Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực công nghệ thông tin của giảng viên tại học viện chính trị - hà...

Tài liệu Nâng cao năng lực công nghệ thông tin của giảng viên tại học viện chính trị - hành chính quốc gia hồ chí minh

.PDF
111
120
53

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN DANH TUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chƣơng trình định hƣớng thực hành Hà Nội - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN DANH TUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Chƣơng trình định hƣớng thực hành NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LỆ THÚY Hà Nội - 2013 LỜI CẢM ƠN Trước hết, học viên xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy, Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân - người đã định hướng và hướng dẫn học viên hoàn thành luận văn này. Đồng thời, học viên xin trân trọng cảm ơn đến lãnh đạo, cán bộ, giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi và có những góp ý quý báu để học viên hoàn thành việc nghiên cứu, viết luận văn này. Qua đây, học viên cũng xin gửi lời trân trọng cảm ơn đến Ban chủ nhiệm, cán bộ, giảng viên Bộ môn Quản lý Kinh tế, Khoa Kinh tế chính trị nói riêng và Ban lãnh đạo, cán bộ, giảng viên trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đã hướng dẫn, giảng dạy tận tình trong suốt quá trình học tập của học viên tại đây. Do thời gian hạn hẹp nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Kính mong các thầy cô giáo, các nhà khoa học cho ý kiến đóng góp để học viên có thể làm tốt hơn nữa trong những nghiên cứu sau này. Trân trọng cảm ơn. Học viên Trần Danh Tuấn MỤC LỤC Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. i DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................. iii MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CỦA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ .......... 9 1.1. Khái niệm và đặc điểm lao động của giảng viên tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng của tổ chức chính trị .................................................... 9 1.1.1. Giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị ........................................................................................................... 9 1.1.2. Phân loại giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị ......................................................................................... 10 1.1.3. Đặc điểm lao động của giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị .................................................................... 11 1.2. Năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng của tổ chức chính trị ........................................................... 14 1.2.1. Khái niệm về năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên .................... 14 1.2.2. Vai trò năng lực Công nghệ thông tin đối với công tác giảng dạy của giảng viên ........................................................................................ 17 1.2.3. Các yếu tố cấu thành năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên ........................................................................................................ 18 1.2.4. Mục tiêu nâng cao năng lực Công nghê thông tin của giảng viên ............ 22 1.2.5. Yêu cầu về năng lực Công nghê thông tin của giảng viên tại các trường đào tạo của tổ chức chính trị ........................................................... 23 1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị ...................... 27 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH .............................. 29 2.1. Tổng quan về Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh................................................................................................................ 29 2.1.1. Giới thiệu về Học viện .................................................................................. 29 2.1.2. Chức năng ...................................................................................................... 29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................... 31 2.1.4. Thực trạng về Công nghệ thông tin tại Học viện ........................................ 32 2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên tại Học viện ................................................ 36 2.2.1. Về số lượng và cơ cấu ................................................................................... 36 2.2.2. Về nhiệm vụ của giảng viên tại Học viện .................................................... 38 2.3. Yêu cầu về năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên Học viện ......... 40 2.3.1. Về kiến thức Công nghệ thông tin của giảng viên ...................................... 40 2.3.2. Về kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin của giảng viên .......................... 41 2.3.3. Về thái độ học hỏi của giảng viên ................................................................ 42 2.4. Đánh giá thực trạng năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh .................... 43 2.4.1. Phương pháp đánh giá năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện .......................................................................................... 43 2.4.2. Đánh giá thực trạng năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện .......................................................................................... 48 2.5. Đánh giá chung về năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh .................... 61 2.5.1. Điểm mạnh .................................................................................................... 61 2.5.2. Điểm yếu và nguyên nhân ............................................................................ 62 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ................................................................................................ 71 3.1. Mục tiêu nâng cao năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh .............................. 71 3.1.1. Mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên tại Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ............................................................. 71 3.1.2. Mục tiêu nâng cao năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ..................... 72 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh .................... 73 3.2.1. Phát triển cơ sở hạ tầng Công nghệ thông tin tại Học viện ........................ 73 3.2.2. Xây dựng khung năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên Học viện ....................................................................................................... 75 3.2.3. Tuyển dụng giảng viên ................................................................................. 79 3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cho giảng viên ..................................................................... 79 3.2.5. Các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của giảng viên trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy ............................ 81 3.2.6. Ban hành các quy định, quy chế trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy................................................................. 82 3.2.7. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cho các đơn vị trong Học viện ............................................................................ 83 3.2.8. Giải pháp phát triển nhân lực chuyên trách Công nghệ thông tin .............. 83 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 84 KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 88 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNTT : Công nghệ thông tin Internet : Mạng thông tin toàn cầu LAN : Mạng nội bộ WebSite : Địa chỉ các trang thông tin có thể kết nối với nhau trên mạng Portal : Cổng thông tin điện tử Projector : Máy chiếu Overhead : Máy chiếu hắt Printer : Máy in Scan : Máy quét CP : Chính phủ i DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Tổng hợp số lượng máy tính và thiết bị CNTT của các đơn vị giảng dạy tại Học viện ........................................................................... 34 Bảng 2.2. Tổng hợp số lượng giảng viên của các đơn vị giảng dạy tại Học viện ............ 38 Bảng 2.3. Thống kê tình trạng máy tính để bàn của các đơn vị giảng dạy tại Học viện ............................................................................................ 64 Bảng 2.4. Thống kê tình trạng máy tính xách tay của các đơn vị giảng dạy tại Học viện ............................................................................................ 65 Bảng 2.5. Thống kê tình trạng Camera truyền hình giảng đường tại Học viện ............ 66 ii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1. Cơ cấu độ tuổi của giảng viên trong Học viện................................... 37 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu ngạch, bậc của giảng viên trong Học viện ............................. 37 Biểu đồ 2.3. Thực trạng đào tạo CNTT cho giảng viên tại Học viện..................... 49 Biểu đồ 2.4. Thực trạng việc tiếp cận (học cách sử dụng) các thiết bị CNTT và phần mềm của giảng viên Học viện.................................. 51 Biểu đồ 2.5. Đánh giá của học viên đối với giảng viên Học viện trong việc sử dụng một số phần mềm hỗ trợ công tác giảng dạy trên lớp ............ 53 Biểu đồ 2.6. Các hình thức trao đổi, tương tác, hỗ trợ trong việc học tập giữa giảng viên với học viên tại Học viện ........................................ 54 Biểu đồ 2.7. Nhận thức của giảng viên trong việc ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy............................................................................. 58 Biểu đồ 2.8. Tần suất sử dụng máy tính vào hoạt động giảng dạy của giảng viên Học viện......................................................................... 59 Biểu đồ 2.9. Tình trạng máy tính để bàn của các đơn vị giảng dạy tại Học viện .................................................................................................. 65 Biểu đồ 2.10. Tình trạng máy tính xách tay của các đơn vị giảng dạy tại Học viện .................................................................................................. 66 Biểu đồ 2.11. Tình trạng Camera truyền hình giảng đường tại Học viện .............. 67 iii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Coi trọng phát triển giáo dục là quan điểm nhất quán của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991), Đảng xác định: "Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo phải được xem là quốc sách hàng đầu". Đó cũng là tinh thần chỉ đạo cơ bản thể hiện trong các Văn kiện Đại hội của Đảng sau này. Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ giảng viên luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Nghị quyết Đại hội Đảng XI khẳng định: "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,"..."trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt". Do vậy, muốn phát triển giáo dục và đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên. Đối với giáo dục và đào tạo, Công nghệ thông tin (CNTT) có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi mô hình giáo dục, hình thức đào tạo, phương thức quản lý, ngày càng góp phần quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với công tác giảng dạy, CNTT được ứng dụng trong soạn thảo giáo án, trong thực hiện bài giảng, trong khai thác dữ liệu, trong đánh giá học viên và trong học tập,... Ở nước ta, vấn đề ứng dụng CNTT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, việc yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các 1 Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa CNTT vào giáo dục đào tạo (năm 1993); Luật giáo dục (năm 1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005, 2009); Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Chỉ thị số 55/2008/CT - BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02-11-2005 của Chính phủ chỉ rõ mục tiêu phải đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 như sau: - Đổi mới nội dung, phương pháp và quy trình đào tạo: Triển khai đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng Công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet. Lựa chọn, sử dụng các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước. - Đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng giảng viên và cán bộ quản lý: Xây dựng và thực hiện quy hoạch đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học, bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học. Đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của giảng viên, tầm nhìn chiến lược, năng lực sáng tạo và tính chuyên nghiệp của cán bộ lãnh đạo, quản lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã xác định rõ vai trò của CNTT là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới 2 quản lý giáo dục, góp phần nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước. Trên cơ sở đó, ngày 30-09-2008, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 55/2008/CT- BGDĐT yêu cầu các cấp quản lý, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo, tăng cường giảng dạy và đào tạo về CNTT. Trong thời gian qua, hòa nhịp với xu thế chung, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã không ngừng đầu tư, tăng cường cơ sở hạ tầng CNTT phục vụ công tác ứng dụng CNTT vào giảng dạy, nhằm hiện đại hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để ứng dụng hiệu quả CNTT vào công tác giảng dạy đòi hỏi giảng viên phải có năng lực CNTT nhất định. Học viện đã xây dựng kế hoạch dài hạn và tổ chức nhiều đợt tập huấn, bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy tích cực, trong đó có việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, giảng viên Học viện. Tuy nhiên, do việc đầu tư hạ tầng cần có thời gian, Học viện cũng mới chú trọng việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ giảng viên mà chưa quan tâm đến nâng cao năng lực CNTT của giảng viên Học viện, dẫn đến năng lực CNTT của giảng viên không đồng đều, nhiều giảng viên có năng lực CNTT còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu công tác. Trước yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Trong đó, bên cạnh việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, năng lực giảng dạy, rất cần nâng cao năng lực CNTT cho đội ngũ này để nắm được một trong những công cụ quan trọng, hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài "Nâng cao năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh". 3 2. Tình hình nghiên cứu Trước áp lực đổi mới và sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ thông tin, Học viện đã thực hiện một số bước đi tham gia vào quá trình phát triển của đất nước. Tuy nhiên từ năm 1995 đến nay, Học viện vẫn đang tiến những bước chậm chạp trong việc nghiên cứu, ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy. Năm 1995 Giám đốc Học viện thành lập Ban Chỉ đạo CNTT thì năm đó Đề tài "Định hướng ứng dụng và phát triển CNTT của Học viện giai đoạn 1996 - 2000" được nghiệm thu. Đến năm 1999, thêm một Đề tài về "Ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý tại khu vực trung tâm Học viện" được hoàn thành. Các đề tài nêu trên đều nghiên cứu CNTT và việc tổ chức ứng dụng nó trên bình diện chung. Mục tiêu chủ yếu của các đề tài này là nghiên cứu các cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc tổ chức xây dựng hạ tầng CNTT tại Học viện. Do đó, thực hiện Nghị quyết 52-NQ/TW của Bộ Chính trị, năm 2006 Học viện có Đề tài "Ứng dụng CNTT trong công tác lãnh đạo, quản lý ở Học viện". Nghiên cứu này không đề cập đến những vấn đề cũ mà chủ yếu tìm hiểu nguyên lý, đánh giá thực trạng và phát kiến những giải pháp ứng dụng công nghệ WEB vào công tác lãnh đạo quản lý của Học viện, đáp ứng đòi hỏi cải cách hành chính. Năm 2013, TS. Trần Minh Tuấn - Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - có một bài viết trên tạp chí Lý luận Chính trị về "Tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Học viện", trong đó có nêu thực trạng việc ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại Học viện và một số kiến nghị nhằm nâng cao ứng dụng CNTT trong công tác này. Cũng trong năm 2013, ThS. Nguyễn Văn Lượng - Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - đã viết về vấn đề "Xây dựng tiêu chí đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu mới" đăng trên tạp chí Lý luận Chính trị, trong đó đề xuất về giảng viên của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh ngoài 4 việc đạt tiêu chí của giảng viên nói chung thì phải đạt được những tiêu chí riêng như: cùng với năng lực sư phạm, phương pháp giảng dạy thuyết trình tốt, giảng viên cần phải sử dụng thành thạo các phương pháp, phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học viên. Một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với giảng viên lý luận chính trị là phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong nghiên cứu và giảng dạy. Các phương tiện đó bao gồm: các phần mềm ứng dụng vi tính văn phòng, radio, ghi âm, video, Projector, đèn chiếu... Các phương tiện này nhằm bổ sung và làm phong phú thêm những nội dung của bài giảng; thay đổi cách học và phương pháp học, tạo sự hứng thú, kích thích tìm tòi, đi sâu nghiên cứu của học viên. Làm cho học viên phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Sử dụng các phương tiện kỹ thuật nhằm thay đổi phương pháp dạy chay, học chay; giúp học viên tiếp cận được khoa học kỹ thuật, gợi mở cho những người làm công tác xã hội gắn lý luận với thực tiễn, gắn học với hành. Đây là những kỹ năng mà người giảng viên bắt buộc phải thực hiện trong đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận. Một số đề tài nghiên cứu liên quan khác có thể kể đến như: - Luận văn Thạc sỹ về "Giải pháp nâng cao năng lực Công nghệ thông tin tại nhà trường y dược (nghiên cứu trường hợp Học viện Quân y)" của tác giả Lê Trung Thắng năm 2009 đã nêu khá cụ thể về các khái niệm như: công nghệ, công nghệ thông tin, năng lực công nghệ, năng lực công nghệ thông tin; đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ, giảng viên tại Học viện Quân y. - Luận văn Cao học năm 2010 của tác giả Nguyễn Văn Hòa nghiên cứu về "Năng lực ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của giảng viên trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế". - Đề tài nghiên cứu khoa học về "Đào tạo bồi dưỡng phát huy năng lực nghiên cứu giảng dạy lý luận của đội ngũ trí thức trẻ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay" năm 1998 của Đoàn thanh niên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 5 - Đề tài "Khảo sát chất lượng Giảng viên hiện có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng giảng viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh từ nay đến năm 2010" do PGS. TS Vũ Văn Phúc làm chủ nhiệm tiến hành nghiên cứu năm 2005. - Đề tài Khoa học cấp Bộ năm 2010 về "Phát triển nền giáo dục Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỷ XXI theo tư tưởng Hồ Chí Minh" (chủ nhiệm Đề tài: PGS.TS Nguyễn Thị Nga). Ngoài ra, Học viện cũng đã có một số nghiên cứu về phương pháp giảng dạy tích cực, nhưng chủ yếu tập trung nghiên cứu phương pháp giảng dạy, các thiết bị CNTT chỉ giữ vai trò giáo cụ. Năng lực CNTT của giảng viên không được đặt ra như đối tượng nghiên cứu. Có thể khẳng định, cho đến nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu nhằm nâng cao về năng lực CNTT của đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 3. Mục tiêu và nhiê ̣m vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu: Luận văn xác định mục tiêu là làm rõ thực trạng năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện. 3.2. Nhiệm vụ: - Xây dựng cơ sở lý luận về năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị. - Xác định yêu cầu về năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực trạng năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng: Nghiên cứu năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: a. Về nội dung: Nghiên cứu năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên Học viện bao gồm: - Kiến thức Công nghệ thông tin của giảng viên - Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin của giảng viên - Thái độ học hỏi của giảng viên b. Không gian: Theo Thông báo 162/TB-TW của Ban Chấp hành Trung ương và Nghị định số 129/2008/NĐ-CP ngày 17-12-2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh , Học viện gồm có 29 đơn vị đầu mối, trong đó bao gồm 06 Học viện trực thuộc . Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứu ta ̣i Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (135 Nguyễn Phong Sắc, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) với 23 đơn vị đầu mối và không bao gồm 06 Học viện trực thuộc. Số lượng giảng viên thuộc phạm vi nghiên cứu là hơn 200 giảng viên cơ hữu. c. Thời gian: Thực trạng nghiên cứu từ năm 2008 đến 2013 và đề xuất giải pháp đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Về quy trình nghiên cứu: Bƣớc 1: Nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị. Bƣớc 2: Làm rõ yêu cầu về năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Bƣớc 3: Thiết kế phiếu điều tra: Dựa trên yêu cầu ở bước 2, tác giả thiết kế mẫu phiếu điều tra để đánh giá năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên bao gồm: 7 - Phiếu điều tra nhóm đối tượng là giảng viên - Phiếu điều tra nhóm đối tượng là học viên Bƣớc 4: Phân tích, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS Bƣớc 5: Xác định thực trạng năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay, từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu. Bƣớc 6: Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 5.2. Về phƣơng pháp: Sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra, phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng hợp và thống kê xã hội học. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Góp phần làm rõ những khái niệm cơ bản liên quan đến năng lực CNTT của giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị. Đồng thời, xác định những yêu cầu về năng lực CNTT của giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị nói chung và tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh nói riêng. - Đánh giá một cách khoa học thực trạng năng lực CNTT của giảng viên tại Học viện. Trên cơ sở đó, nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực CNTT của giảng viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Học viện. 7. Kế t cấ u Đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận về năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị Chương 2. Thực trạng năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh Chương 3. Các giải pháp nâng cao năng lực Công nghệ thông tin của giảng viên tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA GIẢNG VIÊN TẠI CÁC TRƢỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CỦA TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ 1.1. Khái niệm và đặc điểm lao động của giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị 1.1.1. Giảng viên tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng của tổ chức chính trị 1.1.1.1. Khái niệm về giảng viên Theo Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung năm 2009 tại mục 3 điều 70 chương IV quy định: - Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác. - Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên. [29, tr24] Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam trực tuyến: "giảng viên là tên gọi chung những người làm công tác giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, ở các lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ". [52] Theo Từ điển mở Wiktionary.org thì: "giảng viên là người giảng dạy một môn tại các trường đại học hay các lớp huấn luyện cán bộ". [53] Tóm lại, giảng viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tại các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng hoặc các trường, lớp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ, công chức. 1.1.1.2. Khái niệm trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị Trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chính phủ; Tỉnh ủy, Thành ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Huyện ủy, Quận ủy, Thành ủy, Thị ủy và Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. (Nghị định 125/2011/NĐCP của Chính phủ). [13, tr2] 9 1.1.1.3. Nhiệm vụ của trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị - Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động khác theo mục tiêu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng do cấp có thẩm quyền giao; cấp văn bằng, chứng chỉ theo quy định. - Tổ chức nghiên cứu khoa học; tổng kết thực tiễn, nghiên cứu, phát triển lý luận làm cơ sở khoa học phục vụ công tác hoạch định đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước; tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương và đất nước. - Thực hiện quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật. - Các nhiệm vụ và quyền hạn khác do người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp hoặc Thủ trưởng cơ quan chủ quản (đối với lực lượng vũ trang) của trường quy định theo quy định của pháp luật. [13, tr2] 1.1.1.4. Giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị Tại chương III điều 49 của Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 quy định: "Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân là cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức". Vì vậy, các nhà giáo ở các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị cũng được gọi là giảng viên. [29] Từ khái niệm về giảng viên và khái niệm về trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị ở trên ta có thể khái quát như sau: Giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị. 1.1.2. Phân loại giảng viên tại các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng của tổ chức chính trị Giảng viên tại các trường đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức chính trị được phân làm hai loại: giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh giảng. 10 a. Giảng viên cơ hữu Là khái niệm dùng để chỉ bộ phận giảng viên được tuyển dụng giảng dạy cho nhà trường 100% thời gian làm việc, họ là thành viên chính thức của nhà trường, được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của nhà nước. [15] Giảng viên cơ hữu là giảng viên trong biên chế hoặc có ký hợp đồng lao động với cơ sở đào tạo. Luận văn tập trung nghiên cứu đối tượng là giảng viên cơ hữu này. b. Giảng viên thỉnh giảng Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục ghi rõ: "thỉnh giảng là việc cơ sở đào tạo mời nhà giáo hoặc người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo" đến tham gia hoạt động giảng dạy. Các hoạt động thỉnh giảng bao gồm: - Giảng dạy các môn học, học phần được quy định trong chương trình giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và đại học; - Giảng dạy các chuyên đề; - Hướng dẫn, tham gia chấm, hội đồng chấm đồ án, khoá luận tốt nghiệp; hướng dẫn, tham gia hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ; - Hướng dẫn thí nghiệm, thực hành, thực tập theo các chương trình giáo dục; - Tham gia xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, sách tham khảo. [9] Tóm lại, Giảng viên thỉnh giảng là người có đủ tiêu chuẩn của nhà giáo được cơ sở đào tạo mới đến tham gia giảng dạy tại cơ sở đó. 1.1.3. Đặc điểm lao động của giảng viên các trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng của tổ chức chính trị 1.1.3.1. Đặc điểm lao động chung của giảng viên Giảng viên có mục đích lao động là tái sản xuất mở rộng sức lao động xã hội. Giảng viên giữ vi ̣trí rất quan tro ̣ng là xây dựng những cơ sở ban đầ u giúp con người làm chủ tương lai . Người giảng viên phải luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng và phát huy năng lực ở mỗi người học. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất