Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn tốt nghiệp phân lập chất từ cao cloroform của cây rau má lá sen hydroco...

Tài liệu Luận văn tốt nghiệp phân lập chất từ cao cloroform của cây rau má lá sen hydrocotyle bonariensis.l, họ ngõ

.PDF
84
49
72

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN BỘ MÔN HÓA TRƢƠNG THỊ MỘNG CẦM PHÂN LẬP CHẤT TỪ CAO CLOROFORM CỦA CÂY RAU MÁ LÁ SEN HYDROCOTYLE BONARIENSIS.L, HỌ NGÕ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên Ngành: Cử nhân Hóa học Mã Số: KH0769A1 HƢỚNG DẪN KHOA HỌC ThS. TÔN NỮ LIÊN HƢƠNG CẦN THƠ – 5/2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN LẬP CHẤT TỪ CAO CLOROFORM CỦA CÂY RAU MÁ LÁ SEN HYDROCOTYLE BONARIENSIS L., HỌ NGÒ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN ThS. Tôn Nữ Liên Hƣơng Trƣơng Thị Mộng Cầm MSSV: 2072033 Lớp: Cử nhân hoá học K33 Luận văn tốt nghiệp đại học CHƢƠNG 1: LỜI CẢM ƠN  Công ơn mẹ cha vô bờ bến, bước đường con đi thắm đượm giọt mồ hôi cha và nước mắt mẹ. Cha mẹ luôn tiếp sức con mỗi khi con gặp khó khăn, hơn bao giờ hết con khắc ghi công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Trước đường đời cha mẹ là bến tựa để con vững bước. Công ơn này con nguyện khắc ghi. Em xin cảm ơn Các thầy cô trong khoa Khoa Học Tự Nhiên, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn Hoá Học. Các thầy cô đã truyền đạt những kiến thức quý báo cho em, đó cũng là hành trang vô giá để em có thể vững bước vào đời. Em xin chân thành cảm ơn cô Tôn Nữ Liên Hương người đã trực tiếp hướng dẫn em trong đề tài luận văn này. Cô không chỉ là cô mà còn như người mẹ dìu dắt chúng em, tận tình chỉ bảo và hơn hết cô luôn bên cạnh giúp đỡ, lo lắng cho chúng em trong suốt quá trình chúng em làm luận văn. Em cũng xin gời lời cảm ơn bằng cả tấm long mình đến hai anh chị cao học: Anh Trần Đình Luận và Chị Nguyễn Minh Hiền và các bạn trong nhóm làm chung đề tài cùng em. Anh chị và các bạn đã cùng em chia sẻ kiến thức, chỉ bảo và động viên nhau trong suốt thời gian làm cùng nhau. Tuy mới quen biết nhau chưa lâu nhưng anh chị và các bạn đã xem em như em út và người thân cùng nhau vượt qua những khó khăn trong quá trình làm. Chân thành cảm ơn! Cần Thơ, Tháng 5 năm 2011 Trương Thị Mộng Cầm SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 i Luận văn tốt nghiệp đại học MỤC LỤC MỤC LỤC HÌNH ....................................................................................................... iv MỤC LỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ .................................................................................... v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vi CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT ........................................................... 1 1.1Giới thiệu chung về các cây thuộc chi Hydrocotyle ..................................................................................................................................... 1 1.2 Giới thiệu về rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis L. ...................................... 3 1.2.1 Tên gọi và phân loại ....................................................................................... 3 1.2.2 Đặc điểm thực vật, xứ xuất và phân bố .......................................................... 4 1.2.3 Những nghiên cứu hóa học ............................................................................ 4 1.2.4 Hoạt tính[5] .................................................................................................... 4 1.2.5 Công dụng của rau má ................................................................................... 4 CHƢƠNG 2: ĐẠI CƢƠNG VỀ TERPENOID VÀ STEROL-GLYCOSID ........... 8 2.1 Sơ lược về terpenoid (isoprenoid)[1,3,4] ............................................................. 8 2.2 Monoterpenoid[3,4] .............................................................................................. 9 2.2.1 Sơ lược về monoterpenoid ............................................................................. 9 2.3 Sơ lược về sterol – glycosid[3,4,9] .................................................................... 11 2.3.1 Sterol ............................................................................................................ 11 2.3.2 Glycosid ...................................................................................................... 12 CHƢƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CÁC PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM .. 14 3.1 Phương pháp sắc ký[1,3] .................................................................................... 14 3.2 Phương pháp chiết tách[1,3] ............................................................................... 25 3.2.1 Dung môi sử dụng ........................................................................................ 25 3.2.2 Các kỹ thuật chiết tách hợp chất ra khỏi cây ............................................... 27 3.3 Phương pháp xác định cấu trúc phân tử[2] ......................................................... 35 SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 ii Luận văn tốt nghiệp đại học CHƢƠNG 4: THỰC NGHIỆM................................................................................. 36 4.1 Địa Điểm, Thời Gian, Phƣơng Tiện Thực Hiện và Phƣơng Pháp Nghiên cứu36 4.1.1 Địa điểm ........................................................................................................... 36 4.1.2 Thời gian .......................................................................................................... 36 4.1.3 Phương tiện ...................................................................................................... 36 4.1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 37 4.2 Điều chế các loại cao ......................................................................................... 38 4.2.1 Nguyên liệu .................................................................................................. 38 4.2.3 Điều chế cao metanol tổng ........................................................................... 38 4.2.4 Điều chế cao PE ........................................................................................... 39 4.2.5 Điều chế cao C ............................................................................................. 39 4.2.6 Điều chế cao Ea ............................................................................................ 39 4.3 Khảo sát cao C ban đầu và biện luận kết quả .................................................... 40 4.3.1 Sắc ký cột cao C2 ......................................................................................... 40 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 54 5.1 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 54 5.2 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 55 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 57 SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 iii Luận văn tốt nghiệp đại học CHƢƠNG 2: MỤC LỤC HÌNH Hình 1: Một số cây thuộc chi Hydrocotyle 2 Hình 2: Hydrocotyle bonariensis L. 3 Hình 3: Cách tính giá trị Rf 22 Hình 4: Triển khai SKLM 24 Hình 5: Bình chiết ngâm dầm và dung dịch sau chiết và cô quay Hình 6: Sắc kí cột nhanh 29 Hình 7: hệ thống chiết soxhlet Hình 8: Bình lóng 28 31 33 Hình 9: Lá và thân của Hydrocotyle bonariensis L. 38 Hình 10: Sắc ký cột cao C2 41 Hình 11: SKLM cao C với hệ giải ly C : Me : W = 10 : 2 : 1 Hình 12: Sắc ký lớp mỏng hợp chất HB - A3 41 44 Hình 13: Tinh thể HB - A3 44 Hình 14: Sắc ký lớp mỏng HB - A3 với ba hệ dung môi khác nhau 44 Hình 15: Bảng mỏng phân đoạn C2-10 và sắc kí cột C2-10 47 Hình 16: Bảng mỏng hợp chất C10Hb 48 Hình 17: Bảng mỏng hợp chất C10Hb so 3 hệ dung môi 48 Hình 18: Tinh thể C10Hb 48 SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 iv Luận văn tốt nghiệp đại học CHƢƠNG 3: MỤC LỤC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ Bảng 1: Các dung môi thường dùng trong sác ký cột, được sắp xếp theo chỉ số phân cực tăng dần ................................................................................................................. 15 Bảng 2: Kết quả sắc kí cột cao C2 ............................................................................... 42 Bảng 3: Kết quả sắc ký cột phân đoạn C2-5 ............................................................... 43 Bảng 4: Số liệu phổ 13C-NMR và DEPT của hợp chất HB-A3 ................................... 45 Bảng 5: Kết quả sắc ký cột phân đoạn C2-10 ............................................................. 47 Bảng 6: Số liệu phổ ở vùng đường[13] ........................................................................ 50 Bảng 7: So sánh số liệu của hợp chất C10Hb với stigmasterol Bảng 8: So sánh số liệu của hợp chất C10Hb với spinasterol [12] [12] .............................. 51 ................................ 52 Sơ đồ 1: Sơ đồ tổng quát điều chế các loại cao có độ phân cực khác nhau ................ 40 Sơ đồ 2: Hình ảnh quá trình tinh chiết phân đoạn C2-10.4 ........................................ 48 SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 v Luận văn tốt nghiệp đại học CHƢƠNG 4: DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ac Aceton C Cloroform Ea Etyl acetat Me Metanol PE ête dầu hoả W Nước SKBM Sắc ký bản mỏng SKLM Sắc ký lớp mỏng NMR Nuclear Magnetic Resonance Rf Retention factor SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 vi Luận văn tốt nghiệp đại học Danh Mục phụ lục Phụ lục 1: phổ 1H-NMR của Hb-A3……………………………………………….57 Phụ lục 2: phổ13C-NMR của Hb-A3……………………………………………....59 Phụ lục 3: phổ 1H-NMR của C10Hb ………………………………………………64 Phụ lục 4: phổ 13C-NMR của C10Hb …………………………………………..…68 SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 vii Luận văn tốt nghiệp đại học CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỰC VẬT 1.1 Giới thiệu chung về các cây thuộc chi Hydrocotyle Chi Hydrocotyle là tập hợp hơn 30 loài, có đặc điểm chung là cây thảo, cây lưu niên, vùng phân bố rộng. Ở Việt Nam, người dân quen gọi là rau má. Chi Hydrocotyle có hơn mười loài như: Hydrocotyle asiatica, Hydrocotyle chevalieri (Chern) Tard, Hydrocotyle chinensis (Dunn) Craib, Hydrocotyle nepalensis Hook, Hydrocotyle petelotii Tard, Hydrocotyle pseudosanicula De Boiss, Hydrocotyle siamica Craib, Hydrocotyle sibthorpioides Lamk, Hydrocotyle tonkinensis Tard, Hydrocotyle wilfordii Maxim. Hydrocotyle asiatica Hydrocotyle sibthorpioides SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 Hydrocotyle nepalensis Hydrocotyle umbellata L. 1 Luận văn tốt nghiệp đại học Hydrocotyle americana L. Hydrocotyle verticillata Hydrocotyle bonariensis L. Hydrocotyle vulgaris L. Hình 1: Một số cây thuộc chi Hydrocotyle Những loài cây thuộc chi Hydrocotyle rất dễ sống ở các vùng đất ẩm, có bóng râm, khí hậu mát mẻ, có thể sống cả trong môi trường nước và đặc biệt có loài sống được trong môi trường đất cằn, ngay cả nước mặn chúng cũng có khả năng sinh sống và phát triển (những loài này có ở Hà Tiên, Ninh Thuận…). Trong đó, Hydrocotyle asiatica L. và Hydrocotyle sibthorpioides (rau má lá nhỏ) là hai loài thường gặp nhất và rất quen thuộc với người dân Việt Nam. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện thêm vài loài mới xuất hiện. Dược sĩ Phan Đức Bình đã định danh hai loài rau má có hình dạng khác biệt so với rau má thường là lá giống lá sen, phát hiện ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, đó là Hydrocotyle bonariensis L. và Hydrocotyle vulgaris L. thường quen gọi là rau má Thái, rau má Nhật. Do đó tiến hành khảo sát thành phần hóa học trên cây Hydrocotyle bonariensis L., loài cây mới phát hiện. SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 2 Luận văn tốt nghiệp đại học 1.2 Giới thiệu về rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis L. Hình 2: Hydrocotyle bonariensis L. 1.2.1 Tên gọi và phân loại Tên khoa học: Hydrocotyle bonariensis L. Tên khác: Penywort, large leaf penywort paraguita, rau má lá sen. Tên thường gọi: Rau má lá sen. Phân loại: Giới: Thực vật Ngành: Magnoliophyta Lớp: Magnoliopsida Thứ: Apiales Họ: Apiaceae Chi: Hydrocotyle Loài: Bonariensis SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 3 Luận văn tốt nghiệp đại học 1.2.2 Đặc điểm thực vật, xuất xứ và phân bố Hydrocotyle bonariensis L. là loại cây sống dễ trong nước, nơi ẩm ướt, đất cát, hay cả môi trường khô. Nó là loại cây thuộc loại cỏ lưu niên nhẵn, dạng thân rễ mọc bò, tại mỗi đốt có nhiều rễ và cho ra 1 – 2 lá vươn thẳng lên từ cọng lá. Lá Hydrocotyle bonariensis L. thì mỏng, hình lọng, phiến tròn, rộng, có thùy cạn, mép lá khía tai bèo, cuống lá mọc ở giữa. Hoa Hydrocotyle bonariensis L. nhỏ, năm cánh, có màu trắng hoặc vàng kem, tán hoa đường kính 1 – 6 cm gồm nhiều tia tụ tạo thành vòng tròn, cây ra hoa từ mùa xuân đến đầu mùa thu. Quả hình bầu dục, dày 0,5 – 2 cm, rộng 2,5 – 3 mm, đáy và đỉnh có khía sống lưng và phần bên gân nổi rõ. Chúng xuất xứ từ Nam Mỹ, gần đây phát hiện mọc hoang ở Việt Nam. 1.2.3 Những nghiên cứu hóa học Trong quá trình nghiên cứu đặc điểm sinh thái trên cây Hydrocotyle bonariensis L. chỉ mới tập trung về khả năng hấp thụ muối NaCl của lá cây này ở những vùng đất mặn có ảnh hưởng đến hàm lượng chlorophyl và làm thay đổi hàm lượng protein trong lá. So với cây Foeniculum vulgare L. thì cây Hydrocotyle bonariensis L. nhận NaCl nhiều hơn. 1.2.4 Hoạt tính[5] Lá ăn được, có dược tính, cây được trồng để sử dụng trong dân gian. Tinh dầu của cây Hydrocotyle bonariensis L. kháng được cả hai chủng vi khuẩn Gram âm: Escherichia coli, Psendomonas aeruginosa và vi khuẩn Gram dương: Staphylococcus aureus và một chủng nấm mốc: Fusarium oxysporum. 1.2.5 Công dụng của rau má Rau má là thứ rau thông dụng trong bữa ăn hằng ngày nhất là đối với người Việt Nam chúng ta. Ngoài ra nó còn được ép lấy nước uống, là một nước giải khát tuyệt vời. SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 4 Luận văn tốt nghiệp đại học Bên cạnh đó, đã từ lâu người ta còn sử dụng nó trong y học như một loại dược liệu quý và ngày càng được nghiên cứu rộng. Đối với Tây Y [7,8] Từ những năm 1940, y học hiện đại bắt đầu nghiên cứu những tác dụng của rau má. Rau má có những hoạt chất saponins tripernoids bao gồm asiaticoside, madecassoside, madecassic acid và asiatic acid. Hoạt chất asiaticoside đã được ứng dụng trong điều trị bệnh phong và bệnh lao. Người ta cho rằng trong những bệnh này, vi khuẩn được bao phủ bởi một màng ngoài giống như sáp khiến cho hệ kháng nhiểm của cơ thể không thể tiếp cận. Chất asiaticoside trong dịch chiết rau má có thể làm tan lớp màng bao này để hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt chúng. Đối với da, nhiều công trình nghiên cứu và kết quả lâm sàng đều cho thấy dịch chiết rau má có khả năng kích hoạt các tiến trình sinh học trong việc phân chia tế bào và tái tạo mô liên kết giúp vết thương chóng lành và mau lên da non. Hiện nay rau má đã được sử dụng rất đa dạng dưới hình thức thuốc tiêm, thuốc bột, thuốc mỡ để điều trị nhiều chứng bệnh về da như vết bỏng, vết thương do chấn thương, do giải phẩu, cấy ghép da, những vết lở lâu lành, vết lở do ung thư, bệnh phong, vẩy nến. Đối với tuần hoàn huyết, những hoạt chất của rau má có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn ở các tĩnh mạch, mao mạch, bảo vệ lớp áo trong của thành mạch và làm gia tăng tính đàn hồi của mạch máu. Do đó rau má cũng hữu ích trong điều trị các chứng tăng áp lực tĩnh mạch ở các chi dưới. Theo nghiên cứu gần đây thì rau má lá sen và tinh dầu rau má lá sen Hydrocotyle bonariensis L. còn có hoạt tính khi thử nghiệm in vitro đối với tế bào ung thư màng tim và ung thư gan, kháng nấm…[19] Đối với Đông Y [7,8] Rau má còn là một vị thuốc quý, từ lâu đã được sử dụng rộng rãi trong nhân dân, thường dùng trong các trường hợp sau: SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 5 Luận văn tốt nghiệp đại học Mệt mỏi do thay đổi thời tiết: Rau má 40 g, ngải cứu, tía tô, kinh giới, mỗi thứ 20 g, sắc đặc, ngày uống hai lần. Chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu: Rau má 30g, cỏ nhọ nồi và trắc bá diệp mỗi loại 15 g, sắc nước uống. Ho do viêm họng[14,15]: Rau má rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt đặc, hoà thêm với đường cho dễ uống. Trẻ em ngày hai lần, mỗi lần 1/2 bát ăn cơm; người lớn: ngày 2 lần, mỗi lần một bát ăn cơm. Uống liên tục từ 5-7 ngày. Cảm nóng[14,15]: Rau má 40 g, cỏ mần trầu, lá tre, lá sắn dây, lá duối, mỗi thứ 20 g, sắc đặc, uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát ăn cơm. Sốt xuất huyết: Rau má, cỏ mần trầu, lá huyết dụ, lá cối xay, mỗi thứ 20 g, cỏ nhọ nồi sao cháy, sắc đặc, uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát ăn cơm. Cầm máu khi chảy máu chân răng, chảy máu cam, thổ huyết, đi tiểu ra máu, đi tiêu ra máu vì bệnh kiết lỵ, phụ nữ bị băng huyết. Thường dùng 30 g rau má, 15 g cỏ nhọ nồi, lá trắc bá, sao sắc nước uống. Mụn nhọt[14,15]: Rau má và lá gấc mỗi thứ 50 g rửa thật sạch, giã nhỏ, cho ít muối vào trộn đều, đắp lên chỗ đau rồi băng lại, ngày thay thuốc 2 lần và đắp cho đến khi khỏi. Hạ sốt[14,15]: Khi bị sốt nóng, nhức đầu, lấy 30 g rau má tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, vắt lấy nước, rồi hoà 10 g bột sắn dây, thêm đường uống. Ngộ độc lá ngón, nấm độc, say sắn: Rau má 50-100 g giã nát, hòa với nước chè đặc, thêm đường thật ngọt, uống làm một lần (kinh nghiệm người Thái ở Tây Bắc). Kích thích tiêu hoá, nhuận gan, nhuận trường, lợi tiểu, giải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể: rau má 8 g, rễ tranh 8 g, lá muồng trâu 4 g, cỏ mần trầu 8 g, cỏ mực 8 g, cam thảo nam 8 g, ké đầu ngựa 8 g, củ sả 4 g, gừng tươi 4 g, vỏ quít 4 g. Đổ ba chén nước sắc còn non một chén, uống lúc thuốc còn ấm. SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 6 Luận văn tốt nghiệp đại học Hoàn ích khí, dưỡng âm, trợ cơ, cứu đói, thuốc bổ dưỡng cho trẻ em, người già hoặc ngưòi ốm mới khỏi hoặc dùng làm lương khô mang theo khi đi xa phòng khi thiếu thốn thực phẩm: Lá dâu tầm, mè đen, bột củ mài và rau má. Mỗi vị ngang nhau, tán bột làm hoàn, mỗi hoàn khoảng 5 g. Mỗi ngày dùng hai lần, mỗi lần một hoặc hai hoàn. Thoái nhiệt đơn[14,15]: Có công dụng giảm nhiệt, hạ sốt, trừ khát, trấn kinh. Rau má 15%, hoạt thạch 30%, sắn dây 20%, sài hồ 15%, thạch cao 10%, cam thảo 10%. Tán bột, ngày uống ba lần, mỗi lần 4 g. Thuốc hạ huyết áp[14,15]: Rễ nhàu 16 g, rễ kiến cò 12 g, lá tre l2 g, rễ cỏ tranh 12 g, rễ cỏ xước 2 g, rau má 16 g, lá dâu 12 g. Sắc uống hoặc đóng viên làm trà uống thay nước hàng ngày. Trị khí hư (bạch đới), phụ nữ đau bụng lúc có kinh[14,15]: Dùng rau má, bồ công anh, mỗi thứ 40 g, cỏ chỉ thiên 30 g, cỏ vòi voi, củ dứa, mỗi thứ 20 g; sắc đặc, uống ngày 2 lần. Trị đi tiểu buốt, tiểu gắt[14,15]: Rau má 20 g, bông mã đề, rễ cỏ tranh, râu ngô, củ dứa, rau dừa, mỗi thứ 20 g, sài đất 21 g. Nếu tươi, giã vắt nước uống, nếu khô, sắc uồng ngày 2 lần. Làm thuốc lợi sữa: Có thể ăn rau má tươi hoặc luộc, nếu luộc thì phải dùng cả nước luộc mới có tác dụng. Chữa mẩn ngứa[7,14,15]: Lấy khoảng 50 g rau má tươi, rửa sạch, giã dập (hãm nước sôi 200 ml) uống trong ngày. Chữa rôm sẩy[7,14,15]: Dùng 50 g rau má rửa sạch giã vắt lấy nước, thêm ít đường cho dễ uống, hoặc ăn rau má tươi trộn với chanh hoặc dấm sẽ chữa được bệnh rôm. Lưu ý: Rau má có tính lạnh nên những người có tỳ vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng. Những trường hợp nầy chỉ nên dùng vài lá mỗi lần hoặc khi dùng kèm theo một vài lát gừng sống. Dùng ngoài da không giới hạn. SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 7 Luận văn tốt nghiệp đại học CHƢƠNG 2: ĐẠI CƢƠNG VỀ TERPENOID VÀ STEROL-GLYCOSID 2.1 Sơ lƣợc về terpenoid (isoprenoid)[1,3,4] Terpenoid là nhóm hợp chất tự nhiên mà phân tử là dẫn xuất oligopolyme (trùng hợp nhiều lần) của Isopren CH2=CH(CH3)-CH=CH2, và có chung nguồn gốc sinh tổng hợp. Sự phân bố rất rộng của nhóm chất này đưa đến xu hướng phân chia chúng thành các nhóm nhỏ dựa vào cấu trúc khung cơ bản. Dựa vào số đơn vị isopren để chia chúng thành các nhóm cơ bản như monoterpenoid (C10), sesquiterpenoid (C15), diterpenoid (C20), triterpenoid (C30), tertraterpenoid (C40), polyisopren (C5H8)n. Từ đó lại tiếp tục chia terpenoid cơ bản thành các nhóm nhỏ hơn nữa tùy theo đặc điểm hóa học của phân tử như khung carbon, loại nhóm chức liên kết hoặc đặc tính vật lý, sinh học khác. Một số hợp chất chính và phân bố của chúng trong từng nhóm terpenoid cơ bản: Monoterpenoid: Monoterpen C10H16 có trong tinh dầu, monoterpen lacton còn gọi là Iridoid, tropolon. Sesquiterpenoid: Sesquiterpen C15H24 trong tinh dầu, sesquiterpen lacton (đặc biệt trong họ Asteraceae Abaxixie). Diterpenoid: Diterpen C20H3, diterpen lacton, acid diterpen trong nhựa dầu, gilberilin (chất kích thích sing trưởng thực vật). Triterpenoid: Triterpen C30H48, saponin (dẫn xuất của Triterpen kết hợp với Steroid), glycosid có tác dụng trên tim. Tetraterpenoid: Carotenoid. Polyterpen (C5H8)n: Cao su. SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 8 Luận văn tốt nghiệp đại học Hầu hết hợp chất terpenoid có cấu trúc vòng với một số nhóm chức như: -OH, >CO, -CHO, -O-. Đặc tính chung của chúng là ít tan trong nước, tan trong chất béo ngoại trừ các glycosid (tạo thành khi chúng kết hợp với oza) thì tan trong nước. 2.2 Monoterpenoid[3,4] 2.2.1 Sơ lƣợc về monoterpenoid Monoterpenoid được chia làm 3 nhóm: Monoterpen không vòng Monoterpen đơn vòng Monoterpen hai vòng Monoterpen không vòng Monoterpen Hydrocarbon: không có vai trò quan trọng nhưng góp phần tạo ra hương của tinh dầu. Quan trọng nhất là ocimen và myrcen Myrcen Cis 𝛽 - Ocimen Trans 𝛽 - Ocimen Alcol monoterpen không vòng: Gồm geraniol, nerol, linalool… CH2OH H Geraniol H OH CH2OH Nerol Linalool Aldehid monoterpen không vòng: gồm geranial và citral Monoterpen đơn vòng Khung mentan là loại khung chính, là nguyên liệu quý giá của ngành mỹ phẩm và thực phẩm. SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 9 Luận văn tốt nghiệp đại học Nhóm hydrocarbon monoterpen đơn vòng quan trọng nhất là: limonen, dipenten, 𝛼- terpien, 𝛽- terpien, 𝛾- terpien, 𝛼- phelladren, và 𝛽- phelladren. Limonen 𝛼- Terpien Dipenten 𝛼- Phelladren 𝛽- Terpien 𝛽- Phelladren. Nhóm alcol: tiêu biểu như 𝛼 - terpineol, 𝛽 - terpineol, 4- terpineol, piperitol, carveol. OH OH OH 𝛽- Terpineol 𝛼- Terpineol 4- Terpineol HO OH Piperitol Carveol Dẫn xuất alcol monoterpen đơn vòng còn có: carvacol, thymol, menthol… OH OH Thymol OH Carvacol SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 Menthol 10 Luận văn tốt nghiệp đại học Monoterpen hai vòng Chia làm 5 nhóm khung Nhóm khung thuyan: 𝛼- thuyen, sabonen, thuyon, sabinol Nhóm khung caran: car -3- en, caron… Nhóm khung pinan: myrtenol, 𝛼- pinen… Nhóm khung bornan: camphen, borneol… Nhóm khung fenchan: fenchon, alcol fenchilic… 2.3 Sơ lƣợc về sterol – glycosid[3,4,9] 2.3.1 Sterol Sterol là những alcol thể rắn có nguồn gốc động vật hoặc thực vật, có cấu trúc 27-29 nguyên tử C, nhưng đều có chung khung sườn cơ bản là cycloperhydropentanophenantren và một nhóm thế alkyl mạch nhánh ở C17. R HO công thức chung về sterol Sterol phân bố rất rộng. Chúng thường có mặt song song với các alkaloid hoặc saponinsteroid. Chúng được tìm thấy trong động vật có xương sống, không xương sống và sau đó tìm thấy trong thực vật. Nhóm sterol động vật (zoosterol): cholesterol, cholestan-3β-ol, coprostan-β-ol, deosterol, coprostanol, cerebrosterol… Nhóm sterol của động vật biển không xương sống: spongesterol, clionasterol, fucosterol… Nhóm sterol thực vật (phytosterol): sistosterol (có các đồng phân α, β), stigmasterol, spinasterol, brassicasterol… Các sterol thực vật có trong tất cả các bộ phận của cây nhưng nhiều nhất ở các hạt có dầu, dưới dạng tự do hoặc ester. Một số ít ở dạng glycosid. SVTH: Trương Thị Mộng Cầm_ 2072033 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan