Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần hải sản thá...

Tài liệu Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần hải sản thái bình

.PDF
122
88
86

Mô tả:

-i- LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu, thực tập tại Công ty Cổ Phần Hải Sản Thái Bình, em đã học hỏi được nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế bổ ích cho bản thân, giúp em có được nền tảng vững chắc và tự tin bước vào công việc sau này. Nhân đây em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Tiến Thông đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này và quý thầy cô Trường Đại học Nha Trang, đặc biệt là quý thầy cô Khoa kinh tế, những người đã cung cấp kiến thức cho em trong những năm học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình đã nhận em vào thực tập tại Công ty, đặc biệt là các cô chú, anh chị phòng Kế toán – Tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình chỉ dẫn và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Cuối cùng, em xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt đến toàn thể thầy cô Trường Đại học Nha trang và các cô chú, anh chị trong công ty. Nha trang, tháng 11 năm 2008 Sinh viên thực hiện -ii- MỤC LỤC Lời mở đầu........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG............................................................................. 4 1.1. Khái quát chung về kế toán tiền lương .................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm ......................................................................................................... 4 1.1.2 Vai trò đòn bẩy kinh tế tiền lương ..................................................................... 4 1.1.3 Chức năng của tiền lương.................................................................................. 5 1.1.4 Nguyên tắc tính lương....................................................................................... 5 1.2 Nội dung công tác tiền lương trong doanh nghiệp. ................................................... 5 1.2.1 Cách xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ lương trong doanh nghiệp................. 5 1.2.2 Xác định quỹ lương thực hiện ........................................................................... 9 1.3 Các hình thức tiền lương........................................................................................ 10 1.3.1 Hình thức tiền lương theo thời gian ................................................................. 10 1.3.1.1 Tiền lương theo thời gian giản đơn ........................................................... 10 1.3.1.2 Tiền lương theo thời gian có thưởng......................................................... 11 1.3.2 Tiền lương theo sản phẩm ............................................................................... 12 1.3.2.1 Tiền lương theo sản phẩm cá nhân trực tiếp.............................................. 12 1.3.2.2 Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp .......................................................... 12 1.3.2.3 Tiền lương theo sản phẩm tập thể ............................................................. 12 1.3.2.4 Tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến............................................................ 14 1.3.2.5 Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng: ........................................ 14 1.3.2.6 Khoán quỹ lương...................................................................................... 14 1.4 Kế toán các khoản phải trả công nhân viên............................................................. 15 1.4.1 Nội dung ......................................................................................................... 15 1.4.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 15 1.4.1.2 Hạch toán lao động................................................................................... 15 1.4.2 Tính lương và các khoản trợ cấp BHXH.......................................................... 16 1.4.3 Tài khoản sử dụng........................................................................................... 18 1.4.4 Trình tự hạch toán........................................................................................... 19 1.5 Kế toán các khoản trích theo lương ........................................................................ 20 -iii- 1.5.1 Nội dung ......................................................................................................... 21 1.5.2 Tài khoản sử dụng........................................................................................... 21 1.5.3 Trình từ hạch toán........................................................................................... 22 1.6 Kế toán trích tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất .................................... 23 1.6.1 Nội dung ......................................................................................................... 23 1.6.2 Nguyên tắc hạch toán...................................................................................... 23 1.6.3 Tài khoản sử dụng........................................................................................... 24 1.6.4 Trình tự hạch toán........................................................................................... 24 1.7 Kế toán tiền thưởng ............................................................................................... 25 1.7.1 Nội dung ......................................................................................................... 25 1.7.1.1 Khái niệm ................................................................................................ 25 1.7.1.2 Điều kiện thưởng...................................................................................... 26 1.7.1.3 Mức thưởng ............................................................................................. 26 1.7.2 Các hình thức thưởng ...................................................................................... 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TÓAN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CP HẢI SẢN THÁI BÌNH................ 27 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY................................................................... 27 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty................................................. 27 2.1.1.1 Giới thiệu về công ty: ............................................................................... 27 2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:........................................... 27 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần hải sản Thái Bình: ........................ 32 2.1.2.1 Chức năng của công ty: ............................................................................ 32 2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty:.............................................................................. 32 2.1.3 Tổ chức sản xuất và quản lý: ........................................................................... 33 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý: ........................................................................... 33 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ................................................. 34 2.1.4.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất:.......................................................................... 37 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty............................ 37 2.1.5.1. Các nhân tố môi trường bên trong : ......................................................... 37 2.1.5.2. Các nhân tố môi trường bên ngoài : ......................................................... 39 2.1.6 Đánh giá khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua .......................................................................................................................... 39 -iv- 2.1.7 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng của công ty thời gian tới: ........................ 40 2.1.7.3. Phương hướng chung: ............................................................................. 45 2.2 Thực trạng công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty............... 46 2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán. Hình thức kế toán..................................................... 46 2.2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán ........................................................................... 46 2.2.1.2 Hình thức kế toán..................................................................................... 49 2.2.2 Cách xác định quỹ lương kế hoạch.................................................................. 50 2.2.2.1 Định mức lao động các bộ phận của công ty............................................. 50 2.2.2.2 Mức lương tối thiểu để xây dựng đơn giá tiền lương................................. 53 2.2.2.3 Hệ số phụ cấp........................................................................................... 53 2.2.2.4 Xác định tổng quỹ lương kế hoạch .......................................................... 53 2.2.3 Hình thức tính lương và phương pháp tính lương tại công ty ........................... 57 2.2.3. Nhận xét ........................................................................................................ 67 2.2.4 Hạch toán lao động tại công ty ........................................................................ 67 2.2.4.1 Số lượng lao động .................................................................................... 67 2.2.4.2 Trình độ lao động..................................................................................... 68 2.2.5 Kế toán tiền lương........................................................................................... 69 2.2.5.1 Tài khoản sử dụng .................................................................................... 69 2.2.5.2 Chứng từ, sổ sách và trình tự luân chuyển ................................................ 70 2.2.5.3 Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.................................................... 75 2.2.5.4 Sơ đồ tài khoản ........................................................................................ 76 2.2.6 Kế toán BHXH, BHYT, KPCĐ....................................................................... 76 2.2.6.1 Tài khoản sử dụng .................................................................................... 76 2.2.6.2 Chứng từ, sổ sách và trình tự luân chuyển ................................................ 77 2.2.6.3 Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.................................................... 81 2.2.6.4 Sơ đồ tài khoản 338 – BHXH, BHYT, KPCĐ.......................................... 82 2.2.6.5 Ví dụ minh họa......................................................................................... 82 2.2.7 Kế toán tiền thưởng......................................................................................... 83 2.2.7.1 Nguồn tiền thưởng của công ty................................................................. 83 2.2.7.2 Hình thức tiền thưởng............................................................................... 83 2.2.7.3 Điều kiện thưởng...................................................................................... 83 2.2.7.4 Tiêu chí bình xét ...................................................................................... 84 -v- 2.2.7.5 Tài khoản sử dụng .................................................................................... 86 2.2.7.6 Quy trình luân chuyển các chứng từ khen thưởng ..................................... 86 2.2.7.7 Định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh.................................................... 88 2.2.7.6 Sơ đồ tài khoản 338 – Khen thưởng......................................................... 89 2.2.8 Đánh giá tình hình thực hiện tiền lương năm 2006 – 2007............................... 89 2.2.9 Quyết tóan quỹ lương tại công ty .................................................................... 90 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY................. 91 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương....... 91 3.1.1 Những mặt đạt được........................................................................................ 91 3.1.2 Những mặt hạn chế ......................................................................................... 92 3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ................................................................................................................... 93 * Kiến nghị 1: Hạch toán các khoản trích trước tiền lương công nhân trực tiếp sx.... 93 * Kiến nghị 2: Điều chỉnh phương pháp hạch toán tài khoản.................................. 94 * Kiến nghị 3: Ứng dụng tin học vào công tác hạch toán kế toán.............................. 95 * Kiến nghị 4: Kiến nghị về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho Công ty. ............................................................. 96 KẾT LUẬN..................................................................................................................... 98 -vi- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT XHCH: Xã hội chủ nghĩa DT, TN: Doanh thu, thu nhập LN: Lợi nhuận LN(tt): Lợi nhuận trước thuế BQ: Bình quân K/n TT: Khả năng thanh toán KH: Kế hoạch CNV: Công nhân viên UBND: Ủy ban nhân dân SXKD: Sản xuất kinh doanh LĐTL: Lao động tiền lương CP: Chi phí NVL: Nguyên vật liệu KD: Kinh doanh DN: Doanh nghiệp LĐ – TBNX: Lao động thương binh xã hội XN: Xí nghiệp XN CBHS: Xí nghiệp chế biến hải sản CP: Cổ phần -vii- BẢNG PHỤ LỤC 01: CHỨNG TỪ Chứng từ tiền lương : 1.1 Bảng chấm công 1.2 Bảng tính lương 1.3 Phụ lục hợp đồng số 03 của hợp đồng kinh tế 1.4 Bảng tổng hợp công 1.5 Bảng thanh toán thanh toán lương 1.6 Phiếu chi Chứng từ các khoản trích theo lương: 1.7 Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản 1.8 Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ ốm đau 1.9 Phiếu thu 1.10 Danh sách trich bảo hiểm quý I 1.11 Bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ quý I Chứng từ tiền thưởng: 1.12 Quyết định v/v khen thưởng các danh hiệu thi đua năm 2007 1.13 Giấy biên nhận 1.14 Danh sách tập thể, cá nhân đạt danh hiệu thi đua khen thưởng năm 2007 1.15 Phiếu chi -viii- BẢNG PHỤ LỤC 02: SỔ SÁCH 2.1 Sổ cái TK 334 2.2 Sổ chi tiết TK 334 2.3 Sổ cái TK 338 2.4 Sổ chi tiết TK 3382 – KPCĐ 2.5 Sổ chi tiết TK 338 – BHXH, BHYT 2.6 Sổ chi tiết TK 338 – Khen thưởng -ix- BẢNG PHỤ LỤC 03: BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, LƯU ĐỒ Bảng biểu: Bảng 2.1: Phân tích khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 40 Bảng 2.2: Định mức khoán nhân công cho sản xuất một số hàng thủy sản tại xí nghiệp hải sản Diêm Điền...................................................................................... 51 Bảng 2.3: Danh sách bình bầu lao động: tháng 1/2008......................................... 61 Bảng 2.4: Bảng hệ số lương tính lương họp, lế, phép của công nhên đơn vị chế biến hải sản Diêm Điền ................................................................................................. 62 Bảng 2.5: Bảng kê phụ cấp vận chuyển ................................................................. 65 Bảng 2.6: Bảng đánh giá tình hình thực hiện lương năm 2006 – 2007 ................... 89 Sơ đồ: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tiền lương phải trả người lao động .............................. 20 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương.......................................... 22 Sơ đồ 1.3:Sơ đồ hạch toán trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân sản xuất .............................................................................................................................. 25 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý ......................................................................... 33 Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất........................................................................ 37 Sơ đồ 2.3: Mô hình hệ thống kế toán công ty cổ phần hải sản Thái Bình ............... 47 Sơ đồ 2.4: Mô hình tổ chức nhân sự phòng kế toán................................................ 48 Sơ đồ 2.5: Trình tự ghi sổ kế tóan theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ............. 49 Lưu đồ: Lưu đồ 2.1: Trình tự luân chuyển các chứng từ tiền lương tại các đơn vị sản xuất . 73 Lưu đồ 2.2: Trình tự luân chuyển các chứng từ tiền lương tại văn phòng công ty .. 76 Lưu đồ 2.3: Lưu đồ luân chuyển các khoản trích theo lương.................................. 80 Lưu đồ 2.4: Lưu đồ luân chuyển các chứng từ khen thưởng:.................................. 89 -1- LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của chuyên đề. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các hoạt động SXKD của các DN ngày càng mở rộng và phát triển không ngừng kéo theo sự thay đổi về hoạt động quản lý và cơ chế quản lý kế toán luôn luôn tồn tại gắn liền với quản lý. Do vậy ngày càng có nhiều cải tiến đổi mới về mọi mặt. Để đáp ứng nhu cầu quản lý ngày càng cao đối với phát triển của nền sản xuất xã hội. Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt các doanh nghiệp SXKD trong nước như nước ngoài không ngừng tìm cách tạo lập cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Mục tiêu tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dành nhiều thị phần là một trong những chiến lược hàng đầu của DN. Chính vì vậy phải nâng cao năng suất lao động. Nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm trở thành mục tiêu phấn đấu của DN. Một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề này là mỗi DN cần phải xác định các chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho cho người lao động thông qua việc trả lương cho họ, tiền lương được xem là công cụ quan trọng nhất có tác dụng thúc đẩy SX phát triển. Tiền lương được coi là yếu tố hàng đầu của chính sách kinh tế xã hội, nó liên quan trực tiếp đến cuộc sống người lao động. Tiền lương tác động đến SX không chỉ từ phía sức lao động mà nó còn chi phối tình cảm, sự nhiệt tình của người lao động. Chính vì vậy mà công tác tổ chức tiền lương trong các doanh nghiệp là một vấn đề hết sức quan trọng cùng với sự đổi mới cơ chế kinh tế hiện nay đòi hỏi tiền lương cũng không ngừng đổi mới sao cho phù hợp để thực sự là đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ trong doanh nghiệp. Đổi mới công tác tiền lương không chỉ là yêu cầu đối với cơ quan cấp trên mà là còn yêu cầu của cơ sở sản xuất từng doanh nghiệp. Việc chi trả lương hợp lý cho người lao động sẽ kích thích người lao động quan tâm đến sản xuất tạo điều kiện phát triển sản xuất của toàn bộ nền kinh tế quốc -2- dân. Tổ chức tốt công tác hạch toán tiền lương giúp cho DN quản lý tốt quỹ lương bảo đảm việc chi trả và trợ cấp BHXH đúng nguyên tắc chế độ. Vì vậy công tác kế toán tiền lương là một công cụ quản lý tiền lương hết sức quan trọng, nếu được tổ chức hợp lý không những giúp cho các chủ doanh nghiệp quản lý tiền lương một cách chặt chẽ mà còn giúp cho việc phân tích, tìm ra những giải pháp góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú, anh chị tại công ty CP hải sản Thái Bình cùng với sự hướng dẫn tận tâm chu đáo của thầy Nguyễn Tiến Thông em đã chọn chuyên đề : “ Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Nội dung chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận của luận văn gồm 3 phần: Chương 1 : Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Chương 2 : Thực trạng công tác Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình Chương 3 : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần Hải sản Thái Bình 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu là công tác hạch toán tiền lương và các khoản phải trả người lao động, hạch toán các khoản trích theo lương. - Phạm vi ngiên cứu là toàn bộ công tác tiền lương và các khoản trích theo tại công ty CP Hải sản Thái Bình trong tháng 1,quý I năm 2008 4. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện chuyên đề này, em dùng phương pháp: -3- - Phỏng vấn, quan sát, thu thập số liệu, phân tích so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp hạch toán kế toán 5. Đóng góp khoa học của luận văn - Đánh giá đúng thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Với thời gian còn hạn chế, kiến thức bản thân còn hạn hẹp, bản thân em còn nhiều bỡ ngỡ. Nên mặc dù đã cố gắng, song em cũng không thể tránh khỏi những sai xót, rất mong được các thầy cô trong khoa kinh tế tận tình giúp đỡ đóng góp ý kiến để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Nha Trang, ngày 31 tháng 10 năm 2008 Sinh viên Bùi Thị Huyền -4- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 1.1. Khái quát chung về kế toán tiền lương 1.1.1 Khái niệm Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả lao động cuối cùng. Tiền lương của người lao động được xác định theo hai cơ sở chủ yếu là số lượng và chất lượng lao động của mỗi người. Tiền lương hình thành có tính đến kết quả của cá nhân, của tập thể và của xã hội, nó quan hệ trực tiếp đến việc thực hiện lợi ích của cá nhân người lao động. Qua mối quan hệ phụ thuộc này cho phép thấy được vai trò của tiền lương là công cụ tác động của công tác quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, vừa là một yếu tố chi phí cấu thành nên giá trị của các loại sản phẩm lao vụ, dịch vụ do doanh nghiệp sản xuất ra, do đó các doanh nghiệp sử dụng hiệu quả sức lao động nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tích luỹ cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động. 1.1.2 Vai trò đòn bẩy kinh tế tiền lương - Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp thường sử dụng tiền lương làm đòn bẩy để khuyến khích tinh thần tích cực lao động là nhân tố thúc đẩy để tăng năng suất lao động - Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế vì tiền lương giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, kích thích năng lực sáng tạo, tăng năng suất lao động, khuyến -5- khích công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động. Ngoài ra, mức lương thoả đáng sẽ tạo nên sự gắn kết giữa người lao động và lợi ích của doanh nghiệp. 1.1.3 Chức năng của tiền lương  Chức năng tái sản xuất sức lao động  Chức năng là đòn bẩy kinh tế.  Chức năng thước đo hao phí lao động XH.  Chức năng công cụ quản lý của nhà nước. 1.1.4 Nguyên tắc tính lương Hiện nay việc tính toán và thanh toán tiền lương từ phía DN cho người lao động chủ yếu là đưa vào các nghị định và các điều khoản, điều lệ trong bộ luật lao động của nhà nước. Điều 55 trong bộ luật lao động có quy định “Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. mức lương của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định”. Nhìn chung hình thức trả lương hiện nay được các doanh nghiệp áp dụng hàng loạt, phù hợp với mỗi trường hợp, hoàn cảnh cụ thể để có được hiệu quả kinh tế cao nhất. 1.2 Nội dung công tác tiền lương trong doanh nghiệp. 1.2.1 Cách xây dựng đơn giá tiền lương và quỹ lương trong doanh nghiệp. Cách xây dựng đơn giá tiền lương Bước 1: Xác định chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xây dựng đơn giá tiền lương: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh sau đây để xây dựng đơn giá tiền lương: -6- + Tổng danh thu + Tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương): + Lợi nhuận + Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ. Bước 2: Xác định các thông số để xây dựng đơn giá tiền lương: Mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm (Tsp) hoặc lao động định biên của doanh nghiệp (Lđb) Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn, được tính theo công thức sau: TL min cty = TL min * (1+Kđc) Trong đó: TL min cty: Mức lương tối thiểu, tối đa mà doanh nghiệp lựa chọn. TL min : Mức lương tối thiểu chung. Kđc : Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung do doanh nghiệp lựa chọn. Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân (Hcb): Hệ số lương theo cấp bậc công việc bình quân để xây dựng đơn giá tiền lương được xác định trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh và hệ số lương bình quân của lao động gián tiếp (không kể Tổng giám đốc, Giám đốc và các thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị). Cấp bậc công nghệ và yêu cầu chất lượng sản phẩm. Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương (Hpc): Hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá tiền lương được xác định căn cứ vào đối tượng và mức phụ cấp được hưởng của từng loại phụ cấp do Nhà nước quy định, gồm : phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cáp độc hại, nguy hiểm, phụ cáp lưu động, phụ cấp giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương. -7- Tiền lương của cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương (Vđt): Đối với cán bộ chuyên trách đoàn thể do tổ chức đoàn thể trả lương thì phần chênh lệch giữa tiền lương tính theo mức lương tối thiểu của doanh nghiệp lựa chọn và tiền lương do tổ chức đoàn thể trả được cộng vào để xác định đơn giá tiền lương của doanh nghiệp. Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm (Vttlđ): Tiền lương tính thêm khi làm việc vào ban đêm, được xác định bằng 30% tiền lương khi làm việc vào ban ngày của số lao động làm việc vào ban đêm đã xác định trong kế hoạch. Bước 3: Xây dựng đơn giá tiền lương: Đơn giá tiền lương của Doanh nghiệp được xây dựng theo 4 phương pháp: - Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu. - Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ tổng chi phí. - Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận. - Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm.(hoặc sản phẩm quy đổi). Doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh ban đầu để xây dựng đơn giá tiền lương. Xác định quỹ lương kế hoạch: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch để lập kế hoạch tổng chi về tiền lương của doanh nghiệp, được tính theo công thức sau: Vkh= Vkhdg + Vkhcd Trong đó: Vkh: Tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm của doanh nghiệp. Vkhdg: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá. Vkhcd: Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương). -8- Vkhdg và Vkhcd được xác định như sau: Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương của doanh nghiệp được tính theo công thức sau: Vkhđg = Vdg x Csxkh Trong đó: Vkhđg :Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương. Vkhđg = Vdg :Đơn giá tiền lương tính theo quy định. Vkhđg = Vdg x Csxkh : Tổng doanh thu hoặc tổng doanh thu trừ tổng chi phí (chưa có lương) hoặc lợi nhuận hoặc tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) tiêu thụ kế hoạch, được xác định theo quy định. Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương) của doanh nghiệp được tính theo công thức sau: Vkhcd= Vpc + Vbs Trong đó: Vkhcd :Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương) Vpc : Các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) không được tính trong đơn giá tiền lương, bao gồm: phụ cấp thợ lặn, phụ cấp đi biển, chế độ thưởng an toàn hàng không, thưởng vận hành an toàn điện, tính theo đối tượng và mức được hưởng theo quy định của Nhà nước. Vbs : Tiền lương của những ngày nghỉ được hưởng theo quy định của Bộ Luật Lao Động (gồm: nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ, tết theo chế độ lao động nữ), áp dụng đối với doanh nghiệp xây dựng đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm mà khi xây dựng định mức lao động chưa tính đến. -9- 1.2.2 Xác định quỹ lương thực hiện Tổng quỹ tiền lương thực hiện của DN được tính theo công thức sau: Vth = (Vđg x Dsxkd) + Vpv + Vbs +Vkh + Vdp. Trong đó: Vth: Tổng quỹ tiền lương thực hiện. Vđg: Đơn giá tiền lương (do đơn vị chủ quản giao, nếu có) Dsxkd: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Vpv: Các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) mà chưa được tính trong đơn giá tiền lương quy định. Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước (nếu có). Vkh: Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác. Vdp: Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. Sử dụng tổng quỹ tiền lương: Để đảm bảo tổng quỹ tiền lương không vượt chi so với quỹ tiền lương được hưởng, tránh tình trạng dồn chi quỹ tiền lương vào các tháng cuối năm hoặc để dự phòng quỹ tiền lương quá lớn cho năm sau, quy định phân chia tổng quỹ tiền lương cho các quỹ lương như sau: Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản phẩm, lương thời gian (tối thiểu bằng 76% quỹ lương thực hiện). Quỹ tiền thưởng trích từ quỹ tiền lương trả cho người lao động có năng suất, chất lượng cao có thành tích trong công tác (tối đa không quá 10% tổng quỹ tiền lương thực hiện). Tiền thưởng đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi (tối đa không quá 2% quỹ tiền lương). Quỹ tiền lương dự phòng cho năm sau (tối đa không quá 12% tổng quỹ tiền lương). - 10 - 1.3 Các hình thức tiền lương Ở Việt Nam hiện nay việc trả lương cho người lao động được thực hiện theo hai hình thức là tiền lương theo thời gian và tiền lương theo sản phẩm 1.3.1 Hình thức tiền lương theo thời gian Là hình thức tiền lương được trả căn cứ vào thời gian lao động và trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của công nhân viên Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính Nhược điểm: Chưa chú ý đến chất lượng lao động, chưa gắn bó với kết quả cuối cùng, chưa có khả năng kích thích người lao động tăng năng suất lao động. Hình thức này thích hợp với những công việc chưa định mức được, công việc tự động hoá cao, đòi hỏi chất lượng cao. Tuỳ theo yêu cầu và công tác quản lý thì doanh nghiệp có thể trả lương theo thời gian giản đơn có thưởng. Theo hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính theo thời gian làm việc, cấp bậc và thang lương của từng người theo tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. 1.3.1.1 Tiền lương theo thời gian giản đơn Lương theo thời gian giản đơn gồm có: lương tháng, lương ngày và lương giờ Lương tháng: được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương. Lương tháng dùng trả cho công nhân viên làm công tác quản lý hành chính, quản lý kinh tế Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu của DN * (Hệ số lương + Hệ số phụ cấp) Mức lương tối thiểu của DN = Mức lương tối thiểu chung *(1+ Kđc) Kđc: tối đa không quá 2 lần - 11 - Lương ngày: Được trả cho người lao động căn cứ trên mức lương ngày và số ngày lao động trong tháng. Lương ngày áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian hoặc trả lương cho nhân viên trong thời gian học tập, hội họp hay làm nhiệm vụ khác; người lao động làm việc theo hợp đồng ngắn hạn. Mức lương ngày = Mức lương tháng Số ngày Lương giờ : Được trả cho người lao động căn cứ vào mức lương giờ và số giờ làm việc thực tế. Lương giờ thường áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp không hưởng theo lương sản phẩm, dùng làm cơ sở để tính đơn giá tiền lương trả theo sản phẩm. Mức lương giờ = Mức lương ngày 8 1.3.1.2 Tiền lương theo thời gian có thưởng Hình thức này nhằm kích thích người lao động tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và chú ý đến khối lượng công việc được giao. Đây là hình thức tiền lương trả theo thời gian kết hợp với tiền thưởng được chia làm 2 phần + Tiền lương theo thời gian giản đơn gồm: Lương cơ bản + các khoản phụ cấp theo chế độ khi hoàn thành công việc và đạt chất lượng. + Các khoản tiền thưởng: Chi trả cho người lao động khi họ vượt mức hoặc giảm tỷ lệ phế phẩm hay hoàn thành xuất sắc công việc được giao.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất