Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mô phỏng cấu tạo và hoạt động của máy phân ly nhiên liệu trên tàu biển đông...

Tài liệu Mô phỏng cấu tạo và hoạt động của máy phân ly nhiên liệu trên tàu biển đông

.PDF
78
829
65

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MÁY PHÂN LY........................................................... 2 I.1 Định nghĩa............................................................................................................ 2 I.2 Chức năng ............................................................................................................ 2 I.2.1 Lọc sạch nhiên liệu .......................................................................................... 2 I.2.1.1 Hệ thống nhiên liệu điêden (nhiên liệu nhẹ) ............................................... 3 I.2.1.2 Hệ thống nhiên liệu nặng ........................................................................... 5 I.2.2 Chức năng lọc sạch nước lacanh ...................................................................... 8 I.3 Nguyên lí hoạt động chung của máy phân ly phổ biến ........................................ 11 I.4 Phân loại ............................................................................................................ 15 I.5 Giới thiệu một số loại máy phân ly ..................................................................... 17 I.5.1 Máy phân ly tháo cặn bằng ly tâm xung động ................................................ 17 I.5.2 Máy phân ly có bộ tháo cặn liên tục............................................................... 19 I.5.3 Máy phân ly AX-213 có tốc độ cao................................................................ 20 I.6 Tính toán năng suất thiết bị phân ly .................................................................... 22 CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO MÁY PHÂN LY NHIÊN LIỆU CỦA TÀU..... 27 BIỂN ĐÔNG................................................................................................................... 27 II.1 Giới thiệu về tàu Biển Đông. ............................................................................ 27 II.2 Gới thiệu về máy phân ly nhiên liệu trên tàu Biển Đông. ................................... 27 II.2.1 Sơ đồ nguyên lý hoạt động ........................................................................... 27 II.2.2 Các thông số kỹ thuật ................................................................................... 28 II.2.3 Nguyên lý hoạt động .................................................................................... 29 II.3 Đặc điểm cấu tạo của máy phân ly nhiên liệu trên tàu Biển Đông ...................... 30 II.3.1 Cấu tạo tổng thể ........................................................................................... 30 II.3.2 Cấu tạo các bộ phận cơ bản .......................................................................... 33 II 3.2.1 Thiết bị phân ly....................................................................................... 33 II.3.2.2 Cơ cấu truyền động …… …………………………………………...…36 II.3.2.2.1 Trục đứng .......................................................................................... 36 II.3.2.2.2 Trục ngang......................................................................................... 40 II.3.2.3 Nắp đậy, khóa, đế và một số thiết bị phụ khác........................................ 42 II.3.2.3.1 Nắp đậy ............................................................................................. 43 II.3.2.3.2 Thiết bị khóa trống............................................................................. 44 II.3.2.3.3 Thiết bị khóa nắp máy........................................................................ 44 II.3.2.3.4 Thiết bị hãm....................................................................................... 45 II.3.2.4 Hệ thống cung cấp nước làm kín............................................................ 48 II.3.2.5 Cảm biến tốc độ...................................................................................... 49 II.3.2.6 Kính quan sát.......................................................................................... 50 II.3.2.7 Bơm kép ................................................................................................. 50 CHƯƠNG III MÔ PHỎNG CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG MỘT SỐ BỘ PHẬN CHÍNH CỦA MÁY PHÂN LY NHIÊN LIỆU TRÊN TÀU BIỂN ĐÔNG............... 52 III.1 Khái niệm mô phỏng........................................................................................ 52 III.2 Đặt vấn đề........................................................................................................ 52 III.2.1 Mục tiêu...................................................................................................... 52 III.2.2 Hướng giải quyết vấn đề ............................................................................. 53 III.2.2.1 Khảo sát phần mềm ứng dụng: .............................................................. 53 III.2.2.2 Mô phỏng đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động.............................. 55 III.2.2.2.1 Mô phỏng cấu tạo ............................................................................. 55 III.2.2.2.2 Mô phỏng nguyên lý hoạt động......................................................... 69 III.2.2.3 Sử dụng phần mềm tạo phim mô phỏng đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động máy phân ly............................................................................................. 72 CHƯƠNG IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN....................................................... 73 IV.1 Kết luận. .......................................................................................................... 73 IV.2 Đề xuất ý kiến................................................................................................. 74 -1- LỜI NÓI ĐẦU Nhằm củng cố, nâng cao kiến thức công nghệ thông tin và áp dụng công nghệ thông tin vào chuyên nghành cơ khí, nằm trong mục tiêu đào tạo cho sinh viên ngành cơ khí Động lực tàu thủy của trường đại học Nha Trang và góp phần làm phong phú thêm các bài giảng về các hệ thống phục vụ động cơ diesel trang bị trên tàu thuỷ. Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài: Mô phỏng cấu tạo và hoạt động của máy phân ly nhiên liệu trên tàu Biển Đông Nội dung: 1. Tổng quan về máy phân ly. 2. Đặc điểm cấu tạo máy phân ly nhiên liệu trên tàu Biển Đông. 3. Mô phỏng cấu tạo và hoạt động một số bộ phận chính của máy phân ly nhiên liệu trên tàu Biển Đông. 4. Kết luận và đề xuất ý kiến. Với kiến thức và thời gian có hạn nên đề tài của tôi còn nhiều sai sót, kính mong sự chỉ dẫn của quý thầy giáo và các bạn đóng góp ý kiến để cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: Ths Đoàn Phước Thọ và các thầy trong bộ môn đã tận tình giúp đỡ tôi để hoàn thành đề tài này. Nha Trang, tháng 6 / 2011 Sinh viên thực hiện Đỗ Hữu Phê -2- CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MÁY PHÂN LY I.1 Định nghĩa Khi cần tách các tạp chất (nước, thành phần keo nhựa, tạp chất,…) ra khỏi một hỗn hợp chất lỏng. Ta đưa hỗn hợp chất lỏng này vào một thiết bị quay với một vận tốc cao khi làm việc, tang trống của nó tạo ra một lực ly tâm rất lớn dùng để tách các tạp chất, nước, thành phần keo nhựa,… ra khỏi chất lỏng đưa vào máy. Thiết bị đó gọi là máy phân ly. I.2 Chức năng Máy phân ly có nhiều chức năng như lọc sạch nhiên liệu, lọc sạch nước lacanh và lọc sạch dầu. I.2.1 Lọc sạch nhiên liệu Máy phân ly là một thiết bị nằm trong hệ thống nhiên liệu có chức năng lọc sạch nhiên liệu: Loại bỏ các tập chất, các thành phần keo nhựa và nước có trong nhiên liệu. Góp phần cùng với các thiết bị khác trong hệ thống nhiên liệu đảm bảo cho hệ thống nhiên liệu của động cơ hoạt động tốt. Đảm bảo nhiên liệu phun vào buồng đốt của động cơ tươi xốp, đúng thời điểm và đúng quy luật. Đa số các động cơ điêden tàu thủy làm việc bằng nhiên liệu điêden (nhiên liệu nhẹ). Các động cơ điêden tàu thủy cỡ lớn dùng làm máy chính thường sử dụng nhiên liệu nặng. Ở đó có trang bị hệ thống sử dụng hai loại nhiên liệu: nhiên liệu điêden và nhiên liệu nặng. Nhiên liệu điêden được sử dụng khi khởi động, manơ và khi động cơ chính làm việc ở chế độ cơ động, còn nhiên liệu nặng được sử dụng cho chế độ hành trình của tàu. Để thấy rõ được chức năng của máy phân ly trong hệ thống nhiên liệu ta khảo sát một vài hệ thống nhiên liệu động cơ điêden tàu thủy sau: -3- I.2.1.1 Hệ thống nhiên liệu điêden (nhiên liệu nhẹ) Sơ đồ nguyên lý của hệ thống nhiên liệu điêzen được thể hiện như sau: Hình 1.1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống nhiên liệu điêden (nhẹ) 1. Động cơ điêden chính (máy chính); 2. Nồi hơi phụ độc lập; 3. Lọc thô; 4. Bơm cấp dẫn động điện; 5.Két nhiên liệu hàng ngày dùng cho nồi hơi; 6. Két nhiên liệu hàng ngày dùng cho động cơ chính; 7. Két nhiên liệu hàng ngày dùng cho động cơ phụ; 8. Bơm chuyển dẫn động tay; 9. Bơm chuyển dẫn động điện; 10. Lọc thô; 11. Ống chuyển nhiên liệu khỏi tàu; 12. Ống nhận nhiên liệu; 13. Lọc thô; 14. Két dự trữ nhiên liệu; 15. Thiết bị phân ly; 16. Động cơ điêden phụ (máy phụ); 17. Két tháo; 18. Lọc thô kép -4- Ở hệ thống này, ta thấy chức năng thiết bị phân ly 15 được dùng để làm sạch nhiên liệu (tách nước, tạp chất cơ học và các thành phần keo nhựa ra khỏi nhiên liệu) từ két dự trữ 14, rồi cấp đến các két hàng ngày 5, 6, 7. Ngoài ra nhiên liệu rò rỉ từ các động cơ diêzen và từ đáy két hàng ngày được đưa về két tháo 17. Từ két tháo, nhiên liệu được đưa đến thiết bị phân ly 15 làm sạch rồi chuyển về các két hàng ngày. Nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu này như sau: Cả máy chính 1, máy phụ 16 và nồi hơi phụ độc lập 2 cùng sử dụng một loại nhiên liệu. Từ két dự trữ 14, nhiên liệu được bơm chuyển (dẫn động điện) 9 hoặc bơm tay 8 hút và cấp theo đường ống qua lọc thô 10 vào các két hàng ngày của nồi hơi độc lập 5, của máy chính 6 và của máy phụ 7. Từ các két này, nhiên liệu tự chảy tương ứng qua các van chặn đóng mở nhanh đi đến các động cơ điêden phụ 16 và qua lọc kép 18 đến các động cơ điêden chính 1. Khi cần thì trên tuyến ống dẫn nhiên liệu đến các động cơ điêden sẽ được trang bị thêm các bơm chuyển. Trong các thiết bị điêden làm việc bằng nhiên liệu nhẹ người ta sử dụng một máy phân ly để tách nước, các tạp chất vô cơ và cơ học. -5- I.2.1.2 Hệ thống nhiên liệu nặng Hình 1.2 Sơ đồ nguyên lý hệ thống nhiên liệu nặng của TBNL điêden 1. Bộ sấy hơi; 2. Két lắng đọng; 3. Két hàng ngày; 4. Lọc thô; 5. Bơm cấp nhiên liệu dẫn động điện; 6. Thiết bị làm mát; 7. Lọc thô; 8. Két nhiên liệu điêden hàng ngày; 9. Bơm chuyển nhiên liệu dẫn động điện; 10. Két dự trữ nhiên liệu điêden; 11. Động cơ chính; 12. Khối van hơi điều khiển mạch nhiên liệu; 13. Bơm chuyển nhiên liệu dẫn động điện; 14. Bộ điều tiết nhiệt; 15. Bộ sấy điện; 16. Lọc thô; 17. Lọc tinh kép; 18. bơm; 19. máy phân ly; 20. Bộ sấy điện; 21. Bơm 23. Bơm tay; 24. Bơm chuyển nhiên liệu dẫn động điện; 25. chuyển nhiên liệu dẫn động điện; 22. két nhiên liệu dự trữ; -6- Trong sơ đồ nguyên lý trên máy phân ly được ký hiệu 19 dùng để phân ly tách các tạp chất trong dầu FO sau đó nhiên liệu mới được bơm chuyển đến két dùng hàng ngày số 3. Dầu FO có một số tính chất mà cần phải đưa vào phân ly trước khi cho vào động cơ sử dụng: Thành phần nhiên liệu FO: Dầu FO là phân đoạn nặng thu được khi chưng cất dầu thô parafin và asphalt ở áp suất khí quyển và trong chân không. Các dầu FO có điểm sôi cao. Một trong những tính chất của dầu FO là độ nhớt rất cao. Tính chất quan trọng thứ hai của dầu FO là điểm chớp cháy. Điểm chớp cháy cực tiểu của tất cả các dầu là 65,5 0C (~ 150 0F). Tính chất quan trọng thứ ba của dầu FO là hàm lượng nước. Bởi vì các dầu nặng có tỉ trọng gần bằng tỉ trọng của nước nên phải giữ dầu không tiếp xúc với nước trong quá trình sản xuất và bảo quản vì nếu lẫn nước rất khó tách ra khỏi dầu. Tính chất quan trọng cuối cùng là các dầu F O đề u chứa nhiều tập chất cơ học. Ví dụ, ở Anh những yêu cầu ở trên được chia thành các cấp độ khác nhau. Với các dầu FO dùng cho động cơ đi biển của Anh như sau: Bảng 1.1 Các cấp khác nhau của dầu FO -7- Vì những tính chất trên của dầu FO nên khi dùng ta phải dùng thiết bị phân ly. Nếu không dùng thiết bị phân ly để làm sạch dầu thì: Dầu có độ nhớt cao khó di chuyển trong hệ thống nhiên liệu. Dầu có nhiều nước không tốt cho quá trình cháy. Chất lượng dầu bôi trơn giảm rất nhanh. Nhiều chi tiết của động cơ bị đóng cặn bẩn và vòi phun hay bị tắc. Dầu có tạp chất nhiều làm mài mòn bơm cao áp, kim phun, pittông-xilanh của động cơ. Từ đó tuổi thọ của động cơ sẽ giảm xuống. Vì vậy khi dùng dầu FO nhất thiết phải dùng máy phân ly làm sạch nhiên liệu. Trong các TBNL điêden làm việc bằng nhiên liệu nặng, ngoài hệ thống nhiên liệu nặng, người ta còn trang bị thêm hệ thống nhiên liệu điêden để phục vụ cho việc khởi động động cơ chính và phục vụ chế độ cơ động tàu, cũng như cấp cho các động cơ điêden phụ. Thiết bị phân ly thường là loại có dùng nước rửa các muối hòa tan có trong nhiên liệu. Để thấy rõ vai trò của máy phân ly trong hệ thống nhiên liệu nặng ta tìm hiểu nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu này (hình 1.2) như sau: Ở hệ thống này, nhiên liệu từ các két dự trữ 22, có trang bị bộ sấy hơi 1, được bơm chuyển nhiên liệu (dẫn động điện) 24 hoặc bơm tay 23 hút và cấp vào két lắng đọng 2, cũng được trang bị bộ sấy hơi 1. Từ két lắng đọng, nhiên liệu được bơm (dẫn động điện) 21 của thiết bị phân ly hút qua lọc thô 25 cấp vào bộ sấy 20 và máy phân ly 19. Nước nóng từ nồi hơi độc lập được cấp vào thiết bị phân ly để rửa nhiên liệu. Nhiên liệu, sau khi ra khỏi máy phân ly 19, được bơm 18 cấp vào két hàng ngày 3, có trang bị bộ sấy 1. Két nhiên liệu bẩn được đặt gần thiết bị phân ly. Nhiên liệu từ két hàng ngày 3, khi đi qua bộ lọc thô 4 nhờ bơm cấp 5 chuyển qua bộ sấy điện 15, lọc thô 16 và lọc tinh kép 17, vào khối van hơi điều khiển mạch nhiên liệu 12. Trong khối van 12, việc chuyển mạch cấp nhiên liệu nặng hoặc nhiên liệu nhẹ đến động cơ chính 11 được thực hiện nhờ tác động điều khiển. -8- Nhiên liệu bẩn từ đáy các két hàng ngày, từ lọc và nhiên liệu rò rỉ từ các động cơ được tập trung về két tháo. Nhiên liệu bẩn từ két lắng đọng và cặn bã từ thiết bị phân ly được đổ vào két nhiên liệu bẩn. Phân ly là hình thức lọc sạch hiệu quả nhất vì nó không những tách khỏi nhiên liệu các tạp chất cơ học mà còn tách được cả nước và các thành phần keo nhựa. Trong thiết bị điêden làm việc bằng nhiên liệu nặng, người ta trang bị hai máy phân ly mắc nối tiếp có tác dụng lọc sạch nhiên liệu sạch hơn. Thông thường, trên các tàu biển, người ta trang bị (34) máy phân ly, một hoặc hai trong số đó đóng vai trò dự phòng. Nguyên tắc làm sạch của máy phân ly dựa trên cơ sở tác dụng của lực ly tâm xuất hiện khi máy làm việc, làm phân lớp các chất có tỷ trọng khác nhau theo hướng kính. I.2.2 Chức năng lọc sạch nước lacanh Ngoài ra ta còn có thể thấy chức năng của máy phân ly qua sơ đồ sau đây: Hình 1.3 Sơ đồ hoạt động thiết bị động cơ tàu thủy -9- Theo sơ đồ trên ta thấy, các hoạt động của thiết bị động cơ tàu thủy luôn có khả năng tạo ra dầu lẫn vào nước rò rỉ trong lacanh buồng máy. Trong quá trình hoạt động do đặc điểm cấu tạo hệ động lực tàu thủy mà một lượng nước thường xuyên được tạo ra tích tụ dưới buồng máy, mặt khác do nhiên liệu, dầu bôi trơn của các máy móc rò rỉ ra ngoài tàu hay trong quá trình vận chuyển, vệ sinh có sự rò rỉ dầu ra ngoài. Dầu rò rỉ kết hợp với nước tạo thành một hỗn hợp. Hỗn hợp này được gọi là nước lacanh. Baûng 1.2 Lượng nước lacanh sau một ngày đêm theo lượng chiếm nước của tàu Lượng chiếm nước của tàu Lượng nước lacanh sau một ngày (Tấn) đêm (m3) 1 Tàu dưới 100 0,1 2 101-250 0,10,3 3 251500 0,30,6 4 501750 0,60,9 5 7511.000 0,91,2 6 1.0011.250 1,21,8 7 1.2511.500 1,82,5 8 1.5014.000 2,56,0 9 4.00110.000 6,010 10 Tàu 10.000 tấn 1015 TT - 10 - Đặc điểm của nước lacanh: -Tính chất lý hóa của nước la canh thay đổi thường xuyên theo thời gian và phụ thuộc vào nguồn gốc của nó được tạo thành. -Hàm lượng dầu trong nước la canh dao động trong một khoảng rộng, thường từ 3001000mg/l. -Khối lượng riêng của hỗn hợp không cố định, dao động và phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố. -Nước lacanh phân lớp rõ rệt có nghĩa là hầu hết dầu bẩn nổi lên trên, phần dưới chủ yếu là nước. -Không có dầu sạch cũng không có nước sạch, mà cả phần trên và phần dưới chúng trộn lẫn với nhau, người ta thường gọi là “dầu ngâm nước” vì con tàu không lúc nào đứng yên khi khai thác. -Trong nước lacanh bao giờ cũng có chất tẩy rửa, các cặn, các hạt với kích thước khác nhau từ 1030 micromet. -Mặc dù dầu không tan trong nước song trong thực tế hàm lượng dầu hòa tan có thể lên đến 510 phần triệu. -Một số tài liệu thí nghiệm cho thấy, trong nước lacanh có hàm lượng dầu trung bình khoảng 2000mg/l. Lượng hỗn hợp nước – dầu tạo thành trong đáy buồng máy phụ thuộc vào loại tàu, cỡ tàu, công suất của máy chính, máy đèn, máy phụ, cách bố trí buồng máy mặt khác còn phụ thuộc vào trình độ, kỹ thuật khai thác, ý thức của các sỹ quan, thợ máy và những thuyền viên của tàu. Người ta có khả năng tính toán trong một ngày đêm phụ thuộc vào lượng chiếm nước của tàu ở bảng 1.2. Nước lacanh này không được phép bơm thẳng ra ngoài biển mà phải xử lý theo đúng công ước quốc tế MARPOL 73/78. - 11 - Trong sơ đồ này ta thấy trong quá trình tổ hợp máy lọc dầu ly tâm 9 và bộ hâm 8 lấy dầu từ két lắng (Settling Tank) để làm sạch rồi đưa tới két dùng ngày (Service Tank) cho động cơ thì luôn có một lượng dầu bẩn, tạp chất và nước được tách đưa ra các két chứa dầu bẩn (Sludge Tank). Lượng dầu này được lọc lại lần nữa khi đi qua tổ hợp máy lọc ly tâm 19 và bộ hâm 8 để về két dầu tái sinh (Recover Tank) còn phần cặn, nước cho thải xuống két lacanh (Bilge Water Tank) Vì còn nhiều khả năng lẫn dầu từ nhiều nguồn khác nữa nên nước lacanh này phải được xử lý tiếp tại máy lọc nước lacanh (Oily Water Saperator) và chỉ cho phép nước sau khi lọc đạt tiêu chuẩn hàm lượng dầu trong đó bằng hoặc dưới 15 pmm (Phần triệu) thì mới được thải qua mạn. I.3 Nguyên lí hoạt động chung của máy phân ly phổ biến Thiết bị được sử dụng để phân ly, tách nhỏ hoặc làm lắng đọng các phần tử rắn trong chất lỏng bằng cách tạo ra các tốc độ lắng đọng khác nhau dưới tác động của trường lực ly tâm đối với các pha nặng/nhẹ hoặc pha rắn có khối lượng riêng khác nhau và không thể hoà tan với nhau trong một hỗn hợp chất lỏng. Vật liệu (chất lỏng hỗn hợp) đi qua ống nạp vào tang trống và dưới tác động của trường lực ly tâm mạnh, chất lỏng hỗn hợp này đi qua các khoang phân ly của một bộ các cụm đĩa, bằng cách lấy các lỗ trung hoà như một mặt phẳng phân ly, chất lỏng có khối lượng riêng lớn hơn (pha nặng) sẽ đi qua các lỗ trung hoà dọc theo mặt (tường), chất lắng đọng nặng (các tạp chất ) tập trung tại khu vực chất lắng đọng, chất lỏng có khối lượng riêng thấp hơn (pha nhẹ) sẽ đi theo đĩa vào phía trong và lên trên, tụ hợp lại và chảy đến bơm (ở phía dưới), như vậy các pha nặng (nhẹ) sẽ là sản phẩm đầu ra thông qua bơm hướng tâm lớn (bé) tương ứng. Khi van điều khiển đưa nước làm kín vào tang trống đang quay với tốc độ lớn, nước làm kín sẽ đi vào khoang nước làm việc ở khu vực dưới pít tông trượt. Áp suất ly tâm phát sinh ở đây sẽ đẩy pít tông lên phía trên và đè chặt gioăng trên nắp tang trống, làm cho cổng xả chất lắng đọng đóng lại, như vậy làm kín khoang làm việc của tang trống. - 12 - Khi van điều khiển đưa nước xả chất lắng đọng vào khoang phía trên đệm làm kín, áp suất ly tâm phát sinh sẽ đẩy pít tông trượt xuống phía dưới, thắng lực lò xo và tác động mở 3 van thông đường, làm cho nước làm kín ở phía dưới pít tông trượt xả ra ngoài một cách nhanh chóng. Với tác động của lực ly tâm của các chất đang được xử lý trong tang trống, pít tông trượt rơi xuống phía dưới, các chất lắng nặng gom lại ở đây sẽ được xả nhanh ra ngoài từ cổng xả chất lắng đọng ở trên tang trống Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy phân ly như sau: Hình 1.4 Sơ đồ nguyên lý thiết bị phân ly 1. Máy phân ly; 2. Bộ sấy; 3. Két nhiên liệu bẩn; 4, 5. Ống dẫn nhiên liệu sạch; 7. Két tháo; 8. Bơm chuyển; 9. Ống tràn Hoạt động của sơ đồ thiết bị phân ly này như sau: Bơm 8 là bơm kép, nó vừa cấp năng lượng cho máy phân ly, vừa chuyển nhiên liệu sạch đến két nhiên liệu hàng ngày hay két phân ly. Trước khi cấp vào máy phân ly 1, nhiên liệu được chuyển qua bộ sấy 2 để sấy nóng. Cặn bẩn, do kết quả phân ly, được tập trung vào két nhiên liệu bẩn 3. Nhiên liệu đã lọc sạch được dẫn ra theo các ống 4 và 5. Khi máy phân ly được nạp quá đầy, nhiên liệu theo ống tràn 9 đổ về két tháo 7. Nhiên liệu nặng có chứa một số lượng lớn các chất keo nhựa, các tạp chất hòa tan và không hòa tan trong nước. Khi đốt cháy, nó tạo thành tro và mài mòn nhanh - 13 - các chi tiết cặp pittông – xilanh của động cơ. Do vậy, cần phải tăng cường biện pháp làm sạch nhiên liệu. Thành phần chủ yếu của tro là các hạt natri, vanadi và lưu huỳnh. Bằng cách dùng nước rửa nhiên liệu có thể loại khỏi nhiên liệu chừng 75% muối natri. Vì vậy, trong hệ thống nhiên liệu nặng, người ta tiến hành rửa và làm sạch nhiên liệu trong hai máy phân ly, được mắc nối tiếp nhau (Hình 1.6). Trong máy phân ly thứ I (loại máy 3 pha) nhiên liệu và nước nóng được cấp vào đó, làm việc như một bộ lọc, đảm bảo việc rửa nhiên liệu bằng nước, loại bỏ nước và cặn bẩn khỏi nhiên liệu. Còn máy phân ly thứ II (có thể là máy 3 pha hay 2 pha) đóng vai trò của máy làm trong, nó làm sạch nhiên liệu ở khâu cuối cùng. Trước khi đi qua máy phân ly, nhiên liệu được sấy đến (55  70) 0 C . Nước nóng để rửa nhiên liệu có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ của nhiên liệu (3  5) 0 C . Hình 1.5 Sơ đồ nguyên lý thiết bị phân ly nhiên liệu nặng 1. Đường ống cấp nhiên liệu vào két lắng đọng; 2. Két lắng đọng; 3, 4. Đường ống dẫn nhiên liệu đến bơm; 5. Bơm chuyển dẫn động điện; 6. Bộ sấy bằng hơi; 7. Máy phân ly 3 pha (purier) thứ I; 8. Đường ống dẫn nhiên liệu đến máy phân ly thứ II; 9. Máy phân ly thứ II; 10. Bơm chuyển dẫn động điện; 11. Đường ống dẫn nhiên liệu sạch; 12. Két nhiên liệu hàng ngày; 13. Đường ống nhiên liệu cấp cho hộ tiêu thụ; 14. Đường ống cấp nước nóng để rửa nhiên liệu; 15. Két nhiên liệu bẩn. - 14 - Máy phân ly dạng đĩa được sử dụng phổ biến và tùy theo phương thức xả cặn, người ta xếp nó thành 2 nhóm sau: - Máy phân ly xả cặn định kỳ, nghĩa là sau một thời gian hoạt động nhất định của máy, người ta tiến hành xả cặn một lần. Có 3 kiểu xả cặn: xả cặn định kỳ bằng tay, xả cặn định kỳ tự động theo chương trình và xả cặn định kỳ tự động không theo chương trình . - Máy phân ly xả cặn liên tục, ở đó việc xả cặn được tiến hành liên tục đồng thời với quá trình phân ly. Hình 1.6 thể hiện máy phân ly tự động xả cặn định kỳ. Trước khi xả cặn, nước được cấp vào máy đồng thời với việc ngừng cấp nhiên liệu. Nhờ áp suất của nước cấp, đáy trượt 1 được nâng lên, ép vào nắp chụp và mở lối thông xả cặn đồng thời quá trình xả cặn diễn ra. Do nước được cấp trong thời gian ngắn nên sau đó, áp suất nước giảm và đáy trượt 1 hạ xuống, kết thúc việc xả cặn. Hình 1.6 Cấu tạo máy phân ly xả cặn định kỳ a) Máy đang hoạt động phân ly b) Máy đang xả cặn (ngừng cấp nhiên liệu) 1. Đáy trượt; 2. Trống quay (phần trên) - 15 - I.4 Phân loại Về mặt cấu tạo có 2 loại: Máy phân ly dạng đĩa nón và máy phân ly dạng trống Hình 1.7 Cấu tạo máy phân ly a) Máy phân ly dạng trống b) Máy phân ly dạng đĩa nón 2 pha (clarifier) c) Máy phân ly dạng đĩa nón 3 pha (purifier) 1. Đường ống dẫn nhiên liệu vào; 2. Nhiên liệu sạch; 3. Nước; 4. Tạp chất cơ học Tùy thuộc vào ý nghĩa công nghệ người ta chia máy phân ly ra làm 2 loại: -Máy phân ly 2 pha (clarifier) là loại máy phân ly tạo ra 2 pha: rắn và lỏng; như vậy, thông thường sẽ không có đường xả nước ra. -Máy phân ly 3 pha (purifier) là loại máy phân ly tạo ra 3 pha: rắn, lỏng nặng và lỏng nhẹ hay là tạp chất cơ học, nước và nhiên liệu sạch. Các máy phân ly purifier có thể làm việc theo chế độ clarifier khi có sự điều chỉnh nhất định. - 16 - Theo mục đích công nghệ máy phân ly chất lỏng được chia làm 5 nhóm như sau: -Các máy phân ly dùng để tách các chất lỏng không hòa tan với nhau (Ví dụ: như nước và paraffin) đồng thời loại cấu tử lơ lửng ra chất lỏng. -Bộ lọc để loại các cấu tử lơ lửng khỏi chất lỏng. -Bộ lọc là bộ phận được hoạt động chủ yếu phụ thuộc vào sự lắp ráp roto. -Máy cô đặc để tăng nồng độ các cấu tử lơ lửng, phân chia các sản phẩm nhũ tương. -Máy phân cấp để phân loại các cấu tử lơ lửng của huyền phù theo kích thước hay theo tỷ trọng các hạt. Theo phương pháp thải chất lắng từ rôto các máy phân ly được chia ra loại: -Máy phân ly tháo bằng xung động ly tâm (tự tháo liệu). -Loại máy phân ly tháo bằng ly tâm liên tục (có ống thổi thẳng). -Loại máy phân ly tháo cặn bằng phương pháp thủ công khi dừng roto. Năng suất của máy phân ly phụ thuộc vào các tính chất hóa lý của vật liệu gia công, cũng như vào mức độ cô đặc được yêu cầu. Yếu tố phân chia của máy phân ly phụ thuộc vào các chỉ số kết cấu và được tính theo công thức: Trong đó: i : số đĩa. Tốc độ góc của trống, độ/s.  Góc nghiêng tạo ra giữa đĩa và mặt phẳng ngang, độ. Rmax và Rmin: Bán kính lớn nhất và bán kính bé nhất của đĩa, mm. - 17 - I.5 Giới thiệu một số loại máy phân ly I.5.1 Máy phân ly tháo cặn bằng ly tâm xung động Máy phân ly làm lắng dạng đĩa được sử dụng để làm trong chất lỏng và tách các tạp chất của chất lỏng. Thuộc loại này bao gồm các máy phân ly kín dạng АСЭ-Б, ОДЛ-637, АСЭ có bộ tháo cặn bằng xung động ly tâm. Máy phân ly dạng АСЭ-Б, (hình 1.8) gồm khung máy có 2 cơ cấu dẫn động trống quay có van để tháo chất lỏng giữa các đĩa, cơ cấu nhận và tháo 18, thủy trạm 7 và bộ hãm. Bên trong vỏ máy phân ly lắp các cơ cấu dẫn động, tốc kế vòng 5, bộ hãm và thủy trạm. Ở phần trên của vỏ có âu 8, bên trong nó có thùng chứa chất lỏng giữa các đĩa. Âu 8 được lắp thêm hai đoạn ống để nạp và tháo chất lỏng lạnh trong quá trình phân ly. Trống quay là bộ phận hoạt động cơ bản, dưới tác động của lực ly tâm trong không gian giữa các đĩa xảy ra hiện tượng tách các hạt lơ lửng từ chất lỏng được đưa vào phân ly. Trong vỏ 11 của trống quay được lắp bộ giữ đĩa 14, bộ đĩa 15, pittông 13 và van 10. Thủy trạm được đặt trong âu để điều khiển đóng, tháo trống quay và mở các van. Trống quay được nhờ động cơ riêng biệt. Động cơ được nói với trục ngang 4 qua khớp nối, do đó những biến đổi đáng kể của momen xoắn bị triệt tiêu. Khớp ly hợp ma sát bảo đảm cho truyền động quay không đổi và nhịp nhàng. Chất lỏng được đưa vào phân ly theo ống nạp trung tâm 19 vào khoang trong của bộ giữ đĩa, sau đó vào khoang không gian chứa bùn 23 của trống. Dưới tác dụng của lực ly tâm, những hạt nặng và lớn nhất của sinh khối bị bắn tới ngoại vi trống, còn chất lỏng có các hạt sinh khối nhỏ hơn thì vào túi của các đĩa hình nón. Độ mỏng của lớp và tính phân tầng của dòng chảy sẽ bảo đảm tách những hạt sinh khối nhỏ nhất trong không gian giữa các đĩa ở trên bề mặt trong của các đĩa. Chất lỏng đã được làm trong chảy ngược lên theo các rãnh ngoài của bộ đĩa vào khoang của đĩa áp lực 17 và được tháo ra khỏi trống, còn các hạt sinh khối đã - 18 - được tách ra chuyển xuống theo bề mặt các đĩa vào khoảng không chứa bùn. Khi khoảng không chứa bùn đã đầy thì ngừng nạp canh trường chất lỏng và nhờ hai cơ cấu van rót mà chất lỏng đã được làm trong từ khoảng không giữa các đĩa vào thùng chứa. Nhờ có cơ cấu tháo mà sinh khối được đẩy vào thùng chứa bùn 22. Sau khi ngừng nạp nước đệm vào khoang trên pittông, đóng kín trống quay và chu kỳ công nghệ được lặp lại. Để bít kín khoảng không gian chứa bùn trong máy phân ly kiểu ly tâm có bộ tháo cặn bằng xung động cần phải tạo độ chênh lệch áp suất giũa chất lỏng bên trong trống và áp suất của phần tử đưa vào bề mặt kín. Để thực hiện được điều đó có thể sử dụng chất đệm phụ, không khí, cũng có thể là lò xo hay các phần tử đàn hồi khác. Hình 1.8 Máy phân ly tháo cặn bằng ly tâm xung động
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất