Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn phát triển tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm...

Tài liệu Luận văn phát triển tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 6 tuổi trong hoạt động làm quen phương tiện giao thông

.PDF
96
2092
128

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- HUỲNH THỊ HỒNG QUI PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, NĂM 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- HUỲNH THỊ HỒNG QUI PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG Chuyên ngành: Giáo dục học (Giáo dục Mầm non) Mã số: 60.14. 01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ NHƢ MAI HÀ NỘI, NĂM 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, các thầy, cô giáo Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Trường Đại học An Giang đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường mầm non Tuổi thơ nơi tôi công tác đã hết sức tạo điều kiện cho tôi về mặt thời gian và chuyên môn để tôi có thể hoàn thành khóa học và tập trung nghiên cứu luận văn. Vô cùng cảm ơn Ban Giám hiệu và các giáo viên, các cháu trường mẫu giáo Hướng Dương, mẫu giáo Mai Vàng và mẫu giáo Hoa Lan (thành phố Long Xuyên) đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện khảo sát, thu thập thông tin và tiến hành thực nghiệm đề tài. Đặc biệt, bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn, PGS. TS. Nguyễn Thị Như Mai, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. An Giang, ngày 05 tháng 05 năm 2017 Tác giả HUỲNH THỊ HỒNG QUI MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Giả thuyết khoa học 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Đóng góp của luận văn 5 NỘI DUNG 7 Chương I. Lý luận về phát triển TTCNT của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.2. TTCNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông ở trường mầm non 11 1.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi 15 1.4. Mục tiêu phát triển nhận thức cho trẻ ở bậc học mầm non 16 1.5. Mục tiêu, nội dung tổ chức hoạt động làm quen với phương tiện giao thông cho trẻ 5 – 6 tuổi 16 1.6. Biện pháp phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông 17 Chương II. Thực trạng phát triển TTCNT trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non 21 2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng 21 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng phát triển TTCNT của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông tại một số trường mẫu giáo ở thành phố Long Xuyên 26 Chương 3. Biện pháp phát triển TTCNT của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông ở trường mầm non 42 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp phát triển TTCNT của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông ở trường mầm non 42 3.2. Qui trình thực nghiệm các biện pháp phát triển TTCNT của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông ở trường mầm non 47 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 1. Kết luận 64 2. Kiến nghị 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68 PHỤ LỤC 71 MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ĐC: Đối chứng MG: Mẫu giáo SL: Số lượng TB: Trung bình TC: Tiêu chí TN: Thực nghiệm TTC: Tính tích cực TTCNT: Tính tích cực nhận thức DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng Bảng 1: Thang đo TTCNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông 24 Bảng 2: Vài nét về đối tượng khảo sát 26 Bảng 3: Thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển TTCNT cho trẻ 28 Bảng 4: Mức độ TTCNT của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông qua đánh giá của giáo viên 32 Bảng 5: Đánh giá mức độ TTCNT của trẻ trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông qua quan sát 34 Bảng 6: Mức độ đạt được về nhu cầu và hứng thú nhận thức 34 Bảng 7: Mức độ đạt được về khả năng nhận thức 38 Bảng 8: Mức độ đạt được về ý chí và sự sáng tạo trong quá trình nhận thức 45 Bảng 9: Kết quả khảo sát TTCNT của trẻ ở lớp ĐC và TN trước khi tiến hành TN 52 Bảng 10: Kết quả khảo sát TTCNT của trẻ ở lớp ĐC và TN trước khi tiến hành TN qua từng tiêu chí 53 Bảng 11: So sánh mức độ TTCNT giữa lớp ĐC và lớp TN 54 Bảng 12: So sánh mức độ TTCNT của trẻ lớp ĐC và TN sau TN trên từng tiêu chí 56 Bảng 13: So sánh TTCNT của trẻ 5 – 6 tuổi giữa lớp ĐC và TN trước và sau khi TN 58 Bảng 14: So sánh mức độ TTCNT giữa lớp TN và ĐC trên từng tiêu chí trước và sau khi TN 59 Bảng 15: Kiểm định T trước và sau TN 62 Biểu đồ Biểu đồ 1: Thực trạng mức độ TTCNT của trẻ 5 -6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông 36 Biểu đồ 2: So sánh mức độ TTCNT giữa lớp ĐC và lớp TN sau khi tiến hành TN 56 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, các biện pháp nhằm “phát triển và nâng cao TTCNT của người học” được xem là tư tưởng chủ đạo trong đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ở tất cả các cấp học và bậc học nhằm nâng cao kết quả hoạt động học tập và góp phần hình thành các phẩm chất nhân cách của người học. Đối với bậc học mầm non, việc phát triển TTCNT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp trẻ tăng cường sự chú ý, quan sát và ghi nhớ một cách chủ động, độc lập, sáng tạo để khám phá thế giới. Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dù các trường mầm non trên cả nước đều đã và đang triển khai thực hiện đổi mới chương trình chăm sóc – giáo dục trẻ theo hướng phát triển TTCNT của trẻ trong tất cả các hoạt động; song, hiệu quả mang lại thực sự chưa cao do nhận thức của giáo viên về vấn đề này chưa đầy đủ, kinh nghiệm của giáo viên đối với việc triển khai các phương pháp, cách thức phát triển tính chủ động, sáng tạo của trẻ chưa nhiều, trong khi đó, các yếu tố văn hóa, gia đình và tâm lý cá nhân của trẻ khiến cho giáo viên mầm non đôi khi gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong việc triển khai nội dung bài học theo hướng phát triển TTC của trẻ. Báo cáo tổng kết năm học 2015 – 2016 của Phòng Giáo dục đào tạo Thành phố Long Xuyên nêu rõ, đối với bậc học mầm non, hạn chế hiện nay là “một số giáo viên chưa phát huy được tính tích cực của trẻ, chưa sáng tạo trong giảng dạy”. Đây là vấn đề cần được quan tâm khắc phục để nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học mầm non thành phố Long Xuyên. 1.2. Trong chương trình mầm non, hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lý của trẻ thông 1 qua việc tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Hoạt động cho trẻ tiếp xúc tìm tòi, khám phá môi trường xung quanh giúp trẻ không chỉ giúp phát triển kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội mà còn giáo dục thái độ ứng xử và thái độ khoa học, trẻ biết cách học, cách nghĩ, cách hành động khám phá môi trường xung quanh. Tuy vậy, thực tiễn hiện nay cho thấy các tiết học “ Khám phá khoa học môi trường xung quanh ” cho trẻ 5-6 tuổi còn nhiều hạn chế; các tiết dạy phần lớn còn thụ động, dập khuôn theo gợi ý hướng dẫn của chương trình nên trẻ bị hạn chế trong quan sát, thiếu hứng thú, tích cực nhận thức và sáng tạo cần thiết. Do đó, việc tìm ra các biện pháp để phát triển TTCNT cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh là điều vô cùng cần thiết. 1.3. Đã có nhiều nghiên cứu về phát triển TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua thử nghiệm ở một số hoạt động khám phá cụ thể, tuy nhiên, vẫn chưa thật đầy đủ. Do đó, để có đủ cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp phát triển TTCNT cho trẻ ở bậc học mầm non thì việc khảo sát, thử nghiệm ở nhiều bài dạy khác nhau, nhiều hoạt động khám phá khác nhau trong chương trình là điều nên làm. Nghiên cứu chọn khảo sát và thực nghiệm biện pháp phát triển TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông – một hoạt động chưa được nghiên cứu trong các công trình trước đây nhằm đưa ra đánh giá khảo nghiệm ở một khía cạnh mới trên cơ sở tổng hợp, đúc kết những thành quả nghiên cứu trước đó để đề xuất giải pháp nâng cao TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non thành phố Long Xuyên. 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số biện pháp phát triển TTCNT cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông, góp phần phát triển nhận thức và hình thành nhân cách tốt đẹp cho trẻ. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình phát triển TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường mầm non. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Về thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng 06/2017; trong đó, kết quả nghiên cứu dựa trên khảo sát và thực nghiệm từ tháng 2 đến tháng 4/2017. 4.2. Về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu khảo sát được tiến hành ở 3 trường mẫu giáo: MG Mai Vàng, MG Hoa Lan và MG Hướng Dương tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Thực nghiệm các biện pháp phát triển TTCNT được thực hiện tại trường MG Hướng Dương. 4.3. Về nội dung nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu TTCNT ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông ở 3 tiêu chí: (1) nhu cầu và hứng thú nhận thức, (2) khả năng nhận thức và (3) ý chí, sự sáng tạo trong hoạt động nhận 3 thức. Việc áp dụng các biện pháp thực nghiệm chỉ dừng lại ở bước thử nghiệm bước đầu. 5. Giả thuyết khoa học Có thể phát triển được TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông nếu xây dựng và sử dụng một cách đồng bộ các biện pháp nhằm khuyến khích trẻ khám phá, trải nghiệm dựa trên vốn sống, kinh nghiệm thực tế của trẻ. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. - Khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông và mức độ biểu hiện TTCNT của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông ở trường mầm non. - Thử nghiệm một số biện pháp phát triển TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông ở trường mầm non. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến TTCNT của trẻ trong hoạt động học tập ở bậc mầm non, TTCNT trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát: Dự giờ, quan sát nhằm đánh giá mức độ và biểu hiện TTCNT của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông tại một số trường 4 mầm non ở tỉnh An Giang và các biện pháp được thực hiện nhằm phát triển TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi. 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu: Sử dụng phiếu điều tra nhằm tìm hiểu ý kiến đánh giá của 30 giáo viên các trường mầm non đối với việc phát triển TTCNT của trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi trong hoạt động khám phá nói chung, trong đó có hoạt động làm quen với phương tiện giao thông, những đề xuất và kiến nghị. 7.2.3. Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với giáo viên nhằm tìm hiểu sâu nhận thức về sự cần thiết của việc phát triển TTCNT cho trẻ và thực tiễn sử dụng các biện pháp phát triển TTCNT cho trẻ trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông. Trao đổi với trẻ nhằm tìm hiểu mức độ TTCNT của trẻ trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông. 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: TN các biện pháp tác động nhằm nâng cao TTCNT của trẻ MG 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông. So sánh, đối chiếu mức độ TTCNT giữa nhóm ĐC và nhóm TN trước và sau TN. 7.2.5. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng các công thức toán học trên phần mềm Excel để xử lý, phân tích các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. 8. Đóng góp của luận văn - Luận văn góp phần làm rõ thực trạng TTCNT của trẻ MG 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non tại thành phố Long Xuyên; qua đó, chỉ ra được những tồn tại, khó khăn trong việc phát triển TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi hiện nay. - Xây dựng được bộ tiêu chí, công cụ để đánh giá TTCNT của trẻ 5 – 6 tuổi. 5 - Thông qua thực nghiệm trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông, luận văn góp phần đề xuất những giải pháp pháp triển TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc mầm non hiện nay theo yêu cầu mới. 6 NỘI DUNG CHƢƠNG I . LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA TRẺ 5 – 6 TUỔI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI PHƢƠNG TIỆN GIAO THÔNG 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề TTCNT là một vấn đề được quan tâm từ rất lâu trên cả phương diện lý luận lẫn thực tiễn và được tiếp cận trên nhiều ngành khoa học khác nhau. Do đó, có thể thấy, nghiên cứu TTCNT luôn mở ra nhiều điều thú vị, có giá trị đóng góp trên nhiều lĩnh vực và luôn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới * Nghiên cứu về TTCNT: Trên thế giới, TTCNT được tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau. - Ở góc độ triết học, L.Aristova cho rằng TTCNT của con người xuất hiện trong hoạt động cải tạo, thể hiện thái độ cải tạo của chủ thể nhận thức với đối tượng nhận thức, Nếu hành động thiếu thái độ cải tạo thì không được coi là TTC mà ngược lại vẫn bị coi là trì trệ. TTCNT đòi hỏi ở hai yếu tố: Thái độ lựa chọn đối tượng nhận thức và đặt ra mục đích, nhiệm vụ phải làm, cải tạo đối tượng trong những hoạt động tiếp theo nhằm giải quyết vấn đề. - Ở góc độ tâm lý học: TTCNT từ lâu được xem là yếu tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. C. Mac (1818 – 1883) quan niệm “Nhân cách của trẻ thành và phát triển khi trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động với môi trường xung quanh, đặc biệt là hoạt động nhận thức” [19]. Nhà tâm lý học người Nga A.G. Côvaliôp thì cho rằng “TTC của cá nhân nhằm biến đổi hoàn 7 cảnh trong chừng mực nào đó, vì lợi ích của tập thể và của bản thân” là “điều kiện cơ bản để hình thành năng lực và tính cách” [1]. - Ở góc độ giáo dục, phát huy TTCNT của trẻ sẽ giúp trẻ học tập tốt hơn. Nhà giáo dục Tiệp Khắc J. A. Cômenxki (1592 – 1670) cho rằng “Hãy tìm ra những biện pháp để phát huy TTC của người học và cho phép giáo viên dạy ít học, học sinh học nhiều hơn” [4]. K.Đ.Usinxki (Nhà giáo dục Xô Viết) cũng cùng quan điểm khi cho rằng “Khi cần dạy trẻ điều gì, chỉ cần cho trẻ tự quan sát, tự phát biểu ý kiến của mình, tưởng tượng, nhớ lại những gì quan sát được và rút ra kết luận là có hiệu quả nhất” [15]. * Nghiên cứu về TTCNT của người học Đã có nhiều nghiên cứu sâu về TTCNT của người học, tập trung vào các khía cạnh chính như sau: - Nghiên cứu TTCNT của người học trong mối quan hệ giữa nhận thức và ý chí (như của I.F.Kharlômô, R.A.Đanhilôv, Ôkôn…). - Nghiên cứu bản chất và cấu trúc của TTCNT của người lớn và trẻ em, trong đó đặc biệt lưu ý vai trò chủ động của chủ thể trong quá trình nhận thức (như của P.B.Êxipôv, Xavier Roegiers,…). - Nghiên cứu về các dấu hiệu TTCNT và mức độ thể hiện chúng ở học sinh (như của X.P.Baranov, A.M.Machiuskin,…). - Nghiên cứu về mối quan hệ giữa TTC và tính độc lập nhận thức của học sinh trong việc hình thành và giải quyết vấn đề nhận thức (như của P.B.Êxipôv, G.I.Sukina, I.I.Lecner,…) [7] * Nghiên cứu biện pháp phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo Vấn đề phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo đã được nhiều tác giả đề cập trên nhiều khía cạnh như: 8 - Nghiên cứu tiềm năng phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động trí tuệ của trẻ mẫu giáo (A.N. Leônchiev, A.V. Daporôgiets, Đ. B. Encônhin); nghiên cứu về bản chất TTCNT của trẻ mẫu giáo và một số dấu hiệu nhận biết TTCNT của trẻ mẫu giáo trong hoạt động (A.A. Liublinxkaia, N. P. Xaculina, Z. M. Bagulapchaina, N. Ia. Mikhailencô, A. L. Xôrôkina), nghiên cứu về vai trò của TTCNT trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo, về mối quan hệ giữa TTCNT với tính độc lập trong hoạt động nhận thức của trẻ (A. N. Dapôrôgiets, G. A. Uruntaeva, K. Đ. Usinxki). - Nghiên cứu về các biện pháp nhằm phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo trong các lĩnh vực hoạt động như: nội dung kiến thức đưa ra cho trẻ phải hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu sở thích và vốn kinh nghiệm của trẻ (như Marjory A. E, Marilyn Fleer (Australia), X. N. Nicolaeva (Nga),…); nhấn mạnh đến việc tăng cường các câu hỏi mở, tình huống mở, hoạt động mở như một biện pháp phát huy TTCNT của trẻ (như nhà giáo dục Anh Fontana, Stenhouse, các nhà giáo dục Úc Marilyn Fleer, Marjory A. E.; nhà giáo dục Mỹ Tim Hardy, nhà giáo dục Nga L. G. Nhixcanhen,…); sử dụng các biện pháp như tạo tình huống chơi hấp dẫn, tổ chức hành động thực hành và đặc biệt là biện pháp so sánh (như V.A. Verechenhicôva, P. G. Xamôrucôva);… [7] 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, các nghiên cứu về thực trạng và biện pháp phát huy tính TTCNT cho trẻ em ở bậc học mầm non khá nhiều; tuy nhiên, đa số chỉ mới dừng lại ở sáng kiến kinh nghiệm giáo dục nhằm cải tiến phương pháp giảng dạy tại chỗ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo hướng phát huy tính chủ động của người học. Một số ít các công trình nghiên cứu đã quan tâm đến việc ứng dụng các lý thuyết về phát huy TTCNT đã được nghiên cứu trên thế giới để đánh giá 9 thực trạng và đề xuất các biện pháp phát huy TTCNT cho trẻ mẫu giáo, có đóng góp cả về lý luận lẫn thực tiễn như: - Tiếp cận qua hoạt động vui chơi của trẻ, có thể kể đến các tác giả: Nguyễn Thị Hòa [11] đã tìm ra những biện pháp hữu ích để phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua việc tổ chức trò chơi học tập cho trẻ ; tác giả Đào Việt Cường [7] cũng đã đánh giá được mức độ tích cực học tập của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi hiện nay, qua đó đã đưa ra những thực nghiệm trò chơi giúp phát huy được TTCNT cho trẻ ; tác giả Hoàng Thị Phương [14] trong đề tài phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo lớn trong trò chơi lắp ghép xây dựng cũng cho thấy những ảnh hưởng của trò chơi lắp ghép xây dựng lên TTCNT của trẻ 5 – 6 tuổi; tác giả Phạm Thị Ánh Hoa [10] nghiên cứu “Thực trạng TTCNT của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trò chơi học tập ở một số trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh”; tác giả Cao Thị Cúc [6] cho rằng hoạt động chơi đóng vai theo chủ đề là một trong những con đường cơ bản nhằm phát huy TTC cho trẻ mẫu giáo, vì vậy, tác giả đã chọn nghiên cứu biện pháp nhằm phát huy TTCNT cho trẻ 5 – 6 tuổi trong quá trình chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề… - Tiếp cận qua hoạt động học tập và khám phá, có thể kể đến: tác giả Trần Xuân Hương [12] đã nghiên cứu về sự hình thành tư duy trực quan – sơ đồ ở trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi nhằm tìm ra con đường thích hợp để hình thành và phát triển ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi kiểu tư duy trực quan – sơ đồ, tạo ra những tiền đề tốt để hình thành và phát triển kiểu tư duy khoa học sau này; tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền [9] đã thử nghiệm và đưa ra các biện pháp phát huy TTCNT của trẻ mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi) trong quá trình tìm hiểu môi trường thiên nhiên; tác giả Nguyễn Thị Hải Bình [4] cũng đã đưa ra một số biện pháp nâng cao TTCNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong trò chơi khoa học; tác giả Nguyễn Thị Lan Anh 10 [1] đã chỉ ra thực trạng việc phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ 5 – 6 tuổi về các hiện tượng tự nhiên qua hoạt động ngoài trời; tác giả Nguyễn Thị Bảy – Nguyễn Thị Linh [3] đã chỉ ra được một số biện pháp phát huy tính tích cực nhận thức cho trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động học định hướng trong không gian; bên cạnh đó, tác giả Lê Thanh Thủy [17] đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa TTCNT và sự sáng tạo trong hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo;… Hầu hết các nghiên cứu nói trên đều cho thấy TTCNT của trẻ mẫu giáo hiện nay chưa cao do nhiều nguyên nhân. Do đó, việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp để phát triển TTCNT cho trẻ mẫu giáo thông qua các hoạt động khám phá trên lớp là vô cùng cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và thời sự. Việc nghiên cứu phát triển TTCNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động tìm hiểu phương tiện giao thông không chỉ tiếp cận vấn đề ở khía cạnh mới mà còn đánh giá vấn đề trên một địa bàn trước đây chưa được nghiên cứu vấn đề này. Vì vậy, kết quả nghiên cứu không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có giá trị thực tiễn sâu sắc. 1.2. Tính tích cực nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phƣơng tiện giao thông ở trƣờng mầm non 1.2.1. Khái niệm về TTCNT của trẻ mẫu giáo trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông Theo từ điển tiếng Việt, TTC gồm 3 nghĩa: (1) Một là, có ý nghĩa, có tác dụng khẳng định, thúc đẩy sự phát triển, trái với tiêu cực; (2) Hai là, tính chủ động, có những hoạt động nhằm tạo ra những biến đổi theo phương hướng phát triển; (3) Ba là, hăng hái nhiệt tình với nhiệm vụ, với công việc. 11 Khi nghiên cứu về TTCNT, các tác giả đã đứng ở các góc độ khác nhau để xem xét và nêu lên quan điểm của mình. Tựu chung, có các quan điểm chính như sau: - Dưới góc độ triết học, theo lý thuyết phản ánh của Lê – Nin, TTCNT thể hiện thái độ sáng tạo của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức. - Dưới góc độ tâm lý học Mácxít, TTCNT được đề cập đến ở hai khía cạnh: - TTCNT như là một hoạt động tích cực. Trong hoạt động này gồm các thành phần: Động cơ, nhu cầu hứng thú thu hút chủ thể nhận thức vào quá trình nhận thức và duy trì TTCNT trong suốt quá trình đó. Tình cảm, ý chí: tạo điều kiện học tập trong hành động trí tuệ để duy trì TTCNT có chủ định ở mức cao. Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận mô hình tâm lý của TTCNT bao gồm ba thành phần: nhận thức, tình cảm, ý chí. Nói khác đi TTCNT xoay quanh ba mặt: nhận thức, thái độ và hành động cụ thể. Như vậy, qua phân tích, so sánh và khái quát hóa, có thể thấy, dù tiếp cận khái niệm TTCNT ở góc độ nào thì bao giờ TTCNT cũng bao hàm 2 yếu tố: (1) trạng thái tích cực của chủ thể nhận thức đối với khách thể nhận thức, (2) đòi hỏi chủ thể nhận thức phải chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức để tạo ra sự phát triển. Hiểu theo nghĩa này, TTCNT của trẻ MG trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông được hiểu là trạng thái tích cực của trẻ MG đối với hoạt động làm quen với các phương tiện giao thông, đòi hỏi trẻ phải chủ động, sáng tạo trong việc tìm ra những giải pháp hiệu quả để giải quyết các nhiệm vụ nhận thức được đặt ra trong hoạt động làm quen với các phương tiện giao thông. 1.2.2. Các biểu hiện của TTCNT của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong hoạt động làm quen với phương tiện giao thông 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan