Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số kinh nghiệm tư vấn – hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm...

Tài liệu Một số kinh nghiệm tư vấn – hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm

.DOC
20
139
90

Mô tả:

A - ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã khởi sắc về nhiều mặt, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Để hoà chung vào xu thế đó, đòi hỏi mỗi người phải luôn trau dồi kiến thức và lựa chọn một hướng đi đúng đắn trong tương lai cho mình. Đặc biệt là đối với học sinh THPT lựa chọn nghề nghiệp đã trở thành mối quan tâm thường xuyên, chi phối suy nghĩ và hành động của các em. Việc lựa chọn nghề của học sinh không chỉ xác định hướng đi cho cuộc đời của mỗi cá nhân mà còn có tác dụng tới toàn xã hội vì sau đó nó thúc đẩy hoặc kìm hảm sự đóng góp của cá nhân đối với xã hội. Chọn nghề phù hợp với năng lực, nguyện vọng, hứng thú sẽ tạo một động lực lớn thúc đẩy cá nhân say sưa, miệt mài, tích cực khám phá và sáng tạo để hoạt động tốt trong nghề, ngược lại họ sẽ băn khoăn day dứt trong suốt cuộc đời. Nhấn mạnh vai của sự phù hợp với nghề, cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã nói “Có những nghề phù hợp với sở trường và năng lực, nhưng chưa thể là nghề “kiếm cơm”, tuy vậy đến một giai đoạn chín muồi, khi đã thực sự vững tay nghề sở đắc thì sẽ bước vào thời “nhất nghệ tinh, nhất nhân vinh”. Nhưng để có sự lựa chọn đúng thì quả là vấn đề rất khó đối với lứa tuổi này vì kinh nghiệm vốn có của học sinh chưa đủ để các em quyết định con đường lao động tương lai. Sự lựa chọn nghề của học sinh THPT không chỉ phụ thuộc vào các đặc điểm tâm, sinh lý của các em và những tác động sư phạm của nhà giáo dục mà còn phụ thuộc vào yếu tố xã hội. Là một giáo viên với kinh nghiệm 9 năm làm công tác chủ nhiệm, tôi luôn nhận thức rõ tư vấn - hướng nghiệp trong trường THPT là một hoạt động giáo dục quan trọng. Đặc biệt, vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong tư vấn - hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm lại càng quan trong trọng hơn, nó có tính chất quyết định, giúp các em học cách làm chủ cuộc đời, làm chủ tương lai. Bởi thế tôi đã không ngừng suy nghĩ, học hỏi và đúc rút ra những kinh nghiệm mới trong hành trình làm công tác chủ nhiệm của mình. Những giải pháp để giúp các em có được sự lựa chọn đúng đắn trên con đường đi đến tương lai của mình, những giải pháp này bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, làm tôi yêu nghề hơn và mạnh dạn ghi lại: “Một số kinh nghiệm tư vấn – hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm” để trao đổi với đồng nghiệp. 1 B - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN Như chúng ta đã biết, việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai hết sức quan trọng. Đặc biệt là các em học sinh chưa có cách nhìn đúng đắn về nghề nghiệp. Đôi khi giáo viên làm công tác hướng nghiệp hay giáo viên giảng dạy bộ môn lồng ghép giáo dục hướng nghiệp cũng phải ngỡ ngàng và suy nghĩ: - Tư vấn - Hướng nghiệp là gì? - Tại sao phải tư vấn - hướng nghiệp? Tư vấn - hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân (học sinh) chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia . Mục đích tư vấn – hướng nghiệp cho học sinh THPT chính là giúp các em học cách làm chủ cuộc đời, làm chủ tương lai. Tư vấn – hướng nghiệp hiệu quả sẽ giúp mỗi học sinh trả lời được các hỏi mà bất kì học sinh THPT nào đều quan tâm: Làm gì trong tương lai? Học gì? Học ở đâu? Đồng thời góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng rõ ràng, có năng lực chuyên nghiệp tốt, sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động, là tiền đề cho sự phát triển xã hội. Đặc biệt trong thời kì đất nước đang chuyển mình hội nhập, tư vấn – hướng nghiệp lại càng “bức thiết” hơn. 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Đối với học sinh: Học sinh THPT nhận thức về việc lựa chọn nghề nghiệp còn quá mơ hồ, chưa coi trọng tư vấn - hướng nghiệp, việc chọn trường, chọn nghề theo cảm tính, thiếu khoa học, lưạ chọn nghề ở bậc đại học... Dẫn đến, có những học sinh suốt 3 năm THPT đều đạt thành tích cao trong học tập… nhưng cuối cùng lại thi trượt đại học như em Nguyễn Quỳnh Anh khóa học 2004 – 2007, thi đạt 20,5 điểm nhưng vẫn trượt đại học, hay có học sinh cầm giấy trúng tuyển đại học mà chưa hiểu rõ về nghề mình học, hay học xong đại học rồi mà nhu cầu xã hội thì không biết đến khi nào mới cần tới… Trong khi đó, có những học sinh kết quả học tập THPT không có gì nổi bật, nhưng lại dễ dàng đậu đại 2 học và khi vừa tốt nghiệp đại học đã có những đơn vị đến “chào mời” về làm việc như em Nguyễn Tiến Thành (khóa 2004 - 2007) thi đậu khoa thú y đại học Nông nghiệp I Hà Nội với số điểm thi 15,0 cầm phiếu báo đậu đại học nhiều hàng xóm láng giềng và anh em dè bửu “đang muốn thoát khỏi nông nghiệp thì không, lại học cái ngành đó rồi thì cuối cùng cũng là nông dân thôi”, thế nhưng với quyết tâm của bản thân và sự động viên của thầy cô, bạn bè, em quyết tâm học tập, và khi vừa ra trường em đã được tuyển dụng vào cục thú y Hà Nội, tương lai rộng mở với nhiều cơ hội cống hiến và thăng tiến. Hay có những học sinh ngay từ đầu rất biết “lượng sức” mình không giám thi đại học mà lựa chon việc học một nghề phù hợp, thế nhưng chỉ trong một thời gian ngắn lại trở nên nổi tiếng với tay nghề vững vàng và có thu nhập khá… Đối với công tác tư vấn – hướng nghiệp ở trường THPT: Công tác tư vấn – hướng nghiệp thực tế là một hoạt động giáo dục rất quan trọng trong những năm gần đây ở các trường THPT nói chung, tuy nhiên, công tác này hầu hết là kiêm nhiệm, lồng ghép trong các tiết học, lồng ghép trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoặc chỉ mang tính giới thiệu với một thời lượng rất ngắn trong 8 tiết hướng nghiệp ở chương trình công nghệ 10. Chính vì thời lượng dành cho tư vấn – hướng nghiệp THPT quá ít, nên giáo viên không có điều kiện tiếp cận đến từng đối tượng học sinh, để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng nghề nghiệp tương lai cũng như sự phù hợp với năng lực cá nhân và nhu cầu xã hội của các em. Bên cạnh đó giáo viên thiếu thông tin về hướng nghiệp, không được tập huấn và trang bị kiến thức đầy đủ, không hiểu biết về nhu cầu xã hội, về năng lực sở trường của bản thân, ngoài ra một số giáo viên còn thờ ơ với việc hướng nghiệp cho học sinh. Trong khi đó các chương trình tư vấn – hướng nghiệp bài bản lại chỉ tiến hành khi học sinh chuẩn bị làm hồ sơ tuyển sinh và nhiều chương trình lại chỉ mang tính chất giới thiệu, quảng bá cho một số trường chuyên nghiệp. Đối với phụ huynh học sinh: Nhận thức của phụ huynh học sinh về việc chọn nghề cho con mình còn rất phiến diện, thiếu thông tin, áp đặt, lựa chọn theo thời thượng, chọn nghề ở bậc đại học, chọn nghề theo “nhãn” theo “mác”, chọn nghề nổi tiếng, nghề dễ kiếm tiền… mà quên mất một điều: không biết có phù hợp với năng lực, sở thích của mình và điều kiện bản thân hay không. Vì 3 thế có những học sinh vì chiều theo nguyện vọng phiến diện của cha mẹ mà đã bỏ lại sau lưng ước mơ của mình, để cuối cùng khi nhận ra thì đã muộn màng. Ví dụ như em Bùi Thị Thùy Linh (2006 - 2009), vì người chị đã không đậu được đại học y như gia đình mong muốn, nên mọi tâm huyết của bố mẹ đều dồn vào cô em, Linh đã nỗ lực và thi đậu đại học y Hà Nội với số điểm đáng khâm phục 28,5 điểm, thế nhưng chỉ học được 2 kì bình thường, đến kì thứ 3 chứng bệnh tự kỉ của em bùng phát, đặc biệt khi em tiếp xúc với người bệnh hoặc bệnh phẩm, bố mẹ đành xin bảo lưu cho con về nhà chữa bệnh, nhưng sau một vài lần trở lại trường bệnh của em lại càng nặng hơn. Đây chính là một dấu “lặng” trong lòng cha mẹ, thầy cô. Bên cạnh đó, bằng nhiều kênh thông tin như từ internet, từ thực tiễn “chật hẹp”, từ áp lực của gia đình, nên hiện nay, học sinh thường đặt cho mình mục tiêu học tập là đại học mà quên mất rằng đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Trong khi đó khi làm hồ sơ tuyển sinh lại hướng vào các ngành như: quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, kế toán, công nghệ thông tin, y khoa, kinh tế, công nghệ sinh học, luật… mà bỏ qua nhiều lĩnh vực quan trọng khác phục vụ đắc lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước với nhu cầu lớn và mở ra nhiều cơ hội. Ngoài ra, khi lựa chọn nghề không phù sẽ làm giảm sự hứng thú trong công việc, giảm sự sáng tạo, đây lại là vấn nạn cho xã hội, làm mất cân đối lao động trong các ngành nghề đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đang hội nhập và phát triển, cơ hội mở ra cho học sinh, thanh niên không phải chỉ làm các nghề như bác sĩ, kĩ sư, luật sư, ngân hàng… mới là thành đạt, mà các lĩnh vực như kĩ thuật, công nghệ thông tin, nông nghiệp, công nghệ sinh học… lại là những cánh cổng luôn mở với nhiều hứa hẹn. Thực trạng trên đã làm tôi trăn trở rất nhiều, nghĩ ra rất nhiều phương án khác nhau để cải thiện, nhưng thú thật quá trình tư vấn – hướng nghiệp thật không dễ, đòi hỏi phải có kế hoạch, phương pháp hợp lí và kiên trì trong một khoảng thời gian dài. Tuy vậy, với lòng yêu nghề và hết lòng vì học sinh tôi quyết tâm thực hiện, bởi nếu không giải quyết được vấn đề này thì hậu quả mà nó đem lại thật đáng lo ngại, đặc biệt là một giáo viên chủ nhiệm trách nhiệm tư 4 vấn - hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm lại càng nặng nề và bức thiết hơn. Giáo viên chủ nhiệm tuy không phải là người quyết định nghề nghiệp cho học sinh, nhưng lại là người bằng kinh nghiệm và sự trau rồi của bản thân có thể trở thành người tư vấn tích cực và sâu sát nhất tới học sinh của lớp chủ nhiệm. 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 3.1. Điều tra, nâng cao nhận thức về nghề nghiệp cho học sinh. 3.2. Nâng cao nhận thức về xu hướng nghề nghiệp và trách nhiệm tư vấn – hướng nghiệp cho phụ huynh học sinh. 3.3. Lồng ghép hướng nghiệp trong các tiết dạy. 3.4. Khoanh vùng miền chọn nghề của từng học sinh. 3.5. Huy động tư vấn – hướng nghiệp của giáo viên bộ môn, bộ phận tuyển sinh và các lực lượng ngoài nhà trường. 3.6. Quyết định chọn trường. 4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1. BIỆN PHÁP 1: Điều tra, nâng cao nhận thức về nghề nghiệp cho học sinh. Bước 1. Điều tra nhận thức nghề nghiệp của học sinh trong tương lai. Ngay từ đầu mỗi khóa học, khi vừa nhận lớp, trong buổi đầu tiên gặp mặt các em để nắm bắt nhanh về lí lịch, sở thích… tôi đã yêu các em hoàn thiện bản “thông tin cá nhân” như sau: THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ và Tên………………………………………Giới tính……………… 2. Ngày sinh………………………………………Dân tộc……………….. 3. Nơi sinh: Xã………………….Huyện……………..Tỉnh………………. 4. Nơi ở hiện nay: Xóm…… Xã…………Huyện………Tỉnh…………… 5. Họ và tên Bố…………………………………….Nghề nghiệp…………. 6. Họ và tên Mẹ……………………………………Nghề nghiệp………….. 7. Sở thích, sở trường………………………………………………………. 8. Khối học yêu thích……………Môn học yêu thích……………………... 9. Nghề muốn làm trong tương lai…………………………………............ 10. Trường muốn thi ……………………………………………………… 5 Sau khi hoàn thành “thông tin cá nhân” của mỗi hoc sinh, tôi đã có thể nắm bắt tổng quát về học sinh lớp mình chủ nhiệm, đồng thời tôi hướng sự quan tâm của mình đến mục 8, 9, 10, điều làm tôi rất sửng sốt đối với những học sinh thuộc lớp “mũi nhọn” nhưng đa phần chưa có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Ví dụ em Hà Xuân Trung (2010 - 2013) đã trả lời - Nghề muốn làm trong tương lai là nghề cảnh sát giao thông. - Trường muốn học: Đại học bách khoa Hà Nội. Hay em Phạm Thị Hồng Nhung (2007 - 2010) đã trả lời như sau: - Nghề muốn làm trong tương lai là tiếp viên hàng không. - Trường muốn học: Đại học công đoàn. Và nhiều trường hợp khác. Một thực tế rút ra sau khi điều tra bước đầu cho thấy, là những học sinh có điểm đầu vào cao nhất khối, tuy chưa nắm rõ bản chất nghề nghiệp nhưng đa phần các em đều lựa chọn những ngành đang rất “nóng” của xã hội về thu nhập, hay những nghành vốn nổi tiếng về “nhãn”, về “mác” như ngoại thương, ngân hàng, tài chính, bác sỹ… và không mặn mà, thậm chí không có học sinh nào lựa chọn các nghề như nông nghiệp, sư phạm, học nghề… Bước 2. Nâng cao nhận thức của học sinh về nghề nghiệp. Sau khi tổng hợp điều tra, tôi tiến hành: - Thẳng thắn nhận xét trước lớp về vấn đề hướng nghiệp của các em, chỉ rõ sự không hợp lí giữa việc lựa chọn trường đào tạo nghề và nghề muốn làm, sự quan niệm phiến diện về một số ngành nghề, sự bất hợp lí trong cơ cấu ngành từ việc lựa chọn nghề của các em và cuối cùng là chỉ rõ cho học sinh thấy từ những bất hợp lí trên có thể dẫn đến sự mâu thuẫn giữa “cung” và “cầu” trong vấn đề lao động và giải quyết việc làm. - Cung cấp thông tin về các loại ngành nghề trong xã hội, về nhu cầu xã hội và những xu hướng nghề nghiệp trong thời gian tới. Để có những thông tin này tôi phải tìm hiểu từ nhiều kênh thông tin như trên tivi, mạng internet, thực tế xã hội, từ những người hiểu biết nhiều về ngành nghề trong xã hội, từ các học sinh cũ đã đi làm hoặc đang là sinh viên… Ví dụ: Nước ta là nước đang phát triển nên nhu cầu xây dựng, giao thông, các ngành kĩ thuật vẫn còn nhiều. Sức khỏe 6 người dân ngày càng được quan tâm nên còn cần nhiều y, bác sỹ, đặc biệt là những người được đào tạo chính quy… Cuối cùng, tôi vẫn khẳng định với học sinh: Các em vẫn còn 3 năm để nuôi ước mơ, để thay đổi tương lai và để nhận thức đúng hơn về “nghề” và “nghiệp”, vì thế ngay từ bây giờ các em phải nổ lực trong học tập, tu dưỡng, tìm hiểu và lắng nghe “tích cực” về tư vấn - hướng nghiệp. 4.2. BIỆN PHÁP 2: Nâng cao nhận thức về xu hướng nghề nghiệp và trách nhiệm tư vấn – hướng nghiệp cho phụ huynh học sinh. Tôi nhận thức rõ để làm tốt công tác hướng nghiệp thì phụ huynh học sinh đóng vai trò rất quan trọng. Vì thể, ngay trong phiên họp phụ huynh học sinh lần thứ nhất (đầu lớp 10) tôi đã thông báo tới các phụ huynh học sinh kết quả điều tra bước đầu nhận thức về nghề nghiệp từ học sinh, những bất cập, mù mờ, hoài nghi… về nghề nghiệp trong tương lai. Cung cấp cho các phụ huynh những thông tin về nghề nghiệp, về nhu cầu của xã hội hiện tại và xu hướng nghề nghiệp trong tương lai. Đây là những thông tin rất quan trọng đối với các phụ huynh, đặc biệt phụ huynh học sinh trường THPT Triệu Sơn 3 đa số làm nghề nông thuần túy, nhận thức về nghề nghiệp còn nhiều hạn chế và qua đó, tôi tranh thủ sự đồng thuận của phụ huynh học sinh về vấn đề tư vấn - hướng nghiệp và cũng ngầm giao “nhiệm vụ” cho các phụ huynh theo dõi, định hướng, tìm hiểu và động viên các em, để các em có đủ tự tin khi quyết định lựa chọn nghề ở cuối lớp 12. 4.3. BIỆN PHÁP 3. Lồng ghép tư vấn – hướng nghiệp trong bài dạy. Là một giáo viên giảng dạy môn sinh – công nghệ tôi nhận thấy công tác chủ nhiệm đối với tôi là khó khăn hơn, bởi 1 tuần tôi chỉ có 1 đến 2 tiết dạy ở lớp. Vì thế, tôi luôn coi trong tư vấn – hướng nghiệp lồng ghép trong các tiết dạy, đặc biệt tiết sinh hoạt lớp và 8 tiết dạy phần hướng nghiệp (nội dung ở cuối chương trình công nghệ 10). Đây là những tiết dạy rất quý báu để các em làm quen với công tác hướng nghiệp, cũng như tìm hiểu bước đầu về các ngành nghề, vì thế tôi đã tiến hành: Bước 1. Cung cấp cho học sinh “danh bạ” nhóm nghề nghiệp trong xã hội, nhu cầu nhân lực của một số nghề. Đây là “bước đệm” rất cần thiết để một lần nữa 7 học sinh sơ bộ nắm bắt các ngành nghề trong xã hội và nhu cầu xã hội về một số ngành nghề. Ví dụ: Có các nhóm nghề như: Nhóm nghề y dược, sư phạm, kĩ thuật, tài chính – ngân hàng, kinh tế…Hay thuộc nhóm nghề y có các nghề như: Bác sỹ đa khoa, bác sỹ răng hàm mặt, y sĩ, kĩ thuật y học, bác sỹ chẩn đoán hình ảnh, bác sỹ đông y, bác sỹ điều dưỡng… và nhu cầu xã hội về các nghề này đang còn rất lớn để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Bước 2. Sau khi kết thúc phần hướng nghiệp (cuối chương trình công nghệ 10), tôi đã hướng học sinh lớp chủ nhiệm theo mục đích tư vấn – hướng nghiệp bằng cách viết 1 bài thu hoạch với sự định hướng của giáo viên chủ nhiệm như sau: 1. Em thích làm nghề gì trong tương lai? 2. Tại sao em lại chọn nghề đó? 3. Những yêu cầu đối với người làm nghề đó (Sức khỏe, khéo tay, thông minh, nhẫn nại, năng khiếu…)? 4. Nếu em làm nghề đó em thấy có những thuận lợi và khó khăn gì? - Trước mắt: - Lâu dài: Bước 3. Phân tích kết quả: Để đồng hành cùng tư vấn – hướng nghệp trong suốt khóa học, tôi đã thống kê kết quả điều tra theo mẫu sau: (Bảng 1) TT Họ và tên Nghề lựa Thuận lợi Khó khăn chọn Lí do lựa chọn 1 2 3 4 … Từ việc điều tra tôi đã thu được các kết quả sau: Thứ nhất: Hầu hết học sinh định hướng rõ ràng hơn về công việc mà mình yêu thích. 8 Thứ hai: Việc chọn nghề của các em đã có cơ sở như dựa vào năng lực, sở thích bản thân, thu nhập mong muốn, điều kiện gia đình, cơ hội việc làm… Thứ ba: Hầu hết học sinh cũng nhận thức rõ những thuận lợi, mà đặc biệt là những khó khăn mà các em sẽ phải đối mặt trước mắt cũng như lâu dài khi theo đuổi nghề mình thích. Trên cơ sở thống kê này tôi từng bước nhận định về từng học sinh, từng nhóm học sinh, từ đó phối hợp với phụ huynh học sinh theo dõi, giúp đỡ, động viên, kích lệ để các em vững tin theo đuổi ước mơ của mình, cũng như đưa ra lời khuyên bước đầu cho các em. Ví dụ: Em Triệu Thị Linh (2007 - 2010), em muốn làm kĩ sư cầu đường (trường thi đại học: Đại học giao thông vận tải). Tôi đã đưa ra lời khuyên: Nghề này rất vất vả cho nữ, vì phải bám sát công trình thi công, những công trình này không gần nhà và luôn thay đổi nên khó khăn cho đi lại, ăn ở, đặc biệt khi em có gia đình và có con nhỏ. Lời khuyên bước đầu khi em còn học lớp 10 đã có tác dụng rõ rệt, những suy nghĩ ban đầu của em đã thay đổi và cuối năm lớp 12 em đã chọn thi 2 trường đại học là đại học nông nghiệp Hà Nội (khoa công nghệ sinh học – khối A) và đại học y Hải Phòng (khoa bác sỹ đa khoa) đều đậu với số điểm cao. 4.4. BIỆN PHÁP 4. Khoanh vùng miền chọn nghề. Từ những việc làm trên, kết thúc năm học lớp 10 học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã dần định hình được nghề nghiệp trong tương lai và nhận thấy rằng tư vấn - hướng nghiệp rất quan trọng trong quyết định nghề nghiệp của các em. Vì các em đều là học sinh mũi nhọn nên miền chọn nghề của các em còn đang rất rộng, vậy để khoanh vùng miền chọn nghề của các em, tôi đã tiến hành như sau: Bước 1. Động viên các em tham gia khảo sát đại học các môn trong khối mà các em sẽ thi đại học (khối A hoặc khối B hoặc cả khối A và khối B), thực tế kết quả khảo sát đaị học trong những năm gần đây trở thành một chỉ tiêu chất lượng đánh giá năng lực học sinh. Công việc này được tiến hành từ khi các em còn học lớp 11, để các em tiếp cận dần với kì thi đại học. Bước 2. Cho học sinh đăng kí mục tiêu của mỗi lần tham gia khảo sát đại học. Trước mỗi lần khảo sát đại học, sau khi học sinh đã đăng kí khối thi, tôi lập 9 danh sách, cho học sinh thời gian suy nghĩ và yêu cầu học sinh hoàn thành nội dung như sau: (Bảng 2) TT Họ và tên 1 2 3 Khối thi Mục tiêu Toán Lí Tổng Hóa Sinh điểm / 23 8 23,5 / 25 / / Cao Thị Vân Anh A 8 7,5 7,5 B 8 / 7,5 Nguyễn Văn Chung A 8,5 8 8,5 B / / / ……………. A B Đây là một chút áp lực trước kì thi để các em quen dần với áp lực khi thi đại học, đồng thời đây là thước đo về sự nổ lực cũng như kiểm chứng về khả năng hoàn thành mục tiêu đề ra của bản thân. Bước 3. Tổng hợp kết quả mỗi lần khảo sát. Sau khi có kết quả khảo sát đại học ở mỗi lần, tôi thống kê kết quả theo mẫu sau: (Bảng 3) T Họ và Khối T tên thi 1 Phạm 2 Mục tiêu khảo sát Kết quả khảo sát Đánh toán lí hóa sinh Tổng toán lí Hóa sinh Tổng A 6 7 6 / 19 6,5 6 7 / 19,5 Đạt Thị An B Nguyễn A 6 5 / 5 6 5 8 / 20 15 6,5 4 / 4 7 4,5 7,5 / 20,0 12,5 Đạt Không 13,5 đạt Không Thị Linh B 5 / 5 6 16 4 / 4 5,5 giá đạt …. Qua kết quả thống kê mỗi lần khảo sát đại học, tôi chia học sinh lớp chủ nhiệm thành 2 nhóm: Nhóm 1: Nhóm đạt được mục tiêu đặt ra. Nhóm này tiếp tục cố gắng. Nhóm 2: Nhóm không đạt mục tiêu đặt ra. Với nhóm này, tôi phân tích để học sinh thấy rõ khả năng có thể hoàn thành mục tiêu của mình, những khó khăn các em gặp phải, năng lực bản thân và khả năng hoàn thành mục tiêu. Từ đó 10 động viên, khích lệ, phân tích để các em có chiến lược sát thực và hiệu quả hơn, như nỗ lực học tập trong thời gian tới hoặc thay đổi mục tiêu bản thân (Ví dụ: Từ mục tiêu đại học xuống mục tiêu cao đẳng)… Bước 4. Đánh giá kết quả các lần khảo sát đại học. Tôi thống kê kết quả các lần khảo sát đại học của học sinh theo bảng sau: (Bảng 4) TT Họ và Tên Khối thi 1 2 Phạm Thị An A Nguyễn Thị A Lần 1 Lần 2 Lần 3 Mục Kết Mục Kết Mục Kết tiêu quả tiêu quả tiêu quả 19 15 19,5 19 12,5 15 20,0 19 13,0 15 Đánh giá Tỉ Số lần đạt mục lệ tiêu 19,5 3/3 13,0 0 (%) 100 0 Linh … Từ kết quả thống kê trên tôi tiếp tục chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1. Nhóm có 100% các lần khảo sát đại học đạt mục tiêu. Nhóm 2. Nhóm có từ 50% số lần khảo sát đại học đạt mục tiêu trở lên. Nhóm 3. Nhóm có số lần khảo sát đại học đạt mục tiêu dưới 50% hoặc không đạt mục tiêu lần nào. Trên cơ sở thống kê trên tôi tư vấn với mỗi nhóm như sau: - Đối với học sinh thuộc nhóm 1: Tạm yên tâm về mục tiêu đại học nhưng cần cố gắng để đạt được mục tiêu thi đại học cuối cùng. - Đối với học sinh thuộc nhóm 2: Để đạt được mục tiêu đại học thì cần nỗ lực rất nhiều, đồng thời cần chuyển mục tiêu của mình cả sang thi cao đẳng. - Đối với học sinh thuộc nhóm 3: Các em không nên đặt cho mình mục tiêu đại học, chỉ nên thi cao đẳng hoặc trung học chuyên nghiệp hoặc tham gia thi đại học nhưng để xét tuyển xuống cao đẳng. Cuối cùng, sau khi đã phân tích, tư vấn cho học sinh, tôi yêu cầu học sinh tìm hiểu và hoàn thiện bảng thống kê sau: Bảng 5 TT Họ và Trường tên thi (Khoa) Khối Điểm chuẩn 3 năm gần nhất Điểm các lần Đánh khảo sát đại học giá Lần Lần Lần chung 1 2 3 11 1 2 3 4 5 Đây là căn cứ để giáo viên và phụ huynh tư vấn – hướng nghiệp cho học sinh lựa chọn trường thi một cách khoa học và hiệu quả. 4.5. BIỆN PHÁP 5. Huy động các lực lượng tư vấn khác. Trong giai đoạn cuối học kì I cho đến hết tháng 3 năm học lớp 12, để tư vấn – hướng nghiệp hiệu quả, song song với phụ huynh học sinh tôi tranh thủ các lực lượng tư vấn hướng nghiệp khác như giáo viên bộ môn của lớp, cán bộ làm công tác tuyển sinh… Ngoài ra, các lực lượng ngoài nhà trường cũng đóng vai trò rất quan trọng và thực tế như các kênh thông tin tuyển sinh, các trang wed về tuyển sinh, đặc biệt tôi tranh thủ sự cộng tác của các học sinh cũ, đây là những người mới đi làm có nhiều trải nghiệm trong hướng nghiệp hoặc những sinh viên đang rất thực tế với thời cuộc và sự chuyển mình của đất nước cũng như nhưng xu hướng nghề nghiệp trong tương lai. Với những lực lượng này, tôi liên lạc và tổ chức những cuộc gặp gỡ nói chuyện trong tiết sinh hoạt với các em hoặc mở hộp thư, trang wed và giới thiệu với các em để các em tiện trao đổi, tư vấn. Từ đó, các em và phụ huynh học sinh nhận thấy được việc chọn trường của mình là sự kết hợp năng lực, nguyện vọng và nhu cầu xã hội về các ngành nghề hiện nay và tương lai, từ đó đưa ra quyết định chọn trường. 4.6. BIỆN PHÁP 6: Quyết định chọn trường. Để giúp học sinh quyết định chọn trường thi chuyên nghiệp, trong lần họp phụ huynh cuối cùng của lớp 12 (khoảng cuối tháng 2 năm 2007 - đối với lớp D, cuối tháng 2 năm 2010 – đối với lớp B1, cuối tháng 2 năm 2013 – đối với lớp E1), tôi thông báo tới các phụ huynh kết quả tư vấn – hướng nghiệp trong suốt khóa học của tôi, sự nỗ lực của phụ huynh học sinh, sự tư vấn của các lực lượng khác đã ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức nghề nghiệp của các em, đây là kết quả đáng mừng và cần phát huy. Đồng thời, tôi photo và gửi tới các phụ huynh bảng thống kê trường thi, điểm chuẩn 3 năm gần nhất và điểm khảo sát đại học các lần khảo sát mà các em đã thống kê (bảng 4 và bảng 5), kết hợp với học lực 12 mà các em đạt được trong 3 năm học, đặc biệt tôi quan tâm đến sự tiến bộ của các em trong học tập các môn thuộc khối thi. Trên cơ sở đó tôi và các phụ huynh tư vấn – hướng nghiệp cho từng học sinh để các em quyết định lựa chọn các trường đăng kí tuyển sinh. Vì trường THPT Triệu Sơn 3 nằm ở vùng bán sơn địa, lực học của học sinh “đuối” hơn so với học sinh các trường THPT khác trong huyện, trong khi nguyện vọng được học lên đại học và tìm được việc làm của các em là rất tha thiết, vì thế kinh nghiệm của tôi tư vấn chọn trường cho học sinh lớp chủ nhiệm (lớp mũi nhọn của trường) là các em làm hồ sơ ít nhất 3 trường đại học. Khối thi chủ đạo làm hồ sơ 2 trường, 2 trường này cùng ngành học là tốt nhất, 1 trường có điểm trúng tuyển những năm trước gần với điểm khảo sát đại học của các em, 1 trường có điểm chuẩn những năm gần đây thấp hơn so với điểm khảo sát đại của các em. Khối còn lại làm hồ sơ 1 trường. Đây chính là luận điểm “kiềng ba chân” mà các em cần tiếp thu để có thể vững bước trên con đường tương lai của mình. Tuy nhiên, khi học sinh nộp hồ sơ để biết chính xác các em nộp hồ sơ những trường đại học nào, tôi thu hồ sơ và cho học sinh thống kê theo mẫu sau: (Bảng 6) TT Họ và tên Ngày Trường đăng kí Khối Hệ Mã sinh thi tuyển thi tuyển nghành sinh 1 2 3 4 Công tác tư vấn – hướng nghiệp dường như dừng lại ở đây nhưng thực tế, công tác này vẫn tiếp diễn cho đến khi các em đi thi tuyển sinh. Từ bảng thống kê trên, giáo viên chủ nhiệm kết hợp với các lực lượng khác, đặc biệt là phụ huynh học sinh tiếp tục tư vấn để học sinh quyết định cuối cùng thi trường nào? Cụ thể: Nếu lực học của học sinh cuối năm ngày càng tiến bộ thì chọn trường đăng kí thi có điểm chuẩn hàng năm cao hơn. 13 Nếu lực học của học sinh cuối năm không tiến bộ thì chọn trường đăng kí thi có điểm chuẩn hàng năm thấp hơn. Với những quá trình và công tác tư vấn – hướng nghiệp trên học sinh sẽ có được quyết định đúng đắn cuối cùng khi dự thi đại học. 5. KẾT QUẢ 5.1. Lớp D, khóa học 2004 - 2007 (Khóa đối chứng). Khi mới ra trường, tôi được giao chủ nhiệm lớp D (lớp chọn khối B) khóa học 2004 – 2007, tôi đã rất vui mừng khi làm công tác chủ nhiệm một lớp chọn được định hướng học khối B ngay từ đầu, có đầu vào trung bình. Nhưng do chưa có kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm nên tôi chỉ mới chú trọng đến quản lí học sinh, phát động các phong trào thi đua mà chưa quan tâm đến tư vấn – hướng nghiệp cho học sinh, tôi nghĩ rằng học sinh có khả năng lựa chọn đúng nghề nghiệp và trường học. Nhưng thực tế năm đó tôi đã thất bại, kết quả thi chuyên nghiệp của lớp 12D như sau: Sĩ số học sinh: 55 - Thống kê số học sinh tham gia thi tuyển: Sĩ số Học sinh thi đại học Học sinh thi cao đẳng Học sinh thi TCCN Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 55 48 87,2 13 23,6 7 12.7 (Có học sinh vừa thi đại học, vừa thi cao đẳng, có học sinh vừa thi cao đẳng, vừa thi TCCN...). - Kết quả thi tuyển: Tỉ lệ đậu chuyên nghiệp của các em là 19/55 = 34,5% Cụ thể: TT Phân loại học sinh thi Số học Số bộ hồ Số học theo nguyên vọng sinh sơ đăng kí sinh thi Tỉ lệ 1 Thi đại học tham gia 48 83 2 Thi cao đẳng 13 17 10 76,9% 3 Trung cấp 7 8 5 71,4% Tổng số học sinh thi đậu chuyên nghiệp đậu 4 8,3% 19/55 học 34,5% sinh - Lĩnh vực nghề nghiệp: 14 Thi vào nghành y chiếm 75%, thi sư phạm chiếm 20%, khoảng 5% thi vào các lĩnh vực khác như nông nghiệp, công nghệ sinh học... Như vậy, với khóa học này tỉ lệ đậu của các em rất thấp, ngành nghề lựa chọn không linh hoạt, chọn nghề trong phạm vi hẹp, tỉ lệ học sinh thi tuyển ở bậc đại học phản ánh sai với năng lực thực tế của học sinh. 5.2. Lớp B1, khóa học 2007 - 2010 (Khóa thí nghiệm). Đây là lớp mũi nhọn ban KHTN của trường khóa học 2007 - 2010, đầu vào của học sinh cao nhất trường và tương đối đồng đều. Với khóa học này tôi đã áp dụng những kinh nghiệm tư vấn - hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm ngay từ đầu khóa học và kết quả đạt được: Sĩ số học sinh: 47 - Thống kê số học sinh tham gia thi tuyển: Sĩ số Học sinh thi đại học Học sinh thi cao đẳng Học sinh thi TCCN Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 47 39 82,9 13 27,6 4 8,5 (Có học sinh vừa thi đại học, vừa thi cao đẳng, có học sinh vừa thi cao đẳng, vừa thi TCCN...). - Kết quả thi tuyển: Tỉ lệ đậu chuyên nghiệp của các em là 43/47 = 91,48% Cụ thể: Số học sinh thi Đại học Cao đẳng TCCN Tổng đậu Nguyện vọng 1 35 2 2 39 (theo mục đích tư vấn) Nguyện vọng 2 3 1 0 4 Tổng 38 3 2 43 Như vậy, có 39/43 học sinh đậu nguyện vọng 1 (đúng với mục tiêu hướng nghiệp), 04 đậu nguyện vọng 2, 04 học sinh còn lại tuy có điểm thi đại học từ 17,5 – 20,0 điểm nhưng do nguyện vọng học sinh không được thỏa mãn nên các em quyết định thi năm thứ hai và cả 4 em này đều đậu đại học như nguyện vọng ở năm thứ 2 thi. - Lĩnh vực nghề nghiệp: 15 Ở khóa học này, kinh tế xã hội trong nước và thế giới tương đối ổn định, nên xu hướng nghề nghiệp ít ảnh hưởng đến lựa chọn nghề nghiệp của các em, vì thế ngành nghề mà các em lựa chọn và thi đậu phân phối trong hầu hết các ngành tuyển sinh của khối thi A, B. Cụ thể: TT 1 2 3 4 5 Ngành học Ngoại thương An ninh, cảnh sát Quân đội Xây dựng, giao thông Các ngành kĩ thuật (bách khoa, công Số học sinh theo học 02 03 05 04 06 nghiệp...) 6 Ngành y 7 Ngành dược 8 Các ngành kinh tế (tài chính, ngân hàng...) 9 Các ngành nông nghiệp 10 Các ngành thuộc lĩnh vực khác Từ kết quả trên cho thấy phương pháp tư vấn – hướng 09 03 03 04 03 nghiệp của tôi đã mang lại hiệu quả rất thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, đồng thời cũng cho thấy tư vấn - hướng nghiệp là cần thiết đối với học sinh THPT. 5.3. Lớp E1, khóa học 2010 - 2013 (Khóa thí nghiệm). Từ hiệu quả của công tác tư vấn - hướng nghiệp, tôi tiếp tục áp dụng và phát huy ở khóa học 2010 - 2013. Với khóa học này tôi lại được BGH nhà trường giao chủ nhiệm lớp E1, đây là lớp có nhiều điểm tương đồng với lớp B1 (khóa học 2007 - 2010), cũng là lớp mũi nhọn ban KHTN của trường ở khóa học này có đầu vào cao nhất trường và đồng đều. Tuy nhiên đây là khóa học diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới kéo dài và sự mất cân bằng trong đào tạo các ngành nghề, nhưng tôi vẫn kiên trì với công tác tư vấn – hướng nghiệp của mình, kết quả bước đầu các em nộp hồ sơ thi tuyển như sau: Sĩ số học sinh: 42 - Thống kê số học sinh tham gia thi tuyển: Sĩ số Học sinh thi đại học Học sinh thi cao đẳng Học sinh thi TCCN Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 42 35 83,3 11 26,1 4 9,5 (Có học sinh vừa thi đại học, vừa thi cao đẳng, có học sinh vừa thi cao đẳng, vừa thi TCCN ...). 16 - Ngành nghề và số lượt đăng kí thi tuyển: TT 1 2 3 4 5 6 7 8 Ngành học Số bộ hồ sơ Quân đội An ninh Cảnh sát Ngành y Ngành dược Nông lâm nghiệp Các ngành kĩ thuật Các ngành xây dựng, giao thông, bưu chính 9 viễn thông. Các ngành kinh tế (thương mại, ngân hàng, 08 13 03 04 27 08 19 21 11 tài chính, quản lí nhân lực…) 10 Các ngành khác 13 Tổng 127 bộ hồ sơ Nhìn vào bảng thống kê trên cho thấy, xu hướng nghề nghiệp của các em đã chuyển dịch sang khối kĩ thuật, y, dược và đặc biệt quan niệm về các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp đã thay đổi theo hướng tích cực, học sinh làm hồ sơ dự thi trong các ngành thuộc khối kinh tế giảm đáng kể. Đồng thời kết quả trên cũng cho thấy sự có sự phân luồng học sinh theo năng lực bản thân, theo nhu cầu xã hội phù hợp với mục đích hướng nghiệp hiện nay của Bộ GD - ĐT. Tuy kì thi đại học 2012 – 2013 chưa diễn ra, nên chưa có kết quả sát thực, nhưng tôi có niềm tin rằng công tác tư vấn – hướng nghiệp của tôi là rất hiệu quả và sát thực. 17 C - KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. KẾT LUẬN Người giáo viên là người đưa đò, đặc biệt trách nhiệm này lại rất vinh dự khi đặc biệt quan trọng đối với người giáo viên chủ nhiệm. Để giúp mỗi “con đò” học sinh, đến được với bến bờ tương lai tươi sáng thì đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm không chỉ truyền thụ kiến thức, hô hào hưởng ứng các phong trào hay tìm các biện pháp đẩy mạnh học tập của lớp chủ nhiệm…Mà hơn thế người giáo viên chủ nhiệm phải là chỗ dựa tinh thần, là tấm gương, là người dẫn đường chỉ lối cho các em, để những học sinh đang chập chững vào đời có được bước đi vững vàng trong tương lai. Khi vận dụng “một số kinh nghiệm tư vấn – hướng nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm” tôi đã gặt hái được những kết quả khả quan và đã chứng minh phương pháp của mình mang lại kết quả thiết thực trong tư vấn - hướng nghiệp cho học sinh, góp phần tích cực vào hướng ngiệp, phân luồng lao động THPT. 2. ĐỀ XUẤT - Nhà trường cần bồi dưỡng công tác tư vấn – hướng nghiệp cho tất cả giáo viên chủ nhiệm hằng năm. - Nhà trường cần tiến hành các buổi tư vấn – hướng nghiệp cho mỗi khối học hàng năm dưới nhiều hình thức như: Nghe tư vấn, nói chuyện… 18 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 07 tháng 06 năm 2013 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Hoàng Thị Hạnh MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ: 2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ. 3. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 4.1. BIỆN PHÁP 1: Điều tra, nâng cao nhận thức về nghề nghiệp cho học sinh. 4.2. BIỆN PHÁP 2: Nâng cao nhận thức về xu hướng nghề nghiệp và trách nhiệm tư vấn – hướng nghiệp cho phụ huynh học sinh. 4.3. BIỆN PHÁP 3: Lồng ghép hướng nghiệp trong các tiết dạy. 4.4. BIỆN PHÁP 4: Khoanh vùng miền chọn nghề của từng học sinh. 4.5. BIỆN PHÁP 5: Huy động tư vấn – hướng nghiệp của giáo viên bộ môn, bộ phận tuyển sinh và các lực lượng ngoài nhà trường. 4.6. BIỆN PHÁP 6: Quyết định chọn trường. 5. KẾT QUẢ C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT. 1. KẾT LUẬN 2. ĐỀ XUẤT 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất