Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hướng dẫn thực tập nghề nghiệp (ttnn)...

Tài liệu Hướng dẫn thực tập nghề nghiệp (ttnn)

.PDF
10
94
86

Mô tả:

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP (TTNN) (Dành cho SV các ngành Khoa học cây trồng, Chọn giống cây trồng và Bảo vệ thực vật: 2 Tín chỉ = 2 tuần thực tập) --------------------1- GIỚI THIỆU. Thực tập nghề nghiệp là một phần trong chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Khoa học Cây trồng (KHCT), ngành Chọn giống cây trồng (CGCT), ngành Bảo vệ thực vật (BVTV) của trường ĐHNN Hà Nội. Thực tập nghề nghiệp sẽ cung cấp các kiến thức thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên (SV) cơ hội tiếp xúc với các viện nghiên cứu, các cơ sở sản xuất của tập thể, tư nhân, giúp cho sinh viên củng cố thêm các kiến thức chuyên môn đã học, nâng cao khả năng giao tiếp, quản lý, khả năng làm việc và tiếp cận thực tế sản xuất. Học phần thực tập nghề nghiệp được tính 2 tín chỉ tương đương 2 tuần ( 14 ngày). 2- MỤC TIÊU + Rèn luyện kỹ năng chuyên môn cơ bản liên quan đến chuyên ngành đào tạo. + Tiếp xúc với thực tế để hiểu rõ hơn thực tế sản xuất nông nghiệp + Nâng cao khả năng giao tiếp, cách ứng xử cho sinh viên. + Giúp sinh viên biết cách điều tra, phỏng vấn, thu thập, tổng kết số liệu, viết báo cáo và trình bày báo cáo. + Tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. 3- THỜI GIAN + TTNN trong học kỳ 6 hoặc 7 có trong Danh mục chương trình đào tạo Đại học từng năm cho từng khoá mà các chuyên ngành KHCT, Chọn giống cây trồng, BVTV đã xây dựng. Thời gian cụ thể khoa sẽ thông báo cho sinh viên từng khoá. 4- TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1- Công tác tổ chức : + Khoa thông báo và cung cấp các thông tin liên quan đến thực tập nghề nghiệp ( vào đầu học kỳ 6 để sinh viên kịp chuẩn bị). Thành lập đoàn công tác thực tập nghề nghiệp (Tổ giáo viên (GV) được giao nhiệm vụ và sinh viên): Xong trước khi đi TTNN 6 tuần, duyệt kinh phí TTNN cho đoàn. + Tổ Giáo viên được nhận nhiệm vụ do Khoa giao có trách nhiệm sau: -Xây dựng kế hoạch (địa điểm TTNN, nội dung TTNN, kinh phí TTNN vv...), thông báo cho sinh viên trước khi đi TTNN 4 tuần. -Tổ chức, quản lý, tham gia hướng dẫn, đánh giá, tổng kết đợt TTNN. -Sau khi kết thúc TTNN 1 tuần phải hoàn tất thanh quyết toán kinh phí, nộp điểm cho Ban Quản lý Đào tạo, tổ chức báo cáo tổng kết TTNN của đoàn (Ngành). + Các lớp thành lập các nhóm nhỏ 4-5 SV/nhóm TTNN, các nhóm sinh viên tự liên hệ địa điểm thực tập theo nhu cầu của nhóm sinh viên trên cơ sở tư vấn của đoàn TTNN: Xong trước khi đi TTNN 2 tuần, nộp danh sách nhóm, địa điểm TTNN của nhóm nhỏ cho tổ Giáo viên. + Tổ giáo viên cùng sinh viên chuẩn bị kinh phí, giấy giới thiệu và các tài liệu liên quan cho đợt TTNN. 1 4.2- Lịch trình. Nội dung làm việc Số ngày ½ Ngày 1 ½ Ngày 1 và ngày 2 Ngày 3,4,5 Ngày 6,7,8,9,10,11, 12, Sinh viên ngành KHCT và ngành Chọn Giống cây trồng, Số lượng sinh viên 1- Họp chuẩn bị TTNN Cả lớp hoặc cả đoàn (theo ngành) 2- Các sinh viên, nhóm Từng sinh sinh viên xây dựng kế viên, nhóm hoạch (Theo mẫu phụ 4-5 lục 1, 2) SV/nhóm 3- Thăm quan, học tập Cả lớp hoặc tại các viện nghiên cứu, cả đoàn các cơ sở sản xuất (theo ngành) Các nhóm 4-5 sinh viên đi đến các cơ sở sản xuất, thực hiện các nội dung công việc theo như bản kế hoạch công tác, viết báo cáo của nhóm và bản thu hoạch của cá nhân Ngày 6, 7 sinh Nhóm, cá nhân, xử lý viên ngành các mẫu sâu, bệnh đã BVTV thu thập Ngày 8,9,10,11,12 sinh viên ngành BVTV Các nhóm 4-5 sinh viên /nhóm Nhóm, cá nhân Địa điểm Khoa Nông học Phương tiện, thiết bị tài liệu in, máy chiếu Người phụ trách Thày (Cô) Trưởng (Phó) đoàn Khoa Nông học giấy bút … Các giáo viên , các nhóm trưởng nhóm sinh viên Các viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất Các địa điểm do các nhóm sinh viên đã chọn truớc Sinh viên bàn và quyết định phương tiện đi lại của đoàn Sinh viên tự lo phương tiện đi lại, tài liệu và đồ tư trang cá nhân Trưởng đoàn, các lớp trưởng Phòng Thực tập Bệnh cây, Côn trùng Các địa điểm do các nhóm sinh viên đã chọn truớc, Các dụng cụ hoá chất cần thiết Giáo viên của bộ môn Côn trùng, Bệnh cây Các nhóm trưởng nhóm sinh viên, giáo viên hướng dẫn nhóm sinh viên Các nhóm 4-5 sinh viên Các nhóm Sinh viên tự Các nhóm trưởng nhóm đi đến các cơ sở sản 4-5 sinh lo phương tiện sinh viên, giáo viên xuất, thực hiện các nội viên /nhóm đi lại, tài liệu hướng dẫn nhóm sinh dung công việc theo và đồ tư trang viên như bản kế hoạch công cá nhân tác của nhóm, viết báo cáo của nhóm và bản thu hoạch của cá nhân Ngày 13 Về trường tiếp tục hoàn Cá nhân, Khoa Các giáo viên trong chỉnh báo cáo của nhóm Nông học đoàn công tác, các lớp nhóm và bản thu hoạch trưởng, các nhóm của cá nhân, … trưởng nhóm sinh viên Ngày 14 -Giáo viên của đoàn chấm bản thu hoạch cá nhân -Giáo viên các bộ môn đã hướng dẫn nhóm 4-5 SV chấm bản báo cáo của nhóm Tổng kết Cả lớp hoặc Hội trường tài liệu in, Các giáo viên trong đoàn cả đoàn khoa Nông máy chiếu công tác, sinh viên, lãnh (theo ngành) học đạo khoa 4.3- Nhiệm vụ của các lớp SV và sinh viên. 4.3.1. Nhiệm vụ của Ban cán sự (BCS) lớp môn TTNN. + BCS lớp nhận tài liệu và thông báo cho các SV: Do giáo viên phụ trách đoàn giao + Tổ chức chia nhóm, mỗi nhóm 4 - 5 SV (theo yêu cầu của đoàn ) + Tổ chức thu kinh phí của SV đi TTNN ( theo hợp đồng tàu, xe, giá ăn, ở của nơi thực tập) + Phối hợp cùng đoàn công tác thực hiện thành công đợt TTNN. 4.3.2. Nhiệm vụ của sinh viên. 2 + Tự lo kinh phí, phương tiên và các tư trang cá nhân + Xây dựng kế hoạch làm việc, chuẩn bị tài liệu cho bản thân và nhóm công tác. + Tham gia đủ và hiệu quả các nội dung TTNN + Viết thu hoạch cá nhân và báo cáo của nhóm nhỏ ( nhóm 4-5 SV/nhóm) 4.4- Kinh phí + Nhà trường (Khoa) lo chi trả tiền giáo viên của cơ sở ( trạm, trại, trung tâm, nông trường, viện vv.. , tiền công tác phí cho các GV của đoàn công tác trong thời gian đi tập trung 3 ngày và một số ngày khác trong phạm vi cho phép.), tiền mua một số dụng cụ, hoá chất, vật liệu cho TTNN + Sinh viên lo kinh phí đi lại, ăn ở, tài liệu tại các viện nghiên cứu, cơ sở sản xuất. 4.5- Các thủ tục giấy tờ cần thiết cho đợt thực tập. + Văn phòng Khoa chỉ cấp giấy giới thiệu cho các nhóm SV ( theo danh sách đề nghị của trưởng đoàn theo mẫu sau) DANH SÁCH CÁC NHÓM SINH VIÊN XIN CÁP GIẤY GIỚI THIỆU ĐI TTNN STT nhóm SV Họ và tên sinh viên trong từng nhóm Nơi đến TTN (ghi đầy đủ tên cơ quan (Viện, công ty, hợp tác xã vv…) địa chi ở đâu Thời gian ( từ ngày …..đến ngày….tháng..năm…) Ngày… tháng… năm… Trưởng đoàn (ký và ghi đầy đủ họ và tên) + Đoàn công tác cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết cho SV 5- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ. 5.1- Tiêu chuẩn nhóm SV, SV được đánh giá kết quả báo cáo TTNN. + Tham dự đủ 2 tuần làm việc theo quy định của Khoa và Trường + Có giấy xác nhận của cơ sở ( nơi nhóm 4-5 SV) TTNN (theo mẫu phụ lục 3) + Được trưỏng đoàn công tác căn cứ vào kết quả TTNN đổng ý cho báo cáo 5.2- Cách tính điểm cho từng sinh viên. Điểm đánh giá cho từng sinh viên (tổng điểm của 3 điểm thành phần a, b, c,). a/ Điểm chuyên cần của từng sinh viên trong toàn đợt thực tập: Hệ số 0,2 tính theo số buổi tham dự và kết quả thực hiện bản kế hoạch công tác cá nhân theo phụ lục 1. b/ Điểm bản thu hoạch cá nhân toàn đợt thực tập: Hệ số 0,3 (tính theo từng sinh viên) c/ Điểm báo cáo cuả nhóm 4-5 SV/nhóm (là điểm của từng sinh viên trong nhóm): Hệ số 0,5. KẾT QUẢ THỰC TÂP NGHỀ NGHIỆP SINH VIÊN NGÀNH…………. STT Họ và tên sinh viên Chuyên cần (hệ số = 0,2 Thu hoạch cá nhân (hệ số = 0,3) Điẻm Chấm báo cáo nhóm nhỏ (hệ số = 0,5) Tổng điểm (làm tròn đến 1 số thập phân) Ngày… tháng… năm… Trưởng đoàn (Ký và ghi đầy đủ họ và tên) 8- PHỤ LỤC. Phụ lục 1 : Bản kế hoạch công tác cá nhân sinh viên Phụ lục 2 : Bản kế hoạch công tác nhóm (4-5 SV/nhóm) Phụ lục 3 : Mẫu hướng dẫn nhận xét nhóm (4-5 SV / nhóm) Phụ lục 4 : Mẫu hướng dẫn viết bản thu hoạch cá nhân Phụ lục 5 : Mẫu hướng dẫn viết báo cáo thực tập nghề nghiệp của nhóm (4-5SV/nhóm) BCN KHOA NÔNG HỌC 3 Phụ lục 1 : BẢN KẾ HOẠCH THỰC TẬP CÁ NHÂN Họ và tên SV : Số ĐT : Ngành đào tạo : Địa chỉ cơ sở thực tập : Số ĐT liên hệ : Thời gian thực tập : Từ / 1- Mục đích đợt TT : Thuộc nhóm: Email : / 200… đến / Lớp : / 20… 2- Yêu cầu : 3- Kế hoạch chi tiết : Thời gian Hoạt động Xác nhận của Giáo viên hướng dẫn Dự kiến kết quả đạt được (Kiến thức, thái độ, kỹ năng…) Hà Nội, ngày tháng Sinh viên (ký, ghi rõ họ và tên) Ghi chú năm 20 (ký, ghi rõ họ và tên) Ghi chú : Hoàn thành trong ½ ngày 1 và ngày 2 và nộp 1 bản cho truởng đoàn truớc khi TTNN. 4 Phụ lục 2 KẾ HOẠCH THỰC TẬP NHÓM NHỎ (4-5 SV/NHÓM) Nhóm SV : Tên nhóm trưởng : Thành viên 2 : Thành viên 3 : Thành viên 4 : Thành viên 5 : Lớp : Số ĐT : Số ĐT : Số ĐT : Số ĐT : Số ĐT : Email : Email : Email : Email : Email : Địa chỉ cơ sở thực tập : Số ĐT liên hệ : Thời gian thực tập : Từ / 1- Mục đích đợt TT : / 20… đến / / 20… 2- Yêu cầu : 3- Kế hoạch chi tiết : Thời gian Hoạt động Dự kiến kết quả đạt được (kiến thức, thái độ, kỹ năng…) Ghi chú Ghi chú : Hoàn thành trong ½ ngày 1và ngày 2 và nộp 1 bản cho truởng đoàn truóc khi TTNN. Hà Nội, ngày tháng năm 20 Trưởng nhóm (ký, ghi rõ họ và tên) X ác nhận của Giáo viên hướng dẫn (ký, ghi rõ họ và tên) 5 Phụ lục 3 NHẬN XÉT CỦA CƠ SỞ VỀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC CỦA NHÓM SV-TTNN - T ÊN CƠ SỞ THỰC TẬP : - Địa chỉ cơ sở thực tập : - Số ĐT : Email : Lớp : - Nhóm SV : - Danh sách các thành viên : 1- 2- 3- 4- 5- Thời gian thực tập : Từ / / 20… đến / / 20… I- NHẬN XÉT VỀ THÁI ĐỘ TRÁCH NHIỆM SINH VIÊN: Nêu thái độ trong công việc, cách giao tiếp, cư xử đối với cán bộ, nông dân tại cơ sở thực tập … II- NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC : Ghi các nội dung công việc chính của nhóm đã làm, ưu điểm và các tồn tại của nhóm sinh viên trong thời gian thực tập tại cơ sở Ngày tháng năm 200… XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ (ký tên và đóng dấu ) 6 Phụ lục 4.Bìa và mẫu viết bản thu hoạch cá nhân TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA NÔNG HỌC ---------------------------------------------- BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP - Họ và tên sinh viên :…… - Lớp…… - Ngành…………….. - Thời gian : từ …………… đ ến……………… Hà Nội …./20.. 7 BẢN THU HOẠCH CÁ NHÂN THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP (Mỗi sinh viên viết 1 bản trong cả đợt TTNN ) Phần 1 : Mở đầu ( dài không quá 1 trang) 1.1- Mục đích cá nhân cần đạt trong TTNN 1.2- Yêu cầu : Chỉ rõ các yêu cầu cần có để đạt các mục tiêu trên 1.3- Các địa điểm và thời gian thực tập. Phần 2 : Các nội dung đã học và thực tập mà sinh viên thu được (dài không quá 3 trang) ( Trình bầy các kết quả học tập, thực tâp tại địa bàn thực tập) Phần 3 : Ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật, tham gia các hoạt động khoa học kỹ thuật tại cơ sở (dài không quá 1/2 trang) Phần 4 : Nhận xét về kết quả và đề nghị (dài không quá 1/2 trang) 4.1- Nhận xét đánh gía kết quả đợt thực tập : Từng SV tự đánh giá kết quả đạt được trong đợt thực tập so với kế hoạch đặt ra ban đầu. Tập trung vào 2 nội dung : i) Các kiến thức chuyên môn thu được trong đợt công tác; ii) Nhận thức của bản thân về thực tế sản xuất … 4.2- Đề nghị. SVcó thể đưa ra các kiến nghị về chuyên môn để cải thiện tình hình sản xuất, có thể đề xuất góp ý cho Khoa, đoàn công tác về việc tổ chức TTNN…) Ngày tháng năm 20 (sinh viên ký và ghi đầy đủ họ và tên) Định dạng : font : Time New Roman, cỡ chữ 14, dãn dòng : single; lề trái: 3 cm; lề phải: 2 cm; lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm, đánh số trang giữa trang phía dưới. 8 Phụ lục 5. Bìa và Mẫu hướng dẫn viết báo cáo thực tập nghề nghiệp của nhóm TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA NÔNG HỌC ---------------------------------------------- BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP THEO NHÓM - GV hướng dẫn khoa học: - Bộ môn………… - Họ và tên các sinh viên thực hiện : 12345- Cơ sở TTNN : - Thời gian : từ …………… đ ến……………… Hà Nội tháng …./20.. 9 BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÓM Phần 1 : Mở đầu ( dài không quá 2 trang) 1.1- Mục đích (Viết rõ mục đích chung và mục tiêu cụ thể cần đạt, sao cho phù hợp với yêu cầu và mục đích của đợt TTNN) 1.2- Yêu cầu : Chỉ rõ các yêu cầu cần có để đạt các mục tiêu trên 1.3- Địa điểm và thời gian thực tập. 1.4- Danh sách sinh viên trong nhóm Phần 2 : Báo cáo tìm hiểu về cở sở thực tập. (dài không quá 6 trang) 2.1- Giới thiệu về cơ sở TTNN 2.2- Mô tả tóm tắt vị trí địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội (Lấy theo cấp xã, trạm, trung tâm…) 2.3- Cơ cấu tổ chức, lĩnh vực hoạt động nông nghiệp, nguồn lực (vốn, đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực …) 2.4- Phân tích đánh giá kết quả hoạt động, sản xuất của cơ sở thực tập trong khoảng 3-5 năm gần đây, tìm hiểu các hạn chế, khó khăn, thuận lợi và xu thế phát triển của cơ sở xản xuất… Phần 3 : Các hoạt động thực tập của nhóm SV tại cơ sở. (dài không quá 10 trang) 3.1- Nội dung thực tập tại cơ sở 3.2- Kết quả thực tập của SV tại cở sở Phần này nhóm sinh viên mô tả và phân tích các hoạt động thực tập của mình tại cơ sở, đánh giá các kết quả đã làm của nhóm và các bài học kinh nghiệm rút ra khi đi TTNN. Phần 4 : Nhận xét về kết quả và đề nghị. (dài không quá 1 trang) 4.1- Nhận xét đánh gía kết quả đợt thực tập : Nhóm SV và từng SV tự đánh giá kết quả đạt được trong đợt thực tập so với kế hoạch đặt ra ban đầu. Tập trung vào 2 nội dung : i) Các kiến thức chuyên môn thu được trong đợt công tác; ii) Nhận thức của bản thân về thực tế sản xuất … 4.2- Đề nghị.( SV và nhóm SV có thể đưa ra các kiến nghị về chuyên môn để cải thiện tình hình sản xuất, hoạt động chuyên môn của cơ sở TTNN. Có thể đề xuất góp ý cho Khoa, đoàn công tác về việc tổ chức TTNN…) Tài liệu tham khảo : Nêu các tài liệu mà sinh viên đã tham khảo để viết trong báo cáo của nhóm Cách viết và xếp thứ tự tài liệu tham khảo như sau Tên tác giả, năm, tên bài, tên sách (hoặc tạp chí hay báo cáo…), nhà xuất bản Tên tác giả, ngày… tháng… năm.., tên bài, tên trang Web………… (Tên tác giả xếp thứ tự theo a, b c….) Phụ lục gồm : i) Số liệu thứ cấp ii) Các hình ảnh về đợt TTNN (nếu có) iii) Kế hoạch thực tập của nhóm iv) Xác nhận của cơ sở (Nơi sinh viên thưc tập theo nhóm nhỏ) (Phụ lục 3) Ngày tháng năm 20 (Các sinh viên của nhóm ký và ghi đầy đủ họ và tên) Định dạng : font : Time New Roman, cỡ chữ 14, dãn dòng: single; lề trái: 3 cm; lề phải: 2 cm; lề trên: 2 cm; lề dưới: 2 cm, đánh số trang giữa trang phiá dưới. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan