Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn thạc sĩ lịch sử quan hệ liên minh châu âu với việt nam trong thập niên ...

Tài liệu Luận văn thạc sĩ lịch sử quan hệ liên minh châu âu với việt nam trong thập niên đầu thế kỉ xxi.

.PDF
205
1657
114

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Vũ Thúy Quỳnh QUAN HỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU VỚI VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Vũ Thúy Quỳnh QUAN HỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU VỚI VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI Chuyên ngành : Lịch Sử Thế Giới Mã số : 60 22 03 11 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGÔ MINH OANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Ngô Minh Oanh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là trung thực, chưa từng được ai công bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả nghiên cứu trước Hội đồng. Tác giả Trần Vũ Thúy Quỳnh LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng khoa học công nghệ- Sau Đại học, các Thầy Cô khoa Sử cùng tất cả các bạn đồng học đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn PGS.TS Ngô Minh Oanh, Thầy đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tuy chỉ được nghiên cứu trong thời gian ngắn, nhưng với sự giúp đỡ tận tình của Quý thầy cô, sự hỗ trợ của bạn bè, đồng nghiệp, sự cố gắng hết sức mình, tôi đã có điều kiện tiếp thu được kiến thức và phương pháp nghiên cứu vô cùng quý báu. Một lần nữa xin chân thành cám ơn! Thành phố Hồ Chí Minh ngày 1 tháng 8 năm 2013 Trần Vũ Thúy Quỳnh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. QUAN HỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU- VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990- 2000 ............................................................................................... 8 1.1. Khái quát quá trình ra đời, phát triển và những thành tựu của Liên minh châu Âu ............................................................................................................ 8 1.2. Khái quát quan hệ Liên minh châu Âu- Việt Nam trước năm 2000............... 16 Chương 2. QUAN HỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI .................................... 28 2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực trong thập niên đầu thế kỉ XXI tác động đến quan hệ Liên minh châu Âu - Việt Nam ................................................. 28 2.1.1. Tình hình thế giới ..................................................................................... 28 2.1.2. Tình hình khu vực .................................................................................... 35 2.1.3. Tác động ................................................................................................... 39 2.2. Chính sách của Liên minh Châu Âu trong thập niên đầu thế kỷ XXI ............ 44 2.2.1. Chính sách trên lĩnh vực chính trị ............................................................ 44 2.2.2. Chính sách trên lĩnh vực kinh tế ............................................................... 47 2.2.3. Chính sách trên các lĩnh vực khác ............................................................ 49 2.3. Quan hệ Liên minh châu Âu - Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI...... 50 2.3.1. Quan hệ trên lĩnh vực chính trị ................................................................. 50 2.3.2. Quan hệ trên lĩnh vực kinh tế ................................................................... 54 2.3.3. Quan hệ trên lĩnh vực hợp tác phát triển .................................................. 72 2.3.4. Quan hệ trên các lĩnh vực khác ................................................................ 79 Chương 3. NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM TRONG THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỈ XXI ............................. 85 3.1. Đánh giá quan hệ Liên minh châu Âu -Việt Nam .......................................... 85 3.2. Ðặc điểm quan hệ liên minh châu Âu - Việt Nam.......................................... 89 3.3. Thách thức và triển vọng của mối quan hệ Liên minh Châu Âu -Việt Nam trong thập niên thứ hai của thế kỉ XXI .................................................. 94 3.3.1. Thách thức ................................................................................................ 94 3.3.2. Triển vọng .............................................................................................. 102 3.4. Kiến nghị....................................................................................................... 110 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 122 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AED Cơ quan phòng thủ châu Âu. ASEF Quỹ Á – Âu. ATC Hiệp định hàng dệt may. BOT Hình thức hợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giao. CAP Chính sách nông nghiệp chung của liên minh châu Âu. CCP Chính sách thương mại chung của liên minh Châu Âu. CET Biểu thuế quan ngoại khối chung. CFSP Chính sách đối ngoại và an ninh chung. DCI Công cụ hợp tác phát triển. DTA Hiệp định tránh thuế hai lần . EBA Cơ chế tất cả trừ vũ khí. ECB Ngân hàng Trung ương châu Âu. ECHO Cơ quan viện trợ nhân đạo. EFTA Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu. EM Chương trình học bổng Eramus Mundus. EMU Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu. FP7 Chương trình khung lần thứ 7 về nghiên cứu và phát triển của EU. GATS Thỏa thuận chung về thương mại mậu dịch. GATT Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch. GSP Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập. MERCOSUR Khối thị trường chung Nam Mỹ. MFN Thuế tối huệ quốc. MUTTRAP Chương trình trợ giúp thương mại đa biên. PCA Hiệp định đối tác hợp tác với châu Âu. PESD Chính sách an ninh phòng thủ châu Âu PTAS Hiệp định ưu đãi về thương mại. SGP Hiệp ước tăng trưởng và ổn định. SMEDF Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hóa và khu vực hóa đã trở thành xu thế của thế giới trong những năm đầu thế kỉ XXI. Xu hướng tăng cường hợp tác, liên kết khu vực và quốc tế đã ảnh hưởng tích cực đến các quốc gia và các khu vực trên thế giới. Trong bối cảnh đó, các quốc gia muốn tiến bước cùng dòng chảy của thời đại, không có con đường nào khác ngoài việc chủ động hội nhập trên nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm tìm kiếm và bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động trực tiếp đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Liên minh châu Âu (EU) và Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Liên minh châu Âu là một thể chế đa quốc gia hoàn thiện nhất, là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của thế giới, là điển hình cho cơ chế hợp tác khu vực, một hệ thống thể chế xuyên quốc gia và liên chính phủ với thiết chế thị trường chung, đồng tiền chung và các chính sách thương mại chung, được xem là một trong các trụ cột của nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh quốc tế mới, EU có sự điều chỉnh chiến lược đối với khu vực châu Á nói chung, Đông Nam Á và Việt Nam nói riêng và EU đã chọn Việt Nam làm điểm tựa quan trọng trong chiến lược đối ngoại của mình vì Việt Nam là nước duy nhất ở Đông Nam Á mà EU hiểu rõ nhất, ở đó EU dễ dàng tìm thấy tiếng nói đồng thuận và có uy tín, ủng hộ việc xây dựng mối quan hệ quốc tế hòa bình, hợp tác, bình đẳng và hai bên cùng có lợi, điều mà EU rất cần khi mong muốn có một vị trí ngày càng lớn trên thế giới và trong xu thế hội nhập ngày nay. Việt Nam có vị trí địa lý- chính trị vô cùng thuận lợi cho giao lưu quốc tế. Một vị trí hết sức quan trọng đối với hòa bình, ổn định, an ninh và phát triển của cả khu vực. Sớm nhận thức xu thế khách quan của toàn cầu hóa kinh tế, Đảng và Nhà nước ta đã tiếp tục thực hiện chủ trương đối ngoại rộng mở, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực chính trị, văn hóa, xã hội. Đảng ta đã xác định môi trường hòa bình, sự hợp tác liên kết quốc tế và 2 những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh tranh thủ ngoại lực. Trong tình hình quốc tế, khu vực có nhiều biến động, việc phát triển mối quan hệ EU- Việt Nam ngày càng trở nên cần thiết hơn, góp phần tăng cường việc xây dựng niềm tin, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển của thế giới, khu vực. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu quan hệ EU- Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI không chỉ mang ý nghĩa khoa học, mà còn đáp ứng yêu cầu thực tiễn sẽ được nhìn nhận đúng đắn và thực chất hơn để thúc đẩy quan hệ hai bên tiếp tục phát triển trong thời gian tới. Từ kết quả nghiên cứu cho phép chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm, thấy được những khó khăn, cản trở trong quá khứ, để có những giải pháp đúng, chủ trương chính sách phù hợp nhằm phát huy thành tựu, thúc đẩy quan hệ hợp tác có hiệu quả hơn trong hiện tại và tương lai Từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào lĩnh vực nghiên cứu này, chúng tôi quyết định chọn đề tài“Quan hệ Liên minh châu Âu với Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên minh châu Âu có phạm vi ảnh hưởng trên toàn thế giới vì thế EU đã là đối tượng của rất nhiều nhà nghiên cứu. Nghiên cứu châu Âu đã trở thành một bộ môn khoa học thuộc chuyên ngành nghiên cứu khoa học. Ở nước ta, đó là viện nghiên cứu châu Âu thuộc viện khoa học xã hội Việt Nam. Cho đến nay, đã có nhiều tập thể và nhà khoa học nghiên cứu về Liên minh châu Âu, về quan hệ Liên minh châu Âu với Việt Nam. Có thể liệt kê một số tài liệu của một số tác giả nước ngoài như “Liên minh châu Âu: cấu trúc và cơ chế” (The European Union: Structure and Process, 2000) của Clive Archer, “Mở rộng sang hướng Đông của Liên minh châu Âu” (The Eastern Enlargement of the EU, 2001) của Marek Dabrowski và Jacek Rostowski, “Đàm phán về châu Âu mới: Liên minh châu Âu và Đông Âu” (Negotiating the New Europe: The European Union and Easter Europe, 2002) của Dimitris Papadimitriou và “Mở rộng Liên minh châu Âu 3 sang các nước Trung và Đông Âu: cạnh tranh thương mại, địa phương hóa sản phẩm và những tác động tới nền kinh tế trong Liên minh” (EU Enlargement to the CEECs: Trade Compitition, Delocalisation of Production, and Effects on the Economices of the Union, 2002) của Salvatore Baldone, Fabio Sdogati và Lucia Tajoli. Các tài liệu trên giới thiệu về Liên minh châu Âu, những tác động của việc mở rộng sang hướng Đông của liên minh châu Âu trong cạnh tranh kinh tế. Mối quan hệ Liên minh châu Âu với Việt Nam cũng được các tác giả trong nước chú ý từ rất lâu, cụ thể là tác phẩm “ Liên minh châu Âu” của tác giả Ðào Huy Ngọc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội – 1995. Nội dung của công trình này tập trung vào quá trình hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động của EU. Ðây là tác phẩm có giá trị giúp cho người đọc hiểu khái quát về tổ chức này. Nhưng vì đây là công trình nghiên cứu tổng hợp nên tác giả chưa đi sâu phân tích về quan hệ EUViệt Nam. Viết về quan hệ Liên minh châu Âu- Việt Nam có tác phẩm “Quan hệ Việt Nam – Liên minh châu Âu” của tác giả Trần Thị Kim Dung, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội - 2000. Ðây là công trình sử học đầu tiên nghiên cứu khá toàn diện quan hệ EU - Việt Nam cho đến thời điểm 1998. Luận án thuộc chuyên ngành lịch sử thế giới nghiên cứu chủ thể của mối quan hệ là EU do đó công trình này gần gũi với luận văn hơn cả và chúng tôi đã kế thừa kết quả nghiên cứu của công trình này như phương pháp tiếp cận vấn đề, những kết quả bước đầu của mối quan hệ EU – Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, thương mại, đầu tư, hợp tác viện trợ trong thời gian từ năm 1990 đến năm 1998. Cũng từ góc độ lấy EU là chủ thể do đó tác giả đã đi sâu phân tích quan hệ của từng nước thành viên EU với Việt Nam. Nhưng tác giả chỉ dừng lại tới năm 2000 vì thế tác phẩm chưa cung cấp thông tin về quan hệ EUViệt Nam từ năm 2001-2012 trên các lĩnh vực. Tác phẩm “Thúc đẩy quan hệ thương mại – đầu tư giữa Liên Hiệp châu Âu và Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI”, của tác giả Bùi Huy Khoát (chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội – 2001. Công trình này đã làm rõ hơn những cơ hội và thách thức mà sự liên kết kinh tế - tiền tệ của EU đang 4 tạo ra trước nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh vượt qua ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế (1997), để tiếp tục thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm đầu thế kỷ XXI. Tác phẩm “Mở rộng EU và các tác động đối với Việt Nam”, được biên soạn bởi các tác giả Carlo Filippini, Bùi Huy Khoát, Stefan Hell, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội – 2004. Các bài viết tập trung phân tích quá trình mở rộng của EU và ý nghĩa của lần mở rộng thứ năm (2004) trong tiến trình phát triển của EU. Nguyễn Quang Thuấn (2009), Quan hệ kinh tế Việt Nam- Liên minh châu Âu: thực trạng và triển vọng, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội. Tác phẩm tập trung nghiên cứu về quan hệ kinh tế Việt Nam- Liên minh châu Âu từ năm 1995-2009, trên cơ sở đó đưa ra những định hướng và giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam- EU đến năm 2020. Đinh Công Tuấn (2011), Liên minh châu Âu hai thập niên đầu thế kỉ XXI, Nxb Khoa học Xã hội - Hà Nội. Phân tích đánh giá những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của EU trong giai đoạn 2000-2020, đánh giá những tác động, xu hướng phát triển của EU đối với thế giới, khu vực châu Âu và Việt Nam trong thời gian tới cho chúng ta cái nhìn tổng thể về Liên minh châu Âu qua đó dự báo triển vọng của mối quan hệ EU- Việt Nam. Luận án tiến sĩ “Quan hệ Việt Nam – Liên hiệp châu Âu (1990 – 2004)”của tác giả Hoàng Thị Như Ý thuộc chuyên ngành lịch sử Việt Nam nghiên cứu chủ thể mối quan hệ này là Việt Nam nhưng chỉ dừng đến năm 2004, chưa đề cập đến quan hệ EU - Việt Nam trong những năm tiếp sau. Luận án của Nguyễn Duy Quang (2006), Đầu tư trực tiếp của Liên minh châu Âu vào Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tập trung nghiên cứu về lĩnh vực đầu tư trực tiếp của Liên minh châu Âu vào Việt Nam. Tuy nhiên luận án chưa làm rõ mối quan hệ Liên minh châu Âu Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Lịch sử chuyên ngành Lịch sử thế giới của Lê Minh Yến (2007), Chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á 5 từ năm 1990 đến năm 2005, đề cập đến chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu đối với khu vực Đông Bắc Á. Nhiều bài nghiên cứu về một số mặt có liên quan đến EU hoặc đến mối quan hệ của EU với các đối tác đã được đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành như Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu quốc tế…Tuy nhiên trong quy mô của một bài viết chưa nêu việc nghiên cứu toàn diện mối quan hệ này trong những năm gần đây. Như vậy, quan hệ Liên minh châu Âu- Việt Nam cần được tiếp tục nghiên cứu trong hiện tại và tương lai. Chúng tôi cố gắng góp một phần làm phong phú thêm những tri thức về mối quan hệ Âu– Á nói chung, quan hệ EU -Việt Nam nói riêng, bằng một đề tài nghiên cứu tương đối có hệ thống và toàn diện về mối quan hệ Liên minh châu Âu- Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc trình bày lịch sử hình thành và phát triển quan hệ EU - Việt Nam, luận văn trình bày tổng quát thực trạng của mối quan hệ này trong thập niên đầu thế kỷ XXI, phân tích những cơ hội, thách thức, những xu hướng triển vọng của mối quan hệ này. Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện quan hệ EU - Việt Nam trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực trong thập niên đầu thế kỉ XXI, để thấy rõ những tác động của thế giới và khu vực đến sự phát triển quan hệ EU - Việt Nam. Tập trung làm sáng rõ chiến lược của EU đối với Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Thứ hai, phục dựng lại tiến trình quan hệ EU - Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI, rút ra đặc điểm mối quan hệ đó. Qua đó làm rõ những cơ sở nền tảng và quá trình phát triển quan hệ EU và Việt Nam trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học và công nghệ, giáo dục- đào tạo, y tế, du lịch, v.v… trong thập niên đầu thế kỉ XXI và đây là trọng tâm của luận văn. 6 Thứ ba, từ việc nghiên cứu, rút ra nhận xét đánh giá, dự báo triển vọng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quan hệ EU - Việt Nam trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1.Đối tượng nghiên cứu - Quan hệ Liên minh châu Âu với Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI. - Tác động của mối quan hệ Liên minh châu Âu với Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI đến sự phát triển Liên minh châu Âu và Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Không gian: được xác định là nghiên cứu toàn diện mối quan hệ EU Việt Nam. 4.2.2. Thời gian: đề tài nghiên cứu chủ yếu từ năm 2001 đến năm 2012. Năm 2001 là năm bắt đầu thế kỷ mới, năm đánh dấu 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, năm EU điều chỉnh chiến lược châu Á, mở ra giai đoạn mới trong quan hệ EU- Việt Nam. Năm 2012 là năm ký chính thức PCA, quan hệ phát triển đỉnh cao hợp tác đối tác toàn diện. Tuy nhiên để làm rõ hơn mối quan hệ này, chúng tôi đề cập đến quan hệ Liên minh Châu Âu – Việt Nam trước thế kỉ XXI. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin, luận văn sử dụng phương pháp chuyên ngành đó là phương pháp lịch sử và phương pháp logic cùng các phương pháp liên ngành. Dựa vào phương pháp lịch sử, luận văn dựng lại toàn bộ quá trình lịch sử quan hệ EU - Việt Nam qua những sự kiện, dấu mốc và các giai đoạn phát triển đa dạng của mối quan hệ dưới tác động của tình hình thế giới, khu vực, và sự phát triển, đổi mới chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu. Trên cơ sở của bức tranh lịch sử toàn cảnh, phương pháp logic vạch ra bản chất của mối quan hệ EU- Việt Nam, một biểu hiện sinh động cho chiến lược mới của EU. Rút ra những đặc điểm, chiều hướng phát triển của mối quan hệ EU - Việt 7 Nam, đảm bảo tính khoa học của luận văn. Luận văn vận dụng các phương pháp của các khoa học liên ngành như phương pháp nghiên cứu kinh tế, phương pháp của khoa học quan hệ quốc tế, phương pháp cụ thể và các phương pháp khác. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn trình bày quan hệ Liên minh châu Âu - Việt Nam một cách có hệ thống, khoa học để làm sáng rõ bước phát triển trong quan hệ EU- Việt Nam từ đó nêu lên những đặc điểm của mối quan hệ; thấy rõ những thách thức, triển vọng và đề ra những kiến nghị để tiếp tục đưa mối quan hệ phát triển hơn nữa trong tương lai. Luận văn có thể dùng làm tài liệu để học tập, giảng dạy, tham khảo cho sinh viên ngành lịch sử, quan hệ quốc tế và các ngành có liên quan. 7. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 198 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục. Phần nội dung chính gồm 106 trang, được chia làm 3 chương: Chương 1: Quan hệ Liên minh châu Âu- Việt Nam từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ năm 1990 đến năm 2000. Chương 2: Quan hệ Liên minh Châu Âu - Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI Chương 3: Nhận xét, đánh giá quan hệ Liên minh Châu Âu -Việt Nam trong thập niên đầu thế kỉ XXI. 8 Chương 1. QUAN HỆ LIÊN MINH CHÂU ÂU- VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1990- 2000 1.1. Khái quát quá trình ra đời, phát triển và những thành tựu của Liên minh châu Âu Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc với sự nổi lên hai siêu cường là Liên Xô và Mỹ trong một trật tự thế giới mới khống chế toàn cầu trong khi Tây Âu tụt hậu, chính trị Tây Âu nặng nề và ảm đạm, đặc biệt là quan hệ giữa Pháp và Đức. Trong bối cảnh đó, cả Pháp và Đức đều nhận ra con đường hợp tác để phát triển kinh tế là hơn cả. Do vậy, ngày 9/5/1950, theo “Sáng kiến Jean Monnet”, Bộ trưởng ngoại giao Pháp Robert Schuman đã đọc bản tuyên bố về việc đặt toàn bộ nền sản xuất than, thép của Cộng Hòa liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực chung trong một tổ chức “mở cửa” để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Ngày 18/4/1951, hiệp định thành lập Cộng đồng than và thép châu Âu (ECSC) được ký kết tại Paris với sự tham gia của 6 nước Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúcxămbua do Jean Monnet làm chủ tịch. Hiệp định này có hiệu lực từ ngày 25 tháng 7 năm 1952, được coi là cơ sở pháp lý đầu tiên cho quá trình phát triển của Liên minh châu Âu sau này. Mục tiêu của ECSC là đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ than của các nước thành viên trong những điều kiện thống nhất, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, phân phối, tiêu thụ và nâng cao năng suất lao động. Song thực ra, ECSC giải quyết nhiệm vụ chính trị kép hòa giải quan hệ thù địch giữa Pháp và Đức, kiểm soát nước Đức, khống chế lẫn nhau để vừa phát triển kinh tế, vừa gìn giữ hòa bình. Lần đầu tiên các quốc gia châu Âu chấp nhận từ bỏ những quyền lợi nhất định để chuyển cho một tổ chức siêu quốc gia đảm nhận đã biến ước mơ về sự thống nhất châu Âu có từ thời La Mã rồi đến việc đề nghị sáng lập một Hội đồng của các ông hoàng châu Âu năm 1360 của nhà luật học và ngoại giao người Pháp Pierre Dubois; lập một Nghị viện châu Âu năm 1693 của một tín đồ Quaker người Anh – William Pen; thể chế một Hoàng Gia, một Chính phủ, một Nghị viện năm 1814 của nhà triết học Pháp Henri Saint Simon; phong trào toàn châu Âu năm 1923 do bá tước người Áo Condehove – Kalergi sáng lập; “Phong 9 trào liên bang châu Âu” (Movimento Federalista Europeo) năm 1941 của những người kháng chiến Italia lập,…..đã cho thấy liên kết châu Âu theo quan điểm liên bang là khả thi. Ngày 25/3/1957, khi khu vực Trung Đông là khu vực thường xuyên cung cấp nguồn năng lượng cho hai nước Pháp và Anh dấy lên phong trào quốc hữu hóa các nguồn khai thác và vận chuyển dầu mỏ thì hiệp định Rome được ký kết thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (Euratom) để bảo đảm cho 6 nước ngày càng độc lập về nguồn năng lượng và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) thỏa thuận phát triển một chính sách nông nghiệp chung với việc bảo đảm sự ổn định của thị trường nông nghiệp cùng với việc cung ứng thực phẩm còn nông dân được trả giá đảm bảo. Do đó vào tháng 7/1958, Cộng đồng châu Âu đã cho soạn thảo và đưa vào thực hiện Chính sách nông nghiệp chung (CAP: Common Agricultural Policy) từ năm 1962. Mục tiêu của CAP được xác định là thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng thu nhập theo đầu người trong lĩnh vực nông nghiệp, làm ổn định thị trường và giữ được giá cả thỏa đáng trong cung ứng sản phẩm cho người tiêu dùng. Xác lập một Liên minh thuế quan giữa các thành viên nhờ đó tất cả các hàng rào thuế quan và các cản trở khác trong buôn bán giữa các nước thành viên EEC phải được dỡ bỏ và hình thành một thị trường chung với thỏa thuận các quy tắc cho phép lưu chuyển tự do dân cư, hàng hóa, các dịch vụ và tiền tệ giữa các thành viên EEC. Đây là bước đi đầu tiên hướng tới một thị trường thống nhất với sự ra đời của đồng tiền chung sau này. Tháng 4 năm 1965, Hiệp định Merger được ký kết để hợp nhất ba tổ chức trên thành một tổ chức chung có tên gọi là “Cộng đồng châu Âu” (EC) từ ngày 1 tháng 7 năm 1967. Cộng đồng châu Âu đã đạt được 3 mục tiêu căn bản là giữ gìn hòa bình bắt đầu từ sự hòa giải Pháp - Đức tạo cơ sở cho sự hình thành trật tự mới ở châu Âu; liên kết bước đầu về kinh tế châu Âu và từ đó tạo nền tảng cho một sự Liên minh chặt chẽ về chính trị. Anh chống lại bằng việc lập Hiệp hội Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA: European Free Trade Assoclation) tháng 1-1960. Do đó đến tháng 1/1973, Anh mới được kết nạp vào EC. Hy Lạp gia nhập EC năm 1981. Lần mở cửa 10 thứ ba của EC được tiến hành bằng việc đón nhận thêm các nước Nam Âu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào năm 1986. Đạo luật châu Âu đơn nhất hay “Định ước duy nhất” (Single Act) đã được các nước EC ký vào tháng 2/1986, có hiệu lực từ ngày 1/7/1987 tăng cường cơ sở pháp lý cho các thể chế EU trong việc hoàn thiện thị trường nội khối vào trước năm 1992. Khi đối thủ chung của cả Mỹ và Tây Âu là Liên Xô tan rã, mối liên hệ ràng buộc giữa Tây Âu và Mỹ trong suốt bao năm không còn chặt chẽ như trước nữa. Nước Đức thống nhất (3/10/1990) trở thành một trong những nhân tố cấu thành trật tự mới ở châu Âu. Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa ngày càng phát triển, 12 nước thành viên đã ký Hiệp ước Maastricht ngày 7 tháng 2 năm 1992 đánh dấu bước tiến quan trọng tiến tới mục tiêu thống nhất châu Âu. Ngày 1/1/1993, Hiệp ước Maastricht hay còn là Hiệp ước Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực, tổ chức liên kết của 12 nước này từ nay được gọi là Liên minh châu Âu (EU) định ra quốc kỳ, quốc ca. Thiết lập Liên minh châu Âu với 3 trụ cột: liên minh kinh tế và tiền tệ vào cuối thập kỷ 90 với một đồng tiền chung và một ngân hàng Trung ương độc lập, sự mở rộng hợp tác chính trị thành hoạch định và thực hiện chính sách đối ngoại và an ninh chung, sự hợp tác chặt chẽ hơn về tư pháp và nội vụ. Sau hiệp định Maastricht, EU trở thành một tổ chức liên kết khu vực hàng đầu thế giới, một trung tâm có thế lực và ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển kinh tế và chính trị quốc tế. Chiến lược chung của EU là xây dựng một châu Âu thống nhất để phát triển kinh tế và thiết lập nền an ninh phòng thủ riêng, mở rộng ảnh hưởng ra các khu vực… Tất cả đều nhằm biến châu Âu thành một cực mạnh có trọng lượng đáng kể trong trật tự thế giới thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Ngày 1 tháng 1 năm 1995, EU đã chính thức kết nạp thêm các nước Áo, Thụy Điển và Phần Lan. Tháng 10 năm 1997, 15 nước EU đã ký Hiệp ước Tăng trưởng và ổn định (SGP)” tại Amsterdam. “Hiệp ước Amsterdam” có một số thay đổi căn bản trong hệ thống quản lý của EU như mở rộng phạm vi áp dụng phương thức bỏ phiếu theo đa số; mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục đồng quyết định; tạo ra thủ tục hợp tác tăng cường và nhấn mạnh đến 4 mục tiêu cơ bản là coi việc làm và quyền 11 công dân là vấn đề trung tâm của EU, xóa bỏ những rào cản cuối cùng còn lại trong lưu chuyển tự do trên thị trường thống nhất, tạo một tiếng nói chung có trọng lượng hơn của EU trong các công việc quốc tế và làm cho thể chế EU hoạt động có hiệu quả hơn. Tất cả nhằm bổ sung khuôn khổ pháp lý đã được thông qua tại Maastricht về việc sử dụng đồng tiền chung châu Âu Euro với hai tiêu chuẩn rất quan trọng, đó là các nước thành viên khu vực đồng tiền chung (Eurozone) phải đảm bảo nợ công không vượt quá 60% GDP và bội chi ngân sách không vượt quá 3% GDP để xây dựng một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu (EMU) được thực hiện từ 1/1/1999 với một đồng tiền chung duy nhất (đồng Euro). Có thể thấy Liên minh châu Âu là tổ chức duy nhất có mục tiêu cơ bản và lâu dài là thống nhất cả một châu lục dựa trên các nguyên tắc quy định riêng của khối. EU đã không ngừng mở rộng, phát triển cả về lượng và chất để trở thành một tổ chức liên kết hòa nhập có sức mạnh chi phối rất nhiều lĩnh vực kinh tế chính trị, đã trở thành một thực thể pháp lý hoàn chỉnh có vị trí vai trò rất to lớn chi phối nền kinh tế, chính trị quốc tế. Chiến tranh lạnh kết thúc, sự sụp đổ của Liên Xô- khối Đông Âu đã buộc các nước Trung và Đông phải chuyển đổi mô hình kinh tế và mong muốn tham gia các cơ chế kinh tế, an ninh của Tây Âu như EU. Tháng 12/2000, các nhà lãnh đạo EU bắt đầu soạn thảo Hiệp ước Nice tập trung vào vấn đề cải cách thể chế như thay đổi cơ chế đại diện tại các thiết chế của EU chuẩn bị cho việc mở rộng, thay đổi cơ cấu phương thức bỏ phiếu theo đa số (QMV) trong hội đồng. Hiệp ước chính thức có hiệu lực vào năm 2003. Chính vì thế trong thập niên đầu thế kỷ XXI, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của EU cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tháng 5/2004, EU kết nạp thêm 10 nước thành viên ở Đông Âu nâng tổng số nước EU lên 25 nước. Năm 2007, đánh dấu lần mở rộng thứ sáu khi EU kết nạp thêm Romania và Bungary, đưa tổng số thành viên lên 27 nước. Vai trò của EU trên trường thế giới được nâng cao, biến EU thành một khối liên kết có tiềm lực kinh tế hùng mạnh với dân số 501, 2 triệu người (năm 2010), diện tích khoảng 4, 5 triệu km2, GDP khoảng 18,394 tỷ USD (năm 2008) đứng đầu thế giới, thu nhập đầu 12 người khoảng 37,812 USD/ năm (năm 2008) đứng vào các nước hàng đầu thế giới. Với hai lần mở rộng 2004 và 2007 giúp EU vững chân ở Trung và Đông Âu, ngăn chặn xung đột ở khu vực đệm, tạo nên sự lớn mạnh của toàn khối EU mà không một khối liên kết khu vực nào trên thế giới có thể so sánh được. Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, hiện nay EU là khu vực có hải quan chung, thuế quan chung, có thị trường chung và đỉnh cao là Liên minh kinh tế tiền tệ với đồng tiền chung - đồng Euro năm 2002. Các nước đã tiếp tục xây dựng Hiến pháp mới vào tháng 10/2004. Mặc dù bản Hiến pháp không được thông qua nhưng nó là cơ sở quan trọng cho việc ra đời hiệp ước rút ngắn được thông qua tại Lisbon .Tại “Hiệp ước Lisbon” tên đầy đủ là “Hiệp ước sửa đổi. Hiệp ước Liên minh châu Âu và Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu” chính thức có hiệu lực ngày 1/12/2009 cải tổ cơ chế vận hành của EU theo hướng “dân chủ, minh bạch, hiệu quả hơn”, xoá bỏ 3 trụ cột nhằm phân định rõ ràng, cụ thể thẩm quyền của EU trên các lĩnh vực chính sách. Trao cho EU tư cách pháp nhân “thay thế, thừa kế tư cách pháp nhân của Cộng đồng châu Âu (EC)”, từng bước xây dựng EU trở thành nhà nước siêu quốc gia (nhà nước Liên bang) có quyền lực cả về kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại và an ninh. Hệ thống chính trị mới với nhiều đặc điểm chức năng của một nhà nước mà không cần theo cơ cấu tổ chức lãnh thổ. Cơ cấu tổ chức của EU sau hiệp ước Lisbon gồm các thiết chế chủ yếu sau: + Hội đồng châu Âu: mỗi năm họp 2 lần. Ngoài vai trò lãnh đạo chính trị chung, nó còn có chức năng lập pháp và thảo luận sửa đổi các hiệp ước của EU. Hiệp ước Lisbon đã thay thế chế độ Chủ tịch luân phiên giữa các nước thành viên nhiệm kì 6 tháng bằng chế độ Chủ tịch thường trực nhiệm kì 2 năm rưỡi. Nhiệm vụ của Chủ tịch thường trực EU là chủ trì các cuộc họp thượng đỉnh của các nguyên thủ các quốc gia thành viên và thay mặt EU trên trường quốc tế. Với chế độ Chủ tịch thường trực nhiệm kì dài hơn, các định hướng chính sách của EU sẽ được thống nhất hơn và hiệu quả hơn. Tại Hội nghị thượng đỉnh Hội đồng châu Âu năm 2006, ông Rompuy Thủ tướng đương nhiệm Bỉ đã được bầu làm Chủ tịch Thường trực đầu tiên theo tinh thần của Hiệp ước Lisbon. 13 + Hội đồng Bộ trưởng còn được gọi là Hội đồng của Liên minh châu Âu, gồm các đại diện ở hàng bộ trưởng của mỗi quốc gia. Đây là thiết chế duy nhất của EU mà ở đó mỗi thành viên là người đại diện cho lợi ích quốc gia của mình khi tham gia những quyết định cuối cùng. Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng có nhiệm kì 6 tháng, có vai trò rất quan trọng, có quyền triệu tập Hội đồng Bộ trưởng của từng thành viên. Hội đồng Bộ trưởng được xem như thượng viện lập pháp, là cơ quan tối cao có quyền lập pháp, có quyền thông qua các quyết định chính đối với chính sách của Cộng đồng trên cơ sở đề nghị của Ủy ban châu Âu + Ủy ban châu Âu: cơ quan thực thi chính sách của EU, vốn được chọn ra không thông qua bầu cử, sẽ được rút gọn số lượng thành viên từ năm 2014 xuống còn 2/3 trong số các nước thành viên. + Nghị viện Châu Âu: là hội đồng duy nhất trên thế giới do dân chúng trực tiếp bầu ra với nhiệm kì 5 năm. Tất cả các thành viên đều có đại biểu của mình trong Nghị viện với số lượng tùy theo số dân. Nghị viện châu Âu sẽ có 750 ghế. Nghị viện châu Âu còn được gọi là Quốc hội châu Âu, tương đương như Hạ viện, có 5 quyền hạn cơ bản: quyền lập pháp (cùng với Hội đồng châu Âu là cơ quan lập pháp, có quyền lực như nhau trong 1 số lĩnh vực chính sách), cùng với Hội đồng châu Âu có quyền phê duyệt ngân sách của EU, có quyền phê chuẩn cách thức chi tiêu ngân sách của Ủy ban châu Âu , kiểm tra giám sát, chất vấn và điều tra những hiện tượng quản lí kém trong việc thực hiện pháp luật của Cộng đồng, có quyền bổ nhiệm liên quan tới một số thể chế bao gồm cả Ủy ban châu Âu, là thể chế duy nhất trong EU có quyền giải tán Ủy ban khi đạt được sự đồng thuận trong Nghị viện. Nghị viện châu Âu được trao quyền lực lớn hơn do mở rộng thủ tục đồng quyết định của Hội đồng châu Âu trong một số lĩnh vực. Nghị viện cũng có quyền lực lớn đối với toàn bộ ngân sách của EU. Đặc biệt hiệp ước mới đã mở rộng quyền lực cho nghị viện các nước thành viên trong các công việc nói chung và việc lập pháp nói riêng của các thiết chế EU. + Toà án châu Âu: được thành lập từ hiệp ước Roma ngày 25/3/1957, có trụ sở đặt tại Lucxambua. Đây là một thể chế siêu quốc gia rất đặc thù và quan trọng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan