Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở yên bái...

Tài liệu Khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở yên bái

.PDF
212
225
134

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------o0o------------ PHÙNG THỊ PHƢƠNG HẠNH KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT CÁC DÂN TỘC LƢU HÀNH Ở YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -----------o0o----------- PHÙNG THỊ PHƢƠNG HẠNH KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT CÁC DÂN TỘC LƢU HÀNH Ở YÊN BÁI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS: Vũ Anh Tuấn THÁI NGUYÊN, NĂM 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN! Em xin cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Ngữ văn trường đại học sư phạm Thái Nguyên, cùng các thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy và hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho lớp Cao học K17 - Văn học Việt Nam; Sở giáo dục và đào tạo Yên Bái, Ban giám hiệu và tập thể giáo viên trường trung học phổ thông Chu Văn An tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện cho em có cơ hội học tập và nghiên cứu khoa học. Em xin cảm ơn thầy giáo - nhà báo, nhà nghiên cứu Hoàng Việt Quân Hội văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện, giúp đỡ rất nhiệt tình cho em trong suốt quá trình em tập hợp tư liệu và tìm hiểu về con người, văn học - văn hoá dân gian các dân tộc địa phương. Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Vũ Anh Tuấn - người thầy rất nghiêm khắc, tận tâm trong công việc đã truyền thụ nhiều kiến thức quý báu cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU……………………………..................………..…………..1 1. Lý do chọn đề tài………………………………..................………...1 2. Lịch sử vấn đề…………………..…………………..……………….3 3. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu…………………....…......6 4. Những đóng góp mới của luận văn………..…………...…..………..6 5. Phương pháp nghiên cứu……..………………………...….………...7 6. Cấu trúc của luận văn………………………..…….....…...………....8 PHẦN NỘI DUNG……………………………………..……………………9 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG……………………………....…9 1.1. Cơ sở lý thuyết về thể loại…………………………………………….9 1.1.1. Khái niệm truyền thuyết…………………………....……..…......9 1.1.2. Đặc điểm và phân loại truyền thuyết…………………....……...11 1.2. Đặc điểm địa lý – lịch sử văn hóa một số tộc ngƣời ở Yên Bái……...........................................................................................................14 1.2.1. Đặc điểm địa lý Yên Bái……………..………………….....…..14 1.2.2. Đặc điểm lịch sử văn hóa một số tộc người ở Yên Bái………...16 1.3. Văn học dân gian các dân tộc Yên Bái……………..………………...24 1.3.1. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu và giới thiệu văn học dân gian các dân tộc ở Yên Bái…………….....………………….....……........……...…...24 1.3.2. Tình hình sưu tầm, dịch và giới thiệu truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái……………........………………………....……………..32 1.4. Khảo sát văn bản…………………………......……………………..…41 1.4.1. Đặc điểm bản kể……..……..............…………………..…..…..41 1.4.2. Tính dị bản….……………..…………………………..…..…...45 1.5. Phân loại truyền thuyết…………………….......…………….....…….47 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn CHƢƠNG 2: NỘI DUNG CỦA TRUYỀN THUYẾT CÁC DÂN TỘC LƢU HÀNH Ở YÊN BÁI…………………….....…………………..….…..51 2.1. Những phƣơng diện cơ bản về nội dung……………………....……..51 2.1.1. Giải thích các vấn đề có liên quan tới nguồn gốc tộc người...…51 2.1.2. Ca ngợi công lao của các anh hùng văn hóa….......….....……...57 2.1.3. Phản ánh lịch sử đánh giặc của các dân tộc…………….….......61 2.2. Những đặc điểm tƣơng đồng và khác biệt về nội dung………….......65 2.2.1. Những đặc điểm tương đồng……………………......…...……..65 2.2.2. Những đặc điểm khác biệt……………………......……...……..77 CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỀN THUYẾT CÁC DÂN TỘC LƢU HÀNH Ở YÊN BÁI……………………....…………………...……..85 3.1. Mô hình kết cấu chung…………………………….......….…………...85 3.1.1. Hoàn cảnh xuất hiện, thân thế của nhân vật chính…………......85 3.1.2. Cuộc đời, sự nghiệp của nhân vật chính……………….....……88 3.1.3. Đoạn kết cuộc đời nhân vật chính……………………….……..92 3.2. Đặc điểm xây dựng nhân vật…………………......…………..……….95 3.2.1. Đặc điểm xây dựng nhân vật chính……………….....…………95 3.2.2. Đặc điểm nhân vật người kể chuyện……..................…….......110 3.3. Không gian - thời gian nghệ thuật…………………........…………..116 3.3.1. Không gian nghệ thuật……………………............…………..117 3.3.2. Thời gian nghệ thuật……………………………..……..…….122 PHẦN KẾT LUẬN……………..........................…………..……………..127 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hiện nay, truyền thuyết người Việt đã được tiến hành sưu tầm, nghiên cứu khá kĩ lưỡng. Tuy nhiên truyền thuyết các dân tộc ít người lại chưa được chú ý sưu tầm và nghiên cứu thỏa đáng mặc dù mỗi dân tộc có một số lượng truyền thuyết lưu hành trong dân gian tương đối phong phú. Việc nghiên cứu truyền thuyết các dân tộc mới chỉ tiến hành theo hướng khảo sát truyền thuyết của từng dân tộc ở từng địa phương. Đây là hướng nghiên cứu thiết thực và có ý nghĩa sâu sắc. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cần phải so sánh truyền thuyết của các dân tộc cùng sống trên một địa bàn, lãnh thổ để thấy được mối quan hệ giữa chúng. Muốn vậy, chúng ta phải nghiên cứu truyền thuyết trên tổng thể các phương diện: văn học, lịch sử, địa lý, văn hóa xã hội của địa phương để thấy được các yếu tố chi phối, tác động tới sự hình thành cũng như mối quan hệ của truyền thuyết các dân tộc và xác định tính “địa phương” của truyền thuyết các dân tộc ở mỗi vùng miền. Từ đó, chúng ta sẽ có được cái nhìn toàn diện về hệ thống truyền thuyết của các dân tộc. 1.2. Với hơn 30 dân tộc cư trú cư trú trên địa bàn, Yên Bái là một trong các tỉnh có thành phần dân tộc phong phú. Điều đó khiến cho kho tàng văn học dân gian Yên Bái có nhiều đặc sắc. Trong đó, truyền thuyết là thể loại có đóng góp quan trọng. Việc nghiên cứu văn học dân gian Yên Bái nói chung, truyền thuyết nói riêng là rất cần thiết bởi nó có ý nghĩa sâu sắc đối với lịch sử, truyền thống, văn hóa của các dân tộc ở địa phương. Do truyền thuyết vừa có tính lan tỏa, vừa có tính địa phương để quy tụ thành những vùng văn hóa, nên khảo sát tính địa phương của truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái nói riêng, ở các địa phương khác nói chung sẽ giúp chúng ta khám phá và phát hiện ra những vùng văn hóa của Yên Bái cũng như của cả nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.3. Việc giảng dạy văn học địa phương cho học sinh từ cấp trung học cơ sở ở Yên Bái nói riêng và các địa phương trong cả nước nói chung đang từng bước được chú trọng. Bởi chúng ta chỉ có thể giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc cho các em học sinh bắt đầu bằng việc giáo dục tình yêu quê hương xứ sở mình. Từ năm 2008, Sở Giáo dục và đào tạo Yên Bái đã biên soạn cuốn “Ngữ văn địa phương trung học cơ sở” cho giáo viên và học sinh. Cuốn sách này nhằm tăng cường hiểu biết của học sinh về văn học dân gian địa phương. Theo chúng tôi đây là một định hướng rất thiết thực. Bên cạnh những nội dung tìm hiểu khác, cuốn sách đã giành một thời lượng nhất định cho việc tìm hiểu truyện cổ lưu hành ở Yên Bái đồng thời hướng dẫn học sinh Đọc – hiểu một truyền thuyết tiêu biểu là “Nàng Han”. Qua đây, chúng ta thấy rằng truyền thuyết được lưu hành ở Yên Bái có một vị trí quan trọng trong kho tàng văn học dân gian các dân tộc nơi đây. Nhưng với vị trí như thế, việc dừng lại ở giới thiệu, tìm hiểu một truyền thuyết là có phần khiêm tốn. Tuy nhiên chúng ta cũng có thể hiểu nguyên nhân khách quan của điều này là do thời lượng và khung chương trình giảng dạy không cho phép. Là một giáo viên dạy Ngữ văn ở trường trung học phổ thông và là người con của quê hương Yên Bái, tôi thiết nghĩ việc khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu truyền ở Yên Bái sẽ giúp chúng ta có được cái nhìn đầy đủ và toàn diện về truyền thuyết nói riêng, văn học dân gian của Yên Bái nói chung. Đặc biệt nó sẽ rất hữu ích trong việc liên hệ thực tế trong giảng dạy phần văn học dân gian người Việt. Đó là cơ sở giúp học sinh thấy được sự phong phú và giá trị của truyền thuyết lưu hành ở địa phương, đồng thời giúp các em hiểu biết thêm, tự hào hơn về lịch sử và con người của quê hương Yên Bái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lƣợc sử nghiên cứu thể loại truyền thuyết Truyền thuyết của Việt Nam đã được một số tác giả người phương Bắc ghi chép thành văn bản từ khá sớm – ngay từ thời kì Bắc thuộc trong các cuốn: “Giao Châu ngoại vực” (thế kỉ IV) và “Nam Việt chí” (thế kỉ V). Đến thế kỉ XIV –XV, một số tác giả người Việt cũng bắt đầu chú ý sưu tầm, ghi chép thể loại này như: Đỗ Thiện, Lý Tế Xuyên, Trần Thế Pháp… với các cuốn: “Ngoại sử kí”, “Việt điện u linh”, “Lĩnh nam chích quái”… Tuy lúc bấy giờ các tác giả chưa quan tâm về mặt thể loại nhưng họ cũng đã thấy rằng so với những truyện dân gian khác đây là những câu chuyện về lịch sử mang đậm yếu tố hoang đường, kì ảo. Sau này, truyền thuyết không những được công nhận là một “thể tài vững chắc, hoàn chỉnh của văn học dân gian” mà còn được thống nhất về mặt thuật ngữ. Các tác giả: Đỗ Bình Trị, Lê Chí Quế, Kiều Thu Hoạch, Hoàng Tiến Tựu… đều nhất trí khẳng định sự tồn tại của truyền thuyết – “truyền thuyết là một thể loại của văn học dân gian”. Đến nay, chúng ta đã thấy có nhiều công trình nghiên cứu truyền thuyết với “tư cách” là một thể loại của văn học dân gian có giá trị như: - Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam - Nhhiều tác giả, NXBKHXH, 1971. - Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian – Cao Huy Đỉnh, NXBKHXH, 1974. - Luận án tiến sĩ: Đặc trưng nghiên cứu thể loại truyền thuyết – Nguyễn Thị An, năm 2000. … Các công trình này đã nghiên cứu đặc điểm, phân loại, thi pháp…để tìm ra được những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết. Từ đó có cơ sở để Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn phân biệt truyền thuyết với các thể loại tự sự dân gian khác. Bên cạnh việc nghiên cứu các truyền thuyết hàng đầu của kho tàng truyền thuyết người Việt nói trên, chúng ta còn thấy xuất hiện xu hướng nghiên cứu truyền thuyết theo vùng. Hiện nay, hướng nghiên cứu này ngày càng được mở rộng bởi chúng ta đã thu được nhiều kết quả thú vị. Các công trình nghiên cứu truyền thuyết gắn với địa phương có thể kể đến như: - Truyền thuyết và lễ hội Hai Bà Trưng ở Hát Môn – Phú Thọ - Hà Tây – Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2001 – Nguyễn Thế Dũng. - Truyền thuyết và lễ hội Lạc Long Quân – Âu Cơ ở Bình Đà – Hà Tây – Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2003 – Nguyễn Thị Ngọc Lan. - Tìm hiểu mô típ sinh nở thần kì của các thành hoàng làng trong truyền thuyết và thần tích của người Việt ở Bắc Bộ - Luận văn thạc sĩ, ĐHSPHN, 2005 – Lê Thị Thoan. - Truyền thuyết về Đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không và lễ hội làng nghề Tống Xá ở Yên Xá, Ý Yên, Nam Định – Luận văn thạc sĩ. ĐHSPHN, 2008 – Hà Thị Diệp Lê. … Những công trình trên đều đặt truyền thuyết trong môi trường mà nó ra đời, tồn tại và phát triển để nghiên cứu và thấy rằng: các truyền thuyết có mối quan hệ sâu sắc với văn hóa, lễ hội, tín ngưỡng của nhân dân địa phương và các đặc điểm địa lý, lịch sử, văn hóa của địa phương cũng có tác động không nhỏ tới truyền thuyết. Như vậy, đây là một hướng nghiên cứu mang lại những phát hiện giá trị. 2.2 Tình hình nghiên cứu truyền thuyết ở Yên Bái Xét riêng ở địa phương Yên Bái, việc nghiên cứu truyện cổ dân gian nói chung, truyền thuyết nói riêng chưa được quan tâm chú ý. Chính vì vậy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn cho đến nay, truyền thuyết của các dân tộc mới chỉ được sưu tầm, dịch và giới thiệu trên một số cuốn sách hay tạp chí của địa phương và trung ương. - Các truyền thuyết được in trên các tạp chí như: “Sự tích Mường Lò” do Hoàng Việt Quân sưu tầm, in trên“Tập san văn nghệ Văn Chấn” năm 1992. “Hang Đá Cháy” do Lê Năng sưu tầm in trên “Tạp chí văn nghệ Yên Bái” số 10/1993. “Huyền thoại về trái núi thần” do Hoàng Bích Nhung sưu tầm, in trên “Tập san văn nghệ Lục Yên quyển 1”, năm 1999. … - Hay các tập truyện: Suối nước mắt – Tập truyện dân gian vùng Văn Chấn của Phạm Đức Hảo, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc (1996). Nàng Nu – Truyện cổ dân tộc Mông của Minh Khương, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc (1997) Cay húc nậm xia – Truyện dân gian Văn Chấn – Mường Lò của Bùi Huy Mai sưu tầm, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc (2002). … Trong số những cuốn sách kể trên, chúng tôi chưa thấy có cuốn nào tuyển chọn và giới thiệu riêng các truyền thuyết của các dân tộc. Việc nghiên cứu truyền thuyết lại càng chưa tiến hành. Chúng tôi mới chỉ thấy cuốn “Tài liệu ngữ văn địa phương trung học cơ sỏ” của Thạc sĩ Nguyễn Hiền Lương chủ biên là giới thiệu, hướng dẫn tìm hiểu một truyền thuyết tiêu biểu của người Thái là truyền thuyết “Nàng Han”. Bên cạnh đó cũng có một số bài nghiên cứu riêng lẻ: Chuyên luận “Truyền thuyết về Thần Áo Đen” của Nguyễn Tiến Hòa hay bài “Có một nữ tướng nàng Han trong lịch sử hay không” và tập bản thảo “Nhân vật trong truyền thuyết và lịch sử Yên Bái” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn của Hoàng Việt Quân đã bước đầu tìm hiểu, nghiên cứu các truyền thuyết. Song đây là những công trình nghiên cứu văn hóa, lịch sử mang tính tổng hợp chứ không phải công trình nghiên cứu văn học chuyên biệt. Quá trình khảo sát chúng tôi thấy số lượng truyền thuyết dân gian của các dân tộc ít người cư trú ở Yên Bái phong phú, đa dạng cả về nội dung và số lượng. Nhận xét về truyền thuyết, trong cuốn sách của mình tác giả Nguyễn Hiền Lương đã đưa ra nhận định: “Sự phát triển của thể loại truyền thuyết và trường ca vừa có ý nghĩa phản ánh lịch sử, đời sống xã hội của đồng bào các dân tộc Yên Bái vừa thể hiện trình độ phát triển khá cao của văn học dân gian các dân tộc Yên Bái”[23, tr26]. Như vậy, xét phương thức nghiên cứu thể loại truyền thuyết, xét thực tế số lượng và tình hình nghiên cứu truyền thuyết các dân tộc ở Yên Bái, chúng tôi nhận thấy đề tài “Khảo sát truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái ” là một đề tài có tính khả thi và có giá trị cao. Theo chúng tôi việc “Khảo sát truyền thuyết của các dân tộc lưu hành ở Yên Bái” mặc dù sẽ gặp nhiều khó khăn và vất vả nhưng nếu thành công sẽ có nhiều thú vị và hữu ích. Vì vậy chúng tôi đã quyết đinh lựa chọn đề tài này. 3. Đối tƣợng, phạm vi, mục đích nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng: Truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái được sưu tầm và giới thiệu trên các tạp chí, sách báo của địa phương và trung ương. 3.2. Phạm vi: Khảo sát đặc điểm chung và riêng trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 3.3. Mục đích: Tìm ra những nét đặc sắc riêng của truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái. 4. Những đóng góp mới của luận văn Nếu thành công, luận văn của chúng tôi sẽ có một số đóng góp sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.1. Về lý luận - Thống kê và phân loại được truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái bởi các truyền thuyết này vốn được giới thiệu là các truyện cổ, được in lẻ tẻ trên các tạp chí và cuốn sách được in ở địa phương và trung ương. - Khẳng định thêm một hướng nghiên cứu mới cho thể loại truyền thuyết cũng như văn học dân gian – nghiên cứu theo hướng tổng hợp. - Gợi mở việc nghiên cứu, đối sánh truyền thuyết của các dân tộc ở phạm vi rộng hơn. - Hiểu được mỗi quan hệ hữu cơ giữa văn học và những yếu tố ngoài văn học - Những nhân tố đã chi phối sự tương đồng và khác biệt của thể loại truyền thuyết và các thể loại khác: lịch sử tộc người và vùng đất, văn hóa truyền thống mỗi dân tộc, địa bàn cư trú... 4.2. Về nhận thức Đề tài giúp chúng ta: - Thấy được đặc trưng, mối quan hệ của truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái và vị trí, giá trị của truyền thuyết các dân tộc trong kho tàng văn học dân gian và đời sống tinh thần của nhân dân Yên Bái. - Thấy được tình cảm và nhận thức về lịch sử, con người của đồng bào các dân tộc. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích văn bản văn học dân gian: Để tìm ra được những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của các truyền thuyết, chúng tôi lấy văn bản của các truyền thuyết làm cơ sở. Từ đó, chúng tôi tiến hành hệ thống, phân tích cụ thể hóa để làm nổi bật trọng tâm của các vấn đề cần nghiên cứu. 5.2. Phương pháp liên ngành: Để tìm hiểu đặc điểm và mỗi quan hệ giữa truyền thuyết của các dân tộc và lý giải các hiện tượng, chúng tôi sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn dụng phương pháp nghiên cứu này để kết hợp nhiều góc nhìn văn hóa, văn học, địa lý, lịch sử trong đó góc nhìn văn học là trọng tâm. 5.3. Phương pháp so sánh loại hình: Để làm nổi bật tính “địa phương” của truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái, chúng tôi có so sánh, đối chiếu với truyền thuyết của người Việt và các thể loại tự sự dân gian khác. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được thể hiện trong 3 chương. Chương 1: Những vấn đề chung. Chương2: Nội dung của truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái. Chương 3: Nghệ thuật của truyền thuyết các dân tộc lưu hành ở Yên Bái. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Cơ sở lý thuyết về thể loại 1.1.1. Khái niệm truyền thuyết Từ khi truyền thuyết được quan tâm nghiên cứu, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra định nghĩa về truyền thuyết theo quan niệm và cách hiểu của họ. Theo tác giả Kiều Thu Hoạch trong cuốn “Tổng tập văn học dân gian người Việt” thì các tác giả Nhóm Lê Quý Đôn trong công trình lược thảo lịch sử văn học Việt Nam đã bước đầu đưa ra định nghĩa về truyền thuyết: “Truyền thuyết là tất cả những chuyện lưu hành trong dân gian có thật xảy ra hay không thì không có gì đảm bảo. Như vậy có những truyền thuyết lịch sử, mà cũng có những truyền thuyết khác, hoặc dính dáng về một đặc điểm địa lí (Chuyện nàng Tô Thị, chuyện Núi Vọng Phu, vv...)”, hoặc giải thích những phong tục tập quán hoặc nói về sự tích các nghề nghiệp, và tất cả những chuyện kì lạ khác”[16, tr26]. Khái niệm của nhóm Lê Quý Đôn đã định nghĩa khá rộng về truyền thuyết. Dường như họ đã quy tất cả những truyện lưu hành trong dân gian đều là truyền thuyết bởi chúng ta thấy họ quan niệm: thứ nhất, những truyện ấy có thật hay không có thật không quan trọng; thứ hai, đối tượng của truyện không chỉ là lịch sử mà còn là địa lý, phong tục tập quán. Còn trong bài "Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến" Kiều Thu Hoạch đưa ra quan niệm về truyền thuyết như sau: "Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân; biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn phận cá nhân mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn Tự nhiên và Xã hội trên cơ sở sự thực lịch sử cụ thể chứ không hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng" [31, tr141]. Trong quan niệm trên, tác giả không những đã đưa ra các tiêu chí nhận diện truyền thuyết mà còn phân biệt truyền thuyết với hai “thể tài truyện kể truyền miệng” khác là “thần thoại” và “cổ tích”. Theo đó thì truyền thuyết là truyện kể truyền miệng thuộc loại hình tự sự dân gian, nội dung là truyện tích các nhân vật lịch sử và các phong vật địa phương; nghệ thuật phổ biến là khoa trương, phóng đại và các yếu tố hư ảo. Bài "Những đặc điểm thi pháp của truyền thuyết lịch sử" trong cuốn "Thi pháp văn học dân gian" của Lê Trường Phát, tác giả đã nhận định: "…Đối ứng với dòng tự sự xã hội là dòng tự sự lịch sử gồm thể loại truyền thuyết và những bài vè lịch sử - một biến thể thứ hai của thể loại vè - đều là những thể loại kể chuyện về những nhân vật có thật - những sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử của cả dân tộc, của cả nước. Sự khác nhau giữa vè lịch sử với truyền thuyết là ở chỗ vè lịch sử kể về những sự kiện vẫn đang nóng hổi ý nghĩa thời sự bằng hình thức văn vần, thể loại truyền thuyết kể về những sự kiện lịch sử đã lùi xa vào quá khứ bằng hình thức văn xuôi" [37, tr15]. Như vậy, truyền thuyết là chuyện kể những nhân vật có thật hoặc những sự kiện có tầm ảnh hưởng tới lịch sử bằng hình thức văn xuôi. Ở đây, tác giả chủ yếu chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa “vè” và “truyền thuyết”. Lại Nguyên Ân trong “150 thuật ngữ văn học” định nghĩa: "Truyền thuyết là một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung là trong đó có các yếu tố kì diệu, huyễn tưởng nhưng lại được cảm nhận là xác thực diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử. Trong những truyền thống văn hóa khác nhau về loại hình, khái niệm truyền thuyết mô tả những hiện tượng không hoàn toàn giống nhau Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn và liên hệ một cách khác nhau với các thể loại dân gian khác, kể cả thần thoại" [20, tr341]. Tác giả đã nhấn mạnh những đặc trưng cơ bản của truyền thuyết như: truyền thuyết là “sáng tác dân gian”, nghệ thuật nổi bật là dùng “các yếu tố kì diệu, huyễn tưởng” nhằm mục đích là làm cho người đọc tin vào câu chuyện được kể đã từng diễn ra thật trong quá khứ. Sách ngữ văn 10, tập 1 do Phan Trọng Luận chủ biên đưa ra khái niệm: "Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lý tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tô vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng" [23, tr17]. Với đối tượng tiếp nhận là học sinh trung học phổ thông, khái niệm này định nghĩa về truyền thuyết trên bốn phương diện: thể loại – tự sự dân gian; đối tượng tự sự: nhân vật hoặc những gì có liên quan đến lịch sử; nghệ thuật: lý tưởng hóa; ý nghĩa: thể hiện thái độ và tình cảm đối với lịch sử của nhân dân. Khái niệm này rất ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Qua tìm hiểu một số khái niệm về truyền thuyết, chúng tôi thấy rằng: truyền thuyết là một thể loại tự sự dân gian; truyền thuyết kể về những việc có thật hoặc không có thật nhưng mang tính lịch sử theo xu hướng lý tưởng hóa; khi kể, truyền thuyết thường sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường để tạo sự li kì hấp dẫn; qua truyền thuyết chúng ta thấy được quan niệm nghệ thuật của tác giả dân gian về con người và lịch sử. 1.1.2. Đặc điểm và phân loại truyền thuyết 1.1.2.1. Đặc điểm của truyền thuyết Như chúng ta đã biết, giữa thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích có những điểm tương đồng với nhau. Chính vì vậy mà có không ít tranh luận về tác phẩm này thuộc thể loại thần thoại hay truyền thuyết, tác phẩm kia thuộc cổ tích hay truyền thuyết. Hiện tượng này đã từng xảy ra ở các truyện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn như: Sơn Tinh – Thủy Tinh; Sự tích bánh chưng bánh dầy… Ngoài khái niệm về truyền thuyết, cần có thêm các tiêu chí thống nhất giúp chúng ta nhận diện và phân biệt truyền thuyết với các thể loại khác. Tác giả Kiều Thu Hoạch đã tổng hợp và chỉ ra những đặc điểm cơ bản của thể loại truyền thuyết là: các đặc tính: tính hư cấu lịch sử, tính cố định cụ thể, tính hư ảo, thần kì và các mô típ khi xây dựng: mô típ sinh nở thần kì, mô típ chiến công phi thường, mô típ hóa thân. Đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch về đặc điểm của truyền thuyết, tác giả Lê Trường Phát trong cuốn “Thi pháp văn học dân gian” trình bày một cách cụ thể hơn về các mô típ thường được sử dụng ở từng phần trong mô hình lược đồ kết cấu chung của truyền thuyết. Đó là: Ở phần mở đầu, truyền thuyết có các kiểu mô típ: Sự thụ thai kì lạ để sinh ra nhân vật; tướng lạ từ ngay lúc lọt lòng; những biểu hiện khác thường, hơn đời ngay từ lúc còn trẻ; nhân vật xuất hiện giữa thời thế đặc biệt; nhân vật xuất thân nghèo khổ hoặc ngược lại. Phần kết gồm các kiểu môtip: Sự vinh phong, gia phong tên hiệu, mĩ tự của các triều đại sau; các chi tiết về nghi lễ thờ cúng; hóa thân của nhân vật; sự hiển linh hiển thánh của nhân vật. Riêng phần thứ hai – đoạn kể về cuộc đời và sự nghiệp của nhân vật tập trung kể lại hành trạng, hành động của nhân vật và thường không sử dụng các mô típ. Mỗi câu chuyện, mỗi nhân vật có hành trạng, hành động riêng. Tính hiện thực lịch sử vì vậy thường được thể hiện đậm đặc nhất ở phần này. Như vậy, quan điểm trên của Kiều Thu Hoạch là cơ sở giúp chúng ta nhận diện tác phẩm của thể loại truyền thuyết và phân biệt nó với thần thoại, cổ tích – những thể loại tự sự dân gian gần gũi với truyền thuyết nhất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.1.2.2. Phân loại truyền thuyết Hiện nay, chúng ta thấy có nhiều ý kiến phân loại thể loại truyền thuyết. Sự phong phú về cách phân loại truyền thuyết là xuất phát từ những quan niệm và tiêu chí khác nhau. Theo tác giả Lê Trường Phát thì nếu căn cứ vào nội dung của thời kì lịch sử được truyền thuyết phản ánh – ghi chép thì ý kiến của ông đồng nhất với ý kiến của Hoàng Tiến Tựu. Nếu căn cứ vào lịch sử và “phạm vi những sự kiện và nhân vật lịch sử được nhân dân quan tâm”, theo ông có: những truyền thuyết về thời các vua Hùng; những truyền thuyết về sau thời các vua Hùng. Cũng theo tác giả này thì Đỗ Bình Trị lại chia truyền thuyết thành ba tiểu loại: truyền thuyết địa danh, truyền thuyết phổ hệ, truyền thuyết về nhân vật và sự kiện lịch sử. Trong cuốn “Tổng tập văn học dân gian người Việt”, tác giả Kiều Thu Hoạch đã chỉ ra những quan điểm phân loại truyền thuyết ở Việt Nam như: Theo Lê Chí Quế, ông chia truyền thuyết làm 3 loại gồm: Truyền thuyết lịch sử; Truyền thuyết anh hùng; Truyền thuyết về các danh nhân văn hóa. Tác giả Hoàng Tiến Tựu thì chia thành bốn nhóm: Truyền thuyết về họ Hồng Bàng; Truyền thuyết về thời kì Âu Lạc và Bắc thuộc; Truyền thuyết về thời kì phong kiến tự chủ; Truyền thuyết về thời kì pháp thuộc. Phân tích những điểm hợp lý và bất hợp lý trong những cách phân loại trên, các tác giả cuốn sách đã đưa ra cách phân loại của mình. Theo Kiều Thu Hoạch, hệ thống truyền thuyết trong kho tàng truyền thuyết người Việt gồm ba loại lớn: Truyền thuyết nhân vật (trong đó lại bao gồm: Truyền thuyết về các anh hùng chống xâm lược; truyền thuyết về các anh hùng văn hóa; truyền thuyết về các anh hùng nông dân). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn Truyền thuyết địa danh giải thích nguồn gốc tên gọi của các địa danh ở các địa phương mà có gắn với các sự kiện lịch sử. Truyền thuyết phong vật kể về các phong tục, hội hè, trò diễn… có gắn với các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử. Qua sự phân loại của các tác giả, chúng tôi nhất trí với quan điểm của tác giả Kiều Thu Hoạch. Đây là cách phân loại hợp lý bởi chúng tôi thấy rằng trong cách phân loại này tác giả không chỉ dựa vào đối tượng được đề cập, không chỉ dựa vào chủ đề mà còn dựa vào cả chức năng của thể loại truyền thuyết. Cách phân loại này khoa học bởi tác giả đã xuất phát từ sự nhìn nhận đánh giá truyền thuyết ở những cấp độ và bình diện khác nhau nên không bị bỏ sót, cũng không bị trùng lặp. 1.2. Đặc điểm địa lý - lịch sử văn hóa các tộc ngƣời ở Yên Bái 1.2.1. Đặc điểm địa lý Yên Bái 1.2.1.1. Đặc điểm vị trí địa lý Yên Bái là một trong những tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là một trong 13 tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên so với các tỉnh miền núi khác, Yên Bái có vị trí địa lý khá đặc biệt. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía đông giáp hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái là tỉnh nằm giữa hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc, nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc Bộ. Chính vì vậy mà cả đặc điểm tự nhiên và kinh tế văn hóa xã hội của tỉnh có mối quan hệ giao lưu và mang dấu ấn của cả ba vùng. Yên Bái là tỉnh giữ vị trí trọng yếu về kinh tế và quân sự của Việt Nam và có lợi thế trong giao lưu với các tỉnh bạn. Với diện tích tự nhiên 6888 km2 với ¾ là đồi núi, Yên Bái có 01 thành phố (Yên Bái), 01 thị xã (Nghĩa Lộ), 07 huyện thị (Yên Bình, Lục Yên, Trấn Yên, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải). Địa hình của Yên Bái, cao dần từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi ba dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam. Phía Tây có dãy núi Hoàng Liên Sơn – Pú Luông kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy. Phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Tuy địa hình khá phức tạp nhưng chúng ta có thể chia thành hai vùng lớn: Vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình khoảng 600m trở lên chiếm 67,56%. Vùng thấp có độ cao dưới 600m là phần diện tích còn lại. Trong lịch sử, do những điều kiện khách quan và chủ quan mà địa giới Yên Bái trước kia và ngày nay đã có nhiều thay đổi. Từ rất xa xưa Yên Bái đã là một bộ phận của Tổ quốc. Thời các vua Hùng, Yên Bái thuộc Tân Hưng, thời Lý thuộc Châu Đăng, thời Trần trong lộ Quy Hóa, thời Lê đến thời Nguyễn nằm trong phủ Quy Hóa, tỉnh Hưng Hóa. Với đặc điểm vị trí địa lý thuận lợi như thế, Yên Bái đã trở thành điểm thu hút đối với các tộc người, các dòng người di cư đi tìm những vùng đất mới để khai hoang và thiết lập lãnh địa của mình. Tỉnh đã thu hút được cả những tộc người di cư từ phương Bắc xuống, từ phía Đông và phía Tây sang, từ đồng bằng lên. Chính vì vậy mà thành phần dân tộc của Yên Bái khá phong phú, số dân tương đối đông và họ định cư ở đây từ rất sớm. Điều này có vai trò quan trọng đối với sự hình thành lịch sử văn hóa, văn học và truyền thống phong tục của địa phương. 1.2.1.2. Đặc điểm dân số và thành phần dân tộc Mảnh đất Yên Bái là một trong những địa bàn sinh tụ của người Việt cổ, có nền văn hóa phát triển liên tục và khá rực rỡ. Qua các di vật, di chỉ được phát hiện ở Hang Hùm, huyện Lục Yên; thạp đồng Đào Thịnh ở Trấn Yên, trống đồng Minh Xuân ở Lục Yên đã chứng minh điều đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất