Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Liên môn tích hợp ngữ văn 8 chủ đề “giáo dục học sinh tình yêu thương con người...

Tài liệu Liên môn tích hợp ngữ văn 8 chủ đề “giáo dục học sinh tình yêu thương con người qua bài chiếc lá cuối cùng” – o.hen ri

.PDF
29
6317
139

Mô tả:

BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” Phần A: ĐẶT VẤN ĐỀ Lí do chọn chủ đề 1) Cơ sở lí luận Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục, đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường THCS trong giai đoạn hiện nay và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt đó sẽ là một trong những phương pháp dạy học được áp dụng tại Sở GD & ĐT Hà Nội trong những năm tới. Việc dạy học theo chủ đề tích hợp được xây dựng trên những quan điểm tích cực về quá trình học tập và dạy học sẽ giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp, làm cho việc học tập trở nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các hoạt động giáo dục thực hiện riêng rẽ. Dạy học theo chủ đề tích hợp nhằm nâng cao năng lực của người học giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Dạy học theo chủ đề tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc và là quan điểm hiện đại trong giáo dục. Đối với nền giáo dục Việt Nam hiện nay, việc hiểu đúng và vận dụng phù hợp dạy học theo chủ đề tích hợp sẽ đem lại những hiệu quả tích cực đối với từng phân môn trong nhà trường THCS. Nó là sự kết hợp nội dung từ các môn học thành kiến thức tổng hợp, hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học. Như vậy, thông qua dạy học theo chủ đề tích hợp, những kiến thức, kĩ năng được học ở môn học này có thể được sử dụng như công cụ để nghiên cứu, học tập ở các môn học khác. 2. Cơ sở thực tiễn. Xu hướng dạy học tổng hợp cũng như các kinh nghiệm dạy học theo chủ đề tích hợp được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. - Thực tế nền giáo dục Việt Nam, việc dạy học theo chủ đề tích hợp đã được thể hiện trong một số môn học ở bậc Tiểu học như các môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và cho đến ngày nay vẫn được định hướng ở Tiểu học. - Môn Ngữ văn 8 có nhiều nội dung, chủ đề, bài học có thể vận dụng kiến thức như môn Sinh học, Địa Lí, Lịch sử , Giáo dục công dân,... - Định hướng vận dụng quan điểm dạy học theo chủ đề tích hợp trong giáo dục giai đoạn sau năm 2015 của bộ GD & ĐT : Việt Nam nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học kiểm tra, đánh giá của các cấp học theo định hướng phát triển năng lực toàn diện của học sinh trên tinh thần nghị quyết 29 - NQ/TW về đổi mới căn bản về giáo dục và đào tạo, đề án “ Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”, Bộ GD & ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở GD tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 1 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” tiêu đổi mới, trong đó tăng cường năng lực dạy học theo định hướng tích hợp” là một trong những vấn đề cần được ưu tiên. - Theo đề án này thì giáo dục cần phải đổi mới căn bản, toàn diện, phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp là định hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó vai trò của mỗi giáo viên là một tổ chức, hướng dẫn học sinh biết huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều môn học khác nhau, nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập. Thông qua đó hình thành kiến thức, kĩ năng mới, phát triển những năng lực cần thiết, nhất là những năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và thực tiễn cuộc sống, nhằm đào tạo những con người có năng lực phát triển toàn diện và giải quyết vấn đề, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế- xã hội thời kì hội nhập. - Tuy nhiên, thực tế cho thấy: nền giáo dục Việt Nam hiện nay có đặc điểm cơ bản là định hướng nội dung, chú trọng truyền thụ tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học những nội dung của từng môn học đều dựa trên khoa học chuyên ngành tương ứng. Do vậy, người dạy chỉ chú trọng trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan, chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng thực hành ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Vì vậy, việc dạy học theo chủ đề tích hợp là việc làm vô cùng cần thiết, cần được thực hiện đồng bộ và lâu dài. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” Phần B: NỘI DUNG 1) Vai trò dạy học theo chủ đề tích hợp ở trường THCS. Dạy học theo chủ đề tích hợp xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả Tự nhiên và xã hội đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp liên quan đến nhiều môn học. Dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, . Dạy học theo chủ đề tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục pháp luật, giáo dục về chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo, giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, lòng thương người, lòng yêu nước,... Còn dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn khác nhau. Đối với những kiến thức, môn học nào chiếm ưu thế thì có thể bố trí dạy trong chương trình môn đó và không dạy lại ở các môn khác. Trường hợp nội dung kiến thức có tính liên môn cao hơn thì sẽ tách ra thành các chủ đề để tổ chức dạy học riêng vào một thời điểm phù hợp, song song với quá trình dạy học các bộ môn liên quan. 2) Ưu điểm của dạy học theo chủ đề tích hợp: a) Ưu điểm với học sinh Các chủ đề dạy học tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động hấp dẫn với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ hứng thú học tập cho học sinh. - Học các chủ đề tích hợp, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp và giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. - Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp giúp cho học sinh không phải học đi học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, tránh quá tải, nhàm chán, tăng sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. b. Ưu điểm đối với giáo viên: - Lúc đầu mỗi giáo viên phải gặp chút khó khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức từ các môn học khác, giáo viên cần nhiều thời gian đầu tư vào soạn giáo án, tìm kiếm nhiều thông tin và phải có kiến thức liên ngành vững vàng. - Mặt khác, áp lực về thời lượng tiết dạy phân phối chương trình số lượng môn học khiến cả người dạy và người học chưa thể toàn tâm toàn ý mà chỉ dừng lại ở một số bài học, một số chủ đề. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” - Tuy nhiên, khó khăn này chỉ là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng. Vì: Thứ nhất, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên cũng phải thường xuyên dạy những kiến thức có liên quan đến môn học khác, nên đã có những hiểu biết đến những kiến thức đó. Thứ hai là: với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra định hướng hoạt động học của học sinh ở cả trong và ngoài lớp học Vì vậy giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong việc phối hợp và hỗ trợ nhau trong dạy học. - Như vậy, dạy học theo các chủ đề tích hợp không những giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức của môn học mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên thành những người có đủ năng lực dạy học kiến thức tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học theo chủ đề tích hợp ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường Sư phạm. 3) Vai trò của dạy học theo chủ đề tích hợp: “GIÁO DỤC HỌC SINH TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI QUA BÀI HỌC MÔN NGỮ VĂN 8: TIẾT 30. CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” – O.HEN-RI. Môn Ngữ văn là một môn khoa học khó đối với học sinh, các em rất ngại học văn vì thứ nhất là dài, thứ hai là dù các em có cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương chăng nữa thì việc diễn đạt cái mình hiểu thành đoạn văn, bài văn còn nhiều hạn chế vì thế em rất ít khi đạt điểm cao của môn Ngữ văn. Bên cạnh đó trong xã hội hình thành yêu chuộng các môn Toán, Lí, Hóa, Ngoại ngữ… Vì thế, một bộ phận học sinh còn lười học văn, ngại học văn, không thích học văn. Đó là một thực trạng đáng buồn và chính vì vậy, điều trăn trở lớn nhất đối với người giáo viên là làm thế nào để khơi gợi niểm yêu thích, say mê môn học này – một môn học có chức năng rất cao quý góp phần hình thành nhân cách giáo dục con người hướng tới Chân - Thiện - Mĩ . Một điều đáng chú ý nữa là hiện nay trong xã hội, tình trạng đạo đức xuống cấp là một vấn đề có thực, lòng yêu thương con người bị mai một. Vì thế thông qua bài học, việc bồi dưỡng cho các em những tình cảm cao đẹp, lòng yêu thương con người, biết quan tâm chia sẻ cảm thông và hi sinh vì hạnh phúc của mọi người là việc làm cẩn thiết. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 4 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên 1. TÊN HỒ SƠ: Chủ đề: GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI QUA BÀI HỌC MÔN NGỮ VĂN 8: Tiết 30: “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG” (tiếp) O. Hen- ri Các môn học cần vận dụng kiến thức: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân, Giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch, Âm nhạc, Mĩ thuật,,.. 2. MỤC TIÊU DẠY HỌC: a) Kiến thức: Trên cơ sở phần văn bản trích đoạn kết thúc truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri, học sinh cần: - Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O. Hen – ri. - Rung động trước cái hay cái đẹp. - Thấy được tình yêu thương cao cả của nhân vật trong truyện. b) Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng về phần tập làm văn, tóm tắt văn bản tự sự, kiến thức kĩ năng phân tích, đánh giá nhân vật. - Nêu cảm nhận về nhân vật (kiến thức phần tập làm văn lớp 7) - Liên hệ lịch sử (kiến thức về lịch sử lớp 8) - Nhận thức về tình yêu thương . ( Kiến thức về tình yêu thương con người – Giáo dục công dân lớp 6) - Cảm nhận vẻ đẹp của bức tranh chiếc lá (kiến thức môn Mĩ thuật) - Liên hệ về bài hát cách sống đẹp (Kiến thức Âm nhạc) - Liên hệ nhân vật trong truyện với nhân vật khác trong các tác phẩm văn học khác (Kiến thức môn Ngữ văn) - Các kĩ năng làm việc nhóm tham gia các hoạt động trong bài học, đặc biệt là thực hành, ứng dụng bổ sung… để phát huy năng lực bản thân (năng lực giải quyết vấn đề, năng lực cảm thụ thẩm mĩ, năng lực hợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp…) - Vận dụng kiến thức để nhận biết khí hậu của quốc gia được nêu trong truyện (Kiến thức môn Địa Lí), đặc điểm sinh trưởng của thực vật để lí giải một số hiện tượng trong đời sống nêu trong truyện (Kiến thức Sinh học)… c) Thái độ tình cảm: - Thắp lên ngọn lửa yêu thương, quan tâm, chăm sóc bạn bè, người thân, mọi người… - Biết sống vì mọi người. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 5 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” - Giáo dục kĩ năng sống tích hợp giáo dục nếp sống văn minh thanh lịch: trong cuộc sống, ta phải không ngừng mơ ước, khát vọng, sống cống hiến, sống yêu thương, sống sẻ chia… - Giáo dục lòng yêu thích say mê trước vẻ đẹp của tác phẩm văn chương… 3. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC - Đối tượng dạy học của bài học này là học sinh khối lớp 8. Cụ thể: lớp 8c Số lượng học sinh: 40 em Đặc điểm: Lứa tuổi thiếu niên: nhận thức về xã hội còn hạn chế. Kinh nghiệm sống chưa có nhiều. Nhưng bên cạnh đó, các em có những đặc điểm đặc trưng của lứa tuổi: rất hồn nhiên ngây thơ, trong sáng. Vì thế: việc giáo dục cho các em nhận thức về một tình bạn cao đẹp là hết sức cần thiết. Qua bài học, GV định hướng cho các em về tình bạn đẹp, về mơ ước khát vọng đẹp đẽ đối với mỗi con người có tác dụng tốt trong hình thành, phát triển nhân cách. Bên cạnh đó, GD các em lối sống biết chia sẻ, yêu thương, biết hi sinh để đem lại hạnh phúc cho con người. 4. Ý NGHĨA CỦA BÀI HỌC a) Đối với thực tiễn dạy học. - Bài học có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình, đem lại cho HS những hiểu biết cơ bản nhất về nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen-ri. - Qua bài học, học sinh hiểu được giá trị của nghệ thuật chân chính là nghệ thuật phục vụ con người, vì con người. - Đồng thời học sinh có những cảm nhận về tinh thân nhân văn cao cả thấm đẫm trong từng trang văn bản. - Bài học cũng rèn luyện cho các em kĩ năng nói, kĩ năng cảm thụ đánh giá văn chương, liên hệ, so sánh để thấy những điểm tương đồng về nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của tác phầm này với tác phẩm khác. b) Đối với thực tiễn đời sống - Lòng yêu thương con người là một phầm chất rất cần được ngợi ca. Nhất là trong tình hình xã hội ngày nay, đạo đức xuống cấp, lòng yêu thương con người bị xói mòn, nhiều người sống vô cảm với xung quanh: với bạn bè, với người thân. - Giáo dục lòng yêu thương con người, sự đồng cảm sẻ chia, quan tâm, hi sinh vì hạnh phúc của mọi người là một việc làm rất cần thiết. Và đấy là chức năng cao cả của văn chương, sứ mệnh của văn chương: hướng con người vươn tới CHÂN – THIỆN – MĨ, những giá trị đích thực của cuộc sống. 5. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa + Các thiết bị: Máy Profecter, Máy chiếu, máy quay video clip. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 6 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” + Ứng dụng CNTT: Bài giảng trình chiếu… + Các học liệu khác: Chân dung nhà văn Mĩ O Hen-ri, các tác phẩm nổi tiếng của ông, tranh vẽ, phiếu bài tập, bảng phụ, giấy A0, bút dạ, phấn màu,… - HS: Soạn bài. Vẽ tranh minh họa (tùy khả năng) Thảo luận các vấn đề GV đã giao. Tìm hiểu các tư liệu về nhà văn O Hen-ri tìm đọc các truyện ngắn khác của ông. Sưu tầm bài hát (VD: bài: Bài ca chiếc lá - Trịnh Công Sơn). 6. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 30: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG (tiếp) - O Hen-ri – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP * Kiểm tra bài cũ - Câu hỏi: Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng” (O Hen-ri), khi chứng kiến cảnh Giôn – xi tuyệt vọng đón đợi cái chết, em có cảm nhận như thế nào về nhân vật này? - (Yêu cầu trả lời: + Cô gái yếu đuối, đáng thương, tội nghiệp, bệnh tật nặng, nghèo túng  thiếu niềm tin vào cuộc sống. + Người nghệ sĩ có lòng tự trọng) * Khởi động Giáo viên dẫn vào bài: Ở tiết học trước, qua phần phân tích văn bản “Chiếc lá cuối cùng”, chúng ta đã cảm nhận được hình ảnh cô gái Giôn – xi một cô gái yếu đuối tuyệt vọng, bất lực trước bệnh tật và luôn chìm đắm trong tấn bi kịch tinh thần của người họa sĩ chân chính: không muốn sống thừa, không muốn trở thành gánh nặng cho người khác. Ở cô gái bé nhỏ này, cái dấu hiệu duy nhất của cuộc sống là “đôi mắt trân trân nhìn vào đầu hồi bức tường gạch bên cạnh” với một niềm tin bất hạnh: “Khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống cô sẽ ra đi” Suy nghĩ đó của cô gái thật ngây thơ và đáng thương, không chỉ ám ảnh Xiu, cụ Bơ-men mà còn cả đối với người đọc. Bởi trong tháng 11 – mùa đông của nước Mĩ, những con mưa giông bão tuyết có thể tới bất cứ lúc nào và làm chiếc lá thường xuân cuối cùng ấy rụng đi, cuốn theo cả niểm tin vào của cuộc sống Giônxi theo mãi. Liệu có một phép màu nhiệm nào sẽ đến để giúp Giôn-xi thoát khỏi bàn tay của Thần Chết? Câu hỏi đó sẽ được cô và các em giải đáp trong tiết học hôm nay... -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 7 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” Nội dung bài mới: Hoạt động của GV – HS Nộidung cần đạt Vận dụng kiến thức Hình thành và phát triển năng lực HS I/ Tìm hiểu chung II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản. 1. Trước đêm mưa bão 2. Sau đêm mưa bão khiến chiếc lá thường xuân rụng xuống HS: Đọc đoạn văn: “ Khi trời vừa hửng sáng  vịnh Naplơ” GV: ? Khi trời vừa hửng sáng, sau một đêm gió bấc ào ào, mưa đập mạnh vào cửa sổ rơi lộp độp thì điều gì đã xảy ra với chiếc lá cuối cùng ? Ý nghĩa ? -HS vận dụng kiến thức về Địa lí ( mùa đông ở nước Mĩ rất khắc nghiệt, nhiệt độ xuống thấp, mưa bão tuyết) -HS vận dụng kiến thức môn Sinh học (trong quá trình phát triển của cây cối, mùa đông cây trút lá) HS: Trả lời cá nhân Chiếc lá thường xuân vẫn còn. -Giôn-xi có lí do để sống, để vượt qua bệnh tật. Năng lực quyết vấn đề giải - Năng lực giải quyết vấn đề GV: Chốt: Sau đêm mưa bão dập vùi, chiếc lá thường xuân vẫn bám trụ kiên cường trên cành. Đó là cái lí do để G vượt qua chính mình để có nghị lực sống. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 8 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” G: Theo em, tại sao khi trời vừa hửng sáng, Giôn-xi - con người tàn nhẫn ấy lại “vội vã” ra lệnh kéo mành lên, và khi thấy chiếc lá thường xuân vẫn còn đó, cô lại “nhìn hồi lâu” ? -HS: Trả lời Hành động của Giôn- xi tưởng chừng mâu thuẫn nhưng lại phù hợp với diễn biến tâm lí của cô khi đó: + Cô vội vã vì sau trận bão như thế cô nghĩ nhất định chiếc lá thường xuân sẽ rụng, cô coi đó là cái cớ để cô giải thoát cho chính mình, cô sẽ ra đi mãi mãi + Cô nhìn hồi lâu vì: chiếc lá thường xuân bé nhỏ ấy đã kiên cường chống trọi với bão, tuyết, mưa giông,…vẫn bám trụ trên bức tường gạch Có lẽ lúc đó cô đã rất ngạc nhiên và có những giây phút lắng lòng để suy nghĩ về chính bản thân mình một cách nghiêm túc. GV: Đây chính là sự tinh tế của ngòi bút O Hen-ri: Tác giả đã đưa ra những chi tiết rất có ý nghĩa: Nếu như ở phần văn bản trước là chi tiết: Giôn-xi lấy sự rơi rụng của chiếc -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 9 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” lá thường xuân cuối cùng làm điểm chốt kết thúc cuộc sống của mình thì ở phần này, chi tiết Giônxi nhìn chiếc lá thường xuân hồi lâu có một ý nghĩa đặc biệt: đã nhìn, nhận thấy sự kiên cường của chiếc lá nhỏ bé trước sự vùi dập phũ phàng của thiên nhiên. Điều đó tác động đến tâm hồn Giôn-xi, khiến cô suy nghĩ về bản thân một cách nghiêm túc GV: Sau những giây phút lặng lẽ suy ngẫm ấy, Giôn-xi đã có những thay đổi như thế nào về hành động, suy nghĩ và ước muốn? HS: Trả lời: -Giôn xi có những thay đổi: +Hành động: Gọi Xiu, xin cháo, xem Xiu nấu nướng Lấy lại niềm ham sống. +Suy nghĩ: *Thấy mình hư, muốn chết là một tội. * Có cái gì làm chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn còn, thấy mình tệ. Sự thức tỉnh và hối lỗi. +Ước muốn: Vẽ vịnh Naplơ -> cháy lên ước mơ, hi vọng. Giôn-xi từ một cô gái yếu đuối, nghĩ mình nhất định sẽ chết, trở lại là một cô gái trẻ trung với Tích hợp giáo dục tự nhận thức bản thân biết suy ngẫm để điều chỉnh bản thân -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 10 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” niềm ham sống, khao khát sống.  nghệ thuật đảo ngược tình huống lần I GV: Chốt: Chiếc lá thường xuân bé nhỏ nâng đỡ một số phận bé nhỏ. Chi tiết chiếc lá là một chi tiết nghệ thuật đầy lãng mạn nhưng cũng đậm chất hiện thực. Bởi nhờ chiếc lá bé nhỏ ấy mà Giôn -xi – một con người ở vực sâu của tuyệt vọng đã biết thức tỉnh, biết nhận thức lại mình “muốn chết là một tội” Chiếc lá thường xuân ấy đã giúp Giônxi hồi sinh lòng ham sống, khao khát sống. GV? Theo em, có phải chỉ nhờ có chiếc lá thường xuân mà Giôn-xi hoàn toàn bình phục? HS: Trả lời: - Chiếc lá thường xuân là cái cớ để Giôn-xi lấy lại niềm ham sống -Nhưng chỉ nhờ chiếc lá thường xuân thì chưa đủ. Để cơ thể yếu ớt của Giôn-xi có thể bình phục, còn có công rất lớn nữa: đó là tình yêu thương sâu sắc của người bạn (Xiu đã Tích hợp giáo Năng lực phán dục tình bạn, đoán yêu thương, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, hoạn nạn -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 11 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” quan tâm chăm sóc Giôn-xi hết lòng)  Giáo viên chốt bảng Nhờ chiếc lá cuối cùng và sự chăm sóc tận tình của bạn mà Giôn-xi đã hồi sinh niềm ham sống, khát khao sống. GV: Chuyển ý: Như vậy, có thể nói rằng chiếc lá thường xuân cuối cùng ấy đã cải tử hoàn sinh cả về thể xác lẫn tâm hồn Giôn-xi, giúp cô thoát khỏi lưỡi hái của Tử thần. Đó là niềm vui lớn lao của những người yêu quý cô, ngày đêm lo lắng chăm sóc cho cô là Xiu và cụ Bơ-men GV: Nhưng niềm vui ấy không trọn vẹn vì Xiu bất ngờ nghe tin về cụ Bơ-men. Đó là tin gì? HS: Trả lời: Tin: Cụ Bơ-men ốm nặng cụ mắc phải bệnh tình nguy kịch không còn hi vọng gì? GV: Khi nghe tin về cụ Bơ-men, Xiu lặng lẽ không nói. Em thử hình dung tâm trạng của Xiu lúc đó. Theo em tại sao tác giả không miêu tả cụ thể tâm trạng của Xiu Năng lực tưởng tượng, sáng tạo, giải quyết vấn đề -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 12 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” HS: Tưởng tượng, lí giải Xiu có thể có tâm trạng: 1)Vì mải lo cho G, cô quên chưa nghĩ đến cụ Bơ-men Tâm trạng này ít xảy ra 2)Ngạc nhiên: Vì cụ Bơ-men đang khỏe mạnh chỉ sau một đêm cụ viêm phổi nặng, bệnh tình nguy kịch GV: Vì sao tác giả không miêu tả cụ thể tâm trạng Xiu? HS trả lời: +Đây là thủ pháp nghệ thuật của tác giả (Nếu miêu tả tâm trạng của nhân vật Xiu sẽ làm rõ được nguyên nhân cụ Bơmen ốm nặng, câu chuyện mất tính bất ngờ, không hấp dẫn) Thủ pháp nghệ thuật độc đáo của nhà văn O Hen-ri: +Nghệ thuật buông thả nhân vật, sự việc +Xây dựng sự việc: giấu kín sự việc  tạo sự bất ngờ tăng tính lôi cuốn, hấp dẫn Tích hợp dọc vận dụng các thủ pháp nghệ thuật làm nổi bật nội dung (HS khá, giỏi) Khi đọc từ đầu câu chuyện đến đây, người đọc tưởng chừng như bệnh viêm Vận thức sinh phổi Năng lực sáng sáng tạo tìm đọc các truyện ngắn khác của O Henri để rút ra đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà văn Năng lực vận dụng kiến dụng kiến thức bộ môn để giải quyết tình học, viêm huống nặng  -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 13 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” phổi sẽ cướp đi sinh mạng của Giôn-xi, cô gái đáng thương, tội nghiệp. nguy hiểm đến tinh mạng. Vận dụng kiến thức về môn Lịch sử: Năng lực giải Thế kỉ XIX: xã quyết vấn đề hội nước Mĩ phân hóa sâu sắc Người giàu – người nghèo có một khoảng cách lớn. Đối với những người nghèo không có tiền chữa bệnh bi quan, chán nản, buông xuôi số phận GV: chốt: Tác giả không miêu tả cụ thể Xiu có tâm trạng, suy nghĩ gì khi nghe tin cụ Bơ- men ốm nặng, đây chính là cách tổ chức sắp xếp câu chuyện theo thủ pháp: buông thả nhân vật giấu kín sự việc,… Tạo những khoảng lặng Kích thích sự tưởng tượng, trí tò mò của độc giả, đẩy sự việc lên mức kịch tính để chuẩn bị cho kết thúc bất ngờ. Đây là một phong cách đặc trưng của tác giả O Hen-ri. GV:Chuyển ý: Tại sao cụ Bơ-men bị viêm phổi nặng, chúng ta cùng tìm hiểu phần cuối của đoạn trích. 3/ Đêm mưa bão qua lời kể của Xiu. HS: Đọc phần văn bản: “Cụ Bơ-men và Xiu không nói gì, phải chăng, cụ Bơ-men có suy nghĩ phải làm gì -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 14 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” để cứu Giôn-xi ? Động lực ấy đã thôi thúc cụ làm gì? HS: Trả lời: Vẽ Chiếc lá cuối cùng HS: Đọc đoạn văn: “Cụ Bơ-men chết …trên tường”. GV: Hình ảnh cụ Bơmen trong đêm mưa bão định mệnh ấy được tác giả miêu tả như thế nào? HS: Trả lời - Quần áo ướt sũng, lạnh buốt -Chiếc đèn bão: vẫn còn thấy sáng - Chiếc thang: bị lôi khỏi chỗ cũ - Những chiếc bút lông vương vãi; một bảng pha màu có màu vàng trộn với màu xanh. - Ốm nặng trong phòng. *NT: Kể xen tả  Nổi bật hình ảnh cụ Bơ-men GV: Chốt Bằng nghệ thuật kể xen tả, với vài nét về vẽ bằng ngôn ngữ  hình ảnh cụ Bơ-men trong đêm mưa bão định mệnh ấy hiện lên khá đậm nét: Vừa bình dị, thân quen với công việc của người họa sĩ là vẽ tranh nhưng cũng thật phi thường đặc biệt: Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực cảm thụ thẩm mỹ. Năng lực sáng tạo, giải quyết tình huống. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 15 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” Giữa một đêm mùa đông ảm đạm, lạnh lẽo “gió bấc ào ào” mưa đập mạnh vào cửa sổ, một ông lão với một cái thang cheo leo, một ngọn đèn bão leo lét, một bảng pha màu, trên bức tường cao 20 bộ (khoảng 6m) để vẽ chiếc lá thường xuân thay cho chiếc lá cuối cùng vừa lìa cành, mong cứu người. GV: Qua hành động của cụ trong đêm mưa bão ấy, em cảm nhận được những nét đẹp này trong tâm hồn của người nghệ sĩ già này? HS: Nêu cảm nhận -Dũng cảm vì đương đầu với thiên nhiên dữ dội. -Quên mình vì nghệ thuật: dồn hết tài năng, sức lực, tâm huyết để vẽ chiêc lá cuối cùng. -Mục đích cao cả: Giành lại niểm tin sự sống cho Giôn-xi GV: Chốt Vì sự sống của một cô gái trẻ, cụ đã bất chấp thiên nhiên khắc nghiệt, quên đi sự sống của bản thân, Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. Kiệt tác chiếc lá cuối cùng là biểu tượng của nghệ thuật chân chính và tình người. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 16 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” dồn hết tài năng, tâm sức, để vẽ chiếc lá cuối cùng. Có lẽ bản thân cụ cũng không nghĩ rằng đây là bức tranh cuối cùng của cuộc đời mình, nhưng có một điều chắc chắn là khi đó cụ vẽ không phải là muốn lưu danh tên tuổi với đời, mà ` điều cụ quan tâm nhất là để giúp cô gái trẻ tuổi lấy lại niềm tin vào cuộc đời, vào sự sống. Chiếc lá ấy không chỉ vẽ bằng tài năng mà quan trọng hơn là được vẽ bằng cả tấm lòng yêu thương cụ dành cho Giôn-xi. Tích hợp giáo dục lòng yêu thương con người. Người nghệ sĩ chân chính suốt đời cống hiến cho thứ nghệ thuật cao cả: “Nghệ thuật vì con người” Quan điểm cao đẹp đó không bị giới hạn bởi một không gian địa lí hay thời gian lịch sử nào mà luôn có, luôn là cái đích cuối cùng mà người nghệ sĩ chân chính hướng tới… GV: Em đã học những tác phẩm nói nói về sức mạnh của nghệ thuật HS: Trả lời -Truyện: “Cây bút thần” Tích hợp dọc Các văn bản đã học trong chương trình -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 17 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” - Bài “Ý nghĩa văn chương”- Hoài Thanh. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” GV: Khi Xiu kể với Giôn-xi về chiếc lá cuối cùng, cô đã gọi đó là một kiệt tác ? Em hiểu thế nào là 1 kiệt tác HS: Trả lời (Kiệt tác: - Một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. -Chứa đựng tư tưởng cao cả, tình cảm đẹp đẽ. -Là sản phẩm của lòng say mê, kiên trì rèn luyện - Có giá trị lớn lao:Đó là nghệ thuật hướng tới con người. GV: Tại sao, bức tranh chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác? Câu hỏi thảo luận: 3 phút Hình thức thảo luận: Khăn trải bàn HS: Trình bày kết quả thảo luận: -Vẻ đẹp: giống y như thật “ Gần cuống lá có màu xanh sẫm, rìa lá hình răng cưa, đã nhuốm màu vàng úa”. Ngay cả con mắt nhà nghề của hai cô họa sĩ cũng không phát hiện được. -Hoàn cảnh ra đời: Trong đêm mưa bão khắc Năng lực hợp tác Năng lực cảm thụ thẩm mĩ -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 18 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” nghiệt. “Gió bấc ào ào” “mưa đập mạnh vào cửa sổ, rơi lộp độp” -Bức tranh được vẽ: + Không chỉ bằng màu + mà còn bằng tình yêu thương cao đẹp mà cụ Bơ-men dành cho Giônxi -Giá trị: cứu sống Giônxi =>G: Bình Chỉ là một chiếc lá thường xuân bé nhỏ, sẽ chẳng là gì đối với một người bình thường, và có lẽ bức tranh chiếc lá này cũng chẳng làm nên tên tuổi của một họa sĩ với đời. Thế nhưng, trong tác phẩm này, chiếc lá ấy lại có ý nghĩa rất lớn: nó gắn kết hai thế hệ nghệ sĩ (một già – một trẻ), hai số phận con người. sự truyền tiếp niềm tin khát vọng sống, khát vọng nghệ thuật làm nên kết thúc đảo chiều bất ngờ: Cụ Bơ-men chết còn Giôn-xi sống lại. =>Kết cấu đảo ngược tình huống lần II. Kiệt tác Chiếc lá cuối cùng là biểu tượng về sức mạnh nghệ thuật chân chính và vẻ đẹp của tình người sâu đậm. GV: Dẫn: Câu chuyện được kết thúc bằng lời kể của Xiu về việc cụ Bơmen vẽ chiếc lá thường Năng lực cảm thụ thẩm mĩ. -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 19 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015 BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP: “GIÁO DỤC TÌNH YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI” xuân thay cho chiếc lá cuối cùng đã rụng trong đêm mưa gió. ? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện HS: Thảo luận theo cặp HS: Trả lời (Cách kết truyện: mở bất ngờ mọi kịch tính được tháo nút. -->mang nhiều ý nghĩa: -Tạo tình huống đảo ngược lần 2: Cụ Bơ-men đang khỏe ốm, chết vì viêm phổi -Thấy được sự hi sinh thầm lặng, khát vọng nghệ thuật của cụ Bơmen -Tô đậm thêm nét đẹp của nhân vật Xiu. Kết thúc quen thuộc trong các truyện ngắn của O Hen-ri GV: Chốt: Đây là một kết thúc mở, tạo dư âm sâu đậm trong lòng người đọc: khát vọng sống, khát vọng nghệ thuật, và vẻ đẹp nghệ thuật là bất tử. GV? Những vẻ đẹp nghệ thuật nào đã góp phần làm nên thành công của tác phẩm? HS: Trả lời (- nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật,...) GV: Những biện pháp nghệ thuật đó đã làm nổi bật nội dung gì? HS: Trả lời Năng lực hợp tác III)Tổng kết 1)Nghệ thuật -Đảo ngược tình huống 2 lần -Kết cấu chặt chẽ -Miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc Năng khiển lực điều Năng lực tổng kết vấn đề 2)Nội dung -Tình yêu thương giữa những con Giáo dục sự đồng cảm, lòng thương người, -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 20 GV: Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng Thu - Trường THCS Dương Xá – Năm học 2014 - 2015
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan