Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn biện pháp tăng cường trải nghiệm chữ viết cho trẻ 5 6 tuổi trong trò ch...

Tài liệu Luận văn biện pháp tăng cường trải nghiệm chữ viết cho trẻ 5 6 tuổi trong trò chơi học tập

.PDF
107
691
138

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI --------- DƢƠNG THỊ BÍCH TUYỀN BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TRẢI NGHIỆM CHỮ VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI HỌC TẬP Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐINH HỒNG THÁI HÀ NỘI NĂM 2017 MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CV : Chữ viết TNCV : Trải nghiệm chữ viết TCHT : Trò chơi học tập HĐVC : Hoạt động vui chơi MN : Mầm non GDMN : Giáo dục mầm non MG : Mẫu giáo TC : Tiêu chí TB : Trung bình ĐC : Đối chứng TN : Thực nghiệm TTN : Trước thực nghiệm STN : Sau thực nghiệm 2 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 9 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 9 2. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................. 10 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .............................................................. 10 4. Giả thuyết khoa học: .................................................................................... 11 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: .................................................................................. 11 6. Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 11 7. Các phƣơng pháp nghiên cứu:.................................................................... 11 8. Đóng góp của đề tài: .................................................................................... 12 9. Cấu trúc của luận văn: ................................................................................ 12 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TĂNG CƢỜNG TRẢI NGHIỆM CHỮ VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI HỌC TẬP 14 1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề: ............................................................... 14 1.2. Một số khái niệm cơ bản:......................................................................... 19 1.2.1. Khái niệm chữ viết: ........................................................................... 19 1.2.2. Khái niệm trải nghiệm: ..................................................................... 20 1.2.3. Khái niệm trải nghiệm chữ viết: ....................................................... 20 1.2.4. Khái niệm trò chơi học tập:............................................................... 21 1.2.5. Khái niệm Biện pháp tăng cường trải nghiệm chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi học tập: ............................................................................. 21 1.3. Một số đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi:............................................................ 22 1.3.1. Đặc điểm sinh lí: ................................................................................ 22 1.3.2. Đặc điểm tâm lí: ................................................................................. 23 1.3.3. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ .......................................................... 25 1.4. Vấn đề chữ viết và tăng cƣờng trải nghiệm chữ viết: ........................... 27 1.4.1. Cấu tạo và hướng viết các chữ viết: ................................................. 27 1.4.2. Nội dung của việc cho trẻ trải nghiệm chữ viết: .............................. 29 1.4.3. Ý nghĩa của việc cho trẻ TNCV: ....................................................... 30 1.4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng học chữ viết của trẻ: ................. 32 1.4.5. Đặc điểm phát triển kĩ năng viết của trẻ .......................................... 33 1.4.6. Quy luật chuyển động của tay trong quá trình viết ......................... 34 3 1.5. Trò chơi học tập với quá trình tăng cƣờng TNCV cho trẻ 5-6 tuổi: ... 35 1.5.1. Đặc điểm của trò chơi học tập: ......................................................... 35 1.5.2. Vai trò của trò chơi học tập đối với sự phát triển của trẻ 5-6 tuổi ...... 37 1.5.3. Ý nghĩa của trò chơi học tập giúp tăng cường trải nghiệm chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi: ............................................................................................... 38 Kết luận chƣơng 1 .......................................................................................................... 41 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TĂNG CƢỜNG TRẢI NGHIỆM CHỮ VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI HỌC TẬP .................... 42 2.1. Mục đích điều tra ......................................................................................... 42 2.2. Đối tƣợng và phạm vi điều tra .................................................................... 42 2.3. Nội dung điều tra ......................................................................................... 42 2.4. Phƣơng pháp điều tra .................................................................................... 42 2.5. Kết quả điều tra ............................................................................................. 43 2.5.1. Một vài nét về đối tượng điều tra: ............................................................ 43 2.5.2 Thực trạng nhận thức của giáo viên về vấn đề tăng cường trải nghiệm chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi học tập ............................................. 44 2.5.3. Thực trạng nhận thức của phụ huynh về vấn đề tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT ........................................................................... 51 2.5.4. Thực trạng mức độ trải nghiệm chữ viết của trẻ 5 - 6 tuổi ................ 53 Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................................... 66 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƢỜNG TRẢI NGHIỆM CHỮ VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI HỌC TẬP VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................................................................... 68 3.1. Nguyên tắc lựa chọn TCHT giúp tăng cƣờng TNCV cho trẻ 5-6 tuổi .... 68 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ...................................................... 68 3.1.2. nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp và phát triển đối với trẻ ................... 68 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hấp dẫn ........................................................ 68 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ....................................................... 69 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng ........................................................ 69 3.2. Các biện pháp tăng cƣờng TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT ............. 69 4 3.2.1. Khơi gợi hứng thú cho trẻ khi tham gia chuẩn bị đồ dùng đồ chơi ... 69 3.2.2. Xây dựng môi trường chơi hấp dẫn, phong phú, đa dạng phù hợp với nội dung cho trẻ TNCV ................................................................................... 71 3.2.3. Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ, hợp tác và đánh giá lẫn nhau trong nhóm bạn khi cùng nhau tham gia vào trò chơi học tập ......................................... 74 3.2.4. Sử dụng linh hoạt các trò chơi học tập ................................................ 76 3.2.5. Quan sát, đánh giá biểu hiện tích cực của trẻ nhằm lựa chọn và sử dụng trò chơi học tập sao cho phù hợp với hoạt động trải nghiệm chữ viết 78 3.3. Thực nghiệm sƣ phạm ................................................................................. 80 3.3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 80 3.3.2. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 80 3.3.3. Thời gian thực nghiệm .......................................................................... 81 3.3.4. Tiêu chí đánh giá và cách đánh giá thực nghiệm ............................... 81 3.3.5. Tiến trình thực nghiệm ......................................................................... 81 3.4. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................... 82 3.4.1. Kết quả đo đầu vào trƣớc khi tiến hành thực nghiệm ...................... 82 3.4.2. Kết quả đo đầu ra sau thực nghiệm ........................................................ 86 3.4.3. Kiểm định kết quả thực nghiệm ......................................................... 97 Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................................... 98 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƢ PHẠM ................................................................. 99 1. Kết luận ............................................................................................................ 99 2. Kiến nghị sƣ phạm ........................................................................................ 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 101 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Vài nét về đối tượng khảo sát .......................................................... 43 Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về sự cần thiết khi tăng cường TNCV cho trẻ 56 tuổi trong TCHT ........................................................................................... 44 Bảng 2.3. Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc tăng cường TNCV cho trẻ 56 tuổi trong TCHT ............................................................................................ 44 Bảng 2.4. Các hình thức hoạt động khi giáo viên sử dụng TCHT để tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi ..................................................................................... 45 Bảng 2.5. Nhận thức của giáo viên về vai trò của TCHT trong việc tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi .................................................................................... 46 Bảng 2.6. Nhận thức của giáo viên khi phụ huynh cho trẻ luyện chữ, viết chữ quá sớm ................................................................................................................... 47 Bảng 2.7. Nhận thức của giáo viên về nội dung giúp trẻ 5-6 tuổi tăng cường TNCV ....................................................................................................................... 47 Bảng 2.8. Nguồn TCHT giúp giáo viên sử dụng đề tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi .................................................................................................................... 49 Bảng 2.9. Nhận thức của giáo viên về việc lập kế hoạch tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT ........................................................................................ 50 Bảng 2.10. Những khó khăn giáo viên gặp phải khi sử dụng TCHT khi giúp trẻ 5-6 tuổi TNCV ........................................................................................................ 50 Bảng 2.11. Các biện pháp khi sử dụng TCHT của giáo viên nhằm giúp trẻ 5-6 tuổi tăng cường TNCV ............................................................................................ 51 Bảng 2.12. Nhận thức của phụ huynh về sự cần thiết khi tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT ........................................................................................ 52 Bảng 2.13. Nhận thức của phụ huynh về các cách thức tăng cường TNCV cho trẻ 56 tuổi trong TCHT ............................................................................................ 52 6 Bảng 2.14.Thực trạng khả năng trải nghiệm chữ viết của 70 trẻ 5-6 tuổi trong TCHT................................................................................................................ 60 Bảng 2.15. Thực trạng khả năng TNCV của 70 trẻ 5-6 tuổi qua từng tiêu chí .... ....................................................................................................................... 61 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát khả năng TNCV của trẻ ở nhóm ĐC và TN TTN ... ....................................................................................................................... 82 Bảng 3.2. Khả năng TNCV của nhóm ĐC và TN trước khi tiến hành TN qua từng tiêu chí .............................................................................................................. 84 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát khả năng TNCV của trẻ ở nhóm ĐC và TN STN ... ....................................................................................................................... 86 Bảng 3.4 Khả năng TNCV của trẻ 5-6 tuổi trên nhóm ĐC và TN STN qua từng tiêu chí ..................................................................................................................... 88 Bảng 3.5. Khả năng TNCV của trẻ ở nhóm ĐC TTN và STN ....................... 91 Bảng 3.6. Khả năng TNCV trong TNHT của trẻ ở nhóm ĐC TTN và STN qua từng tiêu chí .............................................................................................................. 93 Bảng 3.7. Khả năng TNCV của trẻ ở nhóm TN TTN và STN ....................... 94 Bảng 3.8. Khả năng TNCV của trẻ ở nhóm TN TTN và STN qua từng tiêu chí ....................................................................................................................... 95 Bảng 3.9. Kết quả kiểm định sự khác biệt về khả năng TNCV cho trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC trước và STN tác động .................................................................... 97 Bảng 3.10. Kết quả kiểm định sự khác biệt về khả năng TNCV cho trẻ 5-6 tuổi ở nhóm TN trước và STN tác động .................................................................... 97 7 DANG MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Khả năng TNCV của trẻ 5-6 tuổi trong TCHT ở nhóm ĐC và TN TTN ......................................................................................................................... 83 Biểu đồ 3.2. Khả năng TNCV trong TCHT của trẻ 5-6 tuổi ở nhóm ĐC và TN STN ......................................................................................................................... 85 Biểu đồ 3.3. Khả năng TNCV của trẻ 5-6 tuổi trong TCHT của nhóm ĐC và TN STN ở tiêu chí nhận biết cấu tạo của chữ cái .................................................... 87 Biểu đồ 3.4. Khả năng TNCV của trẻ 5-6 tuổi trong TCHT của nhóm ĐC và TN STN ở tiêu chí phát âm âm thanh tương ứng với chữ cái .................................. 90 Biểu đồ 3.5. Khả năng TNCV của trẻ 5-6 tuổi trong TCHT của nhóm ĐC và TN STN ở tiêu chí nhận biết các dấu câu, dấu thanh .............................................. 91 Biểu đồ 3.6. Khả năng TNCV của trẻ 5-6 tuổi trong TCHT của nhóm ĐC và TN STN ở tiêu chí biết sử dụng chữ viết để truyên tin ............................................ 92 Biểu đồ 3.7. Khả năng TNCV của trẻ 5-6 tuổi trong TCHT của nhóm ĐC và TN STN ở tiêu chí biết tô, sao chép, viết chữ ......................................................... 94 Biểu đồ 3.8. Khả năng TNCV của trẻ 5-6 tuổi trong TCHT của nhóm ĐC và TN STN ở tiêu chí biết thể hiện hành vi của người viết .......................................... 96 8 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Ngôn ngữ là phương tiện của tư duy, làm cơ sở cho mọi suy nghĩ. Vì lẽ đó mà trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Con người có thể thông báo, trao đổi, truyền đạt, thông cảm, diễn tả, trình bày tất cả những thông tin cần thiết cho nhau thông qua ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà người ta xích lại gần nhau hơn, đời sống của con người trở nên phong phú đa dạng hơn, nó tồn tại và phát triển bên cạnh sự phát triển của xã hội loài người. Ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với con người, đối với những kho tàng văn hóa, những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ. Ngoài ra ngôn ngữ đối với trẻ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Pavlov từng nói: “Từ ngữ là vật kích thích vô cùng rộng với nội dung phong phú, nó mang đến nguyên tắc mới cho hoạt động của não người, nó tạo ra tư duy cấp cao mà chỉ con người mới có. Từ đó, con người có khả năng làm chủ hiện thực và nắm bắt vận mệnh của bản thân”. Từ đó mà chúng ta nhận ra được ý nghĩa quan trọng của ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ là công việc hàng đầu của nhà giáo dục, để trẻ có được cái gốc làm người, giúp trẻ trưởng thành nhanh chóng, trở thành thành viên của xã hội. 1.2. Việc phát triển ngôn ngữ nói chung và tăng cường trải nghiệm chữ viết nói riêng là vấn đề cần thiết. Đặc biệt là vào giai đoạn khi trẻ bước vào mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi việc tăng cường trải nghiệm với chữ viết càng trở nên cần thiết hơn. Đối với trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi việc tăng cường trải nghiệm với chữ viết giúp trẻ bước đầu nhận biết được các chữ cái và cách phát âm chuẩn các chữ cái trong từ trọn vẹn, phát triển ở trẻ khả năng quan sát, so sánh và phát triển ngôn ngữ khi trẻ đã thuộc và 9 phát âm chuẩn các chữ cái thì trẻ sẽ dễ dàng làm quen với cách tô những nét cơ bản theo mẫu, có kỹ năng tô 29 chữ cái và làm quen với tư thế ngồi, cầm bút,… Đối với trẻ mẫu giáo khi bước vào trường phổ thông là một bước ngoặt lớn và việc quan trọng nhất là ở đây ai sẽ là người giúp trẻ vượt qua những cái khó khăn sắp tới? không ai khác chính là các giáo viên, phụ huynh và bản thân đứa trẻ. Ở mẫu giáo thì vui chơi là hoạt động chủ đạo đối với trẻ, nhưng khi trẻ vào tiểu học thì học tập lại là vai trò chủ đạo nên việc tăng cường trải nghiệm với chữ viết cho trẻ mẫu giáo không phải là dạy chương trình tiếng Việt của lớp 1 mà ở đây trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi được sử dụng các yếu tố vui chơi và sáng tạo của trò chơi học tập. 1.3. Có nhiều loại trò chơi khác nhau: trò chơi vận động, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi dân gian… song TCHT được sử dụng trên hoạt động học có chủ đích và hoạt động ngoài trời có thể xem là hình thức hiệu quả và gần gũi nhất đối với trẻ. Vốn được xem là một phương tiện giúp trẻ học tập hiệu quả nên TCHT luôn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ cũng như đối với quá trình cho trẻ TNCV; đồng thời qua đó trẻ còn học được cách chia sẻ, hợp tác, cách đánh giá bản thân và các bạn, có được kỹ năng giao tiếp, biết hoạt động nhóm cùng nhau.... Trẻ được tiếp xúc với CV trước khi tham gia vào giớ học chính thức, sau giờ học chính thức trẻ lại được củng cố những gì đã học. Vì lẽ đó, trẻ TNCV khắc sâu hơn. Với lý do trên, tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Biện pháp tăng cường trải nghiệm chữ viết cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi học tập” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu xây dựng một số biện pháp nhằm tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong trò chơi học tập, giúp trẻ làm quen với CV một cách có hiệu quả. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu 10 Các biện pháp tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT. 4. Giả thuyết khoa học: Việc sử dụng TCHT cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi đang rất được quan tâm. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các TCHT cho trẻ, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tăng cường TNCV cho trẻ. Nếu xác lập và thực hiện đồng bộ các biện pháp tổ chức TCHT phù hợp với nhu cầu, khả năng nhận thức, vận động và đặc điểm xúc cảm của trẻ 5 - 6 tuổi thì sẽ giúp cho sự TNCV của trẻ được tăng cường hơn. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của biện pháp tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT. - Nghiên cứu thực trạng của vấn đề tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT. - Đề xuất biện pháp tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT. - Thực nghiệm sư phạm để chứng minh tính khả thi của biện pháp tăng cường trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT. 6. Phạm vi nghiên cứu: 6.1. Phạm vi nội dung nghiên cứu: Xây dựng một số biện pháp tăng cường trò chơi học tập cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT. 6.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên giáo viên và phụ huynh ở 3 điểm trường: Mẫu giáo Vĩnh Lộc, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Mẫu giáo Vĩnh Hậu, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Mẫu giáo Phú Hữu, huyện An Phú, tỉnh An Giang Trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở 2 lớp tại trường Mẫu giáo Vĩnh Lộc 7. Các phƣơng pháp nghiên cứu: 11 Hệ thống phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1 . Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu một số tài liệu, sách, báo, tạp chí… có liên quan đến đề tài.Nghiên cứu phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề có liên quan đến đề tài. 7.2 . Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát cách thức giáo viên sử dụng trò chơi học tập giúp trẻ 5 - 6 tuổi tăng cường TNCV.Quan sát khả năng tiếp thu, thực hành của trẻ khi tham gia các TCHT. 7.2.2. Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện, trao đổi với giáo viên, phụ huynh về vấn đề tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT. 7.2.3. Phương pháp dùng phiếu điều tra Anket: Điều tra bằng phiếu đối với giáo viên, phụ huynh. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm nhằm kiểm chứng hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất và khẳng định sự phù hợp của những kết quả đạt được với giả thuyết khoa học đã đề ra. 7.3. Phƣơng pháp thống kê và xử lý số liệu Sử dụng một số phép toán thống kê để xử lý các số liệu thu được. 8. Đóng góp của đề tài: 8.1. Hệ thống hóa cơ sở lí luận về biện pháp tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT. 8.2. Làm rõ thực trạng biện pháp tăng cường tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT. 8.3. Lựa chọn và sử dụng các TCHT giúp trẻ 5 - 6 tuổi tăng cường TNCV. 9. Cấu trúc của luận văn: 12 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT . Chƣơng 2: Thực trạng của vấn đề tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT. Chƣơng 3: Đề xuất một số biện pháp tăng cường TNCV cho trẻ 5-6 tuổi trong TCHT và thực nghiệm 13 sư phạm CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ TĂNG CƢỜNG TRẢI NGHIỆM CHỮ VIẾT CHO TRẺ 5-6 TUỔI TRONG TRÒ CHƠI HỌC TẬP 1.1. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề: 1.1.1. Trên Thế Giới: Những năm gần đây xuất hiện trong các tài liệu khoa học thuật ngữ “khả năng tiền đọc – viết” (emergent literacy) khi các nhà nghiên cứu, quản lý giáo dục mầm non nói về việc cho trẻ bước đầu làm quen với đọc, viết ở trường mầm non. Điều này thể hiện sự quan tâm của người lớn khi cho trẻ sớm tiếp xúc với một công việc rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người: đọc và viết. Nhà sư phạm Nga Usacova và Chikhieva cùng đặt vấn đề chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo đến trường phổ thông. Họ đều thống nhất rằng, trẻ 5-6 tuổi cần được chuẩn bị nhiều mặt, trong đó có việc cho trẻ làm quen với đọc viết. [18] Trong tờ tạp chí Young children 8/2003, nhà tâm lí Kathleen A.Roskos viết: khả năng tiền đọc viết còn được coi là sự cố gắng thể hiện của một đứa trẻ để tạo ra và sử dụng CV theo chiều hướng có ý nghĩa, chẳng hạn như: bé vẽ nguệch ngoạc, bé vẽ tranh, tập đồ chữ cái, bắt chước viết tên của mình, tự tạo ra những chữ cái xếp gần nhau và cho rằng những chữ cái đó mang một ý nghĩa theo sự suy nghĩ của mình. [17] Theo nhóm tác giả Kathleen A.Roskos, James F.Christie, Donald J.Richges: việc lĩnh hội kí hiệu ngôn ngữ như công cụ của tư duy và phương tiện của giao tiếp ở trẻ nhỏ liên quan đến cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trẻ vẽ, viết nguệch ngoạc và “đọc” các dấu hiệu đó bằng cách gắn cho chúng những “ý” qua trò chuyện và hành động. Trẻ nghe đọc truyện và học cách ứng xử với sách và CV. Khi thực hành cho trẻ TNCV, giáo viên cần lồng ghép việc dạy trẻ đọc viết vào các hoạt động quen thuộc của trẻ, để một mặt giúp trẻ làm quen với các đặc điểm của CV, một mặt vẫn thỏa mãn nhu cầu và hứng thú khác của trẻ. Vì ngôn ngữ viết không giống như âm thanh và nghĩa của ngôn ngữ nói. [21] Nhà tâm lí giáo dục Gill cũng đưa ra ý kiến bổ sung cho việc phát triển khả năng đọc viết của trẻ: Khi trẻ nhận biết các chữ cái, CV của chúng phát triển 14 từ những nét nguệch ngoạc đến lượn sóng và dần đến giống như những chữ cái rồi đến những chữ cái thực sự. Đồng thời rất tự nhiên, giọng đọc giả vờ của trẻ cũng thay đổi từ không thống nhất và không có ý định hướng đến biết định hướng từ trái sang phải, rối chú ý đến những CV và dần dần trẻ chú ý đến các từ viết ra hoàn chỉnh. [1] Theo hai nhà giáo dục Black và Puckett: trẻ có thể học đọc, học viết một cách hiệu quả qua các hoạt động mà xét đến cùng nó là hoạt động được trẻ yêu thích, đáp ứng đúng với sự phát triển độ tuổi của trẻ. Như khi trẻ chơi với con chữ, trẻ tìm hiểu các biểu hiện của từ ngữ, tên của chúng bằng ngôn ngữ viết, trẻ được khuyến khích bộc lộ những kinh nghiệm của chúng trong môi trường đó, chúng sẽ khám phá ra việc sử dụng ngôn ngữ viết như thế nào, chúng sẽ đạt được mục đích và hiểu được nội dung của việc đọc, việc viết, việc chơi của chúng. [6] Maria Montessori (1967) cho rằng: nên khuyến khích trẻ tô lại các nét chữ cái, sử dụng hai ngón tay đầu tiên như là bài tập luyện tập trước khi viết. Bà nhận thấy loại cử động xúc giác nhỏ này dường như giúp ích cho trẻ nhỏ khi chúng cầm các công cụ viết sau này. Bà nghĩ rằng khi trẻ nhìn thấy và sờ vào những chữ cái, 3 giác quan cùng được huy động một lúc: nhìn, sờ và tâm động cơ bắp. Đây chính là nguyên nhân cho thấy những hình ảnh đồ họa thường ăn sâu hơn và nhanh hơn vào trí nhớ của trẻ so với những gì đạt được chỉ bằng quan sát trong các phương pháp thông thường. Và những ấn tượng có được nhờ vào cảm giác về vận động cơ bắp thường giữ lại lâu nhất đối với trẻ nhỏ. Một đứa trẻ có thể không nhớ được chữ cái nếu chúng chỉ nhìn, nhưng khi chúng được sờ vào những chữ cái thì chúng có thể nhớ lại. [10] Sulzby - nhà nghiên cứu về ngôn ngữ cho rằng, trẻ MN tuy chưa thể học viết như trẻ cấp 1 nhưng chúng có thể hiểu và mô tả được nét CV thông qua các hoạt động như vẽ chữ, tô theo nét chấm, hoặc vẽ nguệch ngoạc hình nét chữ vân vân (Suzlby, 1986). [9]. Sulzby còn cho rằng, đến cuối tuổi MG, khả năng viết của trẻ phát triển rất nhanh. Khi các kết quả về kĩ năng “đọc” của trẻ không theo một đường thẳng thì kĩ năng “viết” của trẻ cũng phản ánh một sự phát triển 15 chồng chéo. Đứa trẻ tiếp tục sử dụng nhiều dạng CV được chúng sáng tạo ra và có thể thêm các dãy chữ cái ngẫu nhiên vào công trình của mình. Kết quả là chúng sẽ tạo ra các dãy chữ cái trong các thông điệp. Trẻ viết ra mà không hề để ý đến các âm thanh được thể hiện trong các chữ cái này (Suzlby, 1989, 1992). Và đến khi có các cơ hội trải nghiệm, sẽ có thể tiến tới gần các dạng tinh tế của CV từ các chữ nguệch ngoạc. Trong phong trào giáo dục sớm, nổi bật một quan điểm về dạy chữ sớm cho trẻ của Giáo sư Phùng Đức Toàn (Trung Quốc). Trong một seri các cuốn sách về giáo dục sớm, đáng chú ý có cuốn “Phương án 0 tuổi – Phát triển ngôn ngữ từ torng nôi”, cho rằng “trẻ nhỏ học chữ cũng tự nhiên như học ngôn ngữ nói. Vậy thì không có lý do gì chúng ta dạy nói cho trẻ từ sơ sinh mà đợi cho trẻ đến tiểu học mới dạy chữ viết”. [18] Và ở Hàn Quốc, viếc giúp trẻ học ngôn ngữ và bồi dưỡng nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống chính là bản chất giáo dục ngôn ngữ. Vò lẽ đó, nội dung này gồm 4 hoạt động: nghe, nói, đọc và hướng trẻ quan tâm tới CV. Đọc và quan tâm tới CV là dạy trẻ hiểu mối quan hệ giữa lời nói và CV, hướng trẻ quan tâm tới sách, truyện hay CV gần gũi xung quanh trẻ. [9] 1.1.2. Ở Việt Nam: Trong cuốn Giáo trình Phát triển ngôn ngữ tuổi mầm non, tác giả Đinh Hồng Thái cho rằng: để chuẩn bị cho trẻ MG học tiếng mẹ đẻ ở lớp 1 thì việc cho trẻ làm quen dần với chữ cái là điều cần thiết. Nội dung này chỉ có trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ MG lớn và chương trình 26 tuần dành cho lớp MG 5 tuổi. Những chương trình đều thống nhất ở nội dung cho trẻ làm quen với 29 chữ cái, không dạy trẻ các CV thuộc về các nguyên âm đôi như: uô, ươ, iê; các chữ ghép như: ph, th, ch, nh, tr, kh. Ở đây, trẻ làm quen với mặt chữ là chủ yếu, chưa phải dạy tất cả các âm vị; khi đã nắm được 29 chữ cái đơn thì các chữ cái ghép không gây khó khăn nhiều đối với trẻ. Nội dung cho trẻ TNCV bao gồm: Dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm; dạy trẻ nhớ được tên âm chữ cái; dạy trẻ làm quen với tư thế ngồi và cách cầm bút viết khi tập tô chữ cái; dạy trẻ 16 kĩ năng tô những nét cơ bản theo mẫu; dạy trẻ kĩ năng tô 29 chữ cái tiếng Việt. [17] Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết, cho trẻ TNCV tạo cho trẻ hứng thú học tiếng mẹ đẻ, làm tiền đề cho trẻ thích ứng với việc tập đọc, tập viết ở lớp 1. Nội dung cho trẻ TNCV bao gồm: Dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt; Dạy trẻ nhận biết các chữ cái thông qua việc tri giác bằng âm thanh; Dạy trẻ nhận biết các kiểu chữ (in hoa, in thường, viết thường); Dạy trẻ cách liên hệ các chữ cái với các từ đã học và tìm ra các chữ cái có trong các từ đó; Dạy trẻ làm quen với cách tách âm, ghép âm thông qua cho trẻ làm quen với các vị trí của các âm trong từ; Dạy trẻ làm quen với các kĩ năng ban đầu về tiền tập đọc, tiền tập viết như cách ngồi, cách cầm bút, mở sách, đọc… [24] Trong cuốn Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dưới 6 tuổi, nội dung chuẩn bị cho trẻ tập đọc, tập viết thì Hoàng Thị Oanh cùng các cộng sự có nêu: Dạy trẻ nhận biết 29 chữ cái ghi âm theo kiểu chữ in thường - đây là nội dung giúp trẻ tự giác hình thành chữ cái, tri giác bằng mắt, bằng tay để làm quen và nhận dạng chữ cái. Dạy trẻ nhớ được tên âm chữ cái - đây là nội dung giúp trẻ 5 tuổi chuẩn bị học ghép các âm thành vần, thành tiếng ở lớp 1. Dạy trẻ làm quen với tư thế ngồi và cách cầm bút viết khi tập tô chữ cái - đây là nội dung không thể thiếu trong việc chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo lên học lớp 1. Dạy trẻ kỹ năng tô những nét cơ bản và kỹ năng tô 29 chữ cái. [14] Tác giả Lê Thị Ánh Tuyết cũng đã đề xuất một số định hướng sau khi nghiên cứu về vấn đề cho trẻ TNCV: - Vấn đề cho trẻ TNCV, cũng như đối với việc chuẩn bị học đọc, học viết cho trẻ MN cần được xem là một bộ phận của sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Cần xác định rõ yêu cầu cần đạt được trong việc cho trẻ MG TNCV trong mối quan hệ với sự phát triển các kĩ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền biết viết. - Việc cho trẻ TNCV, hình thành kĩ năng chuẩn bị cho đọc, viết bao gồm nhiều quá trình, nhiều hoạt động như: quan sát, chơi, tập làm… và cần phải có môi trường phù hợp để trẻ hoạt động. 17 - Việc chuẩn bị cho trẻ TNCV đòi hỏi phải có thiết kế hoạt động phù hợp. Song bên cạnh đó cũng cần phải tính đến thời gian cho trẻ hoạt động có tính chuyên biệt như trẻ trải nghiệm việc đọc, viết theo khả năng riêng của mình. Cần xây dựng các phương tiện, học liệu phù hợp góp phần thúc đẩy khả năng tiền biết đọc, tiền biết viết của trẻ như lôtô, vở tập tô, tập sao chép chữ… [6] Tác giả Trần Thị Nga cho rằng, việc đưa nội dung TNCV vào chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ MG là cần thiết vì rằng bản thân trẻ đã tự làm việc này từ rất sớm. Mỗi khi trẻ chọn thẻ tên của mình hoặc tìm được quyển sách có tên minh, hoặc đếm số hình để dán vào album ảnh, trẻ đã và đang vận dụng các kĩ năng có liên quan đến CV, tham gia vào các hoạt động ngôn ngữ viết. Việc phát triển và cho trẻ làm quen với ngôn ngữ viết mang tính tích hợp và có nội hàm rộng hơn là việc dạy trẻ các kĩ năng đơn lẻ như tập tô, tập viết chữ trên dòng kẻ, nhận biết và phát âm các chữ cái riêng biệt. [20] Trong bài viết “Một vài ý kiến về việt tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học và phát triển ngôn ngữ” của tác giả Ngô Thị Thái Sơn, phát triển ngôn ngữ kết hợp trong làm quen văn học không nên được hiểu một cách máy móc chỉ là việc kết hợp giới thiệu với trẻ về các chữ cái và các kiểu của CV tiếng Việt, mà nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cần được hiểu rộng hơn. Đó là việc tạo điều kiện để trẻ được trau dồi vốn từ, khả năng diễn đạt, hứng thú đến với CV và làm quen với các quy định khi viết văn bản tiếng Việt. [16] Tác giả Nguyễn Thị Hạt nêu trong bài viết “Suy nghĩ về việc chuẩn bị cho trẻ MN vào học trường tiểu học”, để trẻ biết tiếp nhận tri thức, biết cách ứng xử với thầy cô, bạn bè ở trường tiểu học thì ngay từ khi trẻ vào học ở trường MN chúng ta cần phải chuẩn bị cho trẻ nhận biết các chữ cái. Cho trẻ làm quen với chữ cái bắt đầu từ việc gắn chữ cái với các đồ vật (cái ca, cái kéo, cái ô…), con vật (con gà, con chó, con mèo…), hiện tượng trong thiên nhiên (mưa, gió, bão,,,), trong xã hội... Với mong muốn tạo tâm thế thoải mái, tích cực trong nhận thức nên hình thức dạy học ở trường mầm non là học bằng chơi, chơi mà học. [8] 18 Vụ GDMN đã nhấn mạnh, ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt sẽ giúp ích cho việc phát triển trí tuệ và giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập ở trường phổ thông tốt hơn. Hình thành và phát triển những kĩ năng nghe nói, tiền đọc, tiền viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới CV và tiếp nhận nhiều tri thức mới. [30]. Trong công trình nghiên cứu của tác giả Phan Thị Lan Anh: Khả năng tiền đọc viết là những năng lực cần thiết để chuẩn bị cho trẻ học đọc và viết một cách chính quy khi bước vào lớp một, bao gồm các kiến thức, kĩ năng, thái độ. Khả năng tiền đọc viết được hình thành và phát triển trong giai đoạn tuổi MN, bắt đầu từ sơ sinh cho đến khi trẻ bước vào lớp 1. Đây là một quá trình xây dựng các khái niệm chức năng của các biểu tượng và kí hiệu ở trẻ, dựa trên các trải nghiệm, khám phá, tìm hiểu môi trường xung quanh, tương tác với người lớn và bạn bè thông qua quá trình vui chơi, học tập và sinh hoạt. [1]. 1.2. Một số khái niệm cơ bản: 1.2.1. Khái niệm chữ viết: CV ở Việt Nam thuộc loại chữ ghi âm dùng chữ cái Latinh. Dùng những con chữ mượn ở chữ cái Latinh trong đó có thêm những dấu phụ để ghi các loại hình âm tố dùng trong ngôn ngữ, những âm vị và các thanh điệu. Nguyên tắc ngữ âm học được xem là nguyên tắc chính tả cơ bản, nên so với các chữ ghi âm khác chữ quốc ngữ hết sức giản tiện. [13] Để ghi lại lời nói người ta dùng CV là hệ thống kí hiệu đồ họa. CV đặc trưng bởi số lượng kí hiệu ổn định, mỗi kí hiệu đại diện hoặc cho một từ trọn vẹn, hoặc cho một chuỗi âm vị, hoặc cho từng âm vị riêng biệt. Các kí hiệu CV biểu thị ý nghĩa của từ một cách gián tiếp. Từ hình thức CV, con người liên hệ đến mặt âm thanh của ngôn ngữ, rồi mới liên hệ đến mặt nghĩa của các âm thanh đó. Nếu âm thanh là vỏ vật chất thứ nhất của ý nghĩa thì CV là vỏ vật chất thứ 2 hai của ý nghĩa .[5] Chữ quốc ngữ là chữ ghi âm vị. Nên về mặt thực tiễn thì chữ quốc ngữ dễ học, dễ nhớ do giữa âm và chữ không có một khoảng cách quá xa , còn về mặt lí thuyết thì chữ quốc ngữ tiến bộ. [3] 19 Chữ quốc ngữ (CV tiếng Việt) được xây dựng theo hệ thống chữ cái Latinh. CV tiếng Việt gồm các chữ cái dùng để ghi 11 nguyên âm đơn (a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư) và 3 nguyên âm đôi (iê (yê, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua)), dùng để ghi 23 phụ âm (b, c, d, h, k, l, m, n, nh…). Do tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu, nên CV tiếng Việt còn sử dụng thêm 5 dấu để ghi 6 thanh điệu: thanh huyền, thanh sắc, thanh hỏi, thanh ngã, thanh nặng, thanh ngang. [22] Theo Hoàng Phê, CV là hệ thống kí hiệu bằng đường nét đặt ra để ghi lại tiếng nói; CV còn là đơn vị kí hiệu trong một hệ thống chữ. [15] Chữ viết là hệ thống các kí hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản. Là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng các kí hiệu hay biểu tượng. Chữ viết có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ nhưng không đồng nhất với ngôn ngữ. Người ta có thể không biết chữ nhưng vẫn có ngôn ngữ để giao tiếp. 1.2.2. Khái niệm trải nghiệm: Theo Từ điển Tâm lý học trải nghiệm được hiểu như là bất cứ trạng thái cảm xúc hay hiện tượng khách quan nào được chủ thể thể nghiệm, phản ánh trực tiếp vào ý thức của chủ thể và được chủ thể nhìn nhận như sự kiện trong đời sống của nó. Còn theo từ điển Anh Việt, trải nghiệm (experience) là học hỏi, thí nghiệm, thử thách và trải qua. Cũng có thể hiểu trải nghiệm là sự thể hiện của những nỗ lực, mong muốn, ước vọng trong ý thức của chủ thể trong quá trình chủ thể lựa chọn động cơ, mục đích hoạt động và bằng cách đó đảm bảo sự ý thức về thái độ của chủ thể đối với những sự kiện diễn ra trong đời sống của nó. Trên thực tế, trải nghiệm với vai trò là tín hiệu bên trong, hình thành nên nhân cách của các sự kiện diễn ra. Trải nghiệm là tiến trình hay là quá trình hoạt động năng động để thu thập kinh nghiệm, trên tiến trình đó có thể thu thập được những kinh nghiệm tốt hoặc xấu, thu thập được những bình luận, nhận định, rút tỉa tích cực hay tiêu cực, không rõ ràng, còn tùy theo nhiều yếu tố khác như môi trường sống và xã hội. 1.2.3. Khái niệm trải nghiệm chữ viết: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan