Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khái niệm về stress...

Tài liệu Khái niệm về stress

.DOC
23
815
61

Mô tả:

I. Khái niệm về Stress: 1. Stress là một từ xuất phát từ tiếng La tinh stringere, có nghĩa là căng thẳng, mệt mỏi. Những định nghĩa từ xa xưa về căng thẳng mệt mỏi đã được sử dụng trong vật lí, trong kĩ thuật và kết quả là ảnh hưởng tới khái niệm về stress tác động đến cá nhân. Theo khái niệm này, thì các áp lực bên ngoài (áp lực công việc, gánh nặng công việc) được xem như là áp lực tác động đến cá nhân và nó gây ra căng thẳng. (Hinkle, 1973). 2. Stress là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong vật lý học để chỉ một sức nén mà vật liệu phải chịu đựng. Đến thế kỷ thứ 17 stress từ ý nghĩa sức ép trên vật liệu được chuyển sang dùng cho người với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng.Hiện nay stress là một thuật ngữ được dùng rộng rãi. Tuy nhiên nhiều tác giả sử dụng với những sắc thái khác nhau. 3. Theo nhà sinh lý học Hans Selye năm 1946: "Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng". Ông miêu tả ba giai đoạn mà mỗi cá nhân phải đối mặt trong những tình huống gây stress. Giai đoạn 1: Phản ứng báo động: giai đoạn đầu của sự kháng cự được theo sau bởi cú sốc chạm trán với stress. Trong giai đoạn này, cách thức phòng thủ của mỗi cá nhân trở thành hành động. Giai đoạn 2: Sự kháng cự: đây là giai đoạn của sự thích nghi tối đa và có hi vọng trở lại trạng thái cân bằng của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, nếu tác nhân gây stress vẫn tiếp tục hoặc không thực hiện các phương thức phòng thủ thì cá nhân chuyển sang giai đoạn 3. Giai đoạn 3: Kiệt sức: Khi những phương thức thích nghi sụp đổ. 4.Theo J.Delay: "Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe doạ". 5. Những lí thuyết mới hơn, hoàn thiện hơn về stress nhấn mạnh sự tác động qua lại giữa một người và môi trường của người đó bằng cách xem xét stress như là hậu quả của sự không thích nghi giữa cá nhân với môi trường làm việc. Như vậy có rất nhiều những khái niệm khác nhau về stress nhưng tựu chung lại nó đều là những căng thẳng, mệt mỏi , là sức nén mà con người phải chịu đựng. Nó vượt quá khả năng phòng vệ và tự kiểm soát của mỗi con người. II. Biểu hiện và những tác hại của stress: Cuộc sống luôn luôn đổi thay. Bất cứ ai cũng có lúc cảm thấy ở một trạng thái mất cân bằng kéo dài, căng thẳng, bức xúc, bực bội, lo âu, ấm ức, dễ nổi nóng… Những lúc ấy, bạn đã bị stress. Vì thế, có rất nhiều cách hiểu khác nhau về stress. Stress diễn ra vô cùng phức tạp và tác hại cũng rất nặng nề. Stress có thể gây ra từ một lời khiển trách của sếp mà bạn thấy bị xúc phạm nhưng không dám chống đối nên cứ bị dằn vặt âm ỉ, một hợp đồng bị trượt khỏi tay chỉ vì sự vô ý của mình khiến bạn vừa tiếc nuối vừa ân hận, một nỗi buồn không thể nguôi ngoai, một trận cãi nhau với người thân khó lòng hòa giải, một sự cố gắng quá sức mình, những khó khăn về tài chính không thể vượt qua…tất cả những điều trên là biểu hiện, cơ sở để tạo nên stress trong mỗi cá nhân. 1. Dấu hiệu (biểu hiện) của stress: Nhịp sống của xã hội hiện đại rất dồn dập và nhiều thách thức. Trong quá trình đối phó với nó, stress trong môi trường làm việc có thể nảy sinh. Stress xảy ra thường xuyên có tác hại khá nghiêm trọng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống. Stress do công việc thường gây cảm giác kiệt sức, tự đánh giá thấp bản thân, tuyệt vọng, trầm cảm..., thậm chí tự tử; đồng thời liên quan đến các rối loạn trong nhiều chứng bệnh. Stress do công việc là những phản ứng có hại về mặt cảm xúc và cơ thể, xuất hiện khi yêu cầu của công việc vượt quá khả năng đối phó hay kiểm soát của bản thân. Đó cũng có thể là sự mất cân bằng gây căng thẳng quá mức giữa yêu cầu của công việc và cuộc sống cá nhân. Những người làm nhiều việc, hoàn thành trong thời gian quá ngắn, ít khoảng nghỉ giữa giờ, thời gian làm việc quá dài, làm ca, việc đơn điệu không cần sử dụng đến kỹ năng hoặc quá nhiều xung đột, quá nhiều trách nhiệm, quá nhiều sếp chỉ huy... có nguy cơ đối diện với stress cao hơn người khác. Bên cạnh đó, công việc không ổn định, ít cơ hội thăng tiến, không học hỏi thêm được gì, thay đổi nhiệm vụ quá nhanh... cũng dễ gây ra stress. - Biểu hiện ró nét nhất khi bị stress là kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần: Ngày nay, có khoảng 3/4 công nhân nghĩ rằng họ bị stress trong công việc nhiều hơn so với các thế hệ trước. Các vấn đề tại nơi làm việc liên quan rất chặt chẽ với chuyện sức khỏe, mạnh hơn cả các stress khác trong cuộc sống. - Triệu chứng sớm của stress do công việc thường là nhức đầu, rối loạn giấc ngủ, khó tập trung, dễ cáu kỉnh, khó chịu ở dạ dày, không hài lòng về công việc, xuống tinh thần. Stress dễ gây ra lo âu, mất tập trung chú ý, mất tự tin, mất động cơ làm việc, cảm giác thất vọng, dễ bị kích thích, dễ giận dữ, lạm dụng rượu hay chất gây nghiện, trầm cảm, tự tử. Đặc biệt, stress gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc hoặc làm tăng nguy cơ bị sai lầm, nhất là trong môi trường làm việc nguy hiểm hay cần duy trì sự chú ý cao độ. Stress trong công việc cũng làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ với đồng nghiệp. - Nếu stress tại nơi làm việc không được giải quyết, dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức liên tục về mặt thể chất và tâm thần, xuất hiện những cảm xúc tiêu cực như tự đánh giá thấp bản thân, cảm giác không ai có thể giúp mình được và tuyệt vọng. Những triệu chứng này sẽ dẫn đến các rối loạn mãn tính về sức khỏe, suy giảm trầm trọng khả năng tham gia cuộc sống hằng ngày. Những người bị stress trong công việc cũng thường để stress tác động tới đời sống gia đình do họ dễ bị kích thích, dễ giận, mất kiên nhẫn, buồn, kiệt sức, mất thích thú, quá mệt mỏi, giảm tình dục, ảnh hưởng đến sự chăm sóc con cái và đến quan hệ với các thành viên khác trong gia đình. - Về biểu hiện trên cơ thể, stress có liên quan đến các rối loạn như bệnh phổi, tim mạch, ung thư, tai nạn và tự tử, làm trầm trọng hơn các bệnh lý như loét dạ dày, tá tràng, suyễn, rối loạn tiêu hóa, rối loạn tình dục, rối loạn cơ xương... - Qua tìm hiểu trong chương sách thì những nghề nghiệp như khai thác mỏ, lái máy bay, quảng cáo, cảnh sát và diễn xuất được tin là những nghề nghiệp tạo ra mức độ stress lớn nhất. Stress trong công việc trở thành mối nguy hiểm nghề nghiệp cho những chuyên gia về “giúp đỡ” như: các thầy thuốc, bác sĩ nha khoa, y tá và những kĩ sư y tế khi những người có tỉ lệ tự tử, làm dụng thuốc hoặc nồng độ cồn cao hơn mong đợi. Người ta chỉ ra rằng, người lao động trong khu vực nhà nước chịu nhiều stress hơn nhưng giá trị lại thấp hơn so với những người làm việc trong các công ty. 2. Tác hại của stress: Stress gây ra tổn hại ở mức độ cao đối với sự kết hợp giữa sức khoẻ và năng suất lao động của chúng ta. Cooper và Quick (1999) cho rằng: Trong một thế giới phát triển, stress trực tiếp liên quan đến 4 nguyên nhân (bệnh tật, đứt mạch máu não, tự tử và giết người) và gián tiếp liên quan đến 3 căn bệnh (ung thư, bệnh gan mãn tính và bệnh về phế quản). Stress trong công việc trở thành mối nguy hiểm nghề nghiệp cho những chuyên gia. Stress rõ ràng là tạo nên tác hại vô cùng to lớn. Vừa qua, nhờ sự hợp tác của nhiều chuyên gia đầu ngành ở nhiều lĩnh vực, tạp chí Medical (Hoa Kỳ) đã dẫn ra 10 tác hại điển hình nhất của stress đối với sức khỏe con người như sau: - Ảnh hưởng đến não: Mất ngủ thường xuyên do stress gây ra là nguyên nhân khiến não trở nên kém linh hoạt, minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Theo các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ ở Úc, chỉ cần không chợp mắt trong khoảng 20 giờ liên tiếp, mức độ linh hoạt và khả năng kiểm soát của não sẽ bị thuyên giảm tương đương với việc nồng độ cồn trong máu tăng hơn mức bình thường 50%. - Ảnh hưởng đến tim: Khi bị stress, cơ thể thường giải phóng một lượng lớn hormone cortisol, góp phần làm xuất hiện bệnh cao huyết áp, béo phì và tiểu đường. Ngoài ra, stress còn là nguyên nhân khiến tinh thần ủ rũ, lười vận động, nếu ai có thói quen dùng nhiều đường và mỡ động vật thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là rất khó tránh khỏi - Ảnh hưởng đến phổi: Ngoài cortisol, stress còn kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao thì hơi thở thường trở nên gấp gáp, không sâu. Điều này giải thích tại sao các nhà tâm lý khuyên mọi người nên giữ bình tĩnh mỗi khi gặp căng thẳng hay lo âu bằng cách cố gắng hít thở thật sâu và đều đặn. Người bị stress nếu đã mắc bệnh suyễn hoặc các bệnh khác về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ trở nên tồi tệ hơn. - Ảnh hưởng đến mắt: Dễ dàng nhận thấy mệt mỏi, căng thẳng luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng mất ngủ. Khi mất ngủ, bên cạnh một số biểu hiện thường thấy như thần sắc kém tươi tỉnh, da thô ráp, cơ thể suy nhược…, thì tình trạng mắt mệt mỏi, thâm quầng hoặc sưng đỏ cũng rất dễ xảy ra. Mất ngủ lâu ngày thậm chí còn có thể làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về mắt. - Ảnh hưởng đến da: Theo các nhà khoa học tại Trường Đại học Freedom ở Berlin, một trong những tác hại chính của stress đối với da là kích thích các tuyến nhờn hoạt động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, có khi còn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm, vảy nến… - Ảnh hưởng đến lưng, cổ: Ngoài tác hại làm hơi thở trở nên gấp gáp, hormone adrenaline còn khiến cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi. Điều này giải thích tại sao lưng, cổ dễ bị đơ hoặc đau nhức khi tinh thần căng thẳng, suy nhược. Các nhà khoa học cho rằng stress không những khiến chúng ta lười vận động mà còn có khuynh hướng nằm, ngồi, đi, đứng… không hợp lý, càng thêm mỏi mệt. - Ảnh hưởng đến dạ dày: Khi bị stress, những loại hormone có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt, hậu quả là sức vận động cũng như sự co bóp của chúng bị giới hạn hoặc yếu đi, trong đó có dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng. - Ảnh hưởng đến răng miệng: Khi tinh thần suy sụp, căng thẳng, họat động của hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả, nguy cơ nổi mụn nhiệt (còn gọi là đẹn) ở vòm miệng, nướu, lợi, lưỡi…sẽ rất cao. - Ảnh hưởng đến đầu: Stress là một trong những nguyên nhân chính khiến đầu óc dễ choáng váng, mệt mỏi, kể cả chứng đau đầu kinh niên. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu lưng và cổ bị tổn thương trong khi stress hành hạ. - Ảnh hưởng đến chất lượng sống: Tác hại cuối cùng, cũng chính là tác hại dai dẳng nhất của stress là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần. Nếu không có biện pháp chế ngự kịp thời, stress sẽ từng bước làm thui chột khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán…của người bệnh, đồng thời dễ làm mất đi niềm tin vào cuộc sống, cướp mất nghị lực, ý chí vươn lên. Như vậy, stress có những biểu hiện và tác hại khá rõ ràng. Khi chúng ta nhận ra những điều này có thể ta đã gặp stress khá nặng. Chúng ta phỉ quan sát từ những biểu hiện nhỏ nhất để có thể phát hiện ra stress một cách sớm nhất và tìm được cách xử lý tố nhất. III. Nguyên nhân gây stress: Theo nghiên cứu của tác giả Cooper thì có 7 nguyên nhân chính gây ra stress là: - Những nhân tố bản chất của công việc - Vai trò trong tổ chức - Chiến lược kiểm soát cá nhân - Mối quan hệ trong công việc - Thăng tiến trong sự nghiệp - Bầu không khí tâm lí và văn hoá ứng xử tại cơ quan - Giao diện giữa gia đình và công việc Nguồn stress triệu chứng stress sức ép công việc triệu chứng cá nhân quy định của tổ chức Tăng huyết áp Trầm ảm Lạm dụng đồ uống Cáu giận Tức ngực nhân cách và chiến lược phát triển MQH trong công việc bệnh cơ thể + Bệnh tim mạch + Rối nhiễu tâm thần ? CÁ NHÂN Phát triển nghề nghiệp V/hóa tổ chức - Bầu KK Công việc gia đình Triệu chứng tổ chức + Mất tập trung trong công việc + Nviên bỏ việc + Các mối quan hệ khó khăn + Mất kiểm soát + Đình công + Tai nạn lao động + Tính lãnh đạm, thờ ơ 1. Nhân tố bên trong của công việc 1.1 Môi trường làm việc Môi trường vật lí như tiếng ồn, ánh sáng, mùi và tất cả các tác nhân kích thích có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và trạng thái tinh thần dù những nhân tố đó tốt hay không tốt thì chúng ta vẫn phải tìm cách khống chế nó một cách có ý thức. Sự nghèo nàn về sức khoẻ tinh thần có liên quan trực tiếp với môi trường làm việc không tốt, như làm việc gấp rút, phải làm việc ráng sức, thời gian làm việc bất tiện và quá tải. Một đề xuất khác cho rằng, ? sức khoẻ tinh thần cũng bị ảnh hưởng một cách bất lợi bởi điều kiện làm việc lặp đi lặp lại, như dây chuyền lắp ráp tốc độ cao. Mỗi nghề nghiệp đều có những nguyên nhân tiềm ẩn của môi trường gây stress, chẳng hạn, một nghề mà cá nhân phải giải quyết những công việc mang tính chi tiết và dày đặc trong môi trường ít ánh sáng sẽ gây mệt mỏi cho mắt… Thiết kế vật lí nơi làm việc là nguyên nhân khác gây stress. Trong một văn phòng thiết kế đơn điệu với những nhân viên thường xuyên tiếp xúc trong không gian qui định của toà nhà thì mạng lưới giao tiếp kém phát triển và kết quả là người lao động không xác định rõ ràng về vai trò của mình và đơn điệu về mối quan hệ. 1.2 Làm việc theo ca Ngày nay, nhiều công nhân có những công việc đòi hỏi họ phải làm việc theo ca, một số đó phải làm vào những giờ xen kẽ nhau. Các nghiên cứu cho rằng, làm việc theo ca là một nhân tố gây stress phổ biến. Điều này đã minh chứng cụ thể rằng, làm việc theo ca ảnh hưởng đến nồng độ các chất trong máu, mức độ trao đổi chất, nồng độ đường trong máu, năng lực trí tuệ và động cơ làm việc, tuy nhiên không đề cập đến tư thế ngủ, đời sống gia đình và xã hội. 1.3 Thời gian lao động và khối lượng công việc Khối lượng công việc nhiều hoặc thời gian làm việc kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý và hành vi của mỗi người. Hai dạng công việc quá tải khác nhau đã đựơc mô tả bởi các nhà nghiên cưú, đó là: sự quá tải về số lượng( có quá nhiều việc để làm) và sự quá tải về chất lượng (công việc quá khó với mỗi cá nhân). 1.4 Rủi ro và nguy hiểm Công việc có liên quan đến rủi ro hoặc nguy hiểm có thể là kết quả của stress ở cấp độ cao hơn. Khi một vài người nhận thức được nguy hiểm tiềm ẩn, ngay lập tức người ta chuẩn bị phản ứng với nó. Một cá nhân ở tình trạng liên tiếp phản xạ được mô tả trong hàng loạt hội chứng “xung đột hoặc đấu tranh”. Đó là kết quả do adrenalin (hoóc môn do tuyến thượng thận) tiết ra, sự thay đổi hô hấp và sự mệt mỏi của cơ thể luôn tiềm ẩn, đe doạ lâu dài đến sức khoẻ. 1.5 Công nghệ mới Việc đưa kĩ thuật mới vào sản xuất đòi hỏi những người công nhân làm thuê và những người quản lí phải nhanh chóng thích nghi với từng thiết bị mới, hệ thống và cách thức làm việc. Một ông chủ vẫn giữ cách thức làm việc cũ có thể gây khó khăn cho công nhân khi tiếp cận với cách thức làm việc mới và làm nảy sinh những nghi vấn về sự tương xứng với một người có quyền giám sát và về sự quản lí hà khắc. 2. Vai trò trong tổ chức Vai trò của nhân viên trong tổ chức là một trong những yếu tố dẫn tới stress. Khi vai trò của một người trong tổ chức được định rõ thì khả năng được thăng cấp của cá nhân đó cũng được xác định rõ ràng và không bị bất công, khi đó yếu tố gây stress có thể ở mức tối thiểu và ngược lại. Song rất ít tổ chức xác định được rõ ràng vai trò của từng cá nhân . Có ba nguyên nhân chính về vai trò dẫn tới stress bao gồm: sự mơ hồ về vai trò, xung đột vai trò và mức độ chịu trách nhiệm trước người khác. 2.1 Sự mơ hồ về vai trò và xung đột vai trò Sự mơ hồ về vai trò xuất hiện khi cá nhân không có cái nhìn rõ ràng về mục đích công việc của họ, sự tin tưởng của những đồng nghiệp đối với vai trò của họ, lĩnh vực hoạt động và trách nhiệm đối với công việc của họ. Nguyên nhân chính dẫn tới sự mơ hồ về vai trò chủ yếu là do người lãnh đạo trong tổ chức không phân công công việc một cách chính xác và phù hợp với chức năng của từng nhân viên trong tổ chức. Xung đột là yếu tố không thể tránh khỏi trong bất kỳ một tổ chức nào. Xung đột vai trò tồn tại khi một cá nhân có nhu cầu đấu tranh trong công việc, hoặc phải làm những việc mà họ hoàn toàn không muốn làm, hoặc họ không cho rằng những việc mà họ đang phải làm lại là một phần của công việc. Xung đột vai trò thường dẫn đến việc giảm đi sự thoả mãn trong công việc và lo lắng về việc không hoàn thành được công việc. Vai trò Sự mơ hồ về vai trò Xung đột vai trò - Thiếu sự rõ ràng về phạm vi và trách nhiệm của công việc. - Thiếu sự rõ ràng về mục tiêu của vai trò. - Thiếu thông tin về vai trò trong công việc. - Những đòi hỏi quá cao của công việc. - Yêu cầu thực hiện nhiệm vụ không phù hợp hoặc đứng bên ngoài công việc được định rõ. - Không thoải mái trong công việc. - Công việc có liên quan đến sức khoẻ và tinh thần. - Sự căng thẳng tâm lí. - Căng thẳng cao lien quan đến công việc. - Những dự định bỏ việc. - Sự tin cậy thấp. - Bất mãn cuộc sống. - Không có động lực làm việc. - Sự buồn chán. - Những áp lực tâm lí. - Cảm giác không thoải mái. - Tình trạng căng thẳng liên quan đến công việc. - Sự phù phiếm. - Lòng tự trọng thấp. 2.2 Trách nhiệm Trách nhiệm đã được chỉ ra một tác nhân khác trong vai trò của tổ chức gây stress. Đối với hầu hết mọi người, làm việc là một hoạt động cần thiết và thường xuyên trong cuộc sống. Song nếu bạn có quá nhiều công việc, trách nhiệm phải hoàn thành trong khi lại thiếu nguồn lực để thực hiện? Công việc quá tải, lượng thông tin quá lớn hay môi trường làm việc nguy hiểm… là những tác nhân đem lại sự căng thẳng trong công việc. Trong mỗi tổ chức có hai dạng trách nhiệm cơ bản, đó là trách nhiệm về con người và trách nhiệm về những vấn đề khác, như là ngân sách, thiết bị và nhà cửa… Áp lực về trách nhiệm gây ra sự căng thẳng đặc biệt cho con người. 3. Nhân cách và sự ứng phó với stress Nhân cách của mỗi cá nhân cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới stress. Điều đó được biểu hiện cụ thể qua sự ứng phó của mỗi người trước những căng thẳng trong công việc. Hầu hết các mô hình về stress đều phân tích tính cách của cá nhân có ít nhất là một vai trò trong quy trình của stress dưới đây: - Tính cách tác động trực tiếp đến hậu quả của stress. Ví dụ, những người hướng nội sẽ gặp phải sự căng thẳng nhiều hơn trong tất cả các tình huống, điều này dẫn tới những vấn đề về sức khỏe tinh thần hoặc thể chất của họ. Bởi vì những người hướng nội thường có xu hướng giữ kín những vấn đề mà mình đang gặp phải. Điều đó tích tụ lâu ngày làm cho vấn đề trở nên trầm trọng, khó giải quyết hơn dẫn tới stress. Trong khi đó những người hướng ngoại lại có xu hướng chia sẻ những khó khăn, vướng mắc mà họ đang gặp phải trong công việc đối với đồng nghiệp và người than. Điều này giúp cho những căng thẳng trong họ được giải tỏa bớt đi. Và nhiều khi thì chính sự tư vấn góp ý của đồng nghiệp, người than chính là chìa khóa giúp họ giải quyết được vấn đề mà họ đang gặp phải. - Tác động làm dịu bớt sự căng thẳng hay làm các mối quan hệ căng thẳng. Ví dụ, người hướng ngoại thì nhận thấy rằng, công việc tách biệt với xã hội sẽ gây nhiều sự căng thẳng hơn so với những người hướng nội. - Tác động về nhận thức mang tính trực tiếp, tính cách có một vài ảnh hưởng đến những nhận thức của con người về đặc điểm công việc của mình. Ví dụ, con người có yêu cầu cao về quyền lực thì sẽ có nhận thức cao giới hạn về sự tự lập của họ và đánh giá quyền tự lập trong công việc của họ thấp hơn như nó thực sự có. 4. Mối quan hệ trong công việc Những người xung quanh nơi làm việc và những lần gặp gỡ của chúng ta với họ có thể là nguyên nhân chính của sự căng thẳng và cả sự chịu đựng. Đặc biệt, trong công việc, quan hệ với cấp trên, đồng nghiệp và nhân viên cấp dưới có thể ảnh hưởng một cách tiêu cực đến việc chúng ta cảm thấy ra sao sau cuối ngày làm việc. Có 3 mối quan hệ có ảnh hưởng nguy hại tại nơi làm việc, đó là quan hệ với những người cấp trên, quan hệ với cấp dưới và với các đồng nghiệp hay cộng sự. 4.1 Mối quan hệ với cấp trên Sosik và Godshalk (2000) đã cho thấy rằng, phong cách lãnh đạo gây hứng thú của người cấp trên có thể giảm sự căng thẳng đáng kế cho các nhân viên cấp dưới. Phong cách lãnh đạo này bao gồm: sự ưu tiên phát triển nhu cầu của các cá nhân cụ thể, xây dựng một cá nhân điển hình và thiết lập nhiệm vụ rõ ràng cho nhóm làm việc hoặc tổ chức. 4.2. Mối quan hệ với người dưới quyền và đồng nghiệp Cách mà một giám đốc giám sát công việc của những người khác luôn là sự xem xét khía cạnh phê bình công việc của họ. Ví dụ, không có khả năng để được uỷ quyền đã là một lời phê bình chung để chống lại một vài giám đốc. Nhưng giờ đây, có vẻ như các giám đốc còn phải đối mặt với một thử thách mới: tham gia học tập để quản lí mà sự tham gia học tập đó ngày nay có thể là nguyên nhân của sự tức giận, sự lo âu và sự căng thẳng cho người quản lí. Sự căng thẳng trong mối quan hệ với các cộng sự khác có thể nổi lên từ sự cạnh tranh và mâu thuẫn cá nhân thường được miêu tả như “chính trị công sở”. Sự hỗ trợ xã hội một cách đầy đủ có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ cũng như hạnh phúc của mỗi cá nhân, bầu không khí cũng như sự thành công của tổ chức. Bởi lẽ, hầu hết mọi người dành nhiều thời gian cho công việc, khi đó mối quan hệ với các cộng sự có thể tạo ra sự hỗ trợ có ích cho chúng ta hoặc ngược lại, nó lại là nguyên nhân tiềm ẩn lớn gây stress. 5. Thăng tiến trong sự nghiệp Sự thất bại khi chưa đạt tới đỉnh cao nhất của nghề nghiệp hay chưa được thăng tiến vượt bậc có thể là nguyên nhân gây stress cực kì nghiêm trọng. Các cá nhân bị stress nghề nghiệp thường có biểu hiện không thoả mãn cao trong công việc, hay thay đổi nghề nghiệp, bị kiệt sức và hoạt động lao động đơn điệu, có ít mối quan hệ hoà đồng và ít hiệu quả trong công việc. Đối với nhiều người công nhân, sự thăng tiến trong công việc là điều quan trọng hàng đầu. Thông qua việc thăng chức, người ta không những kiếm được nhiều tiền hơn mà còn có địa vị xã hội cao hơn, được mọi người nể trọng hơn và có thể còn đối mặt với những thách thức mới. Trong những năm đầu mới bước vào làm việc, sự cố gắng phấn đấu và khả năng đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường thường được công ty thưởng cho tiền bạc hoặc chức tước. Những điều này tạo cho họ sức ép lớn về mặt tâm lý. 6. Môi trường và văn hoá của tổ chức Môi trường của tổ chức là sự cảm nhận của người làm công về chức năng của tổ chức nơi họ làm việc. Văn hoá ứng xử của tổ chức đề cập đến những giá trị, những điều được nhận và những điều họ được chia sẻ từ những thành viên trong tổ chức. Những điều đó có ảnh hưởng đến hành vi của mỗi cá nhân và mỗi tổ chức. 7. Giao diện giữa gia đình và công việc Gia đình cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới sự căng thẳng ở nơi làm việc. Có nhiều lí do giải thích tại sao giao diện giữa gia đình và công việc lại trở nên ngày càng nổi bật trong các nghiên cứu và thực nghiệm về stress (Frone, 2002) Có thể kể đến một vài lý do sau: - Xu hướng ngày càng tăng phụ nữ trong lực lượng lao động – những phụ nữ truyền thống gánh vác tốt trách nhiệm quản lí công việc gia đình và chăm sóc chu đáo con cái. Vì vậy, việc cân bằng cuộc sống gia đình và công việc được xem như là một vấn đề quan trọng. - Sự gia tăng của cái được gọi là “nghề nghiệp không ranh giới” (boundaryless career) là nơi mà công việc và cuộc sống gia đình được cho là hoà quyện vào nhau và sự hoà hợp này là cặp đôi với nhau. - Với nhiều người áp lực ngày càng tăng đã khiến họ cảm thấy công việc trở nên cực nhọc và thời gian làm việc lâu hơn bình thường. - Xu hướng nghề nghiệp và gia đình kết hợp ngày càng tăng, nơi mà đòi hỏi ngày càng cao gánh nặng của công việc và trách nhiệm gia đình, điều đó làm cho cá nhân có xu hướng bị stress. Sự xung đột giữa 2 yếu tố gia đình và công việc có thể diễn ra theo 2 chiều hướng: công việc can thiệp vào gia đình và gia đình can thiệp vào công việc. IV. Giải pháp chung: Căng thẳng trong công việc không chỉ gây tổn hại đến cá nhân mà cả các tổ chức. Vì vậy, chúng ta phải làm nổi bật những chiến lược tổ chức, chỉ đạo để giảm sự căng thẳng, đồng thời thay thế cách quản lí độc đoán, thiết lập lại công việc một cách linh hoạt hơn. 1. Loại trừ nguồn gốc của căng thẳng tại công sở Elkin và Rosch (1990) đã tóm tắt phạm vi có ích trong chiến lược trực tiếp của tổ chức để giảm bớt căng thẳng:  Thiết lập lại công việc  Thiết lập lại môi trường làm việc  Thành lập một kế hoạch làm việc linh động  Khuyến khích tham gia quản lí  Tính đến việc phát triển sự nghiệp cho người lao động  Phân tích vai trò của công việc và thiết lập mục đích  Đưa ra sự ủng hộ của xã hội và những thông tin phản hồi  Xây dựng liên kết giữa các nhóm  Thành lập hội chợ việc làm.  Chia sẻ phần thưởng Có rất nhiều chiến lược trực tiếp để tăng lượng người lao động tham gia một cách tự do. Nó được công nhận như một sự ủng hộ xã hội, tự do kiểm soát công việc và hành vi ứng phó đóng vai trò quan trọng trong việc giảm bớt căng thẳng. Sự can thiệp ở cấp độ thứ 2 và thứ 3 có thể có ích trong việc cải thiện và mở rộng những chiến lược ứng phó của cá nhân và ủng hộ của tổ chức, nhưng chúng sẽ không chấp nhận ngay lập tức những vấn đề trọng yếu trong sự kiểm soát ở môi trường làm việc. Tổ chức lành mạnh Một tổ chức lành mạnh được định nghĩa như là đặc trưng của một tổ chức bởi cả sự thắng lợi về mặt tài chính (ví dụ, lợi nhuận) và lực lượng lao động khỏe mạnh về thể chất và tinh thần, những yếu tố đó có khả năng duy trì lâu dài môi trường làm việc lành mạnh và thỏa đáng, văn hóa tổ chức và đặc biệt là qua những giai đoạn hỗn loạn và hay thay đổi về thị trường (Cartwright và Cooper, 1997; Hart và Cooper, 2001). Tổ chức lao động lành mạnh bao gồm: * Áp lực thấp * Người lao động tận tâm với tổ chức và sự thỏa mãn trong công việc cao. * Ốm đau, vắng mặt và tỉ lệ thay thế lao động thấp hơn so với tỉ lệ trung bình của đất nước. * Mối quan hệ giữa chủ và thợ tốt, đình công và bãi công ít xảy ra. * Sự an toàn và tai nạn lao động phải được công bố rõ ràng. * không có sợ hãi lo lắng về cạnh tranh. * Lợi ích và hiệu quả nguồn vốn được sử dụng tốt * Tác động trong môi trường làm việc phải lạc quan. Vì lẽ đó, chúng ta có thể thấy rằng, một tổ chức lành mạnh thực sự là một tổ chức thành công trong việc sáng tạo và duy trì môi trường lành mạnh, các mối quan hệ không stress, một tổ chức mà sự kiểm soát căng thẳng và các tư vấn can thiệp là không cần thiết, cũng như một tổ chức mà các mục tiêu can thiệp đầy hiệu quả, có thể làm giảm hoặc loại trừ sự căng thẳng trong công việc và trong tổ chức trước khi tạo ra hiệu quả lâu dài đối với sức khỏe của người lao động và tổ chức (trên tất cả các mặt) Cách giải quyết vấn đề căng thẳng ở nơi làm việc Nếu như cơ sở để giải quyết vấn đề là áp lực ở nơi làm việc thì cá nhân và tổ chức phải:  Nhận thức đúng và chấp nhận sự tồn tại của vấn đề  Có khả năng xác định và tách riêng vấn đề/sự căng thẳng  Cố gắng thay đổi vấn đề/sự căng thẳng bằng giải pháp có lợi cho cả hai bên.  Nếu vấn đề không thể thay đổi thì phải tìm cách ứng phó với chúng.  Giám sát và xem xét kết quả. Cartwright và Cooper (1997) đã gợi ý các bước sau: Bước 1: Nhận thức được và chấp nhận sự tồn tại của vấn đề Chấp nhận để nhận ra ai đó có vấn đề là một bước cốt yếu trước tiên để hướng tới việc giải quyết nó. Hiểu được vấn đề là yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất trong việc điều trị bệnh lí của những vấn đề như nghiện rượu, lạm dụng chất gây nghiện hoặc những mối quan hệ bị tổn thương. Do đó, bước thứ nhất của việc giải quyết căng thẳng là cần phải có sự nhận thức của cá nhân và tổ chức về stress, stress là vấn đề nổi cộm trong cuộc sống lao động ngày nay - điều mà không ít người đã có lúc phải trải qua, bất kể họ đang ở vị trí nào trong cơ quan, tổ chức và hơn thế nữa, stress không cần thiết phải đối chiếu với sự kém cỏi của họ (nghĩa là, sự căng thẳng có thể xảy đến với bất kỳ ai, không phân biệt người có năng lực, trình độ cao hay thấp).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan