Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHẦN BÀI TẬP VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ TRONG BÀI THI ĐẠI HỌC - ...

Tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHẦN BÀI TẬP VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ TRONG BÀI THI ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI C.DOC

.DOC
15
659
60

Mô tả:

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHẦN BÀI TẬP VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ TRONG BÀI THI ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI C I/. MỤC TIÊU Việc thi tuyển sinh vào Đại học và cao đẳng là việc làm thường xuyên và hàng năm. Từ xưa đến nay, cùng với sự phát triển của đất nước, các môn Văn - Sửa - Địa (Khối C) luôn tồn tại và phát triển để góp phần tạo ra những chủ nhân tương lai cho đất nước được phát triển toàn diện, trong đó môn Địa lý là một bộ môn khoa học không thể thay thế được. Trong nội dung các đề thi tuyển sinh vào các trường Cao Đẳng – Đại học hàng năm thì phần bài tập yêu cầu Học sinh vẽ và nhận xét biểu đồ là một phần kiến thức khá quan trọng, luôn chiếm tỷ lệ 1/3 tổng số điểm của bài thi. Vậy làm thế nào để nâng cao được chất lượng của loại bài tập này trong chuyên đề ôn thi Đại học – Cao đẳng là một vấn đề chúng ta cần phải bàn luận. Với kinh nghiệm 34 năm trong nghề, cùng với thành tích đã đạt được của bản thân, Tôi mạnh dạn xây dựng Chuyên đề: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHẦN BÀI TẬP VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ TRONG BÀI THI ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG MÔN ĐỊA LÝ - KHỐI C. Một mặt để tổng kết lại những vấn đề mình đã làm, đồng thời để giúp các đồng nghiệp sau này tham khảo và làm phong phú thêm kinh nghiệm cho mình trong việc dạy chuyên đề ôn thi Đại học - Cao đẳng môn Địa lý cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng kết quả thi Đại học - Cao đẳng Khối C của Trường THPT Nguyễn Thái Học nói riêng cũng như của tỉnh Vĩnh Phúc nói chung. Để nâng cao được chất lượng phần bài tập Vẽ và nhận xét biểu đồ trong bài thi Đại học cao đẳng môn địa lý khối C yêu cầu người thầy giáo dậy ôn thi đại học phải tâm huyết, chịu khó rút kinh nghiệm, tích lũy tư liệu trong mỗi đợt thi, kỳ thi của học sinh. Tự tổng kết ,đánh giá, nghiêm túc tự rút kinh nghiệm cho bản thân. II. PHƯƠNG PHÁP CỤ THỂ Trước hết, chúng ta phải thống nhất quan điểm: + Dậy phần Bài tập vẽ và nhận xét biểu đồ cho học sinh không phải là một vấn đề dễ dàng, vì phần này đòi hỏi kiến thức của thầy phải phong phú, chịu khó đọc, tham khảo và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân qua mỗi kỳ thì của học sinh, hơn thế phần kiến thức này lại không có tài liệu tham khảo, không có chương trình nào dậy cho cho giáo viên một cách bài bản. Tuy nhiên nếu giáo viên đầu tư một chút, chịu khó tìm tòi tài liệu, đúc rút kinh nghiệm thì sẽ có một bộ tài liệu Trang 1 chuẩn để giúp Học sinh ôn luyện đạt điểm cao trong bài thi môn Địa lý của mình. Trong quá trình dậy phần này, học sinh tiếp thu bài thoải mái, không căng thẳng như phần dậy lý thuyết. Song nếu không cẩn thân, học sinh sẽ mất hết điểm của phần bài tập một cách đáng tiếc. Vậy dạy chuyên đề này như thế nào? Theo tôi khi bắt đầu chương trình ôn luyện thi Đại học thì phần rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh phải đưa lên phần đầu tiên trong toàn bộ chương trình và thời gian dành riêng cho chuyên đề này trong khoảng 10 ca dậy tương đương khoảng 300 tiết dậy. Tại sao phải đưa lên phần đầu của chương trình vì có như vậy thì ở các phần dậy lý thuyết sau sẽ thuận lợi hơn. Hết một chương lý thuyết, ta lại có bài tập giao về nhà để học sinh tự làm trên cơ sở lý thuyết về bài tập các em đã được học, như vậy sẽ giảm được rất nhiều thời gian để học bài tập ở trên lớp và giành thời gian đó để các em học lý thuyết cho kỹ hơn. Trong 10 ca dậy đó, tôi đã phân phối như sau: 1. Học lý thuyết về các loại biểu đồ (khái niệm, phân loại, ý nghĩa của mỗi loại biểu đồ) và các bước để vẽ một biểu đồ cụ thể (Ca 1) Ở phần này, giáo viên sẽ đưa ra những kiến thức cơ bản về biểu đồ là gì? Ý nghĩa của việc sử dụng biểu đồ trong học tập, các bước để vẽ 1 biểu đồ trước 1 bảng số liệu cụ thể và để vẽ 1 biểu đồ hoàn chỉnh phải tuân thủ theo 4 bước: + Bước 1: Chọn biểu đồ thích hợp + Bước 2: Xử lý số liệu + Bước 3: Lập bảng số liệu mới + Bước 4: Vẽ 1 biểu đồ hoàn chỉnh. Ở đây giáo viên cho học sinh thấy sự cần thiết của mỗi bước đó ra sao, đóng vai trò gì trong một bài thi cụ thể. 2. Giáo viên đi sâu vào hướng dẫn tỉ mỉ từng bước trong cách giải từng bài tập cụ thể (Ca 2). 2.1. Bước 1: Chọn biểu đồ thích hợp: Phần này giữ vai trò quyết định nhất để lấy điểm của bài thi, vì nếu xác định sai biểu đồ thì coi như học sinh mất đi 1/3 số điểm của bài thi mà phần thi lý thuyết, dù học sinh có học thuộc, hiểu đến đâu cũng khó có thể đạt điểm tối đa 7/7 điểm được. Trang 2 Vậy làm thế nào để chọn được một biểu đồ thích hợp nhất? Đây là vấn đề khó khăn nhất đối với học sinh, và các thầy cô hướng dẫn là những người mới ra trường hoặc ít luyện thi Đại học cho học sinh. Theo kinh nghiệm bản thân thì có 3 căn cứ để giúp học sinh chọn đúng loại biểu đồ thích hợp: - Ý nghĩa của từng loại biểu đồ (đã học ở ca 1) - Căn cứ vào “ từ khóa” trong mỗi bài tập xem người ta yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện điều gì? - Chuỗi số liệu trong bảng số liệu đã cho Trong 3 căn cứ trên thì việc dựa vào “từ khóa” là quyết định nhất vì mỗi loại bài tập có những từ khóa khác nhau, điều này giáo viên cần hết sức tinh tế để hướng dẫn học sinh nhận biết đúng dạng biểu đồ. Cụ thể: 2.1.1. Đối với biểu đồ hình tròn thì từ khóa là: “Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu” của 2, 3 đối tượng trong cùng một năm hoặc quy mô, cơ cấu của 01 đối tượng, kết hợp với bảng số liệu cụ thể Ví dụ : Vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số theo độ tuổi hoặc cơ cấu GDP của nước ta trong 2 hoặc 3 năm.. Hoặc vẽ biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu sử dụng vốn đất đai của 2 hoặc 3 vùng kinh tế trong 1 năm nào đó… 2.1.2. Đối với biểu đồ miền thì từ khóa là: “sự thay đổi cơ cấu” hoặc “sự chuyển dịch cơ cấu”, kết hợp với bảng số liệu đã cho là khoảng thời gian dài từ 4 năm trở lên như thay đổi cơ cấu cây công nghiệp, cơ cấu xuất nhập khẩu, cơ cấu GDP…). 2.1.3. Đối với biểu đồ cột hoặc biểu đồ cột gộp nhóm thì từ khóa của đề là: vẽ biểu đồ” so sánh…”hay sự biến động. ví dụ - Thể hiện sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ở nước ta giai đoạn 1975-2010. - So sánh giá trị xuất khẩu với giá trị nhaapjkhaaur giai đoạn 1995-2010… Trang 3 2.1.4. Đối với biểu đồ đường thì từ khóa của đề là: vẽ biểu đồ thể hiện” tốc độ gia tăng hoặc tốc độ gia tăng” của đối tượng địa lý trong khoảng thời gian dài hoặc bảng số liệu có 2, 3 thành phần khác nhau thể hiện trên cùng một hệ trục tọa độ. Ví dụ: Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của diện tích, năng suất và sản lượng lúa giai đoạn 1980-2005. - Trên cùng 1 hệ trục tọa độ thể hiện tốc độ gia tăng của diện tích,năng suất và sản lượng lúa ở nước ta giai đoạn 1980-2005… 2.1.5. Tuy nhiên không phải lúc nào bài tập cũng có từ khóa, Ví dụ: Vẽ biểu thích hợp thể hiện tình hình sản xuất lúa của nước ta trong giai đoạn 2000-2005. (Đề thi ĐH năm 2008 hoặc Đề thi Đại học năm 2011, 2012 đều không có từ khóa) Nếu gặp dạng đề này, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phân tích số liệu trong bảng số liệu đề bài cho để tìm ra cách vẽ thích hợp nhất: Ví dụ đề thi Đại học năm 2012: Cho bảng số liệu về khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hóa. Giáo viên cần phân tích cho học sinh dùng phương pháp loại trừ: biểu đồ thể hiện cơ cấu có 3 loại là tròn, miền, cột chồng, nhưng với chuỗi số liệu nhiều năm thì việc chọn biểu đồ miền là thích hợp. Như vậy việc tìm ra từ khóa giúp các em chọn được loại biểu đồ thích hợp là vấn đề khó và nan giải, song để các em có kỹ năng đó và chọn được nhanh và chính xác càng khó. Để làm được điều đó, sau khi học song lý thuyết, tôi đã ra một số bài tập để thực hành ở loại bài tập này, mỗi bài sẽ có những dạng câu hỏi khác nhau, mỗi câu hỏi sẽ yêu cầu vẽ một loại biểu đồ tương ứng. Ví dụ: Cho bảng số liệu : Tình hình xuất, nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1988-2005 (ĐV: Triệu USD) 1988 3795,1 -1718,3 1990 5156,4 -348,4 1992 5121,4 +40 1995 13604,3 -2706,5 1999 23162,0 -82 2005 69114.0 -4648,0 Với 5 câu hỏi khác nhau, HS chọn được 5 loại biểu đồ thích hợp . Cụ thể là: Trang 4 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1988-2005 (Biểu đồ miền). 2. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện giá trị xuất khẩu và nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 19882005 (biểu đồ đường bằng giá trị tuyệt đối). 3. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỷ lệ xuất khẩu so với nhập khẩu giai đoạn 1988-2005 (biểu đồ miền). Loại này có điểm khác so với loại miền cơ cấu ở câu hỏi 1. Loại bài tập này HS rất dễ nhầm nên Giáo viên phải cho Học sinh làm để tự Học sinh phân biệt được. 4 .Vẽ biểu đồ thích hợp so sánh giá trị xuất khẩu với giá trị nhập khẩu (cột gộp nhóm). 5. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hện sự biến động của giá trị xuất khẩu và vị trí của xuất khẩu trong hoạt động ngoại thương( biểu đồ kết hợp cột chồng với đường)… 2.2. Bước 2: Xử lý số liệu (phần này tương đối đơn giản song nếu không đọc kỹ đề bài, học sinh sẽ dễ nhầm lẫn). Ở phần này, Giáo viên cần yêu cầu học sinh nhớ lại các công thức tính toán liên quan đã học: - Tính tỉ suất tăng tự nhiên = tỷ suất sinh thô- tỷ suất tử thô=…(%) - Tính năng suất lúa = sản lượng : diện tích = tạ/ha - Tính sản lượng lương thực đầu người qua các năm = sản lượng chia số dân (kg/người) - Tính cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu trừ Giá trị nhập khẩu (Triệu USD). - Tính mật độ dân số =Số dân chia diện tích (người/km2)… * GV còn đưa ra 1 số công thức tính: + Tốc độ tăng trưởng để vẽ biểu đồ đường: năm sau chia năm đầu nhân 100%. + Tính bán kính hình tròn. + Từ công thức cán cân xuất nhập khẩu ta tính được giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu từng năm khi biết cán cân xuất nhập khẩu trong tổng giá trị xuất nhập khẩu từng năm đó: TỔNG GIÁ TRỊ XUẤT, NHẬP KHẨU = gtxk+ gtnk (1) CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU = gtxk- gtnk (2). Từ công thức (1) và (2) ta suy ra công thức tính giá trị xuất khẩu = gtxk +gtnk chia 2. Và công thức tình gtnk = tổng gtxnk- gtxk Trang 5 Dậy cho học sinh tính cơ cấu các thành phần trong một tổng thể: Bằng số liệu từng thành phần chia số liệu tổng số nhân với 100. 2.3. Bước 3: Lập bảng số liệu Ở giai đoạn này, Giáo viên cho học sinh thấy đây là khâu không khó, nhưng nếu không lập bảng số liệu này, học sinh sẽ không được điểm ở phần xử lý số liệu. Lưu ý học sinh khi lập bảng số liệu mới phải đặt tên cho bảng số liệu mới và có đơn vị tính của bảng số liệu đó. Ví dụ: + Bài tập trong đề thi Đại học năm 2013: Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta (ĐVT: Tỉ đồng). Sau khi xử lý số liệu bài tập này, ta phải đặt tên bảng số liệu mới là: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế nước ta (ĐVT: %). + Bài tập trong đề thi Đại học - cao đẳng năm 2009: Cho bảng số liệu Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu, dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ở nước ta. Sau khi xử lý số liệu bài tập này, ta phải đặt tên bảng số liệu mới là: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế ở nước ta. ĐVT: %... Ở đây, cần lưu ý cho học sinh là: Không phải bài tập nào cũng phải xử lý số liệu. Có những bài tập không cần xử lý số liệu và chỉ căn cứ vào bảng số liệu đã cho để vẽ luôn biểu đồ. Ví dụ như Đề thi Đại học - cao đẳng năm 2011 và năm 2012. 2.4. Bước 4: Vẽ biểu đồ. Giáo viên cho Học sinh biết đây là kỹ năng đơn giản, xong điểm lại cao, thường từ 1,5 diểm đến 2 điểm nên học sinh phải trình bày cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, khoa học, đảm bảo các yêu cầu: - Có tên biểu đồ - Có đơn vị tính ở trục oy, có khoảng cách năm, có tên định lượng ở trục oy. - Có chú giải - Số liệu điền trên biểu đồ… Ở đây theo kinh nghiệm bản thân tôi thì giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh tỉ mỉ cách vẽ từng loại biểu đồ, cụ thể như sau: + Biểu đồ hình tròn: Bắt đầu từ vạch 12 giờ theo chiều kim đồng hồ đến hết. Nếu vẽ từ 2 đến 3 hình tròn thì chung chú giải, vẽ trên cùng một đường thẳng để dễ so sánh. Trang 6 + Biểu đồ đường, miền: Năm đầu trùng với gốc trục oy. + Biểu đồ cột, đường: Giá trị cao nhất trên trục oy luôn cao hơn giá trị cao nhất trong bảng số liệu..vv. Đặc biệt tôi đã tìm ra Quy luật giúp học sinh xác định khoảng cách năm trên biểu đồ một cách khoa học và chính xác, đó là: Khoảng cách các năm trong 1 biểu đồ = năm cuối trừ năm đầu): số năm = số ô tương ứng. Cần lưu ý số năm được chia do Học sinh tự chọn làm sao cho tròn số hoặc dễ tính nhất. Từ đó học sinh chia số ô (một ô bằng bao nhiêu năm) -> thích hợp đảm bảo độ chính xác cao, biểu đồ trình bày sạch sẽ, khoa học. + Ở biểu đồ kết hợp: Nếu 2 trục oy -> thì tỷ lệ 2 trục không cần bằng nhau, ví dụ: 01 trục thể hiện Sản lượng lúa, 01 trục thể hiện Diện tích lúa. Tỷ lệ này khác nhau tùy theo số liệu cụ thể. Như vậy với cách làm như trên, học sinh sẽ có kiến thức cơ bản về việc vẽ 1 loại biểu đồ chính xác, khoa học, không khó khăn gì -> Học sinh rất tự tin khi làm bài thi của mình. 3. Hướng dẫn học sinh nhận xét biểu đồ và giải thích những vấn đề liên quan (Ca 3). Đây là một vấn đề khó và điểm của phần này cũng khá cao, thường chiếm tỷ lệ 1/3 số điểm phần bài tập (có thể là 0,5 đến 1,0 điểm). Do mỗi bài tập lại có những yêu cầu khác nhau nên sẽ có những cách nhận xét và giải thích cũng khác nhau. Song nếu chúng ta quan tâm và lưu ý thì sẽ rút ra được quy luật chung. Tôi xin trình bày khái quát quy luật này để các đ/c nghiên cứu: 3.1. Nhận xét biểu đồ: - Đối với bất kỳ loại biểu đồ nào, chúng ta cũng có những câu nhận xét đầu tiên: Từ giai đoạn … đến giai đoạn … vấn đề địa lý nào đó có sự thay đổi hoặc biến động theo chiều hướng… 3.1.1. Nếu là biểu đồ hình tròn: Thể hiện cùng một đối tượng trong 2 năm khác nhau thì câu nhận xét đầu tiên là: Từ giai đoạn … đến giai đoạn, thành phần có sự thay đổi: * Về cơ cấu: Tỉ trọng thành phần nào tăng, tăng bao nhiêu %, nếu giảm, giảm bao nhiêu %, tỉ trọng thành phần nào cao nhất… (lấy ví dụ đề thi Đại học – cao đẳng năm 2009 và năm 2013). + Nếu thể hiện 2, 3 đối tượng khác nhau trong 01 năm, ví dụ thể hiện cơ cấu vốn đất đai Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long (đề thi Đại học - cao đẳng năm 2002) thì câu đầu tiên trong bài cần nhận xét là: Trang 7 Năm 1998: cơ cấu vốn đất đai 2 khu vực có sự khác nhau về quy mô và tốc độ tăng trưởng. * Về quy mô: Thành phần nào lớn hơn, lớn hơn bao nhiêu lần * Về cơ cấu: Số liệu từng loại trong 2 thành phần đó: Loại … thành phần nào lớn hơn, lớn hơn bao nhiêu lần, loại .. thành phần nào nhỏ hơn, nhỏ hơn bao nhiêu lần… 3.1.2. Nếu là biểu đồ đường: Căn cứ vào độ dốc của các đường mà nhận xét sự tăng hay giảm của từng giai đoạn nhất định (có thể tăng hoặc giảm bao nhiêu lần, bao nhiêu đơn vị hoặc bao nhiêu % hoặc bao nhiêu đơn vị - Nếu tăng: năm sau trừ năm trước đó - Nếu giảm: Năm trước trừ năm sau đó. Ví dụ Đề thi học sinh giỏi lớp 12 (học sinh trung học không chuyên): Thể hiện tốc độ gia tăng sản lượng than, điện, dầu ở nước ta, từ năm … đến năm…. Phần nhận xét chung: 3 thành phần đó đều tăng, song tăng với tốc độ khác nhau. Đối tượng … tăng nhanh nhất, Đối tượng… tăng chậm nhất. Ví dụ Đề thi Đại học năm 2000: Yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ gia tăng Diện tích, năng suất, sản lượng lúa ở Việt Nam giai đoạn 1980-1998 Phần nhận xét: 3 thành phần đó đều tăng, song tăng với tốc độ khác nhau Đối tượng … tăng nhanh nhất (tăng … lần), Đối tượng… tăng chậm nhất (tăng … lần). Đối tượng … tăng thứ 2 (tăng .. lần). Trong loại bài này, để nhấn mạnh ta còn dùng những từ như: tăng đột biến, tăng trở lại, tăng mạnh, giảm mạnh, giảm nhẹ.. 3.1.3. Nếu là biểu đồ miền, phần nhận xét đơn giản hơn: Ta chỉ có nhận xét: cơ cấu … có sự thay đổi, thành phần.. tăng (tăng bao nhiêu lần), thành phần … giảm, giảm bao nhiêu lần.. Ngoài ra thêm 1 phần nhận xét: tăng, giảm đó có đều, có liên tục không, nếu không đều, ta chia giai đoạn để xem giai đoạn nào giảm, giai đoạn nào tăng. (Ví dụ Đề thi Đại học năm 2012) Từ sự tăng, giảm tỉ trọng khác nhau đó, ta có thể tìm ra sự thay đổi vị trí từng thành phần. Ví dụ như bài sự thay đổi cơ cấu GDP ở Việt Nam giai đoạn 1990-2005 (SGK Địa lý lớp 12), ta thấy: Trang 8 - Khu vực 1 giảm liên tục và giảm mạnh - Khu vực 2 tăng và tăng nhanh - Khu vực 3 chiếm tỉ trọng cao nhưng không ổn định (năm tăng, năm lại giảm) - Vị trí các khu vực tăng không đều: Khu vực 1 Năm 1990 đứng thứ nhất, năm 2005 đứng thứ 3, Khu vực 2 từ vị trí thứ 3 năm 1990 vươn lên đứng vị trí thứ 2 năm 2005…. 3.1.4 Nếu là biểu đồ kết hợp: Ta phải giúp các em biết cách tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng thể hiện trên biểu đồ. - Ví dụ đề thi Đại học năm 2011:ta thấy mối quan hệ giữa Sản lượng và Giá trị sản lượng thủy sản đều tăng - Ví dụ đề thi Đại học năm 2012: ta thấy diện tích lúa cả năm và diện tích lúa mùa đều có xu hướng giảm, nhưng năng suất lúa lại tăng liên tục… - Ví dụ Bài tập về sự suy giảm tài nguyên rừng trong SGK Địa lý lớp 12: ta có nhận xét: Từ năm 1943 đến năm 2005: Diện tích rừng và độ che phủ rừng có sự biến động, diện tích rừng từ năm 1943-1983 giảm mạnh, từ năm 1983-2005 tăng đáng kể. Độ che phủ rừng cũng thay đổi tỉ lệ thuận với sự tăng giảm của Diện tích rừng: Từ 1943-1983: giảm mạnh, từ năm 1983-2005: tăng đáng kể. 3.1.5 Nếu là biểu đồ cột: Nhìn vào các cột, ta có thể xác định rõ ràng năm nào tăng, năm nào giảm, năm nào cao nhất, năm nào thấp nhất để rút ra nhận xét tăng, giảm của từng giai đoạn hoặc so sánh từng thành phần trong cùng 1 giai đoạn - Ví dụ bài tập SGK Địa lý lớp 12: nhận xét sự biến động Diện tích cây công nghiệp hàng năm và lâu năm ở nước ta. * Nhận xét chung: Cả 2 nhóm cây đều tăng, nhưng tốc độ tăng khác nhau, cây công nghiệp hàng năm tăng chậm hơn (.. lần), cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn (.. lần). * Nhận xét từng loại: +Cây CN hàng năm tăng không đều: từ năm 1975-1985 tăng nhanh hơn cây lâu năm, từ năm 1985-1990 giảm hơn so với cây lâu năm, từ 1995-2005 liên tục tăng xong vẫn tăng chậm hơn so với cây lâu năm. + Cây lâu năm tăng liên tục * Do tăng với tốc độ khác nhau như vậy nên tỉ trong 2 loại cây thay đổi Trang 9 Từ 1975-1985: tỉ trong cây hàng năm lớn hon cây lâu năm. Từ 1990-2005: tỉ trọng cây hàng năm thấp hơn cây lâu năm… 3.2. Về phần giải thích: Yêu cầu học sinh học bài kỹ, có kiến thức sâu rộng, biết liên hệ thực tế sẽ có câu giải thích chính xác. Phần này điểm không cao, nhưng lại có ý nghĩa phân loại học sinh rất rõ ràng. - Ví dụ đề thi Đại học năm 2013: Giải thích vì sao tỉ lệ dân thành thị lại tăng? Học sinh có thể tư duy và trả lời tốt: Do chất lượng cuộc sống ở đô thị cao, có cơ sở hạ tầng tốt, quá trình công nghiệp hóa nước ta diễn ra mạnh. - Ví dụ đề thi Đại học năm 2012: nhận xét tốc độ gia tăng giá trị thủy sản ở nước ta. Học sinh có thể vận dụng kiến thức thực tế để giải thích: Do: + Nước ta có điều kiện tự nhiên, xã hội thuận lợi (bờ hiển dài, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.. + Thị trường trong nước và quốc tế mở rộng -> Sản lượng và giá trị sản lượng sản lượng tăng + Nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn do chủ động về sản lượng, chất lượng tốt… 4. Tổ chức cho học sinh vận dụng làm bài tập cụ thể từng loại biểu đồ (từ ca 3 đến ca 10). 4.1. Bài tập về Biểu đồ hình tròn (Ca 3 + Ca 4). Ngoài vẽ biểu đồ hình tròn thông thường, giáo viên còn hướng dẫn, diễn giải cho học sinh vẽ các loại hình tròn đặt biệt (biểu đồ hình tròn cặp 2 nửa hình tròn thể hiện cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu, biểu đồ có 2 hình tròn bao nhau thể hiện cơ cấu diện tích đất phân theo nhóm cây trồng…) 4.2. Bài tập về Biểu đồ đường (Ca 5, 6). Có 2 loại: vẽ bằng giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối, tính ra tỉ lệ %) 4.3. Bài tập về Biểu đồ miền, cột, Biểu đồ cột có cột đơn, cột chồng, cột đơn gộp nhóm (Ca 7, 8). Biểu đồ miền có thể vẽ bằng giá trị tuyệt đối hoặc tương đối, tính ra tỉ lệ %. 4.4. Bài tập về Biểu đồ kết hợp (Ca 9, 10) Trang 10 Ở mỗi ca dạy, giáo viên cần hướng dẫn, giúp học sinh làm trọn vẹn 2 đến 3 bài tập cụ thể. Ngoài ra, sau mỗi chuyên đề lý thuyết, Giáo viên cần cho Học sinh làm 1 đến 2 bài tập để củng cố lại, phần bài tập, nếu có cách làm thường xuyên như vậy thì chắc chắn các em sẽ đạt được điểm số cao nhất trong các bài thi. 5. Phương pháp dậy phần bài tập theo chuyên đề: Để dậy phần bài tập đạt hiệu quả cao, ngoài phần dậy lí thuyết như ở trên, Giáo viên còn phải biết lựa chọn những bài tập trọng tâm để khắc sâu cho HS sau mỗi bài học đều có những bài tập để củng cố, Giáo viên yêu cầu Học sinh phải tự làm hết, sau đó trong các giờ chuyên đề sẽ cho các loại bài tập để khắc sâu.Cụ thể: 5.1. Với Chương địa lí tự nhiên: Cần giải các bài tập sau: Bài 1: Bài tập về khí hậu: Cho bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa ở một số địa điểm Hà Nội, Huế, Hồ chí Minh Hà Nội Nhiệt độ Lượng mưa o TB ( C) (mm) Tháng Huế Nhiệt độ Lượng mưa o TB ( C) (mm) Tp. Hồ Chí Minh Nhiệt độ Lượng mưa o TB ( C) (mm) I 16,4 18,6 19,7 161,3 25,8 13,8 II 17,0 26,2 20,9 62,6 26,7 4,1 III 20,2 43,8 23,2 47,1 27,9 10,5 IV 23,7 90,1 26,0 51,6 28,9 50,4 V 27,3 188,5 28,0 82,1 28,3 218,4 VI 28,8 230,9 29,2 116,7 27,5 311,7 VII 28,9 288,2 29,4 95,3 27,1 293,7 VIII 28,2 318,0 28,8 104,0 27,1 269,8 IX 27,2 265,4 27,0 473,4 26,8 327,1 X 24,6 130,7 25,1 795,6 26,7 266,7 XI 21,4 43,4 23,2 580,6 26,4 116,5 XII Trung bình năm 18,2 23,4 20,8 297,4 25,7 48,3 23,5 1667 25,1 2868 27,1 1931 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện nhiệt độ và lượng mưa của 1 hoặc 3 địa điểm trên, rồi rút ra đặc điểm khí hậu của 1 trong các địa điểm đó và giải thích tại sao khu vực đó lại cóp đặc điểm khí hậu đó?( vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường) Trang 11 2. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến động của nhiệt độ ở 2 hoặc cả 3 địa điểm trên rồi rút ra sự khác biệt về chế độ nhiệt của 2 hoặc 3 địa điểm trên rồi giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó? (vẽ 2 hoạc 3 đường). 3. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh nhiệt độ hoặc lượng mưa trong tháng 1, tháng 7 và cả năm của 3 địa điểm trên rồi rút r54s nhận xét và giải thích sự khác nhau đó? (vẽ biểu đồ cột gộp nhóm). 4. Vẽ biểu đồ thể hiện tương quan nhiệt ẩm của 2 hoặc 3 địa điểm trên, rút ra nhận xét và giải thích về mối tương quan đó? (vẽ biểu đồ đường có mối quan hệ về tỷ lệ của 2 trục tung). Bài 2: Bài tập về sự suy giảm tài nguyên rừng: Cho bảng số liệu sau Diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta qua các giai đoạn Năm Tổng diện tích (triệu ha) Diện tích rừng tự nhiên( Triệu ha) Diện tích rừng trồng( Triệu ha) Độ che phủ rừng(%) 1943 14,3 14,3 0 43.8 1983 7,2 6,8 0,4 22,0 2000 10,9 9,4 1,5 33,1 2005 12,4 9,5 2,9 37,7 1. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự biến động diện tích rừng và độ che phủ rừng ở nước ta ? rút ra nhận xét và giải thích sự biến động đó? (vẽ Biểu đồ kết hợp cột chồng bằng giá trị tuyệt đối và đường). 2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích rừng phân theo rừng tự nhiên và rừng trồng và độ che phủ rừng ở nước ta gia đoạn 1943-2005? (vẽ Biểu đồ cột chồng bằng cơ cấu và đường) 5.2. Chương địa lí dân cư tập trung vào 1 số loại bài tập sau: Bài 1: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số nước ta phân theo độ tuổi hoặc phân theo nghề nghiệp trong 2 hoặc 3 năm( Biểu đồ hình tròn) Ví dụ : Cho bảng số liệu sau: Dân số nước ta phân theo nhóm tuổi Năm Tổng số (nghìn người) Nhóm tuổi từ 014( %) Nhóm tuổi từ 1559 ( %) Nhóm tuổi từ 60 trở lên (%) 1979 52472 41,7 51,3 7,0 1989 64405 38,7 54,1 7,2 2005 84156 27,1 63,9 9,0 Trang 12 Bài 2: Cho bảng số liệu sau: Tỷ suất sinh thô và tỷ suất tử thô ở nước ta giai đoạn 19792009 ( %) Năm 1979 1989 1999 2009 Tỷ suất sinh thô 32,2 31,3 23,5 17,6 Tỷ suất tử thô 7,2 8,4 7,3 6,7 1. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất tình hình gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta giai đoạn 19792009? (biểu độ đường) ở loại bài này phải lưu ý cho HS không được nhầm với loại biểu đồ miền vì biểu đồ này có 2 đường thể hiện tỷ suất sinh thô và tử thô, khoảng cách giữa 2 đường là tỷ suất gia tăng tự nhiên. Bài 3: Cho bảng số liệu về số dân, số dân thành thị và tỷ suất tăng tự nhiên giai đoạn 1960-2006: Năm Tổng số dân Số dân thành thị Tỷ suất gia tăng tự ( triệu người) (Triệu người) nhiên(%) 1960 30,17 4,73 3,93 1979 52,74 10,09 2,5 1989 64,61 12,92 2,0 1999 76,32 18,8 1,4 2006 84,16 23,34 1,3 1. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta giai đoạn 1979-2006? (vẽ Biểu đồ miền) 2. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hện tình hình dân ss nước ta giai đoạn 1979-2006? (vẽ Biểu đồ kết hợp cột chồng bằng giá trị tuyệt đối và đường) Bài 4: Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ( hoặc theo thành phần kinh tế dựa vào 2 bảng số liệu trong SGK địa lí lớp 12? ( Biểu đồ miền) Bài 5: Cho bảng số liệu về tình hình sử dụng lao đông ở nước ta năm 1996 (nghìn người) phân theo các vùng kinh tế: Vùng Tổng số lao động Số lao động cần giải quyết việc làm Cả nước 35866 965,1 TDMNBB 6433 87,9 Trang 13 ĐB sông Hồng 7383 162,7 Bắc Trung Bộ 4664 123,1 Duyên Hải Nam Trung Bộ 3805 122,1 Tây Nguyên 1442 15,6 Đông Nam Bộ 4391 204,3 ĐB Sông Cửu Long 7748 229,9 Vẽ biểu đồ thích hợp so sánh tỷ lệ lao động cần giải quyết việc làm ở các vùng và rút ra nhận xét cần thiết? ( biểu đồ thanh ngang) 5.3. Chương Địa lý kinh tế: Đây là chương có vô số các bài tập thể hiện các vấn đề, các ngành khác nhau song để dậy có hiệu quả, bản thân tôi đã lọc ra các dạng bài tập sau: Bài 1: Các bài tập thể hiện cơ cấu của các nhóm ngành và các ngành (Biểu đồ hình tròn). - Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, công nghiệp, nội thương… dựa vào các bảng só liệu ngay sau các bài học trong SGK địa lí lớp 12. Bài 2: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng của một số ngành sản xuất (biểu đồ đường). + Than, điện ,dầu, vải, phân hóa học + Giá trị sản xuất của nghành trồng trọt, nghành trồng lúa… + Sản lượng các loại gia súc, gia cầm ở nước ta Bài 3: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu nền kinh tế, cơ cấu một số nhóm ngành… ( biểu đồ miền) Bài 4: Biểu đồ kết hợp cột với đường: Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất của nhóm ngành công nghiệp trọng điểm, mối quan hệ của sản lượng với diện tích (lúa), của sản lượng với giá trị sản lượng ngành thủy sản, giữa số du khách với doanh thu từ du lịch. Riêng phần kiến thức về ngành ngoại thương cần lưu ý loại biểu đồ cặp 2 nửa hình tròn thể hiện cơ cấu xuất nhập khẩu phân theo nhóm hàng hoặc phân theo thị trường… Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi khi dạy chuyên đề bài tập địa lý để nâng cao chất lượng bài làm cho học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học- cao đẳng Trang 14 cũng như các kỳ thi chọn học sinh giỏi. Với kinh nghiệm đó, bản thân tôi đã đạt được những thành công đáng kể: - Trong các kỳ thi tuyển sinh vào Đại học, cao đẳng hàng năm, tôi đều có những học sinh đạt từ điểm 8 đến 9. - Riêng năm học 2012-2013: mặc dù nhận thức học sinh trường THPT Nguyễn Thái Học còn chậm do chất lượng đầu vào thấp, nhưng với lòng quyết tâm yêu nghề của đội ngũ lãnh đạo, giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học, với sự nỗ lực, cố gắng của bản thân các em học sinh, chất lượng thi Đại học, Cao đẳng của trường tăng lên đáng kể. Vị trí của trường Nguyễn Thái Học tăng lên 1140 bậc trongbảng xếp hạng của cả nước trong 2 năm qua, là trường tiên tiến xuất sắc của tỉnh trong 3 năm liền. Riêng môn Địa lý của tôi có 28 em thi Đại học thì có 24 em đạt từ điểm 5 trở lên trong đó có 3 em đạt từ 8 điểm trở lên, 11 em đạt từ 7 đến 7,75 điểm. Năm học 2013 tôi được Bộ trưởng Bộ giáo dục tặng Bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2012-2013. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi. Mong các đồng chí cùng nghiên cứu và đóng góp ý kiến, để bản thân tôi rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dậy, hướng tới giúp cho học sinh đạt được kết quả cao hơn nữa trong các kỳ thi cao đẳng, đại học. Trang 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan