Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ nghiên cứu khoa học: Giai phap giam thieu tinh trang hut thuoc la trong hs sv...

Tài liệu nghiên cứu khoa học: Giai phap giam thieu tinh trang hut thuoc la trong hs sv

.DOC
49
3768
103

Mô tả:

NCKH Sinh viên: giải pháp giảm thiểu tình trạng hút thuốc là trong HS-SV
1 A. MỞ ĐẦU 1. Tổng quan nghiên cứu 1.1. Giới thiệu - Đề tài nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá của học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, phân tích các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá. Từ đó, đề xuất một số giải pháp giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá trong học sinh, sinh viên. - Nội dung đề tài gồm 3 phần với các nội dung chính: Cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá trong học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. 1.2. Phần chính - Theo các nghiên cứu của Bộ Y Tế và Tổ chức Y Tế Thế Giới đều cho rằng các căn bệnh nguy hiểm, tử vong đều liên quan đến nguyên nhân hút thuốc lá. Và nghiên cứu gần đây của TS.BS Tạ Văn Trầm có 14,6% học sinh, sinh viên và viên chức của trường CĐ Y tế Tiền Giang hút thuốc. Cùng với các Sở, Ban ngành phối hợp cùng nhau thực hiện các biện pháp giảm thiểu tỷ lệ hút thuốc lá của học sinh, sinh viên. Song vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu theo hướng giảm thiểu thực trạng này. - Đề tài đã đưa ra số liệu khách quan về tình hình thực trạng hút thuốc lá của học sinh, sinh viên tại 05 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. - Với các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, quan sát, điều tra, thống kê nhằm đánh giá tình hình hút thuốc lá, mức độ hiểu biết của học sinh, sinh viên trước những tác hại của việc hút thuốc lá và những hậu quả để lại.Từ đó, đẩy mạnh triển khai các công tác nhằm giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá. - Đề xuất những giải pháp cho từng đối tượng, cụ thể là học sinh, sinh viên. Gia đình, nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để thực hiện tốt công tác giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá trong học sinh, sinh viên. 1.3. Kết luận 2 - Đề tài cho thấy tỷ lệ đáng báo động về tình hình hút thuốc lá trong học sinh, sinh viên ở một số trường tại thành phố Mỹ Tho. - Học sinh, sinh viên đều biết về tác hại của thuốc lá đối với bản thân và người xung quanh, nhưng chưa nhận thức hết các tác hại của việc hút thuốc chủ động và thụ động nên tỷ lệ hút thuốc vẫn cao. - Nhằm mục tiêu nâng cao hơn tính khả thi các giải pháp, đề tài đã đề xuất một số khuyến nghị đối với UBND tỉnh Tiền Giang, UBND TP.MT và Sở y tế tỉnh Tiền Giang cùng các trường học trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. 2. Lý do chọn đề tài Theo nghiên cứu của Bộ Y tế năm 2013, Việt Nam là một trong 15 quốc gia có tỷ lệ người hút thuốc lá cao nhất thế giới, trung bình cứ 2 thanh niên trưởng thành có một người hút thuốc. Số liệu thống kê cho thấy, có khoảng 47 triệu người thường xuyên phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc, trong đó tỷ lệ bị phơi nhiễm với khói thuốc lá tại nhà là 67,6%; đặc biệt tỷ lệ phơi nhiễm của phụ nữ là 70%, trẻ em là 50% và tại nơi làm việc là 49,0% [12]. Ngày nay, không chỉ người già hút thuốc lá mà vị thành niên hút thuốc lá cũng khá phổ biến, trong đó học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ không nhỏ tham gia hút thuốc. Theo một nghiên cứu khác của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), trong 4 nhóm nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Việt Nam thì hút thuốc lá đứng hàng thứ 2 chỉ sau HIV. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 người tử vong liên quan đến nguyên nhân hút thuốc lá, tính trung bình mỗi ngày có 100 người tử vong, cao gấp 4 lần nguyên nhân tử vong từ tai nạn giao thông. Dự báo đến năm 2030, nếu Việt Nam không có giải pháp hữu hiệu ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá thì 10% dân số Việt Nam sẽ tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến thuốc lá [13]. Ngày 1/5/2013, Luật phòng chống tác hại của khói thuốc là có hiệu lực nhưng công tác xử phạt hành vi hút thuốc lá những nơi cấm vẫn còn nhiều bất cập và chưa đủ sức răng đe. Cùng chung với tình hình cả nước tại thành phố Mỹ Tho tỷ lệ vị thành niên hút thuốc cũng ngày càng tăng trong đó tình trạng học sinh, sinh viên hút thuốc lá cũng ngày càng trở nên trở nên phổ biến. Theo nghiên cứu gần đây của TS.BS Tạ Văn Trầm có 14,6% học sinh, sinh viên và viên chức của trường CĐ Y tế Tiền Giang hút thuốc [18]. 3 Các cơ quan ban ngành, nhà trường tại TP.MT đã đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền nhằm giảm thiểu tình trạng học sinh, sinh viên hút thuốc lá nhưng vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu theo hướng giảm thiểu thực trạng hút thuốc lá. Trong quá trình sống và học tập tại TP.MT, nhóm tác giả nhận thấy nhiều học sinh, sinh viên hút thuốc lá. Nhóm tác giả mong muốn góp một phần công sức để giảm thiểu tình trạng này. Nhóm tác giả quyết định chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá trong học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Mỹ Tho” để làm đề tài nghiên cứu khoa học. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Khảo sát thực trạng hút thuốc lá trong học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, từ đó đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá. Mục tiêu cụ thể: - Khảo sát thực trạng hút thuốc lá của HS - SV trên địa bàn thành phố Mỹ Tho; - Phân tích các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, thái độ, tâm lý hút thuốc lá của HS - SV; - Đề xuất giải pháp giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá cho học sinh, sinh viên. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Đa số các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề xã hội thì phương pháp tổng hợp là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến nhất và có hiệu quả cao. Song song với việc điều tra trực tiếp, thì việc phân tích các tài liệu thứ cấp: các đề tài, báo cáo, nghiên cứu, số liệu thống kê đã xuất bản và thực hiện liên quan để tham khảo và sử dụng trong quá trình nghiên cứu là rất cần thiết. 4.2. Phương pháp quan sát thực địa Phương pháp này được sử dụng để thống kê, kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu về tình hình hút thuốc cho đối tượng khảo sát. Điều tra được thể hiện qua bảng biểu, sơ đồ và các số liệu phân tích 4.3. Phương pháp điều tra xã hội học 4 Điều tra trực tiếp học sinh, sinh viên bằng bảng câu hỏi nhằm thu thập thông tin làm rõ những vấn đề các yếu tố ảnh hưởng đến việc hút thuốc ở học sinh, sinh viên. Công cụ xử lý dữ liệu thu thập: Sử dụng phần mềm SPSS trong nghiên cứu định lượng các vấn đề kinh tế - xã hội. 4.4. Phương pháp thống kê Đề tài đã sử dụng phiếu khảo sát để thu thập số liệu, tổng hợp, trình bày và xử lý các số liệu đã thu thập được. Từ đó, nhóm đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề ra các giải pháp thích hợp. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng và giải pháp giảm thiểu tình trạng hút thuốc lá trong học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Mỹ Tho. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: năm học 2014 - 2015. - Phạm vi về không gian: 05 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Mỹ Tho, cụ thể sau: Đại học Tiền Giang, Cao đẳng nghề Tiền Giang, Cao đẳng Nông Nghiệp Nam Bộ Tiền Giang, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Tiền Giang, THPT Nguyễn Đình Chiểu. - Phạm vi về nội dung: Thực trạng hút thuốc lá của học sinh, sinh viên năm học 2014- 2015 của 5 trường. 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu chính quyền địa phương và nhà trường có các chính sách tuyên truyền kèm theo các biện pháp xử phạt phù hợp thì tình trạng hút thuốc lá của học sinh, sinh viên sẽ giảm. Nếu ý thức của học sinh, sinh viên hút thuốc được nâng cao thì tỷ lệ hút thuốc lá sẽ giảm. 5 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÌNH TRẠNG HÚT THUỐC LÁ TRONG HỌC SINH, SINH VIÊN 1.1. Khái niệm học sinh, sinh viên 1.1.1. Khái niệm học sinh Học sinh là những người đang học tập ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp. 1.1.2. Khái niệm sinh viên Thuật ngữ “sinh viên” có nguốn gốc từ tiếng La-tinh “student” có nghĩa là người làm việc, học tập nhiệt tình, người đi tìm kiếm, khai thác tri thức. Nó được dùng cùng nghĩa tương đương với từ “student” trong tiếng Anh, “Etudiant” trong tiếng Pháp, “sinh viên” là để chỉ những người theo học ở bậc đại học, cao đẳng và phân biệt với học sinh những người đang học ở bậc phổ thông. Theo ngôn ngữ Hán Việt, từ “sinh viên” được diễn nghĩa ra là người bước vào cuộc sống, cuộc đời. Còn theo từ điển tiếng Việt, khái niệm “sinh viên” dùng để chỉ những người học ở bậc đại học. Theo quy chế công tác học sinh, sinh viên trong các trường đào tạo của Bộ Giáo dục và đào tạo thì định nghĩa: “sinh viên" là những người đang học hệ đại học và cao đẳng. Từ đó có thể hiểu: Khái niệm “sinh viên” là những người đang học tập tại các trường đại học, cao đẳng - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng yêu cầu của xã hội. 1.2. Thuốc lá và tác hại của hút thuốc lá 1.2.1. Khái niệm về thuốc lá Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác [4]. 6 1.2.2. Quan niệm về nguyên nhân gây nghiện thuốc lá. 1.2.2.1. Nghiện thuốc là gì? Nghiện thuốc lá là một trạng thái tâm thần - thể chất xuất hiện do tương tác giữa cơ thể với Nicotine trong thuốc lá. Nghiên thuốc lá biểu hiện bằng một cảm giác thôi thúc dữ dội buộc người nghiện phải hút thuốc lá. Hành vi hút thuốc lá giúp người nghiện có được cảm giác sảng khoái và tránh được cảm giác khó chịu vì thiếu thuốc. Hành vi hút thuốc lá tiếp tục ngay cả khi người nghiện biết rõ hay thậm chí là bị các tác hại do thuốc lá gây ra [8]. 1.2.2.2. Nguyên nhân gây nghiện thuốc lá Thông thường, người ta thích hút thuốc lá vì các lí do như giảm stress, điều chỉnh cân nặng, do thói quen giao tiếp hoặc đơn giản chỉ vì thấy thích thú. Hút thuốc lá là một trong những chứng nghiện khó cai nhất. Các nhà khoa học luôn nhấn mạnh số người nghiện thuốc lá nhiều hơn số người nghiện ma túy hoặc nghiện rượu. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), số người tử vong vì các bệnh gây ra do hút thuốc lá nhiều hơn số bệnh nhân tử vong vì bất kỳ bệnh lý nào khác. Thế thì với những thông tin mạnh mẽ và dễ dàng kiểm chứng như vậy, tại sao người ta vẫn tiếp tục hút thuốc? Dưới đây là một số nguyên nhân:  Khó có thể bỏ khi đã quen hút Nicotine có trong thuốc lá là chất gây nghiện mạnh, giúp người hút cảm thấy tỉnh táo và có năng lực tập trung hơn. Những người hút thuốc cảm thấy nhanh nhẹn hơn sau khi hút một điếu thuốc, khi ngưng hút thuốc họ sẽ xuất hiện những triệu chứng như trằn trọc, khó ngủ hơn trước và cảm giác thèm thuồng (được hút thuốc), tăng cân... Chính do những thứ khó chịu này, hơn 70% người có ý định cai đều hút lại sau một thời gian bỏ hút. 7 Việc quảng cáo thuốc lá có ảnh hưởng lớn đối với hành vi hút thuốc Qua rất nhiều năm, ngành công nghiệp thuốc lá tập trung vào việc tạo ra những nét quyến rũ qua việc hút thuốc của các nhân vật trong phim ảnh, trên truyền hình hoặc thậm chí trên các bản tin tức nhằm để lôi kéo sự chú ý để tăng nhu cầu sử dụng.  Việc hút thuốc có thể gây ra sự lệ thuộc về tâm lý Nhiều người hút vì có cảm giác thư giãn và đương đầu tốt hơn với những tình huống khó khăn trong công việc hay cuộc sống, hoặc giúp họ có cảm giác tự tin hơn. Một số khác hút thuốc đơn giản chỉ vì cảm thấy buồn chán. Hút thuốc tạo ra cảm giác thỏa mãn khó cưỡng. Cuối cùng, những người hút thuốc luôn có tâm lý chối bỏ: biết hút thuốc là có hại nhưng cho rằng cái hại đó là không đáng kể chứ không như người khác tuyên truyền.  Hoạt động có tính xã hội Quan điểm xã giao của người Việt Nam thì việc mời nhau hút thuốc như khởi đầu của cuộc nói chuyện. Hiện tượng này được đặt tên là “hút thuốc có tính cộng đồng” và thường có yếu tố rượu bia đi kèm. Nếu diễn ra thường xuyên, có thể bạn không nghiện nicotine trong thuốc lá nhưng lại nghiện hành động hút thuốc. Việc nghiện trong vô thức này có thể dẫn đến nghiện nicotine thật sự.  Nhiều thanh thiếu niên hút thuốc lá vì cái gọi là “áp lực địa vị” Họ hút thuốc lá để cảm thấy mình “giống người lớn” vì không muốn bị xem là “trẻ con”, hoặc xem đó là hình thức nổi loạn chống lại áp lực của phụ huynh ngầm thông báo rằng “tôi nay đã trưởng thành và những gì người lớn có quyền làm thì nay tôi cũng vậy”. Một điều đã được chứng minh là nếu cha mẹ hút thuốc thì con cái sau này có xu hướng hút thuốc cao hơn hẳn so với trẻ em có cha mẹ không hút thuốc. Không phải là thói quen, có khi bạn hút thuốc chỉ vì muốn thể hiện cá tính của mình. Hành động này đôi khi đã xuất hiện từ tuổi dậy thì, khi bạn muốn chứng tỏ mình với cha mẹ, thầy cô, bạn bè, muốn tạo dáng như một người "sành điệu"…  Thói quen Hút thuốc có khi đơn giản đã trở thành một thói quen khó bỏ của bạn.  Hút để giảm stress 8 Bạn hút thuốc để tìm cảm giác thoải mái? Vì vậy việc bỏ thuốc sẽ khiến gia tăng cảm giác stress mỗi khi bạn gặp khó khăn trong công việc, trong cuộc sống.  Do thất bại lặp lại Mỗi lần hút thuốc, bạn luôn tự nhủ đây sẽ là lần cuối cùng? Thất bại trong việc từ bỏ thuốc lá cũng có thể tạo thành một thói quen xấu. Dù đã từng thử qua nhiều cách như dùng kẹo cao su hoặc các loại thuốc điều trị khác và cuối cùng chán nản chào thua thói quen, nhận mình là người thất bại.  Do yêu thích Có một số người từng khẳng định họ chưa bao giờ thử từ bỏ thuốc lá. Họ cũng không quan tâm mình có gây hại cho sức khỏe của mình không, không quan tâm mọi người nghĩ sao về mình. Họ thích hút thuốc và không bao giờ nghĩ đến một tương lai không có thuốc lá. Tuy nhiên, một điểm chung nhất có thể thấy ở tất cả người nghiện là họ rất khó từ bỏ thuốc lá. Hiểu rõ những nguyên nhân gây nghiện thuốc sẽ là bước khởi đầu tốt trong quá trình từ bỏ thuốc lá của họ. [14][15]  Do giá thuốc lá ở Việt Nam rẻ nhất thế giới Việt Nam có giá thuốc lá thấp nhất thế giới đã tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên dễ dàng tiếp cận với việc mua và sử dụng thuốc lá. 1.2.3. Lịch sử (lược sử) vấn đề nghiên cứu Kết quả nghiên của đề tài “Khảo sát thực trạng, kiến thức, thái độ về hút thuốc lá của cán bộ viên chức và học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang” của TS.BS Tạ Văn Trầm đã đưa ra những nhận định khá chính xác và khách quan về thực trạng, kiến thức, thái độ về hút thuốc lá của cán bộ viên chức và học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ hút thuốc lá chung của nam giới tương đối thấp (14,6%), tỉ lệ hiểu biết về tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ rất cao (99,3%), có 1 tỉ lệ đáng kể (75%) cho rằng thuốc lá "nhẹ" ít hoặc không gây hại sức khoẻ. Hơn 70% người hút thấy ngại khi hút trước mặt người khác. 100% cho rằng hút thuốc lá làm phiền người khác. Hầu hết đều ủng hộ việc xây dựng mô hình "nhà trường không có khói thuốc" và đưa ra các ý kiến đóng góp để xây dựng mô hình. 9 Theo “Báo cáo nghiên cứu về việc tăng cường công tác phòng chống tác hại thuốc lá trong ngành Y tế” của PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự đã đánh giá tình hình thực hiện chỉ thị số 08/2001/CT-BYT ngày 3/8/2001 đẩy mạnh công tác dự phòng tác hại của thuốc lá trong ngành y tế của Bộ trưởng Bộ Y tế về một trong số các chính sách và quyết định đóng góp vào thành quả của chương trình kiểm soát thuốc lá ở Việt Nam. Bài báo cáo đã đánh giá tình hình thực hiện chỉ thị trong 5 năm bao gồm sự thích hợp, khả thi của việc thực hiện chỉ thị 08/2001/CT-BYT tại một số cơ sở y tế; từ đó đưa ra các khuyến nghị để sửa đổi và bổ sung chỉ thị cho phù hợp với thực tế của các cơ sở y tế. Tác giả cũng đã phát triển và thử nghiệm công cụ đánh giá được sử dụng để thu thập thông tin cho phân tích mối liên quan giữa hút thuốc lá và tình hình mắc bệnh và tử vong ở bệnh viện; từ đó áp dụng các công cụ này cho các đánh giá tiếp theo. (bỏ) Theo một nghiên cứu khác “Báo cáo nghiên cứu tình hình hút thuốc lá, hiểu biết và thái độ của cán bộ y tế Bệnh viện Bạch Mai, năm 2004” của tác giả Ngô Quý Châu và Nguyễn Thị Thu Hiền thuộc trường Đại học Y Hà Nội đã đánh giá tình hình hút thuốc lá và kiến thức, thái độ của các CBYT tại một số khoa lâm sàng của bệnh viện Bạch Mai đối với vấn đề hút thuốc lá. Bài báo cáo đã nêu ra được tình hình hút thuốc lá, kiến thức về tác hại của thuốc lá của các cán bộ y tế bệnh viện Bạch Mai. Đồng thời tác giả cũng cho thấy thái độ về vai trò của CBYT về vấn đề kiểm soát thuốc lá và thái độ với các biện pháp kiểm soát thuốc lá của các cán bộ y tế này. Tuy nhiên tác giả chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể để cải thiện tình hình hút thuốc lá và thái độ của cán bộ y tế bệnh viện đối với các biện pháp kiểm soát thuốc lá tại bệnh viện. Theo “Nghiên cứu thực trạng hút thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi tại 4 thành phố Việt Nam, năm 2007” tác giả xác định tỷ lệ hút thuốc lá và tiếp xúc thụ động với khói thuốc, mô tả thực trạng kiến thức và thái độ đối với hút thuốc và tiếp xúc thụ động với khói thuốc ở học sinh lứa tuổi 13-15 tại 4 thành phố Việt Nam năm 2007. Đồng thời khảo sát mối liên quan giữa hút thuốc với kiến thức, thái độ và một số yếu tố ảnh hưởng trên những học sinh này. 1.2.4. Hút thuốc lá chủ động và thụ động Hút thuốc lá chủ động: là hút khói thuốc từ đầu lọc của điếu thuốc đang cháy và hít một phần khói thuốc từ điếu thuốc đang cháy. 10 Hút thuốc thụ động: Là hít phải khói thuốc trong môi trường không khí, trong đó bao gồm khói từ đầu điếu thuốc đang cháy và khói thuốc do người hút thuốc thở ra. 1.2.5. Tác hại của hút thuốc lá (Nguồn: http://alobacsi.com/tin-y-te/diu-dang-sat-thu-can-ke-a2013081407461596c308.htm) Hình 1.1. Tác hại của thuốc lá Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe của người hút thuốc: Thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh khác nhau cho người hút thuốc trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Hút thuốc ở phụ nữ mang thai gây các ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả bà mẹ cũng như thai nhi. Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ra các căn bệnh truyền nhiễm. Cụ thể tính chung cả thế giới thuốc lá gây 90% ung thư phổi, 75% tắc nghẽn mãn tính và 25% bệnh tim thiếu máu cục bộ. Tác hại của hút thuốc lá thụ động: làm tăng 20-30% nguy cơ ung thư phổi cho người hút thuốc thụ động [7]. Ước tính hút thuốc thụ động hàng năm gây ra 3.400 ca tử vong vì ung thư phổi và từ 22.700 đến 69.700 ca tử vong vì bệnh tim ở Mỹ [5]. Khói thuốc thụ động làm tăng 22% nguy cơ trẻ sinh nhẹ cân (dưới 2.500g) [3]. Ở trẻ 11 em, hút thuốc thụ động gây viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, làm nặng thêm các triệu chứng hen và là một trong những nguyên nhân gây đột tử ở trẻ sơ sinh. Nguy cơ chết thai ở phụ nữ hút thuốc cao gấp 3 lần so với phụ nữa không hút thuốc, tác hại này gọi là thai chết lưu. Trên toàn cầu, mỗi năm sử dụng thuốc lá gây tử vong trên 5 triệu người. Con số này sẽ tăng trên 8 triệu người mỗi năm vào năm 2020. Nếu các biện pháp phòng chống tác hại thuốc lá hiệu quả không được thực hiện thì trong thế kỷ này thuốc lá sẽ giết chết 1 tỷ người. Tại Việt Nam, mỗi năm sử dụng thuốc lá giết chết hơn 40.000 người. Điều này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người chết vì những bệnh do hút thuốc gây nên. Con số này sẽ tăng lên thành 70.000 người một năm vào năm 2030 nếu chúng ta không có những biện pháp hữu hiệu [17]. Thuốc lá gây ra chi phí khổng lồ cho chăm sóc y tế cho những người bị bệnh do hút thuốc lá cộng thêm với tổn phí do giảm năng suất lao động, do hỏa hoạn và những tổn hại cho môi trường. Tại Việt Nam theo một nghiên cứu của trường Đại học Y Hà Nội ước tính chi phí chăm sóc và điều trị cho 3 căn bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra (Bệnh ung thư phổi, bệnh viêm phổi tắc nghẽn mãn tĩnh và nhồi máu cơ tim) là hơn 2.304 tỷ đồng năm 2007. Đây mới chỉ tính chi phí trực tiếp 3 bệnh trong số 25 căn bệnh do thuốc lá gây ra. Nếu tính cả chi phí gián tiếp gây ra cho xã hội do bệnh tật và tử vong sớm và tính đủ các căn bệnh thì con số tổn thất sẽ cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, các hộ nghèo có người hút thuốc sẽ bị mất một khoản đáng kể trong thu nhập khiêm tốn của họ vào việc mua thuốc lá. Trung bình ở các nước, các hộ nghèo có người hút thuốc phải tiêu tốn từ 3% đến 15% thu nhập của cả hộ gia đình cho thuốc lá. Các hộ nghèo tại Việt Nam phải tiêu tốn khoảng 5% thu nhập của gia đình vào thuốc lá. Ở những hộ này, khoản tiền mua thuốc lá thậm chí cao hơn khoản tiền chi cho y tế hay cho giáo dục. Nếu người nghèo hút thuốc chịu từ bỏ thuốc lá thì họ sẽ có nhiều tiền hơn để mua thức ăn hoặc để trả tiền học cho con cái của mình. Sự ô nhiễm các chất phóng xạ từ thuốc lá là vấn đề nghiêm trọng của y tế công cộng trong thời gian gần đây. Theo Cục Bảo vệ Môi trường của Mỹ: “Cho tới nay, lượng phóng xạ lớn nhất mà công chúng nhiễm phải là từ việc hút thuốc. Trong khi khói thuốc không phải là nguồn chiếu ra chất phóng xạ, nhưng khói thuốc chứa lượng 12 nhỏ các chất phóng xạ mà người hút thuốc đưa vào phổi của mình khi hít khói thuốc. Các chất phóng xạ vào các phế nang phổi và qua thời gian sẽ tích tụ thành lượng phóng xạ lớn”. Lá cây thuốc lá có đặc tính là chúng giữ và tích tụ các chất phóng xạ dưới dạng Radon, các Radon này được thải ra từ phân hóa học hay đất bị nhiễm phóng xạ (lá của các loại cây khác không có tính chất này). Hai chất gây phóng xạ chính gây ô nhiễm trong khói thuốc lá là chì 210 và polonium 210. Chất phóng xạ sẽ tích tụ trong phổi của người hút thuốc ở nồng độ tập trung ngày càng cao theo lượng khói thuốc ô nhiễm hít vào. Ước tính khi hút trung bình nửa bao thuốc một ngày thì liều chất phóng xạ trong cơ thể người hút thuốc phải chịu tương đương với việc phải đi chụp X-quang từ 300 - 2000 lần mỗi năm. Điều này làm sáng tỏ hơn cơ chế tại sao thuốc lá lại gây ung thư phổi và các bệnh ung thư khác [11]. 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá Xây dựng môi trường hoàn toàn không khói thuốc đang trở thành xu thế chung trên thế giới. Ireland là quốc gia đầu tiên trên thế giới xây dựng môi trường không khói thuốc nơi làm việc và nơi công cộng trong nhà. Tiếp nối Ai-len là nhiều nước như Norway, New Zealand, Italy, Uruguay... Tại Singapore, chính sách không khói thuốc còn được mở rộng ra tại các quán karaoke và các nhà hàng. Phần lớn lãnh thổ của Canada và Mỹ đã thực hiện môi trường không khói thuốc thông qua luật của Liên bang hoặc của Tiểu bang. Thái Lan, Brunei và Malaysia cũng đã thực hiện khá tốt quy định cấm hút thuốc nơi công cộng và nơi làm việc trong nhà. 1.3.1. Tạo nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá Rất nhiều quốc gia đã Thành lập Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) và nghiên cứu sức khỏe (NCSK) cộng đồng để tạo nguồn kinh phí bền vững cho hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá. Các nước thành lập Quỹ PCTHTL và NCSK cộng đồng dựa trên nguyên tắc: Quỹ PCTHTL và NCSK cộng đồng dựa trên nguyên tắc xã hội hóa. Công tác PCTHTL là nhiệm vụ chung của toàn xã hội. Nhà nước không đủ nguồn lực để thực hiện toàn bộ các hoạt động mà cần huy động nguồn lực và sự tham gia của xã hội để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các hoạt động PCTHTL. Các quốc gia thực hiện xã hội hóa công tác phòng chống tác hại thuốc lá thông qua việc thành lập 13 Quỹ PCTHTL và NCSK đều đạt hiệu quả cao. Điển hình cho sự thành công là quỹ của Thái Lan, Australia và Mỹ. Hiệu quả của Quỹ ThaiHealth: • Tỷ lệ người hút thuốc trong nhà giảm từ 86% năm 2000 xuống còn 59% năm 2006; - 4,1 triệu người bỏ thuốc (từ năm 2001-2009); - Các chính sách vận động thành công: cấm quảng cáo, khuyến mại, tài trợ, tăng thuế thường xuyên, in cảnh báo sức khoẻ bằng hình ảnh; - Thiết lập dịch vụ điện thoại và trung tâm tư vấn liệu pháp cai thuốc lá trên toàn quốc; - Thành lập các trung tâm nghiên cứu để ngăn ngừa bệnh tật và thương tích do hút thuốc lá, uống rượu và giao thông đường bộ gây ra; [9] Hiệu quả hoạt động của Quỹ Nâng cao sức khỏe của Australia: - Các hoạt động PCTHTL từ năm 1971 đến 1998 tại Australia đã giúp làm giảm 17.400 ca tử vong sớm, trong đó giảm 6.900 ca tử vong do bệnh tim, 4.000 ca tử vong do ung thư phổi, 3.600 ca tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, 2.900 ca tử vong do đột quỵ và các bệnh ung thư khác. - Lợi ích kinh tế do hoạt động PCTHTL tạo ra là 7.812 triệu USD lớn hơn gấp nhiều lần chi phí thực hiện hoạt động là 163 triệu USD. Hiệu quả hoạt động Quỹ Nâng cao sức khỏe của Mỹ - Thuốc lá là nguyên nhân gây ra 1/5 số ca tử vong ở Mỹ, tương đương với 443.000 ca tử vong/năm. - Đầu tư 10 USD/người/năm cho các hoạt động để giảm hút thuốc lá, tăng cường hoạt động thể chất và cải thiện dinh dưỡng đã tiết kiệm được cho đất nước này hơn 16 tỷ USD/năm trong vòng 5 năm. Tỷ lệ lợi nhuận là 5,6 USD cho mỗi 1 USD đầu tư.[10] 1.3.2. Tăng thuế thuốc lá Tăng thuế thuốc lá hiện nay được coi như là một biện pháp mạnh, mang lại tính hiệu quả cao để góp phần làm giảm số lượng người hút thuốc lá. Thực tế đã cho thấy, nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Brazil cũng đã vấp phải những rào cản trong 14 quá trình thực hiện tăng thuế thuốc lá, tuy nhiên họ đã thực hiện thành công để tăng thu ngân sách, giảm tiêu dùng thuốc lá. 1.3.2.1. Kinh nghiệm Thái Lan: Từ năm 1994 đến 2012, chính phủ Thái Lan thực hiện 10 lần tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá (mức thuế 85% của Thái Lan tương đương 567% thuế theo giá xuất xưởng của VN). Kết quả làm giá thuốc lá tăng từ 15 Bath/bao lên 65 Bath/bao, làm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới giảm từ 59,33% năm 1991 xuống còn 41,69% vào năm 2011, với nữ giới, tỷ lệ hút thuốc sau tăng thuế thuốc lá giảm từ 4,95% năm 1991 xuống còn 2,14% năm 2011; số thanh thiếu niên bắt đầu hút thuốc giảm đáng kể. Việc tăng thuế đã giúp nguồn thu ngân sách từ thuế tăng đáng kể (từ 20 tỷ Bath – gần 616 triệu USD - năm 1994 lên 60 tỷ Baht năm 2012 – tức 1.843.170 triệu USD), tiêu dùng thuốc lá giữ nguyên (khoảng 2 tỷ bao/năm do dân số tăng), hàng trăm ngàn người tránh được tử vong sớm, không làm gia tăng buôn lậu thuốc lá. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan là tăng thuế thuốc lá thường xuyên được chứng minh là chính sách cùng thắng (Win-Win) và không ảnh hưởng tới ngành công nghiệp thuốc lá. 1.3.2.2. Kinh nghiệm của Philipines Còn tại Philipines, năm 2014, Chính phủ Philipines tiến hành cải cách chính sách thuế với mức thuế tăng từ 100%-300% so với năm 2013. Hiện nay mức thuế trên giá bán lẻ của Philipines là 53%. Sản lượng thuốc lá hiện nay của Philipines là 5.110 triệu bao/năm; thu ngân sách từ thuế là 2,498 triệu USD/năm. Nhờ có cải cách thuế, ngân sách dành cho y tế năm 2014 tăng 57% so với năm 2013. Số tiền này giúp số hộ nghèo được hưởng bảo hiểm y tế tăng từ 5,2 triệu hộ lên 14,7 triệu hộ. 1.3.2.3. Kinh nghiệm của Brazil Tại Brazil, từ năm 2006 tới năm 2013, thuế tiêu thụ đặc biệt cho mỗi bao thuốc lá tăng 116%, giá thuốc lá thực trung bình tăng 74%. Trong giai đoạn này, doanh số bán thuốc lá trong nước giảm 32%, tuy nhiên doanh thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 48% và doanh thu của chính phủ từ các loại thuế thuốc lá tăng từ 3,5 tỷ Reais lên 5,1 tỷ Reais. 15 Năm 2006, Brazil có 15,7% dân số người trưởng thành hút thuốc lá. Sau khi tăng thuế, đến năm 2013 với mức 116% như trên thì tỷ lệ người trưởng thành hút thuốc chỉ còn 11,3% - giảm hơn ¼ tỷ lệ hút thuốc. Khi đề xuất tăng giá, Brazil cũng vấp phải sự phản đối của ngành công nghiệp thuốc lá bằng cách viện dẫn tỷ lệ buôn lậu cao (27-30%) là lý do để không tăng thuế thuốc lá, cho rằng thuế tăng sẽ làm tăng sự chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu, làm tăng buôn lậu. Tuy nhiên, chiến lược giá của ngành công nghiệp thuốc lá ở Brazil lại không nhất quán với viện dẫn này, bởi vào những năm đầu thế kỷ 21, khi thuế tiêu thụ đặc biệt giảm, ngành công nghiệp thuốc lá giữ nguyên giá bán thuốc lá. Đến 2009, khi tăng thuế thuốc lá lần 2, ngành công nghiệp thuốc lá tăng giá thuốc lá cao hơn mức tăng thuế, cho thấy công nghiệp thuốc lá ít lo ngại về tăng chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu 1.3.2.4. Kinh nghiệm của nước Australia  Trước tháng 4 năm 2010 Chính sách của chính phủ Australia về thuế tiêu thụ đặc biệt thuốc lá từ năm 2001 đã, đa phần là, cực kỳ phù hợp. Trong giai đoạn tháng hai năm 2001 đến tháng 3 năm 2010, Chính phủ thực hiện mỗi năm tăng thuế tiêu thụ đặc biệt hai đợt (vào tháng 2 và tháng 8), phù hợp với sự tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Trong giai đoạn này, thuế tiêu thụ đặc biệt tăng 59,62 AUD để đạt 262,20 AUD trên 1.000 điếu trong tháng 2 năm 2010. Doanh thu chính phủ từ thuốc lá tăng từ 5,80 tỷ AUD năm 2001 lên 7,36 tỷ AUD trong năm 2009, số còn lại ổn định trong điều kiện thực tế.Việc tăng thuế này, cùng với mức tăng giá bán trước thuế, dẫn đến giá bình quân gia quyền (*) của một gói 25 điếu tăng từ 7,33 AUD lên 10,41 AUD từ năm 2001 đến năm 2009. Trong tám năm đó, giá trị thực tế đã tăng lên (có tính đến lạm phát) gần 13%. Do giá bán lẻ tăng, mức tiêu thụ của thuốc lá có nộp thuế đã sụt giảm 4% (từ 26 tỷ điếu trong năm 2001 còn 24,9 tỷ điếu trong năm 2009) và tỷ lệ người Australia thường xuyên hút thuốc cũng giảm. Đến năm 2010, 20% người lớn của Australia thường xuyên hút thuốc, so với 23% vào năm 2001. Con số này tương đương với khoảng dưới nửa triệu người hút thuốc trong năm 2010. Nó đại diện cho một sự tiếp nối của sự sút 16 giảm dài hạn về tỷ lệ người hút thuốc ở Australia, với sự khác biệt nhỏ trong tốc độ suy giảm của giai đoạn 1990-2000 và 2001-2010 (14% so với 13%).  Sau tháng 4 năm 2010 Vào ngày 30/4/2010, chính phủ hưởng ứng đề nghị của Đánh giá hệ thống thuế trong tương lai của Úc và thực hiện tăng một lần 25% thuế tiêu thụ đặc biệt trong một nỗ lực để giảm tổng lượng tiêu thụ, hạn chế tỷ lệ người hút thuốc và tăng thêm kinh phí cho chăm sóc sức khỏe. Tiếp theo sau việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm 2010, chính phủ quay trở lại chính sách trước đây là tăng theo CPI, với mức thuế hướng đến 346,81 AUD trên 1.000 điếu vào tháng 8 năm 2012. Với mức 8,48 tỷ AUD, nguồn thu của chính phủ từ thuốc lá trong năm 2012 là 6,7% trên giá trị thực so với năm 2009. Thuế tiêu thụ đặc biệt tăng trong tháng 4 năm 2010 buộc giá trung bình của một gói 25 điếu tăng 17,6% về giá trị thực trong năm 2010. Thuế tiêu thụ đặc biệt tăng lên sau đó khiến một gói thuốc lá đắt hơn 30% trên giá trị thực trong năm 2012 so với năm 2009. Việc tăng giá lần này gây ảnh hưởng đáng kể đến lượng tiêu thụ sản phẩm có nộp thuế, trong đó giảm 14% so với cùng kỳ. Việc thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao và giá bán tăng tiếp theo đó đã kích hoạt xu hướng tiêu dùng hàng giá rẻ trên thị trường. Đối mặt với mức giá cao hơn, người tiêu dùng chuyển từ thuốc lá giá cao hơn sang các thương hiệu thuốc lá điếu hoặc thuốc lá (*) Giá bình quân gia quyền: giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của hàng tồn kho hiện có lúc đầu kỳ và giá trị các lô hàng nhập kho trong kỳ. 17 tự vấn (RYO) có giá rẻ nhất. Năm 2009, phân khúc RYO chiếm 9% thị phần, tăng từ 6,7% năm 2001. Sau khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng vào tháng 4 năm 2010, tỷ lệ này đã tăng lên 11% trên tổng khối lượng tiêu thụ của hàng có nộp thuế trong năm 2012 - gần gấp đôi thị phần RYO năm 2001. Việc chuyển đổi sang thuốc lá có thương hiệu giá trị cũng tăng đáng kể, với thị phần tăng từ 37% năm 2001 lên 42% vào năm 2012, với 85% của mức tăng này xảy ra giữa năm 2009 và 2012. Giá thuốc lá tăng mạnh dưới tác động của việc tăng thuế là một động lực can dự vào lĩnh vực bất hợp pháp cho cả người tiêu dùng và nhà cung cấp. Trọng tâm đưa đến quyết định của người tiêu dùng về việc liệu có mua thuốc lá hợp pháp hoặc bất hợp pháp là nằm ở khả năng chi tiêu cho thuốc lá – ở đây được định nghĩa là tỷ lệ thu nhập còn lại (sau khi nộp thuế) hàng ngày để mua 25 điếu thuốc lá hợp pháp. Khả năng chi tiêu cho thuốc lá giảm đáng kể khiến người tiêu dùng tìm đến sản phẩm thay thế rẻ hơn, chẳng hạn như các sản phẩm có nguồn từ kinh doanh bất hợp pháp. Việc tăng giá đột ngột như là một kết quả của việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2010 khiến khả năng chi tiêu cho thuốc lá sụt giảm 16% trong năm 2010, với tỷ lệ thu nhập còn lại (sau khi nộp thuế) hàng ngày để mua một gói thuốc đã tăng từ 9,6% năm 2009 lên 11,2% trong năm 2010. Đối với các nhà cung cấp bất hợp pháp, thuế thuốc lá tăng cao sẽ làm tăng tỷ suất lợi nhuận tiềm năng trên mỗi gói thuốc mà họ có thể bán ra và do đó khuyến khích việc tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp. 1.3.3. Mức phạt hút thuốc nơi công cộng 1.3.3.1. Kinh nghiệm của Singapore Singapore bắt đầu áp dụng lệnh cấm hút thuốc lá ở một số khu vực từ tháng 10/1970 và luật này liên tục được bổ sung các địa điểm “không khói thuốc”. Nếu bị bắt gặp hút thuốc ở những nơi không đúng quy định sẽ bị phạt tối thiểu là 200 SGD và mức phạt lên tới tối đa 1.000 SGD nếu bị kết án ở tòa. Vi phạm lần đầu tiên, mức phạt là 200 SGD, nếu tiếp tục vi phạm mức phạt sẽ là 500 SGD. Người dưới 18 tuổi không được phép hút thuốc, nếu vi phạm sẽ bị phạt trên 300 SGD. 18 1.3.3.1. Kinh nghiệm của Mỹ Quốc hội Mỹ không hề có nỗ lực triệt để nào nhằm ban hành bất kỳ đạo luật cấm hút thuốc trên quy mô toàn quốc. Do đó, các lệnh cấm hút thuốc tại Mỹ là do từng Bang quy định. Cho đến tháng 12/2012, toàn nước Mỹ chỉ có 28 bang ban hành cấm hút thuốc (quy mô bang) ở mọi địa điểm công cộng, bao gồm quán bar và nhà hàng. Nơi có lệnh cấm nghiêm ngặt nhất nước Mỹ là Calabasas, bang California. Tại đây, việc hút thuốc ở bất cứ nơi nào mà một người không hút thuốc có thể tập hợp lại - bao gồm cả vỉa hè công cộng, khu căn hộ chung cư – đều là phạm luật và có thể bị phạt ít nhất là 250 USD [2]. 1.4. Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng chống hút thuốc lá Để hạn chế những tác hại của thuốc lá và các tổn thất kinh tế của việc sử dụng thuốc lá gây ra, nhà nước đã ban hành các chính sách nhằm làm giảm việc cung cấp các sản phẩm thuốc lá trên toàn quốc. Ngày 14/8/2000 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP của Chính phủ về "Chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá giai đoạn 2000-2010". Chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại thuốc lá đề cập đến cả phương diện giảm cung và phương diện giảm cầu thuốc lá. Theo tinh thần Nghị quyết số 12/2000/NQ-CP thì công tác phòng, chống tác hại thuốc lá mang tính liên ngành và đang dần dần được xã hội hóa. Chính phủ Việt Nam cũng đã ký phê chuẩn Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) do Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra ngày 11/11/2004. Việc ký kết Công ước khung và ban hành Chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá là biểu thị cam kết cũng như quyết tâm của Chính phủ trong việc phòng chống tác hại của thuốc lá, giảm các ảnh hưởng có hại cho gia đình và xã hội. Để tăng cường công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Ngoài ra, Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản khác nhằm hạn chế sản xuất và tiêu thụ thuốc lá như: - Chỉ thị số 13/1999/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 29/2/1999 về chấn chỉnh sắp xếp sản xuất kinh doanh ngành thuốc lá. - Chỉ thị số 08/2001/CT-BYT ngày 03/8/2001 của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá trong ngành Y tế. 19 - Chỉ thị số 14/2002/CT-BVHTT ngày 27/5/2010 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thông tin về việc tăng cường công tác phòng chống tác hại thuốc lá trong ngành Văn hóa -Thông tin - Chỉ thị số 12/2007/CT-TTg ban hành ngày 10/5/2007 về tăng cường hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá. - Nghị định số 45/2005/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Trong đó quy định các hình thức xử phạt hành vi vi phạm quy định về PCTH thuốc lá. - Thông tư số 19/2005/TT-VHTT ngày 12/5/2005 hướng dẫn thực hiện pháp lệnh quảng cáo và Nghị quyết 12/2000/NQ-CP về cấm quảng cáo các sản phẩm thuốc lá. - Thông tư của Bộ Thương mại số 30/1999/TT-BTM ngày 9/9/1999 về hướng dẫn kinh doanh mặt hàng thuốc lá điếu sản xuất trong nước. - Nghị định số 119/2007/NĐ-CP ngày 18/7/2007 của Chính phủ về hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc lá. - Quyết định số 129/2007/QĐ-TTG ngày 02/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. - Luật số 09/2012/QH13: Luật phòng, chống tác hại thuốc lá ngày 18/6/2012, quy định về các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, biện pháp kiểm soát nguồn cung cấp thuốc lá và điều kiện bảo đảm để phòng, chống tác hại của thuốc lá. - Quyết định số 47/2013/QĐ-TTg ngày 29/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Quỹ phòng chống tác hại thuốc lá. - Để thực hiện kế hoạch phòng chống tác hại thuốc lá của Chính phủ, Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu các Sở giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp thực hiện nghiêm túc kế hoạch của Chính phủ về thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 56/2007/CTBGDĐT ngày 02 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng chống tác hại thuốc lá, cụ thể như sau: + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, nghiêm cấm hút thuốc lá ở nơi học, nơi làm việc trong nhà tại các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. Treo biển 20 biểu tượng “Cấm hút thuốc lá” ở hành lang, lớp học, phòng họp và các phòng làm việc tại các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục. + Tuyên truyền, phổ biến cho người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên nội dung của Kế hoạch của Chính phủ về thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá và chỉ thị số 56/2007/CT-BGDĐT ngày 02/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác phòng, chống tác hại thuốc lá. + Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên về phòng chống tác hại thuốc lá + Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về cấm nhân tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các đơn vị sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thuốc lá với mục đích quảng cáo các sản phẩm thuốc lá hoặc tên tuổi, hình ảnh của các công ty thuốc lá dưới mọi hình thức. + Cấm bán các sản phẩm thuốc lá tại các cơ quan, quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục. + Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá. Hiện nay, các chính sách của Đảng và Nhà nước tập trung vào vấn đề giảm tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc nhằm bảo vệ sức khoẻ cho những người không hút thuốc, phụ nữ và trẻ em; vận động cho việc đưa Luật phòng chống tác hại của thuốc lá vào trong đời sống của mỗi người dân, đồng thời tập huấn cho cán bộ chuyên trách về vấn đề tư vấn cai nghiện thuốc lá. Bên cạnh đó, một số biện pháp khác đang được sử dụng bao gồm: tuyên truyền về tác hại thuốc lá trong trường học và nơi công cộng, tăng hiểu biết của cơ sở y tế để hỗ trợ người muốn bỏ thuốc và tăng thuế để tạo ra một rào cản kinh tế tài chính để khuyến khích người hút thuốc giảm hút thuốc hoặc bỏ thuốc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan