Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng của hoa cúc ...

Tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng của hoa cúc đài loan tại phường túc duyên thành phố thái nguyên

.PDF
102
75873
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––– NGUYỄN NGỌC TÂN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA HOA CÚC ĐÀI LOAN TẠI PHƢỜNG TÚC DUYÊN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP \ Thái Nguyên, năm 2011 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––– NGUYỄN NGỌC TÂN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG CỦA HOA CÚC ĐÀI LOAN TẠI PHƢỜNG TÚC DUYÊN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Trồng trọt Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thuý Hà Thái Nguyên, năm 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2011 Tác giả Nguyễn Ngọc Tân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận được sự quan tâm của cơ quan, nhà trường và sự giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo Trạm khuyến nông thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi được tham gia khoá đào tạo này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thuý Hà, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành bản lụân văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thày giáo, cô giáo - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn này. Thái Nguyên, ngày… tháng… năm 2011 Tác giả Nguyễn Ngọc Tân CÁC CHỮ VIẾT TẮT CT : Công thức ĐC : Đối chứng NL : Nhắc lại TGST : Thời gian sinh trưởng TLBH : Tỉ lệ bệnh hại TLSH : Tỉ lệ sâu hại TN : Thí nghiệm DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển hoa cúc Đài Loan ........................................................................ 35 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa cúc Đài Loan ................................................. 36 Bảng 4..4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của hoa cúc Đài Loan............................................................................... 38 Bảng: 4.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất, chất lượng của hoa cúc Đài Loan ........................................................................ 40 Bảng 4.6a. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu hại của hoa cúc Đài Loan............................................................................... 43 Bảng 4.6b. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình bệnh hại của hoa cúc Đài Loan............................................................................... 44 Bảng 4.7 Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế ................................................ 45 Bảng 4.8 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ sống của hoa cúc Đài Loan...... 47 Bảng 4.9 Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa cúc Đài Loan ...................................... 47 Bảng 4.10 Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa cúc Đài Loan ................................................. 50 Bảng 4.11: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của hoa cúc Đài Loan ........................................................................ 53 Bảng: 4.12. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất, chất lượng của hoa cúc Đài Loan ...................................................... 56 Bảng 4.13a. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu hại của hoa cúc Đài Loan............................................................................... 60 1 Bảng 4.13b. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình bệnh hại của hoa cúc Đài Loan............................................................................... 61 Bảng 4.14 Sơ bộ hạch toán thu chi phí khi sử dụng phân bón lá cho hoa cúc Đài Loan............................................................................... 62 Bảng 4.15: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ sống của hoa cúc Đài Loan .................................................................. 63 Bảng 4.16. Ảnh hưởng của kích thích sinh trưởng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa cúc Đài Loan ...................................... 64 Bảng 4.17: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa cúc Đài Loan .............................. 66 Bảng 4.18: Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng đến động thái ra lá của hoa cúc Đài Loan .................................................. 69 Bảng 4.19: Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng đến năng suất, chất lượng của hoa cúc Đài Loan ....................................... 71 Bảng 4.20a. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến tình hình sâu hại của hoa cúc Đài Loan ..................................................... 75 Bảng 4.20b. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến tình hình bệnh hại của hoa cúc Đài Loan .................................................. 76 Bảng 4.21 Sơ bộ hạch toán thu chi phí khi sử dụng chất kích thích sinh trưởng cho hoa cúc Đài Loan ...................................................... 77 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn DANH MỤC CÁC HÌNH Đồ thị 1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của hoa cúc Đài Loan ......................................................... 37 Đồ thị 2: Ảnh hưởng của mật động trồng đến động thái ra lá của hoa cúc Đài Loan ................................................................................... 39 Đồ thị 3: Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của hoa cúc Đài Loan ............................................... 51 Đồ thị 4: Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của hoa cúc Đài Loan ............................................................................. 54 Đồ thị 5: Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa cúc Đài Loan ................................... 66 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 0 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1 2. Mục đích yêu cầu của đề tài.................................................................... 2 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3 2.1. Cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của đề tài ......................................... 3 2.1.1. Cơ sở thực tiễn .............................................................................. 3 2.1.2. Cơ sở lý luận................................................................................. 4 2.2. Giới thiệu chung về cây hoa cúc ........................................................ 10 2.3. Nguồn gốc, lịch sử phát triển cây hoa cúc .......................................... 11 2.4. Tóm tắt một số đặc điểm thực vật học chính của cây hoa cúc ........... 12 2.4.1. Rễ ............................................................................................... 12 2.4.2. Thân ........................................................................................... 13 2.4.3. Lá ............................................................................................... 13 2.4.4. Hoa, quả ..................................................................................... 13 2.5. Yêu cầu nhiệt độ, ánh sáng, ẩm độ và dinh dưỡng cho cây hoa cúc ... 14 2.5.1. Nhiệt độ ...................................................................................... 14 2.5.2. Ánh sáng..................................................................................... 15 2.5.3. Ẩm độ ......................................................................................... 16 2.5.4. Đất đai ........................................................................................ 16 2.5.5. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây hoa cúc ..................................... 16 2.6. Tình hình sản xuất, phát triển hoa cúc trên thế giới và Việt Nam ....... 17 2.6.1. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc trên thế giới ................. 17 2.6.2. Tình hình sản xuất và phát triển hoa cúc ở Việt Nam .................. 18 2.7. Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam .......... 21 2.7.1. Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc trên thế giới .......................... 21 2.7.2. Tình hình nghiên cứu cây hoa cúc ở Việt Nam ........................... 23 Chƣơng 2: VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 28 3.1. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................... 28 3.1.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu .................................................... 28 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 28 3.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................... 28 3.1.3 Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2010 đến tháng 2 năm 2011 ..... 28 1 3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................... 28 3.2.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và phát triển hoa cúc Đài loan ................................................................................................ 28 3.2.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển hoa cúc Đài loan ................................................................................................ 29 3.2.3. Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến sinh trưởng và phát triển hoa cúc Đài loan ........................................................................... 30 3.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ...................................................... 31 3.3.1. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng .................................................. 33 3.3.2 Phân tích và xử lý số liệu ............................................................. 33 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................... 34 4.1. Thí Nghiệm mật độ trồng................................................................... 34 4.1.1 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ sống của hoa cúc Đài Loan ... 34 4.1.2 Ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng, phát triển hoa cúc Đài Loan............................................................................................... 34 4.1.3 Ảnh hưởng mật độ trồng đến chiều cao hoa cúc Đài Loan ........... 36 4.1.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá của hoa cúc Đài Loan 38 4.1.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất, chất lượng của hoa cúc Đài Loan ........................................................................................ 40 4.1.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tình hình sâu bệnh hại của hoa cúc Đài Loan ........................................................................................ 43 4.1.7. Sơ bộ hạch toán thu chi khi áp dụng biện pháp kỹ thuật mật độ trồng khác nhau cho hoa cúc Đài Loan ................................................. 45 4.2. Thí nghiệm phân bón lá ..................................................................... 46 4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến tỷ lệ sống của hoa cúc Đài Loan 46 4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa cúc Đài Loan ................................................................... 47 4.2.3. Ảnh hưởng của phân bón qua lá đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa cúc Đài Loan .................................................................... 50 4.2.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến động thái ra lá của hoa cúc Đài Loan ........................................................................................ 53 4.2.5. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất, chất lượng của hoa cúc Đài Loan.................................................................................. 55 4.2.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến tình hình sâu, bệnh hại của hoa cúc Đài Loan ........................................................................................ 60 4.2.7 Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng phân bón lá cho hoa cúc Đài Loan.... 62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 4.3 Thí nghiệm chất kích thích sinh trưởng .............................................. 63 4.3.1 Ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng đến tỷ lệ sống của hoa cúc Đài Loan ........................................................................................ 63 4.3.2 Ảnh hưởng của kích thích sinh trưởng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của hoa cúc Đài Loan ................................................ 64 4.3.3 Ảnh hưởng của kích thích sinh trưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao của hoa cúc Đài Loan........................................................... 65 4.3.4 Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng đến động thái ra lá của hoa cúc Đài Loan .................................................................. 68 4.3.5. Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng đến năng suất, chất lượng của hoa cúc Đài Loan ......................................................... 70 4.3.6. Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng đến tình hình sâu bệnh hại của hoa cúc Đài Loan ...................................................... 74 4.3.7. Sơ bộ hạch toán thu chi khi sử dụng chất kích thích sinh trưởng cho hoa cúc Đài Loan .......................................................................... 77 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................. 78 5.1. Kết luận ............................................................................................. 78 5.2. Đề nghị .............................................................................................. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 79 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoa là một sản phẩm đặc biệt vừa mang giá trị tinh thần vừa mang giá trị kinh tế. Đã từ lâu, hoa đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. Xã hội càng phát triển nhu cầu về hoa càng tăng. Ngày nay hầu hết người dân trên thế giới đều biết đến hoa và sử dụng hoa. Giá trị sản lượng hoa trên toàn thế giới tính đến năm 1999 đạt gần 40 tỷ USD. Ở một số nước như: Hà Lan, Mỹ, Trung Quốc.... ngành kinh doanh hoa được coi là một trong những ngành quan trọng góp phần đáng kể cho ngân sách Quốc gia. (Theo Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Quang Thạch (1999) [11]). Việt Nam có truyền thống sản xuất hoa từ lâu đời. Với khí hậu đa dạng, đất đai màu mỡ, phần đông dân sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp nên rất thuận lợi cho nghề trồng hoa phát triển, thực tế những năm gần đây diện tích và sản lượng hoa ở Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng, đã có nhiều nước đến đặt hàng mua hoa của Việt Nam. Song do chưa được đầu tư đúng mức nên năng suất hoa ở Việt Nam còn thấp, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hoa cao cấp trong nước và xuất khẩu. Trong các loại hoa của Việt Nam, hoa cúc giữ vai trò quan trọng. Diện tích hoa cúc luôn chiếm tỷ trọng từ 15- 20 % trong cơ cấu chủng loại hoa. Hoa cúc có ưu điểm là dễ trồng, dễ nhân giống, hoa bền, màu sắc đa dạng, có thể trồng nhiều thời vụ trong năm rất thuận tiện cho việc đầu tư chăm sóc, có thể trồng với quy mô lớn phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. (Theo Nguyễn Thị Kim Lý 2001 [16]). Trong những năm qua, trước yêu cầu mở rộng sản xuất và thị hiếu của người tiêu dùng, Việt Nam đã nhập nội và tuyển chọn được nhiều giống cúc mới có triển vọng, thay thế dần những giống cúc kém chất lượng trước đây. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh tăng năng suất, các nghiên cứu về ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh đến thời gian sinh trưởng, 2 năng suất, chất lượng cây hoa cúc… cũng từng bước được triển khai song kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế, công tác nghiên cứu giống và kỹ thuật canh tác mới chỉ dừng lại ở bước chọn lọc và trồng theo kinh nghiệm thông thường, chưa hoàn thiện được quy trình thâm canh tiên tiến. Mặt hàng hoa thương mại mang tính đặc thù cao, trong đó chất lượng hoa quyết định hiệu quả sản xuất. Trong rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất cây hoa cúc thì các yếu tố như: phương pháp nhân giống, thời vụ, phân bón là những yếu tố quan trọng và dễ điều chỉnh theo hướng có lợi nhất cho người trồng hoa. Từ quan điểm như vậy, và để khắc phục những hạn chế nêu trên, góp phần thực hiện mục tiêu mở rộng diện tích, nâng cao hiệu quả sản xuất hoa cúc trong những năm tới, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng của hoa cúc Đài loan (Chrysanthemum morifolium) tại PhườngTúc Duyên thành phố Thái Nguyên. 2. Mục đích yêu cầu của đề tài * Mục đích Kết quả của đề tài nhằm cải thiện năng suất, chất lượng, độ bền hoa, hiệu quả kinh tế đối với giống cúc Đài loan và góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng hoa cúc Đài loan tại Thái Nguyên. * Yêu cầu - Xác định ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật: Xác định mật độ trồng, phân bón lá, chất kích thích sinh trưởng phù hợp để nâng cao năng suất và chất lượng của giống cúc Đài loan. - Đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cúc Đài Loan đảm bảo tính khả thi cao, khả năng ứng dụng rộng rãi, hiệu quả thiết thực. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1. Cơ sở thực tiễn Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đang là hướng đi trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Hiện nay một số diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã chuyển đổi sang mô hình mới như trồng hoa và một số loại cây trồng khác. Tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hoa, cây cảnh mang tính chuyên canh như: Vùng sản xuất hoa hồng tại xã Hùng Thắng (Đại Từ) quy mô gần 5ha, xã Thành Công (Phổ Yên) quy mô gần 2 ha, vùng sản xuất đào cảnh tại phường Cam Giá và Gia Sàng (TP Thái Nguyên) quy mô xấp xỉ 7,5 ha, xã Minh Lập (Đồng Hỷ) quy mô gần 4ha...(Theo Đề án phát triển hoa, cây cảnh Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2007 - 2005, 2007) [14]. Một số chủng loại hoa, cây cảnh chính đang được trồng nhiều ở Thái Nguyên là hoa cúc, hoa hồng, cây đào. Một vài năm gần đây có bổ sung một số chủng loại hoa mới như đồng tiền, cẩm chướng, layơn...Thời vụ trồng chủ yếu là vụ xuân hè (tháng 3 đến tháng 5), và hè thu (tháng 6 đến tháng 8) và vụ đông xuân (tháng 9 đến tháng 10). Tuy nhiên sản xuất hoa của vùng còn gặp một số những khó khăn. Bên cạnh những yếu tố xã hội như đất đai phân tán nhỏ lẻ, nguồn lao động dồi dào nhưng số lao động có hiểu hiết về phát triển sản xuất hoa cây cảnh còn ít, cơ sở hạ tầng yếu kém thì vấn đề kỹ thuật trong sản xuất hoa cây cảnh cũng là một trong những khó khăn không nhỏ. Người dân vẫn còn lạc hậu, việc sản xuất chủ yếu là ngoài tự nhiên, áp dụng theo phương pháp truyền thống và dựa vào kinh nghiệm là chính ít sử dụng các biện pháp kỹ thuật như sử dụng chất kích thích sinh trưởng, bón phân qua lá... nên năng suất, chất lượng hoa 4 thấp mẫu mã hoa chưa đẹp, chủng loại và hình dáng hoa chưa phong phú nên không đáp ứng dược nhu cầu thị trường. Theo kết quả điều tra, khảo sát thị trường tiêu thụ hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua cho thấy. Thị trường tiêu thụ hoa cây cảnh của tỉnh chủ yếu là nội tỉnh, tại các khu dân cư tập trung đông như TP Thái Nguyên, các thị xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Số lượng hoa, cây cảnh sản xuất trong tỉnh mới chỉ đáp ứng được 62,3% nhu cầu thị trường, còn lại là hoa được vận chuyển từ nới khác đến. Chủng loại hoa vận chuyển từ thị trường khác đến Thái Nguyên chủ yếu là các loại hoa mà người dân địa bàn tỉnh chưa sản xuất được hoặc sản xuất với số lượng còn hạn chế như: Hoa lily, hoa hồng, hoa layơn... Theo niên giám thống kê của tỉnh Thái Nguyên năm 2006, dân số thành thị là 260.000 người, nông thôn là 849.000 người. Như vậy khi đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu thẩm mỹ ngày càng lớn, vì vậy với sự phát triển về kinh tế của tỉnh, nhu cầu hoa ở đây trong những năm tới sẽ ngày một tăng cao. Đây sẽ là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển, mở rộng sản xuất hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh.[15] 2.1.2. Cơ sở lý luận 2.1.2.1. Các nghiên cứu về dinh dưỡng qua lá Việc sử dụng phân bón thông thường cây hấp thụ nhờ lông hút của bộ rễ và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đất, nước, giống, thời tiết, côn trùng, vi sinh vật… Mặt khác chi phí phân bón trong nông nghiệp chiếm đến 30 - 50%. Trong lúc đó, mục đích của người sản xuất không chỉ nhằm đạt năng suất tối đa mà còn tìm lợi nhuận cao nhất. Cho nên con người phải tìm đến những biện pháp bón phân đạt hiệu quả cao nhất, tiết kiệm nhất, hiệu suất cao nhất. Phân bón qua lá là biện pháp rất quan trọng trong những biện pháp đó. 5 Theo đề tài nghiên cứu khoa hoc về Nghiên cứu sản xuất phân bón của nhóm nghiên cứu Nguyễn Huy Phiêu, Đặng Ninh, Lương Quỳnh Chúc, Phạm Đỗ Thanh Thuỳ, Ngô Văn Nhượng, Quách Thị Phiến, Hoàng Anh Tuấn, Bùi Đình Dinh, Nguyễn Văn Bộ tại Viện Thổ nhưỡng nông hoá thì cây cối không những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ qua lá, trong khi diện tích lá của cây lại gấp hành chục lần diện tích mà rễ cây ăn tới. Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm: - Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc - Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn - Chi phí thấp hơn - Ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng qua lá đạt tới 95 % . Ở Philippin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa 1,5 lần so với dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi không bón phân. Khi dùng phân bón lá cây lúa khoẻ hơn, cứng cáp hơn, chịu được sâu bệnh, không làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón hoá học vào đất. Hạt thóc cũng nặng thêm và chắc hơn, tỷ lệ gạo gãy không đáng kể, làm cho gạo của Philippin phù hợp với thị trường quốc tế. Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua đất. Ở nước ta, từ những năn 80, Viện Hoá học Công nghiệp đã tiến hành tách chiết axit humic từ than bùn để điều chế một số loại Humat dùng làm chất kích thích sinh trưởng phun cho cây trồng. Kết quả là đã được thị trường chấp nhận. Tuy nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật ngày một cao, khách hàng yêu cầu bổ sung thêm các chất dinh đường đa vi lượng, chất lượng của sản phẩm đưa ra thị trường phải ngày một nâng cao. Nhu cầu đó hoàn toàn phù hợp với nhũng kết quả nghiên cứu của nhiều nước tiên tiến. 6 Người ta đã xác định thời kỳ cây lớn cần nhiều các nguyên tố Ca, K và N. Khi tạo hoa, trái, củ lại cần nhiều nguyên tố P, N, nguyên tố trung lượng và vi lượng. Những kết quả nghiên cứu tác dụng của humat đã cho thấy hiệu quả về cải tạo tính chất vật lý của đất, làm thay đổi tính chất hoá học của đất và hiệu quả sinh học-kích thích sinh trưởng cây trồng. 2.1.2.2. Một số ứng dụng về dinh dưỡng qua lá Theo nghiên cứu của Nguyễn Anh Kết - GĐ công ty Thanh Hà và cộng sự đã đưa ra kết luận: Sử dụng phân bón lá hữu cơ sinh học KH giảm được chi phí cho nhà nông, không độc hại cho người sử dụng và môi trường. Chẳng hạn, nếu 01 ha bị ngập mặn từ 0,3 - 0,6%, diện tích thu hoạch không đáng kể hoặc mất trắng thì khi đưa sản phẩm phân bón lá hữu cơ sinh học KH vào chăm bón khi thu hoạch lợi nhuận tăng bình quân 4050000 - 6750000 đồng/ha. Nếu áp dụng với diện tích lớn hàng ngàn ha sẽ đưa lại một con số không hề nhỏ. Có thể thấy rằng mặc dù chi phí cho sản xuất ít nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời cây trồng sẽ kịp thời vụ. Ở những thời điểm thời tiết không thuận, phân bón lá được coi là chất điều hoà sinh trưởng do có chứa nhiều các chất tăng trưởng, vitamin và một số vi lượng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây. Phân bón hữu cơ lỏng Ước mơ nhà nông AGRODREAM được sản xuất từ phế thải tài nguyên biển như cá, rong biển, tôm, cua, da động vật, phế thải giàu prôtein từ quá trình sản xuất thực phẩm (thịt, nấm, bã bia, bã đậu tương, cám) theo phương pháp thuỷ phân bằng enzyme ở nhiệt độ thấp nên các axit amin và vitamin còn lại trong phân nhiều hơn. Phun phân bón lá thay cho phân bón thúc nhưng không thay thế phân bón lót và phân bón qua đất. Rễ cây ngoài việc hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất cung cấp cho cây trồng, nó còn có vai trò đặc biệt quan trong sự hình thành các hóc môn sinh trưởng, quyết định tới sự phát triển của cây trồng. 7 Theo tác giả Nguyễn Kim Lý và Nguyễn Xuân Linh[26] đã sử dụng kích phát tố của Công ty Thiên Nông và đi đến kết luận: Việc sử dụng phân bón lá này với liều lượng 1gr thuốc pha 1lít nước sạch và nhúng phần gốc của cành xuống 3 phút rồi đem phần dung dịch thuốc còn lại pha thêm 5gr phân bón lá phun lên cành giâm cứ 5 ngày phun 1 lần, có thể đảm bảo 80 -90% số cây ra rễ với thời gian rút ngắn. Phương pháp này được áp dụng hiệu quả cao hơn cho việc nhân giống vào mùa hè. Sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Thổ nhưỡng - Nông hóa (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa chính thức công bố phân bón qua lá FID, không chỉ có tác dụng làm tăng năng suất cây trồng, mà còn có thể bổ sung iốt cho người thông qua lượng iốt hòa tan trong cây. Theo các nhà nghiên cứu, chế phẩm phân bón lá FID sẽ giúp con người thông qua cây trồng hấp thụ iốt nhiều nhất dưới dạng hòa tan. Thêm nữa, việc sử dụng phân bón lá FID cũng rất đơn giản. Người dùng chỉ cần pha 30-40ml dung dịch FID cho một bình 818 lít nước, liều lượng phun trung bình 2 bình/sào Bắc Bộ. 2.1.2.3. Các nghiên cứu về chất diều hoà sinh trưởng a. Sự cân bằng hormon trong cây: Ở thực vật bất cứ mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển nào, đặc biệt là các quá trình hình thành cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả...) cũng như sự chuyển qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây đều được điều chỉnh đồng thời bởi nhiều loại hoocmon trong chúng. Chính vì vậy mà sự cân bằng giữa các hormon có một ý nghĩa quyết định. Nhìn chung có thể phân thành hai loại cân bằng là sự cân bằng chung và sự cân bằng riêng giữa các hoocmon. Sự cân bằng chung: Sự cân bằng chung được thiết lập dựa trên cơ sở hai nhóm phytohoocmon có hoạt tính sinh lý trái ngược nhau: Nhóm chất kích thích sinh trưởng và nhóm chất ức chế sinh trưởng. Sự cân bằng này được xác định trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Trong quá trình phát 8 triển cá thể từ khi cây sinh ra cho đến khi cây chết thì sự cân bằng trong chúng diễn ra theo quy luật là ảnh hưởng các kích thích giảm dần và ảnh hưởng các ức chế tăng dần. Sự cân bằng riêng: Trong cây có vô số các quá trình phát sinh hình thái và hình thành cơ quan khác nhau như rễ, thân, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín... đều được điều chỉnh bởi sự cân bằng của hai hay một vài hoocmon đặc hiệu. Tái sinh rễ hoặc chồi được điều chỉnh bằng tỷ lệ giữa Auxin và Xytokinin trong mô. Nếu tỷ lệ này nghiêng về Auxin thì rễ được hình thành nhanh hơn và ngược lại. Hiện tượng ưu thế ngọn cũng được điều chỉnh bằng tỷ lệ Auxin/Xytokinin. Auxin làm tăng ưu thế ngọn còn Xytokinin lại làm giảm ưu thế ngọn ... Tại bất cứ một thời điểm nào trong các quá trình đó cũng đều xác định được một sự cân bằng đặc hiệu giữa các hoocmon đó. Con người có thể điều chỉnh các quan hệ cân bằng đó theo hướng có lợi cho con người (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, 1994) [17]. b.Vai trò sinh lý của các chất điều tiết sinh trưởng Vai trò sinh lý của Auxin:Auxin là một chất kích thích sinh trưởng, kích thích sự giãn nở của tế bào theo chiều ngang, điều chỉnh tính hướng của cây: Với lá - hướng quang, với rễ - hướng địa. Auxin điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn, ngoài ra còn kích thích sự hình thành rễ đặc biệt là rễ bất định trên cành chiết, giâm và trên mô nuôi cấy, đồng thời kìm hãm sự rụng lá, hoa, quả (Hoàng Minh Tấn- Nguyễn Quang Thạch, 1993)[21]. Vai trò sinh lý của Gibberellin (GA3): Gibberellin có tác dụng phá bỏ sự ngủ nghỉ của hạt, củ, xúc tiến nảy mầm. Nó kích thích sự sinh trưởng kéo dài thân đối với cây thân gỗ và sự vươn dài của lóng đối với cây hòa thảo, hiệu quả này có được là do GA3 kích thích lên sự giãn của tế bào theo chiều dọc. GA3 ảnh hưởng rõ rệt đến sự ra hoa của một số thực vật, đến các quá 9 trình trao đổi chất, các quá trình sinh lý xảy ra ở trong cây và có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng dinh dưỡng của cây (Hoàng Minh Tấn - Nguyễn Quang Thạch, 1993)[21]. c. Vai trò của Xytokinin: Xytokinin kích thích sự phân chia tế bào mạnh mẽ, sự nảy mầm của hạt, của chồi ngủ, ảnh hưởng rõ rệt lên sự hình thành và phân hóa cơ quan, đặc biệt là sự phân hóa chồi. Xytokinin tương tác với Auxin điều chỉnh hiện tượng ưu thế ngọn của cây. Nó kìm hãm sự hóa già của các cơ quan và toàn cây, ảnh hưởng lên quá trình trao đổi chất, đặc biệt là quá trình tổng hợp axit nucleic, protein, diệp lục do đó mà ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của cây (Hoàng Minh Tấn - Nguyễn Quang Thạch, 1993)[21]. d. Ưu điểm của việc sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất hoa. Chất điều tiết sinh trưởng thực vật ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong nghề trồng hoa nói riêng... Với nghề trồng hoa sử dụng chất điều tiết sinh trưởng có nhiều thuận lợi, đó là: - Hoa không phải là thực phẩm cho người và vật nuôi, do đó các ảnh hưởng độc hại (nếu có) của chất điều tiết sinh trưởng không ảnh hưởng đến con người và vật nuôi. - Ở nồng độ rất thấp các chất điều tiết sinh trưởng đã phát huy tác dụng đối với cây trồng nói chung và với hoa nói riêng nên dư lượng của nó trong đất, nước là không đáng kể. - Tác dụng của chất điều tiết sinh trưởng đối với hoa nhanh, rõ rệt. - Các chất điều tiết sinh trưởng có thể làm thay đổi một số đặc điểm thực vật học của cây hoa: thay đổi chiều cao cây, màu sắc lá, thời gian sinh trưởng, sự ra hoa, chất lượng và tuổi thọ của hoa. Những chất có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của cây gọi là chất kích thích sinh trưởng như: Auxin, Gibberellin, Xytokinin... Những chất có tác dụng kìm hãm các quá trình sinh trưởng của cây gọi là chất kìm hãm sinh trưởng như: Axit abxixic, Etylen...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất