Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát các yếu tố kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá mú trong lồ...

Tài liệu Khảo sát các yếu tố kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá mú trong lồng ở nam du-kiên hải- kiên giang

.PDF
40
588
86

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHẠM VĂN MẪN KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÚ TRONG LỒNG Ở NAM DU-KIÊN HẢI- KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN PHẠM VĂN MẪN KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ MÚ TRONG LỒNG Ở NAM DU-KIÊN HẢI- KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. LÝ VĂN KHÁNH PGs. Ts. TRẦN NGỌC HẢI 2013 LỜI CẢM TẠ Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Lý Văn Khánh, thầy Lê Quốc Việt và thầy Trần Ngọc Hải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cám ơn tất cả quý thầy cô đang công tác tại khoa Thủy Sản trường ĐHCT, các bạn lớp NTTS K35 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các anh cán bộ ở Trung tâm Khuyến nông-khuyến ngư tỉnh Kiên Giang, trạm khuyến nông – khuyến ngư của huyện Kiên Hải cùng bà con nông dân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu để thực hiện đề tài. Vì thời gian có hạn, kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn. i TÓM TẮT Đề tài “Khảo sát các yếu tố kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá mú trong lồng ở Nam Du, Kiên Hải, Kiên Giang” được thực hiện nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin làm cơ sở cho việc cải tiến công tác quản lý cũng như các hoạt động nuôi, đề xuất những giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả của mô hình nuôi tại địa bàn nghiên cứu. Đề tài đã phỏng vấn trực tiếp 13 hộ nuôi cá mú trong lồng theo mẫu soạn sẵn với những nội dung và kết cấu mô hình, khía cạnh kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và nhận thức của người dân về mô hình này. Qua kết quả điều tra cho thấy nghề nuôi cá mú đang phát triển, thể tích lồng nuôi trung bình là 85,840,6 m3, mật độ trung bình là 7,806,10 con/m3, tất cả các hộ dân đều sử dụng thức ăn cá tạp, nguồn thức ăn không ổn định. Thời gian nuôi trung bình là 10,41,83 tháng, cá đạt kích cỡ trung bình 1,010,20 kg/con. Giá bán ra trung bình là 291.250130.142 đồng/kg. Tổng chi phí cho mô hình nuôi cá mú lồng là 291,5187,7 triệu đồng/100m3/vụ. Tổng thu nhập trung bình là 420,9182,3 triệu đồng/100 m3/vụ. Lợi nhuận trung bình của mô hình 166,8111,3 triệu đồng/100 m3/vụ. Trong mô hình nuôi cá mú lồng còn gặp nhiều khó khăn như sự ô nhiễm nguồn nước ngày càng tăng, ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, dịch bệnh, kiến thức về kỹ thuật nuôi, vốn, nguồn cung cấp thức ăn cá tạp, nguồn giống không chủ động được, giá cá thu hoạch bấp bênh, đầu ra sản phẩm không ổn định... là những vấn đề quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Qua đó một số giải pháp cơ bản được đề xuất như được hỗ trợ vay vốn, tập huấn kỹ thuật nuôi, tìm đầu ra ổn định khi cá thu hoạch. ii MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ.........................................................................................................i TÓM TẮT .............................................................................................................ii MỤC LỤC........................................................................................................... iii DANH SÁCH HÌNH .............................................................................................v DANH SÁCH BẢNG ...........................................................................................vi DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ...............................................vii Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................1 1.1 Giới thiệu..................................................................................................1 1.2 Mục tiêu của đề tài....................................................................................2 1.3 Nội dung của đề tài ...................................................................................2 Phần II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học của cá mú....................................................................3 2.1.1 Phân bố..............................................................................................3 2.1.2 Phân loại và hình thái.........................................................................3 2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng .................................................4 2.1.4 Đặc điểm sinh sản..............................................................................5 2.2 Tình hình và nghiên cứu trong nuôi cá mú lồng ........................................5 2.3 Tổng quan về Nam Du- Kiên Hải- Kiên Giang..........................................7 2.3.1 Sơ lược về Nam Du- Kiên Hải- Kiên Giang .......................................7 2.3.2 Tình hình nuôi cá lồng ở Nam Du- Kiên Hải- Kiên Giang..................8 PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................10 3.1 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................10 3.2 Phương pháp nghiên cứu.........................................................................10 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................10 3.2.2 Xử lý số liệu ....................................................................................11 Phần IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................12 4.1 Thông tin chung về hộ nuôi cá mú lồng ..................................................12 4.2 Thông tin kỹ thuật về nuôi cá mú lồng ....................................................13 4.2.1 Thiết kế lồng....................................................................................13 iii 4.2.2 Vị trí đặt lồng ..................................................................................14 4.2.3 Con giống ........................................................................................14 4.2.4 Đặc điểm kỹ thuật............................................................................15 4.2.5 Chăm sóc và quản lý........................................................................16 4.2.5.1 Cho ăn ............................................................................................16 4.2.5.2 Chăm sóc.........................................................................................17 4.2.5.3 Quản lý môi trường..........................................................................17 4.2.5.4 Phòng và trị bệnh.............................................................................17 4.3 Tỷ lệ sống và năng suất của mô hình nuôi...............................................18 4.4 Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá mú lồng .........................18 4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá mú lồng ........19 4.5.1 Các yếu tố môi trường .....................................................................19 4.5.2 Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ............................................20 Những thuận lợi và khó khăn trong mô hình nuôi cá mú lồng ...................21 4.6 4.6.1 Những thuận lợi...............................................................................21 4.6.2 Những khó khăn ..............................................................................21 Phần V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................22 5.1 Kết luận....................................................................................................22 5.2 Đề xuất....................................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................23 PHỤ LỤC ............................................................................................................25 iv DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Một số loài cá mú........................................................................ 4 Hình 3.1 Địa điểm điều tra....................................................................... 11 Hình 4.1 Con giống cá mú ....................................................................... 16 Hình 4.2 Cơ cấu chi phí .................................................................................20 v DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1 Thông tin về nông hộ ................................................................ 14 Bảng 4.2 Các chỉ tiêu của lồng nuôi......................................................... 15 Bảng 4.3 Khoảng cách và vị trí nơi đặt lồng ............................................ 15 Bảng 4.4 Đặc điểm kỹ thuật trong nuôi cá mú lồng.................................. 17 Bảng 4.5 Thức ăn cho cá.......................................................................... 18 Bảng 4.6 Năng suất và tỷ lệ sống của cá lúc thu hoạch............................. 19 Bảng 4.7 Chi phí, thu nhập, lợi nhuận của mô hình.................................. 20 Bảng 4.8 Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế...................................... 21 vi DANH MỤC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT TLS Tỷ lệ sống NT Nhân tạo TN Tự nhiên CPBĐ Chi phí biến đổi VN Việt Nam NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn vii Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Việt Nam là một quốc gia có 3.260 km bờ biển chạy dọc theo hướng BắcNam, từ Móng Cái đến mũi Cà Mau. Với tổng diện tích vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2, trong đó vùng nội thủy và lãnh hải rộng 226.000 km2. Bên cạnh đó có trên 3.000 hòn đảo lớn nhỏ, địa hình phức tạp chạy dọc ven biển. Điều này đã tạo ra nhiều đầm, phá, vũng, vịnh, các ao đầm ở vùng bờ biển của nước ta. Đây là tiềm năng rất lớn cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển VN nói chung và nghề nuôi cá nước lợ nói riêng. Việt Nam là một nước nhiệt đới có thành phần loài các đối tượng thủy sản nói chung và cá nước lợ nói riêng rất phong phú và đa dạng. Hiện có ít nhất 54 loài cá biển được nuôi ở vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới. Trong số các đối tượng cá biển nuôi, nhóm cá hồi được nuôi nhiều ở vùng ôn đới châu âu. Trong khi đó, vùng nhiệt đới có thành phần các loài phong phú với các nhóm đối tượng như cá đối, cá mú, cá chẽm, cá tráp, cá hồng, cá bóp,… Các đối tượng hải sản được nuôi chủ yếu trên vùng biển và hải đảo Việt Nam trong giai đoạn năm 2005-2010 là các loài cá biển, nhuyễn thể, tôm hùm, cua, ghẹ và rong biển..; trong đó đối tượng chính là các loài cá biển (cá mú, cá giò, cá vược, cá hồng mỹ,...) và các loài nhuyễn thể (ngao, hầu, sò, ốc hương, tu hài…) Nghề nuôi cá lồng ở Việt Nam xuất hiện đầu tiên ở Châu Đốc. Về sau nhờ có cải tiến bổ sung nên nghề nuôi cá lồng, cá bè đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và đã trở thành một trong những trung tâm phát triển nuôi cá lồng, bè lớn trong khu vực. Trong đó, nghề nuôi cá mú lồng đã góp phần không nhỏ trong việc phát triển ngành nuôi trồng thủy sản cũng như kinh tế của cả nước. Đây là mô hình nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật đơn giản, đầu ra ổn định, tính rủi ro thấp; góp phần làm tăng nguồn thực phẩm phục vụ khách du lịch và xuất khẩu, giúp ngư dân vươn lên làm giàu. Tuy nhiên vốn đầu tư nuôi khá cao, chưa chủ động được nguồn giống thả nuôi, do vậy, nhiều người chưa dám thả nuôi loài cá này. Trong tương lai khi Việt Nam chủ động được trong việc cung cấp con giống cá mú nhân tạo, có kế hoạch phát triển, nhân rộng mô hình nuôi thì nghề nuôi cá mú càng có cơ hội để phát triển hơn. Để tìm hiểu và hoàn thiện hơn những biện pháp kỹ thuật cũng như hiệu quả kinh tế cùng những thuận lợi, khó khăn của người nuôi hiện nay nên đề tài “Khảo sát các yếu tố kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá mú trong lồng ở Nam Du, Kiên Hải, Kiên Giang” được thực hiện nhằm góp phần làm cơ sở 1 cho chỉ đạo phát triển cũng như nghiên cứu phục vụ cho phát triển nghề nuôi cá trong tương lai. 1.2 Mục tiêu của đề tài Phân tích và đánh giá các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế trong nuôi cá mú lồng để làm cơ sở kiến nghị cho việc cải thiện quy trình nuôi tốt hơn 1.3 Nội dung đề tài Khảo sát các khía cạnh kỹ thuật của mô hình cá mú lồng ở Nam Du, Kiên Hải, Kiên Giang. Phân tích hiệu quả kinh tế, những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá mú lồng ở Nam Du, Kiên Hải, Kiên Giang. 2 Phần II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của cá mú 2.1.1 Phân bố Cá song hay còn gọi là cá mú hiện tại có 30 loài phân bố ở Việt Nam trong tổng số khoảng trên 400 loài trên thế giới. Cá mú được phân bố rộng rãi trong các vùng nước ven biển nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực của tất cả các đại dương (Randall, 1987; Kohno et ai, 1990; Heemstra, 1991). Chúng được tìm thấy và sống chủ yếu ở vùng cửa sông, nơi ven bờ hoặc gần các rạn san hô, đá ngầm, ở vùng nước ấm (Heemstra và Randall 1993). Mùa hè sống ở ven bờ, mùa đông di cư ra vùng xa bờ. Ở Việt Nam chúng phân bố dọc từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan, tập trung nhiều ở ven biển miền trung, trong đó có các loài có giá trị kinh tế, giá trị xuất khẩu cao là: Cá song đỏ Epinephelus akaara, Cá song hoa nâu E. fuscoguttatus, Cá song vạch E. brunneus, Cá song chấm tổ ong E. Merra, Cá song mỡ E. Tauvina, Cá song đen E. heeberi, Cá song cáo E. megachir. - Vùng biển vịnh Bắc bộ có cá song mỡ, song đen, song cáo. - Vùng biển miền Trung có cá song đỏ. - Vùng biển Đông và Tây Nam bộ có song đỏ, song mỡ 2.1.2 Phân loại và hình thái Theo Randall và Heemstra (1993) thì cá mú có 159 loài trên toàn thế giới thuộc 15 giống được phân loại như sau: Lớp cá xương:Osteichthyes Tổng bộ cá dạng vược:Percomorpha Bộ cá vuợc: Perciformes Họ cá mú: Serranidae Cá mú có màu sắc sặc sỡ, dựa vào màu sắc ta có thể phân biệt giữa các loài. Kích thước của các loài cá rất đa dạng, có loài dài 20 cm, nặng 100g nhưng cũng có loài 1,5m và nặng 300 kg. Cá mú có thân hình khoẻ mạnh có dạng dẹp bên, miệng lớn và có thể co duỗi, hàm lồi ra. Răng trong của hai hàm tương đối lớn và có thể ẩn xuống, răng chó với số lượng không nhiều và ở phía trước hai hàm. Viền sau xương nắp mang trước có răng cưa, viền dưới hàm trơn láng, xương nắp mang có hai gai to. Lược mang ngắn và số lượng không nhiều. Vẩy lược bé, có một số ẩn 3 dưới da, bộ phận tia vây lẻ ít nhiều đều có vẩy, đường bên hoàn toàn. Vây lưng có XI gai cứng và 14-18 tia mềm. Vây hậu môn có III gai cứng và 7-9 vi mềm. Vi đuôi mềm hoặc bằng phẳng, đôi khi lõm vào trong. Vây bụng có I gai cứng và 5 tia mềm (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2006) Hình 2.1 Một số loài cá mú 2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng Một đặc điểm điển hình của nhóm này là cá rất dữ, cá tranh ăn dữ dội, con lớn lấn át con bé, khi đói thiếu mồi ăn, chúng ăn lẫn nhau. Đặc tính này thể hiện ngay ở giai đoạn cá con, vì vậy trong quá trình nuôi phải thường xuyên san cỡ đồng đều nuôi riêng có tính ăn thịt và bắt mồi theo phương thức rình mồi. Cá có tính hoạt động về đêm, ban ngày ít hoạt động mà ẩn nấp trong các hang đá, rạn san hô, thỉnh thoảng mới đi tìm mồi. Tuy nhiên, khi được thuần dưỡng trong điều kiện nuôi, cá có thể ăn được cả vào ban ngày (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2006) Cá mú là loài ăn thịt nên đòi hỏi hàm lượng protein cao trong khổ phần ăn của chúng, mỗi loài khác nhau thì có nhu cầu hàm lượng protein khác nhau, tùy vào kích cỡ cá và điều kiện nuôi (Chua & Teng, 1978, 1982; Hu & Lim, 1984; Kohno et al., 1989) cá mú nhỏ thì đòi hỏi hàm lượng protein cao hơn so với cá trưởng thành (Wongsomnuk et al., 1978). 4 Chúng có tập tính dinh dưỡng ăn thịt nên thức ăn gồm cá con, mực, giáp xác, tôm, ghẹ nhỏ… thường ăn thịt lẫn nhau ở giai đoạn cá con. Cá mú là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh, thời gian nuôi khoảng 6-8 tháng thì cá đạt kích cỡ trung bình khoảng 500g-800g, tốc độ tăng trưởng của cá mú còn tùy thuộc từng loài. 2.1.4 Đặc điểm sinh sản Phần lớn cá mú là loài lưỡng tính (Shapiro, 1987), có sự chuyển đổi giới tính ở nhóm cá này. Khi còn nhỏ chúng là cá cái, nhưng khi đạt đến kích cỡ và tuổi nhất định thì chuyển thành cá đực. Cá có kích cỡ dài 45-50 cm trở lại thường là những cá cái, trong khi trên 74 cm và nặng trên 11kg trở thàng cá đực. Hiện tượng lưỡng tính thường tìm thấy ở cá kích cỡ 66-72 cm. Cá mú có thể đẻ quanh năm, nhưng tập trung vào những tháng lạnh, nhiệt độ thấp, vì thế tùy từng vùng khác nhau mùa vụ xuất hiện cá giống cũng khác nhau. Sức sinh sản của cá khá cao, mỗi con cái có thể đẻ từ vài trăm ngàn đến vài triệu trứng (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2006) Cá có thể cho cá sinh sản tự nhiên hay kích thích hormon. Chu kỳ trăng ảnh hưởng đến sự đẻ trứng của cá, cá thường đẻ vào thời điểm vài ngày trước hoặc sau kỳ trăng non hoặc trăng tròn. Cá có thể đẻ tự nhiên không cần tiêm thuốc kích thích. Vài ngày trước hoặc sau trăng tròn hoặc trăng non, thay nườc, tạo dòng chảy liên tục. Nguồn nước mới, thay đổi nhiệt độ và dòng chảy là những tác nhân kích thích cá đẻ trứng và phóng tinh. Mùa vụ cá sinh sản tự nhiên thường từ tháng 5-8. Cá sinh sản tự nhiên có tỷ lệ thu tinh thường cao hơn so với sinh sản nhân tạo do trứng và tinh đã được chín muồi. 2.2 Tình hình và nghiên cứu trong nuôi cá mú lồng Cá mú là một trong những loài cá biển có giá trị kinh tế cao (4-68 USD/Kg). Chúng được nuôi ở nhiều nơi như: Trung Quốc (Đài Loan, Hồng Kông), Nhật Bản, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Philippines, Brunei... Nghề nuôi cá mú ở châu Á đã xuất hiện khá lâu, nhưng nguồn giống hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cá mú đã bắt đầu ở Nhật Bản vào thập niên 60, các nước Đông Nam á vào cuối thập niên 70. Đến nay, hơn 10 loài cá mú đã được nuôi và sản xuất giống nhân tạo như cá mú đen chấm đen (Epinephelus malabaricus), cá mú đen chấm nâu (E. coioides), cá mú ruồi (E. tauvina), cá mú đỏ (E. akaara), cá màu đỏ (E. awoara), cá mú cọp (E. fuscoguttatus), cá mú nghệ (E. lancelatus), E. aeneus, E. microdon, E. polyphekadion, E. tukula, cá mú chuột (Cromileptes altivelis)... 5 http://www.vietlinh.com.vn/library/aquaculture_fish_and_others/mu_giong.as p Gần đây cá mú được nuôi quy mô công nghiệp ở các nước châu Á (Boonyaratpalin, 1997; Heemstra and Randall, 1993) vì nó có tốc độ tăng trưởng nhanh, chuyển hóa thức ăn hiệu quả và giá thị trường cao, Sản lượng hàng năm của cá mú là khoảng 10.000 tấn từ năm 2000 đến năm 2004 nó đứng tốp năng suất cao nhất trong các loài nuôi trồng thủy sản Đài Loan (Liao, 2005). Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng mạnh mẽ của nghề nuôi cá mú dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm gây ra do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng đã tăng lên nhiều hơn nữa gây ra kết quả nghiêm trọng (Chua et al., 1994; Fukuda et al., 1999), thiệt hại về kinh tế (Lee, 1995; Yeh et al., 2008) trong các trại nuôi và giống. Cá giống khi cá đạt 6-7,5 cm được chuyển giao cho một số hệ thống nuôi thương phẩm, hệ thống này có thể là lồng lưới hay ao đất, hệ thống lồng được ưa chuộng ở Đông Nam Á và ao đất ở Đài Loan, Hệ thống lồng cho cá mú nuôi thương phẩm có thể được thả lồng nỗi hoặc cố định, lồng nổi được ưa chuộng hơn những lồng cố định vì nó có thể nuôi được trong những khu vực có biến động thủy triều cao. Lồng cố định thường tìm thấy trong vùng nước cạn, chúng được cố định ở vị trí bằng các cọc gỗ. Ba kích thước lồng được sử dụng cho nuôi thương phẩm, 3x3x2, 4x4x2 và 5x5x2, lúc đầu nuôi cá khoảng 9-10cm thì nuôi lưới với kích cỡ mắc lưới là 2,5cm. mật độ thả cá mú trong ao là 2-7/m2 (Liao et al., 1995), trong lồng có mật độ 20-30 con /m3 (Ruangpanit & Yashiro, 1995). Sau 7-8 tháng đối với cá mú nuôi trong các ao hoặc lồng lưới để đạt được kích thước thương phẩm 600-800g và 12-16 tháng cá đạt 1,2 – 1,4 kg Mật độ thả cao của cá trong lồng lưới nổi trong vùng nước ven biển hay sông được thực hiện thông qua dòng chảy của dòng nước mà cung cấp đầy đủ oxy hòa tan vào lồng và liên tục mang đi chất thải trao đổi chất của cá, do đó làm giảm tác động của mật độ cao (Hickling, 1962; Bardach và ctv, 1972;.. MacCrimmon và ctv, 1974). Mật độ tối ưu của cá biển trong lồng thay đổi theo các loài, vị trí nuôi, kích thước của cá ban đầu thả, kích thước và hình dạng của lồng. Nghiên cứu về ảnh hưởng của mật độ thả lên sự phát triển của cá mú (Epinephelus salmoides ) đã được tiến hành trong lồng lưới nổi. Bốn mật độ 15 con/m3 30 con/m3 60 con/m3 và 120 con/m3, kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng cá ở mật độ thả 60 con/m3 lớn bằng nhau nhanh chóng và cho thấy so sánh hệ số chuyển hóa thức ăn và tỷ lệ sống như những ở mật độ thấp hơn từ 15 đến 30 con/m3, tuy nhiên ở mật độ 120 con/m3 có trọng lượng cá và hiệu quả chuyển hóa thức ăn cũng giảm (Teng, S.K. and Chua, T.E., 1978). 6 Nuôi cá mú là một ngành tương đối mới mẻ ở Việt Nam, đã có sự phát triển đáng kể trong nuôi cá mú thương phẩm và loài khác, trong lồng suốt những năm 1990. Nuôi chủ yếu ở một số tỉnh như Hải Phòng, ở phía bắc Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa. Bộ thủy sản đã thông báo nghề nuôi cá biển sản xuất được 5.000 tấn trong năm 1999, chủ yếu là cá mú (Sadovy 2000) nuôi chủ yếu là cá tự nhiên và nhân tạo, hầu hết các hoạt động nuôi có quy mô nhỏ, các loài cá mú thường được nuôi là E. coioides, E. malabaricus and E. bleekeri. Lồng lưới nổi, lồng lưới cố định và ao được dùng để nuôi thương phẩm , đánh bắt cá tạp tại địa phương được dùng làm thức ăn, bệnh không là vấn đề quan trọng. Mặc dù công nghệ sản xuất giống cá mú đã được phát triển nhưng không có trại sản xuất giống nào ở Việt Nam. Nguồn cung cấp giống cá mú và sự kém chất lượng của giống, để nắm bắt và giải quyết những hoạt động này là hai khó khăn phải đối mặt của ngành, ngoài ra cần phải lựa chọn và thay thế có hiệu quả chi phí thức ăn cá tạp (Nguyen and Hambrey 2000) 2.3 Tổng quan về Nam Du- Kiên Hải- Kiên Giang 2.3.1 Sơ lược về Nam Du- Kiên Hải- Kiên Giang Kiên Giang nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, trong vùng đồng bằng sông Cửu Long có đường biên giới chung với Vương quốc Campuchia dài 56 km, đường bờ biển dài trên 200 km. Phía Đông và Đông Nam giáp Cần Thơ, An Giang; phía Nam giáp Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây giáp vịnh Thái Lan, diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.269 km2, trong đó đảo Phú Quốc rộng 573 km2. Tỉnh có 2 thị xã, 11 huyện, 111 phường, xã, thị trấn và hai huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải. Kiên Giang có địa hình đa dạng, bờ biển dài, nhiều sông núi và hải đảo, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho tỉnh nhiều tiềm năng và lợi thế kinh tế phong phú, đa dạng như: kinh tế nông-lâm nghiệp, kinh tế biển, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông-thủy sản và du lịch; nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu. Ngoài ra, với vị thế là cửa ngõ ở phía tây nam thông ra Vịnh Thái Lan, Kiên Giang còn có tiềm năng lớn về kinh tế cửa khẩu, hàng hải và mậu dịch quốc tế. http://www.vietrade.gov.vn/vung-kinh-te-trong-diem-dbscl/2438-vi-tri-dia-lyva-dien-kien-tu-nhien-cua-tinh-kien-giang.html Riêng Kiên Hải là một trong hai huyện đảo của tỉnh Kiên Giang có 23 hòn đảo lớn, nhỏ quần tụ trên một diện tích 30 km2. Kiên Hải hiện có dân số khoảng 28.000 người sinh sống rải rác trên 11 hòn đảo thuộc bốn đơn vị hành chính là các xã: Hòn Tre (trung tâm hành chính), An Sơn, Lại Sơn và Nam Du Nhiều hòn đảo trên vùng biển Kiên Hải có thiên nhiên còn rất hoang sơ nên 7 chắc chắn sẽ rất thu hút du khách thích loại hình du lịch “bụi”.: nghỉ dưỡng, sinh thái, vườn đồi, thể thao dưới nước, hội thao, leo núi, cắm trại dã ngoại… Hiện nay, hai đảo Hòn Tre và Lại Sơn đã có hạ tầng tương đối hoàn chỉnh với hệ thống đường vòng quanh đảo và đường xuyên đảo khá đẹp, còn đường quanh đảo Nam Du thì đã triển khai và sẽ sớm hoàn thành. Ngoài cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, quyến rũ, các đảo của Kiên Hải còn nổi tiếng bởi nhiều loại đặc sản miền biển như: Cá bống mú (có tới bảy loại), cá thu, cá bóp, các loại ốc biển, cua, ghẹ, tôm tích...Kiên Hải có nhiều núi đá, địa hình khá phức tạp. Vùng đồng bằng có độ cao từ 0,2 – 1,2 m cùng với chế độ thuỷ triều biển tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát úng về mùa mưa đồng thời lại bị ảnh hưởng lớn của nước mặn, nhất là vào các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại cho sản xuất và đời sống http://www.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=396&articleId=24042 2.3.2 Tình hình nuôi cá lồng ở Nam Du- Kiên Hải- Kiên Giang Theo sở NN & PTNT tỉnh Kiên Giang (2011), Kiên Giang là tỉnh có thành trào nuôi cá nước mặn, nước lợ phát triển mạnh. Nhu cầu giống phục vụ về nuôi cá biển năm 2020 là 3,6 triệu con. Nhưng hiện nay trong tỉnh chưa có cơ sở chuyên sản xuất giống cá nước mặn, nước lợ (cá mú, cá bớp, cá chẽm) nên nguồn giống chủ yếu từ khai thác tự nhiên và mua từ ngoài tỉnh. Việc mua các đối tượng cá mặn/lợ từ ngoài tỉnh có nhiều bất cập như con giống chất lượng kém, hiệu quả không cao. Nhìn chung là chưa chủ động được nguồn giống cá mặn/lợ. Như vậy, trong tương lai nước ta cần phải tăng cường nghiên cứu và đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghệ sản xuất giống các loài cá. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất, ương nuôi, phòng và trị bệnh, nâng cao tỉ lệ sống, góp phần phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta Quần đảo Nam Du với các đảo lớn nhỏ, vừa tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên kỳ thú nơi vùng biển Tây Nam, vừa có nhiều điều kiện thích hợp để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng bè. Năm 1997, xã Nam Du, Kiên Hải xuất hiện một vài mô hình nuôi rộng tôm tích, cá mú, cá bớp... trong lồng bè của ngư dân. Trong số này, cá mú và cá bớp tăng trọng lượng khá nhanh, bán được giá cao trên thị trường. Điều này mở ra nghề nuôi cá lồng bè trên biển ở huyện đảo Kiên Hải Trong 2 năm (2005 - 2006), huyện thực hiện thí điểm thành công mô hình “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nuôi cá mú, cá bớp bằng lồng bè trên biển tại huyện đảo Kiên Hải” chuyển giao cho ngư dân, ứng dụng vào thực tế nuôi cá. Nhiều ngư dân nuôi cá theo đúng quy trình này thành công ngoài mong đợi 8 tạo thêm động lực, niềm tin cho họ mạnh dạn đầu tư phát triển nghề nuôi cá lồng bè trên biển trở thành một trong những thế mạnh, tiềm năng kinh tế của huyện đảo Kiên Hải Hiện nay, mô hình nuôi cá lồng bè ở Kiên Hải phát triển mạnh trên 4 xã là Nam Du, An Sơn, Lại Sơn và Hòn Tre với khoảng 200 hộ nuôi cá mú, cá bớp với gần 600 lồng bè, sản lượng thu hoạch trên 270 tấn/năm. Nhiều ngư dân cho biết, sau 10 tháng thả nuôi, cá đạt trọng lượng trên dưới 1 kg/con. Nhờ nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên dồi dào, cá ít bệnh tật, giá bán trên thị trường luôn trên 100.000 đồng/kg nên lợi nhuận khá cao Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015, Kiên Hải xác định nghề nuôi cá lồng bè trên biển là một trong những tiềm năng, thế mạnh kinh tế mũi nhọn cần tập trung đầu tư khai thác. Huyện có nhiều chủ trương khuyến khích, nhân rộng và phát triển mạnh nghề này trong dân, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân đầu tư nuôi cá. Phấn đấu đến năm 2015, huyện đảo Kiên Hải đạt sản lượng nuôi cá lồng bè 600 tấn/năm trở lên. http://www.fistenet.gov.vn/c-thuy-san-viet-nam/b-nuoi-trong/kien-gianghuyen-111ao-kien-hai-phat-trien-nuoi-ca-long-be-tren-bien/ Tóm lại, nghề nuôi cá lồng đang từng bước khẳng định vị trí của mình trong phát triển của tỉnh Kiên Giang, nhưng nhìn chung tốc độ phát triển còn chậm và hiệu quả sản xuất kinh doanh tuy cao nhưng chưa ổn định. Vì vậy, để nghề nuôi cá lồng của tỉnh tiếp tục phát triển hơn nữa cần hỗ trợ về vốn, về kỹ thuật, đặt biệt là cung ứng các giống tốt, phòng chống dịch bệnh,... từng bước hình thành các vùng nuôi tập trung quy mô lớn, chất lượng cao. 9 PHẦN III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu Thời gian thực hiện: từ tháng 04/2013 đến tháng 7/2013. Địa điểm nghiên cứu: Tại các hộ nuôi cá mú lồng ở Nam Du- Kiên Hải- Kiên Giang. Hình 3.1 Địa điểm điều tra 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thông tin thứ cấp: Thu thập thông tin, số liệu từ Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang, trạm Khuyến nông – Khuyến Ngư của huyện, đồng thời tổng hợp thêm các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây về ngành thủy sản trên các báo, tạp chí thủy sản, các website… Thông tin sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp ngẫu nhiên 13 hộ nuôi cá mú trong lồng ở xã Nam Du thông qua phiếu khảo sát đã được soạn sẵn. Một số thông tin chính trong phiếu khảo sát: • Thông tin về nông hộ • Thông tin về kỹ thuật • Thông tin khía cạnh kinh tế • Thông tin liên quan về nhận thức của người dân 10 3.2.2 Xử lý số liệu Các số liệu được tính toán các giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, phần trăm, độ lệch chuẩn dựa trên phần mềm Microsoft Excel. Văn bản được thực hiện trên Microsoft Word. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng