Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát khả năng chống oxy hóa in vitro của cao trái nhàu (morinda citrifolia l...

Tài liệu Khảo sát khả năng chống oxy hóa in vitro của cao trái nhàu (morinda citrifolia l.)

.PDF
66
602
90

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TƯ NHIÊN  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH SINH HỌC KHẢO SÁT KHẢ NĂNG CHỐNG OXY HÓA IN VITRO CỦA CAO TRÁI NHÀU (Morinda citrifolia L.) Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ts. ĐÁI THỊ XUÂN TRANG NGUYỄN PHẠM PHƯƠNG THẢO BỘ MÔN SINH HỌC MSSV: 3092373 KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP: SINH HỌC K35 Cần Thơ, Tháng 5/2013 Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ TÓM LƯỢC Ngày nay, nhiều căn bệnh nghiêm trọng đã được chứng minh là do hậu quả của stress oxy hóa. Những tác động từ môi trường đã gây ra hiện tượng mất cân bằng của hệ thống kháng oxy hóa của cơ thể. Những khám phá về hoạt tính kháng oxy hóa của một số loại dược liệu cũng như hiệu quả của chúng trong việc ngăn ngừa và chữa trị các loại bệnh nguy hiểm như ung thư, xơ vữa động mạch, tim mạch đã thu hút sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên cứu. Đề tài khảo sát khả năng chống oxy hóa in vitro của cao chiết trái Nhàu (Morinda citrifolia L.) được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chống oxy hóa của trái Nhàu để áp dụng vào điều trị bệnh. Sự làm sạch gốc tự do của cao chiết được thực hiện bằng phương pháp khảo sát khả năng chống oxy hóa tổng số (TAS assay). Trolox được sử dụng như là chất chống oxy hóa chuẩn, tất cả các chất chống oxy hóa khác được đo tương đương với Trolox. Kết quả cho thấy cao trái Nhàu chín có khả năng chống oxy hóa mạnh hơn cao trái xanh. Từ khóa: TAS, cây Nhàu (Morinda citrifolia L.), stress oxy hóa, chất chống oxy hóa, gốc tự do. -i- Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đại học này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn, ủng hộ, giúp đỡ của rất nhiều người. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Đái Thị Xuân Trang đã tận tình hướng dẫn, bổ sung kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Sinh, Bộ môn Hóa - Khoa khoa học tự nhiên, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học – Trường Đại Học Cần Thơ đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Mai Phương, cao học Sinh Thái Học K17, chị Ninh Khắc Huyền Trân, cao học Sinh Thái Học K18 và tập thể lớp Sinh Học K35 đã luôn đồng hành, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin gửi lời tri ân chân thành sâu sắc đến gia đình, người thân và những người bạn đã luôn động viên và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2013 Nguyễn Phạm Phương Thảo - ii - Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Cô Đái Thị Xuân Trang. Các số liệu và kết quả có được trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây. Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Đái Thị Xuân Trang Nguyễn Phạm Phương Thảo - iii - Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ PHẦN KÝ DUYỆT CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ts. Đái Thị Xuân Trang DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... .......................................................................................................................... ............................................. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG - iv - Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ MỤC LỤC TÓM LƯỢC ...........................................................................................................i LỜI CẢM TẠ ........................................................................................................ii LỜI CAM KẾT.....................................................................................................iii PHẦN KÝ DUYỆT...............................................................................................iv DANH MỤC BẢNG .............................................................................................vi DANH MỤC HÌNH .............................................................................................vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................viii PHẦN 1. GIỚI THIỆU..........................................................................................1 PHẦN 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU......................................................................3 2.1. Sơ lược về chất chống oxy hóa......................................................................3 2.1.1. Stress oxy hóa.........................................................................................3 2.1.2. Khái niệm về chất chống oxy hóa ...........................................................4 2.2. Giới thiệu về cây Nhàu (Morinda citrifolia L.)..............................................5 2.2.1. Đặc điểm cây Nhàu.................................................................................5 2.2.1.1. Tên gọi.............................................................................................5 2.2.1.2. Khóa phân loại.................................................................................6 2.2.1.3. Mô tả hình thái.................................................................................6 2.2.1.4. Phân bố, sinh thái.............................................................................7 2.2.2. Thành phần hóa học của cây Nhàu..........................................................8 2.2.3. Tác dụng dược lý..................................................................................10 2.2.4. Công dụng ............................................................................................ 11 2.3. Một số nghiên cứu về cây Nhàu ..................................................................12 PHẦN 3. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................18 3.1. Phương tiện nghiên cứu...............................................................................18 3.1.1. Dụng cụ và thiết bị ...............................................................................18 3.1.2. Hóa chất và vật liệu ..............................................................................18 3.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................18 3.2.1. Phương pháp khảo sát khả năng chống oxy hóa của cao chiết cây Nhàu in vitro................................................................................................................18 3.2.1.1. Phương pháp trích cao cây Nhàu bằng dung môi ethanol ...............18 3.2.1.2. Khảo sát sự chống oxy hóa tổng số (Total Antioxidant Status (TAS) assay) in vitro ............................................................................................. 19 3.2.2. Thống kê phân tích số liệu ....................................................................20 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 21 4.1. Xác định độ ẩm của các mẫu cây.................................................................21 4.2. Khảo sát khả năng chống oxy hóa tổng số (Total Antioxidant Status (TAS) assay) in vitro ....................................................................................................21 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................28 5.1. Kết luận ......................................................................................................28 5.2. Kiến nghị ....................................................................................................28 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................29 -v- Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1 Độ ẩm của các mẫu cây............................................................ 21 Bảng 4.2 Khả năng chống oxy hoá tổng số của cao ethanol trái Nhàu ..... 23 - vi - Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ DANH MỤC HÌNH Hình 4.1 Đường chuẩn khảo sát khả năng chống oxy hoá tổng số in vitro của Trolox ............................................................................................. 22 Hình 4.2 Phần trăm lượng ROS còn lại sau phản ứng với chất chống oxy hoá có trong cao chiết trái Nhàu ................................................................. 26 - vii - Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTĐ: Bệnh tiểu đường DPPH: 1,1-diphenyl-2-picryl-hydrazyl EC50 : Effective concentration of 50% EDTA: Disodium dihydrogen ethylenediaminetetraacetate IC50 : Inhibition concentration of 50% LPO: Lipid peroxides LC50: Lethal concentration of 50% OD: Mật độ quang phổ ROS: Reactive oxygen species SAR: Super oxide anion TNB: Tettazolium nitroblue TBA: Acid thiobarbituric TAS: Total antioxidant status TBA-RS: Thiobarbituric acid reactive substances TC: Trái chín TX: Trái xanh Trolox: 6-hydroxy-2,5,7,8-tetramethylchroman-2-carboxylic acid - viii - Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ PHẦN 1. GIỚI THIỆU Sự hoạt động của gốc tự do (Reactive oxygen species - ROS) là sản phẩm phụ tự nhiên của sự trao đổi oxy và có vai trò quan trọng trong tín hiệu tế bào và cân bằng nội mô. Tuy nhiên trong các môi trường có các tác nhân như nhiệt độ, tia cực tím thì ROS tăng lên đáng kể. Gốc tự do là một tác nhân độc hại gây ra nhiều bệnh như bệnh về đường tim mạch, các bệnh về gan, đục thủy tinh thể, lão hóa, ung thư,… Về mặt hóa học, gốc tự do rất kém bền nên dễ dàng tham gia vào nhiều phản ứng hóa học với các hợp chất như protein, lipid, carbohydrat, ADN, … trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự rối loạn và mất cân bằng của các quá trình sinh hóa và là nguyên nhân chính gây nên các bệnh (Ando, 2009). Do đó, việc tìm ra những hợp chất chống oxy hóa có khả năng ức chế các gốc tự do hoặc ức chế các quá trình gián tiếp sinh ra gốc tự do là điều cần thiết để ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật. Các chất chống oxy hóa có thể có nguồn gốc từ thiên nhiên hoặc được tổng hợp hóa học. Tuy nhiên, những hợp chất chống oxy hóa được tổng hợp hóa học có thể gây ung thư nên việc sử dụng các hợp chất có nguồn gốc từ tự nhiên có thể hạn chế được nguy cơ này. Nguồn thực vật ở Việt Nam khá phong phú và đa dạng vì Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có hệ thực vật phong phú (trên 12.000 loài thực vật bậc cao) (Phạm Hoàng Hộ, 1999), với nguồn dược liệu dồi dào và truyền thống sử dụng dược liệu có nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời (gần 4000 loài cây thuốc) (Võ Văn Chi, 1999). Đây là một nguồn nguyên liệu vô cùng quý giá cho các nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên, cũng như những nghiên cứu về hoạt tính sinh học theo hướng hiện đại. Cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) và các bộ phận của cây được các nhà khoa học đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây. Cây Nhàu chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa như beta-carotene, acid ascorbic, terpenoid, alkaloids, betasitosterol, carotene, polyphenol như flavonoid, flavone glycosides, rutin… (Ramamoorthy and Bono, 2007). Cây Nhàu được biết có hiệu quả, giá thành thấp lại ít tác dụng phụ nên sẽ là một trong những dược liệu có khả năng sử dụng trong phòng ngừa và điều trị bệnh do gốc tự do gây ra. -1- Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ Do đó đề tài " Khảo sát khả năng chống oxy hóa in vitro của cao trái Nhàu Morinda citrifolia L. " được thực hiện nhằm đánh giá khả năng chống oxy hóa của cao trái Nhàu để áp dụng vào điều trị các bệnh khác như bệnh tiểu đường, cao huyết áp… Mục tiêu của đề tài là đánh giá khả năng chống oxy hóa in vitro của cao trái Nhàu bằng phương pháp TAS. -2- Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ PHẦN 2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Sơ lược về chất chống oxy hóa 2.1.1. Stress oxy hóa Stress oxy hóa được định nghĩa là sự phá vỡ cân bằng giữa quá trình oxy hóa và quá trình khử trong cơ thể sống (Ziyatdinova et al., 2006). Quá trình trao đổi chất và stress oxy hóa tạo ra một số sản phẩm trung gian là các gốc tự do (ROS: Reactive oxygen species). Bên cạnh sự cần thiết cho cơ thể con người, ROS cũng tham gia vào quá trình lão hóa và sự phát triển của nhiều bệnh như ung thư, bệnh tim, Alzheimer và Parkinson. ROS gây nguy hiểm cho cấu trúc tế bào và phân tử chức năng (như là ADN, protein và lipid) khi các tác nhân oxy hóa hoặc các gốc tự do hoạt động mạnh (Ganske and Dell, 2006). Ban đầu oxy nhận một điện tử tạo ra gốc superoxyde (O2–●), đây là gốc tự do quan trọng nhất của tế bào. Từ superoxyde (O2–●) nhiều gốc tự do và các phân tử khác của oxy có khả năng phản ứng cao được tạo ra như hydroxyl (HO●), hydroperoxyl (HOO●), peroxyl (ROO●), alkoxyl (RO●), lipoperoxyde (LOO•), H2O2 (Halliwell, 1991; Dyke et al., 1994). Gốc tự do là tất cả các phân tử hóa học chỉ có một điện tử duy nhất (electron mang điện âm) hay số điện tử lẻ. Đôi khi, trong diễn tiến hóa học, một phân tử có điện tử bị tách rời và phân tử đó trở thành một gốc tự do, với số điện tử lẻ (Pal et al., 2011). Do đó, các phân tử mang điện tử lẻ không cân bằng, không bền vững, dễ tạo ra phản ứng. Các phân tử mang điện tử lẻ luôn luôn tìm cách chiếm đoạt điện tử mà nó thiếu từ các phân tử khác và lần lượt tạo ra một chuỗi những gốc tự do mới, gây rối loạn sự hoạt động bình thường của tế bào. Nhiều nghiên cứu cho thấy, gốc tự do hủy hoại tế bào bằng cách oxy hóa màng tế bào, gây trở ngại trong việc thải chất bã và tiếp nhận thực phẩm, dưỡng khí. Sau đó, gốc tự do tấn công các ty thể, phá vỡ nguồn cung cấp năng lượng. Cuối cùng bằng cách oxy hóa, gốc tự do làm suy yếu kích thích tố, enzyme khiến cơ thể không tăng trưởng được (Packer, 1999). Trong cơ thể có rất nhiều loại gốc tự do, mà các gốc nguy hiểm hơn cả là superoxide, ozone, hydro peroxide, lipid peroxy và -3- Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ nhất là gốc hydroxyl, là nguyên nhân gây ra nhiều tổn thương (Young and Woodside, 2001). Gốc tự do là sản phẩm của những căng thẳng, mệt mỏi, ô nhiễm môi trường, thuốc lá, dược phẩm, tia phóng xạ mặt trời, thực phẩm có chất màu tổng hợp, nước có nhiều chlorine và ngay cả oxy (Halliwell, 1991; Armstrong, 2002). 2.1.2. Khái niệm về chất chống oxy hóa Các chất chống oxy hóa là các hợp chất có khả năng làm chậm lại, ngăn cản hoặc đảo ngược quá trình oxy hóa các hợp chất có trong tế bào của cơ thể (Jovanovic and Simic, 2000; Lachman, 2000; Singh and Rajini, 2004). Dựa trên nguyên tắc hoạt động, các chất chống oxy hóa được phân thành hai loại là các chất chống oxy hóa bậc một và các chất chống oxy hóa bậc hai. Các chất chống oxy hóa bậc một khử hoặc kết hợp với gốc tự do, do đó nó kìm hãm pha khởi phát hoặc bẻ gãy dây chuyền phản ứng của quá trình oxy hóa. Các chất chống oxy hóa bậc hai kìm hãm sự tạo thành các gốc tự do (hấp thụ tia cực tím, tạo phức với các kim loại kích hoạt sự tạo gốc tự do như Cu, Fe) (Singh and Rajini, 2004; Rolland, 2004). Các đặc điểm chính của chất chống oxy hóa là khả năng phân hủy các gốc tự do. Các hợp chất chống oxy hóa như acid phenolic, polyphenol và flavonoid có khả năng làm sạch các gốc tự do như peroxide, hydroperoxide hoặc lipid peroxyl và ức chế cơ chế oxy hóa (Prakash et al., 2000). Hệ thống các chất chống oxy hóa của cơ thể người có nguồn gốc từ bên ngoài (chất chống oxy hóa ngoại sinh) và bên trong (chất chống oxy hóa nội sinh). Các chất chống oxy hóa nội sinh bao gồm các protein (ferritine, tranaferrine, albumine) và các enzyme chống oxy hóa (superoxyde diamutase, glutathion peroxydase). Các chất chống oxy hóa ngoại sinh là các phân tử nhỏ được đưa vào cơ thể, bao gồm vitamine E, Vitamine C, các carotenoid và các hợp chất phenolic (Niki et al., 1995; Pincemail et al., 1998; Lachman et al., 2000; Vansant et al., 2004). Các hợp chất chống oxy hóa trong thực phẩm đóng vai trò quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Bằng chứng khoa học cho thấy chất chống oxy hóa làm giảm nguy cơ -4- Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ các bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim (Prakash et al., 2000; Deshmukh, 2009), viêm và lão hóa (Uttara et al., 2009). Nguồn chính của chất chống oxy hóa tự nhiên là ngũ cốc, trái cây và rau quả. Thực phẩm chống oxy hóa có nguồn gốc thực vật như vitamin C, vitamin E, caroten, acid phenolic, phytate và estrogen thực vật đã được chứng minh có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh (Prakash et al., 2000). Hiện nay, thực phẩm chức năng sử dụng phenolic, chất chống oxy hóa tự nhiên cơ bản của thực vật, đặc biệt có nguồn gốc từ trái cây, rau, rượu, trà và coca do lợi ích chữa bệnh của chúng (Block et al., 1992; Yilmaz, 2006; Cooper et al., 2008; Fernandez-Panchon et al., 2008). Thực vật là nguồn chất chống oxy hóa tự nhiên tiềm năng. Thực vật tạo ra các hợp chất chống oxy hóa khác nhau để chống lại các ROS để tồn tại (Lu and Foo, 1995). Như vậy, chất chống oxy hóa không chỉ bảo vệ thực phẩm mà còn là một cơ chế bảo vệ các tế bào sống chống lại các tổn thương oxy hóa (Vimala and Adenan, 1999). Hiện nay hầu hết các chất chống oxy hóa được sản xuất tổng hợp. Những bất lợi chính với các chất chống oxy hóa tổng hợp là các tác dụng phụ khi dùng trong cơ thể (Chen et al., 1992). Xét về khía cạnh an toàn của thực phẩm đòi hỏi phải tìm kiếm giải pháp thay thế là rất cần thiết (Yingming et al., 2004). Các nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng của cây Nhàu như nguồn chất chống oxy hóa khác nhau trong rễ, trái và lá (Zin et al., 2003). Trái Nhàu có chứa một số chất chống oxy hóa như beta-carotene, acid ascorbic, terpenoid, alkaloid, betasitosterol, carotene, polyphenol như flavonoid, glycoside flavone, rutin … (Ying et al., 2002). Các nghiên cứu trước đây cho thấy các cao Morinda citrifolia L. chứa các đặc tính chống oxy hóa rất tốt được so với các chất chống oxy hóa tổng hợp (Zin et al., 2003). Về mặt chức năng và đặc tính y học, Morinda citrifolia L. có thể được xem như là hóa chất từ thực vật như polyphenol (Deng et al., 2008). 2.2. Giới thiệu về cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) 2.2.1. Đặc điểm cây Nhàu 2.2.1.1. Tên gọi -5- Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ Theo Đỗ Huy Bích et al. (2004) cây Nhàu còn có một số tên gọi khác như cây ngao, Nhàu rừng, Nhàu núi. Trên thế giới cây Nhàu được biết với nhiều tên gọi khác nhau như dâu Ấn Độ (Indian mulberry, east Indian mulberry), cheese fruit, forbidden fruit, headache tree, hog apple, mona, mora de la India, nino, nona, nono, nonu, nuna, pain bush, pain killer tree, pinuela, wild pine, awl tree (Anh), morinde (Pháp)… (Mathivanan et al., 2005). Cây Nhàu có tên khoa học là Morinda citrifolia L. 2.2.1.2. Khóa phân loại Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta) Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida) Phân lớp: Phân lớp hoa môi (Lamiidae) Bộ: Cà phê (Rubiales) Họ: Cà phê (Rubiaceae) Giống: Morinda Loài: Morinda citrifolia L. (Phạm Hoàng Hộ, 2003) 2.2.1.3. Mô tả hình thái Morinda citrifolia L. là cây thân gỗ, hoàn toàn nhẵn, có thể cao từ 6 – 8 m. Hoa trắng, hợp thành đầu (Nelson, 2003). Cành non màu xanh, tiết diện vuông, có rãnh nhẵn, cành già tiết diện tròn, màu nâu xám (Trương Thị Đẹp, 2007). Lá đơn, mọc đối, phiến lá to, hình bầu dục hai đầu thuôn nhọn; dài 15-30 cm, rộng 10-15 cm. Lá màu xanh bóng, đậm ở mặt trên, mặt dưới nhạt hơn. Bìa lá hơi dợn sóng. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-7 cặp gân phụ. Cuống lá dài 1-3 cm. Lá kèm nằm giữa 2 lá mọc đối, hình xoan, màu xanh nhạt (Phạm Hoàng Hộ, 2003; Trương Thị Đẹp, 2007). -6- Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ Cụm hoa là đầu hình tròn hay hơi bầu dục, ở ngoài nách lá. Trục cụm hoa hình trụ, màu xanh, nhẵn, dài 1-2 cm. Đáy cụm hoa có 3 phiến hẹp, dài 5-8 mm. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5. Đài hoa là một gờ tròn. Cánh hoa 5, phía dưới dính lại thành ống tràng hình phểu, mùa xanh nhạt, cao 7-12 mm, bên trong có nhiều lông trắng. 5 thùy dài khoảng 5-8 mm, màu trắng, hình bầu dục đầu nhọn, đỉnh có phụ bộ là một mấu nhỏ cong vào trong. Khi hoa nở các thùy cong xuống phía dưới, tiền khai hoa vặn. Bộ nhị đực có 5, bằng nhau, rời, gắn ở phần loe của ống tràng xen kẽ với các cánh hoa, chỉ nhị rất ngắn. Bao phấn hình đầu tên, màu vàng nhạt, dài khoảng 4 mm. Hạt phấn rời, hình cầu, màu vàng nhạt. Lá noãn hai, ở vị trí trước sau, bầu dưới có 2 ô, mỗi ô 1 noãn, đính phôi kiểu trung trục. Vòi nhụy dạng sợi màu xanh nhạt, dài 5 mm; 2 đầu nhụy dạng phiến mỏng, dài 3 mm, màu xanh. Đĩa mật dày, hình khoen, màu vàng (Phạm Hoàng Hộ, 2003; Trương Thị Đẹp, 2007). Quả hạch kép do bầu noãn và một phần lá đài của các hoa trên cụm hoa dính nhau tạo thành. Quả còn non màu xanh nhạt, dài 5-7 cm, rộng 3-4 cm. Quả già màu ngả vàng, nhẵn bóng, mùi khai, trên quả còn vết tích các đĩa mật. Hạt nhiều, hình bầu dục, một đầu nhọn, màu nâu đen (Phạm Hoàng Hộ, 2003; Trương Thị Đẹp, 2007). Không giống những hạt khác, hạt Nhàu có một buồng chứa khí nên có thể nổi trên mặt nước và vẫn nẩy mầm sau khi nổi trên mặt nước trong nhiều tháng (Nelson, 2003). Ruột quả có một lớp cơm mềm ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài chừng 6 – 7 mm, ngang chừng 4 – 5 mm, có 2 ngăn chứa một hạt nhỏ mềm (Đỗ Tất Lợi, 2004). Hoa nở vào tháng 1 – 2. Quả chín vào tháng 7 – 8 (Đỗ Tất Lợi, 2004). 2.2.1.4. Phân bố, sinh thái Nhàu phân bố rộng rãi ở vùng nhiệt đới châu Á, từ Đài loan, Hải Nam – Trung Quốc đến Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Philippin, Ấn Độ, Australia và một số đảo ở Thái Bình Dương. Cây còn được trồng ở một số địa phương Thái Lan, Campuchia và Việt Nam (Đỗ Huy Bích et al., 2004). -7- Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ Chi Morinda có khoảng 65 loài, phân bố khắp vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Ở Việt Nam có 10 loài, Ấn Độ 8 loài, Lào 6 loài… Phần lớn các loài có ở Việt Nam đều là cây bụi, cây gỗ nhỏ, hoặc nhỡ, một số loài là dây leo. Những cây có tên “Nhàu” gồm một số loài và thứ như Nhàu (M. citrifolia L.), Nhàu núi (M. citrifolia L. var. bracteata Hook.); Nhàu lông hay Nhàu rừng (M. tinctoria Roxb. và thứ var. tomentosa Hook.); Nhàu nước (M. persicaefolia Ham. var. oblonga Pit.) (Đỗ Huy Bích et al., 2004). Nhàu là cây ưa sáng, hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Trong tự nhiên, có thể thấy cây mọc ở rừng thứ sinh hoặc rừng phục hồi sau nương rẫy. Nhân dân ở một số nơi rừng ven biển miền Trung (Khánh Hòa, Bình Định), vùng trung du phía Bắc (Ba Vì – Hà Tây), thường trồng Nhàu lẫn với cây trong vườn. Ở Malaysia cây còn được trồng cả ở cánh đồng. Nhàu ra hoa quả nhiều hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt, sau khi chặt tái sinh cây chồi gốc khỏe (Đỗ Huy Bích et al., 2004). 2.2.2. Thành phần hóa học của cây Nhàu Một số thành phần chính đã được xác định trong cây Nhàu (Morinda citrifolia L.) như scopoletin, octoanoic acid, kali, vitamin C, terpenoid, alkaloids, anthraquinon (như nordamnacanthal, morindone, rubiadin, và rubiadin - 1 - metyl ete, anthraquinone glycoside), b-sitosterol, carotene, vitamin A, flavone glycosides, linoleic acid, acid amin, acubin, L-asperuloside, caproic acid, acid caprylic, acid ursolic, rutin, và proxeronine (Wang et al., 2002). Vỏ rễ Nhàu chứa nhiều hợp chất thứ cấp như morindon (trihydroxymethylanthraquinon), chủ yếu dưới dạng glucosid là morindin. Ngoài ra, rễ còn chứa acid rubicloric, alizarin α-methyl ether, rubiadin-1-methyl ether, 2 đồng phân dihydroxymethyl anthraquinon (morindadiol và soranjidiol), 2 trihydroxymethyl anthraquinon monomethyl ether và selen. Một số hợp chất khác có trong rễ Nhàu là 1-8-dihydroxy-7-methoxy-anthraquinon (morenon-2), 2-methyl-3,5-dimethoxy-6hydroxyanthraquinon (morenon-1), 2-methyl-7-hydroxyl-8-methoxy anthraquinon (Krishnaiah et al., 2012). -8- Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ Một số hợp chất như flavonol glycosides, glycosides iridoid đã được tìm thấy trong lá Nhàu. Ester acid béo trisacharide, rutin, asperulosidic acid được tìm thấy trong trái Nhàu (Wang et al., 2002). Theo nghiên cứu của Võ Thị Bạch Tuyết et al. (2002) trong cây Nhàu chứa nhiều hợp chất như acid hữu cơ, đường khử, acid uronic, anthraglycosid, alkaloid, flavonoid, dầu béo, tinh dầu và iridoid. Hàm lượng anthraquinon cao ở rễ, trái non, trái già, lá, thân, cành và trái chín. Trái Nhàu có chứa một số chất chống oxy hóa như beta-carotene, acid ascorbic, terpenoid, alkaloids, beta-sitosterol, carotene, polyphenol như flavonoids, flavone glycosides, rutin, … (Ramamoorthy and Bono, 2007). Hạt trái Nhàu chứa linoleic, acid oleic và palmitic, cũng như -sitosterol, campesterol và stigmasterol. Dầu thực vật được sản xuất từ hạt trái Nhàu giàu acid béo thiết yếu gồm α-tocopherol, -tocopherol và -tocopherol (West et al., 2008a). Ricinoleic acid cũng được tìm thấy trong dầu hạt trái Nhàu (Daulatabad et al., 1989). Các thành phần hóa học thực vật khác nhau cũng được tìm thấy trong hạt như iridoids, lignans, flavonols, và triterpenes (Yang et al., 2009). Các iridoid được xác định trong hạt bao gồm deacetylasperulosidic acid, asperulosidic acid, loganic acid và rhodolatouside. Các lignan bao gồm americanin, americanin A, americanin D; 3,4,3',4'-tetrahydroxy-9,7'α-epoxylignano-7α,9'-lactone, isoprincepin và 3,3’bisdemethylpinoresinol. Hiện nay, quercetin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(16)-D-glucopyranoside là flavonol glycoside chỉ được xác định trong hạt noni. Các triterpenes trong hạt là ursolic acid, daucosterol và 19-hydroxyl-ursolic acid. Scopoletin, 3-methylbut-3-enyl-6-O--Dglucopyranosyl--D-glucopyranoside, 4ethyl-2-hydroxyl-succinate và 5-hydroxymethyl-2-furancarboxaldehyde cũng được xác định (West et al., 2011). Lõi gỗ có một chất anthraquinon glycoside là physcion – 8 – 0 [(α – L – arabinopyranosyl (1  3)] ( - D – galactopyranosyl (1  6) -  - D – galactopyranossid. Ngoài ra, còn có phycion và morindon (Srivastava et al., 1993). -9- Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ Hoa chứa anthraquinon glycoside, 2 flavon glycoside; 5,7-acacetin-7-0-D(+)-glucopyranosid và 5,7-dimethylapigenin-4’-0--D(+)-galactopyranosid (Singh et al., 1976). Ngoài ra, trái Nhàu còn chứa ít tinh dầu, trong đó có acid hexoic, acid octoic, một ít parafin, các ester của các alcol ethylic và methylic (Heinicke, 1985). Theo hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam (2010) trái Nhàu chứa rất nhiều các hoạt chất như các enzyme, acid amin, poly sacharides, dietary fibers, các vitamin (A, C, B1, B2, E, B6, B12, acid folic), các chất khoáng ( Ca, Fe, P, Mg, Zn, Cu, Na, K, Cr, Mn), acid béo chuỗi ngắn, các phytosterols, glycosides, scopoletin, các alcaloides, flavonoides và các hợp chất terpennoides. Đặc biệt, trong trái Nhàu còn có tiền thân của chất xeronine là proxeronine. Proxeronine khi vào cơ thể dưới sự xúc tác của men proxeroninase giải phóng ra xeronin. Xeronine được vận chuyển tới các tới bào, làm phục hồi cấu trúc chức năng của tế bào bị tổn thương (Heinicke, 1985). 2.2.3. Tác dụng dược lý  Tác dụng hạ huyết áp Trên thỏ và mèo thí nghiệm, nước sắc rễ Nhàu 2:1 bằng đường tiêm tĩnh mạch với liều 1 ml/kg thể trọng gây hạ huyết áp 15 - 16% so với huyết áp ban đầu, tác dụng này kéo dài trong vòng 15 - 20 phút. Bằng đường uống, dạng cao cồn 2:1 với liều 4 ml/kg có tác dụng hạ huyết áp tới 45% và kéo dài trong 240 phút (Đỗ Huy Bích et al., 2004). Nước sắc rễ Nhàu 2:1 có tác dụng gây dãn mạch, đối kháng với tác dụng gây tăng huyết áp của adrenalin, noradrenalin và làm mất tác dụng của nicotin. Trên điện tâm đồ mèo, nước sắc rễ Nhàu 2:1 không gây ảnh hưởng rõ rệt đối với tần số co bóp của tim, ảnh hưởng không đáng kể đến chức năng bìa niệu và điện giải đồ (Đỗ Huy Bích et al., 2004). - 10 - Luận văn tốt nghiệp đại học Khóa 35 Đại Học Cần Thơ  Độc tính Rễ Nhàu có phạm vi sử dụng an toàn khá rộng. Về độc tính cấp, thí nghiệm tiến hành trên chuột nhắt trắng bằng đường uống với liều 80 g/kg thể trọng, chuột dùng thuốc không có biểu hiện ngộ độc cấp và sống bình thường. Về độc tính bán mãn, thí nghiệm trên thỏ với liều hàng ngày 8 g/kg dùng liên tục trong 15 ngày không ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu, bạch cầu và chức năng gan thận (Đỗ Huy Bích et al., 2004). Rễ Nhàu có tác dụng nhuận tràng, hạ sốt, tẩy giun sán (Đỗ Huy Bích et al., 2004). 2.2.4. Công dụng Thực vật như các loại thảo dược đã được sử dụng trong y học dân gian trong nhiều thế kỷ ở hầu hết trên thế giới. Morinda citrifolia L. có nguồn gốc Polynesia là một trong những cây thuốc dân gian truyền thống đã được sử dụng hơn 2000 năm bởi người Polynesia để điều trị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, ung thư, các vấn đề về mắt và nhiều bệnh khác (Wang et al., 2002). Cây Nhàu là một phương thuốc truyền thống được sử dụng để điều trị gãy xương, vết cắt sâu, vết bầm tím, vết loét và các vết thương (Bushnell et al., 1950). Rễ Nhàu được nhân dân miền nam dùng chữa cao huyết áp. Rễ thái nhỏ, phơi khô sắc nước uống thay chè với liều 10 – 20 g mỗi ngày. Sau khi dùng thuốc 14 – 15 ngày, bắt đầu thấy kết quả, sau đó giảm liều dùng liên tục trong vài tháng thì huyết áp ổn định (Đỗ Huy Bích et al., 2004). Cao nước rễ Nhàu có tác dụng tốt đối với viêm khớp dạng thấp. Qua điều trị bằng rễ Nhàu, kết quả đạt 91,6%, trong đó tốt chiếm 56%, trung bình 35,6% (Đỗ Huy Bích et al., 2004). Rễ Nhàu chứa hoạt tính an thần tự nhiên và chống sốt rét (Kirti, 2007). Theo Võ Văn Chi (2004) rễ Nhàu còn được dùng để chữa sài uống ván. Nhân dân còn dùng rễ Nhàu để nhuộm đỏ vải lụa. Trái Nhàu chín ăn với muối có tác dụng giúp tiêu hóa, nhuận tràng, lợi tiểu, điều kinh. Trái Nhàu non (3 quả) phối hợp với rễ mía dò (10 g), củ tầm sét (10 g); phơi khô, tán nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống trong ngày chữa tụ huyết - 11 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan