đổi mới, hiện đại hoá công nghệ và thiết bị, thực hiện cơ giới hoá đồng bộ các khâu trong dây truyền sản xuất. 2 -Quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 14 I.3. Nhu cầu về thiết bị phục vụ khai thác than hầm lò Các mỏ than hầm lò lớn ở Việt Nam trước đây đều do Liên Xô (cũ) thiết kế hoặc thiết kế mở rộng và trang bị các thiết bị đồng bộ do Liên Xô, Ba Lan và các nước XHCN sản xuất, gần đây một số thiết bị cũng được nhập từ Trung Quốc với kết cấu và các đặc tính kỹ thuật tương đương của Liên Xô (cũ). Trang thiết bị trong ngành công nghiệp Mỏ nhất là các trang bị cho mỏ than hầm lò phải làm việc trong điều kiện hết sức khắc nghiệt mà điển hình là: Nhiệt độ môi trường dao động khá lớn, trung bình từ 5-200C; có độ ẩm không khí cao; có môi trường nước nhỏ giọt ngày đêm; có các chất khí, bụi nguy hiểm cháy nổ; có các hóa chất (axit, kiềm) gây ăn mòn cao; có không gian làm việc chật hẹp, tải trọng thay đổi, chịu nhiều va đập và điều kiện bôi trơn khó khăn. Ngoài việc phải thực hiện các giải pháp nâng cao tuổi thọ các thiết bị làm việc trong môi trường kể trên, các thiết bị còn được chế tạo theo các quy trình công nghệ hết sức nghiêm ngặt để đảm bảo được chất lượng: tức là để đảm bảo thời gian sửa chữa là ít nhất. Cùng với sự phát triển của ngành Than thì nhu cầu các thiết bị ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra là chất lượng sản phẩm chế tạo phải đảm bảo được yêu cầu của nhà sử dụng, phải tương đương với chất lượng nhập khẩu hoặc tốt hơn. Để đạt được yêu cầu này, nhà thiết kế, nhà chế tạo phải thường xuyên nghiên cứu cải tiến kết cấu, vật liệu, công nghệ để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm sau phải tốt hơn sản phẩm trước. II. SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN Qua nghiên cứu tổng quan về tình hình khai thác than hầm lò trong các năm gần đây cũng như định hướng quy hoạch cho các năm tiếp theo, chúng ta nhận thấy rằng sản lượng than hầm lò sẽ ngày một gia tăng, đồng thời các vị trí khai thác ngày càng xuống sâu; chính vì vậy nhu cầu về thiết bị phục vụ cho khai thác hầm lò cũng rất lớn, đa dạng thuộc nhiều chủng loại khác nhau. Nhu VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 15 cầu thiết bị phục vụ khai thác than hầm lò được trình bày trong bảng 2. Qua bảng trên ta thấy, nhu cầu thiết bị và phụ tùng cho các mỏ than hầm lò là rất lớn. Việc hình thành một dự án SXTN để hoàn thiện thiết kế và ổn định công nghệ, cung cấp sản phẩm ổn định cho thị trường là hướng đi đúng. Đối tượng của dự án tập trung vào 03 dạng sản phẩm sau: 1. Băng tải các loại (gồm khung cứng và khung cáp); 2. Máng cào (loại C14M và C11M); 3. Cấp liệu lắc các loại (CL-10 và CL-12). Sau khi kết thúc thời gian thực hiện dự án, Viện sẽ tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, cung cấp sản phẩm hàng hóa cho các công ty than hầm lò và các đơn vị khác ngoài ngành Than - Khoáng sản. Đồng thời xem xét mở rộng chủng loại sản phẩm và quy mô sản xuất bằng việc chuyển giao công nghệ cho các đơn vị cơ khí của ngành Than - Khoáng sản. Bảng 2: Nhu cầu thiết bị phục vụ khai thác than hầm lò giai đoạn 2009-20253 TT Tên gọi ĐVT Số lượng theo năm quy hoạch 2009 2010 2015 2020 2025 Máng cào các loại (nhỏ, 1 trung bình) Bộ 260 300 320 350 400 Cái 150 160 220 270 300 3 0,5-3 tấn Cái 1.400 1.500 2.500 3.000 4.500 4 Quang lật goòng Cái 12 15 20 26 30 5 Quạt gió chính Cái 15 20 25 30 40 6 Than + KS) Cái 340 380 450 600 800 7 Máy cấp liệu (cả Than Cái 50 60 80 100 150 Băng tải thông dụng các 2 loại (cả Than + KS) Goòng chở than các loại Quạt gió cục bộ (cả 3 - Quy hoạch cơ khí TKV 2006 -2010 có xét triển vọng đến 2015 VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 16 TT Tên gọi ĐVT Số lượng theo năm quy hoạch 2009 2010 2015 2020 2025 + KS) Tời các loại (cả Than + 8 KS) Cái 60 70 100 140 180 9 Ắc quy tầu điện Bộ 36 36 42 48 60 10 Búa khoan điện Cái 190 230 320 400 600 280 300 500 800 1.200 250 300 600 800 1.000 Búa chèn, búa khoan 11 khí nén Chiếc 12 Xích vòng các loại Tấn 13 Đèn mỏ Cái 13.000 14.000 19.000 22.000 25.000 14 Giá nạp ắc quy Cái 130 145 200 250 280 15 Máy biến áp các loại Chiếc 620 700 900 1.000 1.200 16 Tầu điện các loại Chiếc 35 37 45 52 60 Cột chống thuỷ lực + 17 Xà kim loại 18 Vì chống lò thép Bộ Vì 1.450 1.500 1.800 2.200 2.500 19 Giá thuỷ lực Bộ 1.000 1.300 1.450 1.750 2.000 280 360 700 1.000 1.200 16 20 25 30 40 16 18 20 24 30 5 7 10 12 15 8 10 15 18 20 6 7 10 12 15 Lắp ráp, chế tạo dàn 20 chống thuỷ lực Bộ Lắp ráp, chế tạo máy 21 xúc lật hông Chiếc Lắp ráp, chế tạo máy 22 đào lò Chiếc Lắp ráp, chế tạo máy 23 khấu than Chiếc Băng tải dốc, băng tải 24 ống Cái Máng cào lớn (đi kèm 25 Combaiin) Chiếc 10.000 10.000 12.000 14.000 18.000 Qua bảng trên, nhu cầu thiết bị chung cho ngành mỏ là rất lớn và rất đa dạng. Tuy nhiên, việc lựa chọn chủng loại sản phẩm của dự án phù hợp với VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 17 điều kiện và năng lực của Viện, đồng thời kết hợp với các đề tài đã có những bước nghiên cứu trong những năm gần đây. Mặt khác, đối với các sản phẩm đã chọn trong dự án có tính đến việc phải điều chỉnh thiết kế cho phù hợp với từng điều kiện sử dụng cụ thể. Ngoài ra, Viện là đơn vị cung cấp thiết kế nhiều sản phẩm khác cho các đơn vị trong ngành chế tạo hàng loạt như: + Máy xúc đá X0,32; + Tầu điện mỏ các loại; + Quang lật goòng; + Goòng các loại. + Ắc quy lò các loại. Các sản phẩm này đã được chuyên môn hóa cao và được sản xuất tại các đơn vị cơ khí trong Tập đoàn như Công ty Cổ phần Cơ khí Mạo khê; Công ty CP Ô tô Uông Bí; Công ty CP Cơ điện Uông Bí… Vì vậy, việc lựa chọn các sản phẩm của dự án là phù hợp với điều kiện hiện tại của Viện. VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 18 Chương II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN I. NỘI DUNG DỰ ÁN. 1. Xây dựng phương án sản phẩm - Khảo sát, phân tích nhu cầu thị trường và khả năng sản xuất trong nước. - Chọn phương án sản phẩm. - Thiết kế sơ bộ sản phẩm. 2. Hoàn thiện thiết kế sản phẩm - Tính toán lựa chọn kết cấu và vật liệu phù hợp. - Lập hoàn thiện bản vẽ thiết kế. 3. Tổ chức chế tạo và tiêu thụ sản phẩm - Tìm hiểu khả năng cung cấp, nguyên vật liệu, dụng cụ, đồ gá... - Khảo sát, phân tích và chọn phương án tự sản xuất và hợp tác sản xuất sản phẩm; - Sản xuất thử, thử nghiệm sản phẩm; - Hiệu chỉnh thiết kế và công nghệ chế tạo; - Sản xuất và bán sản phẩm theo hợp đồng; - Đánh giá chất lượng sản phẩm. 4. Tông kết nghiệm thu dự án - Lập báo cáo tổng kết. - Đánh giá nghiệm thu các cấp 5. Quyết toán kinh phí, trả thu hồi VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 19 II. PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI II.1. Phương án tổ chức sản xuất thử nghiệm - Địa điểm thực hiện dự án: Xưởng thực nghiệm Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ - TKV có gần 2000m2 nhà xưởng, có nhiều chủng loại thiết bị công nghệ và gia công cơ. Ngoài ra Viện có khả năng hợp tác phối hợp với các đơn vị sản xuất cơ khí trong nước mà đặc biệt là các đơn vị cơ khí trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Như vậy có thể kết luận không cần mở rộng và cải tạo nhà xưởng. - Môi trường: Sử dụng nhà xưởng và thiết bị có sẵn, quá trình sản xuất sản phẩm không có những ảnh hưởng xấu đến môi trường. - Vật tư, nguyên liệu, thiết bị cho dự án: + Sử dụng các vật tư, nguyên liệu trong nước và nhập ngoại sẵn có trên thị trường Việt Nam. + Sử dụng các thiết bị hiện có, khai thác và phát huy năng lực sẵn có của Viện và các đơn vị cơ khí trong nước. - Nhân lực triển khai dự án: + Viện là đơn vị nghiên cứu chuyên ngành về cơ khí mỏ đã nhiều năm làm công tác nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, áp dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và chuyển giao công nghệ. + Các cán bộ trưc tiếp tham gia dự án là những kỹ sư cơ khí chế tạo máy và kỹ sư cơ khí mỏ được đào tạo cơ bản về thiết kế cơ khí, công nghệ chế tạo và đặc biệt đã kinh qua sản xuất cơ khí phục vụ ngành than, có khả năng tổ chức sản xuất trong Viện cũng như hợp tác sản xuất trong và ngoài ngành. II.2. Phương án tài chính - Tổng kinh phí cần thiết cho dự án: 6.670.000.000 đồng. Trong đó: NSNN là: 2.000.000.000 đồng. VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ - TKV 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan