Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ tài...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của quỹ đổi mới công nghệ quốc gia

.PDF
100
483
133

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI –––––––––––– BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ –––––––––––– CHU VĂN QUANG NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ - TÀI TRỢ CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA QUỸ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA Chuyên ngành: Quản lý Khoa học và Công nghệ Mã số : 60.34.04.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Thành Huy Hà Nội, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thành Huy Các số liệu sử dụng trong luận văn có trích dẫn nguồn rõ ràng, không sao chép của người khác. Các kết luận nghiên cứu trong luận văn được đúc kết từ cơ sở lý luận đến thực tiễn của vấn đề mà luận văn cần giải quyết. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./. Học viên Chu Văn Quang MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ - TÀI TRỢ CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG QUA MÔ HÌNH QUỸ . 8 1.1. Khái quát quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua mô hình quỹ .................................................................... 8 1.2. Quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua mô hình quỹ ........................................................................... 17 Chƣơng 2. KINH NGHIỆM VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ TÀI TRỢ CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG QUA MÔ HÌNH QUỸ ......................................................................................................................... 26 2.1. Quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ của một số Quỹ tại một số nước Châu Á ............................................... 26 2.2. Quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ của một số Quỹ tại Việt Nam 40 2.3. Bài học kinh nghiệm cho Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.................... 48 Chƣơng 3. PHÂN TÍCH VỀ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ HỖ TRỢ TÀI TRỢ CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI QUỸ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA ............................................................................................... 50 3.1. Giới thiệu về Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia ....................................... 50 3.2. Thực trạng quy hoạt động hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia ...................................................... 55 3.3 Thực trạng quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia .................................. 58 3.4. Đánh giá quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia .................................. 62 Chƣơng 4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ - TÀI TRỢ CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA QUỸ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA ................................................................... 66 4.1. Quan điểm và bối cảnh hoàn thiện ........................................................... 66 4.2. Một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia... 69 4.3. Các giải pháp đề xuất khác....................................................................... 75 4.4. Điều kiện để thực hiện giải pháp.............................................................. 76 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................... 78 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 80 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CGCN Chuyển giao công nghệ KH&CN Khoa học và công nghệ BVMT Bảo vệ môi trường SX-KD Sản xuất và kinh doanh CNTT Công nghệ thông tin CNC Công nghệ cao DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐMCN Đổi mới công nghệ ICT Công nghệ thông tin và truyền thông R&D Nghiên cứu và Phát triển JST Cục Khoa học và Công nghệ Nhật Bản KT-XH Kinh tế xã hội NSNN Ngân sách Nhà nước LFA Khung logic đánh giá nghiệm thu đề tài OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1. Khung chỉ tiêu phán đoán đánh giá nhiệm vụ KH&CN.................... 23 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ Quy trình giải quyết hồ sơ vay vốn, tài trợ ........................................... 18 Sơ đồ quy trình xét chọn, tuyển chọn nhiệm vụ KH&CN thuộc Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia.......................................................................................... 58 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng sản phẩm và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như góp phần vào sự phát triển chung của quốc gia. Thực tế cho thấy đổi mới công nghệ là hoạt động có nhiều rủi ro, do vậy để đổi mới thành công thì nỗ lực của doanh nghiệp là chưa đủ và cần có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước trong quá trình tìm kiếm, đánh giá, lựa chọn công nghệ, cũng như hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và triển khai để tiếp nhận, làm chủ, cải tiến và sáng tạo ra công nghệ mới. Tại Việt Nam, năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hiện còn yếu và hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia còn non trẻ, manh mún. Do vậy, vai trò của Nhà nước trong việc thúc đẩy đổi mới công nghệ là rất quan trọng mà các thể chế, chính sách là không thể thiếu. Thể hiện sự quan tâm này, Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật điển hình như Luật chuyển giao công nghệ ngày 29/11/2006, Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ và Nghị định số 103/2011/NĐ-CP ngày 15/11/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Quyết định số 667/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020 và các quyết định, nghị định, nghị quyết, thông tư khác. Đặc biệt, Quyết định số 1342/QĐTTg ngày 05/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia và Quyết định số 1051/QĐ-TTg ngày 03/7/2013 ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ thể hiện sự quyết tâm của Chính phủ cũng như của Bộ KH&CN trong việc tập trung các nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng 1 trưởng theo hướng lấy khoa học công nghệ và hoạt động đổi mới sáng tạo làm nền tảng, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của đất nước. Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia đi vào hoạt động là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với cộng đồng khoa học và các doanh nghiệp đang tìm kiếm các giải pháp đổi mới công nghệ nhằm phát triển các sản phẩm mới, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế. Trong đó, việc quản lý ngân sách nhà nước đầu tư và quản lý kinh phí của các Quỹ đóng vai trò hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của Quỹ. Tuy nhiên, do mới đi vào hoạt động nên các quy trình trong việc quản lý kinh phí của Quỹ rất cần có sự nghiên cứu và cải tiến nhằm đem lại hiệu quả hoạt động phù hợp với thực tế xã hội. Xuất phát từ các lý do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia” để viết luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hoạt động thúc đẩy đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy thương mại hóa các ý tưởng sáng tạo thành các sản phẩm mới, dịch vụ mới,… được Nhà nước quan tâm, là vấn đề đã và đang thu hút nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Một số công trình nghiên cứu cụ thể như: - Đề án “Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ (Ban hành theo Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 171/2004/QĐ-TTg, ngày 28/09/2004)”; - Tô Văn Trường (2011), Suy nghĩ về đổi mới cơ chế quản lý khoa học, Tạp chí Tia sáng; 2 - TS. Nguyễn Huy Cường, Cục PTTTT&DN KHCN, Bộ KH&CN (2013), Đổi mới công nghệ cho DN Việt bằng hình thức nào; - Hướng đi nào cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam, đăng trên báo điện tử Ngày nay số ra ngày 09/03/2015; - Báo cáo Đánh giá Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo ở Việt Nam năm 2014, của Ngân hàng thế giới và tổ chức OECD thực hiện; - Lâm Bích (2015), Hỗ trợ đổi mới công nghệ: Cần lắm “sức khỏe” doanh nghiệp, Báo Khoa học và Phát triển; - Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2014 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF); - Minh Nhật (2015), Bài toán đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp, Báo nhân dân điện tử; - Báo cáo của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN; - Hoàng Tuyết (2015), Cấp thiết đổi mới công nghệ để hội nhập, Báo tin tức Việt Nam; - TS. Huỳnh Thanh Điền - Tổng công ty 28 - Bộ Quốc phòng (2014), 6 bước để đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), Báo Doanh nhân Sài Gòn Online; - Tài liệu dịch “Đổi mới và mô phỏng: Bài học từ việc các trường đại học ở Mỹ bán quyền tư trở thành kiến thức chung” được dịch từ nghiên cứu “Innovation and Emulation: Lessons from American universities in seeling private rights to public knowledge”, của tác giả Walter W. Powell, Jason Owen-Smith and Jeannette A. Colyvas, Springer 2007, Minverva (2007) 45:121-142, DOI 10.1007/s11024-007-9034-2; - PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn (2012), Cơ chế tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ ở Việt Nam: Một số hạn chế và giải pháp hoàn thiện; - Triệu Uyên (2014), Tài chính cho khoa học và công nghệ: Kinh nghiệm từ Hàn Quốc, theo nguồn Chinhphu.vn; 3 - TS. Nguyễn Trường Giang, Vụ Hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính (2015), Đổi mới cơ chế quản lý – Thúc đẩy phát triển khoa học và công nghệ, Tạp chí tài chính điện tử; - Nguyễn Hữu Xuyên, Nguyễn Đình Bình (2014), Kinh nghiệm phát triển công nghệ trong một số ngành công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Chính sách và quản lý khoa học và công nghệ; tập 3, số 1 năm 2014; - Hoàng Văn Châu và các tác giả (2010), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đến năm 2020, Báo cáo đề tài cấp Nhà nước; - Hà Thị Hương Lan (2014), Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ; - Diễn đàn phát triển Việt Nam (VDF, 2005), Triển vọng công nghiệp phụ trợ Việt Nam theo đánh giá của doanh nghiệp Nhật Bản; - Nguyễn Việt Hòa và các tác giả (2011), Nghiên cứu, phân tích và đánh giá chính sách đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp ngành công nghiệp, Báo cáo đề tài cấp Bộ; - Nguyễn Văn Thu (2007), Về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Tạp chí hoạt động khoa học công nghệ, số tháng 2/2007; - Hoàng Văn Tuyên (2008), Về nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động NC&PT của doanh nghiệp; - Trần Văn Tùng (2007), Đổi mới công nghệ ở một số nước Đông Á, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 5/2007, tr3-14. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Luận văn tiến hành đánh giá thực trạng quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ, tài trợ các nhiệm vụ KH&CN tại Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Đồng thời, tìm hiểu định hướng phát triển của Quỹ, quan 4 điểm, mục tiêu hoàn thiện quy trình quản lý kinh phí cho Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia tới năm 2020. Từ đó, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ, tài trợ các nhiệm vụ KH&CN của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF). - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề sau: + Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề mang tính lý luận về quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ, tài trợ của một số quỹ, Dự án, Chương trình Quốc gia nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm của một số nước trên thế giới + Đánh giá thực trạng, phân tích những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ tại Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. + Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ, tài trợ các nhiệm vụ KH&CN của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia và quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ, tài trợ các nhiệm vụ tham gia Quỹ. - Phạm vi nghiên cứu: + Về nội dung: tập trung nghiên cứu các giải pháp về nội dung các quy trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ, tài trợ các nhiệm vụ tham gia Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. + Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quy trình hoạt động hỗ trợ, tài trợ các nhiệm vụ tham gia Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. + Về thời gian: giai đoạn 2015 – 2020. 5 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Xuất phát từ cơ sở lý luận của các nhà kinh điển, nhà khoa học trong và ngoài nước, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Bộ KH&CN về đổi mới công nghệ thông qua hoạt động của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Luận văn có sự kế thừa những thành tựu đạt được trong việc quản lý hoạt động hỗ trợ, tài trợ thúc đẩy đổi mới công nghệ theo cơ chế quỹ của các công trình nghiên cứu trước đó. - Phương pháp nghiên cứu: Để chứng minh cho các luận điểm khoa học, luận văn sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp phân tích tài liệu: phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến nội dung luận văn; + Sử dụng phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến chuyên gia trong quá trình đề xuất tiêu chí đánh giá đề xuất, xét chọn nhiệm vụ KH&CN. + Phương pháp thu thập, xử lý số liệu liên quan đến thực trạng và quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ, tài trợ tại Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ, tài trợ các nhiệm vụ KH&CN theo mô hình quỹ; - Phân tích, đánh giá thực trạng quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ, tài trợ tại Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; Làm rõ các kết quả đạt được, những hạn chế tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân dẫn đến hạn chế, tồn tại trong quản lý hoạt động hỗ trợ, tài trợ của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ, tài trợ các nhiệm vụ KH&CN của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Ngoài ra, kết quả của luận văn có thể làm cơ sở tham khảo trong quá trình hoạch định phát triển các hoạt động của Quỹ. 6 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn bao gồm 4 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua mô hình quỹ - Chương 2: Kinh nghiệm về quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua mô hình quỹ - Chương 3: Phân tích về thực trạng quy trình quản lý hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia - Chương 4: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ - TÀI TRỢ CÁC NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THÔNG QUA MÔ HÌNH QUỸ 1.1. Khái quát quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua mô hình quỹ 1.1.1. Khái niệm về quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua mô hình quỹ Hoạt động KH&CN Theo UNESCO và OECD, hoạt động KH&CN là hoạt động có hệ thống, có liên quan chặt chẽ đến việc tạo ra, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các kiến thức KH&CN vào đời sống, xã hội. Hoạt động KH&CN bao gồm hoạt động giáo dục và đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (NC&PT) và dịch vụ KH&CN. Theo nghĩa hẹp hoạt động KH&CN bao gồm hoạt động NC&PT và dịch vụ KH&CN [27, tr. 44]. Hỗ trợ, tài trợ là hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận hoặc không đặt nặng vấn đề về kinh tế để đạt được mục tiêu hoặc kỳ vọng cụ thể nào đó. Tuy nhiên việc hỗ trợ, tài trợ nên được dựa trên nghĩa vụ hợp đồng giữa nhà tài trợ và được tài trợ. Các nhà tài trợ và bên được tài trợ nên đưa ra các điều khoản và điều kiện rõ ràng với các bên liên quan khác, để xác định các kì vọng của họ liên quan tới các khía cạnh của việc hỗ trợ, tài trợ. Nhiệm vụ KH&CN Theo Luật KH&CN 2013, Nhiệm vụ khoa học và công nghệ là những vấn đề khoa học và công nghệ cần được giải quyết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển khoa học và công nghệ [24, tr.2]. Quản lý hoạt động KH&CN 8 Các hoạt động quản lý liên quan đến hoạt động KH&CN là tạo ra tri thức, ý tưởng kỹ thuật nhằm đưa ra các sản phẩm, quy trình mới, phát triển các sản phẩm mẫu thử, chuyển giao sang hoạt động sản xuất, phân phối, quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó lĩnh vực đổi mới công nghệ là một phần của hoạt động này. Mục tiêu chung là duy trì khả năng cạnh tranh, lợi nhuận, thị phần,… Quỹ trong hoạt động KH&CN, đổi mới (công nghệ) Quỹ là một hình thức cấp kinh phí cho KH&CN tương đối phổ dụng ở các nước tiên tiến trên thế giới. Ở các nước này, quỹ KH&CN được gọi dưới các tên khác nhau: Foundation, Fonds, Fund, Stiftung. Ở Việt Nam, hình thức tổ chức trên đều gọi là quỹ. Đây là điểm đã gây hiểu nhầm với quỹ tài chính ở trong nước và đã gây ra nhiều tranh luận giữa giới quản lý KH&CN và giới quản lý tài chính về cách tổ chức và quản lý Quỹ phát triển KH&CN quốc gia ở nước ta [27, tr.35]. Quỹ trong hoạt động KH&CN của nước ngoài nói chung là tổ chức phi tín dụng, phi ngân hàng, không vụ lợi và thường có ba hình thái tổ chức: i) do cá nhân thành lập và cấp kinh phí cho Quỹ hoạt động; ii) do cộng đồng khoa học thành lập theo cơ chế dân chủ (dạng hội) và hàng năm Nhà nước ủy thác cho Quỹ một khoản tiền để Quỹ cấp kinh phí cho các hoạt động KH&CN (hình thức tự quản); iii) do Nhà nước thành lập theo luật pháp dân sự và hàng năm Nhà nước dành một khoản kinh phí từ ngân sác Nhà nước (KH&CN) hoặc một khoản kinh phí công ích cho Quỹ hoạt động. Đặc trưng lớn nhất của quỹ về tổ chức, bộ máy và phương thức hoạt động là đề cao tính tự quản, dân chủ và công khai. Điều này dựa trên quan điểm mà các nước tiên tiến thừa nhận. Cộng đồng khoa học là người biết tốt nhất về công việc khoa học cho nên cũng là người biết việc phân bổ kinh phí cho hoạt động KH&CN như thế nào là hợp lý – vì khoa học là một loại hoạt động về bản chất là rất tự do, sáng tạo (chỉ có nhà khoa học mới thấu hiểu hoạt động này). [27, tr.36]. 9 Nhiệm vụ KH&CN mà các Quỹ hỗ trợ - tài trợ tập trung chủ yếu là các hoạt động đổi mới công nghệ. Hoạt động đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ: Theo OECD và UNESCO, đổi mới là việc triển khai thực hiện một sản phẩm mới hoặc sản phẩm được nâng cấp một cách rõ rệt (vật chất hoặc dịch vụ) hoặc quy trình, phương pháp marketing mới hoặc một phương pháp tổ chức mới trong thực tiễn sản xuất kinh doanh, tổ chức giao tiếp với các đối tác hoặc quan hệ với bên ngoài [27, tr.11]. Hoạt động đổi mới công nghệ: Là tất cả các bước về khoa học, công nghệ, tổ chức, tài chính và thương mại được tiến hành hoặc chủ định sẽ tiến hành để thực hiện các đổi mới. Có một số hoạt động đổi mới tự nó là đổi mới, một số hoạt động là hoạt động không có tính mới nhưng lại cần thiết cho việc thực hiện đổi mới. Như vậy, hoạt động đổi mới công nghệ bao gồm cả hoạt động NC&PT mà bản thân nó không trực tiếp dẫn đến triển khai một đổi mới riêng biệt nào [27, tr.12]. Như vậy, để nhận dạng và đánh giá được đổi mới công nghệ trong doanh nghiệp, cần phải nhận dạng và đo lường được toàn bộ quá trình diễn ra hoạt động đổi mới trong doanh nghiệp đó, bắt đầu từ hoạt động NC&PT (bao gồm cả việc tự nghiên cứu hoặc thuê nghiên cứu) cho đến hoạt động thương mại hoá sản phẩm, quy trình trên thị trường. Vậy quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ KH&CN thông qua mô hình quỹ là hình thức Nhà nước kiểm soát, điều khiển, hướng dẫn việc đầu tư cho KH&CN qua một tổ chức định chế trung gian theo mô hình quỹ. Việc đầu tư không nhằm mục đích lợi nhuận (phi lợi nhuận) qua các hình thức hỗ trợ tài trợ theo quy định. 1.1.2. Vai trò của Nhà nước trong quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua mô hình quỹ 10 Chính phủ quản lý các hoạt động xã hội dựa trên hệ thống pháp luật, thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể để thay đổi hoặc điều chỉnh các tổ chức trong xã hội. Trong lĩnh vực KH&CN, vai trò của Nhà nước được thể hiện ở nhiều cách thức khác nhau, có thể trực tiếp, gián tiếp, có thể đan xen trong các tổ chức hoạt động KH&CN, dù ở giai đoạn lịch sử nào, cách thức nào Nhà nước luôn đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động đầu tư vào KH&CN. Hoạt động KH&CN được hỗ trợ thông qua mô hình quỹ như là một cách thức giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn đầu tư từ Nhà nước. Do đó, vai trò của Nhà nước trong quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ KH&CN thông qua mô hình quỹ thể hiện một cách rõ ràng và không nằm ngoài vai trò chung: - Vai trò định hướng, tổ chức cho hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ: Đảm bảo để KH&CN là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; - Điều tiết các hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ KH&CN và tạo tiền đề cho sự phát triển KH&CN: Nhà nước phải đứng vai trò trung gian trong việc quản lý cũng như điều tiết các hoạt động nhằm đảm bảo hiệu quả nguồn đầu tư; việc hỗ trợ - tài trợ được thực thi trên cơ sở quy định của pháp luật; các hoạt động theo định hướng chung đã vạch ra, tạo tiền đề cho sự phát triển KH&CN; - Vai trò thúc đẩy, kích thích, tạo động lực cho hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ KH&CN: Đảm bảo sự phát triển ổn định và liên tục của khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ; - Vai trò hành chính, điều chỉnh: Thực hành chức năng công quyền đối với các hoạt động phát triển công nghệ. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ thông qua mô hình quỹ 1.1.3.1 Các yếu tố bên trong 11 Trong hoạt động quản lý thì yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động của tổ chức, cụ thể ở đây là hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ KH&CN của các quỹ. Sau đây là một số yếu tố chính: - Nguồn lực quỹ: Nguồn lực về tài chính: quyết định khả năng hỗ trợ - tài trợ về tài chính của quỹ. Tuy nhiên, hiện cơ chế về tài chính nói chung tại Việt Nam chưa được tháo gỡ hoặc giải quyết chưa được triệt để nên còn nhiều điểm vướng mắc dẫn tới việc tiền có nhưng không thể thực hiện giải ngân được. Nguồn nhân lực: Nhân lực là yếu tố cốt lõi quyết định hiệu quả của hoạt động nhất là trong hoạt động mang tính hỗ trợ - tài trợ mà vai trò quản lý của NN là tối thượng. - Mô hình áp dụng của quỹ: có rất nhiều các hình thức đầu tư quỹ khác nhau (quỹ đầu tư của NN, quỹ tư nhân, quỹ tương hỗ, quỹ đầu tư mạo hiểm,…). Tùy thuộc vào nguồn vốn đầu tư và mục tiêu đầu tư mà lựa chọn hình thức quỹ cho phù hợp. Ví dụ như: các nhà đầu tư tham gia hoạt động trong quỹ mở nhằm mong muốn lợi nhuận đầu tư được tăng trưởng nhanh do quỹ mở có các chuyên gia đầu tư kinh nghiệm thay mặt các nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư; nếu nguồn vốn đầu tư xuất phát từ nguồn ngân sách NN thì rõ ràng việc thực hiện quản lý các hoạt động phải theo mô hình quản lý quỹ NN tức là chịu các quy định ràng buộc tương ứng theo quy định của pháp luật và theo cơ cấu tổ chức, chức năng, quyền hạn được giao,… Do vậy có thể nói rằng mô hình hoạt động quỹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quy trình quản lý hoạt động nói chung hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ KH&CN nói riêng. - Chiến lược và định hướng của quỹ: Mỗi quỹ có chiến lược và kế hoạch hoạt động khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề, từng giai đoạn phát triển. 12 Trên cơ sở định hướng chung của Chính phủ, các kế hoạch và khả năng thực thi của quỹ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động. - Ban Lãnh đạo quỹ: Ban lãnh đạo sẽ quyết định những vấn đề liên quan đến hoạt động của Quỹ nói chung và hoạt động hỗ trợ - tài trợ nhiệm vụ KH&CN nói riêng. Những lãnh đạo có tâm và trí tuệ (hiểu biết) sẽ thúc đẩy các hoạt động của quỹ phát triển. Những người này sẽ chấp nhận đề xuất, thực hiện thậm chí là đấu tranh bảo vệ quan điểm nhằm thúc đẩy hoạt động R&D, ĐMCN. Để tăng cường hoạt động và tăng trưởng của quỹ những người quản lý này sẽ hoặc là tự tổ chức hoạt động R&D bên trong quỹ của mình hoặc là tìm các liên kết với với các tổ chức KH&CN khác để tiến hành các dự án R&D. Để khuyến khích những cán bộ có chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong và ngoài quỹ tham gia vào hoạt động R&D, nhiều Ban lãnh đạo quỹ đã đưa ra những khuyến khích vật chất và tinh thần khác nhau phù hợp với quy định, cũng như những điều kiện thuận lợi khác cho những cán bộ này tiến hành các đề tài nghiên cứu phục vụ hoạt động của quỹ. - Tập thể quỹ: Một tổ chức phát triển mạnh đòi hỏi phải có một tập thể mạnh và đoàn kết, một môi trường làm việc thoải mái. Điều này sẽ dẫn đến không chỉ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng suất lao động được gia tăng mà các cán bộ nghiên cứu cũng sẽ hăng say thực hiện các công việc nghiên cứu của mình. Đồng thời các cán bộ không làm công việc nghiên cứu sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các cán bộ nghiên cứu trong tổ chức tiến hành các hoạt động R&D nhằm cải tiến quy trình, ban hành các chính sách, phân tích đánh giá tìm ra nguyên nhân hạn chế mà khắc phục,... 1.1.3.2. Các yếu tố bên ngoài 13 Mặc dù đã có những tiến bộ nhất định, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay còn chưa được đổi mới cơ bản, còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc xác định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa thực sự xuất phát từ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Chưa định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Thiếu cơ chế hữu hiệu khắc phục tình trạng trùng lặp nhiệm vụ khoa học và công nghệ giữa các ngành, các cấp, các địa phương. Tiêu chuẩn lựa chọn và việc lựa chọn chuyên gia tham gia các hội đồng tư vấn để xác định, tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đánh giá kết quả nghiên cứu còn bất cập. Công tác đánh giá kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế. Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ chưa phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thiếu quy hoạch các tổ chức khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển các ngành, lĩnh vực khoa học và công nghệ trọng điểm và nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước chưa được thực hiện đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo và gắn kết giữa nghiên cứu, đào tạo và sản xuất, kinh doanh. Chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng và hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và các tổ chức khoa học và công nghệ nói riêng. Cơ chế, chính sách tài chính chưa tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Cơ chế tài chính còn chưa tạo ra sự tự chủ cao đối với các tổ chức khoa học và công nghệ. Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ còn dàn trải, thiếu tập 14 trung cho các lĩnh vực, công trình trọng điểm. Thiếu biện pháp hữu hiệu để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ. Thiếu các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm để khuyến khích nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh. Cơ chế quản lý cán bộ khoa học và công nghệ chưa tạo động lực để phát huy năng lực sáng tạo của cán bộ khoa học và công nghệ. Chậm chuyển đổi từ chế độ công chức sang chế độ viên chức và hợp đồng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ chế, biện pháp cụ thể xây dựng và nâng cao vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đầu ngành và các tập thể khoa học và công nghệ mạnh. Chế độ tiền lương còn bất hợp lý, không khuyến khích cán bộ toàn tâm với sự nghiệp khoa học và công nghệ. Chưa có các chính sách cụ thể khuyến khích mạnh lực lượng khoa học và công nghệ ngoài nước tham gia đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước. Thị trường công nghệ còn nhỏ bé, chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu thông các kết quả nghiên cứu còn rất hạn chế do thiếu nhiều tác nhân quan trọng, các yếu tố cấu thành thị trường và các quy định pháp lý cần thiết. Phần lớn các kết quả nghiên cứu còn dừng ở phạm vi phòng thí nghiệm, chưa tạo ra được nhiều công nghệ hoàn chỉnh có thể thương mại hoá. Chưa chú trọng việc mua sáng chế công nghệ của các nước tiên tiến để đổi mới công nghệ. Quy định về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ chưa khuyến khích các tổ chức thực hiện nghiên cứu quan tâm khai thác, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu được tạo ra bằng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Hiệu lực thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ thấp. Năng lực của các tổ chức trung gian, môi giới công nghệ còn yếu chưa thật sự đáp ứng vai trò cầu nối giữa cung và cầu. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan