Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu giải pháp lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong môn sinh học tại ...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong môn sinh học tại trường trung học phổ thông trần phú – hoàn kiếm

.PDF
87
498
109

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGÔ MINH HÀ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN SINH HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG TRẦN PHÚ - HOÀN KIỂM • • • LUẬN VĂN THẠC SĨ BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU Hà Nội - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC NGÔ MINH HÀ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG MÔN SINH HỌC TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔTHÔNG TRẦN PHÚ - HOÀN KIỂM • • • LUẬN VĂN THẠC SĨ BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Nguyễn Đức Ngữ Chữ kí của GVHD Hà Nội - 2016 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Những báo cáo gần đây của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) đã xác nhận rằng biến đổi khí hậu thực sự đang diễn ra và gây ra nhiều tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nhận thức rõ nguy cơ của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (theo Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ). Một trong tám nhiệm vụ của Chương trình là lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quyết định số 4619/QĐ-BGDĐT về việc phê duyệt dự án “ Đưa các nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào các chương trình giáo dục và đào tạo giai đoạn 2011 - 2015”. Nhà trường trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm hưởng ứng các chương trình lồng ghép giáo dục trong các môn học và đồng ý thực nghiệm đề tài: Nghiên cứu giải pháp lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong trường trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm. Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là một trong những nội dung của Giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với biến đổi khí hậu. Việc tăng cường giáo dục được coi là “chìa khóa” hiệu quả để cá nhân và cộng đồng ứng phó với các thách thức của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng, thiên tai thất thường, gia tăng nhiệt độ toàn cầu,... [27, trang 270] Giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu bằng cách lồng ghép vào nội dung các môn học trường phổ thông như địa lý, công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp, sinh học, hóa học, vật l ý , . chính là giải pháp hữu hiệu để thay đổi hành vi và nhận thức của học sinh, sinh viên đối với biến đổi khí hậu, hướng thế hệ trẻ trở thành các “công dân toàn cầu” nỗ lực hành động để chống biến đổi khí hậu. Thực tế thông qua giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu ở trường học thì thế hệ trẻ sẽ không còn xa lạ với khái niệm biến đổi khí hậu. [27, trang 270] 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu tổng quát Đề tài nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp để nâng cao nhận thức của học sinh về vấn đề biến đổi khí hậu, thay đổi hành vi giúp ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu trong môn Sinh học tại trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm. b. Mục tiêu cụ thể + Thiết kế được chuyên đề lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong hoạt động học tập và lao động về vấn đề rác thải tại các hộ gia đình và trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm. 1 + Thiết kế được bài dạy học lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong chương I - B - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật - Sinh học 11 đảm bảo các nguyên tắc lồng ghép. + Khảo sát, kiểm nghiệm, đánh giá về tính hiệu quả của các nội dung nghiên cứu. + Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa cách thức lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong môn Sinh học cấp Trung học phổ thông đảm bảo các nguyên tắc lồng ghép. 3. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu a. Vấn đề nghiên cứu - Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm đã có kiến thức về biến đổi khí hậu chưa? - Giải pháp lồng ghép biến đổi khí hậu trong môn Sinh học cấp Trung học phổ thông có đem lại hiệu quả giúp học sinh nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi ứng phó với biến đổi khí hậu không? b. Giả thuyết nghiên cứu - Tập thể trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm có kiến thức tương đối đầy đủ, hệ thống và logic về mối liên quan của biến đổi khí hậu với môn Sinh học. - Học sinh trường Trung học phổ thông Trần Phú - Hoàn Kiếm thực hiện giải pháp phân loại rác thải và giảm thiểu sử dụng túi nilon. - Lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu chương I - B - Chuyển hóa vật chất và năng lương ở động vật - Sinh học 11 Trung học phổ thông nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy - học, rèn luyện các kỹ năng học tập cho học sinh. 2 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Tình hình nghiên cứu giáo dục Biến đổi khí hậu được thực hiện tại nhiều quốc gia và nhiều tổ chức giáo dục khác nhau tham gia. Tài liệu dự án Mô hình tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu: xây dựng khả năng thích ứng cho thế hệ tương lai (Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Phillipin và Lào) thực hiện các hoạt động thiết thực ngoài giờ lên lớp nhằm mục đích liên kết các nội dung của bài học với các vấn đề của cuộc sống giúp ứng phó với biến đổi khí hậu. Họ tổ chức các hoạt động dự án như: + Tìm hiểu về hệ sinh thái và đa dạng sinh học với các nội dung: tìm hiểu về vật chỉ thị môi trường hoặc mức độ ô nhiễm của sông, hoạt động của bướm + Giảm thiểu, sử dụng lại và tái sử dụng nhựa, ủ phân hữu cơ. + Sức khỏe và dinh dưỡng: cuộc vận động không sử dụng đồ nhựa Styrofoam dùng một lần để dựng thức ăn. + Giảm lượng khí nhà kính nhờ giải pháp: trồng cây xanh, tiết kiệm điện. + Tìm hiểu về môi trường thông qua các bài học đo nhiệt độ và lượng mưa, qua các chuyến du lịch. [53, trang 16 - 23]. Hiện nay, sách tham khảo của nước ngoài về khoa học tích hợp như Integrated Science cung cấp phương pháp nghiên cứu khoa học bằng cách giới thiệu những khái niệm khoa học cơ bản. Sách cung cấp cho học viên những nội dung mở rộng như Khoa học và X ã hội cũng như cách thức thảo luận những vấn đề khác nhau của khoa học, qua đó giúp họ hiểu được các vấn đề có liên quan đến các khái niệm cơ bản. [55, trang viii] 3 Ví dụ mô hình tích hợp: [55, trang 548] Các nội dung liên kết với môn Khoa học Trái Đất Các nội dung liên kết với môn Vật lý Dòng chảy nhiệt động lực (Chương 4) Dòng chảy năng lượng (Chương 3) Các nội dung liên kêt vói môn Thiên văn học Năng lượng bắt nguồn từ Mặt Trời (Chương 12 & 13) Các mùa được hình thành vì trục quay của Trái Đất quanh Mặt Trời (chương 17) Các nội dung liên kết vói môn Hóa học Hóa Sinh học là hóa học của sư sống ( Chương 19) Bầu khí quyển ảnh hưởng tới sự sống (Chương 17) Nguồn năng lượng và vật chất từ sinh vật này sang sinh vật khác trong lưới thức ăn (trang 550) Khí hậu ảnh hưởng tới các sinh vật sống trong khu vực. (trang 553) Quần thể bị giới hạn bởi các nhân tố môi trường. (trang 560) Hoạt động của con người ảnh hưởng tới hệ thống và quá trình tự nhiên (trang 577) Khí hậu khác nhau giữa các khu vực trên Trái Đất (chương 17) Khí nhà kính làm Trái Đất nóng lên (Chương 17) Các nội dung liên kết với môn Khoa học sự sống 1 • ^ 1 Á i r • Tiến hóa dẫn tới khả năng thích nghi (chương 21) Quá trình quang hợp hấp thụ năng lượng Mặt Trời và biến đôi thành năng lượng hóa học (Chương 20) Các phản ứng hóa học diễn ra bởi sự thay đổi vật chất và năng lượng (Chương 9) Quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho sinh vật (Chương 20) 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước a. Vấn đề lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu Bộ Giáo dục và đào tạo đã biên soạn cuốn sách “Tài liệu dạy và học về ứng phó với Biến đổi khí hậu”, “Sổ tay ABC về biến đổi khí hậu”. Đây là tài liệu nghiên cứu hữu ích về nội dung và phương pháp dạy biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, do thời lượng chương trình giảng dạy được qui định chặt chẽ, không có thời gian để dạy riêng nội dung biến đổi khí hậu trong trường học. Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu yêu cầu Cộng đồng thế giới giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu bằng việc hạn chế phát thải các khí nhà kính vào khí quyển (giảm nhẹ ) và thực hiện các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu, gọi chung là ứng phó với biến đổi khí hậu. Xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động nhằm giảm nhẹ biến đổi khí hậu và thích ứng với những tác động của biến đổi khí hậu là một trong những cam kết được qui định trong công ước. Kế hoạch hành động biến đổi khí hậu đặc biệt chú ý đến việc quản lý tổng hợp dải ven bờ, tài nguyên nước và nông nghiệp, bảo vệ và phục hồi các khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán, hoang mạc hóa và lũ lụt, đồng thời xem xét việc lồng ghép nó tới mức khả thi trong các chính sách và hành động về kinh tế, xã hội và môi trường của mình.[34, trang 262] Việc tổng hợp, lồng ghép các yếu tố về khả năng tổn hại do tác động của biến đổi khí hậu và các giải pháp thích ứng vào các chương trình, dự án phát triển sẽ góp phần bảo đảm tính hiệu quả và bền vững của các chương trình, dự án đó. Qui trình lồng ghép gồm các bước: - Đánh giá và mô tả những khả năng bị tổn hại. - Lựa chọn các giải pháp thích ứng nhằm điều chỉnh các chương trình, dự án nhằm ứng phó với những khả năng tổn hại do biến đổi khí hậu được xác định ở bước trên. - Phân tích các giải pháp thích ứng - Lựa chọn tiến trình hành động. - Thực hiện các giải pháp thích ứng. - Đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp thích ứng để xác định liệu dự án hay các hoạt động có đem lại những lợi ích như dự tính không và/hoặc những nguyên nhân dẫn đến kết quả xấu. [34, trang 30? đến 31S] GS. TSKH Nguyễn Đức Ngữ nêu lên sự cần thiết phải hình thành và phát triển nghiên cứu và giảng dạy khoa học liên ngành. Trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay, hội nhập không chỉ giới hạn là hội nhập quốc tế, giữa các nước, vùng lãnh thổ với nhau và hội nhập toàn cầu mà cần được hiểu đầy đủ và rộng rãi hơn bao gồm cả hội nhập và liên kết vùng và lĩnh vực ngay trong một quốc gia, một địa phương. Điều đó dẫn đến yêu cầu tất yếu là phải đẩy mạnh việc đào tạo liên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho hội nhập và phát triển. Đào tạo liên ngành là một cách tiếp cận giáo dục, trong đó hai hay nhiều hơn các khoa học truyền thống được gắn kết với nhau một cách hữu cơ trong quá trình giảng dạy và học tập trên cơ sở nhận thức về mối quan hệ tương tác giữa các ngành khoa học với nhau nhằm thúc đẩy sự hợp tác liên ngành, nâng cao đồng thời năng lực thực tiễn và tiềm tàng của từng ngành khoa học và quan hệ tương tác giữa chúng để đạt mục tiêu giải quyết vấn đề đặt ra một cách tổng thể và toàn diện hơn. Xuất phát từ nhu cầu của xã hội và từ mối quan hệ giữa khí hậu với các lĩnh vực sản xuất và đời sống, trong quá trình phát triển của khoa học khí hậu đã hình thành nhiều môn khoa học liên ngành và sau đó chúng trở thành những môn khoa học độc lập như khí hậu học nông nghiệp, khí hậu học lâm nghiệp, khí hậu học thổ nhưỡng, khí hậu y học, khí hậu kĩ thuật, khí hậu vận tải, khí hậu nghỉ dưỡng và du lịch,... Biến đổi khí hậu làm cho các điều kiện khí hậu - môi trường của các đối tượng liên quan bị thay đổi, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của chúng và các đối tượng đó phải có những phản ứng tự nhiên để thích nghi và tồn tại với điều kiện môi trường mới, hoặc là không có khả năng thích nghi sẽ bị thoái hóa và tiêu diệt. Hiểu biết quy luật tương tác giữa khí hậu với các đối tượng nói trên sẽ giúp con người đưa ra các giải pháp phù hợp giúp tăng cường năng lực thích ứng của chúng, hạn chế những tồn hại do biến đổi khí hậu gây ra đối với sự tồn tại và phát triển của các đối tượng đó [33] Theo Lê Văn Khoa và cộng sự, giáo dục ứng phó với biến đổi khí hậu là giáo dục tổng thể nhằm trang bị những kiến thức về môi trường, biến đổi khí hậu, về khoa học công nghệ và phương pháp ứng phó cho học sinh thông qua từng môn học và chương trình riêng phù hợp từng đối tượng. Việc giáo dục này ở trong các trường học chủ yếu thực hiện theo phương thức lồng ghép và liên hệ trong nội dung các môn học tự nhiên xã hội theo chương trình như: Địa lý, Sinh học, Hóa học, Vật lý, Giáo dục công d â n , . [27, trang 287] 6 Lồng ghép được thực hiện thông qua tổ chức các hoạt động vui chơi, lao động, hoạt động ngoại khóa (thăm quan, cắm t r ạ i , . ) [27, trang 274] Lồng ghép giáo dục Biến đổi khí hậu trong hoạt động ngoài giờ lên lớp đã được thạc sỹ Phạm Thị Kim Hoa nghiên cứu ở cấp học Trung cấp chuyên nghiệp và Phạm Bích Vân nghiên cứu ở cấp Trung học cơ sở. Theo TS. Dương Tiến Sỹ, khái niệm tích hợp được hiểu là sự hợp nhất hay sự nhất thể hoá đưa tới một đối tượng mới như là một thể thống nhất giữa các thành phần của đối tượng, nó không phải là một phép cộng mang tính cơ học những thuộc tính của các thành phần ấy. Như vậy, tích hợp có hai thuộc tính cơ bản liên hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau là tính liên kết và tính toàn vẹn. Tính liên kết tạo nên một thực thể toàn vẹn, không còn sự phân chia giữa các thành phần. Tính toàn vẹn thể hiện ở mối quan hệ hữu cơ dựa trên sự thống nhất nội tại của các thành phần liên kết ấy. Sẽ không thể gọi là tích hợp nếu các thành phần đó chỉ là sự sắp đặt bên cạnh nhau mà không có mối quan hệ hữu cơ giữa các thành phần đó Dương Tiến Sỹ cũng phân chia 3 mức độ tích hợp, tuy nhiên tác giả lưu ý khi vận dụng để dạy bất kỳ nội dung nào, cần phối hợp các mức độ tích hợp -> kết hợp -> liên hệ với nội dung cần giáo dục. Tác giả cho rằng thường nội dung nào tích hợp được thì đều có thể kết hợp và liên hệ được. - Tích hợp: Chương trình môn học được giữ nguyên. Trong mức độ này, nội dung chủ yếu của bài học hay môn học có sự trùng hợp với nội dung cần giáo dục (như giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu, giáo dục dân số, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, giáo dục sức khỏe sinh s ả n ,.) . Việc khai thác mối quan hệ hữu cơ, có hệ thống giữa kiến thức môn học chính khóa với kiến thức cần giáo dục thành một nội dung thống nhất. - Kết hợp: Chương trình môn học được giữ nguyên. Trong mức độ này, một số nội dung của bài học hay một phần nhất định của nội dung môn học có liên quan trực tiếp với nội dung cần giáo dục. Những nội dung giáo dục này được lựa chọn rồi lồng ghép vào chương trình các môn học chính khóa ở chỗ thích hợp sau mỗi bài, mỗi chương, hay hình thành một chương riêng. Ví dụ sau mỗi bài có thêm mục “Em có biết”, sau mỗi chương có thêm “Bài đọc thêm”, hay hình thành một chương riêng như trong sách giáo khoa Sinh học lớp 6 có thêm chương “Vai trò của thực vật đối với đời sống con người”. 7 - Liên hệ: Chương trình môn học được giữ nguyên. Trong mức độ này, các nội dung cần giáo dục có liên quan đến một số nội dung của bài học, môn học được làm sáng tỏ bằng các ví dụ, các bài thu hoạch giúp liên hệ hợp lí với các nội dung cần giáo dục. Hầu hết các bài học đều có khả năng liên hệ với thực tế ở địa phương nơi trường đóng. [23, trang 24, 25] Như vậy, lồng ghép bao gồm lồng ghép trong nội dung môn học và tổ chức các hoạt động ngoài giờ đa dạng, phong phú. Trong nội dung đề tài này, tôi nghiên cứu chủ yếu cách thức lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong môn Sinh học bằng cách lồng ghép trong hoạt động sinh hoạt chuyên đề ngoài giờ và lồng ghép trong môn Sinh học. Lồng ghép giáo dục môi trường trong môn Địa lý được thực hiện theo phương pháp tích hợp nhờ sơ đồ và trả lời câu hỏi, kết hợp nhờ các bài đọc thêm. [20] Lồng ghép giáo dục môi trường trong môn Sinh học ở cấp Trung học phổ thông chỉ có 1 bài thực hành trong Sách giáo khoa Sinh học 12: Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên nhưng không đề cập tới giáo dục Biến đổi khí hậu. b. Vấn đề: lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong hoạt động học tập và lao động ngoài giờ về rác thải sinh hoạt. Các tài liệu hướng dẫn phân loại rác gồm: Em học sống xanh Sách hướng dẫn phân chia các loại rác thành 3 loại: + Rác hữu cơ: là các loại rác thực phẩm từ nhà bếp như rau, củ, quả... Rác hữu cơ sau khi được phân loại sẽ được dùng làm nguyên liệu để làm phân ủ hữu cơ tại hộ gia đình hoặc các nhà máy sản xuất. + Rác vô cơ: là các loại rác như sành, sứ, gạch vỡ, đất, cát,.. Rác vô cơ là loại rác không thể sử dụng được nữa, chỉ có thể mang đi chôn lấp. + Rác tái chế: là các loại rác như giấy, kim loại, vỏ h ộ p , . sẽ được vận chuyển đến các xưởng tái chế để tái chế thành các sản phẩm mới. [8, trang 10 - 12] Cách phân loại như trên có nhược điểm là: + Nếu được phân loại đúng thì các loại rác sẽ được tái chế thành các sản phẩm và quay trở lại phục vụ cho hệ sinh thái con người. Ví dụ như: các loại rác sành, sứ, gạch vỡ, đất, c á t , . sẽ được làm gạch không nung. 8 + Hiện nay, những người thu gom đồng nát chỉ thu gom một số loại giấy, kim loại, vỏ hộp,... có giá trị cao để tái chế, còn lại tất cả đổ đống vào bãi chôn lấp. Do vậy, các loại rác khó phân hủy sinh học như polime tồn dư trong đất với thời gian lâu dài sẽ ảnh hưởng tới độ đa dạng sinh học của hệ sinh thái bãi chôn lấp, làm đất chóng bạc màu. + Nếu xét về nguồn gốc, các loại rác tái chế như: polime được sản xuất từ dầu mỏ, nhựa cây cao su là chất hữu cơ. Học sinh đã học sinh thái trong chương trình Sinh học lớp 9, cấu tạo và hoạt động của tế bào và ứng dụng của vi sinh vật trong chương trình Sinh học lớp 10, cấu tạo và ứng dụng của vật liệu polime trong chương trình Hóa học lớp 12. Do vậy, học sinh các khối lớp có thể phối hợp với nhau trong quá trình học tập và lao động về vấn đề rác thải sinh hoạt. Tài liệu dự án Mô hình tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu: xây dựng khả năng thích ứng cho thế hệ tương lai (Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Phillipin và Lào) đã thực hiện dự án ủ phân hữu cơ và họ sử dụng phương pháp sau: Những người hướng dẫn thực hiện dự án sử dụng cách thức lồng ghép giáo dục cách ủ phân hữu cơ vào các môn học như Toán, Sinh học, Xã hội và Tiếng Anh Môn Toán: Khi học sinh thu thập các loại rác thải để ủ phân thì cả giáo viên và học sinh cùng đếm số lượng rác thải Môn Xã hội: Học sinh đưa ra những ý kiến sáng tạo trong các hoạt động có giá trị về mặt kinh tế bằng cách khơi dậy niềm ham mê với rác thải trong trường học. Môn khoa học: Học sinh có thể sử dụng các vi sinh vật để ủ phân. Môn Tiếng Anh Khi học sinh thực hành ủ phân, họ có thể viết quá trình dưới dạng báo cáo bằng tiếng Anh. Hoạt động Người tham gia Môn học Mục đích Phân loại và vứt rác vào trong thùng rác chứa rác hữu cơ và rác nguy hiểm. Toàn bộ học sinh trong trường Môn Toán (Đếm số lượng) Giữ môi trường học đường sạch sẽ Mỹ thuật (Các tác phẩm thủ công dùng Phân loại rác 9 Kết quả Thu thập rác hữu cơ PEPELING (nhóm chăm sóc môi trường) và các nhóm nhỏ khác Thu thập rác hữu cơ có giá trị kinh tế PEPELING (nhóm chăm sóc môi trường) Thu thập rác hữu cơ có không có giá trị kinh tế Người bảo vệ trường học trong buổi trưng bày của trường) Giáo dục Xã hội (sáng tạo các ý tưởng trong hoạt động kinh tế) Môn Khoa học (Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số tới môi trường sống) Những vật liệu được dùng để ủ phân bón Phân hữu cơ ủ khô và ủ ướt Các vật liệu được bán và làm đồ thủ công Lợi nhuận của trường và các đồ thủ công Rác được vứt vào thùng rác Tiếng Anh (Viết tường trình và báo cáo) [53, trang 135] Mối quan hệ giữa rác thải và hệ sinh thái Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh. [35, Trang 20] Trong hệ sinh thái đô thị, con người sử dụng thức ăn và nguồn tài nguyên thiên nhiên để duy trì sự sống. Chất thải như rác sinh hoạt hoặc nước thải được hệ sinh thái tái tạo thành nguồn tài nguyên cung cấp trở lại cho con người. [35, Trang 175] 10 Việc con người sử dụng tài nguyên quá mức và thải rác quá nhiều ra môi trường làm mất cân bằng hệ sinh thái. Hoạt động sản xuất hàng hóa, vận chuyển, tiêu thụ và thải rác gây nên biến đổi khí hậu. Hiện nay, con người sử dụng chủ yếu nguồn năng lượng không tái tạo (than, dầu, khí đốt) để sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Quá trình này thải ra bầu khí quyển lượng lớn khí nhà kính: CO 2 , CH 4 và các loại khí khác. Nồng độ khí CO 2 trong bầu khí quyển là 379 phần triệu, CH 4 là 1774 phần tỷ. Rác thải cũng là nguồn phát sinh các loại khí nhà kính. Ví dụ: Nồng độ khí CH 4 đo được ở bãi chôn lấp rác Nam Sơn là 21,3 đến 240,5 mg/m3. [25, trang 153]. Sự gia tăng nhanh của nồng độ các khí nhà kính làm Trái Đất nóng lên do sự hấp thụ bức xạ nhiệt trở lại bầu khí quyển. Theo các mô hình dự báo khí hậu, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đến cuối thế kỉ 21 có xu hướng tăng lên 1,5 đến 2oC so với đầu thế kỉ. [34, trang 18]. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của Biến đổi khí hậu như nước biển dâng gây ngập lụt, mất đất vùng ven biển, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, .[ 3 4 ] Qui trình xử lý rác thải tại Hà Nội Các chất thải được thu gom về Bãi chôn lấp rác. Như hầu hết các đô thị khác trên toàn quốc, Hà Nội vẫn chưa áp dụng biện pháp phân loại rác từ nguồn, toàn bộ chất thải gia đình vẫn chưa áp dụng biện pháp phân loại rác tại nguồn, toàn bộ chất thải gia đình được đựng trong túi nilon. Phần lớn rác thải từ gia đình, trường học sẽ được những người thu gom rác phân loại để tái chế: + Thủy tinh được tái sử dụng và tái chế. + Kim loại trong acquy, xoong, chảo, vỏ bình xịt côn trùng, đồ công nghệ, ... được tái chế. + Các bao bì polime, nhựa, cao su được được nhiệt phân để tái chế. + Giấy được tái chế. + Các chất khác như xương được đốt làm than hoạt tính. [39] + Rác từ thực phẩm thừa được dùng để nuôi giun quế hoặc ủ để làm phân bón tại nhà máy chế biến rác Cầu Diễn. Quá trình này được các vi sinh vật phân giải: 11 - Vi sinh vật phân giải hiếu khí (vi sinh vật hóa dị dưỡng) Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong điều kiện có khí O2 , quần thể sinh vật tăng trưởng, đồng thời thải ra CO 2 , H 2 O, NH 3 , SO42- Vi sinh vật phân giải kị khí (Giai đoạn này vi sinh vật lên men tạo khí Metan - khí nhà kính) Nhóm vi sinh vật phân giải axit hữu cơ trong điều kiện thiếu khí O2 , giải phóng các chất: CH 4 , H 2 , NH 4 , HS [25, trang 52 - 55, 108 - 113) Riêng các loại rác đặc biệt như rác y tế, rác công nghiệp sẽ được đốt. Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế • Giảm thiểu - Sử dụng 2 mặt giấy - Không lạm dụng các vỏ đồ hộp, chai nhựa, các loại cốc và bát dùng 1 lần - Giảm bớt dùng túi nilon để đựng đồ, thức ăn, mà thay bằng túi vải. Không dùng túi nilon để đựng rác mà thay bằng rổ, rá bằng tre hoặc nhựa. • Tái sử dụng - Sử dụng vào mục đích khác - Tặng quần áo, sách vở tình nguyện • Tái chế Bán các vật dụng tái chế cho người thu mua đồng nát.[39] c. Vấn đề: lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu trong chương I - B - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật - Sinh học 11 Quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong định hướng dạy và học chương trình Sinh học. Tích hợp trong các phân môn sinh học khác nhau: [17, trang 12] Sách giáo khoa sinh học 7 lồng ghép kiến thức tiến hóa của các loài động vật trong chương 7 và lồng ghép các hướng ứng dụng trong chương 8 - Động vật và đời sống con người. Tiếp nối chương trình sinh học 7, môn Cơ thể người và vệ sinh - sinh học 8 tìm hiểu sâu hơn về chức năng của các hệ cơ quan tham gia vào mọi hoạt động sống của con 12 người. Trên cơ sở đó, vận dụng vào việc giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, bảo vệ, tăng cường sức khỏe để học tập, lao động có năng suất và hiệu quả. Chương trình Sinh học 11 nghiên cứu các đặc điểm sinh học ở cấp độ cơ thể, được phát triển và đi sâu hơn trên cơ sở kiến thức Sinh học ở THCS theo kiểu đồng tâm xoáy trôn ốc [36, trang 40]. Chương I - B - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật hệ thống hóa các cơ chế sinh lý của quá trình chuyển hóa vật chất theo chiều hướng tiến hóa, đồng thời phân tích mối quan hệ giữa cấu tạo - hoạt động của các hệ cơ quan với điều kiện môi trường sống - khí hậu. Do vậy, giáo viên cần thực hiện phương pháp dạy học giúp phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc hệ thống hóa kiến thức đã học, tích hợp kiến thức sinh thái - tiến hóa và liên hệ với đời sống thực tiễn. Trong lịch sử của Trái Đất, Biến đổi khí hậu là một quá trình được hình thành tự nhiên và có tính chu kì do các quá trình vận động của Mặt Trời, hệ thống thạch quyển, hệ thống khí quyển, hệ thống thủy quyển và hệ thống sinh quyển. Các bằng chứng đã cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa biến đổi khí hậu với các giai đoạn các sinh vật trên Trái Đất bị tuyệt chủng hàng loạt. Điều kiện môi trường - khí hậu thay đổi cùng với các nhân tố tiến hóa khác đã tạo nên một giai đoạn tiến hóa mới của các sinh vật sống sót. Sự tiến hóa của các hệ cơ quan cũng thể hiện chiều hướng tiến hóa thích nghi của sinh vật Trái Đất. [11] Phần lớn các nhà khoa học đã khẳng định rằng hoạt động của con người đã và đang làm biến đổi khí hậu toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu của sự biến đổi đó là sự tăng nồng độ của khí nhà kính trong bầu khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt quan trọng là khí CO 2 được tạo thành do sử dụng năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, than đá, khí tự n h iê n ,.) , phá rừng và chuyển đổi sử dụng đất. Biến đổi khí hậu toàn cầu đã làm gia tăng nhiệt độ Trái Đất lên 0,60C trong thế kỷ XX, và đây là thời kỳ nhiệt độ cao nhất trong vòng 600 năm trở lại đây. [34, trang 24 - 30]. Các loài động vật thích nghi với các điều kiện khí hậu khác nhau trên Trái Đất tạo nên sự đa dạng sinh học. Biến đổi khí hậu làm tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, cháy rừng, lũ l ụ t , . và sự dịch chuyển vùng khí hậu sẽ làm giảm số lượng quần thể loài. Do tốc độ của các quá trình hoạt động của con người và tác động của Biến đổi khí hậu diễn ra nhanh nên đã làm suy giảm đa dạng sinh học trên Trái Đất. [34, trang 51] 13 Biến đổi khí hậu tác động gián tiếp tới sức khỏe con người qua các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng bất thường, hạn hán, lũ lụt, . . sự sinh trưởng, phát triển của dịch bệnh cũ bùng phát và mới phát sinh; và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội y tế. Những nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện và tổng kết trong các tài liệu chuyên ngành nước ngoài như Climate Change, human health, risks and respond. Các tài liệu chuyên ngành tiếng Việt có nghiên cứu về ảnh hưởng của thời tiết - khí hậu tới sức khỏe con người như Giáo trình cơ sở Sinh khí hậu, Ảnh hưởng của môi trường nóng khô và nóng ẩm lên một số chỉ tiêu sinh lý người và động vật, nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu thời tiết và nhịp sinh học đến bệnh cấp cứu nội khoa người cao tuổi tại Hà Nội là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho học viên. Do vậy, việc lồng ghép giáo dục Biến đổi khí hậu trong nội dung Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Động vật là cần thiết để đào tạo ra các thế hệ trẻ tương lai có khả năng thích ứng trong hiện tại và nghiên cứu các tác động của Biến đổi khí hậu để thích ứng khi học ở các cấp học cao hơn. Ứng dụng kiến thức lồng ghép giáo dục biến đổi khí hậu để thích ứng với hiện tượng thời tiết cực đoan phù hợp với các chương trình hoạt động ngoài giờ như: tập luyện thể dục, lao động, du lịch. Các chỉ tiêu sinh lý người được khảo sát trong những điều kiện nghỉ ngơi, lao động, và tác giả đưa ra những đề xuất cải thiện điều kiện vi khí hậu thích hợp cho sức khỏe con người [40]. Trong khoa học du lịch, sinh khí hậu nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, thời tiết tác động lên cơ thể con người trong các hoạt động du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, tìm hiểu, khám phá tự n h iê n ,. Bên cạnh đó, căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi về thời tiết, khí hậu của các loại hình du lịch khác nhau, nghiên cứu sinh khí hậu chỉ ra những thời kì thuận lợi cho sức khỏe con người, cho từng loại hình du lịch, ít bị ảnh hưởng do sự cố thời tiết khí hậu một cách đáng tiếc [46, trang 15]. Biến đổi khí hậu tác động tới hoạt động du lịch. Tác động của biến đổi khí hậu tới du lịch: Tác động trực tiếp của biến đổi khí hậu tới ngành du lịch thể hiện: Nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng khai thác các bãi tắm đẹp và kinh phí của việc cải tạo đê bao. Thay đổi trong độ dài mùa và chất lượng của mùa du lịch và giá vé du lịch được coi là nhân tố cạnh tranh giữa các địa điểm du lịch và lợi nhuận của ngành. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão nhiệt đới, lũ lụt và hạn hán có thể gây tác hại tới cơ sở hạ tầng và kinh tế suy giảm do các doanh nghiệp sụp đổ và ảnh hưởng tới danh tiếng của địa điểm du lịch đó. Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu tới môi trường sống và nền văn hóa thể hiện: Biến đổi khí hậu tác động tới các nhân tố của môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng trong sự thu hút khách du lịch và việc cung cấp những dịch vụ môi trường thiết yếu. Những thay đổi của môi trường do khí hậu tác động tới ngành du lịch bao gồm cung cấp nước sạch, mất đa dạng sinh thái trên cạn và dưới biển, thay đổi sự phân bố của các sinh 14 vật tự nhiên, thay đổi vẻ đẹp của vùng đất, thay đổi sản phẩm nông nghiệp, sạt lở và ngập lụt vùng ven biển, sự gia tăng của bệnh truyền nhiễm. Biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng tới nền văn hóa của địa điểm du lịch. Tác động gián tiếp tới ngành du lịch do các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ của các ngành khác. Các biện pháp thích ứng có tác động quan trọng tới ngành giao thông và do đó ảnh hưởng tới dòng người du lịch. Ví dụ như: giá phương tiện vận chuyển, sử dụng các phương tiện vận chuyển phát thải cacbon thấp, đi du lịch g ầ n , . [56, trang 190 - 193] Để thực hiện được việc lồng ghép trong nội dung môn học ở trường trung học, Nguyễn Kiều Oanh đã sử dụng các phiếu học tập, bảng so sánh giúp tìm ra những điểm tương đồng trong quá trình trao đổi chất và năng lượng giữa động vật và thực vật chứng tỏ nguồn gốc chung của động vật và thực vật, những điểm khác nhau chứng tỏ sự đa dạng thích nghi của động vật và thực vật ở cấp độ cơ thể, sự thích nghi giữa cơ thể và môi trường sống, thảo luận nhóm, thực hành, và hỏi đáp - tìm tòi. [36, trang 50, 51] Phạm Hồng Vân đã sử dụng chủ yếu phương pháp hỏi đáp - tìm tòi để tích hợp các kiến thức khó của môn Vật lý và Hóa học trong môn Sinh học lớp 11. [47, trang 86 đến 152] Phạm Xuân Hậu và cộng sự đã sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, động não, nghiên cứu, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm để hướng dẫn học sinh đọc nội dung tham khảo và phân tích hình ảnh, đồ thị, sơ đồ, trả lời câu hỏi gợi ý để giáo dục môi trường trong môn Địa lý. [20] Chu Thị Thu Hương đã sử dụng các phương pháp: Phương pháp giáo dục qua môi trường: Khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải đặt đối tượng sống trong một hệ thống cân bằng tự nhiên của nó; phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học như: phương pháp trực quan giải quyết vấn đề; phương pháp trực quan tìm tòi nghiên cứu, ...Ngoài ra, thạc sỹ còn sử dụng phương pháp: gạn lọc giá trị bảo vệ môi trường trong các tình huống tích hợp trái ngược nhau về sự cân bằng sinh thái; [23, trang 92] Tôi phối hợp các phương pháp lồng ghép trên và phương pháp sơ đồ hóa (Graph) để thực hiện việc lồng ghép giáo dục Biến đổi khí hậu trong chương I - B - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. 15 1.2. Cơ sở lý luận 1.2.1. Biến đổi khí hậu, tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu Khái niệm Biến đổi khí hậu Theo IPCC (2007), Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì BĐKH là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu. BĐKH hiện đại được nhận biết thông qua sự gia tăng của nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Biểu hiện của BĐKH còn được thể hiện qua sự dâng mực nước biển, hệ quả của sự tăng nhiệt độ toàn cầu. [34, trang 17] TkỴ A 1 ^ A A 1 • A ^ * 1 1 ^ 1 A Nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu BĐKH hiện nay có nguyên nhân từ hoạt động của con người. Loài người mới xuất hiện cách đây khoảng gần chục nghìn năm, quá ngắn so với các chu kỳ băng hà. Nhưng hoạt động của con người đã tác động đáng kể đến hệ thống khí hậu mà có lẽ kể từ thời kỳ tiền công nghiệp (khoảng từ năm 1750). Vì nhu cầu mưu sinh, con người đã “can thiệp” vào các thành phần của hệ thống khí hậu, làm thay đổi thuộc tính tự nhiên của nó. Từ chỗ đốt rừng làm nương rẫy, chặt cây lấy củi, khai thác tài nguyên, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, con người ngày càng sử dụng nhiều năng lượng hóa thạch (than, dầu, khí đốt), qua đó đã thải vào khí quyển càng nhiều các chất khí gây hiệu ứng nhà kính . Nền công nghiệp càng phát triển, lượng chất phát thải đó ngày càng tăng, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính của khí quyển, dẫn đến tăng nhiệt độ của Trái đất. Các khí nhà kính trong khí quyển Trái đất có thể có nguồn gốc tự nhiên hoặc hoàn toàn do con người sinh ra. Điôxít Cacbon (CO 2) Chiếm khoảng một nửa khối lượng KNK. 16 Đóng góp tới 60% cho quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển. Từ 1975 đến nay, nồng độ CO 2 trong khí quyển tăng lên 28%. Sản sinh từ đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, k h í...) và khai phá rừng. M ê tan (CH 4) x ế p thứ hai sau CO 2 về khối lượng. x ế p thứ hai sau CO 2 trong quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển. Khoảng cuối thập kỷ 1960 mới có những đo đạc chính thức. Sản sinh ra từ ruộng lúa nước, phân súc vật, mỏ khai thác nhiên liệu, bãi rác chôn lấp Ôzôn đối lưu (O3) Ôzôn đối lưu làm tăng nồng độ KNK trong khi Ôzôn bình lưu dưới gọi là lá chắn bảo vệ sinh vật trên trái đất khỏi các tia bức xạ tử ngoại từ mặt trời. x ế p thứ ba sau khí CO 2 và CH 4 về khối lượng. x ế p thứ ba sau khí CO 2 và CH 4 trong quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển. Từ 1975 đến nay tăng khoảng 15%. Tạo ra trong tự nhiên, sản sinh từ động cơ ô tô, xe máy, nhà máy điện... Ôxít nitơ (N2O) Vốn có trong khí quyển. Mới được đo đạc trong khoảng vài mươi năm gần đây. Từ đầu thế kỷ đến nay tăng khoảng 8%. Tạo ra trong tự nhiên. Sản sinh từ đốt nhiên liệu hóa thạch, sản xuất và sử dụng phân bón, sản xuất hóa chất, phá rừng... Chlorofluorocarbons (CFC) Hoàn toàn do hoạt động nhân tạo sinh ra. Bắt đầu xuất hiện từ những năm 1930. 17 Từ năm 1970, được phát hiện là tác nhân phá hủy tầng Ôzôn. Sản sinh ra từ quá trình sản xuất các thiết bị làm lạnh (điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, bình xịt mỹ phẩm ),... Từ năm 2010 trở đi ngừng sản xuất. [34, trang 25 - 32] Thích ứng với Biến đổi khí hậu Là sự điều chỉnh của hệ thống tự nhiên hoặc con người để ứng phó những tác động thực tại hoặc tương lai của khí hậu do đó làm giảm tác hại hoặc tận dụng những lợi ích mang lại (IPCC, 2001). Trong đó, tăng cường khả năng thích ứng là một phương thức giảm mức độ tổn thương và định hướng phát triển bền vững. [9, trang 151] Các giải pháp thích ứng với BĐKH được đề cập và xây dựng rất đa dạng. Theo Báo cáo đánh giá thứ 2 của IPCC (1995), có 228 giải pháp thích ứng BĐKH khác nhau đã được mô tả. Dựa theo đặc điểm của thích ứng, các đối tượng bị tác động gắn với đặc điểm các lợi ích dễ thực hiện, áp dụng và đạt hiệu quả cao, các giải pháp thích ứng được xây dựng theo các nhóm khác nhau. Chia sẻ những tổn thất: chia sẻ những tổn thất giữa cộng đồng lớn như là các hộ gia đình, làng mạc hay là các cộng đồng nhỏ tương tự. Sự chia sẻ tổn thất hiện nay có thể thông qua cứu trợ cộng đồng, phục hồi và tái thiết các hoạt động kinh tế - xã hội, khu vực, cộng đồng chịu ảnh hưởng thông qua viện trợ của các quỹ cộng đồng như bảo hiểm xã hội. Giảm nguy hiểm: phương pháp này tập trung làm giảm nhẹ tác động của các tai biến liên quan đến BĐKH. Ngăn chặn các tác động: sử dụng các phương pháp thích ứng từng bước để ngăn chặn các tác động của BĐKH. Thay đổi cách sử dụng: áp dụng cho những vùng/khu vực chịu tác động lớn của BĐKH như thay thế cây trồng thích hợp với sự thay đổi nhiệt độ; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng trọt có thể trở thành đồng cỏ/trồng r ừ n g ,. Thay đổi địa điểm: ví dụ như chuyển các cây trồng chủ chốt và vùng nông trại ra khỏi khu vực khô hạn đến khu vực ôn hoà hơn và có thể sẽ thích hợp hơn cho một vài vụ trong tương lai (Rosenzweig và Parry, 1994). 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan