Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thể loại khác Chưa phân loại Lễ cấp sắc của người dao tỉnh tuyên quang...

Tài liệu Lễ cấp sắc của người dao tỉnh tuyên quang

.PDF
205
1333
109

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VŨ PHAN LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: NHÂN HỌC Mã số: 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Phạm Quang Hoan 2. PGS. TS. Hà Đình Thành Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là kết quả của quá trình điều tra thực địa và thu thập tư liệu của tác giả luận án. NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Vũ Phan LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tiến sĩ Nhân học về đề tài: Lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Tuyên Quang, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: - Học viện Khoa học xã hội và các thầy, cô, Khoa Dân tộc học và Nhân học đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. - Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Quang Hoan và PGS.TS. Hà Đình Thành đã tư vấn, định hướng khoa học rõ ràng cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Tập thể hướng dẫn đã có những ý kiến tư vấn về chuyên môn và đóng góp trực tiếp vào các nội dung nghiên cứu của luận án. - Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, các đồng nghiệp nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện và thời gian để tôi hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận án. - Lãnh đạo và nhân dân các địa phương trong tỉnh Tuyên Quang, hai tỉnh Hà Giang và Bắc Kạn, nơi tôi thực hiện khảo sát, thu thập tài liệu, tiến hành nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ và cộng tác giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. - Gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016 Nghiên cứu sinh Nguyễn Vũ Phan MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU ..................................................... 11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................... 11 1.2. Cơ sở lý thuyết ..................................................................................... 19 1.3. Khái quát về người Dao ở Việt Nam và tỉnh Tuyên Quang ................. 28 Tiểu kết chương 1................................................................................................. 39 Chương 2: QUY TRÌNH THỰC HÀNH CỦA LỄ CẤP SẮC ............................ 41 2.1. Những vấn đề chung ............................................................................. 41 2.2. Các nghi thức diễn ra trong lễ cấp sắc.................................................. 45 2.3. Các nghi thức diễn ra trong lễ cấp sắc của các nhóm Dao ................... 59 2.4. Một vài so sánh lễ cấp sắc giữa hai nhóm phương ngữ………………88 2.5. So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở tỉnh Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở tỉnh Bắc Kạn............................... 92 2.6. So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở tỉnh Hà Giang .............................. 94 Tiểu kết chương 2................................................................................................. 96 Chương 3: CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ CẤP SẮC ................................................... 97 3.1. Tiền đề của sự biến đổi ......................................................................... 97 3.2. Các khía cạnh biến đổi trong lễ cấp sắc ............................................. 100 3.3. Nguyên nhân của sự biến đổi………………………………………..104 3.4. Các giá trị của lễ cấp sắc hiện nay............................................................ 104 Tiểu kết chương 3............................................................................................... 117 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ............................................................ 119 4.1. Những kết quả nghiên cứu đạt được .................................................. 119 4.2. Một số vấn đề bàn luận....................................................................... 124 4.3. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị trong lễ cấp sắc ..... 128 Tiểu kết chương 4............................................................................................... 146 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH ..... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 152 PHỤ LỤC ........................................................................................................... 163 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH: Công nghiệp hóa HĐH: Hiện đại hóa KT-XH: Kinh tế - xã hội PTBVVH: Phát triển bền vững văn hóa TCH: Toàn cầu hóa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bức tranh đa dạng về cơ cấu tộc người và văn hóa tộc người ở tỉnh Tuyên Quang, người Dao là tộc người có nhiều nhóm địa phương nhất. Đây cũng là tộc người cho đến nay vẫn còn duy trì được nhiều nét văn hóa đặc sắc, ngay cả trong bối cảnh không gian sinh tồn, điều kiện kinh tế - xã hội của người Dao đã và đang có nhiều thay đổi. Một trong những sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Dao là lễ cấp sắc, thường gọi là quá tăng nghĩa là "qua đèn". Đây là nghi lễ được coi là chấm dứt thời "thơ ấu" của một chàng trai Dao. Từ đây anh ta được đặt tên mới, tên cấp sắc, được thực hiện nghĩa vụ bình thường của một người đàn ông trong cộng đồng: đi xa, làm nhà, làm thầy cúng và khi chết "hồn" mới được trở về quê hương "Dương Châu Đại Điện"... Nói cách khác, chỉ khi được cấp sắc, vai trò của người đàn ông Dao mới chính thức được cộng đồng, xã hội thừa nhận. Lễ cấp sắc giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Dao, là sinh hoạt mang tính bắt buộc đối với người đàn ông Dao. Lễ này còn hàm chứa các giá trị văn hoá được chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ người Dao như phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa nghệ thuật..., có tác động sâu sắc đến việc hình thành diện mạo văn hoá của cộng đồng người Dao ở Tuyên Quang, đồng thời là một trong những thành tố văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, hợp thành, thống nhất trong sự đa dạng của nền văn hoá các dân tộc Việt Nam. Lễ cấp sắc là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của cộng đồng người Dao, nên nó đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như Dân tộc học/Nhân học, Văn hóa học, Tôn giáo học… Ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu, ở mỗi thời kỳ, do điều kiện kinh tế, xã hội ảnh hưởng, chi phối, các nhà khoa học lại có những góc nhìn, những quan niệm khác nhau về giá trị của lễ cấp sắc. Có những giai đoạn do nhận thức sai lệch về việc bảo tồn văn hóa dân tộc, góp phần lễ cấp sắc bị cho là mê tín dị đoan, gây lãng phí thời gian và tiền bạc nên đã bị đối xử như một hủ tục lạc hậu cần phải loại bỏ, hoặc có làm thì cũng bị cắt gọt, biến đổi không còn giữ được bản sắc riêng và có lẽ vì thế những giá trị văn hóa độc đáo này đã bị mai một. 1 Mặt khác, do chính sách mở cửa, giao lưu và hội nhập, những năm gần đây, việc khôi phục, phát triển một cách thiếu chọn lọc, thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng nên các giá trị văn hóa cổ truyền, trong đó có lễ cấp sắc có xu hướng vượt ra ngoài phạm vi quản lý nhà nước. Cấp sắc đã không được tổ chức theo đúng như những giá trị mà nó vốn có, nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện. Hiện tượng đó đã gây khó khăn cho các cơ quan quản lý văn hóa trước một vấn đề cần phải giải quyết. Nghiên cứu, tìm hiểu lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang còn khẳng định những giá trị đặc sắc của nó và cung cấp những luận cứ khoa học, giúp các cấp chính quyền địa phương tìm ra các giải pháp bảo tồn, lựa chọn kế thừa một cách phù hợp, đúng đắn các giá trị văn hoá dân tộc truyền thống, đồng thời loại bỏ những yếu tố không còn phù hợp để hướng tới mục tiêu xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh ở cơ sở, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) và hội nhập hiện nay. Truyền thống văn hoá của người Dao đã có từ lâu đời, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá các dân tộc ở Việt Nam. Những giá trị văn hoá được lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng trầm biến động của lịch sử, được chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rất riêng của người Dao. Việc nhận diện đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang sẽ góp phần khẳng định tính đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam, "đa dạng trong thống nhất" và "thống nhất trong đa dạng". Với mục đích đó, tác giả chọn Lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Tuyên Quang làm luận án tiến sĩ Nhân học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xác định những đặc điểm cơ bản của lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang. Trên cơ sở đó, khẳng định những giá trị văn hoá, làm rõ tác động về mặt xã hội của lễ cấp sắc trong bối cảnh hội nhập, giao lưu văn hóa hiện nay của người Dao ở Tuyên Quang. 2 - Cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc của lễ cấp sắc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang trong xu thế hội nhập và phát triển. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và hệ thống hoá các tư liệu về lễ cấp sắc của người Dao ở tỉnh Tuyên Quang. - Phân tích mối quan hệ của lễ cấp sắc với đời sống của người Dao, lễ cấp sắc với môi trường tự nhiên, xã hội và môi trường văn hóa. - Xác định những giá trị của lễ cấp sắc trong đời sống hiện nay, những biến đổi của lễ cấp sắc trong quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá của người Dao với các tộc người cư trú trong vùng. - Chỉ ra những tương đồng và khác biệt trong lễ cấp sắc giữa các nhóm Dao ở tỉnh Tuyên Quang. - So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở Bắc Kạn; So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở Hà Giang. - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị trong lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Tuyên Quang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là lễ cấp sắc của người Dao ở tỉnh Tuyên Quang, trong đó đi sâu tìm hiểu loại hình lễ cấp sắc của một số nhóm Dao, diễn biến và những biến đổi của lễ cấp sắc ở một số địa phương trong tỉnh Tuyên Quang. - Luận án cũng chú ý đến các loại hình lễ cấp sắc của người Dao ở một số tỉnh lân cận như: Hà Giang; Bắc Kạn... để so sánh, tìm ra những nét đặc trưng nhất trong lễ cấp sắc của người Dao và những giá trị của nó phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở nông thôn miền núi hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang, trong đó chú trọng nghiên cứu bối cảnh không gian, diễn biến và 3 những biến đổi của lễ cấp sắc trong truyền thống và hiện đại để thấy rõ các giá trị văn hoá, xã hội cũng như sự ảnh hưởng của lễ cấp sắc trong đời sống cộng đồng người Dao nói riêng, trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung. Ngoài ra, luận án còn đề cập phần nào tới lễ cấp sắc của người Dao ở một số vùng thuộc các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn để có sự so sánh, làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong lễ cấp sắc của người Dao. Về thời gian nghiên cứu, tác gỉa giới hạn nội dung nghiên cứu lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang trong giai đoạn trước Đổi mới và từ thời kỳ Đổi mới(năm 1986) đến nay. Đó là khoảng thời gian mà văn hóa truyền thống tộc người, trong đó có lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang một mặt vẫn lưu giữ được những yếu tố truyền thống, nhưng mặt khác cũng xuất hiện sự biến đổi do bị tác động của một số nhân tố khách quan và chủ quan, nhất là quá trình biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội, văn hóa ở vùng đồng bào Dao mang lại. 3.3. Địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu chính của luận án là tỉnh Tuyên Quang, nơi có nhiều nhóm Dao cư trú đông nhất trong cả nước và lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang vẫn duy trì được khá nhiều nét nguyên bản, đặc sắc đến ngày nay. Đó là các huyện có người Dao cư trú tập trung nhất, bao gồm các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Yên Sơn, Hàm Yên và Sơn Dương. Cụ thể: - Tại huyện Na Hang: Tác giả luận án nghiên cứu tập trung vào hai xã: Sơn Phú và Hồng Thái. Địa bàn này chủ yếu nghiên cứu lễ cấp sắc của hai nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền. Huyện Na Hang có số dân là: 59.951 người. Trong đó người Dao có 15.419 người, đa số thuộc nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền. Nhóm Dao Đỏ sống chủ yếu ở xã Sơn Phú; còn nhóm Dao Tiền chủ yếu sinh sống ở xã Hồng Thái. Người Dao ở Na Hang sống bằng nghề nông nghiệp. Chủ yếu canh tác lúa nước, ngoài ra còn làm nương rẫy, trồng rừng. Do cư trú ở nơi cách thành phố Tuyên Quang hơn 160 km nên người Dao ở xã Sơn Phú và xã Hồng Thái còn giữ được hầu hết phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hóa, trong đó có lễ cấp sắc một cách nguyên bản, ít bị biến đổi. 4 Xã Sơn Phú được coi là nơi đầu tiên người Dao Đỏ đến sinh sống ở Na Hang. Hiện dân số người Dao Đỏ có 1960 người, chiếm 82% dân số xã. Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ ở đây vẫn được duy trì thường xuyên, kể cả những năm bị hiểu lầm, coi là mê tín dị đoan và bị cấm đoán. Hiện có trên 50% số đàn ông Dao đã được cấp sắc. Xã Hồng Thái cũng được coi là nơi đầu tiên người Dao Tiền đến sinh sống ở Na Hang. Dân số là người Dao Tiền có 1.070 người, chiếm 80 % dân số của cả xã. Số đàn ông Dao Tiền ở Hồng Thái đã được cấp sắc là khoảng 62%. Xã hiện có ba thầy cúng có thể làm lễ cấp sắc cho đàn ông Dao. - Tại huyện Lâm Bình: Tác giả luận án tiến hành nghiên cứu tại xã Thổ Bình, nơi tập trung sinh sống của nhóm Dao Đỏ. Số dân người Dao Đỏ tại đây là: 1.053 người, chiếm trên 40 % dân số của xã. Người Dao ở đây 100% làm ruộng nước, trong đó có trên 40 % đàn ông Dao đã được cấp sắc. Lễ cấp sắc tại Thổ Bình vẫn được duy trì và có những nét riêng khác với lễ cấp sắc của nhóm Dao Đỏ ở nơi khác. - Tại huyện Yên Sơn: Tác giả luận án tập trung nghiên cứu ở xã Trung Minh, nơi có nhiều người thuộc nhóm Dao Cóoc Mùn sinh sống. Trung Minh được cho là địa danh có người Dao đến sinh sống sớm nhất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Toàn xã hiện có 1.497 người Dao Coóc Mùn, trong đó có gần 60% đàn ông đã được cấp sắc. Lễ cấp sắc của nhóm Dao Cóoc Mùn được cho là có nhiều điểm khác biệt so với các nhóm khác về đối tượng thụ lễ. Hiện có bốn thầy cúng vẫn thường xuyên thực hành lễ cấp sắc cho đàn ông Dao trong vùng. - Tại huyện Hàm Yên: Tác giả luận án nghiên cứu ở xã Yên Thuận, vì nơi đây được gọi là "thủ phủ" của người Dao Áo Dài của Tuyên Quang. Hiện toàn xã có 2.284 người Dao Áo Dài, trong đó có trên 50% đàn ông Dao đã được cấp sắc. Lễ cấp sắc của nhóm Dao Áo Dài ở Yên Thuận có nhiều nét đặc trưng riêng tương đối nguyên bản, có nhiều chi tiết cổ xưa. - Tại huyện Sơn Dương: Tác giả luận án tập trung nghiên cứu lễ cấp sắc của nhóm Dao Quần Chẹt ở khu vực phía Nam của huyện gồm các xã Hợp Hòa, Thanh Phát. Số người Dao Quần Chẹt ở xã Hợp Hòa hiện có 793 người, trong đó có 35 % đàn ông đã qua lễ cấp sắc. Lễ cấp sắc của nhóm Dao Quần Chẹt bao chứa nhiều chi 5 tiết phong phú và được thể hiện thông qua các hoạt động gần với văn nghệ dân gian. Đó cũng là nét đặc sắc của nhóm Dao này. Tại Sơn Dương, tác giả luận án còn khảo cứu thêm lễ cấp sắc của nhóm Dao Thanh Y, hiện có mặt tại xã Minh Thanh. Lễ cấp sắc cho đàn ông Dao Thanh Y tuy không phong phú như lễ cấp sắc của các nhóm Dao khác, nhưng có thể tìm thấy trong đó những yếu tố khác biệt để so sánh. - Tại tỉnh Hà Giang: Trước đây do hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang là một (gọi là tỉnh Hà Tuyên) nên khi tách ra, Hà Giang cũng có những nhóm Dao giống như ở Tuyên Quang. Tuy nhiên trong quá trình chia tách, các nhóm Dao bị phân tán, sống xen kẽ với các dân tộc khác, nên lễ cấp sắc cũng đã có những biến đổi. Việc khảo sát tìm hiểu lễ cấp sắc của người Dao ở Hà Giang sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn so sánh và bổ sung vào luận án những tư liệu phong phú hơn. Tại Hà Giang, tác giả luận án nghiên cứu nhóm Dao Áo Dài ở thôn Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ. Hiện nay thôn Nặm Đăm có 49 hộ Dao Áo Dài với 240 nhân khẩu. Trên địa bàn hiện có khoảng ba thầy cúng là người Dao thuộc các nhóm Dao Đỏ và Dao Áo Dài. Cấp sắc vẫn được coi là nghi lễ bắt buộc đối với mọi đàn ông Dao trong vùng. Tại tỉnh Bắc Kạn: Tác giả luận án nghiên cứu nhóm Dao Tiền khu vực hồ Ba Bể. Theo thống kê của huyện Ba Bể hiện có 10.963 người Dao Tiền sinh sống tại đây [84]. Người Dao Tiền chủ yếu làm ruộng nước. Một số làm nghề rừng. Một bộ phận nhỏ tham gia các hoạt động phục vụ du lịch lòng hồ. Tuy nhiên theo truyền thống, người đàn ông Dao vẫn được cấp sắc. Do môi trường sống chi phối, lễ cấp sắc của người Dao Tiền có những biến đổi rất đáng quan tâm. Những sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của các nhóm Dao tại khu vực lòng hồ Ba Bể có những đặc trưng gắn với sông nước vùng lòng hồ và tất nhiên có sự ảnh hưởng tới việc thực hành lễ cấp sắc. Đó cũng là những chi tiết thuận lợi trong việc so sánh của luận án. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận của luận án Tác giả luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩ duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin để nhận diện, 6 nghiên cứu lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang từ những chiều cạnh khác nhau, trong sự vận động, biến đổi từ truyền thống đến hiện nay, dưới tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan. Tác giả cũng rất chú trọng vận dụng những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về văn hóa dân tộc, về vai trò của văn hóa trong phát triển cũng như việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người theo tinh thần Nghị quyết Trung ương năm, khóa VIII Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Trung ương chín, khóa XI Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điền dã dân tộc học: Đây là phương pháp chủ đạo đã được tác giả luận án tiến hành nghiên cứu lễ cấp sắc tại các xã Sơn Phú, Hồng Thái thuộc huyện Na Hang, nơi có hai nhóm: Dao Đỏ và Dao Tiền sinh sống. Tại huyện Yên Sơn, tác giả nghiên cứu lễ cấp sắc tại xã Lang Quán, nơi có nhóm Dao Quần Trắng sinh sống. Tại huyện Lâm Bình, tác giả nghiên cứu lễ cấp sắc của nhóm Dao Đỏ ở xã Thổ Bình và một số xã như: xã Minh Hương, huyện Hàm Yên, nơi có nhóm Dao Tiền sinh sống; các xã Kháng Nhật, Hợp Hòa, Thiện Kế thuộc huyện Sơn Dương, nơi có nhóm Dao Quần Chẹt; xã Bình Yên, huyện Sơn Dương, nơi có nhóm Dao Thanh Y. Ngoài tỉnh Tuyên Quang, tác giả đã tiến hành nghiên cứu lễ cấp sắc của người Dao tại thôn Nặm Đăm, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang; huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tại các điểm nghiên cứu, tác giả luận án đã tiến hành quan sát tham dự, cùng ở, cùng ăn, cùng tham gia vào những sinh hoạt với người Dao trong một thời gian, vào những thời điểm khác nhau. Bằng cách này, tác giả có điều kiện tiếp xúc trực tiếp và hiểu văn hóa của các nhóm Dao một cách sâu sát hơn, đặc biệt là có cơ hội được quan sát và tham dự một số lễ cấp sắc. Trong mỗi đợt điền dã, tác giả luận án đã tiến hành phỏng vấn sâu, phỏng vấn hồi cố với các đối tượng khác nhau bằng những câu hỏi mở đã được chuẩn bị trước nhằm thu thập thông tin liên quan đến lễ cấp sắc. Đối tượng phỏng vấn sâu trước hết là các thầy cúng, những người am hiểu về phong tục tập quán của 7 người Dao; những người đàn ông đã trực tiếp thực hành nghi lễ của cấp sắc; những cán bộ quản lý văn hóa tại địa phương và những người tham gia tổ chức lễ cấp sắc. Một số cuộc thảo luận nhóm cũng đã được tổ chức tại các bản người Dao nhằm thu thập các thông tin đảm bảo tính khách quan và đa chiều về lễ cấp sắc, những vấn đề đặt ra liên quan đến cách thức bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ cấp sắc trong điều kiện hiện nay. Các nhóm thảo luận được lựa chọn theo giới tính, nhóm tuổi, nhóm đối tượng thầy cúng, chủ hộ gia đình,… Trong thời gian điền dã, nghiên cứu tại cộng đồng, tác giả luận án cũng đã quay phim, chụp ảnh các lễ cấp sắc, lựa chọn các hình ảnh đẹp, tiêu biểu, phù hợp để minh họa cho nội dung của luận án. - Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh giữa lễ cấp sắc của các nhóm Dao ở Tuyên Quang và so sánh giữa lễ cấp sắc ba đèn của người Dao ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao ở Bắc Kạn và Hà Giang. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả luận án đã gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến về các nội dung nghiên cứu của luận án với các chuyên gia nghiên cứu về lễ cấp sắc của người Dao, đặc biệt đi sâu tìm hiểu về bản chất của lễ cấp sắc cũng như vai trò của nó trong đời sống tinh thần của người Dao trước kia và hiện nay. - Phương pháp thu thập, hệ thống hóa và phân tích nguồn tư liệu có sẵn: Tác giả luận án đã kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu về tộc người Dao ở Việt Nam nói chung và tỉnh Tuyên Quang nói riêng, sử dụng tư liệu về lễ cấp sắc của người Dao từ các cơ quan nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đi trước ở Trung ương và tỉnh Tuyên Quang cũng như ở một số địa phương khác. Với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên, có thể thấy rằng, luận án sử dụng chủ yếu nguồn tư liệu đã thu thập được trong quá trình điền dã tại các địa bàn sinh sống của người Dao, cùng với kế thừa một phần luận văn thạc sỹ của tác giả đã hoàn thành năm 2001. Ngoài ra, tác giả luận án còn sử dụng các nguồn tài liệu bao gồm các văn bản về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của chính quyền địa phương về bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà sưu tầm, nghiên 8 cứu văn hóa đã công bố cũng được tác giả luận án kế thừa. Đặc biệt qua các đợt khảo sát điền dã tại cơ sở, tác giả luận án đã thu thập, đánh giá, phân tích các tư liệu từ các thầy cúng, các nghệ nhân là người Dao, trong đó có thêm phần tham khảo các sách cổ qua phần trình bày, giới thiệu của họ. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Trên cơ sở khảo sát, tập hợp, phân loại và trình bày về lễ cấp sắc của các nhóm Dao ở Tuyên Quang, luận án cung cấp cho ngành Nhân học những tư liệu mới, cập nhật về nét văn hóa đặc trưng riêng, đồng thời cũng là điểm khác biệt của người Dao với các tộc người khác ở Việt Nam. - Luận án đã phân tích làm rõ các giá trị văn hoá trong lễ cấp sắc của người Dao, từ đó xác định nét văn hoá chung và riêng, rút ra một số nhận xét khẳng định diện mạo và bản sắc văn hoá của người Dao, góp phần bổ sung tư liệu làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện về văn hóa của người Dao ở Tuyên Quang nói riêng, trên phạm vi cả nước nói chung. - Từ góc độ tiếp cận Nhân học/Dân tộc học, luận án tiếp tục bổ sung những giá trị đặc trưng cơ bản của lễ cấp sắc của người Dao trong mối quan hệ văn hoá tộc người, cộng đồng và xác định rõ những biến đổi trong quá trình tiếp biến văn hóa, rút ra những giá trị của lễ cấp sắc và đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa độc đáo của lễ cấp sắc trong bối cảnh xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Tuyên Quang. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Từ kết quả nghiên cứu đạt được, luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp, khả thi nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của lễ cấp sắc của người Dao trong bối cảnh hiện nay. - Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho việc tham khảo trong hoạch định và cụ thể hóa chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống qua lễ cấp sắc của người Dao, góp phần phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), văn hóa một cách bền vững. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được kết cấu thành 4 chương: 9 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, địa bàn và tộc người nghiên cứu Chương 2: Quy trình thực hành của lễ cấp sắc Chương 3: Các giá trị trong lễ cấp sắc của người Dao Chương 4: Kết quả và bàn luận 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan nghiên cứu về người Dao ở Việt Nam 1.1.1.1. Các nghiên cứu về nguồn gốc, lịch sử tộc người Từ trước đến nay, hầu hết các nghiên cứu về người Dao đều cho rằng, người Dao đến Việt Nam từ Quảng Đông và Quảng Tây, Trung Quốc. Dựa trên thư tịch và sử sách…thì người Dao và người Hmông có xuất xứ từ một cội nguồn. Các nhà nghiên cứu đặt chung trong hệ ngôn ngữ Mông - Dao. Cho tới nay, chưa có tài liệu nào xác định chính xác người Dao di cư tới Việt Nam vào thời điểm nào, phần lớn cho rằng, ít nhất từ thế kỷ thứ XI, rõ rệt hơn là từ thế kỷ XIII, người Dao đã có mặt tại Việt Nam [33;38;134;135]. Theo một số nhà nghiên cứu người Pháp, trong đó có Auguste Bonifacy đã có những công trình nghiên cứu về người Dao rất nổi tiếng như: Một cuộc công cán ở vùng người Mán từ tháng mười 1901 đến cuối tháng giêng 1902 [6],Giản chí về người Mán Cao Lan [7], Giản chí về người Mán Quần Cộc [8]... Auguste Bonifacy đã giới thiệu khá chi tiết về những sinh hoạt văn hóa, đời sống của người Dao như: kiến trúc nhà ở, trang phục, đời sống xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, tri thức dân gian, văn học nghệ thuật... Hạn chế của Auguste Bonifacy là luôn mang tư tưởng của chủ nghĩa thực dân nên việc đánh giá những giá trị văn hóa của người Dao chưa chính xác. Ông cho rằng, người Dao là một dân tộc lạc hậu, phải được khai hóa văn minh, thậm chí ông còn nhầm lẫn giữa người Cao Lan với người Dao. Nhà nghiên cứu nổi tiếng Maurice Abadie đã xuất bản công trình Les Mans du Haut- Tonkin (Người Dao ở vùng cao Bắc Kỳ) vào năm 1922 [1]. Sự mô tả chi tiết về các nhóm dân tộc cho thấy những nghiên cứu của ông rất nghiêm túc và có giá trị. Tuy nhiên, công trình của Maurice Abadie cũng chỉ dừng lại ở việc nhận diện những đặc điểm văn hóa có tính chất tổng quát và ông 11 cũng có những nhầm lẫn khi cho rằng, người Dao cùng nhóm với dân tộc Pà Thẻn và Cao Lan. Một số nhà nghiên cứu dân tộc học Xô Viết trước đây đã đề cập tới người Dao ở Việt Nam, trong đó đáng chú ý là các tác giả A.I. Lexkinen; N.N.Tsebocxrov; J.A. Tsebocxrova. Tuy nhiên, họ cũng chỉ đề cập đến vấn đề nhân chủng và miêu tả khá sơ lược về một số phong tục tập quán và trang phục của một số nhóm Dao. Tiêu biểu là công trình Chủng tộc, Dân tộc, Văn hóa của hai nhà nghiên cứu N.N. Tsebocxrov và J.A. Tsebocxrova xuất bản năm 1971 [111]. Trong Hội thảo Quốc tế lần thứ VII về người Dao, tổ chức tại thành phố Thái Nguyên năm 1995 [53], các nhà nghiên cứu quốc tế đã có những tham luận khá sâu sắc về người Dao như: Ý nghĩa đặc điểm và nội dung văn hóa truyền thống dân tộc Dao của Lý Thanh Nghị (Trung Quốc); Mấy vấn đề người Dao di cư vào Việt Nam của Trương Hữu Tuấn (Trung Quốc); "Khái quát về di sản văn hóa Dao và hiện đại hóa ở Việt Nam của Jacques Lemoine (Pháp). Đây là những tham luận cung cấp những tư liệu quý về vấn đề di cư của người Dao đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho văn hóa người Dao trong bối cảnh hiện đại hóa ở Việt Nam. Mặc dù vậy, các tác giả cũng chỉ dừng lại ở một số nhận định có tính chất khái quát về nguồn gốc của người Dao và phỏng đoán con đường di cư của họ tới Việt Nam là chính, còn những vấn đề về phong tục, tập quán, thành phần các nhóm Dao ở Việt Nam... lại chưa được đi sâu phân tích một cách chi tiết, thấu đáo và chưa làm rõ được những giá trị văn hóa độc đáo của người Dao trong quá trình biến đổi, giao thoa tiếp biến văn hóa. Ở giai đoạn phong kiến, có các công trình nghiên cứu đề cập đến người Dao như: Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn (1777), Hưng Hóa phong thổ lục của Hoàng Chính Bình (1778), Hưng Hóa ký lược của Phạm Thận Duật (1856), Đại Nam nhất thống chí hay Phong thổ ký Tuyên Quang. Trong các công trình này, người Dao được coi là những nhóm Mán: Mán Sơn Đầu, Mán Đại Bản, Mán Quần Đen, Mán Quần Trắng… Nhìn chung, những công trình này chỉ có giá trị về mặt lịch sử, còn nội dung rất mờ nhạt, sơ lược. Các tác giả đã không miêu tả cụ thể về những phong tục, tập quán của người Dao, lại càng không có những đánh giá xác đáng hoặc bày tỏ quan điểm về nếp sống, lối sống của người Dao. 12 Cách mạng Tháng Tám thành công mang lại sự hồi sinh và phát triển của các ngành nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, trong đó có lĩnh vực nghiên cứu về dân tộc. Ngành Dân tộc học ra đời đáp ứng nhiệm vụ cung cấp các luận cứ khoa học cho vấn đề dân tộc ở nước ta, giúp Đảng và Nhà nước có những chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa vùng đồng bào dân tộc. Nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc, trong đó đề cập đến người Dao ra đời như: Nguồn gốc lịch sử và sự di cư của người Mán ở Việt Nam của Mạc Đường (1959), Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam của Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu, Mai Văn Trí, Ngọc Anh, Mạc Như Đường (1959); Qua nghiên cứu bình Hoàng Khoán Điệp, thử bàn về gốc tích người Dao (Mán) của Trần Quốc Vượng (1963), Về vấn đề xác minh tên gọi và phân loại các ngành Dao ở Tuyên Quang của Phan Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn (1968), Người Dao ở Việt Nam của Bế Viết Đẳng, Nông Trung, Nguyễn Khắc Tụng, Nguyễn Nam Tiến (1971), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) của Viện Dân tộc học (1978)…. Nhiều nhà nghiên cứu đầy nhiệt huyết khác cũng đã có những công trình nghiên cứu về người Dao, tiêu biểu như: Bàn Tài Đoàn, Đoàn Thiện Thuật, Mai Ngọc Chừ, Hà Văn Viễn, Hà Văn Phụng, Nguyễn Đình Khoa, Nguyễn Ngọc Thanh, Vương Xuân Tình... Gần đây, có thêm những công trình nghiên cứu về người Dao rất có giá trị như:" Trang phục cổ truyền của người Dao ở Việt Nam" của Nông Quốc Tuấn (2003), "Văn hóa truyền thống người Dao ở Hà Giang" do Phạm Quang Hoan và Hùng Đình Quý đồng chủ biên (1999), "Những bài ca giáo lý: Sách cổ người Dao" do Trần Hữu Sơn chủ biên (2009)... Về tên gọi, theo Bàn Thị Tư thì chỉ nên căn cứ vào ý thức tự giác của cộng đồng. Người Dao đã tự gọi mình là "Yêu Miền", "Lào Miền", "Xì Pêu Miền", thì đó là tên chính thức của họ. Không nên gán cho họ những cái tên khác, có khi lại mang hàm ý miệt thị họ. "Yêu Miền","Lào Miền","Xì Pêu Miền", dịch ra tiếng Kinh đều có nghĩa là Dao [119, tr. 41-45]. Về sự có mặt của người Dao ở Việt Nam thì tư liệu sớm nhất được tìm thấy trong truyện thơ lịch sử về người Dao: Truyện Đặng Hành và Bàn Đại Hộ, do Triệu Hữu Lý sưu tầm và dịch [61]. 13 Theo Ngô Đức Thịnh, nguồn gốc của người Dao được mô tả khá kỹ trong truyện thơ Đặng Hành và Bàn Đại Hộ. Theo đó, tất cả các nhóm Dao đều có chung nguồn gốc từ Bàn Hồ. Bàn Hồ là một con "Long Khuyển" mình dài ba thước, lông đen vằn vàng mượt như nhung từ trên trời giáng xuống trần được Bình Hoàng yêu quý nuôi trong cung. Chiến tranh nổ ra giữa Bình Hoàng và Cao Vương. Bàn Hồ nhận lời đi giết Cao Vương. Bình Hoàng đồng ý và hứa gả cung nữ cho Bàn Hồ nếu Bàn Hồ giết được Cao Vương. Sau bảy ngày bảy đêm bơi qua biển, Bàn Hồ đến được nơi Cao Vương ở. Thấy con chó đẹp, Cao Vương cho là điềm lành và giữ lại nuôi trong cung. Một hôm nhân Cao Vương say rượu, Bàn Hồ cắn chết Cao Vương và đem đầu về báo công với Bình Hoàng. Bình Hoàng giữ lời hứa gả cung nữ cho Bàn Hồ. Bàn Hồ đem cung nữ về sống ở núi Cối Kê (Triết Giang - Trung Quốc). Vợ chồng Bàn Hồ sinh được sáu con trai, sáu con gái. Bình Hoàng ban sắc cho con cháu Bàn Vương thành 12 họ. Riêng con cả mang họ cha...con cháu Bàn Vương ngày càng sinh sôi nảy nở khiến nhà vua phải cấp " Quá sơn bảng văn" để người Dao phân tán đi các nơi kiếm ăn...một bộ phận người Dao đã di cư xuống phía Nam tới các nước Đông Dương, trong đó có Việt Nam [97, tr. 120-125]. Sau Cách mạng tháng Tám đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu khá toàn diện về người Dao. Các tác giả đã cung cấp nhiều tư liệu quý hiếm về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của các nhóm Dao có mặt ở Việt Nam. Điều đó đã giúp tác giả luận án có nguồn tư liệu phong phú để thực hiện đề tài của riêng mình, tìm hiểu chi tiết một sinh hoạt văn hóa có tính chất hạt nhân của người Dao. Đó là Lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang. 1.1.1.2. Những nghiên cứu về văn hóa của người Dao ở Việt Nam Tại Hội thảo Quốc tế lần thứ VII về “Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai” tổ chức tại thành phố Thái Nguyên năm 1995 [53], nhiều nhà khoa học trong nước đã trình bày những tham luận có giá trị, phản ánh toàn diện nỗ lực của giới nghiên cứu khoa học về vấn đề người Dao. Trong đó đề cập tới tất cả các lĩnh vực: nguồn gốc lịch sử, quá trình thiên di, đời sống kinh tế, xã hội, phong tục, tập quán, lối sống, văn hóa, tri thức dân gian... của người Dao. Các tác giả đã cho thấy một cái nhìn tổng thể về người Dao ở 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan