Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Lễ hội lồng tồng của dân tộc tày, nùng ở huyện cao lộc tỉnh lạng sơn...

Tài liệu Lễ hội lồng tồng của dân tộc tày, nùng ở huyện cao lộc tỉnh lạng sơn

.PDF
112
340
105

Mô tả:

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lạng Sơn là một tỉnh miền núi, biên giới địa đầu của Việt Nam. Lạng Sơn với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và hùng vĩ, có truyền thống đấu tranh anh dũng bất khuất chống giặc ngoại xâm. Lạng Sơn là vùng đất cộng cư lâu đời của nhiều dân tộc. Từ thời nguyên thuỷ đã có con người sinh sống trong các hang động Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng...Thời kỳ đồ đá dân cư đã đông đúc hơn ở trung tâm văn hoá Bắc Sơn, Mai Pha. Hiện nay ở Lạng Sơn có các dân tộc người: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán Chay (Sán chỉ, Cao Lan), Hoa, Mông,Thái, Mường, Ngái, Lô Lô, Êđê, Sán dìu. Họ có đời sống vật chất, tinh thần rất phong phú không ngừng cùng nhau phát huy bản sắc văn hóa của miền quê biên giới giàu truyền thống yêu quê hương, đất nước. Cao Lộc huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông – Bắc của tỉnh Lạng Sơn, là mảnh đất đã từng ghi lại nhiều chiến công hiển hách của dân tộc trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc ngoại xâm, giữ gìn từng tấc đất biên cương của tổ quốc với những chiến công lẫy lừng như hạ thành Khâu ôn, cửa Pha Luỹ (Hữu Nghị Quan) năm 1427 làm nên đại thắng Chi Lăng. Tinh thần đại đoàn kết các dân tộc trong đấu tranh bảo vệ biên cương được ghi tại bia Thuỷ môn đình Đồng Đăng năm 1670. Cao Lộc, nơi quần tụ sinh sống của các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao. Đồng bào Tày, Nùng có khá nhiều lễ hội, ví như lễ hội trong các dịp Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Trung thu, Tết Đoan ngọ. Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội tiêu biểu của đồng bào diễn ra vào sau Tết Nguyên đán hàng năm. Lễ hội Lồng Tồng thu hút hàng vạn người tham gia, trong đó có du khách thập phương của cả nước.Việc tìm hiểu về lễ hội Lồng Tồng của dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn tộc Tày, Nùng ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là một việc làm cần thiết để góp phần giữ gìn, bảo vệ và phát huy giá trị bản sắc văn hoá đặc sắc của dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn nói chung và Cao Lộc nói riêng. Thông qua việc trình bày lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Lộc giúp chúng ta hiểu rõ thêm về đời sống vật chất, tinh thần của các dân tộc trong quá khứ và hiện tại. Với những lý do trên tôi đã chọn vấn đề: “Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng ở huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài nghiên cứu cho mình. Hơn nữa là người dân tộc Tày được sinh ra và lớn lên, học tập công tác tại địa phương việc chọn đề tài này làm đề tài luận văn thạc sĩ còn giúp tôi thêm nhận thức và hiểu biết về tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa của cư dân nơi đây. Nghiên cứu về lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn còn góp phần truyền bá văn hóa lễ hội cho thế hệ trẻ thêm yêu quê hương, đất nước để có trách nhiệm giữ gìn, phát huy những tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ mê tín dị đoan, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trên đất nước Việt Nam. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu lễ hội không chỉ góp phần lý giải nhiều vấn đề khoa học về những đặc điểm văn hoá tộc người Việt, về lịch sử và văn hoá làng xã, cũng như về lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta mà còn góp phần tìm hiểu những tác động xã hội của lễ hội, những mặt tích cực cũng như những hạn chế qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Chính vì vậy nghiên cứu lễ hội đã góp phần đắc lực cho hoạt động thực tiễn. Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên từ lâu đề tài lễ hội được nhiều thế hệ học giả trong và ngoài nước lưu tâm. Trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, lễ hội làng quê được ghi chép trong các sách địa chí như: Đại Nam nhất thống chí, Sơn Tây tỉnh chí. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên đất nước ta, các học giả người Pháp đã có một số chuyên khảo về lễ hội như Une Fête religieuse annamite au village de Phù Đổng của Đuymuchiê. Một số nhà nghiên cứu, nhà nho, nhà báo người Việt cũng công bố các chuyên khảo có đề cập đến một phần hay toàn bộ lễ hội như "Việt nam phong tục" của Phan Kế Bính...Hay các bài báo giới thiệu các lễ hội trên các báo Phong hoá, Trung Bắc chủ nhật, Ngày nay... Tác giả Toan Ánh đã giới thiệu các hội hè làng quê miền Bắc trong cuốn Nếp cũ - Hội hè đình đám (hai tập); Ngoài ra còn có các chuyên khảo về làng xã, phong tục, trong đó có đề cập đến lễ hội như Đất lề quê thói, Nếp cũ làng xóm Việt Nam. Ở miền Bắc, sau hòa bình lập lại các công trình đã xuất bản đề cập đến nhiều vấn đề, trong đó liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến lễ hội như: Xã thôn Việt Nam của Nguyễn Hồng Phong, Thời đại Hùng Vương (nhiều tác giả), Mùa xuân và phong tục Việt Nam. Năm 1969, tác giả Cao Huy Đỉnh với Người anh hùng làng Gióng là tác phẩm đầu tiên bàn sâu về lễ hội, lấy lễ hội làm đối tượng nghiên cứu qua đó nhằm giải quyết về lý luận mối quan hệ giữa lễ hội, truyền thuyết và nền tảng xã hội trên quan điểm dân tộc học - lịch sử. Trong những năm 1972 - 1978, trên "Thông báo dân tộc học" và Tạp chí Dân tộc học đã công bố một số bài về lễ hội. Tuy nhiên các đề tài này tập trung ở việc miêu tả lễ hội. Từ giữa thập kỷ 80 trở đi việc nghiên cứu lễ hội được chú trọng hơn; nhiều bài báo về lễ hội được đăng trên các Tạp chí Dân tộc học, Văn hoá nghệ thuật, Văn hoá dân gian (ra mắt năm 1984), đáng lưu ý là hai tác giả Đặng Văn Lung và Thu Linh với “Lễ hội truyền thống và hiện đại”. Đây là chuyên luận đầu tiên bàn đến lý luận về mối quan hệ giữa lễ hội truyền thống và xã hội hiện đại. Ngoài ra còn có các lễ hội ở các địa phương được giới thiệu trên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn các sách địa chí như: Địa chí Hà Bắc, Địa chí thành phố Hồ Chí Minh, Địa chí Minh Hải, Địa chí Vĩnh Phú, Văn hoá dân gian vùng đất Tổ... Từ năm 1988 đến nay, các chuyên khảo về lễ hội xuất hiện ngày càng nhiều như "Lễ hội dân gian Huế" (1988), "Hội hè Việt Nam" (1990), "Hội xứ Bắc" (1989), Bảo tàng di tích - lễ hội (1992)... Cho đến nay đề tài liên quan đến lễ hội Lồng Tồng nói chung một số công trình nghiên cứu như: Phan Đăng Nhật "Lễ hội cổ truyền", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992. Đáng lưu ý có trang tác giả cho rằng: "Lễ hội là một pho lịch sử khổng lồ, ở đó tích tụ vô số những lớp phong tục, tín ngưỡng, văn hoá, nghệ thuật và cả các sự kiện xã hội - lịch sử quan trọng của dân tộc" và lễ hội "còn là bảo tàng sống về các mặt sinh hoạt văn hoá tinh thần của người Việt. Chúng đã sống, đang sống và với đặc trưng của mình, chúng tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ nhất". Trong cuốn Lễ hội Việt Nam, NXB Thanh Niên, Hà Nội, 2008 của các tác giả Vũ Ngọc Khánh - Vũ Thuỵ An đã viết về "lễ hội Lồng Tồng ở huyện Na Rì tỉnh Bắc Cạn" trong 3 trang (tr.197-199) các tác giả đã viết về địa điểm, nghi lễ cúng Thần nông và một số trò chơi, trò diễn trong lễ hội. Các tác giả Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sỹ Giáo, Lâm Bá Nam với cuốn Lễ hội cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 1993 trong 9 trang (tr.42-50) các tác giả đã viết về "Hội xuống đồng (Hội Lồng Tổng)". "Đây là lễ hội truyền thống của cư dân nông nghiệp, một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá đặc sắc ở vùng Việt Bắc". Ngoài ra còn đề cập đến mục đích, nguồn gốc của lễ hội và nêu Lồng Tổng gồm 2 phần: Lễ và hội "ở đây phần nghi lễ thể hiện cái tinh thần và phần hội thể hiện cái tinh hoa". Cuốn Mùa xuân và phong tục Việt Nam, NXb. Văn hoá, Hà Nội của Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ, 1976 trong 12 trang (tr.167178) các tác giả đã viết về "Hội Lồng Tồng: Những ngày hội xuân tiêu biểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn của Việt Bắc" trong những trang này khi viết về hội Lồng Tồng các tác giả cũng đã trình bày về nguồn gốc của hội qua một số truyền thuyết ở Lạng Sơn, ở Cao Bằng...và đề cập đến một số nghi lễ và trò chơi trong ngày hội. Tác giả Hoàng Choóng với Hội Lồng Tồng, Tạp chí Dân tộc học, Hà Nội, số 2, 1991 (tr.66-67) đã viết về "Hội Lồng Tồng ở Văn Lãng" trong đó có trình bày về vị trí địa lý của huyện, từ đó nói về vị trí quan trọng của hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng, tác giả còn trình bày ý nghĩa của nghi lễ cúng Thần nông và một số trò chơi trong lễ hội. Tác giả Lê Văn Kỳ trong Lễ hội nông nghiệp Việt Nam, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội, 2002 trong 7 trang (tr.161-167) đã viết về "Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc Việt Nam" và đã trình bày về thời gian, địa điểm mở hội, cách thức mở hội, những nghi lễ và các trò chơi dân gian của lễ hội cũng được tác giả trình bày khá cụ thể. Trong cuốn Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam, Viện dân tộc học, NXB. Hà Nội, 1992 của nhiều tác giả trong 9 trang (tr.302-310) nói đến "Lễ hội Lồng Tổng của cư dân Tày, Nùng" phần này đã trình bày về thời gian, cách thức tổ chức lễ hội, các nghi lễ và trò chơi trong lễ hội. Tác giả Hoàng Văn Páo với Lễ hội Lồng Tồng của người Tày bản Chu xã Hưng Đạo, huyện Bình Gia tỉnh Lạng Sơn, NXB. Văn hoá dân tộc, Hà Nội-2002, tác giả đã trình bày sâu sắc về lễ hội Lồng Tồng của người Tày ở xã Hưng Đạo huyện Bình Gia. Mặc dù có nhiều cuốn sách và các công trình nghiên cứu về lễ hội Lồng Tồng ở nhiều địa phương trên cả nước; nhưng riêng về Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu cụ thể, nên tôi chọn đề tài: "Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng ở huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn 3. Mục đích, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài - Mục đích nghiên cứu: Mục đích chính là điều tra, miêu tả đầy đủ lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Lộc. Trên cơ sở đó đề cập đến vấn đề góp phần bảo lưu những giá trị truyền thống của lễ hội, đề xuất một số ý kiến về việc bảo tồn, phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong lễ hội Lồng Tồng. Qua việc nghiên cứu lễ hội Lồng Tồng sẽ hiểu rõ hơn về sắc thái văn hoá của dân tộc Tày, Nùng nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần xây dựng và quản lý lễ hội trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước hiện nay. - Đối tượng nghiên cứu: Nội dung Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng ở huyện Cao Lộc cũng như các yếu tố tín ngưỡng dân gian của các hoạt động đó. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Về không gian, thời gian, địa điểm tổ chức "Lễ hội Lồng Tồng" là ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Lễ hội diễn ra hàng năm vào tháng Giêng, ba (Âm lịch) ở trên các cánh đồng (hoặc đình làng nếu có). - Nhiệm vụ của đề tài: Khái quát về kinh tế, văn hoá của huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn, phục dựng lễ hội Lồng Tồng của huyện Cao Lộc đồng thời rút ra những giá trị và vai trò của lễ hội Lồng Tồng đối với cộng đồng các dân tộc ở Cao Lộc. Thông qua đó đề cập tới những nét văn hóa lễ hội truyền thống và những nét văn hóa lễ hội đã đổi mới làm cơ sở đề xuất ý kiến về việc kế thừa, bảo tồn, phát triển những mặt tích cực trong lễ hội Lồng Tồng. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tƣ liệu. Để thực hiện đề tài này tác giả đã sử dụng những nguồn tài liệu chính sau đây: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn - Tư liệu thành văn: Các tác phẩm, các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố và đăng tải trên các báo, tạp chí, sách địa chí và nhiều ấn phẩm khác nhau của địa phương và trong nước. - Tư liệu điền dã: Là các thông tin thu thập được trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế tại địa phương, cũng như khai thác từ các nhân chứng. Nguồn tư liệu này rất phong phú, tuy nhiên còn mang tính ước lệ thiếu tính khoa học chính xác. Do đó khi sử dụng cần rất thận trọng, cần kiểm chứng và xử lý một cách khoa học thì mới đủ sức tin cậy và sử dụng được. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, so sánh, tổng hợp kết hợp với phương pháp điền dã dân tộc, phương pháp thống kê để thực hiện đề tài luận văn. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn góp phần nghiên cứu sâu về lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày , Nùng ở huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở khai thác các nguồn tài liệu, các tài liệu này không chỉ giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về lễ hội truyền thống mà còn góp phần tìm hiểu về lễ hội hiện đại trong giai đoạn hiện nay. Luận văn bước đầu đưa ra những nét riêng của lễ hội Lồng Tồng ở Cao Lộc, đồng thời so sánh với lễ hội Lồng Tồng cũng của dân tộc Tày Nùng ở một vài huyện khác trong tỉnh. Luận văn trình bày một cách hệ thống về tiến trình tổ chức lễ hội từ đó rút ra được giá trị của lễ hội và vai trò của nó đối với việc xây dựng đời sống xã hội hiện nay. Đề xuất một số ý kiến về việc kế thừa, bảo tồn, phát huy những mặt tích cực, hạn chế của lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở miền núi phía Bắc nói chung và ở dân tộc Tày, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn Nùng huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn nói riêng, đặc biệt là việc quản lý lễ hội cổ truyền trong giai đoạn hiện nay. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận , tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chƣơng1: Khái quát về huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Chƣơng 2: Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày Nùng ở huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn. Chƣơng 3: Vai trò của lễ hội Lồng Tồng trong đời sống xã hội của các dân tộc Tày, Nùng ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN CAO LỘC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của huyện Cao Lộc 1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Cao Lộc nằm ở vị trí 21 045’ đến 22 0 vĩ bắc và 106039’ đến 107003’ kinh đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với đường biên giới dài trên 80km thuộc địa phận thị trấn Đồng Đăng và 5 xã: Bảo Lâm, Lộc Thanh, Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn; Phía Đông giáp huyện Lộc Bình, Phía Tây và Tây bắc giáp huyện Văn Quan và Văn Lãng; Phía Nam giáp huyện Chi Lăng, chiều Nam Bắc dài 30 km, chiều Đông Tây dài 30 km. Cao Lộc có những địa danh nổi tiếng như: Cửa khẩu Hữu Nghị, thị trấn Đồng Đăng. Phía Đông của huyện trập trùng dãy núi Công Sơn, Mẫu Sơn vừa hùng vĩ, vừa hiền hoà, khí hậu trong lành mát mẻ, nhiệt độ trung bình giữa mùa hè dưới 200 C. Điều đặc biệt là có Thành phố Lạng Sơn nằm giữa lòng huyện Cao Lộc. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Diện tích huyện Cao Lộc là 610,11km2, trong đó đất có khả năng nông lâm nghiệp là 51318,4ha; Đất lâm nghiệp: 3501,04ha; đất nông nghiệp: 4193,6ha; đất chuyên dùng 837,66ha. Diện tích sông suối: 1036ha; diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 88,72ha. Đất đai huyện Cao Lộc nhìn chung ít màu mỡ, ít thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Địa hình huyện Cao Lộc chia làm 4 phần khác nhau: - Vùng có nhiều núi cao gồm các xã: Công Sơn, Mẫu Sơn, Đông Bắc xã Gia Cát, Đông Nam xã Hải Yến, phía Nam Cao Lâu, Xuất Lễ. Đỉnh cao nhất là Phia Mìa (Mè), Phia Giang cao 1541m, tiếp đến là các đỉnh Khau Kheo cao 811m, Chóp Chài cao 800m. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn - Vùng địa hình đồi núi nhấp nhô có độ nghiêng dần về phía Bắc thuộc các xã: Hoà Cư, Thuỵ Hùng, Yên Trạch, Hợp Thành. -Vùng đồi bát úp, nón trũng thuộc các xã ven sông Kỳ Cùng và các suối lớn là các xã: Tân Liên, Gia Cát. -Vùng núi đất xen kẽ núi đá vôi có thung lũng lớn là các xã Hồng Phong, Bình Trung, Phú Xá. Khí hậu: Khí hậu các vùng cũng có sự khác biệt, giữa vùng núi Mẫu Sơn và núi thấp khí hậu trung bình thường chênh lệch nhau vài độ. Lượng mưa trên các triền núi cao vọt, trung bình hàng năm trên 2.500mm trong khi vùng núi thấp và vùng lân cận lại là một trong những nơi ít mưa ở Bắc Bộ. Hệ thống sông ngòi ở Cao Lộc gồm có sông Kì Cùng chảy qua bốn xã Tân Liên, Gia Cát, Bình Trung thuộc địa bàn huyện Cao Lộc, dài 35km. Ngoài ra có các suối lớn: Suối Bản Lề xã Xuất Lễ, bắt nguồn từ Mẫu Sơn chảy qua một số xã rồi chảy sang Trung Quốc, suối Khuổi Van ở Cao Lâu, suối Khuổi Tao ở Yên Trạch, suối Đồng Đăng bắt nguồn từ biên giới chảy ra gặp sông Kì Cùng, suối Bản Lìm bắt nguồn từ Mẫu Sơn chảy ra sông Kì Cùng, suối Khuổi Hái ở xã Hải Yến bắt nguồn từ Công Sơn. Theo đánh giá sơ bộ, tài nguyên khoáng sản ở Cao Lộc có chì, kẽm, quặng bôxit (nhôm), vàng sa khoáng ở sông Kì Cùng (xã Tân Liên, Gia Cát), suối khoáng ở xã Mẫu Sơn, cát xây dựng ở xã Gia Cát, Song Giáp, mỏ đá Hồng Phong ở xã Yên Trạch. Có đất sét làm gạch ngói ở xã Hợp Thành. Những tài nguyên này phần lớn đã và đang được khai thác. Cao Lộc có diện tích 3/4 là đồi núi trên đó phần lớn là đồi núi trọc và rừng tái sinh. Diện tích rừng nguyên sinh còn lại rất ít ở vùng núi cao Công Sơn, Mẫu Sơn và một số xã giáp biên vẫn còn lâm sản gỗ quí như đinh, lim, lát, các sản vật nấm hương, mộc nhĩ, sa nhân...và một số động vật quí như sơn dương, hươu, nai, hoạ mi... Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn 1.1.3. Quá trình thay đổi địa giới hành chính của huyện Cao Lộc “Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, địa danh Cao Lộc được sắp đặt thành một phủ, gọi là phủ Cao Lộc với tư cách là một đơn vị hành chính, có phủ lỵ đóng tại phố Kỳ Lừa. Năm 1831, tức năm Minh Mạng thứ 12 (dưới triều đình nhà Nguyễn) khi tỉnh Lạng Sơn được thiết lập; phủ Cao Lộc được đổi thành châu Cao Lộc” [1; 9]. Huyện Cao Lộc ngày nay, trước kia thuộc các châu: Văn Uyên, Thoát Lãng, Lộc Bình, châu Ôn. Châu Văn Uyên gồm khu vực Đồng Đăng, Bảo Lâm, Bình Trung, Hồng Phong...Châu Văn Uyên hiện nay là huyện Văn Uyên, tỉnh Lạng Sơn. Châu Thoát Lãng gồm khu vực thị trấn huyện lỵ các xã Thuỵ Hùng, Hợp Thành, Hoà Cư... Châu Lộc Bình gồm các xã Tân Liên, Gia Cát, Cao Lâu, Xuất Lễ, Hải Yến, Mẫu Sơn, Công Sơn. "Châu Lộc Bình đời Tây Sơn đổi làm Lộc Bằng; Đời Nguyễn đổi trở lại làm Lộc Bình ; Năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) do phủ Tràng Khánh kiêm lý hiện nay là đất các huyện Lộc Bình và Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn" [7; 184]. Châu Ôn gồm các xã phía Nam huyện Yên Trạch, Xuân Long, Tân Thành. "Châu Ôn - hiện nay là huyện Ôn Châu tỉnh Lạng Sơn" [7; 184]. Năm Minh Mệnh thứ 12(1831) khi Lạng Sơn được đặt thành tỉnh thì Cao Lộc được tách thành một đơn vị hành chính riêng, châu lỵ đóng tại phố Kỳ Lừa, khi thực dân Pháp cai trị Lạng Sơn năm 1885 vẫn giữ nguyên châu Cao Lộc. Trong quá trình cai trị thực dân Pháp đã nhiều lần thay đổi ranh giới hành chính. Ví dụ năm 1887 và 1890 Cao Lộc bị chia tách và không tồn tại đơn vị hành chính cấp châu, huyện nhưng đến năm 1907 lại là một châu riêng có 18 xã trong ba tổng (khi đó Lạng Sơn có tất cả 9 châu không có phủ): - Tổng Cao Lộc có 5 xã : Cao Lộc, Xuất Lễ, Lục Yên, Hải Yến, Bình Tây. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 12 http://www.lrc-tnu.edu.vn Hơn 10 năm sau thì đất đai của Châu Cao Lộc đã mở rộng ra 22 xã , 109 thôn đó là: Hoàng Đồng, Bình Tây, Mai Pha, Quảng Nhân, Lạc Nghiệp, Yên Trạch, Trinh Nữ, Quảng Trù, Chính Lũ, Vân Nùng, Vô Lậu, Lộc Dương, Hoài Viễn, Như Ngao, Hoàng Lam, Tầm Nguyên, Ngao Thị, Trùng Quý, Giang Thanh, Giang Hán, Thượng Lạc, Quảng Cư và năm phố ; Nghĩa là toàn bộ thị xã Lạng Sơn bây giờ và một số xã giáp ranh. Tháng 8 năm 1839 thực dân Pháp lại ra quyết định đổi một số châu thành phủ “phủ Cao Lộc bao gồm 30 xã, 4 phố ở khu Kỳ Lừa và 3 phố ở xung quanh thành Lạng Sơn" [1; 10]. Tháng 9 năm 1925 thị xã Lạng Sơn được thành lập và Cao Lộc trở thành vành đai bao quanh thị xã huyện lỵ Cao Lộc vẫn đóng tại Kỳ Lừa. Sau năm 1945, huyện Cao Lộc có 17 đơn vị hành chính là thị xã Lạng Sơn và 16 xã. Tháng 8 năm 1977 Hội đồng Chính phủ quyết định phê chuẩn tách 4 xã của Cao Lộc là: Mai Pha, Quảng Lạc, Hoàng Đồng, Hợp Thành sáp nhập vào thị xã, cơ quan đầu não của huyện Cao Lộc một lần nữa lại đóng ở thị xã. Tháng 6 năm 1981, Thị trấn Đồng Đăng và 6 xã Hồng Phong, Phú Xá, Bình Trung, Bảo Lâm, Thuỵ Hùng A, Song Giáp của huyện Văn Lãng được sáp nhập vào huyện Cao Lộc; lúc này Cao Lộc có 20 xã và một thị trấn. Tháng 11 năm 1986 xã Hợp Thành sáp nhập về Cao Lộc (trừ hợp tác xã Liên Thành nhập vào xã Đông Kinh ở thị xã). Tháng 7 năm 1994 huyện lỵ Cao Lộc đã được Chính phủ quyết định thành lập thị trấn. Hiện tại huyện Cao Lộc có tổng số 2 thị trấn: Thị trấn Cao Lộc và Đồng Đăng; 21 xã, 186 thôn bản và 17 khối phố. 1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa 1.2.1. Đặc điểm kinh tế Đặc điểm kinh tế chung của huyện Cao Lộc là mang đậm tính chất kinh tế tự nhiên chậm phát triển, thuộc loại hình kinh tế truyền thống chủ yếu là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 13 http://www.lrc-tnu.edu.vn nông- lâm kết hợp. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng trên phạm vi toàn huyện đã có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các hoạt động thương mại, dịch vụ đã đem lại nguồn thu căn bản. Theo báo cáo của UBND huyện về tình hình năm 1997 trong cơ cấu tổng thu nhập nội huyện, tỉ trọng giá trị nônglâm nghiệp là 63,38%, dich vụ là 23,3%, công nghiệp - xây dựng là 13,23%. Cao Lộc cũng là huyện có thế mạnh về cây hồi. Diện tích hồi tươi năm 1997 có 2307ha, sản lượng hoa hồi tươi mỗi năm vài nghìn tấn, năm 1997 có 2.000 tấn, có năm được mùa như năm 1996 đạt trên 4.000 tấn. Những năm gần đây năm nào huyện cũng có kế hoạch trồng mới ngoài việc thu lợi nhuận từ hoa còn có tác dụng phủ xanh đất trống đồi trọc. Đặc sản nổi tiếng thường được nhắc đến là quả hồng không hạt Bảo Lâm vừa ngọt, vừa giòn. Đào Mẫu Sơn quả to má hồng. Đã có đề tài nghiên cứu khoa học về giống hồng Bảo Lâm được Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn chấp nhận. Mở rộng diện tích hồi, cây ăn quả, cây lấy gỗ và một số cây trồng khác chính là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Một số Dự án như dự án 327, Dự án Việt - Đức, Dự án định canh, định cư đã được triển khai. Ngành du lịch và thương mại ngày càng phát triển. Thương nghiệp quốc doanh cùng thương nghiệp tư nhân hoạt động hoà nhập với thị trường, từng bước đa dạng hoá mặt hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất và đời sống nhân dân. Trung tâm thương mại dịch vụ của huyện chính là thị trấn Đồng Đăng. Đây là chợ của thị trấn biên giới được hình thành từ lâu đời. Các sạp hàng đủ chủng loại ở chợ bày bán trong tất cả các ngày đặc biệt ngày chợ phiên (ngày 5 và 10 Âm lịch hàng tháng) dân từ các thôn bản, từ miền xuôi đem các sản phẩm nông nghiệp, hàng mây tre, hoa hồi, cày, cuốc... ra bán. Chợ phiên ở đây có cả dân bên kia biên giới sang buôn bán hoặc thăm chợ. Chợ ở thị trấn Cao Lộc có phần nghèo nàn vì việc giao lưu kinh tế của nhân dân hầu hết diễn ra ở chợ Kỳ Lừa hoặc chợ Đông Kinh. Ngoài ra Cao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 14 http://www.lrc-tnu.edu.vn Lộc còn có chợ nhỏ ở km 16 Tân Thành, chợ Bản Ngà ở xã Gia Cát, chợ Ba Sơn cũng 5 ngày một phiên, khu chợ chưa được xây dựng kiên cố chỉ là những lều lán tạm bợ, riêng chợ Ba Sơn đã được hoàn thiện. Xung quanh chợ có trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, trường tiểu học, trạm y tế. Vào mùa Xuân hàng năm có một phiên chợ hội để bà con các dân tộc trong và ngoài huyện đến giao lưu hàng hóa và vui chơi (chục năm về trước còn có cả ca hát) và cầu tài, cầu lộc. Cơ sở công nghiệp - thủ công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, sản phẩm chủ yếu là gạch ,vôi, cát, đá xây dựng, bàn ghế gỗ, mây tre đan...Hàng năm cũng đem lại một số lợi nhuận đáng kể. Cao Lộc là huyện có đường giao thông tương đối thuận tiện; có đường ô tô đi đến trụ sở uỷ ban nhân dân của tất cả các xã ; các con đường liên thôn bản cũng được chú ý mở mang để phục vụ người đi lại và giao lưu hàng hoá . Mạng lưới thông tin liên lạc ngày càng hiện đại hoá. Từ năm 1992 Cao Lộc có hai đơn vị bưu điện trực thuộc bưu điện tỉnh, bưu điện thị trấn Cao Lộc phục vụ thị trấn và 15 xã. Bưu điện Đồng Đăng phục vụ thị trấn Đồng Đăng và 5 xã xung quanh. Theo đà tiến triển chung của xã hội trong hơn 10 năm qua kinh tế của huyện đã có bước chuyển biến lớn. Cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Tuy vậy mức sống của dân cư các vùng có sự chênh lệch lớn, ở nông thôn vùng sâu, vùng xa đặc biệt là vùng cao vẫn còn nhiều hộ đói nghèo nằm trong diện cứu trợ của Nhà nước. 1.2.2. Đặc điểm văn hóa Từ bao đời nay mảnh đất Cao Lộc vốn là quê hương sinh sống của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Dao...Cư dân sống chủ yếu ở Cao Lộc là dân tộc Tày, Nùng. Mỗi dân tộc có số lượng đáng kể, trong đó đông hơn cả là đồng bào Nùng chiếm 58,86% dân số theo thống kê năm 2009. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 15 http://www.lrc-tnu.edu.vn "Dân tộc Tày và Nùng, theo các kết quả nghiên cứu xa xưa vốn cùng nguồn gốc. Người Tày còn có tên khác là "Cần slửa khao" - người áo trắng và người Nùng được gọi là "Cần slửa đăm" - người áo đen." [15; 51]. Người Nùng là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời ở nước ta, cũng như ở huyện Cao Lộc, hầu như người Nùng có mặt ở tất cả các xã (trừ hai xã Công Sơn và Mẫu Sơn). Người Nùng gồm hai nhánh chính là Nùng Phàn Slình và Nùng Cháo. Nùng Phàn Slình chủ yếu ở xã Hải Yến, Lộc Thanh. Nùng Cháo chủ yếu ở Đồng Đăng, Tân Liên, Gia Cát, Bảo Lâm, Thuỵ Hùng. Dân tộc Nùng đã sinh sống ở Cao Lộc từ rất lâu đời, một phần thuộc lớp cư dân bản địa, một phần di cư từ Trung Quốc sang. Họ là cư dân nông nghiệp làm nương rẫy và ruộng nước, có nhiều kinh nghiệm làm ruộng bậc thang. Người Nùng thích sống chung trong một gia đình có nhiều thế hệ. Họ có nền văn hoá phát triển sớm, đó là văn hoá Bắc Sơn, phong phú và đa dạng. Văn hoá Nùng có nhiều nét tương đồng với văn hoá Tày, gọi chung là nền văn hoá Tày - Nùng. Dân số người Tày đứng thứ hai trong huyện, thuộc nhóm ngữ hệ Tày – Thái. Giống như mọi dân tộc Tày của Việt Bắc nói chung và huyện Cao Lộc nói riêng, người Tày xưa có hai nguồn gốc chính: nguồn gốc từ người Tày cổ địa phương và người Tày lưu quan. Người Tày cổ địa phương còn được gọi là Thổ dân, ở đây từ rất lâu đời. Từ xa xưa họ vốn giỏi trồng lúa nước. Nơi cư trú của người Tày thường là những vùng gần sông, suối, gần các nguồn nước, vùng trũng thuận tiện cho việc khai phá thành những đám ruộng. Nguồn gốc thứ hai là dòng người Tày lưu quan (nghĩa là quan ở lại). Từ thế kỷ thứ XV, dưới thời Lê các quan lại người Kinh ở miền xuôi lên làm quan cai trị ở miền núi và trấn giữ biên ải. Họ ở lại lấy vợ người Tày địa phương, nói tiếng Tày và sống theo cách sống của người Tày. Con cái của họ sinh ra mang họ mẹ và tự nguyện lấy nguồn gốc dân tộc của mẹ. Số binh lính người Kinh được triều đình phái lên đánh giặc ngoại xâm, trấn giữ những đồn binh biên ải rồi họ ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 16 http://www.lrc-tnu.edu.vn lại, lấy vợ người Tày địa phương. Con cháu trở thành người Tày. Người Tày lưu quan với người Tày địa phương trong quá trình chung sống đã đồng hóa một cách tự nhiên. Ngày nay gọi chung là người Tày. Khi lên miền núi, dòng Tày lưu quan mang theo nền văn hóa miền xuôi hòa nhập vào nơi mình sinh sống. Sau này nền văn hóa miền núi nói chung cũng chịu ảnh hưởng nhiều nền văn hóa miền xuôi. Nhưng do điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, tình hình xã hội miền núi chi phối, người Tày vẫn giữ được những sắc thái riêng trong những phong tục tập quán dân tộc miền núi của riêng mình. Các dân tộc khác như Kinh, Hoa, Dao cũng có mặt trong huyện nhưng thưa thớt hơn dân tộc Nùng, Tày. Họ cũng dễ hoà nhập với các dân tộc anh em trong huyện và giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống, đặc biệt là dân tộc Dao. Do những đặc điểm tự nhiên và xã hội trong suốt quá trình lịch sử người Tày, Nùng ở Cao Lộc luôn sống cạnh nhau, hoà hợp đoàn kết, yêu thương gắn bó nên đã tạo ra nhiều mối quan hệ sâu sắc và tạo nên nhiều nét tương đồng về văn hoá. Người Tày, Nùng đều ở trong khối dân tộc Bách Việt, cùng chung một hệ ngôn ngữ, một địa bàn cư trú, giống nhau về phương thức canh tác, kho tàng văn nghệ dân gian Tày, Nùng cũng thể hiện nhiều nét tương đồng. Người Tày, Nùng huyện Cao Lộc thường sống tập trung thành từng bản ở chân đồi, chân núi, ven sông, suối, gần những đám ruộng, nương mà họ tự khai phá để dựa vào đó cho cuộc sống mưu sinh của dân tộc mình. Từ xa xưa mỗi bản làng lớn đã có tới 20 nóc nhà, ngoài ra còn những chòm xóm nhỏ chỉ dăm nóc nhà, chủ yếu tách ra từ những gia đình lớn để làm ăn. Tên làng, tên bản của người Tày, Nùng Cao Lộc thường đặt theo tên đồi, núi, sông, suối, cánh đồng, ruộng, nương hoặc cây cổ thụ…gần nơi làng bản sinh sống . Ngoài ra, họ còn có tục lấy tên người có công lao khai khẩn, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 17 http://www.lrc-tnu.edu.vn mở mang đầu tiên cho làng được đặt thành tên làng để ghi nhớ công đức lập ra một xóm mới. Người Tày, Nùng Cao Lộc sống định cư. Làng bản người Tày, Nùng cũng giống nhau, họ biết dùng ngói lợp nhà, từ cấu trúc đến thiết kế có hai loại chính là nhà sàn và nhà đất trình tường, nguyên liệu dùng để làm nhà là gỗ, lợp ngói máng, nhà thường có hai mái chính và cấu trúc sâu vào trong, nhà thông thường có ba gian. Truyền thống người Tày, Nùng là ở nhà sàn. Một số vùng làm nhà đất (nhà trình tường) chủ yếu là do thiếu gỗ, nhất là những gỗ quý, có độ bền, để làm nên những ngôi nhà sàn tồn tại hàng trăm năm. Họ ở tập trung thành bản làng dưới chân hoặc lưng chừng núi. "Với nền kinh tế tự túc, tự cấp, mỗi dân tộc có kiểu trang phục riêng của mình, và nhìn qua bộ trang phục mang trên người có thể nhận biết được người đó thuộc loại dân tộc nào" [15; 166]. Y phục dân tộc Tày, Nùng có tính thống nhất, được nhận biết qua giới tính, tuổi tác địa vị và địa phương. Bộ quần áo được may từ vải bông do họ tự sản xuất từ khâu trồng bông, dệt vải, nhuộm màu chàm, cắt khâu thành quần áo. Màu chàm của bộ quần áo dân tộc Tày, Nùng được gắn với truyền thống về lòng chung thủy trong tình yêu đôi lứa. Đồ trang sức thường là vòng đeo cổ, đeo tay, đeo chân, khuyên tai, xà tích bằng bạc. Phụ nữ Nùng thường bịt răng vàng nhưng nay ít dần. Người Tày, Nùng biết chế biến nhiều món ăn phong phú, bữa ăn của họ thường thổi cơm bằng gạo tẻ ăn với các món rau, măng, thịt, cá... chế biến theo kiểu nấu, xào, luộc, kho. Đặc biệt, ở Cao Lộc có món thịt lợn quay, vịt quay nổi tiếng. Ngoài gạo tẻ còn có gạo nếp, ngô, khoai, sắn đó là những lương thực được đồng bào Tày, Nùng ưa dùng, ngoài ra còn có nhiều đặc sản mang bản sắc văn hoá ẩm thực Tày, Nùng như cơm lam, cốm, măng chua, phở chua, lợn quay, vịt quay, bữa ăn của họ thể hiện tính bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 18 http://www.lrc-tnu.edu.vn Về văn hoá phi vật thể của đồng bào Tày, Nùng ở Cao Lộc cũng có nhiều sắc thái độc đáo. Người Tày, Nùng có chung một ngữ hệ, ngôn ngữ gần giống nhau và hiểu được tiếng nói của nhau. Ngôn ngữ Tày, Nùng trong sáng, giản dị dễ hiểu. Văn học dân gian Tày, Nùng ở Cao Lộc đa dạng về thể loại, phong phú về tác phẩm gồm các truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, tục ngữ, ca dao, dân ca, đặc biệt các thể loại Sli, Lượn mang đậm tính dân tộc và được nhiều người ưa thích. Tín ngưỡng Tày, Nùng mang tính dân gian và bản địa rất cao. Đồng bào Tày, Nùng luôn hướng niềm tin và tâm linh vào tổ tiên, vào các thần đất đai, sông núi, những danh nhân có công với dân với nước...Tín ngưỡng phần lớn có xu thế hướng thiện, cầu phúc, trừ ác thông qua việc thờ cúng Tổ tiên, Thổ địa, Thành hoàng ở gia đình, làng bản, đình , miếu. Các tôn giáo từ bên ngoài du nhập vào Cao Lộc như Nho, Lão...nhưng đã được dân gian hoá rất nhiều và đồng bào chỉ tiếp thu những mặt tích cực của các đạo trên, phù hợp với đời sống tinh thần của dân tộc. Lễ hội của đồng bào Tày, Nùng rất phong phú, những lễ hội có tính chất toàn cộng đồng như: Tết Nguyên đán, Tết Thanh minh, Tết Trung thu, Tết Đoan ngọ, lễ hội Lồng Tồng là lễ hội tiêu biểu nhất của đồng bào Tày, Nùng ở Cao Lộc diễn ra vào sau Tết Nguyên đán hàng năm. Một nét độc đáo của văn hoá Tày, Nùng là văn hoá hội chợ. Chợ là nơi trao đổi hàng hoá, cũng là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình. Những điệu Sli, Lượn trữ tình, thấm đẫm tâm hồn Tày, Nùng thường được hát trên các nẻo đường hội chợ, ngày nay sinh hoạt hội chợ được kế thừa và phát triển phong phú hơn với nhiều hình thức thương mại, du lịch và văn hoá. Văn hoá Tày, Nùng là một nền văn hoá đặc sắc, có bề dày lịch sử từ Văn hoá Bắc Sơn đến Văn hoá Văn Lang - Âu Lạc, từ văn hoá chống đồng hoá thời Bắc thuộc đến văn hoá chống ngoại xâm thời độc lập - tự chủ mà đỉnh cao là văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 19 http://www.lrc-tnu.edu.vn hoá cách mạng do Đảng lãnh đạo. Nền văn hoá Tày, Nùng ở Cao Lộc đã trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá Việt Nam. Nhờ có đường lối chính sách dân tộc của Đảng và chính phủ đời sống văn hoá xã hội của nhân dân các dân tộc huyện Cao Lộc được đổi thay và phát triển. Các thủ tục lạc hậu đã và đang được thay thế bằng nếp sống văn hoá mới các hình thức văn hóa tinh thần như phim ảnh, văn nghệ có nội dung lành mạnh thường xuyên được lưu hành rộng rãi tới đông đảo nhân dân các dân tộc. Hoạt động thể dụng thể thao truyền thống và hiện đại từng bước được phát huy phổ cập làm cho đời sống ngày càng thêm phong phú và phát triển. Cùng chung với nhân dân các dân tộc Lạng Sơn, trên mảnh đất biên cương của Tổ quốc, bao thế hệ người con của Cao Lộc đã anh dũng chống giặc ngoại xâm. Ải Phia Luỹ (Đồng Đăng) là một địa danh lịch sử tiêu biểu đã từng ghi nhận nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc Việt Nam. Cao Lộc có các di tích lịch sử và lễ hội như: Di tích khu kháng chiến Ba Sơn (1946- 1950), di tích ga Tam Lung xã Thuỵ Hùng nơi đồng chí Hoàng Văn Thụ hoạt động trong những năm 1930, di tích pháo đài Đồng Đăng nơi ghi dấu tội ác của thực dân Pháp xâm lược, di tích bia Thuỷ Môn Đình ở đầu thị trấn Đồng Đăng được dựng năm 1670 ghi công Hữu đô đốc thao quận công Nguyễn Đình Lộc, di tích tôn giáo và thắng cảnh đền Mẫu Đồng Đăng được xây dựng từ thời Hậu Lê (Ghi trong bia đá phía sau đền) và chùa Bắc Nga xã Gia Cát có từ cuối thế kỷ XVI thờ tiên sau đó chuyển sang thờ Phật. - Giáo dục: Sau thời kì đầy khó khăn của những năm 1990 – 1994 (giáo viên bỏ nghề, học sinh bỏ học), ngành giáo dục huyện đã được củng cố từ chất lượng tới cơ sở vật chất của nhà trường. Cho đến năm học 1996-1997 cả huyện có một trường phổ thông trung học gồm 14 lớp, 630 học sinh, 22 giáo viên & trường THCS gồm 861 lớp, 2.500 học sinh, 15 trường tiểu học gồm 437 lớp, 12.649 học sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 20 http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất