Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn tín ngưỡng thờ mẫu của người việt ở thành phố tuyên quang (tỉnh tuyên q...

Tài liệu Luận văn tín ngưỡng thờ mẫu của người việt ở thành phố tuyên quang (tỉnh tuyên quang) tiếp cận từ góc độ lịch sử

.PDF
108
622
145

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Thu Thủy - người hướng dẫn khoa học đã tận tâm, nhiệt tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử, phòng Sau Đại học, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, góp ý để tác giả hoàn thành luận văn này. Xin bày tỏ lòng tri ân đối với gia đình, bạn bè và người thân đã luôn sát cánh bên tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Hà Nội, tháng 6 năm 2017 Tác giả 1 BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ STT VIẾT TẮT 1 Chủ biên Cb 2 Đại học Sư phạm ĐHSP 3 Khoa học Xã hội KHXH 4 Nhà xuất bản NXB 5 Văn hóa Thông tin VHTT 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................. 6 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................... 8 3. Đối tượng và phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu .................................... 13 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................... 14 5. Đóng góp của luận văn ...................................................................... 15 6. Bố cục của luận văn ........................................................................... 16 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ18 1.1. Khái quát về thành phố Tuyên Quang ............................................ 18 1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................. 18 1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................. 19 1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội....................................................... 22 1.1.4. Truyền thống văn hóa ............................................................ 24 1.2. Khái quát về tín ngưỡng thờ Mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ ................. 25 1.2.1. Khái niệm............................................................................... 25 3 1.2.2. Nguồn gốc của tín ngưỡng Mẫu ............................................ 27 1.2.3. Đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu........................... 29 * Tiểu kết chương 1 ............................................................................... 36 Chương 2: HỆ THỐNG ĐỀN THỜ MẪU Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG ............................................................ 38 2.1. Khái quát về hệ thống đền thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang..... 38 2.1.1. Số lượng, phân bố .................................................................. 38 2.1.2. Niên đại.................................................................................. 42 2.1.3. Đối tượng thờ ........................................................................ 42 2.1.4. Cảnh quan địa lý ................................................................... 46 2.1.5. Kiến trúc ................................................................................ 47 2.2. Một số đền thờ Mẫu tiêu biểu ở thành phố Tuyên Quang .............. 49 2.2.1. Đền Hạ................................................................................... 49 2.2.2. Đền Thượng ........................................................................... 50 2.2.3. Đền Ỷ La ................................................................................ 51 2.2.4. Đền Cảnh Xanh ..................................................................... 55 2.2.5. Đền Đồng Xuân ..................................................................... 57 2.2.6. Đền Cấm Sơn ......................................................................... 58 * Tiểu kết chương 2 ............................................................................... 60 4 Chương 3: LỄ HỘI THỜ MẪU Ở THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG ............................................................................. 62 3.1. Tổng quan về lễ hội thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang ............... 62 3.1.1. Phần lễ ................................................................................... 65 3.1.2. Phần hội................................................................................. 67 3.2. Một số lễ hội thờ Mẫu tiêu biểu ở thành phố Tuyên Quang........... 71 3.2.1. Lễ hội thờ Mẫu ở Đền Thượng, Đền Hạ, Đền Ỷ La .............. 71 3.2.2. Lễ hội thờ Mẫu ở Đền Cảnh Xanh ........................................ 75 3.2.3. Lễ hội Đền Ghềnh Quýt * Tiểu kết chương 3 …………………………………………………79 KẾT LUẬN…………………………………………………………81 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...84 PHỤ LỤC………………………………………………………….....94 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong hệ thống tín ngưỡng dân gian Việt Nam, tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng dân gian khá phổ biến trong xã hội. Tín ngưỡng thờ Mẫu đã xuất hiện từ lâu và được bảo tồn qua đền thờ, lễ hội, niềm tin và đời sống tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của người dân Việt. Đối tượng thờ phụng gồm những nhân vật nữ có công đức được dân gian sùng bái là Thánh Mẫu - người mẹ của trăm họ như: Mẫu Thoải, Mẫu Âu Cơ, Bà Chúa Thượng Ngàn, Bà Liễu Hạnh, Bà chúa Kho….Tín ngưỡng thờ Mẫu gần gũi với thiên nhiên, đất trời, gắn với thân phận người phụ nữ Việt Nam. “Mẫu” là hình tượng, một biểu trưng và là sự kết tinh sống động của đời sống văn hóa tinh thần dân tộc ta. Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tuyên Quang nói riêng đã trở thành một bộ phận, một yếu tố không thể thiếu để cấu thành nên bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Tín ngưỡng thờ Mẫu ở xứ Tuyên là tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc với ý thức hướng tới cội nguồn và khát vọng hoà bình hạnh phúc được hình thành từ môi trường địa lý, lịch sử tự nhiên và tập quán dân gian. Đó là hình thái ý thức cổ xưa đồng hành với quan niệm vạn vật hữu linh và đa thần giáo trong đời sống dân tộc. Nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tuyên Quang có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Về ý nghĩa khoa học, đến nay tín ngưỡng thờ Mẫu trên cả nước nói 6 chung, ở Tuyên Quang nói riêng vẫn còn chứa đựng những điều bí ẩn, cần được luận giải về mặt khoa học một cách đầy đủ, sâu sắc. Tháng 12/2016 “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuyên Quang được coi là một trong những trung tâm thờ Mẫu. Việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tuyên Quang sẽ góp phần tái hiện lại diện mạo tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tuyên Quang cũng như đời sống tinh thần của người Việt nơi đây; góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho việc nhận thức về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở Tuyên QUang trong tổng thể tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc bộ cũng như cả nước. Về ý nghĩa thực tiễn, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, tín ngưỡng thờ Mẫu càng có điều kiện phát triển và có những biến đổi đa dạng, phong phú. Bên cạnh những giá trị tích cực, sinh hoạt tín ngưỡng này cũng đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để làm sao vừa tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, vừa định hướng cho tín ngưỡng này phát triển đúng hướng nhằm góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa Việt Nam. Việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tuyên Quang cũng sẽ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về lịch sử địa phương của một bộ phận quần chúng nhân dân và các thế hệ học sinh, đồng thời góp phần bổ sung nguồn tư liệu phục vụ cho cán bộ quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, giáo viên, học sinh,.. qua đó giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước hiểu biết sâu sắc về lịch sử, văn hóa của đồng bào dân tộc Tuyên Quang. Xuất phát từ những ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở thành phố Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) - tiếp cận từ góc độ lịch sử” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Những nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Bắc Bộ Vấn đề tín ngưỡng Mẫu đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều học giả. Có thể kể đến một số công trình sau: Các nữ thần Việt Nam của Đỗ Thị Hảo và Mai Thị Ngọc Chúc (Nxb Phụ nữ, Hà Nội, năm 1984) cũng đã cung cấp đủ rất nhiều thông tin về hệ thống các Nữ thần ở Việt Nam. Theo đó, các tác giả chia nữ thần ở Việt Nam thành các nữ thần trong thần thoại, nữ thần của các dân tộc thiểu số, các Thánh Mẫu, các Chư thần. Thông qua việc trình bày thần tích của 117 vị nữ thần ở Việt Nam (trong đó có rất nhiều các vị được thờ trong tín ngưỡng thờ Mẫu) cùng danh mục 362 vị nữ thần được lưu truyền trong dân gian và thần tích trên các vùng miền khác nhau, công trình đã cung cấp một nguồn tư liệu rất phong phú và bổ ích để các nhà nghiên cứu có thể hiểu rõ hơn về hệ thống nữ thần ở Việt Nam. Công trình Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam, tác giả Chu Quang Trứ (Nxb Thuận Hóa, Huế năm 1996) có bài viết về Tín ngưỡng thờ Mẫu nhưng còn chưa thực sự rõ ràng, tác giả giới thiệu dàn đều bốn loại hình tín ngưỡng chủ yếu tại Việt Nam. Vũ Ngọc Khánh, với công trình Tín ngưỡng dân gian Việt Nam (tái bản có sửa chữa, bổ sung) (2001), tác giả có viết về các tín ngưỡng dân gian Việt Nam hiện nay, trong đó có cả tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng Tam phủ - Tứ phủ, nhưng không nghiên cứu sâu từng loại hình tín ngưỡng mà chỉ nêu khái quát từng loại hình tín ngưỡng dân gian mà thôi. Công trình Đạo Mẫu ở Việt Nam (2 tập) do Ngô Đức Thịnh chủ biên 8 (Nxb Văn hóa dân gian, 2002). Đây được coi là một tác phẩm nghiên cứu một cách cơ bản và tương đối hoàn chỉnh về tín ngưỡng Mẫu. Tác giả đã tiếp cận hiện tượng tín ngưỡng này chủ yếu dưới góc độ văn hóa và phần nào cũng chỉ ra được phương diện tín ngưỡng tôn giáo. Văn hóa Thánh Mẫu của Đặng Văn Lung (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội năm 2004) cũng đã đưa ra một “Văn hóa Thánh Mẫu” của người Việt trên cơ sở phân tích sự hình thành và phát triển của các biểu tượng Thánh Mẫu. Tuy nhiên, như tác giả đã tự nhận thấy, tác phẩm này mới chỉ dừng lại ở việc phần nào tìm ra sự phát sinh, hình thành, truyền bá và sự sửa đổi cốt truyện, lễ hội theo lôgic - lịch sử - chính trị - văn hóa - xã hội của đất nước. Cuốn sách Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam do TS Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (Nxb Tôn giáo, Hà Nội năm 2005) cũng viết về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, nhưng chỉ đề cập đến khái niệm thờ Mẫu và một số đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu, chưa đi sâu vào nguồn gốc, vai trò…của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Cuốn sách Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam của Mai Thanh Hải (Nxb văn hóa Thông tin, Hà Nội năm 2005) có nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam và cho rằng thờ Mẫu ở Việt Nam có cội nguồn bản địa và thờ Mẫu bắt nguồn từ triết lý nhân sinh. Công trình Tục thờ Đức Mẫu Liễu Hạnh, Đức Thánh Trần của Vũ Ngọc Khánh (Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội năm 2008) đã trình bày về sự phát triển từ nguyên lý Mẹ của văn hóa Việt Nam phát triển đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ phủ. Trên cơ sở đó, cuốn sách tập trung vào việc phân tích và chỉ ra vị trí của Đức Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống tín ngưỡng Việt 9 Nam nói chung, tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ nói riêng thông qua các nguồn thư tịch cổ về Bà trong dân gian. Ngoài ra, còn nhiều cuộc hội thảo về tín ngưỡng thờ Mẫu thu hút đông đảo các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia. Hội thảo quốc tế Tín ngưỡng Mẫu và lễ hội Phủ Giầy tổ chức năm 2001 tại Hà Nội. Kết thúc hội thảo đã ra kỷ yếu và xuấn bản cuốn Đạo Mẫu và các hình thức Saman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004) do Ngô Đức Thịnh chủ biên. Hội thảo khoa học Di tích lịch sử văn hoá Phủ Quảng Cung do Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn Văn hoá Tín ngưỡng Việt Nam tổ chức ngày 21/11/2009, tại xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Hội thảo đã tập trung làm rõ nhiều vấn đề về Mẫu Liễu Hạnh, Phủ Quảng Cung, ảnh hưởng của Mẫu Liễu Hạnh trong đời sống cư dân ở khu vực. Hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa thờ Mẫu (nữ thần) ở Việt Nam và Châu Á – Bản sắc và giá trị được tổ chức trong hai ngày 29 và 30 tháng 9 năm 2016 tại Nam Định. Các học giả tham dự hội thảo đã cho rằng thờ Mẫu là một tín ngưỡng; tục thờ Mẫu là thế giới quan, nhân sinh quan của cư dân nông nghiệp châu Á; đồng thời là triết lý về tinh thần yêu nước, về sức mạnh, đạo lý của các dân tộc. Trên phương diện văn hoá, tục thờ Mẫu là bức tranh đa dạng, sinh động về nghệ thuật diễn xướng dân gian, phản ánh nhiều giá trị văn hóa đã được sáng tạo, tích tụ và trao truyền từ đời này sang đời khác, làm nên sức sống vĩnh cửu của các Nữ thần và của Mẫu. Một số người đã lựa chọn tín ngưỡng thờ Mẫu làm đối tượng nghiên cứu chính trong các luận văn, luận án của mình: Vũ Thị Thu An với đề tài 10 luận văn Thạc sỹ Triết học Tìm hiểu nghi lễ thờ cúng của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Kiến An – Hải Phòng (Đại học KHXHNV Hà Nội, năm 2013), Nguyễn Hải Anh với đề tài luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học: Ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ mẫu đến đời sống văn hóa tinh thần người dân ở Hải Phòng hiện nay (Đại học KHXHNV Hà Nội, năm 2015), Phan Thị Kim với đề tài luận văn Thạc sỹ Triết học Tìm hiểu mối quan hệ giữa phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở khu vực Đồng bằng bắc bộ (Đại học KHXHNV Hà Nội, năm 2011), Nguyễn Ngọc Mai với đề tài Luận án Tiến sĩ Văn hóa học Hiện tượng lên đồng trong bối cảnh đổi mới (Viện Khoa học Xã hội Việt Nam năm 2010),…. Nhiều bài viết được công bố trên các tạp chí cũng đã đề cập đến tín ngưỡng thờ Mẫu. Trên Tạp chí Văn học có các bài như: Đinh Gia Khánh, Tục thờ Mẫu và những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 5/1992; Văn Ty, Bước đầu tìm hiểu âm nhạc chầu văn trong tín ngưỡng Mẫu Liễu, Tạp chí Văn học, số 5/1992; Trên Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật có một số bài như: Trần Lâm Biền, Quanh tín ngưỡng dân giã, Mẫu Liễu và điện thờ, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, số 5/1990; Nguyễn Minh San (1993), Tứ pháp – tín ngưỡng độc đáo của người Việt, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật, số 5, tr 62-64; Trên Tạp chí Văn hóa dân gian có một số bài như: Nguyễn Kim Hiền (2001), Lên đồng một sinh hoạt tâm linh mang tính trị liệu, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 4, tr 69-78; Nguyễn Quốc Tuấn (2004), Chu Xuân Giao, Phan Lan Hương (2008), Truy tìm những chân thực riêng lẻ: về thời điểm xuất 11 hiện của phủ Tây Hồ từ góc nhìn nhân loại học lịch sử, Tạp chí Văn hóa dân gian, 3, tr 21-44; Nguyễn Ngọc Mai (2009), Múa đồng trong nghi lễ lên đồng của người Việt và mối quan hệ với múa bóng (Chăm) một đôi điều suy nghĩ, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 3, tr 56-61.... Nhìn chung, các công trình trên khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu đã được các tác giả tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau. Các công trình đã cung cấp một lượng thông tin phong phú về sự phát triển của tín ngưỡng thờ Mẫu, hệ thống thần linh cùng các thần tích của tín ngưỡng thờ Mẫu, các không gian thờ cúng của nó trong quá khứ cũng như hiện tại, những giá trị về mặt văn học, nghệ thuật của tín ngưỡng thờ Mẫu cũng như những tác động của nó đến văn hóa, xã hội của người Việt cả trong lịch sử cũng như ở hiện tại. 2.2. Những nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tuyên Quang Có thể nói, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang. Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang đã bước đầu được đề cập đến trong một số công trình, trong đó có: Di tích danh thắng Tuyên Quang (Nhà xuất bản Văn hóa dân tôc, Hà nội – 2008) của tác giả Phù Ninh. Tác phẩm đã trình bày những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu ở Tuyên Quang. Trong cuốn sách, một số đền thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang đã được khảo tả về niên đại, kiến trúc của đền Hạ, đền Thượng, đền Cảnh Xanh. Lịch sử Đảng bộ thị xã Tuyên Quang (1940 - 2008) (Ban chấp hành Đảng bộ thị xã Tuyên Quang, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009) đã 12 nêu lên một cách tổng quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, vài nét về văn hóa của thành phố Tuyên Quang, trong đó có bước đầu đề cập đến đền thờ và lễ hội thờ Mẫu ở Tuyên Quang. Văn hoá, văn học và ngôn ngữ địa phương tỉnh Tuyên Quang (Bùi Thị Mai và Trần Lâm Huyền biên soạn, Trường Cao đẳng Sư phạm Tuyên Quang xuất bản vào năm 2010). Cuốn sách đã miêu tả đôi nét một số đền thờ Mẫu, lễ hội thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang (đền Hạ, đền Cảnh Xanh, đền Thượng). Các tác giả của cuốn sách đã khái quát chung về văn hoá Tuyên Quang, trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu ở đây được đánh giá là một tín ngưỡng văn hóa truyền thống của cư dân Tuyên Quang. Địa chí Tuyên Quang (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội - 2014) là cuốn sách tổng kết, giới thiệu khái quát những tri thức chủ yếu về thiên nhiên, con người, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của Tuyên Quang xưa và nay. Trong Địa chí Tuyên Quang, vấn đề văn hóa nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu nói riêng ở Tuyên Quang được trình bày trong phần thứ năm: Văn hóa. Trong đó đặc biệt là các chương: Di tích Danh thắng đã trực tiếp trình bày về ba di tích thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang đó là đề Hạ, đền Thượng, đền Cảnh Xanh, đền Ỷ La; ở chương Lễ hội dân gian đã miêu tả khái quát về tiến trình lễ hội thờ Mẫu ở ba ngôi đền của thành phố Tuyên Quang. Tóm lại, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ, hệ thống về tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang. Tuy nhiên, các công trình kể trên là cơ sở quan trọng để tác giả tham khảo, lựa chọn sử dụng, và kế thừa để phát triển và hoàn thành luận văn của mình. 3. Đối tƣợng và phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu 13 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang qua khảo sát hệ thống đền thờ Mẫu và lễ hội thờ mẫu ở thành phố Tuyên Quang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, đề tài khảo sát các đền trên địa bàn thành phố Tuyên Quang ở thời điểm hiện tại. Về thời gian, đề tài xem xét tín ngưỡng thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang từ truyền thống đến hiện đại. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề đặt ra như sau: - Nghiên cứu hệ thống đền thờ Mẫu ở Tuyên Quang gồm số lượng, sự phân bố, niên đại, đối tượng thờ, cảnh quan, kiến trúc và giới thiệu một số ngôi đền thờ Mẫu tiêu biểu ở Tuyên Quang. - Nghiên cứu về lễ hội thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang, trình bãy rõ một số lễ hội thờ Mẫu điển hình ở Tuyên Quang. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Đề nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa vào các nguồn tư liệu chính sau đây: - Nguồn tư liệu thành văn bao gồm các sách, luận văn, tạp chí, báo,…có nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tuyên Quang nói riêng; Hồ sơ một số di tích đền thờ Mẫu ở thành phố 14 Tuyên Quang như Hồ sơ di tích đền Hạ, hồ sơ di tích đền Thượng, đền Ỷ La,… - Nguồn tư liệu điền dã do tác giả thu thập được trong qua trình điền dã như ảnh, kết quả phỏng vấn tại một số đền thờ Mẫu, tại lễ hội Mẫu ở Tuyên Quang. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá các sự kiện lịch sử, các sự vật, các di vật, các tài liệu chính sử và dân gian về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tuyên Quang. Phương pháp chủ yếu mà tác giả sử dụng trong luận văn là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Trong đó phương pháp lịch sử được sử dụng để tái hiện lại diện mạo các đền thờ, lễ hội thờ Mẫu ở Tuyên Quang. Phương pháp logic được vận dụng phân tích, đánh giá về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tuyên Quang. Để xử lý tốt các tư liệu, luận văn sử dụng phương pháp so sánh, phân loại, đối chiếu,… nhằm tập hợp các tư liệu để từ đó có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tuyên Quang. 5. Đóng góp của luận văn Luận văn được thực hiện thành công sẽ có một số đóng góp cơ bản sau đây: Một là, luận văn nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện hệ thống đền thờ Mẫu và lễ hội thờ Mẫu ở Tuyên Quang. Hai là, luận văn góp phần bổ sung những nhận thức về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. 15 Ba là, luận văn cung cấp thêm nguồn tài liệu tham khảo cán bộ quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, giáo viên, học sinh,... về lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Tuyên Quang. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu làm 3 chương như sau: Chương 1: Khái quát về thành phố Tuyên Quang và tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ Chương 2: Hệ thống đền thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Chương 3: Lễ hội thờ Mẫu ở thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang 16 17 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ MẪU CỦA NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 1.1. Khái quát về thành phố Tuyên Quang 1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Tuyên Quang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Tuyên Quang (nằm về phía Nam tỉnh) có tọa độ địa lý từ 21052’ 21043’ vĩ bắc và 105010’ - 105020’ kinh đông, cách thủ đô Hà Nội về phía Nam 165 km theo Quốc lộ 2. Phía bắc giáp xã Thắng Quân, Tân Long và xã Tân Tiến (huyện Yên Sơn). Phía nam giáp xã Nhữ Khê, Đội Bình, thị trấn Tân Bình (huyện Yên Sơn). Phía đông giáp xã Thái Bình, xã Tiến Bộ (huyện Yên Sơn); xã Cấp Tiến, xã Vĩnh Lợi (huyện Sơn Dương). Phía tây giáp xã Trung Môn, xã Hoàng Khai, xã Kim Phú và xã Phú Lâm (huyện Yên Sơn). Thành phố Tuyên Quang có 07 phường (Tân Quang, Minh Xuân, Phan Thiết, Ỷ La, Tân Hà, Hưng Thành, Nông Tiến) và 06 xã (Trảng Đà, An Tường, Lưỡng Vượng, An Khang, Thái Long, Đội Cấn). Thành phố Tuyên Quang là đầu mối giao thông thủy, bộ quan trọng. Đường thủy có sông Lô, tàu lớn xuôi tới Việt Trì, Hà Nội và các tỉnh đồng bằng song Hồng. Mùa mưa, tàu nhỏ có thể ngược sông Lô lên đến Hàm Yên, ngược sông Gâm lên đến Chiêm Hóa. Đường bộ có Quốc lộ 2 nối 18 Tuyên Quang với Hà Nội qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc về phía nam, với Hà Giang về phía bắc. Quốc lộ 37 nối Tuyên Quang với Yên Bái và các tỉnh Tây Bắc với Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng và các tỉnh Đông Bắc. Mặc dù thành phố Tuyên Quang nằm sâu trong nội địa, cách xa cảng, cửa khẩu và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, không có đường hàng không nhưng do có hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy hoàn chỉnh, dày đặc nên việc thông thương, giao dịch, trao đổi hàng hóa của thành phố với bên ngoài khá thuận lợi. 1.1.2. Điều kiện tự nhiên Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Tuyên Quang là 11.921 ha bằng 2,03% tổng diện tích cả tỉnh (tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang là 587.038,5), trong đó đất nông nghiệp 33,64%; đất lâm nghiệp 32,26%; thổ cư và đất chuyên dụng 29,96%; diện tích núi đá, sông ngòi và mặt nước 10,50% [82; tr. 1328]. Đặc điểm địa hình Thành phố Tuyên Quang có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 23,48 đến 39,48m. Bao bọc quanh thành phố là các dãy núi: núi Dùm (ở phía đông bắc), núi Là (phía Tây), núi Nghiêm (phía đông nam). Địa hình thành phố Tuyên Quang được phân bố thành 2 vùng rõ rệt phía Tây thành phố là vùng có địa hình tương đối bằng phẳng tập trung chủ yếu ở các phường Tân Hà, Ỷ La, Hưng Thành, Phan Thiết, Minh Xuân, Tân Quang và xã An Tường. Có dòng sông lô chảy qua thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp. Vùng đồi núi tập trung ở các 19 xã, phường, Nông Tiến, Tràng Đà, An Khang, Thái Long, Đội Cấn, Lưỡng Vượng. Khí hậu Thành phố Tuyên Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có đặc điểm của khí hậu vùng núi phía Bắc, một năm chia thành hai mùa: mùa hè nóng ẩm - mưa nhiều, từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông lạnh – khô hạn, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23,60C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất là tháng 6; tháng 7 nhiệt độ trung bình khoảng 28,00C; thấp nhất là từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 16,00C. Lượng mưa trung bình năm là 1.600 mm, phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa nhiều tập trung vào các tháng 5; 6; 7; 8. Các tháng có lượng mưa ít là 11 và 12. Độ ẩm không khí cao, trung bình cả năm là 84%. Độ ẩm cao nhất vào các tháng 7; 8; 9;10, thấp nhất vào các tháng 11 và 12. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn thành phố không có sự chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm. Sông ngòi Mạng lưới sông ngòi ở Tuyên Quang tương đối dày, và phân bố tướng đối đồng đều. Các dòng sông lớn có một số phụ lưu. Do chảy trên địa hình đồi núi nên lòng sông dốc, nước chảy xiết và có khả năng tập chung nước nhanh vào mùa lũ. Do chịu ảnh hưởng của địa hình nên dòng chảy có hướng Bắc – Nam (Sông Gâm), hoặc Tây – Bắc (Sông Lô). Thủy chế chia 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan