Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện phú lương tỉnh thái ng...

Tài liệu Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên giai đoạn 2007-2011

.PDF
117
32533
88

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH _______________________ MAI THUỲ DUNG NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 2007 - 2011) LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH _______________________ MAI THUỲ DUNG NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI NGHÈO ĐÓI TẠI HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 2007 - 2011) Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Gấm Thái Nguyên, năm 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn đều đã đƣợc cám ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn MAI THUỲ DUNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện đề tài này, tôi nhận đƣợc nhiều chỉ bảo, động viên, giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Gấm. Ngƣời Cô đã nêu ý tƣởng và tận tâm hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài. Cảm ơn các Thầy, Cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên và các Thầy, Cô, cán bộ phòng Quản lý Sau Đại học đã giúp đỡ tôi trong nghiên cứu và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã ủng hộ tôi trong suốt thời gian qua. Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin đƣợc gửi tới gia đình, những ngƣời thân yêu đã luôn động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi đi hết khóa học và hoàn thành cuốn luận văn này. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2012 Tác giả luận văn MAI THUỲ DUNG Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Lời cam đoan ...................................................................................................... i Lời cảm ơn ........................................................................................................ ii Mục lục ............................................................................................................. iii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................... vii Danh mục các bảng .......................................................................................... vi Danh mục các hình ........................................................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2 2.1. Mục tiêu chung ................................................................................... 2 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................ 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3 3.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu .................................................. 3 3.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu ..................................................... 3 3.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu ..................................................... 3 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài ...................................................................... 4 5. Bố cục của Luận văn ................................................................................. 4 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI ........... 5 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 5 1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .................................................................. 5 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................. 10 1.1.2.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới........................................... 10 1.1.2.2. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Trung Quốc ............... 12 1.1.2.3. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo của Thái Lan .................... 13 1.1.2.4. Tình hình nghèo đói ở Việt Nam - Kinh nghiệm và giải pháp14 1.1.2.5. Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở Việt Nam ........................ 21 1.1.2.6. Những giải pháp trong chiến lược xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam ............................................................................................. 25 1.1.2.7. Những thành tựu trong xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam ....... 26 1.2. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 31 1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu ....................................................... 31 1.2.3. Chọn điểm nghiên cứu .................................................................. 32 1.2.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu ............................................ 34 1.2.5. Phương pháp phân tích thông tin. ................................................ 34 1.2.6. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu.................................................. 35 1.2.6.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình sản xuất. ............................. 35 1.2.6.2. Các chỉ tiêu bình quân ........................................................... 35 1.2.6.3. Chỉ tiêu hiệu suất biên một đơn vị của biến độc lập .............. 35 CHƢƠNG 2: NGHÈO ĐÓI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI NGHÈO ĐÓI CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (GIAI ĐOẠN 2007-2011).......................................................................................... 37 2.1. Đặc điểm địa bàn huyện Phú Lƣơng .................................................... 37 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ......................................................... 37 2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................. 37 2.1.1.2. Địa hình .................................................................................. 37 2.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy văn.................................................... 38 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 39 2.1.2.1. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai ..................................... 39 2.1.2.2. Đặc điểm dân số vào lao động ............................................... 40 2.1.2.3. Đặc điểm cơ sở hạ tầng ......................................................... 43 2.1.2.4. Đặc điểm văn hóa, y tế và giáo dục ....................................... 45 2.1.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên ...................................................... 46 2.1.3.1. Thuận lợi ................................................................................ 46 2.1.3.2. Khó khăn ................................................................................ 48 2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế của địa bàn nghiên cứu .................... 49 2.1.4.1. Thực trạng nghèo đói của huyện Phú Lương ........................ 50 2.1.4.2. Kết quả thực hiện một số chính sách với người nghèo của huyện Phú Lương ............................................................................... 51 2.1.5. Đánh giá thực trạng nghèo đói của huyện Phú Lương ................ 54 2.1.6. Những tồn tại và nhân tố tác động nghèo đói của huyện ............. 55 2.2. Thực trạng nghèo đói của nhóm hộ điều tra ........................................ 56 2.2.1. Tình hình chung của nhóm hộ điều tra ......................................... 57 2.2.1.1. Thu nhập bình quân từ hai nhóm hộ nghiên cứu ................... 69 2.2.1.2. Phân tích tình hình sản xuất và thu nhập của hộ................... 72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 2.2.1.3. Đầu tư cho các hoạt động của nhóm hộ nghiên cứu ............. 75 2.2.2. Phân tích nhân tố tác động và các hậu quả ảnh hưởng đến nghèo đói của hộ gia đình .................................................................................. 82 2.2.3. Đánh giá ảnh hƣởng của các nhân tố tới thu nhập của nhóm hộ nghiên cứu năm 2007, năm 2011 bằng hàm sản xuất Cobb-Douglas............. 86 2.2.3.1. Phân tích tƣơng quan giữa các nhân tố tác động trong MH...85 2.2.3.1 Kết quả hàm sản xuất Cobb-Douglas......................................87 2.2.4. Kết luận về nguyên nhân tác động đến thu nhập của hộ .............. 93 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO HỘ NÔNG DÂN HUYỆN PHÚ LƢƠNG ............................................................ 95 3.1. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội huyện Phú Lƣơng ................... 95 3.1.1. Định hướng phát triển chung của huyện ...................................... 95 3.1.2. Những chỉ tiêu phấn đấu cụ thể giai đoạn (2011-2020) ............... 95 3.2. Một số giải pháp xoá đói giảm nghèo cho hộ nông dân ...................... 97 3.2.1. Những giải pháp về kinh tế-xã hội ................................................ 97 3.2.1.1. Nâng cao trình độ, kiến thức khoa học kỹ thuật cho người dân.... 97 3.2.1.2. Phát triển các ngành nghề phụ trong nông thôn, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa tại địa phương ................................... 97 3.2.1.3. Phát triển sản xuất trồng trọt................................................. 98 3.2.1.4. Phát triển chăn nuôi ............................................................... 99 3.2.1.5. Giải pháp về vốn .................................................................... 99 3.2.1.6. Giải pháp về quy mô hộ ....................................................... 100 3.2.2. Những giải pháp về tổ chức thực hiện ........................................ 101 3.2.2.1. Đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, vận động trong nhân dân. ........................................................................................................... 101 3.2.2.2. Tổ chức đào tạo, tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân ........................................................................................................... 101 3.2.2.3. Thực hiện hỗ trợ xoá đói giảm nghèo cho một số hộ điển hình ........................................................................................................... 101 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 103 1. KẾT LUẬN ........................................................................................... 103 2. KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 104 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 105 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chuẩn nghèo của một số nƣớc Châu Á ............................................ 7 Bảng 1.2. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam qua các giai đoạn .................. 9 Bảng 1.3. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Chính phủ giai đoạn 2006-2010, 2010* .......................................................................... 15 Bảng 1.4. Lựa chọn mẫu điều tra .................................................................... 33 Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Phú Lƣơng năm 2011 .......... 39 Bảng 2.2. Tình hình biến động dân số qua các năm 2009 - 2011 ................... 41 Bảng 2.3. Thực trạng về lao động - việc làm huyện Phú Lƣơng 2009-2011 ....... 42 Bảng 2.4. Kết quả giảm nghèo huyện Phú Lƣơng, thời kỳ 2007-2011 .......... 50 Bảng 2.5. Kết quả chính sách Nhà nƣớc hỗ trợ ngƣời nghèo huyện Phú Lƣơng, giai đoạn 2007-2011 ......................................................... 52 Bảng 2.6. Biểu tổng hợp tăng giảm hộ nghèo năm 2007 - 2011 .................... 55 Bảng 2.7. Thông tin chung về chủ hộ điều tra ................................................ 57 Bảng 2.8. Thông tin chung về chủ hộ ............................................................. 58 Bảng 2.9. Nguồn lực đất đai của hộ qua thời kỳ 2007-2011 .......................... 61 Bảng 2.10. Thông tin chung về điều kiện sinh hoạt của chủ hộ ..................... 62 Bảng 2.11. Tình hình trang bị tài sản phục vụ SXKD & đời sống ................. 64 Bảng 2.12. Thống kê số lƣợng vật nuôi của hai nhóm hộ nghiên cứu ........... 68 Bảng 2.13. Các nguồn thu của nhóm hộ điều tra năm 2011 ........................... 69 Bảng 2.14. Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra .............. 72 Bảng 2.15. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra .......... 74 Bảng 2.16. Chi phí cho hoạt động trồng lúa ................................................... 76 Bảng 2.17. Chi phí bình quân về chăn nuôi của các hộ điều tra ..................... 77 Bảng 2.18. Các khoản chi phí cho sinh hoạt ................................................... 78 Bảng 2.19. Số lƣợng và quy mô các khoản vay .............................................. 79 Bảng 2.20: Tổng hợp nhân tố tác động dẫn đến đói nghèo của nhóm hộ điều tra ........................................................................................... 83 Bảng 2.21: Bảng tƣơng quan giữa các nhân tố tác động trong MH ............... 83 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Các nguồn cung cấp vốn vay cho hộ năm 2011.............................. 81 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1 ADB Ngân hàng phát triển Châu Á 2 BQ Bình quân 3 BVTV Bảo vệ thực vật 4 CNH-HĐH Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá 5 CD Hàm sản xuất Cobb-Douglas 6 CN Chăn nuôi 7 ĐBKK Đặc biệt khó khăn 8 GDP Tổng sản phẩm quốc nội 9 HĐND Hội đồng nhân dân 10 ILO Tổ chức lao động quốc tế 11 IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế 12 LĐTBXH Lao động Thƣơng binh – Xã hội 13 NXB Nhà xuất bản 14 TCTK Tổng cục Thống kê 15 TT Trồng trọt 16 UBND Ủy ban nhân dân 17 UNDP Chƣơng trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc 18 USB Đồng đô la Mỹ 19 WB Ngân hàng thế giới 20 XĐGN Xóa đói giảm nghèo STT Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là nỗi bất hạnh và là một phi lý lớn. Trong khi nền văn minh thế giới đã đạt đƣợc những thành tựu về tiến bộ khoa học - công nghệ, làm tăng của cải vật chất xã hội, tăng thêm vƣợt bậc sự giàu có cho con ngƣời, thì thảm cảnh đeo đẳng mãi trên lƣng con ngƣời lại vẫn là sự nghèo đói. Hằng ngày có gần 100 triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cƣ chỉ sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả bằng các nghề đặc biệt là móc túi, mại dâm; trên 50 triệu trẻ em làm việc trong những ngành có hại; hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 - 11 không đƣợc cắp sách đến trƣờng [13] Hiện nay, các hộ ở nông thôn vẫn chiếm đại đa số ngƣời nghèo. Nghèo đói sẽ chủ yếu diễn ra ở nông thôn trong nhiều năm tới… Những mất mát đi kèm với việc buộc phải bán đất, di cƣ ra thành thị và ven đô, nơi họ không có những dịch vụ cơ bản, trở thành nạn nhân của tội phạm và sự xuống cấp môi trƣờng xung quanh tăng ở mức ngoài kiểm soát là những thách thức lớn trong việc giảm nghèo ở Việt Nam. Phần lớn ngƣời Việt Nam sống ở nông thôn và 73% những ngƣời dân sống ở nông thôn đã chiếm đến 94% số ngƣời nghèo của cả nƣớc. Những ngƣời trồng lúa chiếm đến 78% số ngƣời nghèo [24]. Để thực hiện mục tiêu “Dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo phải trở thành quốc sách, trong đó việc xóa đói giảm nghèo cho khu vực nông thôn cũng nhƣ khắc phục tình trạng bất bình đẳng trong xã hội là rất quan trọng. Huyện Phú Lƣơng tỉnh Thái Nguyên thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo 5 năm qua thực sự đi vào cuộc sống, tác động trƣớc hết là nhờ thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển theo chiều hƣớng tích cực, kết quả đạt đƣợc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 năm sau cao hơn năm trƣớc. Các chủ trƣơng về đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về cây con giống, vốn vay, vốn ƣu đãi, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xoá nhà tạm và các chính sách khác đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần hạ tỷ lệ hộ nghèo từ 31% năm 2007 xuống còn 12,99% năm 2011[5]. Tuy vậy, nhìn lại vấn đề nghèo đói trong giai đoạn qua, chúng ta không khỏi băn khoăn vì trong xã hội này, một bộ phận dân cƣ chịu cảnh thiếu thốn về vật chất. Tình trạng tái nghèo còn phổ biến dƣới tác động của rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và biến động xấu của thị trƣờng. Những hộ đã thoát nghèo, nhƣng có thu nhập ngay cận trên của chuẩn nghèo, rất dễ bị tái nghèo dƣới tác động của những rủi ro này. Nghèo, đói, thu nhập thấp dẫn đến hạn chế tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Ngoài ra mức chênh lệch về thu nhập giữa các vùng, các nhóm dân cƣ đang tăng lên sẽ là nguyên nhân đẩy tới bất công trong xã hội. Mặc dù đã đạt đƣợc thành tựu lớn trong công tác xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội, song những thách thức đặt ra là vấn đề cần đƣợc các cấp, các ngành tiếp tục nghiên cứu, có những giải pháp hữu hiệu để công tác xoá đói, giảm nghèo tiếp tục thu đƣợc những thành tựu mới. Xuất phát từ những lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghèo đói và các nhân tố tác động tới nghèo đói tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2007-2011)”. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Đề tài nghiên cứu với mục đích xác định sự biến động về nghèo đói của huyện trong giai đoạn 2007-2011. Xác định yếu tố ảnh hƣởng tới nghèo đói, từ đó kiến nghị những giải pháp nhằm giảm nghèo cho các hộ nông dân huyện Phú Lƣơng. Đồng thời cải thiện mức sống cho ngƣời dân trên địa bàn huyện nói riêng và cho các khu vực miền núi khác trong tỉnh nói chung. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá đƣợc những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác giảm nghèo. - Đánh giá đƣợc thực trạng nghèo đói trên địa bàn huyện Phú Lƣơng trong giai đoạn 2007-2011. - Xác định đƣợc những nguyên nhân đích thực dẫn đến nghèo đói tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên - Đề xuất đƣợc một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo cho ngƣời nông dân huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là tình hình sản xuất, tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình đã tham gia điều tra năm 2007 ở khu vực miền núi Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Phạm vi không gian nghiên cứu Đề tài đƣợc nghiên cứu tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. 3.2.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những số liệu thứ cấp trong giai đoạn 20072011 và số liệu sơ cấp đƣợc điều tra vào tháng 11 năm 2011. 3.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu Đề tài đƣợc giới hạn trong phân tích nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói của các hộ gia đình tại Huyện Phú Lƣơng, Thái Nguyên, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản. Giới hạn nghiên cứu của đề tài nghiên cứu: Thứ nhất, đối với vấn đề đói nghèo bao gồm: Các nguồn lực chủ yếu trong phát triển kinh tế hộ: Đất đai, lao động, tài chính, khuyến nông. Thứ hai, so sánh mức sống các hộ gia đình năm 2007 của mẫu điều tra với số liệu điều tra mức Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 sống 2011 có sự đổi khác ra sao? yếu tố nào tác động đến nghèo đói của các hộ nông dân khu vực nghiên cứu. 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, xác định đƣợc nguyên nhân nghèo đói và các yếu tố ảnh hƣởng đến nghèo đói. Đánh giá sự biến động nghèo đói trong giai đoạn 2007-2011. Đề tài đầu tiên nghiên cứu khám phá đƣợc tiến hành một cách bài bản. Đồng thời đề xuất, kiến nghị cho các nhà hoạch định chính sách của huyện xây dựng và thực hiện các chính sách xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo. Bố cục của Luận văn gồm 3 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về nghèo đói Chƣơng 2: Nghèo đói và các nhân tố tác động đến nghèo đói tại huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2007-2011 Chƣơng 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm nghèo cho hộ nông dân huyện Phú Lƣơng, tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGHÈO ĐÓI 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài Khái niệm về nghèo đói Không có một khái niệm duy nhất về nghèo đói, nghèo đói đƣợc hiểu theo nhiều quan niệm khác nhau: Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phƣơng diện cả vật chất, tinh thần: Điều kiện tối thiểu về chỗ ăn, ở; học hành, chữa bệnh và hƣởng thụ đời sống văn hoá, các giá trị tinh thần...Đứng trên góc đo lƣờng nghèo đói cũng có nhiều quan niệm khác nhau, trong các phƣơng pháp, không có một phƣơng pháp nào đƣợc đánh giá là hoàn hảo. Một phƣơng pháp này có thể phù hợp với vùng, miền này của quốc gia, nhƣng lại không phù hợp với vùng, miền khác; nhất là việc đánh giá nghèo đói tại các quốc gia là rất khác nhau. Theo quan điểm của các nƣớc; các tổ chức trên thế giới: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cƣ không đƣợc hƣởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con ngƣời mà những nhu cầu này đã đƣợc xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phƣơng” [13] Theo quan điểm của Chính phủ Việt Nam, các chuẩn đƣợc áp dụng theo thời gian (xem bảng 1.1. Chuẩn mực đánh giá nghèo đói của Việt Nam qua các giai đoạn). Các hƣớng tiếp cận đánh giá về nghèo đói Việc lựa chọn tiêu chí đánh giá nghèo trong từng quốc gia là rất khác nhau, do điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia và quan niệm về mức độ nghèo. Điều quan trọng là mức độ thu nhập, chi tiêu cho đời sống của từng công dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 hay hộ gia đình bị phụ thuộc rất lớn vào mức giá cả của các loại hàng hoá hay dịch vụ thiết yếu. Với mục đích đánh giá tình hình nghèo trên toàn thế giới, so sánh tình trạng đói nghèo giữa các quốc gia, giữa các châu lục,... WB, đã đƣa ra một số chuẩn nghèo chung trên toàn thế giới. Vậy, thực chất khả năng áp dụng của các chuẩn nghèo cho từng quốc gia là nhƣ thế nào? Bản chất của sự phát triển không đồng đều đã làm cho việc so sánh với cùng một tiêu chuẩn này trở lên không phản ánh đứng bản chất của tình trạng đói nghèo, kể cả việc tính toán theo sức mua tƣơng đƣơng (PPP). Ở Mỹ, vào năm 1963, ngƣỡng nghèo tập trung khoảng 3.100 USD đối với một gia đình với 2 ngƣời lớn và 2 trẻ em. Đến năm 1992, ngƣỡng nghèo cho một gia đình với 2 ngƣời lớn và 2 trẻ em là 14.228 USD cũng đại diện cho sức mua nhƣ ngƣỡng 3.100 USD mà 30 năm trƣớc nó có thể mua đƣợc một lƣợng hàng hoá tƣơng tự Theo đề xuất của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) áo dụng đối với các nƣớc đang phát triển năm 2005 là 1USD/ngƣời/ngày. Chuẩn nghèo của thế giới năm 2005 là 1,25USD/ngày/ngƣời. Đối với khu vực Châu Á, theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), thu nhập dƣới 1,35USD/ ngƣời/ ngày. ADB đƣa ra tiêu chuẩn 2005; cách tính này không dựa vào tỷ giá hối đoái mà dựa vào so sánh sức mua hàng hoá và dịch vụ của ngƣời nghèo tại các nƣớc. Cũng cần nói thêm rằng, với một rổ hàng hoá, chẳng hạn mặt hàng lúa gạo mà ngƣời dân Châu Á hay sử dụng, ngƣời có thu nhập cao mua gạo trong siêu thị, giá của nó cao hơn, với chất lƣợng gạo tốt hơn. Ngƣợc lại, với ngƣời nghèo, gạo mà họ mua không phải là trong siêu thị. Do vậy, chất lƣợng hàng hoá không đồng đều và có thể giá cả và chất lƣợng của nó thấp hơn so với siêu thị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Bảng 1.1. Chuẩn nghèo của một số nƣớc Châu Á Quốc gia Đơn vị tính Chuẩn nghèo Thu nhập Chi tiêu Đông Á Trung Quốc Nhân dân tệ/năm 625,00 Đông Nam Á Cam-pu-chia 1000 Riên/năm 661,00 Lào 100 Kip/năm Phi-lip-pin Pê-sô/năm Thái Lan Bạt/năm Việt Nam Nghìn đồng/năm 1.790,00 Thành thị Ru-pi Ấn Độ/năm 5.448,11 Nông thôn Ru-pi Ấn Độ/năm 3.903,72 Nê-pan Ru-pi Nê-pan/năm 4.404,00 Xri Lan-ca Ru-pi Xri Lan-ca /năm 9.500,67 2.509,00 11.605,00 10.584,00 Nam Á Ấn Độ Trung Á A-dec-bai-gian Nghìn Ma-nat/năm 120,00 Ca-dắc-xtan Ten-ghê/tháng 4.007,00 Cƣ-rơ-gƣ-xtan Sôm/năm 7.005,63 Phi-ji Đô la/năm 3.984,00 Mic-rô-nê-xi-a Đô la Mỹ/năm Xa-moa Ta-la/năm Tu-va-lu Đô la Úc/năm Thái Bình Dƣơng 767,58 1.799,53 4.043,52 Nguồn: http://www.gso.gov.vn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Dựa trên số liệu bảng 1.1, chúng ta không thể so sánh giữa các quốc gia đƣợc bởi việc sử dụng đồng tiền khác nhau. Mặt khác, nếu so sánh sự biến động tỷ lệ đói nghèo theo từng giai đoạn lại càng không thể với lý do sự thay đổi trong chỉ số giá hàng tiêu dùng của từng quốc gia cũng rất khác nhau. Đa số các quốc gia sử dụng phƣơng pháp đánh giá nghèo đói thông qua lƣợng hàng hoá bằng chi tiêu. Sự khác biệt trong việc đánh giá chuẩn nghèo của những nƣớc này với chuẩn nghèo quốc tế là rất lớn. Ví dụ, Băng-la-đét và A-déc-bai-gian có tỷ lệ dân số nghèo theo chuẩn nghèo đói quốc gia là tƣơng đối giống nhau, trên 49%, ở thời gian chỉ khác nhau là 1 năm, nhƣng nếu so sánh theo chuẩn nghèo đói quốc tế với mức 1,25 USD/ngƣời/ngày, thì tỷ lệ nghèo đói ngƣời dân nƣớc này so với A-déc-bai-gian cao đến hơn 9 lần và nếu có với cùng mức 2USD/ngƣời/ngày thì tỷ lệ nghèo đói của dân số Băng-la-đét cao hơn A-déc-bai-gian hơn 3 lần. Chuẩn nghèo ở Việt Nam Đo lƣờng đói nghèo ở Việt Nam có nhiều quy định khác nhau, trong giai đoạn 1993-2000, cơ sở phân loại ngƣời nghèo dựa trên tính toán và quy ra lƣợng gạo bình quân/ngƣời/tháng. Nhƣng từ năm 2001 trở lại đây, chuẩn nghèo của Việt Nam đƣợc tính toán trên cơ sở mức thu nhập bình quân/ngƣời/tháng. Chuẩn nghèo đƣợc dựa trên Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005 của Thủ tƣớng chính phủ quyết định ban hành chuẩn nghèo giai đoạn 2007-2010 và quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ quyết định ban hành chuẩn nghèo, giai đoạn 2011-2015. Để phục vụ nhiệm vụ của mình, Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội (LĐTBXH) và Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tiến hành đánh giá, phân loại hộ nghèo theo những cách thức của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Bộ LĐTBXH: Xác định chuẩn nghèo dựa trên phƣơng pháp tính toán thu nhập bình quân của hộ gia đình (Bảng1.2). Bảng 1.2. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam qua các giai đoạn Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng qua các giai đoạn Loại Địa bàn hộ 1993- 1995- 1997- 2001- 2006- 2011- 1995 1997 2000 2005 2010 2015 <13kg <13kg Mọi vùng Đói - Thành thị - Nông thôn - Thành thị - Nông thôn Nghèo - Miền núi, hải đảo - Đ.bằng, trung du gạo gạo <13kg gạo <8kg gạo <20kg gạo <25kg <25kg gạo gạo 150.000đ 260.000đ 500.000đ <15kg 200.000đ 400.000đ gạo <15kg <15kg gạo gạo <20kg <20kg gạo gạo 80.000đ 100.000đ Nguồn: Tổng hợp chuẩn nghèo Việt Nam qua các thời kỳ; Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg 2011 của Thủ tướng Chính phủ ngày 30/1/2011 Ƣu điểm của chỉ tiêu đánh giá theo tiêu chí thu nhập: Dễ tính toán, phù hợp với phạm vi nghiên cứu hẹp. Nhƣợc điểm là: Do thu nhập không đồng nhất với chi tiêu (với ngƣời nghèo, mức chi tiêu còn lớn hơn cả thu nhập), nên đánh giá mức độ nghèo khổ thiếu chính xác và không dùng để so sánh quốc tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Theo Tổng cục Thống kê, phƣơng pháp xác định chuẩn nghèo dựa cả vào thu nhập và chi tiêu theo đầu ngƣời để xác định hai ngƣỡng nghèo: - Ngƣỡng nghèo thứ nhất: nghèo về dinh dƣỡng, tức là dựa vào mức độ chi tiêu số tiền cần thiết để có đƣợc một số lƣợng lƣơng thực hàng ngày để đảm bảo dinh dƣỡng. - Ngƣỡng nghèo thứ hai: ngƣỡng nghèo chung, ngƣỡng nghèo này bao gồm cả phần chi tiêu cho hàng hoá phi lƣơng thực, chẳng hạn quần áo, thuốc chữa bệnh... Nhƣ vậy, các tiêu chí đánh giá nghèo đói của nƣớc ta cũng có điểm khác so với cách đánh giá của WB hay của ADB. Vấn đề không phải Việt Nam không thừa nhận những chuẩn nghèo của khu vực và thế giới; những chuẩn nghèo đói của nƣớc ta phải dựa trên điều kiện thực tế có khác biệt về mức độ, tỷ lệ, tốc độ về chỉ số giá cả, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời, cơ cấu chi tiêu tiêu dùng từng hộ, từng cá nhân giữa các vùng thành thị với nông thôn; miền núi cao, hải đảo với miền đồng bằng là rất khác nhau. Sự khác nhau phải đƣợc vận dụng các mức chuẩn khác nhau để đánh giá. Trên cơ sở có kết quả đánh giá tình trạng nghèo đói, Chính phủ có chính sách áp dụng cho phù hợp với các đối tƣợng nghèo đói ở các khu vực khác nhau. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.1.2.1. Tình hình nghèo đói trên thế giới Thực trạng nghèo đói đang diễn ra rất phổ biến và gay gắt ở tất cả mọi nơi trên thế giới. Từ những nƣớc có nền kinh tế chậm phát triển, đang phát triển và phát triển. Nhƣng nghèo đói tập trung nhiều nhất ở các nƣớc có nền kinh tế chậm phát triển và đang phát triển. Trong những năm qua, tình trạng nghèo đói trên toàn thế giới đã đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn có khoảng 1 tỷ ngƣời nghèo đói và vẫn đang có xu hƣớng tăng thêm, đây chí nh là hệ quả không thể tránh khỏi của cuộc khủng hoảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 lƣơng thƣ̣c và tài chí nh thế giới . Số nghèo đói trên thế giới tập trung chủ yếu tại khu vực Châu Á và Châu Phi. Số ngƣời bị thiếu đói đã tăng lên 642 triệu ở khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng. Còn ở châu Phi và Nam Sahara, con số này là 265 triệu và ở Mỹ Latinh là 53 triệu. Con số đó ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi cũng đã lên tới 42 triệu ngƣời [10]. Trong khi đó, nạn đói cũng bắt đầu "tăng nhiệt" ở các nƣớc phát triển với khoảng 15 triệu ngƣời. Theo Ngân hàng Thế giới, giá lƣơng thực lên cao làm tăng ngay số ngƣời nghèo đói lên và sự giảm sút về thu nhập trên toàn cầu cũng là một nguyên nhân làm cho tình trạng nghèo đói tồi tệ hơn. Hầu hết những ngƣời nghèo đói của thế giới lại là nông dân, những ngƣời sản xuất ra lƣơng thực. Thực tế, hơn 60% ngƣời dân châu Phi làm việc ở nông thôn, trồng trọt và chăn nuôi súc vật, chỉ kiếm đƣợc chƣa đầy 1 USD/ngày. Năng suất các vụ mùa của họ chỉ bằng 20% năng suất các vụ mùa ở châu Âu và Mỹ, do họ không tiếp cận đƣợc với tất cả những điều kiện cần thiết để tăng sản lƣợng nhƣ giống, phân bón, nƣớc, điện, kỹ thuật và khả năng tiếp cận thị trƣờng. Khi giá lƣơng thực giảm đi, ngƣời nông dân lại là những ngƣời bị tổn thƣơng nhất do nông sản là những thứ duy nhất họ phải bán để lấy tiền trang trải cho các khoản chi tiêu khác. Nhƣ vậy, thế giới mặc dù đã thu đƣợc nhiều thành công trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, giảm xung đột sắc tộc... đời sống của ngƣời dân một số khu vực đã đƣợc nâng lên đáng kể. Tuy nhiên, vấn đề nghèo đói vẫn luôn hiện hữu trên các quốc gia. Nghèo đói không chỉ là vấn đề của các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển mà cũng là vấn đề của các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu trên thế giới. Điều đó cho thấy, để xoá đói giảm nghèo đƣợc thành công, không chỉ có sự nỗ lực của riêng từng quốc gia mà đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các quốc gia trên thế giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất