Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn nâng cao vai trò của người phụ nữ trong đời sống xã hội ở tp. cần thơ h...

Tài liệu Luận văn nâng cao vai trò của người phụ nữ trong đời sống xã hội ở tp. cần thơ hiện nay

.PDF
102
722
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN KIM PHƯỢNG NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN KIM PHƯỢNG NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60220301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS TRẦN ĐĂNG SINH HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi! Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; những kết luận mới về khoa học trong luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào, nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Kim Phượng LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS, TS Trần Đăng Sinh, người đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Phòng Sau đại học, Khoa Triết học - Trường Đại Sư phạm Hà Nội và các thầy cô thỉnh giảng đã nhiệt tình giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài. Cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, tất cả bạn bè, đồng nghiệp, nhất là đồng nghiệp tại Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Cần Thơ và Hội phụ nữ các quận, huyện trên địa bàn thành phố đã luôn quan tâm, khích lệ và chia sẻ kinh nghiệm để em hoàn thành tốt luận văn này, cũng như trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu. Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Kim Phượng MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn 9 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của luận văn 10 5. Giả thuyết khoa học 10 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn 10 8. Phương pháp nghiên cứu 10 9. Kết cấu luận văn 10 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn 11 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO VAI 12 TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY 1.1. Cơ sở lý luận 12 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 12 1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh 16 và đường lối, chủ chương của Đảng về phụ nữ 1.2. Cơ sở thực tiễn 24 1.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc nâng cao vai trò của phụ nữ 24 ở thành phố Cần Thơ hiện nay 1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của phụ nữ ở thành phố Cần 37 Thơ hiện nay Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI 49 TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở CẦN THƠ HIỆN NAY 2.1. Thực trạng việc nâng cao vai trò của phụ nữ Cần Thơ trong 49 đời sống xã hội ở thành phố Cần Thơ hiện nay 2.1.1. Những kết quả đạt được trong việc nâng cao vai trò của phụ 49 nữ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội và tư tưởng ở thành phố Cần Thơ hiện nay 2.1.2. Những hạn chế trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ 68 trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội, tư tưởng ở thành phố Cần Thơ hiện nay 2.1.3. Những nguyên nhân của thành tựu và hạn chế 71 2.2. Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội 75 ở thành phố Cần Thơ hiện nay 2.2.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của phụ nữ 75 2.2.2. Tăng cường hơn nữa vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực của 76 đời sống xã hội 2.2.3. Thường xuyên tổ chức học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ 79 văn hóa, lý luận chính trị, nghiệp vụ chuyên môn cho đối tượng nữ 2.2.4. Có chính sách cụ thể, thiết thực đảm bảo quyền lợi chính đáng 81 của phụ nữ thành Phố cần thơ trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH Số TT Tên bảng, biểu đồ, hình Trang 1 Bảng 1: Tổng hợp điều tra về “việc đảm nhận công việc nội 40-41 trợ của phụ nữ trong gia đình công nhân, viên chức, lao động nước ta” 2 Bảng 2: Lực lượng lao động nữ tham gia sản xuất, kinh 49 doanh 3 Bảng 3: Bảng tổng hợp hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể giai 50 đoạn 2012 - 2017 4 Biểu đồ 1: Biểu đồ so sánh tỷ lệ % phụ nữ tham gia Quốc 55 hội và Hội đồng nhân dân các cấp giữa nhiệm kỳ 2011 - 2016 và nhiệm kỳ 2016 - 2021 5 Biểu đồ 2: Biểu đồ so sánh tỷ lệ % phụ nữ tham gia Ban 55 Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI và khóa XII 6 Bảng 4: Bảng tổng hợp tỷ lệ % phụ nữ tham gia cấp ủy các 56 cấp nhiệm kỳ 2010 - 2015 và nhiệm kỳ 2015 - 2020 7 Bảng 5: Số lượng nữ vận động viên đẳng cấp cao của Việt Nam năm 2016 61 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo thống kê của Tháp dân số năm 2016, phụ nữ Việt Nam chiếm gần 50,6% dân số và chiếm phần lớn trong lực lượng lao động, là lực lượng sản xuất quan trọng với 48,3% lực lượng lao động toàn xã hội [23, tr.6]. Hiện nay, theo thống kê của Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ, “tỷ lệ nữ nước ta tốt nghiệp đại học chiếm 36,24%, thạc sỹ 33,95%, tiến sỹ 25,69% trong tổng số người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, nữ trí thức chiếm 42,2%, do đặc thù về giới, phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngành như: giáo dục, y tế; trong chuyên môn, phụ nữ chiếm số đông trong các lĩnh vực: văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kinh tế”, nếu xét theo thành phần kinh tế có “43,3% nữ trí thức làm việc trong thành phần kinh tế nhà nước, 32% làm việc trong thành phần kinh tế tập thể, riêng trong thành phần kinh tế ngoài nhà nước nữ trí thức chiếm tỷ lệ 53%” [69, tr.1]. Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, được sự quan tâm chăm sóc của Nhà nước, sự dìu dắt của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ các cấp và các đoàn thể quần chúng khác, các tầng lớp phụ nữ đã trưởng thành nhanh chóng và góp phần to lớn vào thắng lợi của dân tộc. Trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế, việc nâng cao vai trò, năng lực của con người nói chung và phụ nữ nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Có thể thấy, sự đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội gắn liền với sự thay đổi cơ bản vai trò của người phụ nữ trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, trong gia đình, ngoài xã hội. Vượt qua biết bao khó khăn trong sản xuất và đời sống, các tầng lớp phụ nữ đã nêu cao tinh thần làm chủ tập thể và ý chí phấn đấu kiên cường, bền bỉ, tích cực tham gia vào việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, thời kỳ mà Đảng và Nhà nước ta đang ra sức đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không chỉ hoàn 1 thành nghĩa vụ công dân, người phụ nữ còn phải làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, người con trong gia đình, có trách nhiệm cao trong việc gìn giữ những giá trị truyền thống văn hoá dân tộc. Tuy nhiên, 50 % lực lượng lao động này ở một số nơi vẫn chưa phát huy hết tiềm năng. Thành phố Cần Thơ, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, người phụ nữ vẫn chưa được thực sự bình đẳng cùng nam giới, mà còn bị bạo hành, ngược đãi, cuộc sống khổ cực, vai trò của họ trong xã hội còn thấp, thể hiện còn mờ nhạt. Ngoài ra, nhiều gia đình sống trong cảnh kinh tế khó khăn, vợ chồng bất đồng quan điểm, con cái không được học hành tới nơi tới chốn và kết quả thường xảy ra là dẫn đến ly hôn (thực tế thời gian qua ở thành phố Cần Thơ, tỷ lệ ly hôn tăng cao và ngày càng trẻ hóa về đội tuổi) mà người phụ nữ là người bị chịu nhiều thiệt thòi nhất. Nguyên nhân là do định kiến của xã hội, tư tưởng trọng nam, khinh nữ mà nhiều nơi vai trò và năng lực của phụ nữ chưa được quan tâm đúng mức, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách, trực tiếp liên quan đến việc tạo điều kiện cho phụ nữ cống hiến khả năng to lớn cho sự phát triển trước mắt và tương lai của xã hội chưa được quan tâm đầy đủ, vì thế chưa tạo được mọi điều kiện cho người phụ nữ trong việc xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc, cũng như khẳng định vị thế, vai trò của mình trên các lĩnh vực kinh tế xã hội, tư tưởng, văn hóa. Với lý do trên, tôi chọn vấn đề “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội ở thành phố Cần Thơ hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối với phụ nữ, cũng như vai trò của người phụ nữ hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu với những nội dung phong phú, đa dạng, có thể phân thành các nhóm: - Nhóm các công trình viết về phụ nữ nói chung Đầu tiên có thể nhắc đến là tác phẩm: Công dung ngôn hạnh xưa và nay, của Nguyễn Tất Sang , viết về việc bạn gái với nữ công gia chánh (chính), theo đó 2 có các vấn đề được trình bày như: Dung - vẻ đẹp của người con gái; ngôn - vẻ đẹp của tâm hồn thể hiện qua ngôn ngữ của người phụ nữ; hạnh - mặt đạo đức của người phụ nữ, bàn về những câu chuyện về công, dung, ngôn, hạnh của phụ nữ thời nay được hiểu qua các bài viết như: Bạn gái với văn hóa ẩm thực mọi miền, bí quyết thành công của bạn gái, nữ sinh viên trước vận hội mới; công dung ngôn hạnh nữ công… đây là cẩm nang cho chị em phụ nữ nhằm đạt được những chuẩn mực nhất định của xã hội, hay đó là những bí quyết để những người mẹ đạt được điều mình mong muốn. Ngoài ra, còn có một số bài viết về phụ nữ Việt Nam như: “Phụ nữ Việt Nam thời hội nhập” đăng trên 24H.com.vn. Diễn đàn quốc gia với chủ đề “Phụ nữ Việt Nam thời hội nhập” do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh, Ban Vì sự tiến bộ Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, đã diễn ra tại Dinh Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) vào sáng 24/5/2008. Diễn đàn này là một hoạt động nhằm chào mừng “Hội nghị thượng đỉnh phụ nữ toàn cầu lần thứ 18 chính thức diễn ra tại Hà Nội vào ngày 5/6/2008. Đây là một hội nghị quốc tế quan trọng, nhằm mục đích kết nối các doanh nhân, các chuyên gia, lãnh đạo Chính phủ là phụ nữ từ các quốc gia trên thế giới, thành lập đồng minh phụ nữ toàn cầu nhằm chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất, những chiến lược kinh doanh thành công, khắc phục những vấn đề phụ nữ phải đối mặt hiện nay trong kinh doanh, tạo điều kiện nêu cao vai trò vị trí của phụ nữ trong kinh doanh và hoạt động chính trị - xã hội. Hội nghị được tổ chức hàng năm và luân chuyển theo từng lục địa, năm nay Châu Á được chọn là châu lục tổ chức hội nghị với lý do đây là khu vực kinh tế năng động nhất của thế kỷ 21, Việt Nam vinh dự là quốc gia được đăng cai tổ chức Hội nghị này. Tuy diễn đàn được tổ chức cách nay khá lâu (08 năm) nhưng giá trị và ý nghĩa của nó vẫn còn mang tính thời sự nóng hổi. 3 Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Mỹ - Ngụy, người phụ nữ Việt Nam cũng đã thể hiện được vị trí vai trò của mình, đúng như truyền thống “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Về mảng vấn đề này, có các bài viết như: “Phụ nữ Việt Nam trong phong trào đấu tranh cách mạng” của Hoàng Thị Thảo đăng trên http://www.haugiang.gov.vn; bài “Phụ nữ Miền Nam Việt Nam” (tr.144-155) của Dương Thanh Hồ và Hồng Điều in trong Chung một bóng cờ; Truyền thống cách mạng của phụ nữ Nam Bộ thành đồng của Tổ sử Phụ nữ Nam Bộ xuất bản năm 1989… đã thể hiện đầy đủ khí phách của người phụ nữ trong kháng chiến gian khổ dù phải chịu nhiều hy sinh mất mát. Chính điều này đã tạo lên hình ảnh Bà mẹ Việt Nam Anh hùng mà không ở đất nước nào có, hay những cô du kích, những chị, những bà đã âm thầm hy sinh cho đất nước mà không đòi hỏi sự đáp lại. “Đặc điểm và truyền thống người phụ nữ Việt Nam” xem trên http://www.haugiang.gov.vn. Đã thể hiện được hình ảnh nổi bật về người phụ nữ Việt Nam sẵn sàng đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm dù có phải hy sinh thân mình như Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Nguyên phi Ỷ Lan, Đô đốc Bùi Thị Xuân, Thiếu tướng Nguyễn Thị Định... đã được ghi vào lịch sử của dân tộc. Nếu thống kê một cách cơ học, trong cuốn sách “Các Triều đại Việt Nam” của nhóm tác giả Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng, tác giả luận văn thống kê có 11 mục đề cập đến những nhân vật nữ có nhiều đóng góp trong lịch sử phong kiến Việt Nam từ cuộc “Đấu tranh giành độc lập Hai bà Trưng khởi nghiệp (40-43)” đến mục “Tuyên phi Đặng Thị Huệ và Điện đô vương Trịnh Cán” [19, tr.354-359]. - Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ và công tác phụ nữ Có thể nói, quan điểm của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phụ nữ được phản ánh xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của cách mạng Việt Nam, có thể điểm qua một số mốc quan trọng như: 4 Trước hết, trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng ta có ban hành hai văn bản về phụ nữ là Nghị quyết số 152-NQ/TW ngày 10/01/1967, Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về một số vấn đề tổ chức lãnh đạo công tác phụ vận”; và Nghị quyết số 153-NQ/TW ngày 10 tháng 01 năm 1967 của Ban Bí thư “Về công tác cán bộ phụ nữ”. Ngoài ra, các bài viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Chiên - Giảng viên Khoa Lý luận Mác - Lênin, Tư tưởng HCM , xem trên http://truongchinhtrina.gov.vn; Nguyễn Thị Bích Thúy - Khoa Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị khu vực IV (2011), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác phụ nữ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội”, Tạp chí Xây dựng Đảng ngày 07/03/2011... Là những nghiên cứu có tính khái quát về tư tưởng của Hồ Chí Minh trong giải phóng phụ nữ, về công tác phụ nữ trong xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đối với các văn bản pháp lý của Nhà nước, ngay Hiến pháp năm 1946, Nhà nước ta đã khẳng định: “Tất cả công dân Việt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện chính trị, kinh tế và văn hóa” (Điều 6) và “đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện” (Điều 9) đã khẳng định sự bình quyền của phụ nữ trong xã hội. Cụ thể hơn, trong Hiến pháp năm 2013, Nhà nước ta đã quy định “Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam… được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình” (Điều 9, khoản 2) [67, tr.12], cũng quy định “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt” (Điều 26) [67, tr.18], “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em” (Điều 36, khoản 2) [67, tr.21], “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình” (Điều 58, khoản 2) [67, tr.28]. Hay trong Bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam dành hẳn một chương về “Những quy định riêng đối với lao động nữ” để thể 5 hiện sự quan tâm của Nhà nước trong bình đẳng, cũng như đưa ra những cơ sở pháp lý cụ thể để bảo vệ quyền lợi của lao động phụ nữ. Đó là Luật Bình đẳng giới, được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 ban hành tại Luật số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006, đã đưa ra các quy định rất chi tiết về bình đẳng giới trong “các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”, “các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới”, “trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới”… - Nhóm công trình liên quan trực tiếp đến vai trò và nâng cao vai trò của người phụ nữ Về vấn đề vai trò của người phụ nữ có các bài viết “Vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình hạnh phúc” của Bùi Thị Mai Đông, Trưởng khoa Công tác xã hội, Học viện Phụ nữ Việt Nam, đã trình bày mạch lạc các vai trò cơ bản của người phụ nữ Việt Nam như: Vai trò làm vợ, làm mẹ; vai trò người thầy đầu tiên của con người; vai trò người lao động chính, tạo thu nhập cho gia đình; vai trò người sắp xếp, tổ chức cuộc sống vật chất trong gia đình; vai trò người chăm lo đời sống tinh thần của gia đình; vai trò người giữ gìn, tái tạo và sáng tạo các giá trị văn hóa gia đình mà tác giả có thể kế thừa. Cùng với vác bài viết: “Vai trò của phụ nữ trong cơ quan dân cử: Còn nhiều thách thức” (2016), của Anh Chi xem trên http://www.nhandan.com.vn; bài “Vị trí vai trò của người phụ nữ trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước” của Lê Thị Linh Trang, xem trên http://www.haugiang.gov.vn; “Vai trò người phụ nữ trong quan hệ xã hội” của Cấn Thủy (Ban Dân tộc - Tôn giáo), xem trên http://www.haugiang.gov.vn; “Vai trò phụ nữ tham gia quản lý Nhà nước” của Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Hải Hà (Học viện Hành chính quốc gia), xem trên Nhandan.org.vn; “Vai trò của người phụ nữ trong cuộc sống hiện đại” do H.V (ghi) xem trên http://www.haugiang.gov.vn ... và ngay cả Kinh cựu ước (Đạo Công giáo) cũng có hẳn một phần dài 25 trang (do tác giả chép về, đếm với dung lượng này) 6 nói về “Vai trò của phụ nữ trong Cựu ước” xem trên http://www.nhulieuthanhkinh.com; “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị” (2015), của Nguyễn Thị Thanh Hòa - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đăng trên http://dangcongsan.vn; “Nâng cao vai trò của phụ nữ trong giảm thiểu rủi ro thiên tai” (2016), của Bích Nguyên đăng trên http://www.bienphong.com.vn; “Nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong tình hình mới” của tác giả Biện Nhung đăng trên http://baohatinh.vn. Các tác giả trình bày một cách khái quát về vai trò của phụ nữ Việt Nam, có cả ưu điểm, có cả nhược điểm, tồn tại kéo dài. Đặc biệt, Vương Thúy Hợp - Giảng viên Khoa Lý luận chính trị, Học viện Tài chính, có bài viết “Quan điểm của C. Mác. Ph. Ăng-ghen, V. I. Lê-nin về địa vị người phụ nữ và giải phóng phụ nữ”, xem trên http://www.tapchicongsan.org.vn đã nêu lên quan điểm của các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin về “Địa vị người phụ nữ trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa”, “Địa vị người phụ nữ trong hôn nhân và gia đình”, cũng như các quan điểm về “Nguồn gốc của sự bất bình đẳng nam nữ” từ đó phải “Phải xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất”, “đồng thời xây dựng hôn nhân và gia đình tiến bộ”. Như vậy, lý luận về giải phóng con người, giải phóng phụ nữ của chủ nghĩa Mác - Lê-nin không chỉ thấm đượm bản chất nhân văn, nhân đạo sâu sắc mà còn vượt lên tầm cao mà trước đó tư tưởng của nhân loại chưa thể vươn tới, đó là quan điểm duy vật lịch sử coi con người là thực tiễn, là chủ thể duy nhất có khả năng nhận thức và cải tạo thế giới [43, tr.4]. Tương tự, có bài viết “Vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới trong tư tưởng của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin” của Quách Thị Minh Thúy, đã khái quát được hai vấn đề lớn là “về địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ở các chế độ cũ nói chung, chế độ tư bản chủ nghĩa nói riêng và nguồn gốc dẫn tới sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới” và “về điều kiện giải phóng phụ nữ, thực hiện quyền bình đẳng nam nữ (bình đẳng giới)”. Có thể nói “toàn bộ hệ thống những quan 7 điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về phụ nữ, giải phóng phụ nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ được xây dựng trên cơ sở của triết học mác xít. Đây là phương pháp tiếp cận khoa học và cũng là cơ sở lý luận để phát triển khoa học về giới, hướng tới mục tiêu bình đẳng giới trong xã hội hiện nay. Hay chuyên đề “Phát huy vai trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển bền vững ở Việt Nam” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đã đưa ra được nhiều vấn đề quan trọng như: sự tham gia và vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, khoa học và gia đình; nêu lên “Vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại”; đánh giá được “Một số hạn chế đối với việc phát huy vai trò phụ nữ” và nguyên nhân; khái quát được việc “Phát huy vai trò của phụ nữ trong công cuộc phát triển bền vững ở Việt Nam”. Từ đó, nêu lên “Trách nhiệm và vai trò của các tác nhân trong xã hội đối với sự tiến bộ của phụ nữ”, đây là công trình tác giả có thể kế thừa và phát triển có chọn lọc đối với việc nâng cao vai trò của phụ nữ ở thành phố Cần Thơ. Về các bài viết liên quan đến vai trò của phụ nữ Cần Thơ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa ở địa phương, ta có thể kể đến một số bài như: bài viết “Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp phát huy vai trò điểm tựa” của Quỳnh Lam đăng trên Thông tin Tuyên giáo Cần Thơ số 3/2017 (trang 50-53) là kết quả thực hiện phương châm “Nơi nào có phụ nữ, nơi đó có tổ chức Hội”, từ đó có nhiều mô hình hiệu quả, thiết thực của chị em phụ nữ trong chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho hội viên phụ nữ; tương tự, chuyên mục “Mô hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” tập hợp nhiều mô hình hay như: “Mô hình xử lý rác bằng thùng compost”, “Giữ nghề truyền thống phát triển kinh tế gia đình”, hay “Tổ may gia công ấp Định Yên hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế gia đình”… được đăng trên chuyên san “Phụ nữ Cần Thơ” chào mừng Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017 - 2022; Tài liệu buổi “Hội thảo - Họp mặt Nữ lãnh đạo, quản lý nhân kỷ niệm Ngày quốc tế Phụ nữ 08/3/2017”, có các bài viết thể hiện rõ vai trò của phụ nữ lãnh 8 đạo, quản lý của thành phố như bài tham luận “Sự tham gia của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo, quản lý của thành phố”, “Thực trạng và giải pháp tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý”, “Một số vấn đề thực trạng cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý của thành phố Cần Thơ”, “Vai trò Hội Liên hiệp Phụ nữ tham mưu Thành ủy công tác cán bộ nữ” đã nêu toát lên được vấn đề thực trạng đội ngũ nữ tham gia vào công tác chính trị của thành phố Cần Thơ thời gian qua là những tư liệu mà tác giả có thể kế thừa, phân tích trong phần thực trạng vai trò của phụ nữ Cần Thơ trong xây dựng hê thống chính trị của địa phương. Tóm lại, tất cả những công trình này đã minh chứng rằng, phụ nữ là một nửa của thế giới, vì thế họ có vai trò vô cùng to lớn trong xã hội này, mặc dù hiện nay vẫn còn nhiều bất công đối với phụ nữ, vai trò của họ ở nhiều nơi, nhiều lúc không được xem trọng. Đây là vấn đề mở mà tác giả sẽ kế thừa, phát huy cũng như phát triển, phân tích thực tế vai trò và nâng cao vai trò của người phụ nữ ở thành phố Cần Thơ hiện nay. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng vai trò của người phụ nữ Cần Thơ, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của người phụ nữ ở Cần Thơ trong đời sống xã hội hiện nay. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của luận văn - Khách thể nghiên cứu: Vai trò của người phụ nữ. - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Vai trò của người phụ nữ Cần Thơ trong lĩnh vực kinh tế -xã hội, văn hóa, tư tưởng hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học Nếu không đánh giá đúng thực trạng vai trò của người phụ nữ thì sẽ không có những giải pháp thích hợp khắc phục những hạn chế, nâng cao hơn nữa vai trò của người phụ nữ trong đời sống xã hội ở thành phố Cần Thơ hiện nay. 9 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở khoa học của việc nâng cao vai trò của người phụ nữ thành phố Cần Thơ trong đời sống xã hội hiện nay. - Đánh giá thực trạng việc nâng cao vai trò của người phụ nữ Cần Thơ. - Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người phụ nữ ở thành phố Cần Thơ trong đời sống xã hội hiện nay. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu, khảo sát thực tế phụ nữ Cần Thơ ở 09 quận, huyện của thành phố Cần Thơ trong lĩnh vực kinh tế -xã hội, văn hóa, tư tưởng từ năm 2010 đến nay. 8. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp sử dụng một số phương pháp cụ thể khác như: Phương pháp điều tra xã hội học, phân tích, tổng hợp, so sánh, …để thực hiện mục đích và triển khai nhiệm vụ nghiên cứu. 9. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 02 chương, 04 tiết. 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn - Những luận điểm cơ bản + Phụ nữ là một lực lượng xã hội to lớn luôn có vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. + Phụ nữ ở thành phố Cần Thơ đã và đang đóng góp tích cực vào sự phát triển trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa,tư tưởng. - Đóng góp mới của luận văn 10 - Luận văn hình thành hệ thống cơ sở lý luận về phụ nữ và đánh giá thực trạng nâng cao vai trò của người phụ nữ trong đời sống xã hội ở thành phố Cần Thơ hiện nay. - Góp phần khắc phục những hạn chế trong nâng cao vai trò của người phụ nữ ở thành phố Cần Thơ trước yêu cầu đổi mới. - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của người phụi nữ thành phố cần Thơ trong đời sống xã hội hiện nay. 11 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh từng nhấn mạnh trong lời giới thiệu cuốn “Truyền thống cách mạng của Phụ nữ Nam Bộ thành đồng”: Chúng ta phải làm cho “em cháu ta ghi nhớ công ơn những người đi trước thì phải ra sức phát huy truyền thống vinh quang của người xưa mà đưa phong trào Phụ nữ Nam Bộ và Việt Nam vượt qua mọi khó khăn tiến lên những bước ngày càng tốt đẹp hơn” [81, tr.10]. Không chỉ có thế, Phụ nữ đã được nhắc đến từ khi có loài người xuất hiện, vai trò của họ trong lao động đã được lịch sử ghi lại, mà rực rỡ nhất là ở chế mộ “mẫu hệ” ở đó “quyền của người mẹ lớn hơn người cha” [60, tr.150]. Ngày nay, vị trí, vai trò của người phụ nữ trong đời sống xã hội lại càng được khẳng định. Để hiểu rõ cơ sở khoa học học việc nâng cao vai trò của phụ nữ trong đời sống xã hội ở thành phố Cần Thơ hiện nay, chúng ta cùng làm rõ một số khái niệm cơ bản sau: - Phụ nữ Phụ nữ là một nửa của nhân loại, nếu không có phụ nữ (giống cái), có lẽ trái đất này không tồn tại loài người. Kinh thánh cho rằng, khi Thượng đế sinh ra người đàn ông đầu tiên - Adam, Người thấy Adam thật buồn và cô đơn nên lấy một cái xương sườn của Adam mà tạo nên người phụ nữ đầu tiên - Eva. Đó chỉ là những huyền thoại về sự xuất hiện của loài người, nhưng nó cũng phản ánh hiện thực xã hội, đó là sự phân biệt nam nữ và giới nữ thường thua thiệt hơn giới nam. Chúng tôi không rõ, thuật ngữ “Phụ nữ” được dùng từ khi nào? Có những khái niệm nào để chỉ phụ nữ? Nhưng có thể hiểu một cách đơn giản như sau: Theo Đại từ điển 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan