Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bột tôm chăn nuôi từ đầu tôm...

Tài liệu Nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bột tôm chăn nuôi từ đầu tôm

.PDF
70
203
74

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian 3 tháng thực tập với sự nỗ lực của bản thân c ùng với sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy cô giáo, cha mẹ v à bè bạn, đến nay tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Qua đây cho phép tôi được tỏ lòng biết ơn chân thành đến: Ban lãnh đạo nhà trường, khoa Chế Biến trường Đại Học Nha Trang v à các thầy cô đã tận tình giúp đỡ, giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS. Nguyễn Thị Mỹ Hương người đã tận tình tư vấn, định hướng và giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo phụ trách các ph òng thí nghiệm: Công nghệ chế biến, phòng Hóa-Vi sinh thực phẩm, Kỹ thuật lạnh và Công nghệ sinh học đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian thực tập. Cảm ơn sự giúp đỡ, cộng tác và động viên của các bạn cùng khoá. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến cha mẹ đã động viên và giúp đỡ tôi về mặt kinh tế và tinh thần trong suốt thời gian thực tập. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Thái Thị Mỹ Linh ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................ ................................ ................................ ......i MỤC LỤC ................................ ................................ ................................ ...........ii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................ ................................ ...................v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ ................................ ........................ vi LỜI MỞ ĐẦU ................................ ................................ ................................ ......1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ................................ ................................ ................3 1.1. Tổng quan về tôm và phế liệu tôm ................................ ................................ ..3 1.1.1. Giới thiệu về tôm nguyên liệu ................................ ................................ ...3 1.1.2.Tình hình nuôi trồng và khai thác tôm ................................ ....................... 4 1.1.3. Tình hình chế biến và sản lượng xuất khẩu tôm ................................ ........5 1.1.4. Phế liệu tôm ................................ ................................ .............................. 7 1.1.5. Các hướng tận dụng phế liệu tôm ................................ .............................. 9 1.1.5.1.Sử dụng phế liệu tôm để sản xuất thức ăn chăn nuôi ............................ 9 1.1.5.2. Sản xuất bột đạm thủy phân ................................ ................................ 10 1.1.5.3. Sản xuất bột màu astaxanthin ................................ .............................. 10 1.1.5.4. Sản xuất chitin-chitosan và glucosamin ................................ ...............11 1.1.6. Bảo quản, xử lý phế liệu tôm trong sản xuất bột .......................................... 11 1.2. Tổng quan về bột tôm chăn nuôi ................................ ................................ .....12 1.2.1. Giới thiệu bột tôm ................................ ................................ .....................12 1.2.2. Các phương pháp s ản xuất bột tôm ................................ ........................... 14 1.2.2.1. Sản xuất bột tôm theo phương pháp ép ................................ ....................14 1.2.2.2. Sản xuất bột tôm bằng phương pháp chiết ................................ ...........15 1.2.2.3. Sản xuất bột tôm theo ph ương pháp thủy phân bằng enzyme Protease. ................................ ................................ ................................ ..........16 1.2.3. Thành phần hóa học của bột tôm chăn nuôi. ................................ ..............16 1.2.4. Các biến đổi của bột tôm chăn nuôi trong quá tr ình bảo quản ...................18 iii 1.2.4.1. Tự phát nhiệt của bột tôm ................................ ................................ ....18 1.2.4.2. Bột tôm hút ẩm và phương pháp đề phòng............................................. 19 1.2.5. Chất lượng của bột tôm ................................ ................................ .............19 1.3. Ứng dụng của bột tôm ................................ ................................ ....................20 1.3.1.Trong nuôi trồng thủy sản ................................ ................................ ..........20 1.3.2.Trong chăn nuôi ................................ ................................ ......................... 20 CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU................22 2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................ ................................ .....................22 2.2. Phương pháp nghiên c ứu. ................................ ................................ ...............22 2.2.1.Xác định thành phần hóa học của đầu tôm ................................ .................22 2.2.2. Quy trình dự kiến sản xuất bột tôm ................................ ........................... 23 2.2.2.1 Sơ đồ quy trình................................ ................................ .....................23 2.2.2.2.Thuyết minh quy trình................................ ................................ ..........24 2.2.3. Bố trí thí nghiệm và xác định các thông số thích hợp cho quy tr ình...........25 2.2.3.1. Bố trí thí nghiệm xác định thời gian hấp đầu tôm ................................ 26 2.2.3.2. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu thời gian sấy ................................ ..........28 2.2.3.3. Bố trí thí nghiệm nghiên cứu nhiệt độ sấy ................................ ...........30 2.2.4. Phương pháp xác định các thành phần hóa học ................................ ..........32 2.2.5. Đánh giá cảm quan ................................ ................................ ....................32 2.2.6. Đánh giá chất lượng của bột đầu tôm ................................ ......................... 35 2.2.7. Hiệu suất quy trình................................ ................................ .....................35 2.3. Xử lý số liệu ................................ ................................ ................................ ...35 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................... 36 3.1. Kết quả xác định thành phần hóa học của đầu tôm ................................ ..........36 3.2. Kết quả xác định thời gian hấp thích hợp cho việc sản xuất bột tôm . ..............36 3.3. Kết quả xác định thời gian v à nhiệt độ sấy đầu tôm ................................ ........38 3.3.1. Kết quả xác định thời gian sấy thích hợp................................ ...................38 3.3.2. Kết quả xác định nhiệt độ sấy thích hợp................................ ....................40 3.4. Đề xuất quy trình sản xuất bột tôm chăn nuôi ................................ .................42 iv 3.4.1. Sơ đồ quy trình ................................ ................................ ......................... 42 3.4.2. Thuyết minh quy trình ................................ ................................ ..............43 3.5. Kết quả đánh giá chất lượng của bột tôm. ................................ ....................... 45 3.6. Sơ bộ tính chi phí sản xuất ................................ ................................ .............50 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ................................ ................................ ..51 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ ...................52 PHỤ LỤC................................ ................................ ................................ .............53 v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Hàm lượng các chất dinh dưỡng tính theo phần trăm trong thịt tôm t ươi....4 Bảng 1.2: Thành phần hóa học đầu và vỏ của phế liệu tôm ................................ ....7 Bảng 1.3: Thành phần axit amin của bột đầu tôm và bột đầu cá hồi đỏ .................. 17 Bảng 2.1: Sáu bậc dùng để đánh giá cảm quan ................................ ...................... 33 Bảng 2.2: Bảng cho điểm chỉ ti êu cảm quan đối với sản phẩm bột tôm .................. 34 Bảng 2.3: Hệ số quan trọng cho sản phâm bột tôm ................................ ................ 34 Bảng 3.1: Thành phần hóa học của đầu tôm ................................ ........................... 36 Bảng 3.2: Điểm cảm quan của các bột tôm ở các thời gian sấy khác nhau .............39 Bảng 3.3: Điểm cảm quan của các bột tôm ở các nhiệt độ sấy khác nhau ...............41 Bảng 3.4: Hiệu suất sản xuất bột đầu tôm ................................ .............................. 45 Bảng 3.5: Chất lượng cảm quan của bột tôm. ................................ ........................ 46 Bảng 3.6: Chỉ tiêu vi sinh vật................................. ................................ ................ 47 Bảng 3.7: Chỉ tiêu hóa lý ................................ ................................ ....................... 47 Bảng 3.8: Thành phần hóa học cơ bản của một số loại bột cá v à bột tôm từ nguyên liệu thủy sản khác ................................ ................................ ................................ ..48 Bảng 3.9: Thành phần axit amin của bột đầu tôm chăn nuôi ................................ ..49 Bảng 3.10: Sơ bộ tính toán giá thành bột tôm chăn nuôi từ đầu tôm ...................... 50 vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hình ảnh tôm thẻ chân trắng ................................ ................................ ..3 Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi của n ước ta từ năm 2001-2009................................. ................................ ................................ .............14 Hình 2.1 :Sơ đồ xác định thành phần hóa học của đầu tôm. ................................ .22 Hình 2.2: Sơ đồ quy trình dự kiến sản xuất bột tôm ................................ ...............23 Hình 2.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian hấp đầu tôm. ......................... 27 Hình 2.4: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định thời gian sấy thích hợp ........................ 29 Hình 2.5: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định nhiệt độ sấy thích hợp ......................... 31 Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện ảnh hưởng của thời gian hấp đến th ành phần hóa học của bột đầu tôm. ................................ ................................ ................................ ....37 Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện biến đổi độ ẩm của bột đầu tôm theo thời gian sấy .......38 Hình 3.3: Biểu đồ thể hiện biến đổi độ ẩm của bột đầu tôm theo nhiệt độ sấy. .......40 Hình 3.4: Sơ đồ quy trình sản xuất bột tôm chăn nuôi ................................ ............42 1 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển thủy s ản. Với diện tích rộng gần gấp 3 lần diện tích của đất liền, v ùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta chứa nhiều tài nguyên và nguồn lợi phong phú (Bộ thủy sản,1996). Vì vậy, thuỷ sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng đóng góp một phần không nhỏ vào nền kinh tế, ngoài ra còn tạo công ăn việc làm góp phần tăng thu nhập cho một bộ phân dân cư ven biển và nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu. Trong những năm gần đây ngành đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong nuôi tr ồng, chế biến cũng như trong xuất nhập khẩu, trong đó tôm là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của nghành thủy sản. Trong quá trình chế biến đi đôi với sản phẩm l à một lượng lớn phế liệu đầu và vỏ tôm. Tùy theo từng loài tôm và phương pháp ch ế biến mà lượng phế liệu có thể lên tới 40-50% so với nguyên liệu. Trong đầu tôm có chứa 53,5% protein thô, lipit 8,9%, chitin 11,1%, tro 22,6%, canxi 7,2% và photpho 1,68% (Theo kết quả phân tích của Meyers-1998 tính theo % chất khô tuyệt đối). Kết quả này cho thấy phế liệu tôm chế biến đông lạnh là nguồn nguyên liệu có giá trị cao, nếu biết sử dụng hợp lý sẽ tận dụng đ ược nguồn phế liệu này và không gây ô nhiễm môi trường. Nguồn protein truyền thống có trong khẩu phần ăn của động vật nuôi thủy sản bao gồm bột cá, đậu t ương, khô dầu lạc…hiện nay bột tôm đang được sử dụng nhiều để làm thức ăn cho cá, tôm vì lượng thức ăn cho chăn nuôi gia súc và nuôi thuỷ sản ở nước ta cần khoảng 300.000 tấn/năm, trong đó bột cá sản xuất công nghiệp chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu. Ngoài ra nguyên liệu này đang bị hạn chế bởi số lượng và giá cả cao. Vì vậy, việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu chứa hàm lượng protein cao, giá thành hạ phục vụ cho nuôi trồng thủy sản l à rất cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhằm mục đích gắn liền nghi ên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất đồng thời tạo điều kiện cho sinh vi ên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học. Tôi được bộ môn Công nghệ chế biến - khoa Chế biến - 2 trường Đại học Nha Trang phân công thực hiện đề t ài: “nghiên cứu đề xuất quy trình sản xuất bột tôm chăn nuôi từ đầu tôm” nhằm tăng giá trị sử dụng v à sử dụng triệt để hơn nguồn phế liệu đầu tôm và giảm ô nhiễm môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho ngành kinh tế thủy sản. Mục đích của nghiên cứu là xác định các thông số tối ưu cho quá trình sản xuất bột tôm từ phế liệu đầu tôm. Ý nghĩa thực tiễn : - Nâng cao giá trị sử dụng và giá trị kinh tế của phế liệu đầu tôm, giảm ô nhiễm môi trường và tăng thu nhập cho người dân. - Tăng giá trị của nguyên liệu từ đó kích thích người nuôi. - Sản xuất bột tôm chăn nuôi góp phần đa dạng các mặt h àng sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên thị trường hạn chế việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi v ào nước ta. - Sử dụng phế liệu tôm để sản xuất bột tôm sẽ giảm đ ược việc khai thác quá mức các nguồn lợi thủy sản nh ư: khai thác các loài cá t ạp để sản xuất bột cá nh ư trước đây. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về tôm và phế liệu tôm 1.1.1. Giới thiệu về tôm nguyên liệu Tôm thuộc nghành chân khớp (arthropoda), lớp giáp xác (crustacca), lớp phụ (malacastraca), bộ 10 chân (decapoda), bộ phụ pendroabranchiata .[3] Hình 1.1: Tôm thẻ chân trắng Tôm là loại giáp xác thân dài, hơi tròn được bao quanh bằng lớp v ỏ mỏng, cấu tạo bằng chất chitin thấm canxi. M àu sắc tôm rất đa dạng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thân tôm gồm 20 đốt phân thành 2 phần: đầu ngực và bụng, phần đầu ngực gồm 13 đốt (5 đốt đầu và 8 đốt ngực), phần bụng có 7 đốt trong đó đốt cuối cùng gọi là đuôi làm nhiệm vụ bánh lái khi tôm di chuyển. Thành phần hóa học của cơ thịt tôm gồm có: nước, protein, lipit, gluxit, khoáng chất, vitamin, enzym và hoocmon. Những thành phần tương đối nhiều là nước, protein và một số muối vô cơ. Thành phần hóa học thường khác nhau theo giống lo ài, nhưng trong cùng một loài mà ở các môi trường sống khác nhau thì thành phần hóa học khác nhau. Thành phần hóa học của tôm phụ thuộc v ào trạng thái sinh lý, mùa vụ, thức ăn, thời tiết…. sự khác nhau về thành phần hóa học ảnh hưởng đến mùi vị và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. 4 Bảng 1.1: Hàm lượng các chất dinh dưỡng tính theo phần trăm trong thịt tôm tươi Loại Tôm Protein Lipid Tro Nước Tôm Sú 21,00 1,07 1,42 75,90 Tôm Thẻ 19,27 0,92 1,55 76,63 Tôm Chì 18,97 0,93 1,28 76,98 Tôm Rảo 20,05 0,70 1,55 76,32 Tôm Sắc 19,05 0,60 1,44 76,56 Tôm Càng 18,97 1,19 1,14 76,65 Tôm hùm 20,81 1,30 1,32 74,57 1.1.2.Tình hình nuôi trồng và khai thác tôm Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc từ Nam Mỹ, hiện nay đang được phát triển nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Riêng ở Việt Nam và vùng đồng bằng sông Cửu Long tôm thẻ chân trắng được đưa vào nuôi thử nghiệm năm 2002. Đến năm 2008, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có chủ trương cho phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở nhiều nơi. Năm 2002, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của cả n ước là 1.710 ha, sản lượng 10.000 tấn. Năm 2007 diện tích nuôi đạt 4.000 ha, sản l ượng đạt 30.000 tấn. Năm 2008, diện tích nuôi khoảng 8.000 ha. N ăm 2009 tăng lên 14.500 ha và đến năm 2010 đã tăng lên trên 25.300 ha. Các tỉnh miền Trung và miền Bắc chiếm 17.960 ha, bằng 72% diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng của cả nước.[9] Các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng trong phạm vi hẹp, trong đó tỉnh Sóc Trăng đến nă m 2011 khoảng 150 ha; Cà Mau khoảng 200 ha; Bạc Liêu khoảng 158 ha. Theo nhận định của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông cửu long 5 nuôi tôm thẻ chân trắng khá thuận lợi. Khả năng đề kháng của tôm thẻ chân trắ ng tốt, thích nghi nhanh với sự thay đổi môi trường, khí hậu, độ mặn. V òng xoay của tôm thẻ chân trắng nhanh hơn tôm sú (có thể nuôi 1,5 đến 2 vụ/năm, trong khi tôm sú chỉ 1 vụ/năm) và tỉ lệ thiệt hại thấp hơn so với tôm sú. Theo Ông Trương Đình Hòe Phó tổng thư ký VASEP cho biết: đối tượng chủ lực quyết định thành công của ngành tôm vẫn là tôm sú. Năm 2010, giá trị xuất khẩu tôm sú đạt xấp xỉ 1,45 tỷ USD, tăng 58,8% so với c ùng kỳ. Diện tích nuôi tôm sú cả nước đạt hơn 613.000 ha với sản lượng gần 333.000 tấn (tập trung vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long), trong đó diện tích nuôi công nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% số còn lại là các hộ nuôi gia đình và doanh nghiệp. 1.1.3. Tình hình chế biến và sản lượng xuất khẩu tôm Hiện nay tôm là mặt hàng chế biến xuất khẩu chủ lực của nghành thủy sản và chiếm 70% - 80% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngh ành. Các sản phẩm chế biến từ tôm được xuất khẩu sang nhiều n ước: Nhật, Mỹ, Canada, Hàn Quốc… Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), năm 2009 tôm là mặt hàng thủy sản xuất khẩu duy nhất tăng cả về số lượng và giá trị so với năm 2008. Cả nước có hơn 300 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tôm, trong đó 60 doanh nghiệp dẫn đầu chiếm hơn 80% kim ngạch; 120 doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu tôm hơn 1 triệu USD. Năm 2009, Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường trong đó có 10 thị trường chính là: Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức, Trung Quốc, Australia, Canada, Anh và B ỉ, chiếm hơn 80% về khối lượng và giá trị. Trên thị trường thế giới, từ chỗ con tôm sú thống lĩnh thị trường tiêu thụ tôm đông lạnh, thì đến nay theo tính toán của một tổ chức thủy sản quốc tế, ti êu thụ tôm thẻ chân trắng đang chiếm 2/3 tiêu thụ tôm toàn cầu. Năm 2009, xuất khẩu tôm đ ược giữ vững, phần lớn nhờ sự đóng góp của con tôm thẻ chân trắng. Năm 2010 cả nước xuất khẩu 240.000 tấn tôm sang 92 thị tr ường, đạt kim ngạch 2,08 tỉ đô la Mỹ (tăng 13% về l ượng và gần 20% về giá trị so với năm 2009). Theo đánh giá của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kết thúc năm 2010 lần đầu tiên xuất khẩu tôm Việt Nam vượt qua con số 2 tỷ USD. Các 6 mặt hàng tôm đã được xuất qua 92 thị trường, tăng 10 thị trường so với năm 2009, trong đó tập trung vào các thị trường như Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản… Theo Ông Trương Đình Hòe cho biết: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng giá trị cho tôm xuất khẩu trong năm qua, trong đó nổi bật l à sự cố tràn dầu tại vịnh Mexico, sự phục hồi kinh tế của các thị tr ường chính, tình trạng bệnh dịch khiến giảm mạnh sản lượng tôm nuôi hoặc sự cố an to àn thực phẩm ở một số nước châu Á. Đồng thời, trong năm qua việc đẩy mạnh nuôi trồng tôm thẻ chân trắng cũng là động lực lớn thúc đẩy kim ngạch tăng tr ưởng. Chỉ tính riêng mặt hàng này đã đạt giá trị xấp xỉ 410 triệu USD, chiếm gần 20% tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm tôm. Hiện tại, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng có gần 25.000 ha (tăng 30% so với năm 2009) với sản lượng đạt 135.000 tấn (tăng 50% so với c ùng kỳ). Mặc dù kim ngạch xuất khẩu cao song năm 2010 vẫn tiếp tục diễn ra t ình trạng thiếu tôm nguyên liệu dẫn tới giá tôm nguyên nguyên liệu tăng mạnh, đạt mức giá cao nhất trong vòng 10 năm qua. Tình trạng này cũng khiến cho một số nhà máy chế biến thủy sản chỉ hoạt động 50 - 60% công suất, một số khác phải nhập khẩu nguyên liệu từ các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia. Theo ông Hòe, trong năm 2011 tình trạng thiếu nguyên liệu chế biến cho ngành tôm sẽ tiếp tục tái diễn vì nguồn nguyên liệu tôm mang tính thời vụ, ng ười nuôi chưa bám sát nhu cầu và đáp ứng kịp thời cho xuất khẩu. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết đến hết quý I/2011, nguồn cung cấp tôm cho thế giới ở các nước chưa có tín hiệu cải thiện. Các nước sản xuất tôm ở châu Á vẫn gặp t ình trạng thiếu tôm nguyên liệu, do đó giá tôm sẽ tiếp tục tăng cao. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu tôm của Việt Nam trong thời gian tới. VASEP dự báo tôm xuất khẩu trong năm 2011 sẽ đạt xấp xỉ con số năm 2010, nếu khắc phục được những tồn tại của năm 2010 thì sẽ đạt kết quả khả quan hơn. Đồng thời, diện tích nuôi tô m cả nước sẽ đạt 640.000 tấn, trong đó tôm sú đạt 320.000 tấn, tôm thẻ chân trắng đạt khoảng 7 150.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi khoảng 500 - 600 triệu đôla Mỹ, chiếm 1/3 kim ngạch xuất khẩu tôm của cả n ước.[10] 1.1.4. Phế liệu tôm Phế liệu tôm chủ yếu là đầu, vỏ và đuôi tôm. thân. Tùy vào từng loài, phương pháp xử lý mà lượng phế liệu tôm thu đ ược khác nhau. Ví dụ tôm c àng xanh, phần đầu tôm chiếm khoảng 60% khối l ượng toàn bộ, với tôm sú thì đầu tôm chiếm khoảng 40% so với khối lượng toàn bộ. Theo tạp chí khoa học và công nghệ thủy sán (số 2 năm 2005) thì trong công nghiệp chế biến thủy sản, các dạng chính của tôm đông lạnh như sau:  Tôm tươi còn vỏ, đầu (nguyên con) cấp đông IQF hoặc Block  Tôm vỏ bỏ đầu cấp đông IQF hoặc Block  Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ lưng cấp đông IQF  Tôm bóc vỏ, còn đốt cấp đông IQF  Tôm dạng sản phẩm định hình, làm chín  Tôm bóc vỏ, đóng hộp Trong thành phần phế liệu tôm đầu chiếm khoảng 30% - 45% trọng lượng của tôm nguyên liệu, vỏ chiếm 10% - 15% tùy theo giống loài, giai đoạn phát triển mà tỉ lệ này khác nhau. Trong đầu và vỏ tôm thành phần chủ yếu là chitin, protein, canxicacbonat, sắc tố…và tỉ lệ giữa các thành phần này không ổn định, chúng phụ thuộc nhiều v ào giống loài, đặc điểm sinh thái, sinh lý…th ành phần chitin và protein trong vỏ tôm tươi tương ứng là 4,5% - 8,05%, trong vỏ tôm khô là 11% - 27,5% và 23,25% - 53%. Theo Mayer(1986): Thành phần hóa học của tôm nh ư sau:[3] Bảng 1.2: Thành phần hóa học đầu và vỏ của phế liệu tôm (%) Phế liệu Protein Chitin Lipit Tro Calci Phospho Đầu 53,5 11,1 8,9 22,6 7,2 1,68 Vỏ 22,8 27,2 0,4 11,7 11,1 3,16 8  Protein: Protein trong phế liệu tôm thường là protein không hòa tan, do đó khó trích ly khỏi vỏ và tồn tại ở 2 dạng:  Dạng tự do: Tồn tại trong các cơ quan nội tạng và các cơ gắn ở phần vỏ.  Dạng phức tạp: Liên kết với chitin, CaCO 3 như một phần thống nhất của vỏ tôm.  Chitin: Tồn tại dưới dạng liên kết với protein, khoáng và nhiều hợp chất hữu cơ khác, đây là nguyên nhân gây khó khăn cho vi ệc tách và tinh chế chúng.  Canxi: Trong thành phần của vỏ và đầu tôm chứa một lượng lớn muối vô cơ, chủ yếu là CaCO3  Sắc tố: Trong vỏ tôm có nhiều sắc tố nhưng chủ yếu là astaxanthin.  Enzyme: Trong đầu tôm chủ yếu là proteaza, hoạt độ của nó là 6,5 đơn vị hoạt độ/g tươi (theo tạp chí khoa học và công nghệ thủy sản, số 5/1993). Ngoài các thành phần trên trong đầu tôm còn chứa một lượng nhỏ lipit, photpho, nước… Từ thành phần hóa học của nguồn phế liệu tôm, nhận thấy đây l à nguồn nguyên liệu phong phú để sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau nh ư: chitinchitosan, bột tôm…do đó cần có chế độ xử lý thích hợp đối với nguồn phế liệu đầu và vỏ tôm để thu được thành phẩm có chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm ô nhiễm môi trường do nguồn phế liệu thải ra, bảo vệ môi tr ường và đưa nghành thủy sản phát triển bền vững. Theo thống kê của tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hiệp quốc (FAO) sản lượng tôm trên thế giới khoảng 4 triệu tấn/năm chủ yếu ở các n ước: Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và Indonexia đã tạo ra lượng phế liệu khoảng 1,6-2 triệu tấn/năm. Ở việt nam nguồn nguyên liệu tôm rất dồi dào được thu từ 2 nguồn chính l à đánh bắt tự nhiên và nuôi trồng. Năm 2008 Việt Nam đứng đầu thế giới về nuôi tôm sú đây là đối tượng nuôi nhiều nhất ở n ước ta chủ yếu ở đồng bằng sôn g cửu long 9 trên 90% sản lượng. Theo bộ thủy sản (2008) tổng sản lượng tôm nuôi là 392 000 tấn, trong đó tôm sú 360 000 tấn. [8] 1.1.5. Các hướng tận dụng phế liệu tôm [2 ],[4] 1.1.5.1.Sử dụng phế liệu tôm để sản xuất thức ăn chăn nuôi Do hàm lượng protein trong đầu tôm cao do đó nó được làm nguồn thức ăn cho chăn nuôi. Ở nước ta hiện nay đa số sử dụng phế liệu tôm đông lạnh để sản xuất thức ăn chăn nuôi, rất nhiều thức ăn chăn nuôi bán chạy tr ên thị trường hiện nay có chứa bột tôm. Bột tôm được chế biến tốt có thành phần acid amin tương tự như acid amin trong đậu tương hay trong bột cá. Để sản xuất thức ăn gia súc có chất l ượng cao phế liệu tôm sử dụng phải l à loại tốt và không bị phân hủy, nếu không sẽ cho ra sản phẩm có chất lượng thấp. Do vậy việc xử lý và chế biến phế liệu có ý nghĩa rất quan trọng. Theo đặc điểm từng vùng mà nguồn nguyên liệu này được sử dụng khác nhau, ở Nha Trang được dùng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm ở dạng t ươi (phế liệu tôm tươi nghiền nhỏ) và làm thức ăn cho tôm cá dưới dạng bột đầu vỏ tôm nghiền khô (sản xuất tại công ty Long Thao, L ong Sin…) theo hướng này chiếm trên 30% lượng phế liệu. Chất lượng bột phụ thuộc vào chất lượng phế liệu, phương pháp chế biến. Đầu vỏ tôm có thể được chế biến theo các ph ương pháp sau đây để làm thức ăn chăn nuôi. - Phương pháp ủ xilô: Theo phương pháp này ngư ời ta sử dụng hỗn hợp axit hữu cơ và vô cơ trong việc ủ nhằm làm tăng tác động của enzyme, khử trùng và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật. S au khi ủ tiến hành trung tính bằng các chất kiềm , chất ủ được làm thức ăn cho chăn nuôi. Phương pháp này có ưu đi ểm là chất lượng sản phẩm tốt nhưng giá thành cao, phức tạp và tính kinh tế không cao. - Phương pháp sấy khô bằng nhiệt: ph ương pháp này có ưu điểm là đơn giản có thể chế biến nhanh một khối lượng lớn phế liệu tôm đông lạnh, tính kinh tế cao. Nhược điểm là chất lượng kém, giá trị dinh dưỡng không cao. 10 - Phương pháp sinh học: đây là phương pháp mới có ứng dụng phổ biến trong công nghiệp, phương pháp bảo quản bằng lên men lactic, phế liệu tôm được nghiền nhỏ rồi đem ủ được sản phẩm ở dạng sệt. Theo phương pháp này ta có th ể sử dụng với nhiều nguồn phế liệu khác nhau có ưu điểm kéo dài thời gian bảo quản, không tạo m ùi ôi thối chỉ tạo mùi thơm dễ chịu, kích thích tiêu hóa, hạn chế được vi sinh vật gây thối. 1.1.5.2. Sản xuất bột đạm thủy phân Bột đạm là sản phẩm từ quá trình thủy phân tôm hoặc phế liệu tôm. Đây l à sản phẩm có giá trị dinh d ưỡng cao. Thành phần dinh dưỡng của bột đạm chủ yếu là peptit hòa tan và các acid amin hòa tan. Sản phẩm này có thể được sử dụng trong thức ăn cho ng ười hoặc cho động vật bởi những ưu điểm của nó về mùi vị, dinh dưỡng, và khả năng hấp thu. Ngoài ra trong sản phẩm này cũng có chứa các thành phần khác như: các Vitamin, các khoáng chất Ca, P,…và còn một lượng mỡ rất thấp (<10%). Sản phẩm này ở dạng bột, có màu hồng nhạt và mùi tôm nhẹ. 1.1.5.3. Sản xuất bột màu astaxanthin Thành phần hóa học của đầu tôm rất giàu peptit vì vậy khi sản xuất bột tôm phải tận dụng hết dịch ép. Ngo ài ra trong đầu tôm còn có chứa astaxanthin, tuy chứa lượng nhỏ nhưng giá thành cao trên th ị trường (2500USD/kg) và Astaxanthin là d ẫn xuất của carotenoid có tác dụng kích thích sinh tr ưởng, kháng một số bệnh. Trong vỏ giáp xác Astaxanthin tham gia v ào trong thành phần của lipoprotein, Asta xanthin tồn tại ở dạng liên kết với protein và dễ tách ra dưới tác dụng của nhiệt. Astaxanthin có màu đỏ, hòa tan trong các dung môi h ữu cơ như: ete, acetone, cồn… và dễ bị biến màu dưới tác dụng của nhiệt, oxi không khí. Astaxanthin được dùng làm thức ăn tạo màu cho cá cảnh, làm tăng sắc tố cho lòng trắng trứng gà. Ngoài ra còn làm thức ăn của cá, tạo màu cần thiết cho một số sản phẩm như cá ướp đông, cá khô, sản phẩm thủy phân, thịt cá hồi. Nó l à chất tạo màu nên được sản xuất trong kỹ thuật nuôi trồng th ủy sản, công nghiệp thực phẩm. Vì vậy việc tách chiết astaxanthin l à vấn đề đang được nhiều nước quan tâm. 11 1.1.5.4. Sản xuất chitin-chitosan và glucosamin Chitin là polysaccharide có đ ạm, trong thiên nhiên nó phân bố rất rộng rãi trong vỏ, xương của động vật không xương sống, trong sừng, móng, chân, vỏ tế bào của thực vật đều có ít nhiều chitin, đặc biệt trong vỏ tôm cua l ượng chitin rất cao. Trong vỏ tôm và đầu tôm hàm lượng chitin cao (10-20% trọng lượng khô). Chitin được ứng dụng rộng rãi trong các nghành: công nghiệp dệt, làm màng mỏng chitin, làm sợi chitin, sản xuất glucozamin … Chitosan là dẫn xuất của chitin sau khi thủy phân bằng xút đậm đặc. Chitosan là một loại bột không màu hoặc màu vàng nhạt, có tính kiềm nhẹ, không h òa tan trong nước, trong dung dịch có tính kiềm chỉ hòa tan trong axit acetic loãng làm thành dung dịch nhớt trong suốt nó được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: - Công việc xử lý nước. - Công nghiệp dệt. - Nông nghiệp: dùng để bọc nang các hạt giống . - Y học: tạo da nhân tạo, chỉ khâu , nghiên cứu thuốc trị viêm loét dạ dày, tá tràng. - Trong thực phẩm: dùng để bao gói các sản phẩm thực phẩm cao cấp chống ẩm, mốc, chống mất nước. - Trong sinh học: dùng để cố định tế bào. - Trong mỹ phẩm. Glucozamin là sản phẩm thủy phân chitin bằng acid HCl đặc, nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt l à trong y học. 1.1.6. Bảo quản, xử lý phế liệu tôm trong sản xuất bột[1] Do đặc điểm của nguồn nguyên liệu thủy sản có tính mùa vụ mà quá trình sản xuất đòi hỏi nguồn phế liệu phải ổn định. Mặt khác tron g phế liệu đã chứa một lượng lớn vi sinh vật, trong điều kiện tự nhi ên rất mau hư hỏng tạo ra các chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe chung, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, để đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục ta cần phải nghiên cứu và tìm biện pháp xử lý bảo quản nguyên liệu để dự trữ, giải quyết kịp thời l ượng phế liệu tôm đông lạnh trong lúc cao điểm. 12 Theo các tài liệu nghiên cứu trong đầu tôm có hàm lượng protein cao. Protein trong đầu tôm tồn tại dưới 2 dạng:  Dạng tự do tồn tại trong n ội tạng và các cơ gắn ở phần vỏ  Dạng phức hợp dạng này protein kết hợp với chitin, canxicacbonnat. Enzyme trong đầu tôm chủ yếu là proteaza, hoạt độ của nó là 6,5 đơn vị/g tươi Canxi trong thành phần vỏ đầu tôm là thành phần khoáng, chủ yếu ở dạng canxicacbonat ngoài ra còn chứa một lượng muối vô cơ khác. Ngoài các thành phần trên trong đầu tôm còn chứa một lượng nhỏ lipit, photpho, sắc tố…với các đặc điểm tr ên nên có thể bảo quản phế liệu đầu tôm để sản xuất bột đạm đầu tôm theo các ph ương pháp sau: Bảo quản lạnh: nhiệt độ bảo quản xấp xỉ nhiệt độ đóng băng (-180C). Phương pháp này mang tính bảo quản sơ bộ chờ sản xuất, thời gian bảo quản ngắn. T heo phương pháp này thường sử dụng nước đá hoặc hỗn hợp đá với muối để bảo quản, nếu sử dụng hỗn hợp đá với muối th ì nên sử dụng muối từ 5-15% tỷ lệ bảo quản thường là 2 đá - 1 nguyên liệu nhưng sau quá trình bảo quản này phải rửa nguyên liệu cho nhạt muối hàm lượng muối còn lại phải nhỏ hơn 2%. Bảo quản đông: nhiệt độ bảo quản thấp h ơn nhiệt độ đóng băng. Phương pháp này có ưu điểm chất lượng nguyên liệu đảm bảo, thời gian bảo quản d ài. Bảo quản nguyên liệu theo phương pháp này giá thành cao nên ít sử dụng, thường dùng cho nghiên cứu. 1.2. Tổng quan về bột tôm chăn nuôi 1.2.1. Giới thiệu bột tôm Bột tôm là thành phần quan trọng được bổ sung vào trong thức ăn của cá tạo ra mùi vị hấp dẫn, kích thích cá ăn nhanh và ăn hết thức ăn trong thời gian ngắn, hạn chế sự thất thoát chất dinh dưỡng ra môi trường nước. Trong bột đầu tôm có nhiều protein có chất l ượng cao, chứa đầy đủ axit amin không thay thế. Vì vậy nó được bổ sung vào thức ăn của tôm cá tạo sự cân bằng dinh dưỡng và nâng cao giá trị dinh dưỡng, hiệu quả sử dụng thức ăn của động vật thủy 13 sản. Tỷ lệ cho vào thức ăn phụ thuộc vào hàm lượng protein tổng số trong công thức thức ăn và các nguồn cung cấp protein khác. Bột đầu tôm được sản xuất chủ yếu ở các vùng biển miền tây của nước ta và cung cấp cho thị trường thức ăn gia súc thành phố Hồ Chí Minh và những vùng lân cận. Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất bột cá, bột tô m đều tập trung ở các tỉnh phía Nam như: Kiên Giang, Cà Mau, V ũng Tàu, bột cá Cà Mau, bột cá Minh Hải, bột cá Kiên Giang... nhưng nguồn bột cá trong nước còn chưa đáp ứng được cả về chất lượng và số lượng cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành ch ế biến thức ăn gia súc nói riêng. Vì vậy, các trang trại lớn và các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc hàng năm vẫn phải bỏ ra một lượng ngoại tệ không nhỏ để nhập khẩu bột cá từ một số nước như: Pêru, Chi lê, Malaysia, Thái Lan...[7] Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam, cả nước hiện có 256 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Trong đó có 225 doanh nghiệp có nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Số còn lại là các doanh nghiệp chỉ kinh doanh thương mại thức ăn chăn nuôi. Theo đánh giá của Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp v à Phát triển nông thôn) thì sản xuất trong nước tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Theo dự báo nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của thị tr ường nội địa trong giai đoạn 2009 -2020 sẽ tăng khoảng 8% - 9%/năm. Nhưng theo ước tính, sản lượng thức ăn chăn nuôi của toàn ngành năm 2010 cũng chỉ là 10,6 triệu tấn và năm 2011 là 11,3 triệu tấn. Như vậy, hằng năm l ượng thiếu hụt v ào khoảng 4-5 triệu tấn. Để đáp ứng nhu cầu trên thị trường, trong một vài năm tới dự kiến giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi khoảng 300-400 triệu USD/năm. 14 Hình 1.2: Biểu đồ thể hiện giá trị nhập khẩu thức ăn chăn nuô i của nước ta từ năm 2001-2009. Nguyên nhân khiến ngành này phải nhập khẩu với số lượng lớn là do lượng cung thức ăn chăn nuôi sản xuất trong n ước mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu. Không chỉ nhập khẩu thành phẩm, ngành này còn đang phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất khoảng 30%. 1.2.2. Các phương pháp sản xuất bột tôm [6] 1.2.2.1. Sản xuất bột tôm theo phương pháp ép Có hai phương pháp ép là ép khô và ép ư ớt. a. Công nghệ ép ướt Đặc điểm của phương pháp ép ướt là nguyên liệu được nấu chín, sau đó ép lúc nguyên liệu còn ướt để lấy bớt ra lượng nước và dầu. Do đó, khi sấy nguyên liệu ít bị oxy hóa, chất lượng bột tôm tốt, thích hợp cho nguyên liệu nhiều dầu, là phương pháp chủ yếu sản xuất bột cá, bột tôm. Dịch ép có mang theo một số th ành phần dinh dưỡng phải được cô đặc thu hồi để nâng cao hiệu suất quy tr ình.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng