Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các ...

Tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
40
152
86

Mô tả:

1.1.1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- TRƢƠNG TUẤN NGHĨA NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60 34 01 02 Đà Nẵng - Năm 2019 Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đƣờng Nguyễn Hƣng Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thanh Liêm Phản biện 2: PGS.TS. Trần Văn Hòa Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại Học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 08 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Cơ cấu vốn là yếu tố tác động khá lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, bởi vậy việc xác định một cơ cấu vốn tối ưu giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Theo nhiều lý thuyết và các bài nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới, hiệu quả kinh doanh cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc xây dựng cấu trúc vốn tối ưu của doanh nghiệp. Hoạch định cấu trúc vốn và tăng cường hiệu quả kinh doanh là những vấn đề quan trọng mà các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp đều đặc biệt quan tâm. Đã có rất nhiều nghiên cứu học thuật nhằm cung cấp, bổ sung và phát triển lý thuyết cũng như có rất nhiều mô hình thực nghiệm nghiên cứu về tác động của hiệu quả kinh doanh tới cấu trúc vốn và các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc vốn tới hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay các bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở nghiên cứu một chiều tác động của cơ cấu vốn đến hiệu quả kinh doanh và ngược lại tác động của hiệu quả kinh doanh tới cấu trúc vốn, rất ít các nghiên cứu thực nghiệm trên ngành hàng tiêu dùng về mối quan hệ hai chiều giữa cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh được đưa ra. Như các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài của Chang (1987), Titman & Wessels (1988), Kester (1986), Friend & Lang (1988), Rajan và Zingales (1995), trong nước gồm các nghiên cứu thực nghiệm của Lê Đạt Chí (2013), Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Lê Thị Kim Thư (2012) đều chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ với cơ cấu vốn – tỷ lệ nợ trên tổng nguồn vốn. Còn các nghiên cứu thực nghiệm của Zeitun và Tian (2007), Onaolapo và Kajola (2010), Fozia Memon (2012), các nghiên cứu ở Việt Nam như Quan Minh Nhựt và Lý Thị 2 Phương Thảo (2014), Bùi Văn Thụy và Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2016) đều chỉ ra rằng cơ cấu vốn có mối quan hệ đến hiệu quả kinh doanh. Theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen và các công ty nghiên cứu thị trường khác đều có một nhận định, trong giai đoạn gần đây, với nguồn thu nhập tăng, người tiêu dùng Việt Nam xuất hiện những đòi hỏi cuộc sống với chất lượng cao hơn và không còn hài lòng với những nhu cầu tối thiểu nữa. Đó là nguyên nhân dẫn đến xu hướng cao cấp hóa trong thời gian gần đây, được thể hiện qua nhiều hình thức khác nhau: người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn cho chất lượng hàng hóa, dịch vụ thông qua việc mua sắm và chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn, sẵn sàng mua các sản phẩm tốt cho sức khỏe với các nguyên liệu tự nhiên hoặc hữu cơ, có chức năng tốt hơn, hoặc các thương hiệu có uy tín hơn. Vì vậy, để tận dụng nhu cầu này, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng cần tìm ra một cơ cấu vốn hợp lý để có thể duy trì mức tăng trưởng hằng năm mà lại đầu tư kịp thời vào các dự án về phát triển sản phẩm, dịch vụ cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của công ty mình để điều chỉnh linh hoạt và kịp thời theo xu thế của thị trường. Từ các nguyên nhân trên nên tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu và phân tích phân tích ảnh hưởng hai chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam cụ thể trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí 3 Minh (HOSE), đồng thời đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty trong ngành hàng tiêu dùng. Ngoài ra, bài viết có thể đạt được một số kết quả: Hệ thống hóa lý thuyết về cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh - của doanh nghiệp. Tìm hiểu thực trạng và diễn biến thay đổi của cơ cấu vốn và - hiệu quả hoạt động của nhóm các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018. Tìm hiểu được mối quan hệ hai chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu - quả kinh doanh của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao - hiệu quả sử dụng vốn thông qua thay đổi cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu: Về đối tượng, tập trung nghiên cứu và tìm hiểu chính về mối quan hệ hai chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh, ngoài ra còn xác định một số nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn, hiệu quả kinh doanh. Về phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian: Đo lường các nhân tố bên trong tác động đến cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp để rút ra mối quan hệ hai chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HNX, HOSE). Các số liệu phục vụ đo lường các nhân tố này được lấy từ báo cáo tài chính của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4 - Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian: các số liệu và thông tin nghiên cứu được lấy trong giai đoạn 2014-2018. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp định tính: Qua việc thu thập thông tin, sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích đánh giá thực trạng cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp định lượng: Sử dụng phần mềm STATA để xác định hệ số hồi quy, trên cơ sở đó xây dựng các phương trình nhân tố tác động đến cấu trúc vốn và hiệu quả kinh doanh. Nguồn dữ liệu của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2018 có yếu tố thời gian của các công ty. Vì thế, tác giả sử dụng các phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng: các phương pháp ước lượng tác động cố định FEM (Fixed effects estimator), phương pháp mô hình tác động ngẫu nhiên REM (Random effects model), phương pháp ước lượng moment tổng quát GMM (Generalized Method of Moments) để xác định mối quan hệ hai chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty nghiên cứu. Tác giả sẽ xây dựng hai mô hình bao gồm: Mô hình nhân tố hiệu quả kinh doanh tác động đến cơ cấu vốn và Mô hình nhân tố cơ cấu vốn tác động tới hiệu quả kinh doanh. Từ đó, tác giả rút ra mối quan hệ hai chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty nghiên cứu. Bài nghiên cứu sử dụng hai nguồn dữ liệu, bao gồm: - Nguồn dữ liệu sơ cấp: Tác giả mua dữ liệu từ báo cáo tài chính của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2014 – 2018 đã được kiểm toán từ 5 công ty chứng khoán. Sau khi lấy dữ liệu, tác giả nhập liệu các số liệu có sẵn và tính toán theo các công thức để có được số liệu làm đại diện cho các nhân tố phục vụ bài nghiên cứu. - Nguồn dữ liệu thứ cấp: được lấy từ giáo trình, các tạp chí kinh tế, các website về chứng khoán. 5. Kết cấu bài nghiên cứu: Ngoài các phần mục lục, lời mở đầu, kết luận, danh mục đồ thị và bảng biểu, danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 03 chương chính như sau: CHƢƠNG 1. Tổng quan lý thuyết về cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. CHƢƠNG 2. Thực trạng và mối quan hệ hai chiều giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. CHƢƠNG 3. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh cho các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 6 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm chung về cơ cấu vốn của doanh nghiệp “Cơ cấu vốn hay cấu trúc nguồn vốn (capital structure/ leverage/ financial structure) là thuật ngữ đề cập đến quan hệ tỷ lệ giữa nợ phải trả (có thể là tổng nợ hoặc nợ dài hạn) và vốn chủ sở hữu (hoặc tổng vốn đầu tư) của một doanh nghiệp”. (Nguyễn Thu Thủy, 2011, tr.220) Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. Cơ cấu vốn cũng là một quyết định tài chính quan trọng của doanh nghiệp và mang một số đặc trưng sau đây: - Với mỗi một sự kết hợp giữa Nợ và Vốn chủ sở hữu (hoặc Tổng vốn) sẽ xác định được một tỉ lệ chi phí sử dụng vốn trung bình có trọng số (WACC) của doanh nghiệp là khác nhau. - Cơ cấu vốn cũng ảnh hưởng đến giá trị của doanh nghiệp. - Cơ cấu nguồn vốn ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (return on equity – ROE) và rủi ro tài chính của doanh nghiệp, thông qua đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp. 7 - Có rất nhiều nhân tố tác động đến cơ cấu vốn, do đó, không có cơ cấu vốn tối ưu cho mọi doanh nghiệp, trong mọi chu kỳ sản xuất kinh doanh. 1.2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu vốn Khi xem x t cơ cấu nguồn vốn của một doanh nghiệp, người ta chú trọng đến mối quan hệ giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong nguồn vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ tiêu chủ yếu sau: Hệ số nợ Hệ số vốn chủ sở hữu (hệ số tự tài trợ) Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu Hệ số đảm bảo nợ 1.2.2. Các lý thuyết về cơ cấu vốn 1.2.2.1. Lý thuyết cấu trúc vốn của Modigliani - Miller (Mô hình M&M)  Lý thuyết trong trƣờng hợp không có thuế * Mệnh đề I – Giá trị công ty Trong điều kiện không có thuế, giá trị công ty có vay nợ (VL) bằng giá trị của công ty không có vay nợ (VU), nghĩa là VL = VU . * Mệnh đề II – Chi phí sử dụng vốn Lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ.  Lý thuyết trong trƣờng hợp có thuế * Mệnh đề số I – Giá trị công ty trong trường hợp có thuế Trong trường hợp có thuế thu nhập công ty, giá trị công ty có vay nợ bằng giá trị công ty không có vay nợ cộng với hiện giá của lá chắn thuế. * Mệnh đề số II – Chi phí sử dụng vốn trong trường hợp có thuế Trong trường hợp có thuế, lợi nhuận yêu cầu trên vốn cổ phần có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ. 8 1.2.2.2. Lý thuyết đánh đổi (Trade- off theory) Cơ cấu vốn tối ưu của doanh nghiệp sẽ liên quan đến sự bù trừ hay đánh đổi giữa lợi ích do thuế mang lại cho các khoản vay nợ và các chi phí liên quan đến vay nợ. Do vậy, vấn đề có được cơ cấu vốn tối ưu chính là việc xác định được mức vay nợ, sao cho khi x t đến lợi ích và chi phí của mức vay nợ, đem lại giá trị thị trường tối đa cho doanh nghiệp. 1.2.2.3. Lý thuyết trật tự phân hạng (Pecking order theory) Lý thuyết này cho rằng các công ty nên phát hành nợ trước khi phát hành cổ phiếu nếu nguồn lực tài chính bên trong không đủ tài trợ cho dự án. Theo thuyết trật tự phân hạng, ba vấn đề quan trọng được đưa ra. Thứ nhất, không có một cơ cấu vốn nào được coi là tối ưu. Điều này trái ngược với lý thuyết đánh đổi như đã nêu trên. Vấn đề thứ hai là các công ty có lợi nhuận cao thường sẽ có dòng tiền nội bộ lớn, do đó sẽ ít có nhu cầu vay nợ bên ngoài và có chỉ số đòn bẩy tài chính thấp. Vấn đề cuối cùng đó là các công ty cần thiết phải dự trữ và tích lũy tiền cũng như các khoản tương đương tiền để có thể tài trợ các dự án đầu tư của mình ngay lập tức. Chỉ có làm như vậy các công ty mới không phải chịu áp lực tìm nguồn vốn tài trợ trên thị trường vốn. 1.2.2.4. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Costs) Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng, chi phí đại diện của vốn chủ sở hữu có quan hệ cùng chiều với hệ số nợ vay, trong khi đó, chi phí đại diện của vốn nợ có quan hệ ngược chiều với đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. 1.2.2.5. Thuyết điều chỉnh thị trường Theo thuyết này, các doanh nghiệp nợ thấp có xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ cao, và ngược lại những doanh 9 nghiệp nợ cao có xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ thấp. Phần lớn cấu trúc vốn là kết quả liên tiếp của những nỗ lực điều chỉnh thị trường cổ phiếu. Trong thuyết này, không có cấu trúc vốn tối ưu, vì thế mà các quyết định tài chính điều chỉnh thị trường chỉ nhiều lên thành kết quả cấu trúc vốn theo thời gian. 1.2.2.6. Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory) Theo lý thuyết tín hiệu, việc huy động vốn vay là một tín hiệu tốt về triển vọng kinh doanh của doanh nghiệp, hệ số nợ và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có quan hệ cùng chiều nhau. Tóm lại, một số lý thuyết cho rằng tồn tại cấu trúc vốn tối ưu trong khi một số lý thuyết khác lại khẳng định rằng không tồn tại cấu trúc vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các lý thuyết đều dựa trên một số giả định do vậy không thể giải quyết hết các khía cạnh của vấn đề. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp 1.2.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp - Sự ổn định về doanh thu và lợi nhuận. - Các nhân tố về đặc điểm sản xuất kinh doanh. - Đòn bẩy kinh doanh. - Chu kỳ sống và giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. - Quyền kiểm soát doanh nghiệp. - Tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp. - Khả năng sinh lời. - Quy mô của doanh nghiệp. - Cơ cấu tài sản. - Khả năng thanh toán. - Yếu tố năng lực, sự mạo hiểm của nhà quản trị. 1.2.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 10 - Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (Tax). - Các tiêu chuẩn của ngành kinh doanh. - Chính sách quản lý của nhà nước: Chính sách kinh tế, Chính sách đầu tư, Chính sách tiền tệ, Chính sách thuế. - Sự tự do hóa và phát triển các thị trường vốn - Khu vực tài chính của một nền kinh tế 1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.3.1. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh (HQKD) tức là một đồng vốn kinh doanh có thể mang lại lợi nhuận là bao nhiêu chứ không phải là lợi nhuận đơn thuần. Một số nhà nghiên cứu có thể sử dụng các thuật ngữ khác để thể hiện HQKD của doanh nghiệp như hiệu quả sử dụng vốn hay khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) - Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) - Thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) 1.3.2. Các nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp - Cơ cấu vốn của doanh nghiệp. - Quy mô công ty. - Cơ hội tăng trưởng của doanh nghiệp. - Tài sản cố định hữu hình. - Sở hữu Nhà nước. 11 1.3.2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp - Chính trị, pháp luật. - Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội. - Môi trường ngành. 1.4. MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.4.1. Tác động của hiệu quả kinh doanh đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp Như nhiều lý thuyết đã đề cập, tính sinh lợi có mối quan hệ mật thiết với cơ cấu vốn. Các mô hình trên cơ sở thuế cho rằng các doanh nghiệp sinh lợi nhiều thì nên vay nhiều vì họ sẽ có nhu cầu cao để tránh bị đánh thuế quá nhiều trên thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, lý thuyết “pecking-order” lại cho rằng các doanh nghiệp trước hết sẽ sử dụng thu nhập giữ lại để đầu tư, sau đó mới phát hành trái phiếu, rồi cổ phiếu nếu cần. Trong trường hợp này các doanh nghiệp sinh lợi cao sẽ vay ít hơn. Do vậy, xu hướng chung sẽ là các công ty có khả năng sinh lời cao hơn sẽ có ít nợ hơn. Ngược lại, các mô hình về chi phí quản lý đại diện lại đưa ra những dự đoán đối lập. Jensen (1986) định nghĩa nợ là một công cụ kỷ luật để đảm bảo các nhà quản lý sẽ dùng lợi nhuận để chi trả lãi chứ không tiêu dùng thái quá. Với các doanh nghiệp có dòng tiền dư thừa, hoặc tính sinh lợi cao, vay nợ nhiều sẽ làm hạn chế sự tự do chi tiêu của ban quản lý. Như vậy, khả năng sinh lợi cao có thể có tác động thuận chiều làm tăng tỷ lệ nợ, vì công cụ nợ được sử dụng để hạn chế tác dụng xấu của dòng tiền nhàn rỗi. Trong thực nghiệm, các kết quả thống kê nghiêng về ủng hộ các giải thích của lý thuyết “pecking-order”: khả năng sinh lợi và tỷ lệ nợ 12 có xu hướng ngược chiều hay tỷ lệ nghịch. Nghiên cứu thống kê hầu hết cho cùng kết quả này ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có thể được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Việc sử dụng nhiều biến đại diện khác nhau cho khả năng sinh lợi trong nghiên cứu sẽ đưa lại các kết quả vững chắc và nhất quán. Có thể thấy rằng, nếu một doanh nghiệp có HQKD cao, tỷ suất lợi nhuận lớn thì họ thường sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh, chính vì vậy đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp này thường nhỏ. Đây là tác động ngược chiều (-) của HQKD tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp. 1.4.2. Tác động của cơ cấu vốn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ROE là chỉ số đo lường HQKD của doanh nghiệp. Nó cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp. Chủ sở hữu là người được phân phối lợi nhuận cuối cùng, sau chủ nợ và chính phủ, phần lợi nhuận mà chủ sở hữu nhận được có thể bao gồm: Lợi nhuận tạo ra từ chính vốn chủ sở hữu và phần lợi nhuận tạo ra từ sử dụng nợ khi chi phí sử dụng nợ bình quân sau thuế thấp hơn tỷ suất sinh lời trên tài sản. Khi doanh nghiệp gia tăng sử dụng nợ vay thay cho vốn chủ sở hữu, các nhà quản trị có thể tối thiểu hóa chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và khoản tiết kiệm thuế này sẽ góp phần làm gia tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp, tức là làm gia tăng HQKD của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng phải tính đến yếu tố thị trường và nền kinh tế. Khi nền kinh tế mà đặc biệt là thị trường chứng khoán suy yếu, việc sử dụng nợ nhiều sẽ khiến cơ cấu vốn bấp bênh càng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mặt khác, khi thị trường phát triển nhanh hay có dấu hiệu phục 13 hồi, các cơ hội cho các công ty nhiều hơn khiến cơ cấu tăng nhanh về nợ để huy động vốn cho các dự án. Khi đó, rủi ro trong cơ cấu vốn sẽ đi cùng với lợi nhuận lớn bởi thị trường lúc này đã ổn định, khiến cho khả năng sinh lời nâng cao hơn. 1.4.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh các doanh nghiệp Trên các nghiên cứu thực nghiệm từ trước đến nay, mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và HQKD đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hai yếu tố này được chỉ được chỉ ra trong các nghiên cứu tìm các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến HQKD của doanh nghiệp. Các thực nghiệm nêu ra sự tác động của HQKD đến cơ cấu vốn như: Nghiên cứu của Lê Thị Kim Thư năm 2012 trên các công ty bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồ Chí Minh về các nhân tố tác động đến cơ cấu vốn chỉ ra rằng HQKD của doanh nghiệp có tác động ngược chiều (-) đến cơ cấu vốn. Khẳng định lại lần nữa kết luận HQKD tác động ngược chiều đến cơ cấu vốn là nghiên cứu năm 2013 của Lê Đạt Chí thực hiện tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính của Việt Nam. Nghiên cứu đã thực hiện trên dữ liệu trong giai đoạn 2007-2010 của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên thế giới, ngay tại Thái Lan, nghiên cứu của Wanrapee Banchuenvijit (2009) được thực hiện trên bộ số liệu từ năm 2004 – 2008 của 81 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thái Lan cũng cho kết quả HQKD của các doanh nghiệp tác động ngược chiều đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp đó. Ngay cả các nghiên cứu từ các thập niên 80, 90 của Titman & Wessels (1988), Kester (1986), hay Friend & Lang (1988), Rajan và Zingales (1995) đều cho kết quả ngược chiều. Có mỗi nghiên cứu của Chang (1987) về xây dựng mô 14 hình cấu trúc vốn thì lại đưa ra kết luận hoàn toàn ngược lại HQKD tác động cùng chiều (+) đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Tương tự như nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, các nghiên cứu thực nghiệm tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh đều cho kết quả cấu trúc vốn có tác động ngược chiều (-) đến HQKD. Nghiên cứu của Quan Minh Nhựt và Lý Phương Thảo (2014) trên 58 doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán, biến tổng nợ/ tổng vốn chủ sở hữu giải thích ở mức ý nghĩa từ 1% đến 5% đến HQKD theo hướng tác động ngược chiều. Nghiên cứu trên 427 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ 2010-2014 của Bùi Văn Thụy và Nguyễn Thị Ngọc Diệp (2016) cho kết quả HQKD thể hiện qua ROE có quan hệ nghịch biến với tỷ số nợ dài hạn trên tổng tài sản và tỷ số nợ trên tổng tài sản và có ý nghĩa; tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản có quan hệ nghịch biến với ROE tuy nhiên không có ý nghĩa. Ngoài ra, nghiên cứu của R.Zeitun và G. Tian (2007) và Ong Tze San (2009) cũng khẳng định lại cơ cấu vốn có tác động ngược chiều đến HQKD. Nghiên cứu tại Trung Quốc trong giai đoạn phát triển nóng của Weixu (2005) dựa trên dữ liệu của 1.130 công ty trên thị trường chứng khoán Thượng Hải lại cho kết quả ngược lại là cơ cấu vốn có tác động cùng chiều (+) đến HQKD. Riêng nhóm tác giả Dimitris Margaritis và Maria Psillaki (2007) nghiên cứu hai chiều cơ cấu vốn và HQKD của các công ty tại Pháp thông qua việc xây dựng hai mô hình: Mô hình tỷ lệ nợ và các yếu tố tác động đến HQKD và mô hình HQKD và các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ. Nhóm tác giả đã cho ra kết quả về mối quan hệ nhân quả ngược chiều (-) giữa tỷ lệ nợ tác động đến HQKD cũng như chiều ngược lại HQKD tác động ngược chiều (-) đến tỷ lệ nợ. 1.5. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ DỮ LIỆU. 15 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM 2.1.1. Thị trƣờng ngành hàng tiêu dùng Việt Nam Khác với hàng hóa sản xuất, hàng hóa tiêu dùng là hàng hóa tiêu thụ cuối cùng, được dùng cho cá nhân sử dụng hay giao dịch chứ không phải dùng trong việc sản xuất hàng hóa khác. Hàng tiêu dùng đặc biệt dành cho thị trường đại chúng. Ngành hàng tiêu dùng Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn (hơn 97,5 triệu người tính đến 30/7/2019), cơ cấu dân số trẻ (58,7% dân số ở độ tuổi 18-50); dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/ tháng vào năm 2020 Thực tế, tại Việt Nam hiện nay, kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang đóng góp rất lớn, khoảng 83%, ở lĩnh vực hàng hóa tiêu dùng, trong khi kênh bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 17%. Tuy nhiên, bà Đặng Thúy Hà - Giám đốc Khu vực Miền Bắc Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam cho biết, kênh bán lẻ hiện đại đã đạt mức tăng trưởng lên tới 13% với 7.012 cửa hàng, trong đó có 4.541 minimart và cửa hàng đồ ăn, cho thấy sự chuyển dịch về xu hướng cửa hàng nhỏ trong thời gian vừa qua. Năm 2019, bán lẻ đa kênh là xu thế nổi bật của thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam. Cuộc đua giữa các hệ thống chuỗi siêu thị, siêu thị mini và cửa hàng tiện ích đã tạo ra kênh phân phối lớn cho hàng tiêu dùng Việt Nam, mang lại cú huých tăng trưởng của toàn ngành. 16 Với điều kiện thuận lợi như tốc độ kinh tế tăng trưởng ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng, lực lượng tiêu dùng trẻ chiếm tỷ trọng lớn như hiện nay thì ngành hàng tiêu dùng Việt Nam được kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong thời gian tới. 2.1.2. Đặc điểm ngành hàng tiêu dùng tại Việt Nam Tuy nhiên, theo đánh giá chung, hàng tiêu dùng Việt Nam sản xuất còn tồn tại nhiều nhược điểm: Hàng hóa k m đa dạng, ít phong phú, chưa chủ động thay đổi mẫu mã, bao bì, sản xuất chưa thực sự bám sát nhu cầu của thị trường. Tỷ lệ doanh nghiệp bỏ ra kinh phí và nghiêm túc nghiên cứu sâu về sản phẩm còn rất ít, sự sáng tạo trong sản phẩm còn khiêm tốn. Chất lượng hàng hóa trong ngành hàng tiêu dùng còn chưa cao, độ ổn định k m, chưa đạt được nhiều các quy chuẩn mang tính khu vực và quốc tế. Do vậy, hàng tiêu dùng của Việt Nam dễ bị làm nhái, hàng giả tấn công làm thiệt hại cho doanh nghiệp sản xuất, mất uy tín và gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Đa số các doanh nghiệp tiêu dùng Việt Nam chỉ gia công lại, sản xuất trên dây chuyền, thiết bị và công nghệ đi sau các nước khác, làm năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn từ 2 đến 15 lần so với khu vực và thế giới, do đó giá bán của sản phẩm cao, chất lượng không ổn định, khó cạnh tranh với hàng nhập của các nước có công nghệ phát triển. Đội ngũ công nhân sản xuất chưa được đào tạo đầy đủ, chuyên nghiệp do đó cũng làm ảnh hưởng đến năng suất lao động. 2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các công ty trong ngành hàng tiêu dùng Các công ty trong ngành sản xuất hàng tiêu dùng thường có khuynh hướng đem lại lợi nhuận vững chắc và khá ổn định. 17 Những công ty với thương hiệu mạnh hiện đang thống trị thị trường thông thường sẽ tiếp tục ở vị trí thống lĩnh đó, do sự thay đổi về thị phần giữa các công ty thường khá nhỏ. Những tên tuổi lớn tạo ra nhiều dòng tiền tự do - dòng tiền từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trừ đi các chi tiêu vốn. Không giống như các công ty còn non trẻ phải đầu tư phần lớn dòng tiền ngược trở lại vào hoạt động kinh doanh để tăng quy mô và đáp ứng nhu cầu đang gia tăng. Thêm vào đó, các công ty lớn có được những lợi thế kinh tế nên các nhà quản trị có thể kỳ vọng công ty sẽ duy trì mức ROE trên chi phí sử dụng vốn trong tương lai. 2.2. THỰC TRẠNG VỀ CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2018 Sử dụng cách phân ngành 4 cấp theo chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) để sắp xếp các doanh nghiệp niêm yết trên các sàn, tác giả tổng hợp được 111 công ty đang hoạt động trong ngành hàng tiêu dùng trên hai thị trường chứng khoán HNX và HOSE 2.2.1. Thực trạng về cơ cấu vốn trong giai đoạn 2014-2018. Hệ số nợ trung bình của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết, có sự biến động không đều trong giai đoạn 2014 - 2018. Hệ số nợ trung bình thấp nhất vào năm 2015: 0,464 và tăng đến năm 2018 cao nhất 0,491. Nhìn chung, ngành hàng tiêu dùng tăng đều tỷ lệ nợ trong giai đoạn 2015 – 2018, tuy nhiên vẫn trong ngưỡng đảm bảo được khả năng thanh toán nợ, hệ số nợ trung bình nhỏ hơn 0,5. 2.2.2. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2014 - 2018 18 Trong giai đoạn 2014 - 2018, các công ty trong ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán có tỷ suất ROA, ROE biến thiên không đều chia thành hai giai đoạn 2014 – 2016 và 2016 – 2018. Năm 2015, có những dấu hiệu tích cực về kinh tế, thị trường ngành hàng tiêu dùng được đẩy mạnh do thu nhập của người dân tăng. Tuy nhiên, các công ty trong ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán cũng bị sụt giảm ROA, ROE trong năm 2016. Và giá trị vốn chủ sở hữu của các công ty nghiên cứu giảm dần từ 2016 đến 2018 hay hệ số nợ trung bình của các công ty tăng dần, do đó có hiện tượng ROE trung bình của các công ty có chiều hướng tăng nhưng ROA vẫn đang giảm. 2.2.3. Thực trạng mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh theo nhóm ngành giai đoạn 2014 – 2018 Theo dõi sự biến thiên của hệ số nợ, ROE, ROA trung bình của các công ty ngành hàng tiêu dùng niêm yết trên thị trường chứng khoán và hệ số nợ, ROE và ROA trong giai đoạn 2014 – 2018, ta có thể thấy xu hướng chung đó là khi tỷ lệ nợ tăng thì đường biểu diễn HQKD cũng có xu hướng tăng. Như vậy, có thể tồn tại mối quan hệ tác động cùng chiều giữa cơ cấu vốn và HQKD trong ngành hàng tiêu dùng. 2.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ HAI CHIỀU GIỮA CƠ CẤU VỐN VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. 2.3.1. Các giả thuyết của mô hình Trong mô hình các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp, vốn dĩ có rất nhiều tiêu chí có thể đại diện cho biến này như hệ số nợ, hệ số vốn chủ sở hữu, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ số nợ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan