Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát truyện kể dân gian tày nùng xứ lạng...

Tài liệu Khảo sát truyện kể dân gian tày nùng xứ lạng

.PDF
132
494
101

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ TÂN HƢƠNG KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY- NÙNG XỨ LẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ TÂN HƢƠNG KHẢO SÁT TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY- NÙNG XỨ LẠNG CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Huế THÁI NGUYÊN, NĂM 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Thị Huếngười thầy đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin cảm ơn quý thầy, cô tổ Văn học dân gian, Ban chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Bộ phận quản lý Khoa học- Sau đại học trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cô chú, anh chị ở Thư viện tỉnh Lạng Sơn, ở Phòng Văn hoá, thư viện huyện Bình Gia cùng những người dân Tày, Nùng ở Bình Gia- Lạng Sơn đã nhiệt tình cung cấp những tư liệu quý báu để giúp em hoàn thành luận văn này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn, trường THPT Bình Gia, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã luôn động viên, khích lệ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy cô giáo đã đọc và chỉ rõ những thành công cũng như hạn chế trong luận văn tốt nghiệp này. Thái Nguyên, ngày.....tháng....năm 2012 Tác giả Nguyễn Thị Tân Hƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nxb : Nhà xuất bản KHXH : Khoa học xã hội H : Hà Nội TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ VHTT&DL : Văn hoá thể thao và du lịch [X; Y] : Tài liệu tham khảo X : Số thứ tự tài liệu tham khảo Y : Trang tài liệu tham khảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kì công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Thị Tân Hƣơng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục ................................................................................................................ i PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................... 10 Chƣơng 1. VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI XỨ LẠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH, TỒN TẠI VÀ LƢU TRUYỀN TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY - NÙNG .................................................................................................. 10 1.1. Vùng đất, con người xứ Lạng ................................................................. 10 1.1.1. Khái niệm xứ Lạng ........................................................................... 10 1.1.2. Về điều kiện tự nhiên ........................................................................ 12 1.1.3. Về điều kiện xã hội và lịch sử tộc người Tày- Nùng xứ Lạng ........ 15 1.2. Văn hóa, văn học dân gian dân tộc Tày –Nùng xứ Lạng........................ 26 1.2.1. Văn hóa, văn học dân gian xứ Lạng nói chung ................................ 26 1.2.2. Văn hóa, văn học dân gian dân tộc Tày – Nùng xứ Lạng: .............. 28 Chƣơng 2. CÁC THỂ LOẠI TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY – NÙNG XỨ LẠNG ....................................................................................................... 34 2.1. Khái niệm truyện kể dân gian ................................................................. 34 2.2. Hiện trạng nguồn truyện kể Tày- Nùng xứ Lạng .................................... 34 2.3. Phân loại .................................................................................................. 35 2.4. Một số thể loại truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng ......................... 39 2.4.1. Thần thoại Tày- Nùng xứ Lạng ....................................................... 40 2.4.2. Truyền thuyết Tày- Nùng xứ Lạng ................................................... 45 2.4.3. Truyện cổ tích Tày- Nùng xứ Lạng .................................................. 50 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY - NÙNG XỨ LẠNG TRÊN MỘT SỐ BÌNH DIỆN .......................................................... 65 3.1. Về nhân vật, môtíp .................................................................................. 65 3.1.1. Nhân vật ............................................................................................ 65 3.1.2. Một số môtif trong truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng ............ 79 3.2. Sự đồng dạng và tính dị biệt trong truyện kể dân gian Tày, Nùng xứ Lạng ..... 87 3.2.1. Sự đồng dạng .................................................................................... 87 3.2.2. Tính dị biệt ........................................................................................ 92 3.3. Truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng với tín ngưỡng và lễ hội ......... 97 3.3.1. Tín ngưỡng tiêu biểu. ........................................................................ 99 3.3.2. Một số lễ hội liên quan. .................................................................. 102 PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Lý do xã hội Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Bên cạnh tộc người Kinh(Việt) là tộc người đa số, nước ta còn có năm mươi ba dân tộc anh em khác cùng chung sống, gắn bó như Tày, H’Mông, Dao, Thái....Do vậy, Việt Nam có nhiều ngữ hệ và bản sắc văn hoá tộc người khác nhau. Trải qua nhiều thế kỷ, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã cùng chung sống, kiên cường, ý chí để giữ gìn từng thước đất của quê hương, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc yêu dấu. Trong quá trình đó, Việt Nam đã hình thành một cộng đồng văn hoá vừa thống nhất, vừa đa dạng. Mỗi một tộc người anh em lại có nghĩa vụ giữ gìn và phát triển bản sắc, phát huy phong tục tập quán, vốn văn nghệ truyền thống của tộc người mình Nằm trong dải đất địa đầu của Tổ quốc Việt Nam, xứ Lạng (Lạng Sơn) là nơi quần cư của nhiều dân tộc anh em và cũng là vùng đất có người Tày – Nùng cư trú đông nhất cả nước. Trong cộng đồng các tộc người Việt Nam, người Tày, Nùng có số dân đông thứ hai sau người Việt (Kinh). Nhiều nghiên cứu khoa học từ trước đến nay đã khẳng định người Tày- Nùng có vốn văn hóa văn học dân gian chỉ phát triển sau người Kinh (Việt). Chính vì vậy việc tìm hiểu văn học dân gian xứ Lạng đặc biệt là văn học dân gian của người Tày- Nùng chính là để tăng cường sự hiểu biết về vốn văn hóa dân gian của hai tộc người này, đồng thời để tăng cường sự tin cậy, đoàn kết giữa các tộc người anh em là một việc có ý nghĩa lớn lao và dài lâu đối với sự nghiệp xây dựng một đất nước Việt Nam giàu đẹp và văn minh, một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Hơn thế, xứ Lạng không chỉ là vùng đất giàu giá trị văn hóa mà còn là vùng đất cửa ngõ của giao thương quốc tế quan trọng, văn hóa thương nhân đang dần lấn át đi văn hóa truyền thống. Những giá trị cội nguồn đang dần bị mất đi bởi cuộc sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 mưu sinh cơm áo gạo tiền. Vì vậy, đang đặt ra những vấn đề cấp thiết và mang tính thời sự trong việc gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc. Việc khai thác, giữ gìn và phát huy nguồn mạch văn hóa dân tộc- văn học dân gian của xứ Lạng - chính là một việc làm thiết thực để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam. 1.2. Lý do nghệ thuật 1.2.1. Trải qua nhiều thế kỷ, trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh xã hội, dân tộc Tày, Nùng nói chung và người Tày, Nùng ở xứ Lạng nói riêng đã xây dựng cho mình một kho tàng văn học dân gian truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa tộc người, nhưng cũng không phá vỡ tính thống nhất chung của văn hóa Việt Nam. Nói cách khác văn học dân gian của tộc người Tày –Nùng ở xứ Lạng với những nét đặc sắc riêng đã góp phần làm nên bộ mặt phong phú, đa dạng nhưng thống nhất chung của văn học dân gian Việt Nam. 1.2.2. Truyện kể dân gian Việt Nam nói chung và truyện kể dân gian các dân tộc thiểu số nói riêng đang là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học xã hội và nhân văn trong đó có khoa học văn học dân gian. Việc nghiên cứu truyện kể nói chung và truyện kể xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng nói riêng có thể nói là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng. 1.2.3. Việc chú trọng khai thác những di sản văn học của các dân tộc ít người cùng với nhiệm vụ nghiên cứu, khai thác những di sản văn học quý báu của dân tộc Kinh chính là việc góp phần thiết thực vào công cuộc xây dựng nền văn hóa mới Xã hội chủ nghĩa ở một quốc gia đa dân tộc với nền văn hóa “Thống nhất trong đa dạng”. Xứ Lạng là một trong những cái nôi của văn hoá dân gian Tày, Nùng. Ở đó hội tụ đầy đủ các loại hình văn học dân gian trong đó có truyện kể dân gian là một di sản vô cùng phong phú, quý giá. Nó được xem là thể loại ổn định, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 phản ánh rõ nét đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ và bản sắc con người nơi đây. Nó vừa mang tính loại hình vừa mang tính đặc thù chưa từng được nghiên cứu một cách hệ thống . Hơn nữa hiện nay việc nghiên cứu học tập văn học dân gian địa phương vào chương trình phổ thông vẫn chưa được chú trọng. Là giáo viên THPT, tôi nghĩ nghiên cứu về truyện kể dân gian xứ Lạng của dân tộc TàyNùng là một việc làm cần thiết để gìn giữ di sản phi vật thể của dân tộc Việt Nam nói chung và của dân tộc Tày- Nùng ở xứ Lạng nói riêng. Chính vì những lẽ trên và trên cơ sở tiếp tục kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu là: Khảo sát truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng với mong muốn đóng góp ý kiến của mình vào công cuộc nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc ít người hiện nay đặc biệt là thể loại truyện kể. Đồng thời cũng là người công tác và gắn bó với bà con dân tộc Tày- Nùng một thời gian dài, tôi muốn góp tiếng nói tri ân của mình với vùng đất, con người xứ Lạng. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng bài giảng trong nhà trường và làm tài liệu cho những người quan tâm đến truyện cổ Việt Nam nói chung và truyện kể xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện kể dân gian thuộc loại hình tự sự bằng văn xuôi dân gian bao gồm các thể loại: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười và giai thoại. Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được, việc sưu tầm và tìm hiểu thể loại truyện cổ dân gian Việt Nam đã được các học giả quan tâm và tiến hành nghiên cứu từ khá sớm. Truyện cổ dân gian, hơn mọi thể loại khác có một sức hấp dẫn kì lạ và vốn có một đời sống học thuật phong phú và sớm hơn rất nhiều so với các thể loại khác của văn học dân gian. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 2.1. Trong công trình “ Tổng tập văn học dân gian người Việt” do GS.TS Kiều Thu Hoạch chủ biên, các tác giả đã chỉ ra rằng “Truyện cổ dân gian Việt Nam vốn được ghi chép, sưu tầm từ rất sớm trong các tác phẩm khởi đầu của nền văn học như Báo cực truyện, Giao Chỉ Kí (Thế kỷ XII), Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Vũ Quỳnh, Kiều Phú (Thế kỉ XIV-XV); rồi những tập như Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), Thiên Nam vân lục (Nguyễn Hành), Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Truyền kì tân phả (Đoàn Thị Điểm), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Tang thương ngẫu lục (Phạm Đình Hổ- Nguyễn Án)... Vào những thế kỷ sau như thế kỷ XIX và thời kỳ cận đại của thế kỷ XX, việc sưu tầm, biên soạn truyện cổ dân gian ngày càng được nhiều người chú trọng. Cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã có nhiều bộ sưu tập truyện cổ ra đời do các văn sĩ có ý thức lưu tâm đến vốn văn học cổ truyền của nước nhà đã ghi chép và xuất bản như Chuyện khôi hài (1882), Chuyện đời xưa (1886) của Trương Vĩnh Ký, Chuyện giải buồn (1880: tập 1, 1885: tập 2) của Huỳnh Tịnh Của, Nam Hải dị nhân (1920) của Phan Kế Bính, Truyện cổ nước Nam (1932-1934) của Nguyễn Văn Ngọc v. v... Từ sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt từ những năm 50 của thế kỷ XX, vốn văn hóa dân gian nói chung và truyện cổ dân gian nói riêng lại càng được coi trọng và việc sưu tầm, biên soạn, nghiên cứu chúng được xem như những hoạt động khoa học, một ngành khoa học độc lập, được nâng lên ở một cấp độ mới. Kết quả của ngành nghiên cứu văn học dân gian và truyện cổ dân gian đã đạt được là những kết quả khả quan, với một loạt công trình có tầm cỡ ra đời liên tiếp như: Truyện cổ tích Việt Nam (1955) của Vũ Ngọc Phan, Lược khảo về thần thoại Việt Nam (1956) của Nguyễn Đổng Chi, Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam (1957) của Nguyễn Đổng Chi, Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong v.v... 2.2. Cùng với văn học dân gian của người Kinh, bộ phận văn học dân gian của người Tày, Nùng- cư dân bản địa và là chủ thể ở vùng Đông Bắc (Việt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Bắc) với bản sắc riêng của một tộc người miền núi, đã góp phần làm nên bộ mặt phong phú đa dạng của văn học dân gian Việt Nam... Tuy nhiên, việc nghiên cứu văn học dân gian Tày- Nùng đến thời điểm này vẫn còn nhiều khoảng trống. Ngoài một số công trình sưu tầm và giới thiệu văn bản truyện kể như Truyện kể Việt Bắc (1963), Truyện cổ Tày- Nùng (1974), Truyện cổ các dân tộc ít người Việt Nam (1978), Truyện cổ Bắc Kạn (2000)... thì các công trình chuyên biệt về truyện kể dân gian Tày- Nùng lại có phần ít ỏi, chỉ có vài ba công trình. Cụ thể như Sưu tập và khảo cứu truyện cổ Tày của hai tác giả Vũ Anh Tuấn và Vi Hồng (tài liệu đánh máy 257 trang- Khoa ngữ văn Đại học sư phạm Thái Nguyên). Tìm hiểu một cặp mẫu kể dân gian miền núi dưới góc độ loại hình của tác giả Vũ Anh Tuấn (Tạp chí Văn học số 4- 1991), Khảo sát cấu trúc và ý nghĩa một số típ truyện kể dân gian Tày vùng Đông Bắc Việt Nam của tác giả Vũ Anh Tuấn (Luận án PTS- 1991), Tìm hiểu quan niệm về cái đẹp và nghệ thuật trong văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam của Hoàng Minh Lường (Luận văn Thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội 1987-71 trang), Truyện thơ Nôm Tày- Đặc điểm nổi bật trong văn hóa dân gian và văn hóa Tày của Hà Thị Bích Hiền (Luận văn Thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội 2000-98 trang). Hiện tượng vượt biển (Khảm Hải) trong đời sống văn hóa dân gian Tày của Nguyễn Thị Nhin (Luận văn Thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội 2003- 100 trang), Khảo sát và so sánh một số típ truyện kể dân gian Tày- Việt của Lương Anh Thiết (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Thái Nguyên 2003- 122 trang), Khảo sát những đặc điểm truyền thuyết của người Tày ở Bắc Kạn của Mai Thu Thuỷ (Luận văn thạc sĩ Đại học sư phạm Hà Nội 2005- 100 trang).... 2.3. Người Tày- Nùng là chủ thể văn hoá chính ở xứ Lạng. Văn hoá, văn học dân gian của tộc người Tày- Nùng xứ Lạng là mảnh đất ẩn tàng những “nguồn lợi” quý giá đòi hỏi phải có sự nhọc công tìm hiểu. Nghiên cứu về văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 học dân gian đặc biệt là khảo sát diện mạo chính của truyện kể dân gian TàyNùng xứ Lạng cho đến thời điểm này theo khảo sát của chúng tôi thì chưa có một công trình chuyên biệt nào. Chỉ có một số công trình nhỏ, lẻ riêng biệt về văn học dân gian như công trình Đặc điểm dân ca đám cưới Tày, Nùng xứ Lạng của Lộc Bích Kiệm (Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn 2004- 138 trang), giới thiệu Truyện kể Tày, Nùng xứ Lạng của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn (Chủ biên), Phạm Nguyên Long, Lâm Mai Lan... trong công trình Địa chí Lạng Sơn- Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội- 1999), Bước đầu tìm hiểu thơ ca dân gian của người Tày, Nùng xứ Lạng của tác giả Thái Vân (Tạp chí văn học số 11- 1996) ... Tôi không có tham vọng là luận văn sẽ bao quát được hết vẻ đẹp lấp lánh của văn hóa dân tộc Tày –Nùng, đời sống tâm tư, tình cảm mà đồng bào gửi gắm trong kho tàng truyện kể xứ Lạng. Nhưng kế thừa các nghiên cứu đi trước, đề tài của chúng tôi hy vọng bước đầu giải quyết được những vấn đề cụ thể của truyện kể xứ Lạng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài luận văn của chúng tôi có tên là Khảo sát truyện kể dân gian Tày -Nùng xứ Lạng. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sẽ là truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng đã được sưu tầm, biên soạn và xuất bản. Tài liệu chúng tôi chọn làm tài liệu khảo sát chính là tập Truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày và Nùng do Nguyễn Duy Bắc, Hoàng An, Hoàng Tuấn Cư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1997. Cùng với một số truyện sưu tầm trong công trình Lễ hội dân gian Lạng Sơn của Hoàng Páo, Hà Văn Thanh, Bế Kim Loan, Vũ Kiều Oanh, Sở văn hoá thông tin Lạng Sơn sưu tầm, giới thiệu và một số truyện trong Ai lên xứ Lạng của Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1994. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Ngoài ra chúng tôi còn mở rộng thêm biên độ khảo sát các truyện cổ của các dân tộc Tày và Nùng ở các địa phương khác và một số dân tộc khác để làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan. Nguồn tư liệu chủ yếu được trích trong các công trình : * Truyện cổ Bắc Kạn, tập 1+ 2+ 3, Sở Văn hóa TTTT Bắc Kạn, 2000. * Truyện cổ Tày – Nùng, Nxb Văn học, H, 1974. * Truyện cổ Việt Bắc, Nxb Văn hoá - Viện văn học, H, 1963. * Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học xã hội- H, 2009. * Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, 2009. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu bao trùm của luận văn là tìm hiểu đặc điểm truyện kể dân gian xứ Lạng của dân tộc Tày, Nùng trên bình diện thể loại, qua góc nhìn bản sắc văn hoá tộc người, chỉ ra sự tác động của môi trường tự nhiên, văn hoá xã hội hình thành nên những sáng tạo tinh thần đó, cụ thể là: 4.1. Tìm hiểu vùng đất xứ Lạng- nơi hình thành, lưu truyền những truyện kể dân gian để cố gắng đi tìm lý do vì sao vùng đất và tộc người Tày, Nùng ở đây lại lưu giữ một số lượng truyện kể dân gian phong phú, đặc sắc như vậy 4.2. Tiến hành khảo sát phân loại truyện kể dân gian xứ Lạng của đồng bào Tày, Nùng theo tiêu chí thể loại mà các nhà foklore học đã đề xuất. Qua đó làm sáng tỏ những đặc điểm tư tưởng -thẩm mỹ của truyện kể xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng trong đời sống tâm hồn, tình cảm Tày, Nùng- hai dân tộc có vị trí đứng thứ hai sau người Kinh- hai dân tộc có vai trò chủ thể văn hóa trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam để làm sáng tỏ một giá trị văn hóa lâu đời và đặc thù, góp phần bảo tồn và gìn giữ di sản văn hóa dân tộc, phát huy tác dụng giáo dục tốt đẹp của nó trong cuộc sống hiện nay. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp có tính phổ biến trong nghiên cứu khoa học như: * Phương pháp sưu tầm, khảo sát: Văn học dân gian ra đời sớm và được lưu lại trong trí nhớ của nhân dân bằng con đường truyền miệng. Vì vậy để có thêm tư liệu trong quá trình khảo sát chúng tôi sử dụng phương pháp sưu tầm. * Phương pháp thống kê: Phương pháp này giúp đưa ra được những số liệu cụ thể, chính xác về vấn đề cần khảo sát. Từ đó dẫn đến những kết luận khách quan. * Phương pháp tổng hợp, hệ thống tư liệu : Phương pháp hệ thống là cách đặt truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày Nùng trong cùng một hệ thống như truyện kể Bắc Kạn, truyện kể Việt Bắc, truyện kể Tày, Nùng để thấy được nét chung cũng như nét riêng của nó * Phương pháp phân tích, so sánh: phương pháp này tìm ra những điểm giống và điểm khác của truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng và truyện cổ dân tộc Tày- Nùng của các địa phương khác nói riêng và truyện cổ của các dân tộc khác nói chung. Người viết phải phân tích, đối chiếu truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng với truyện cổ của các địa phương, các dân tộc khác. * Phương pháp nghiên cứu liên ngành: phương pháp này dùng để lý giải cho những đặc điểm của truyện cổ xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng. Kiến thức của nhiều ngành khác nhau như : lịch sử, địa lý, dân tộc học, văn hóa học... sẽ rất hữu ích trong việc nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn: - Phác họa diện mạo chung của truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng. - Làm rõ đặc điểm nội dung, nghệ thuật của truyện kể dân gian TàyNùng xứ Lạng và qua đó hiểu thêm đời sống văn hóa, tinh thần của con người dân tộc Tày- Nùng nói riêng và xứ Lạng nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 - Góp phần bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tinh thần của văn học dân gian xứ Lạng của dân tộc Tày- Nùng nói riêng và văn học dân gian cả nước nói chung. Từ đó khẳng định sự bền vững của bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương và của đất nước Việt Nam. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu và Kết luận. Phần Nội dung gồm ba chương: Chƣơng I : Vùng đất, con người xứ Lạng với sự hình thành, tồn tại và lưu truyền truyện kể dân gian Tày- Nùng. Chƣơng II: Các thể loại truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng. Chƣơng III: Đặc điểm truyện kể dân gian Tày – Nùng xứ Lạng trên một số bình diện. Phụ lục: Phần này của Luận văn bao gồm: Hệ thống những tác phẩm truyện kể đã được sưu tầm và sưu tầm thêm (có thể có), được sắp xếp theo thể loại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 VÙNG ĐẤT, CON NGƢỜI XỨ LẠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH, TỒN TẠI VÀ LƢU TRUYỀN TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TÀY - NÙNG Trong phạm vi cho phép của đề tài, chúng tôi không có tham vọng đi sâu vào mọi vấn đề thuộc điều kiện, tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội của xứ Lạng mà chỉ đi vào tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự hình thành và lưu truyền truyện kể Tày- Nùng xứ Lạng. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi tập trung vào hai phương diện cụ thể: Vùng đất, con người và văn hoá văn học dân gian xứ Lạng. Đặc biệt chúng tôi đi sâu vào các khía cạnh về điều kiện tự nhiên, lịch sử tộc người Tày, Nùng và văn hoá văn học dân gian của người Tày- Nùng xứ Lạng- đây chính là những yếu tố có tác động sâu sắc đến đối tượng nghiên cứu. 1.1. Vùng đất, con ngƣời xứ Lạng Qúa trình nảy sinh, tồn tại và phát triển của văn học dân gian nói chung và truyện kể dân gian nói riêng bao giờ cũng gắn liền với điều kiện lịch sử, văn hoá, xã hội và tâm lý của con người. Do vậy, trước khi khảo sát các thể loại truyện kể dân gian Tày- Nùng xứ Lạng, cần phải có những tìm hiểu về vùng đất, con người xứ Lạng. 1.1.1. Khái niệm xứ Lạng “... Ai lên xứ Lạng cùng anh Bõ công bác mẹ sinh thành ra em Tay cầm bầu rượu nắm nem Mảng vui quên hết lời em dặn dò...” Câu ca ấy có từ rất xa xưa vọng mãi cho đến muôn đời nay như đã đã đi vào tiềm thức con người xứ Lạng nói riêng và con người Việt Nam yêu quê hương, đất nước nói chung, nó như một lời mời tha thiết của người xứ Lạng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 đối với khách muôn phương hãy đến với xứ Lạng và cũng như một cách giới thiệu về xứ Lạng rất thơ, rất đậm sắc thái dân gian. Vậy tại sao lại gọi là xứ Lạng và xứ Lạng có từ bao giờ ? Sách Cơ sở văn hoá Việt Nam giải thích: tên “xứ” là một khái từ được sử dụng khá linh hoạt trong dân gian. Có khi nó được dùng để chỉ một không gian hẹp như xứ đồng, hay một xóm nào đó. Có khi từ này lại được dùng chỉ một không gian rộng hơn: xứ Đông, xứ Đoài, xứ Nam, xứ Bắc, tức là bốn xứ xung quanh kinh thành Thăng Long thời nhà Trần, nhà Lê; hoặc dùng chỉ các xứ như xứ Lạng, xứ Nghệ... Các từ này, khi thì tương đương với một trấn như các phân chia địa giới phong kiến, nhưng có khi lại không, mà tương đương với một tỉnh... Dù thế nào, “xứ” vẫn là từ dùng để biểu đạt sự khác biệt giữa các vùng đất, chứng tỏ sự phân biệt trong tâm thức dân gian. Điều đáng quan tâm là, khi phân biệt các xứ, người dân từ trong lịch sử đã có ý thức phân biệt sự khác nhau về văn hoá. Theo các tác giả Nguyễn Cường, Đoàn Mạnh Phương, Hoàng Văn Nghiệm, Đặng Đình Trấn, Trần Anh Tuấn trong cuốn Lạng Sơn nơi địa đầu tổ quốc khi nghiên cứu về văn hóa xứ Lạng cho rằng “Xứ Lạng được coi là một tiểu vùng văn hóa riêng biệt nằm trong vùng văn hóa Việt Bắc- Đông Bắc. Ngay từ xứ Lạng(trước chỉ tỉnh Lạng Sơn) cũng đã hàm nghĩa đây là một vùng văn hóa dân gian (FOLKLORE) và xứ là một từ chỉ một vùng có thể rộng mà có thể hẹp, rất hẹp và thường do dân gian gọi mà thành và xứ cũng thường ứng với một đơn vị hành chính nhất định mà thường gọi là một tỉnh. Từ xứ ngày nay chỉ để gọi trong dân gian trong văn hóa văn nghệ, nó không được coi là một đơn vị hành chính quốc gia. Từ xứ gọi là một vùng xứ để gây một ấn tượng cảnh quan nào đó của một vùng có cái gì đó nổi bật và riêng biệt. Ngày nay vẫn có các vùng quê hương được gọi là xứ, trong đó có xứ Lạng, nhưng không nhiều chẳng hạn như xứ Huế, xứ Nghệ, xứ Lạng, xứ Thanh, xứ Quảng” .[ 5, 33-34 ] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 Còn trong cuốn Ai lên xứ Lạng của nhóm tác giả Hà Văn Thư, Hoàng Nam, Vi Hồng Nhân, Vương Toàn thì “Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn hoá, nhà thơ đặt câu hỏi vì sao gọi là xứ Lạng? Xứ Lạng có nghĩa là gì ? Cái tên gọi xưa nay nó quen thuộc, nó gần gũi thân thương đến mức như tên gọi của chính ta, như cơm ăn nước uống và không khí thở hàng ngày. Nhưng hồ dễ mấy ai đã giải thích được một cách thấu đáo dù là người sống rất lâu ở xứ Lạng chăng nữa! Để lý giải được hai từ đó và một số vấn đề khác nữa, năm 1985, Sở văn hoá thông tin tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về xứ Lạng- Lạng Sơn. Nhiều nhà nghiên cứu đã thử lý giải nó nhằm làm sáng tỏ nhiều vấn đề còn chưa xác định, đất nước ta có bao nhiêu vùng gọi là xứ ? xứ Quảng, xứ Huế, xứ Nghệ, xứ Thanh và xứ Lạng... Tổng hợp các nghiên cứu thì xứ Lạng theo các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thiết từ Lạng là một từ Hán- Việt cổ kết hợp với từ Lũng trong ngôn ngữ Tày, Nùng dưới dạng ngữ âm Hán- Việt cổ, theo ngữ nghĩa cổ để chỉ địa danh các điểm cư trú Tày, Nùng. Xứ Lạng là xứ sở gồm có nhiều lũng. Và như vậy, Lạng có nghĩa là “Núi cao đẹp” như hình dáng núi Lạng đã được miêu tả. Xứ Lạng là xứ sở của những lũng, là xứ sở núi non hùng tráng lâu đời, mang nặng mối tình gắn bó Việt- Tày- Nùng lịch sử, thấm sâu ngay trong bản thân địa danh” [48, 7-8]. Như vậy, xứ Lạng được định nghĩa theo cách nào đi chăng nữa thì đến với xứ Lạng ngay trong bản thân địa danh đã gợi cho ta biết bao điều phải khám phá về một vùng đất giàu bản sắc văn hoá. Một vùng đất là không gian sinh tồn cho những truyện kể dân gian mang hương sắc hoa hồi, chất men say của rượu nồng và tình người đằm thắm nơi xứ Lạng 1.1.2. Về điều kiện tự nhiên Trong dải đất nước hình chữ S Việt Nam duyên dáng, mềm mại thì xứ Lạng chính là dải đất địa đầu của Tổ Quốc. Xứ Lạng là một điểm nút giao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 thông, kinh tế quan trọng, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn. Phía Đông Bắc giáp khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Xét về địa lý hành chính thì xứ Lạng là mảnh đất biên cương có đường biên giới dài với Trung Quốc, là điểm xuất phát của trục đường giao thông Bắc- Nam- Quốc lộ 1A, là điểm gặp gỡ của các quốc lộ 1A, 1B, 4B chạy dọc theo biên giới Việt- Trung. Chính vì thế xứ Lạng được coi là vùng đất “ phên giậu”, là “cửa ngõ chính” trong những cuộc đối thoại và đối đầu với Trung Quốc qua nhiều thời kỳ lịch sử. Đồng thời thì đó cũng là điều kiện cho “ sự giao lưu văn hoá hằng xuyên Nam- Bắc” của xứ Lạng. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy tự bản thân xứ Lạng đã tạo cho mình những tiềm năng thương mại du lịch và giao lưu kinh tế quốc tế và văn hóa làm nên bộ mặt đa sắc trong vườn hoa văn hóa nghìn sắc của đất nước Việt Nam. Xứ Lạng là nơi có địa hình riêng biệt. Là miền núi, nhưng xứ Lạng có dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng bắt nguồn từ Đình Lập qua Lộc Bình, Cao Lộc, qua thành phố Lạng Sơn, xuôi về Văn Quan, Văn Lãng, Tràng Định và lại đổ về Trung Quốc. Và đây là một trong hai con sông ở nước ta chảy hướng Bắc, đổ vào sông Long Châu bên Trung Quốc rồi đổ ra Trung Biển Đông, tạo thành một thung lũng dài với những cánh đồng lòng chảo nổi tiếng trong xứ như cánh đồng Thất Khê, cánh đồng Lộc Bình, cánh đồng Na Sầm màu mỡ, phù sa. Ở về phía Tây, xứ Lạng có dãy núi đá vôi hùng vĩ- dãy Kai Kinh nằm trong cánh cung Bắc Sơn, Ngân Sơn rộng lớn, hùng tráng và lại tạo thành một lòng máng khác hướng nước chảy về Đông Bắc Bộ, chính dãy núi này cũng là một yếu tố tác động đến lối sống, tập quán canh tác, phong tục... của đồng bào xứ Lạng. Cùng với cánh đồng khác trong xứ như cánh đồng Bình Gia, cánh đồng Ba Xã, Yên Bình Phúc, Chi Lăng...Xứ Lạng không chỉ có núi đất, thung lũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất