Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời...

Tài liệu Khảo sát câu điều kiện tiếng việt nếu a thì b trong tác phẩm báu vật của đời

.PDF
125
261
95

Mô tả:

i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  LỤC TUYẾT MAI KHẢO SÁT CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG VIỆT " NẾU A THÌ B" TRONG TÁC PHẨM “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” ( Đối chiếu với tác phẩm “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” Bản tiếng Trung) 《丰乳肥臀》 Chuyên ngành : Ngôn ngữ học Mã số : 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC NGƢỜI HƢỠNG DẪN KHOA HỌC: PHẠM VĂN TÌNH Thái Nguyên, năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát, điều tra, kết luận trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố ở bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2011 Tác giả LỤC TUYẾT MAI Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS TS Phạm Văn Tình, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn cô Lƣơng Cốc Từ, PGS Học viện Sƣ phạm Quảng Tây đã giúp đỡ em rất nhiều để em có thể hoàn thành luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trƣờng đại học Sƣ phạm Đại học Thái Nguyên nói chung và các thầy cô giáo dạy Khoa Sau đại học, Trƣờng đại học Sƣ phạm - Đại học Thái Nguyên nói riêng đã ân cần chỉ bảo, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình em theo học chƣơng trình Thạc sĩ tại trƣờng. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em trong thời gian em du học tại Việt Nam. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 8 năm 2011 Tác giả LỤC TUYẾT MAI Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv MỤC LỤC Trang phụ bìa .................................................................................................... i Lời cam đoan ..................................................................................................... ii Lời cảm ơn ....................................................................................................... iii Mục lục ............................................................................................................. iv Danh mục bảng, biểu....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................... 4 1.1. CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG VIỆT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN .... 4 1.1.1. Khái niệm câu điều kiện ................................................................... 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu câu điều kiện trong tiếng Việt ..................... 6 1.1.3 Phân loại câu điều kiện tiếng Việt..................................................... 9 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG HÁN .................. 13 1.2.1 Khái niệm câu ghép điều kiện tiếng Hán ........................................ 13 1.2.2 Những nghiên cứu về từ liên kết ................................................... o14 1.2.3. Phân loại câu điều kiện và câu ghép .............................................. 16 1.3. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ............................................. 18 1.3.1 Lý luận ngôn ngữ học so sánh đối chiếu ......................................... 18 1.3.2. Một số nguyên tắc và phƣơng pháp ............................................... 19 1. 4. TIỂU KẾT............................................................................................ 20 CHƢƠNG 2. CẤU ĐIỀU KIỆN “NẾU A THÌ B” TRONG TÁC PHẨM “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” BẢN TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG HÁN ..................... 21 2.1. KHẢO SÁT CÂU ĐIỀU KIỆN “NẾU A THÌ B” TRONG TÁC PHẨM “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” .................................................................. 21 2.1.1 Giới thiệu tác phẩm “Báu vật của đời” ........................................... 21 2.1.2 Hình thức nhóm câu phức điều kiện “nếu A thì B” trong tác phẩm “Báu vật của đời” ..................................................................................... 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 2.1.3. Thống kê các mẫu câu điều kiện xuất hiện trong tác phẩm “Báu vật của đời” .................................................................................................... 23 2.2. ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP CỦA CÂU ĐIỀU KIỆN “NẾU A THÌ B” TIẾNG VIỆT TRONG TÁC PHẨM “BÁU VẬT CỦA ĐỜI” ................... 24 2.2.1 Chủ ngữ của câu điều kiện “nếu A thì B” ....................................... 25 2.2.2 Trật tự cú pháp câu của câu điều kiện “nếu A thì B”...................... 28 2.2.3 Ngữ nghĩa của câu điều kiện “nếu A thì B” .................................... 31 2.2.3.1 Đặc trƣng ngữ nghĩa của câu điều kiện “nếu A thì B ” ............ 31 2.2.3.2. Quan hệ ngữ nghĩa của hai mệnh đề trong nhóm câu điều kiện “nếu A thì B” .................................................................................................. 34 2.2.4. Chức năng ngữ dụng của câu điều kiện “nếu A thì B” trong "Báu vật của đời" .................................................................................................. 36 2.3 SO SÁNH VỚI NHỮNG CÂU ĐIỀU KIỆN TRONG BẢN GỐC TIẾNG TRUNG《丰乳肥臀》 ĐỐI ỨNG ................................................ 40 2.3.1 Phạm vi so sánh ............................................................................. 40 2.3.2 Đặc điểm cú pháp của câu điều kiện trong 《丰乳肥臀》 ............ 40 2.3.3 Điểm giống nhau và điểm khác nhau .............................................. 43 2.3.3.1 Điểm giống nhau ....................................................................... 43 2.3.3.2 Điểm khác nhau ........................................................................ 44 2.4. TIỂU KẾT............................................................................................. 47 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ LUẬN VĂN VÀ VIỆC ỨNG DỤNG TRONG GIẢNG DẠY .................................................................................................. 49 3.1 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHAM VI KHẢO SÁT ........................................... 49 3.2 PHÂN TÍCH VÀ THỐNG KÊ NGỮ LIỆU KHẢO SÁT THỰC TẾ .. 50 3.3. MỘT SỐ LỖI THƢỜNG GẶP CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC KHI HỌC CÂU ĐIỀU KIỆN ...................................................................... 53 3.3.1. Các lỗi sai về ngữ pháp .................................................................. 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi 3.3.2 Lỗi về ngữ nghĩa.............................................................................. 57 3.4 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN LỖI SAI CỦA SINH VIÊN TRUNG QUỐC KHI HỌC CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG VIỆT................................... 58 3.4.1 Sự ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ ........................................................ 58 3.4.2. Khái quát các quy tắc của ngoại ngữ thứ 2 .................................... 59 3.4.3 Giáo viên ......................................................................................... 60 3.5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC................................................... 61 3.5.1. Khắc phục sự ảnh hƣởng của tiếng mẹ đẻ ..................................... 61 3.5.2. Giáo viên ........................................................................................ 62 3.5.3. Giáo trình........................................................................................ 62 3.6. TIỂU KẾT............................................................................................. 63 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ......................................................... 64 1. KẾT LUẬN.............................................................................................. 64 2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ................................................................................ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67 PHỤ LỤC ....................................................................................................... 71 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các kiểu câu thuộc phạm trù câu điều kiện tiếng Việt[12]:......................................................................................................... 12 Bảng 2.1 Bảng thống kê cụ thể tần suất và tỉ lệ xuất hiện của các mẫu câu điều kiện trong tác phẩm “ Báu vật của đời” ................................................ 23 Bảng 2.2 Bảng đối chiếu hình thức câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán . 41 Bảng 3.1 Tình hình thu thập phiếu điều tra ................................................... 50 Bảng 3.2 Tỷ lệ sai của kiểu câu có cặp từ “nếu..., thì...”, “chỉ có..., mới....” và “chỉ cần..., thì...”: ..................................................................................................... 51 Bảng 3.3 Tỷ lệ mắc lỗi sai của cặp từ “ Cho dù.., đều” và “ dù rằng....., vẫn....” ............................................................................................................ 51 Bảng 3.4 Tỷ lệ mắc lỗi sai của cặp liên từ “chỉ có..., không thì...”, “cho dù..., đều....” ............................................................................................................ 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài của luận văn này chúng tôi có tên gọi “ Khảo sát câu điều kiện tiếng Việt “nếu A thì B” trong tác phẩm “Báu vật của đời” (Đối chiếu với tác phẩm “Báu vật của đời” bản tiếng Trung《丰乳肥臀》” thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học so sánh đối chiếu. So sánh là một trong những thao tác tƣ duy cơ bản trong quá trình tìm hiểu sự vật, hiện tƣợng trong cuộc sống của con ngƣời. So sánh ngôn ngữ, tức là lấy hai dạng, các mặt biểu hiện của hai ngôn ngữ để tiến hành đối chiếu so sánh, tìm ra sự tƣơng đồng, khác biệt và nguyên nhân hình thành, để hiểu sâu đặc điểm và cơ chế hoạt động của mỗi ngôn ngữ, giúp ích cho việc nghiên cứu ngôn ngữ và nâng cao hiệu quả giảng dạy ngoại ngữ. Vấn đề so sánh đối chiếu tiếng Việt và tiếng Hán đã có lịch sử lâu năm, cũng đã có nhiều kết quả nghiên cứu, tuy nhiên lĩnh vực so sánh câu điều kiện hầu nhƣ còn ít ngƣời đề cập đến. Câu điều kiện là một kiểu câu cơ bản, là một bộ phận quan trọng trong hệ thống ngữ pháp tiếng Việt và tiếng Hán. Trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, câu điều kiện đƣợc sử dụng với tần số rất cao. Việc tiến hành đối chiếu so sánh câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán có thể giúp cho việc tìm hiểu và nắm vững đặc điểm và quy luật của ngữ pháp, giúp nâng cao hiểu quả học tiếng Việt và tiếng Hán, hơn thế nữa nó còn có ý nghĩa tích cực trong việc làm tài liệu tham khảo cho các dịch giả trong quá trình dịch Việt - Hán và ngƣợc lại. Trên cơ sở việc nghiên cứu về đặc điểm và phân loại câu điều kiện của các nhà nghiên cứu đi trƣớc, khảo sát các nội dung cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán, luận văn sẽ có căn cứ để tìm ra nét tƣơng đồng và khác biệt của câu điều kiện “nếu A thì B” tiếng Việt và tiếng Hán, đồng thời tiến hành giải thích sự tƣơng ứng đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu những đặc trƣng cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu điều kiện “nếu A thì B” tiếng Việt, từ đó tìm ra những nét tƣơng đồng và khác biệt của câu điều kiện “nếu A thì B” của tiếng Việt và tiếng Hán về phạm trù cú pháp với ngữ liệu là các câu điều kiện “nếu A thì B” trong tác phẩm “Báu vật của đời” đã đƣợc dịch ra tiếng Việt và nguyên tác tiếng Trung. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu - Chỉ ra những đặc điểm của loại câu điều kiện tiếng Việt "nếu A thì B" trong tác phẩm " Báu vật của đời" về phạm trù cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng; - Chỉ ra những nét tƣơng đồng và khác biệt của câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán về phạm trù cú pháp; - Đề xuất các biện pháp để phòng, tránh lỗi trong quá trình dịch câu điều kiện của tiếng Hán và trong việc dạy và học tiếng Việt và tiếng Hán. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ của luận văn, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp miêu tả: Áp dụng để khảo sát đặc điểm phân loại, và miêu tả câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán. - Phương pháp thống kê: Áp dụng để xác định đối chiếu đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán. - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu: Phân tích ngữ liệu và dữ liệu trong câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán, từ đó so sánh đối chiếu, tìm ra sự khác nhau giữa loại câu này trong hai ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Hán. - Phương pháp phân tích diễn ngôn: quá trình học tập một ngôn ngữ mới sẽ khiến cho ngƣời học gặp phải nhiều lỗi sai, nguyên nhân dẫn đến lỗi sai chủ yếu là vì sự khác biệt của tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ thứ 2. Việc phân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 tích lỗi sai có thể chỉ ra đƣợc những điểm khó trong việc nắm bắt một loại ngôn ngữ thứ 2 và điều đó sẽ giúp ích cho quá trình dạy học. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Về mặt lý luận: Những kết quả nghiên cứu có thể góp phần bổ sung vào kho tàng lý luận ngôn ngữ học đối chiếu Việt - Hán mà chủ yếu là các lĩnh vực nghiên cứu đối chiếu cú pháp Việt-Hán; - Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu về đặc trƣng câu điều kiện tiếng Việt và tiếng Hán sẽ giúp cho những ngƣời đã đang hoặc sẽ tham gia vào việc dịch văn bản tiếng Hán thành Việt hoặc tiếng Việt thành Hán sẽ chuẩn xác và hiệu quả hơn. Đồng thời, những kết quả đạt đƣợc của nghiên cứu chắc chắn cũng sẽ giúp ích thiết thực cho việc giảng dạy về ngữ pháp tiếng Việt cho ngƣời Trung Quốc hoặc ngữ pháp tiếng Hán cho ngƣời Việt. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thƣ mục tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Câu điều kiện "nếu A thì B" trong tác phẩm "Báu vật của đời" bản tiếng Việt và tiếng Hán Chương 3: Kết quả luận văn và việc ứng dụng trong việc giảng dạy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG VIỆT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 1.1.1. Khái niệm câu điều kiện Câu điều kiện là một kiểu câu rất phổ biển, tần số xuất hiện rất cao tồn tại trong hầu hết các ngôn ngữ nhƣ tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Anh, v.v. Về định nghĩa của câu điều kiện, đã có nhiều nhà ngôn ngữ học đƣa ra định nghĩa. Hoàng Tuệ - nhà ngôn ngữ học Việt Nam, cho rằng “Câu điều kiện là một kết cấu phức hợp bao gồm 2 mệnh đề: một mệnh đề chính và một mệnh đề phụ chỉ điều kiện”. Trong luận án tiến sĩ “Câu điều kiện tiếng Việt - nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận”, tác giả Nguyễn Khánh Hà đã tổng kết nhƣ sau: “Câu điều kiện là một kiểu câu cơ bản, rất quan trọng trong ngôn ngữ tự nhiên. Nhiều nhà ngôn ngữ học đã nhận thấy câu điều kiện tồn tại hầu hết các ngôn ngữ, nhƣ tiếng Hy Lạp cổ đại, tiếng Đức, tiếng Latin, tiếng Hán và nhiều thứ tiếng khác nữa (Traugott, Meulen, Reilly, & Ferguson,1986).” Theo ngữ pháp truyền thống, đây là những câu phức mà cấu tạo bao gồm hai mệnh đề. Để làm rõ hơn khái niệm cũng nhƣ các vấn đề chung liên quan đến câu điều kiện, chúng tôi đã tham khảo rất nhiều ý kiến khác nhau của các tác giả và thống nhất sử dụng quan điểm về khái niệm câu điều kiện của tác giả Diệp Quang Ban . Theo tác giả Diệp Quang Ban, câu điều kiện là loại câu nằm trong câu ghép. Để làm rõ khái niệm câu đầu kiện, chúng tôi xin đƣa ra một vài vấn đề cơ bản về câu ghép. Khái niệm câu ghép: “câu ghép là câu do hai (hoặc hơn hai) câu đơn kết hợp với nhau theo kiểu không câu nào bao chứa câu nào, mỗi câu đơn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 trong câu ghép tự nó thoả mãn định nghĩa về câu. Có thể dùng tên gọi “dạng câu” hay “vế câu” để chỉ câu nằm trong câu ghép” [2] Phân loại câu ghép: a. Câu ghép chính phụ: Là câu ghép có quan hệ ngữ pháp không bình đẳng, thƣờng gọi là quan hệ chính phụ, hay quan hệ phụ thuộc giữa hai vế câu, vế phụ phụ thuộc vào vế chính. Vế phụ là vế chứa quan hệ từ phụ thuộc, quan hệ phụ thuộc đƣa vế phụ vào câu. Câu ghép chính phụ đƣợc phân loại thành những loại sau: 1. Câu ghép nguyên nhân 2. Câu ghép điều kiện/giả thiết 3. Câu ghép nhƣợng bộ 4. Câu ghép mục đích b. Câu ghép đẳng lập: Là câu ghép trong đó quan hệ ngữ pháp giữa các vế câu là ngang hàng nhau, không vế nào phụ thuộc vào vế nào. Câu ghép đẳng lập đƣợc phân loại nhƣ sau: 1. Câu ghép liên hợp (dùng quan hệ từ liên hợp) 2. Câu ghép tƣơng liên (dùng cặp phó từ, đại từ hô ứng) 3. Câu ghép tiếp liên (không dùng quan hệ từ và cặp từ hô ứng) Nhƣ vậy, câu điều kiện/giả thiết thuộc câu ghép chính phụ, chính vì vậy nó mang đầy đủ tính chất của câu ghép và câu ghép chính phụ. Khái niệm câu điều kiện đƣợc tác giả Diệp Quang Ban đƣa ra trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (đã đƣợc Hội đồng thẩm định sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu làm sách dùng chung cho các trƣờng đại học Sƣ phạm) nhƣ sau: “ Câu ghép điều kiện giả thiết là câu ghép chính phụ mà ở đầu vế phụ có chứa các quan hệ từ diễn đạt quan hệ điều kiện/giả thiết như: nếu, hễ, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 miễn (là), giá....Trong câu ghép điều kiện/giả thiết, ở đầu vế chính có thể xuất hiện từ “thì” đánh dấu vế chỉ hệ quả khi vế chính đứng sau.”[2] Ví dụ: Nếu mai trời nắng, chúng tôi sẽ đi du lịch. Một số điểm cần chú ý: + Trong kiểu câu này, khi vế phụ đứng trƣớc vế chính thì sẽ tạo ra quan hệ điều kiện/giả thiết hệ quả nhƣ ví dụ trên. + Nếu trật tự thay đổi ngƣợc lại, tức là vế chính đứng trƣớc thì sẽ tạo ra quan hệ sự việc – điều kiện/giả thiết, và trong trƣờng hợp này không đƣợc dùng từ “thì” đứng đầu vế chính nữa. Ví dụ nếu vế chính đƣợc đƣa lên trƣớc vế phụ thì câu sẽ có dạng: Chúng tôi sẽ đi du lịch, nếu trời nắng. + Các từ “ hễ....thì...” thƣờng đƣợc dùng khi sự việc là điều kiện đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần. Ví dụ: Hễ trời mưa to thì con đường này lại bị ngập. + Ngoài cách biểu thị quan hệ điều kiện hệ quả, kểu câu ghép “nếu....thì” với trật tự vế phụ (vế chứa “nếu”) đứng trƣớc, còn đƣợc dùng diễn đạt quan hệ so sánh (không coi là câu chỉ điều kiện): Ví dụ: - Nếu tỉnh anh có nhiều mía, thì tỉnh tôi lại có nhiều dừa. - Nếu lớp các bạn đứng thứ nhất thì lớp chúng tôi cũng đứng vào hàng thứ hai. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu câu điều kiện trong tiếng Việt Trong lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ, đã có rất nhiều tác giả đề cập đến vấn đề câu điều kiện, các mức độ nông sâu của các nghiên cứu cũng không giống nhau. Sau đây chúng tôi xin đƣa ra một số công trình nghiên cứu về câu điều kiện, xếp theo trật tự thời gian từ trƣớc đến nay. Hoàng Tuệ (1992) đã đƣa ra phân tích những câu có dùng cặp liên từ “ nếu...thì” và đƣa ra định nghĩa “Câu điều kiện là một kết cấu phức hợp, gồm 2 mệnh đề: một mệnh đề chính và một mệnh đề phụ chỉ điều kiện”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Nguyễn Kim Thản (1977): xếp kiểu câu có liên từ “Nếu” vào loại câu phức hợp có quan hệ qua lại. Tác giả cho rằng quan hệ điều kiện/giả thiết gồm 2 loại nhỏ. Loại thứ nhất đƣợc gọi là câu điều kiện trong đó có một đoạn câu biểu thị ý nghĩa điều kiện. Hoàng Trọng Phiến (1980) sắp xếp câu điều kiện vào loại câu ghép qua lại hai chiều. Tác giả đƣa ra 82 mô hình câu điều kiện với 30 nhóm. Ông chỉ ra “Quan hệ 2 vế của câu điều kiện là quan hệ giữa cái đề xuất và cái hiệu quả phát sinh từ sự đề xuất đó. Vế trƣớc nêu ra điều kiện, vế sau thuyết minh tình hình phát sinh hoặc hiệu quả”. [22] Nguyễn Anh Quế (1988) đề cập đến câu điều kiện xuất phát từ góc độ nghiên cứu cấu trúc của từ và từ loại tiếng Việt. Diệp Quang Ban (1989) xếp câu điều kiện/giả thiết vào câu ghép chính phụ (nhƣ đã trình bày trong phần khái niệm nhƣ trên). Cao Xuân Hạo (1991) đƣa ra quan điểm kết cấu " Nếu A thì B" bao gồm hai phần Đề (tƣơng đƣơng với Nếu A), và phần Thuyết (tƣơng đƣơng với thì B). Đồng quan điểm này tác giả Diệp Quang Ban cũng đƣa ra quan hệ Đề Thuyết trong câu ghép điều kiện/giả thiết. Hồ Lê (1992) chỉ ra câu điều kiện hệ quả có 2 tiêu chí ngữ pháp cơ bản là: a. Nội dung của điều kiện b. Tính chất của mối quan hệ điều kiện hệ quả Ngô Thị Minh (2001) khảo sát 26 cặp tác tử tình thái, trong đó có 10 cặp tác tử tình thái thuộc cấu trúc câu ghép điều kiện, bao gồm: Nếu A thì B, cứ A thì B, Hễ A thì B, chí có A mới có B, đã A thì B, giá A thì B, nếu nhƣ A thì B, phải chi A thì B, ƣớc gì A thì B, Bao giờ A thì B, Dù/mặc dù/dẫu A vẫn B. Lê Thị Minh Hằng (2005), Câu điều kiện trong tiếng Việt (có đối chiếu với tiếng Nhật) là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu về câu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 điều kiện. Tác giả chủ trƣơng tiếp cận câu điều kiện tiếng Việt từ góc độ ngữ nghĩa, logic. Quan hệ nhân quả đƣợc tác giả xem là đặc trƣng cốt lõi của ngữ nghĩa điều kiện và là cơ sở phân chia câu điều kiện thành 2 loại: câu điều kiện điển hình và câu điều kiện không điển hình. Ngoài ra tác giả cũng phân tích chi tiết các phƣơng tiện hình thức biểu hiện tính điều kiện trong câu điều kiện tiếng Việt, chú ý phân biệt câu điều kiện ở các bình diện nội dung, hình thức và hành động ngôn từ. Nguyễn Chí Hoà (2008) phân tích câu điều kiện dựa trên các cách phân loại câu điều kiện quy định khả năng, câu điều kiện chỉ là mong muốn, không có tính khả thi, câu điều kiện tất nhiên, câu điều kiện giả định, câu điều kiện không có thật. Nguyễn Khánh Hà (2009, Câu điền kiện nhìn từ góc độ tri nhận) Có thể coi cuốn sách này là công trình đầu tiên ở Việt Nam áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận vào nghiên cứu phạm trù câu điều kiện tiếng Việt. Thông qua việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhân vào nghiên cứu câu điều kiện, công trình góp phần giới thiệu một hƣớng đi mới trong việc tham khảo và ứng dụng các lý thuyết hiện đại trong ngôn ngữ học thế giới vào nghiên cứu tiếng Việt. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã chỉ ra tính phổ biến của câu điều kiện “nếu A thì B” và phân tích các loại câu điều kiện trong nhóm nếu A thì B. Có thể nói đây là một bƣớc tiến dài trong việc xác định tính phổ biến và đƣa ra ranh giới phân loại kỹ càng cho câu điều kiện thuộc nhóm nếu A thì B. Ngoài ra tác giả cũng phân tích cặn kẽ các nhóm kết cấu câu điều kiện có liên từ/cặp liên từ câu điều kiện, kết cấu có cặp từ hô ứng, nhóm kết cấu không có cặp từ/cặp liên từ hô ứng. Với mỗi loại câu tác giả đều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 phân tích đặc điểm hình thức, đặc điểm ngữ nghĩa và đánh giá mức độ đáp ứng tiêu chí điển mẫu. 1.1.3 Phân loại câu điều kiện tiếng Việt Hoàng Trọng Phiến (1980) phân loại nhƣ sau: - Câu điều kiện biểu hiện điều kiện tất nhiên: Loại này vế chính khẳng định hệ quả dựa vào tiền đề, điều kiện nêu ra ở vế phụ. Ví dụ: nếu không có nƣớc tƣới, lúa sẽ chết rụi. - Câu điều kiện biểu hiện điều kiện giả định: Loại câu này biểu hiện sự kiện hoặc tình hình ở vế chính phải đƣợc vế phụ giả thiết, đƣa ra các điều kiện duy nhất có thể có. Ví dụ: Trừ phi nó bận việc nó mới vắng mặt ở hội nghị này. - Câu điều kiện biểu hiện ý nghĩa có điều kiện trong cái không có điều kiện. Loại câu này có cặp từ nối hô ứng bất kỳ (bất cứ, vô luận, nhƣợc bằng), cũng (vẫn, đều)... Ví dụ: Bất cứ khó khăn nào, bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta đều có thể vƣợt qua. Tuy nhiên tác giả cũng chỉ ra “ Câu điều kiện có nội dung ngữ nghĩa rất phong phú, lắm khi cũng khó phân biệt các mối quan hệ điều kiện, Chẳng hạn, câu điều kiện có quan hệ điều kiện - thời gian, điều kiện nhƣợng bộ, điều kiện giới hạn....”.[22] Bùi Minh Toán (2007) phân loại nhƣ sau: - Câu điều kiện diễn đạt giả thiết, điều kiện mong muốn: giá, giá mà.... Ví dụ: Giá ông đi tù 10 năm, có phải cả nhà sung sƣớng không. - Câu điều kiện diễn đạt điều kiện không mong muốn: ngộ, lỡ, nhỡ, ngộ nhỡ... Ví dụ: Nhỡ cô đổ bệnh cho tôi thì bỏ mẹ tôi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 - Cặp “hễ...thì” đƣợc dùng để diễn đạt quan hệ điều kiện-hệ quả, nhƣ một điều kiện có tính tất yếu, có tính quy luật. Ví dụ: Cái giống nhà quê chúng mày, hễ thấy tiền là y nhƣ tối mắt lại. Nguyễn Chí Hoà (2008- Các phƣơng tiện liên kết và tổ chức văn bản) đƣa ra các cách phân loại câu điều kiện sau: - Câu điều kiện tất nhiên: Khi những điều kiện của hành động đƣợc ngƣời nói xem nhƣ một nhân tố có thực, những nhân tố này đƣợc phản ánh bằng các động từ ở thể trần thuật, chúng đƣợc hiểu là câu biểu hiện điều kiện tất nhiên. Mệnh đề chính có thể dùng “sẽ”, có thể không dùng “sẽ”, mệnh đề phụ ít khi dùng các từ chỉ thời gian‟ Ví dụ: Nếu mày còn nhƣ thế nữa, tao sẽ cho mày một trận đòn. - Câu điều kiện giả định: Trong câu điều kiện giả định, vế chính nêu ra sự kiện hoặc tình huống, vế phụ nêu ra giả thiết: + Trừ phi A mới B: Trừ phi trời sập tôi mới đi. + Có A thì mới B: Có làm thủ tục mới biết khó khăn làm sao + Giá A thì B: Giá mà tôi có nhiều tiền thì hay biết mấy. + A mà B thì mới C: Anh mà đi thì tôi sẽ ở lại. - Câu điều kiện phản ánh điều kiện không có thật: Phản ánh sự tồn tại không có thật, có thể dùng trong hiện tại và tƣơng lai: Ví dụ: Nếu anh ấy ở đây ngay bây giờ, anh ấy sẽ giúp chúng ta. - Câu điều kiện không có từ nối, có ý nghĩa điều kiện dạng tƣờng thuật: Ví dụ: Em yêu anh em sẽ khổ - > Nếu em yêu anh thì em sẽ khổ. Em khổ em chịu -> Nếu em khổ thì em chịu. - Câu điều kiện không có từ nối, có ý nghĩa điều kiện dạng mệnh lệnh. Ví dụ: Yêu nhau hẵng lấy không trái khoáy lắm. Có thực mới vực được đạo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Cách phân loại câu điều kiện của Nguyễn Chí Hoà có phần tƣơng đồng với cách phân loại của tác giả Hoàng Trọng Phiến (1980), tuy nhiên cách phân loại này chính tác giả cũng tự nhận xét là chƣa bao quát hết tính đa dạng, phong phú của câu điều kiện. Lê Thị Minh Hằng phân loại nhƣ sau: Câu điều kiện điển hình và câu điều kiện không điển hình. 1. Câu điều kiện giả định bao gồm 2 loại, một là câu điều kiện phản định phản thực, loại cầu này vế chính và vế phụ đều là những sự tình trái với hiện thực. Hai là câu điều kiện giả định giả thiết. Trong loài câu này, vế chính và vế phụ là có thể trở thành sự thật. 2. Câu điều kiện phi giả định cũng bao gồm hai tiểu loại, một là câu điều kiện phi giả định tất yếu, hai là câu điều kiện phi giả định tập quán. Nguyễn Khánh Hà phân loại nhƣ sau: Nguyễn Khánh Hà (2009) áp dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận, thông qua thông kê phân tích, phân loại câu điều kiện theo kiểu câu. Việc phân loại đƣợc tiến hành nhƣ các bƣớc sau: (1) Lấy tiêu chí xác định câu điển mẫu làm căn cứ để xác định các kiểu câu thuộc phạm trù câu điều kiện tiếng Việt; (2) Loại bỏ những kiểu câu không đạt bất kỳ tiêu chí nào; (3) Lập danh sách những câu đạt tiêu chí theo các mức độ khác nhau; (4) Phân bậc các câu theo mức độ đáp ứng tiêu chí câu điều kiện điển mẫu. Nguyễn Khánh Hà đi theo những bƣớc nhƣ trên, đã phân loại câu điều kiện nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Bảng 1.1. Bảng tổng hợp các kiểu câu thuộc phạm trù câu điều kiện tiếng Việt[12]: Đặc điểm nhóm Tên nhóm Kiểu kết cấu trong nhóm - Cho dù A (thì) cũng/vẫn/ cũng/vẫn B - Dầu cho A (thì) cũng/vẫn/ cũng/vẫn B 1.Nhóm kết cấu có liên từ/cặp (1) Dù A (thì) vẫn B - Dẫu A (thì) cũng/vẫn/ cũng/vẫn B - Dù A(thì) cũng/vẫn/ cũng/vẫn B liên từ - Dù cho A(thì) cũng/vẫn/ cũng/vẫn B - Giá A (thì) B - Giá nhƣ A (thì) B (2) Giá A thì B - Giá gì A (thì) B- Giá phỏng A (thì) B - Giá mà A (thì) B - Giả dụ A (thì) B - Giả tỉ A (thì) B (3) Giả sử A thì B - Giả nhƣ A (thì) B - Hoặc giả A (thì) B - Giả sử A (thì) B - ví phỏng A (thì) B - Giả thiết A(thì) B - ví thử A (thì) B - Cứ A thì/ là B - Hễ cứ A thì/ là B (4) Hễ A thì/ là B (5)Một khi A ghì B (6)Nhỡ A thì B - Hễ A thì/ là B - Một khi A (thì) B - Đã A thì/là B - Phàm A (thì) B - Lỡ A (thì) B - Nhỡ A (thì) B - Ngộ nhỡ A (thì )B - Rủi A (thì) B - Nếu A thì B - Nếu A , B (7) Nếu A thì B - Nếu mà A thì B- B nếu A - Nếu nhƣ A thì B (8) Nhƣợc bằng A - Nhƣợc bằng A (thì) B thì B Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 (9) B, miễn là A (10) B, trừ phi A 2. Nhóm kết cấu - B, miễn là A - B, miễn sao A -B, miễn là A - B, với điều kiện là A - B, trừ khi A - B, trừ phi A (11)A bằng -[A]kẻo B không/kẻo B -[A]bằng không/kẻo B (12) Có A mới B - Có A mới B - Phải A mới B có cặp từ hô ứng (13) A bao nhiêu B - A bao nhiêu B bấy nhiêu bấy nhiêu 3. Nhóm kết cấu A (thì) B không có cặp - A (thì) B -A , B - A mà…..thì B liên từ/cặp từ hô ứng 1.2 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÂU ĐIỀU KIỆN TIẾNG HÁN 1.2.1 Khái niệm câu ghép điều kiện tiếng Hán Khái niệm câu ghép đƣợc Vƣơng Ứng Vỹ “Văn pháp tiếng Hán thực dụng” (1920) đƣa ra, ông cho rằng bất kỳ 2 câu đơn trở lên nào ghép với nhau đều tạo thành câu ghép. Ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm chính xác nhất là Lƣu Phục, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Trung” (1920) chỉ ra rằng: “Bất kỳ hai hoặc 2 phân câu hợp thành câu gọi là câu ghép”, những câu không có hình thức nhƣ thế là câu đơn. Việc xác định khái niệm về thuật ngữ này và cách sử dụng đối lập của câu đơn đã kết thúc trạng thái mơ hồ khí xác định thuật ngữ này trƣớc kia, hơn nữa nó còn có tác dụng lớn trong việc xác định lý luận ổn định về câu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất