Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luận văn vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh an...

Tài liệu Luận văn vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh an giang

.PDF
91
632
75

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI -------- NGUYỄN THỊ ÚT VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH AN GIANG HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI -------- NGUYỄN THỊ ÚT VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH AN GIANG HIỆN NAY Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.03.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ MINH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ ÚT LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, tôi xin chân trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của: Quý thầy cô trong khoa Triết học trong thời gian học tập đã truyền thụ kiến thức cho tôi có đủ lý luận và vốn hiểu biết về vấn đề nghiên cứu, cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp. TS. Trần Thị Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và khuyến khích tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tỉnh uỷ An Giang, Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang đã nhiệt tình cung cấp tài liệu và số liệu cho tôi thực hiện luận văn. Gia đình, người thân, bạn bè đã động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đóng góp xây dựng của quý thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2017 TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN THỊ ÚT DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CNH –HĐH: công nghiệp hóa-hiện đại hóa ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long GDP: Gross Domestic Product KHXH&NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn MTQG: Mục tiêu quốc gia NTM: Nông thôn mới Nxb: Nhà xuất bản R&D: research & development TP: Thành phố UBND: Uỷ ban nhân dân VBARD: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development VBSP: Vietnam Bank for Social Policies MỤC LỤC MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu ..................................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................. 5 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 5 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................... 5 6. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 5 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 6 9. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 6 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài .............................................. 6 CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH AN GIANG HIỆN NAY ............................................................................ 8 1.1. Cơ sở lý luận của việc vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc xây dựng nông thôn mới ...................................................................................................... 8 1.1.1.Vấn đề mâu thuẫn trong triết học ......................................................................... 8 1.1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay ... 16 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc xây dựng nông thôn mới .................................................................................................... 34 1.2.1. Tổng quan tình hình kinh tế - xã hội tỉnh An Giang .................................................. 35 1.2.2. Vai trò của việc xây dựng nông thôn mới trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh An Giang. ........................................................................................................ 37 1.2.3. Vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang. ............................................................................................................. 42 Tiểu kết chƣơng 1 .............................................................................................................. 49 CHƢƠNG II: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN CỦA TỈNH AN GIANG TRONG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP .............................................................................................. 50 2.1. Thực trạng vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang ................................................................................................. 50 2.1.1. Thành tựu trong xây dựng NTM ở tỉnh An Giang ............................................. 50 2.1.2. Hạn chế ............................................................................................................ 54 2.1.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 55 2.2. Một số mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang ........................................................................................................... 56 2.2.1. Mâu thuẫn giữa quy hoạch và quản lý ........................................................ 56 2.2.2. Mâu thuẫn giữa khả năng và hiện thực ....................................................... 60 2.2.3. Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế nông thôn với tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường .............................................................................. 62 2.2.4. Mâu thuẫn trong cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án và đặc thù từng địa phương ............................................................. 63 2.3. Giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang giai đoạn hiện nay ..................... 67 2.3.1. Giải quyết mâu thuẫn giữa quy hoạch và quản lý ..................................... 67 2.3.2. Giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng và hiện thực. ................................... 69 2.3.3. Giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế nông thôn với tính bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường ....................................................... 71 2.3.4. Giải quyết mâu thuẫn trong cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án và đặc thù từng địa phương .................................... 74 Tiểu kết chƣơng 2 .............................................................................................................. 76 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 79 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (dưới đây gọi tắt là quy luật mâu thuẫn) là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật. Phép biện chứng suy cho cùng là biện chứng về những mâu thuẫn. Do tầm quan trọng của nó mà Lênin đã xem lý luận về sự thống nhất của các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng. Bởi lẽ, nó vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của thế giới khách quan và vì nó là chìa khóa, là cơ sở giúp chúng ta nắm vững thực chất của tất cả các quy luật và phạm trù của phép biện chứng duy vật. Mâu thuẫn là hiện tượng có trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Trong mỗi sự vật, mâu thuẫn hình thành không phải chỉ là một mà là nhiều mâu thuẫn, và sự vật trong cùng một lúc có nhiều mặt đối lập thì mâu thuẫn này mất đi và mâu thuẫn khác lại hình thành… Cho nên nắm vững quan điểm mácxít về mâu thuẫn sẽ giúp chúng ta hình thành phương pháp, hình thành tư duy khoa học, biết khám phá bản chất của sự vật và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh, thúc đẩy sự vật phát triển. Quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng, nó cho ta chìa khóa để tìm hiểu mọi sự vận động và phát triển, đi sâu vào bản chất của sự vật và hiện tượng. Trong công tác thực tiễn, chúng ta cần tìm hiểu sự vật và hiện tượng bằng phương pháp phân tích mâu thuẫn, đồng thời chuẩn bị điều kiện đầy đủ để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn mà không được giải quyết sẽ cản trở sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư sinh sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế xã hội đất nước. Nông nghiệp và nông thôn luôn có vị trí quan trọng trong 1 chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam, là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị. Trong từng thời kỳ khác nhau, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP và cơ cấu đầu tư dù khác nhau, nhưng nông nghiệp luôn là chỗ dựa vững chắc để giải quyết các vấn đề chung của xã hội như: an ninh lương thực quốc gia thu hẹp hoặc tiến tới xóa bỏ nghèo đói, cung cấp nguồn nhân lực, tạo việc làm và thu hút lao động theo hướng “bất ly hương”, góp phần ổn định xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đối với tỉnh An Giang, là một tỉnh biên giới giáp với Campuchia, có diện tích tự nhiên 3.506 km2, với dân số khoảng 2,1 triệu người; là tỉnh đông dân nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; kinh tế chủ yếu là nông nghiệp [55]. Phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang đã, đang tạo được sự lan tỏa rộng rãi và ngày càng huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng nông thôn mới tất yếu nảy sinh nhiều mâu thuẫn cần phải được giải quyết bởi đó là thách thức đối với sự phát triển của Việt Nam nói chung, với một tỉnh mà đời sống người dân còn nhiều khó khăn như An Giang nói riêng. Xác định đúng các mâu thuẫn để từ đó đề ra những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là yêu cầu khách quan và tất yếu. Chính vì lý do trên mà tôi chọn đề tài: “Vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang hiện nay’’ làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Tôi hy vọng việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm lý luận về mâu thuẫn và những vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang, cũng như việc vận dụng các biện pháp giải quyết mâu thuẫn nhằm đảm bảo thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở An Giang nói riêng và của cả nước nói chung. 2 2. Lịch sử nghiên cứu Vấn đề quy luật mâu thuẫn, về nông nghiệp, nông thôn cũng như về xây dựng nông thôn mới luôn được quan tâm sâu sắc, thể hiện và phát triển cả về lý luận - thực tiễn ở những góc độ khác nhau và đã có những thành tựu nhất định. Đồng thời đây là một trong những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu, các học giả từ Trung ương đến địa phương. Mỗi công trình đó đều tiếp cận và nghiên cứu về quy luật mâu thuẫn cũng như về xây dựng nông thôn mới ở nhiều phương diện, nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về vấn đề mâu thuẫn, quy luật mâu thuẫn cũng như sự vận dụng quy luật mâu thuẫn. Có thể kể đến: “Mâu thuẫn một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tấn Hùng [24], tác giả đã làm rõ về quy luật mâu thuẫn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và vai trò của nó đối với sự phát triển xã hội. “Về mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và cách giải quyết trên con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” của GS.TS Phạm Ngọc Quang [27], tác giả đã khái quát được những mâu thuẫn cơ bản và những mâu thuẫn chủ yếu của nước ta. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số giải pháp giải quyết các mâu thuẫn đó phù hợp với thực tế phát triển đất nước và xu thế của thời đại. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Hiền (2008), “Lý luận mâu thuẫn và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945” [20]. Tác giả đã khái quát một cách logic về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và đã vận dụng quy luật mâu thuẫn vào việc xác định và giải quyết mâu thuẫn trong giai đoạn lịch sử của dân tộc từ 1930 - 1945. Đề tài “Quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và sự vận dụng vào công tác tuyên truyền ở Thừa Thiên Huế” của tác giả Nguyễn Thái Sơn (2002) [28]. Tác giả đã khái quát sơ lược về quy luật mâu thuẫn trong lịch sử triết học và từ đó vận dụng vào công tác tuyên truyền ở 3 Thừa Thiên Huế. Trần Thành (2004), “Sự kết hợp các mặt đối lập trong giải quyết mâu thuẫn xã hội” [34]… Thứ hai, một số công trình đề cập đến vấn đề xây dựng nông thôn mới. Tiêu biểu như: “Xây dựng mô hình nông thôn mới ở nước ta hiện nay” của Phan Xuân Sơn, Nguyễn Cảnh [29], tác giả đề cập đến vấn đề nông thôn Việt Nam trước yêu cầu đổi mới, xác định một số tiêu chí của mô hình nông thôn mới và một số nhân tố chính của mô hình nông thôn mới. Công trình nghiên cứu về “Xây dựng nông thôn mới – bước đi vững chắc cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long” [32] của PGS.TS Võ Văn Thắng và ThS. Huỳnh Thanh Hiếu đã chỉ ra được những thành tựu và hạn chế của quá trình xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL trong những năm qua và đánh giá quá trình thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới ở ĐBSCL trong những năm gần đây. Nguyễn Thị Thanh Huyền: “Hiệu quả của phong trào cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” [25], tác giả chỉ ra những cách làm hay, sáng tạo và mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời, qua các hoạt động thực tiễn rút ra một số kinh nghiệm. Công trình nghiên cứu của Phạm Xuân: “Xây dựng nông thôn mới: Những thuận – nghịch đặt ra tại Đắk Lắk” [66], tác giả đã chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng nông thôn mới đòi hỏi phải kịp thời tháo gỡ.… và nhiều bài viết của các tác giả khác đăng trên các tạp chí Triết học, tạp chí Cộng sản. Nhìn chung các công trình nghiên cứu và bài viết đã công bố tuy có nhiều nghiên cứu về lý luận và thực tiễn về quy luật mâu thuẫn, sự vận dụng vào thực tiễn và về xây dựng, phát triển nông thôn mới. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về những mâu thuẫn trong xây dựng nông thôn mới cũng như việc vận dụng quy luật mâu thuẫn trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang. 4 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là trên cơ sở làm rõ những mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang, qua đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang giai đoạn hiện nay. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu việc vận dụng quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang hiện nay. 5. Giả thuyết khoa học Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo nhiều chuyển biến trong phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, an sinh xã hội được cải thiện. Bước đầu đã mang lại một số kết quả quan trọng. Song, trong quá trình thực hiện vẫn còn nảy sinh nhiều mâu thuẫn cần được giải quyết kịp thời. Vận dụng đúng quy luật này trong quá trình thực hiện nông thôn mới sẽ góp phần tạo bước đột phá trong việc xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2015-2020 ở tỉnh An Giang. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học của việc vận dụng quy luật mâu thuẫn trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang. - Khảo sát, nghiên cứu thực trạng vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang. Từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở An Giang hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm giải quyết các mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh An Giang giai đoạn hiện nay. 5 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu việc vận dụng quy luật mâu thuẩn trong xây dựng nông thôn mới ở An Giang giai đoạn 2011-2015. Đề xuất giải pháp đến năm 2020. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp phân tích và tổng hợp, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp lôgíc và lịch sử; phương pháp thống kê và hệ thống hóa… 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 10. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của đề tài 10.1. Những luận điểm cơ bản Từ mục đích nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận văn tập trung chủ yếu vào một số luận điểm cơ bản sau: - Thứ nhất: Xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục theo định hướng của Đảng, Nhà nước; được thực hiện trên cơ sở vừa cải tạo, vừa xây dựng, vừa kế thừa những thành tựu, truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp trong nông thôn những năm qua, vừa hình thành những giá trị mới theo hướng văn minh, hiện đại. - Thứ hai: Vận dụng phù hợp quy luật mâu thuẫn trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở An Giang hiện nay để tạo bước đột phá mới nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. 10.2. Đóng góp mới của đề tài - Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài, đề án về xây dựng nông thôn mới ở địa phương hoặc nơi khác. 6 - Công cuộc xây dựng nông thôn mới đang diễn ra đồng bộ trên phạm vi cả nước. An Giang cũng đang bắt tay vào xây dựng mô hình nông thôn mới theo bộ tiêu chí của Nhà nước. Vì vậy mà đề tài chỉ ra những hạn chế, khó khăn, những điều chưa làm được và cần phải làm trong thời gian tới để có thể đưa ra những giải pháp phù hợp với từng tiêu chí. 7 CHƢƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC VẬN DỤNG QUY LUẬT MÂU THUẪN TRONG VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH AN GIANG HIỆN NAY 1.1. Cơ sở lý luận của việc vận dụng quy luật mâu thuẫn trong việc xây dựng nông thôn mới 1.1.1.Vấn đề mâu thuẫn trong triết học 1.1.1.1.Khái niệm mâu thuẫn Tư tưởng biện chứng về các mặt đối lập đã sớm xuất hiện trong lịch sử nhân loại. Trước khi phép biện chứng mácxít ra đời, tư tưởng đó đã đạt được đỉnh cao nhất trong những học thuyết biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức, như I.Cantơ và đặc biệt là G.V.Hêgen. Hêgen đã sớm nhận ra tính phổ biến của mâu thuẫn và vai trò của nó trong quá trình vận động và phát triển của thế giới. Trong hệ thống triết học của mình, khi cho rằng “tất cả mọi vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó”, Hêgen đã khẳng định: “Mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sức sống” [65, tr.147] Đứng trên lập trường duy vật, kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu có giá trị trong toàn bộ lịch sử triết học hơn 2000 năm, dựa trên những thành tựu có tính chất vạch thời đại của khoa học hiện đại cũng như thực tiễn của thời đại, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát triển học thuyết về mâu thuẫn lên một tầm cao mới - học thuyết mâu thuẫn trên cơ sở quan niệm duy vật biện chứng, khoa học, V.I.Lênin đã coi học thuyết đó là hạt nhân của phép biện chứng [65, tr.378]. 8 Trong phép biện chứng, khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ các mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau. rước hết mâu thuẫn là hi n tư ng kh ch quan và ph biến. Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập. Khái niệm mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng vận động trái ngược nhau, nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Mỗi sự vật, hiện tượng có thể có nhiều yếu tố, nhiều mặt,.. cấu thành, nhưng có hai mặt đối lập cơ bản thống nhất với nhau quyết định kết cấu tạo thành sự vật, hiện tượng. Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động, chuyển hóa lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, vì mâu thuẫn tồn tại trong bản thân sự vật, hiện tượng. Mâu thuẫn tồn tại phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy (mâu thuẫn trong tư duy là sự phản ánh mâu thuẫn của hiện thực khách quan). Các mặt đối lập thống nhất, liên hệ, tác động lẫn nhau, thâm nhập vào nhau, loại trừ nhau tạo nên sự vận động biện chứng, là nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. Các mặt đối lập thống nhất với nhau, cùng tồn tại đồng thời trong một sự vật hay giữa các sự vật trong cùng một hệ thống được xác định trong thời gian, không gian cụ thể. h hai mâu thuẫn là m t ch nh thể trong đó hai m t đ i lập v a th ng nhất v a đấu tranh với nhau. Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập vừa có quan hệ thống nhất với nhau, vừa đấu tranh lẫn nhau. Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Hai mặt đối lập cùng tồn tại, cùng chuyển hóa 9 trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Khái niệm “thống nhất” trong quy luật này còn được hiểu là sự “đồng nhất” của nó vì các mặt đối lập không tồn tại tách rời nhau nên giữa chúng bao giờ cũng có những nhân tố giống nhau, nghĩa là cũng thừa nhận trạng thái ổn định của mối liên hệ của các mặt đối lập. Đồng thời cũng thừa nhận sự chuyển hóa lẫn nhau của các mặt đối lập. Tuy nhiên, trong sự thống nhất, các mặt đối lập vẫn không ngừng tác động lẫn nhau, đấu tranh với nhau. Đó là sự thống nhất trong trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau của các mặt đối lập. Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập. Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp. Quá trình đó có thể chia ra nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm riêng của nó. (Xem Hình.1) Chuyến hóa Khuynh hướng phát triển Đối lập Sự khác nhau căn bản Sự khác nhau Hình.1 Quá trình phát triển của một mâu thuẫn. 10 Các giai đoạn phát triển Thống nhất và đấu tranh của hai mặt đối lập không tách rời nhau. Trong đấu tranh của các mặt đối lập vẫn có sự thống nhất, tức chúng vẫn nương tựa vào nhau, làm tiền đề tồn tại của nhau. Sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển. Điều đó có nghĩa là sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời; sự đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối. Việc hình thành, phát triển và giải quyết mâu thuẫn là một quá trình đấu tranh rất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng của nó:  Giai đoạn hình thành mâu thuẫn, biểu hiện: đồng nhất nhưng bao hàm sự khác nhau; khác nhau bề ngoài, khác nhau bản chất, mâu thuẫn được hình thành.  Giai đoạn phát triển của mâu thuẫn, biểu hiện: các mặt đối lập xung đột với nhau; các mặt đối lập xung đột gay gắt với nhau.  Giai đoạn giải quyết mâu thuẫn, biểu hiện: sự chuyển hóa của các mặt đối lập, mâu thuẫn được giải quyết. Trong sự tác động qua lại của các mặt đối lập thì đấu tranh của các mặt đối lập quy định một cách tất yếu sự thay đổi của các mặt đang tác động và làm cho mâu thuẫn phát triển. Lúc đầu mâu thuẫn mới xuất hiện mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản, nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó càng ngày càng phát triển đi đến đối lập. Khi hai mặt đối lập xung đột gay gắt đã đủ điều kiện, chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Nhờ đó thể thống nhất cũ được thay thế bằng thể thống nhất mới; sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. Kết quả đấu tranh của hai mặt đối lập có khi dẫn đến các mặt đối lập bị phân hủy, tan rã, lúc đó cả hai mặt đối lập đồng thời bị tan rã, nhưng thường là hai mặt đối lập lại kích thích nhau phát triển. Đấu tranh giữa các mặt đối 11 lập kích thích nhau phát triển là dẫn đến chuyển hóa, tức là hình thành sự thay đổi về chất của các mặt đối lập chứ không phải chúng chuyển đổi vị trí cho nhau. Kết quả là chuyển thành một trạng thái mới, một sự vật mới trong quy trình phát triển. Hai mặt đối lập vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau trong một mâu thuẫn biện chứng. Trong đó, sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, tạm thời, còn sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn luôn vận động, phát triển thông qua sự tác động lẫn nhau trong quá trình phát triển của chúng. Chính sự tác động qua lại giữa các sự vật là nguồn gốc của sự vận động của chúng. Mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các sự vật, hiện tượng không thể giữ nguyên trạng thái cũ, mà liên tục biến đổi. Kết quả đấu tranh giữa các mặt đối lập là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành, sự vật, hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật, hiện tượng mới. Quá trình này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới khách quan, Do đó, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật. Về mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, Lênin viết: “Sự thống nhất (phù hợp, đồng nhất, tác dụng ngang nhau) của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển sự vận động là tuyệt đối” [64, tr.379 – 380]. Sự thống nhất của các mặt đối lập có tính chất tạm thời, thoáng qua, tương đối, cũng như trạng thái đứng im của sự vật, bởi vì mọi sự vật, hiện tượng cụ thể đều có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong để nhường chỗ cho các sự vật, hiện tượng khác cao hơn, hoàn thiện hơn, mới hơn về chất ra đời. 12 Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối vì: trong mọi sự vật hiện tượng đều có mâu thuẫn và mâu thuẫn quán xuyến từ đầu đến cuối quá trình phát triển của sự vật. Tính tuyệt đối của sự đấu tranh của các mặt đối lập nói lên sự vận động, sự biến đổi liên tục của sự vật, hiện tượng. Đấu tranh của các mặt đối lập là điều kiện quan trọng nhất, có tính quyết định đối với sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. h ba s chu ển hóa của c c m t đ i lập. Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình. Lúc mới xuất hiện mâu thuẫn thể hiện ở mặt khác biệt và phát triển ở hai mặt đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới sẽ hình thành, quá trình tác động, chuyển hóa giữa các mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và phát triển. Sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập là tất yếu khách quan, là kết quả của sự đấu tranh giữa các mặt đối lập. Nếu mâu thuẫn không được giải quyết (các mặt đối lập không chuyển hóa) thì không có sự phát triển. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập là kết quả của quá trình đấu tranh của các mặt đối lập. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập được thực hiện ở giai đoạn chín muồi của mâu thuẫn. Sự chuyển hóa diễn ra dưới nhiều hình thức và tùy thuộc vào những điều kiện cụ thể. Hai hình thức khái quát nhất của sự chuyển hóa là: Các mặt đối lập chuyển sang mặt đối lập của chính mình. Các mặt đối lập cũ bị xóa bỏ và hình thành các mặt đối lập mới trong sự vật mới. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan