Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc thái ở việt nam có cùng đề tài với truy...

Tài liệu Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc thái ở việt nam có cùng đề tài với truyện thơ nôm dân tộc kinh

.PDF
264
1695
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- Ng« ThÞ Ph-îng NGHI£N CøU MéT Sè TRUYÖN TH¥ cña d©n téc Th¸i ë ViÖt Nam Cã CïNG ®Ò tµi víi truyÖn th¬ n«m d©n téc Kinh Chuyªn ngµnh: V¨n häc ViÖt Nam M· sè: 62.22.01.21 LuËn ¸n tiÕn sÜ ng÷ v¨n Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS. TS. NguyÔn §¨ng Na hµ néi - 2013 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS.Nguyễn Đăng Na, người Thầy đáng kính, đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này! Tôi xin bày tỏ niềm kính phục đối với các Thầy, Cô trong Tổ bộ môn Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, phòng Sau đại học – trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các nhà khoa học trong các hội đồng chấm luận án vì đã giúp đỡ tôi trên nhiều phương diện để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình! Tôi xin bày tỏ sự cảm kích sâu sắc đối với PGS. TS Đặng Quang Việt – nguyên Hiệu trưởng và TS Nguyễn Văn Bao - Hiệu trưởng trường Đại học Tây Bắc vì sự giúp đỡ lớn lao trong suốt quá trình tôi học tập và nghiên cứu! Tôi xin cảm ơn tất cả đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình tôi thực hiện luận án! Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2013 Tác giả luận án Ngô Thị Phƣợng Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c dÉn liÖu, kÕt qu¶ nªu trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ ch-a ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn ¸n Ng« ThÞ Ph-îng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2 3. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................17 4. Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài ............................................................................17 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................................18 6. Đóng góp của luận án ............................................................................................19 7. Cấu trúc của luận án ..............................................................................................20 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI CÓ CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH ...............................21 1.1. Truyện thơ, đề tài và cốt truyện .....................................................................21 1.1.1. Truyện thơ ...................................................................................................21 1.1.2. Đề tài và cốt truyện .....................................................................................23 1.2. Truyện thơ Nôm dân tộc Kinh ........................................................................27 1.3. Truyện thơ dân tộc Thái ..................................................................................30 1.3.1. Lịch sử văn hóa xã hội tộc người Thái .......................................................30 1.3.2. Hiện trạng truyện thơ dân tộc Thái ............................................................39 1.4. Mối tƣơng tác giữa truyện thơ Nôm và truyện thơ Thái .............................43 1.5. Giới thiệu nội dung một số truyện thơ Thái và truyện thơ Nôm liên quan đến đề tài ..................................................................................................................45 1.5.1. Truyện thơ Nôm Thạch Sanh và truyện thơ Thái Ngu háu .........................45 1.5.2. Truyện thơ Nôm Cái Tấm - Cái Cám và truyện thơ Thái Ý Nọi - Náng Xưa ....47 1.5.3. Truyện thơ Nôm Từ Thức và truyện thơ Thái Ú Thêm ...............................49 1.5.4. Truyện thơ Nôm Tống Trân - Cúc Hoa và truyện thơ Thái Trạng nguyên ............52 1.5.5. Truyện thơ Nôm Hoàng Trừu và truyện thơ Thái Trạng Tư .......................55 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................58 Chƣơng 2 NỘI DUNG CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH ..........................59 2.1. Khát vọng chinh phục tự nhiên.......................................................................59 2.1.1. Khát vọng chiến thắng tự nhiên ..................................................................60 2.1.2. Khát vọng chinh phục tự nhiên - cách thức bảo vệ bản mường .................65 2.2. Khát vọng bảo vệ gia đình - xã hội .................................................................68 2.2.1. Khát vọng bảo vệ gia đình ..........................................................................68 2.2.2. Khát vọng bảo vệ xã hội .............................................................................71 2.3. Khát vọng con ngƣời lí tƣởng .........................................................................75 2.3.1. Hình tượng con người lí tưởng ...................................................................75 2.3.2. Tự hào sánh ngang xứ người ......................................................................82 2.3.3. Khát vọng “ở hiền gặp lành” .....................................................................84 2.4. Khát vọng tâm linh .......................................................................................88 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................97 Chƣơng 3 NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH .........................99 3.1. Kết cấu truyện thơ Thái ..................................................................................99 3.1.1. Kết cấu và cấu trúc trong truyện thơ Thái .................................................99 3.1.2. Mô típ truyện thơ Thái ..............................................................................100 3.1.3. Tổ chức tình tiết ........................................................................................107 3.2. Nhân vật truyện thơ Thái ..............................................................................114 3.2.1. Số lượng nhân vật .....................................................................................114 3.2.2. Phân loại nhân vật ....................................................................................115 3.3. Ngôn ngữ truyện thơ Thái .............................................................................127 3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện .......................................................................128 3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật ....................................................................................132 3.4. Các biện pháp nghệ thuật ..............................................................................136 3.5. Truyện thơ mang màu sắc sử thi ..................................................................143 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................................146 KẾT LUẬN ............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151 PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Số lƣợng nhân vật trong truyện thơ Thái và truyện thơ Nôm ................114 Bảng 3.2: Số lƣợng nhân vật chính .........................................................................115 Bảng 3.3: Số lƣợng nhân vật phụ ............................................................................124 Bảng 3.4: Tên nhân vật phụ ....................................................................................127 Bảng 3.5: Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Thái ..............................................132 Bảng 3.6: Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Nôm .............................................133 Bảng 3.7: Ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ độc thoại trong truyện thơ Thái .........133 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Truyện thơ là thể loại khá quan trọng của văn học nƣớc nhà. Thành tựu truyện thơ kết tinh từ “máu chảy” nơi „đầu ngọn bút”, khiến “nƣớc mắt thấm trên tờ giấy” của toàn dân tộc Việt Nam. Nói tới truyện thơ, chúng ta cần kể đến truyện thơ Nôm (gọi tắt là truyện Nôm) và truyện thơ dân tộc Thái (gọi tắt là truyện thơ Thái). 1.2. Với địa bàn cƣ trú rộng, số dân đông thứ ba so với các dân tộc sinh sống tại miền núi, có chữ viết rất sớm, cộng thêm bề dày văn hóa, tộc ngƣời Thái đã đóng góp cho văn học nƣớc nhà những thành tựu lớn. Nhƣ các dân tộc khác, văn học Thái có quá trình hình thành, vận động vừa độc lập tƣơng đối, vừa là sản phẩm tổng hòa các yếu tố nội, ngoại sinh. Trong vốn văn hóa, văn nghệ dân tộc Thái, truyện thơ đƣợc coi nhƣ một thể loại khá đặc sắc. Truyện thơ Thái không đơn thuần là những sáng tác truyền miệng mang đậm sắc thái tộc ngƣời mà còn đƣợc lưu truyền bằng chữ viết riêng. Với giá trị đó, thể loại này đánh dấu bƣớc chuyển từ văn học dân gian sang văn học thành văn. Nói tới truyện thơ Thái, hầu nhƣ ai cũng chỉ quen thuộc với thiên tình sử Tiễn dặn người yêu, Khun Lú - Náng Ủa,... hay một số anh hùng ca Chương Han, Quam tô mương… Tuy nhiên, kho tàng truyện thơ Thái còn có những tác phẩm hay, ít ngƣời biết đến, ít đƣợc quan tâm nhƣ Ngu háu, Ý Nọi - Náng Xưa, Ú Thêm, Trạng nguyên, Trạng tư,… Vì vậy, nghiên cứu nó chính là góp phần làm r hơn diện mạo văn học Thái, hƣớng tới tìm kiếm những thành tựu, những giá trị tiềm ẩn còn b ng . 1.3. Truyện thơ Nôm là thể loại có vai trò trụ cột trong nền văn học dân tộc Kinh thời trung đại. Truyện thơ Nôm thuộc loại hình tự sự, chủ yếu diễn đạt bằng thơ lục bát, dùng văn tự Nôm, phản ánh xã hội thông qua sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh, tính cách nhân vật bằng cốt truyện với hệ thống biến cố sự kiện. Điểm chung của thể loại truyện thơ Nôm và truyện thơ dân tộc Thái là cùng có yếu tố hạt nhân - truyện và hình thức diễn đạt - thơ. Tìm hiểu truyện thơ dân tộc Thái, có thể thấy, hệ thống cốt truyện gần giống một số cốt truyện thuộc truyện thơ Nôm của dân tộc Kinh nhƣ Thạch Sanh, Cái Tấm - Cái Cám, Từ Thức, Tống Trân - Cúc Hoa, 2 Hoàng Trừu… Vấn đề so sánh điểm tương đồng và khác biệt của một số truyện thơ Thái với một số truyện thơ Nôm ít ngƣời tìm hiểu. Đây là lí do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh. 1.4. Truyện thơ đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình Ngữ văn Đại học, Cao đẳng nghiệp và Phổ thông. Với tƣ cách là ngƣời trực tiếp tham gia giảng dạy tại khu vực miền núi phía Bắc, việc nghiên cứu đề tài này góp phần cung cấp cho Nghiên cứu sinh và ngƣời học có thêm vốn hiểu biết về văn học địa phƣơng trong mối quan hệ với văn học viết dân tộc Kinh. Bản thân ngƣời viết có quá trình trƣởng thành, sống lâu dài trên mảnh đất Tây Bắc, cái nôi của thể loại truyện thơ. Những thế kỉ trƣớc, Tây Bắc đƣợc ví nhƣ thủ phủ của cƣ dân Thái, còn hiện nay, số đông đồng bào Thái đang quần cƣ sinh tụ. Những yếu tố đó tạo điều kiện thuận lợi để Nghiên cứu sinh đi vào nghiên cứu so sánh một số truyện thơ đã đề cập. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử văn bản Truyện Nôm - một hiện tƣợng đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam. Thể loại này phát triển khoảng 4 thế kỉ và đạt thành tựu khá rực rỡ ở giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Truyện Nôm là “một di sản vô cùng phong phú và quý báu trong kho tàng văn hóa dân tộc”, “một loại văn của quần chúng và đƣợc quần chúng nhiệt liệt hoan nghênh” [40, tr.129-130]. Mặc dù thể loại “tầm cỡ”, nhƣng đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chƣa thống nhất ý kiến nên xếp nó vào văn học dân gian hay văn học viết, nhất là mảng “truyện Nôm bình dân” (Từ dùng của Nguyễn Lộc). Có nội hàm giống nhƣ truyện thơ Nôm, truyện thơ các dân tộc ít người đang đứng giữa ranh giới phân loại khá phức tạp. Có nhà nghiên cứu cho rằng nó giống nhƣ một “dấu nối giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn” và có nhà nghiên cứu lại cho rằng thể loại này thuộc văn học dân gian. Những suy nghĩ mang tính lưỡng phân nhƣ vậy khiến nhiều ngƣời yêu thích mảng truyện thơ phải dè dặt. Sự thận trọng, lảng tránh (do tính an toàn cố hữu) dẫn tới hiện trạng các công trình nghiên cứu về truyện thơ dân tộc ít người ngày càng hiếm hoi, khiêm tốn. Không cần viện dẫn đâu xa, truyện thơ dân tộc Thái viết bằng chữ Thái cổ 3 hiện còn một số lƣợng khá lớn nhƣng chƣa đƣợc khai thác, dịch thuật, tìm hiểu. Trong tƣơng lai, giá trị của những loại sách này chƣa chắc đã đƣợc khai thác và sử dụng, bởi cần có nguồn kinh phí lớn, cần những khối óc có kiến thức lí luận vững chắc và do có những mã khóa riêng nên ngƣời nghiên cứu phải là ngƣời bản địa. Những yêu cầu đó rất xa vời trong điều kiện thực tế, không thể giải quyết “một sớm một chiều”. Năm 2002, GS. Đặng Nghiêm Vạn và các cộng sự sau khi chủ biên bộ sách Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đã phải chú thích rằng, muốn có những cuốn sách xuất bản bằng song ngữ “là điều không dễ dàng, vì cần có vốn đầu tƣ lớn, một tổ chức điều hành rất khoa học và cơ bản nhất, là có những ngƣời nhiệt tình và hiểu biết” [158, tr.12]. Trƣớc thực tế đó, tiến hành tìm hiểu truyện thơ Thái, chúng tôi đứng trƣớc rất nhiều khó khăn, nhất là điều kiện tƣ liệu khan hiếm, các công trình nghiên cứu về mảng văn học này gần nhƣ vắng bóng, không nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức xã hội. Tuy vậy, với những cố gắng nhất định của cá nhân, để có tƣ liệu nghiên cứu, Nghiên cứu sinh cùng một số cộng sự tiến hành dịch ba văn bản truyện thơ Thái hiện đang còn ở dạng văn bản cổ bao gồm truyện Trạng nguyên, Trạng Tư, Ngu háu với kì vọng đóng góp một vài nhận thức về phạm vi văn học nói trên. Chúng tôi biết vấn đề thực sự nan giải và cần có sự tham góp ý kiến của nhiều học giả chuyên tâm. Về văn bản, tiến hành viết luận án, chúng tôi dùng những tƣ liệu sau: 1. Ngu háu (trích Trường ca dân tộc Thái), do Lƣơng Hải Nhì - Ngô Thị Phƣợng dịch, biên soạn, năm 2009 và Thạch Sanh (1971), Nxb Văn học, Hà Nội. 2. Trạng nguyên (trích Trường ca dân tộc Thái), do Lƣơng Hải Nhì - Ngô Thị Phƣợng – Cầm Thị Pánh dịch, biên soạn, năm 2010 và Tống Trân - Cúc Hoa (1960), Nxb Phổ thông, Hà Nội. 3. Trạng Tư (trích Trường ca dân tộc Thái), do Lƣơng Hải Nhì - Ngô Thị Phƣợng dịch, biên soạn, năm 2009 và Hoàng Trừu (1964), Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Ú Thêm, do Hà Văn Ban, Hoàng Anh Nhân (sƣu tầm, biên soạn) năm 1990, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội và Truyện Từ Thức (trong cuốn Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam (2000), tập 1, Bùi Văn Vƣợng chủ biên - Hoàng Phong - Lê Thị Bình - Chu Giang sƣu tầm, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội). 4 5. Ý Nọi - Náng Xưa, do Lò Ngọc Duyên dịch, biên soạn năm 1999 và Cái Tấm - Cái Cám (trong cuốn Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam (2000), tập 1, Bùi Văn Vƣợng chủ biên - Hoàng Phong - Lê Thị Bình - Chu Giang sƣu tầm, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội). Để tìm hiểu về truyện thơ Thái có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh, trƣớc hết, chúng tôi lần lƣợt tìm hiểu lịch sử nghiên cứu với 2 vấn đề chính: Một là, truyện thơ các dân tộc ít người và truyện thơ dân tộc Thái. Hai là, mối tương tác giữa truyện thơ Nôm với truyện thơ dân tộc ít người trong đó có truyện thơ dân tộc Thái. 2.2. Truyện thơ các dân tộc ít người và truyện thơ dân tộc Thái Chỉ ra tổng quan nghiên cứu về truyện thơ dân tộc Thái, chúng tôi trình bày những ý kiến về truyện thơ các dân tộc ít người nói chung liên quan đến luận án. 2.2.1. Truyện thơ Truyện thơ “thực chất là một truyện vừa viết bằng thơ […] và cơ sở của nó là cốt truyện đƣợc trình bày trong sự thống nhất với việc thể hiện tài liệu của truyện thơ theo phƣơng thức trữ tình” [135, tr.172]. Truyện thơ đƣợc gọi “tập đại thành” của các dân tộc thiểu số Việt Nam, “thể loại đạt đến trình độ cao nhất trong sự phát triển của các thể loại văn học dân gian” [98, tr.19]. Nó ra đời khi nhu cầu giải phóng con ngƣời, phô diễn mọi biểu hiện phong phú của đời sống nội tâm trong xã hội đầy biến động trở nên bức thiết. Thêm vào đó, sự giao lƣu văn hóa rộng rãi với ngƣời Kinh miền xuôi, với các nƣớc láng giềng, văn học dân tộc ít ngƣời đòi h i một thể loại dài hơi hơn, có khả năng hơn trong việc thực hiện những khúc quanh, những biến thái phức tạp của thế giới tâm hồn con ngƣời (khi mà truyện cổ, dân ca không thể đáp ứng yêu cầu đó). Nhƣng điều kiện thực hiện nhu cầu đó lại chƣa chín muồi. “Những nhu cầu đó đành chịu dồn nén lại để hun đúc nên một thể loại mới vừa là truyện lại vừa là thơ - đó là thể loại truyện thơ” [98, tr.342]. Truyện thơ Nôm và truyện thơ dân tộc ít người đều là thể loại đặc biệt của nền văn học dân tộc Việt Nam, mang những đặc trƣng riêng khiến thơ ca Việt Nam khác hẳn với thơ ca các nước khu vực. Nhà nghiên cứu N.I.Niculin nhận định: “Những thể loại khác nhau của truyện thơ, nhƣ đã đƣợc mọi ngƣời thừa nhận, là một tài sản vô 5 cùng quý báu của nền văn học dân tộc Việt Nam. Truyện thơ bắt nguồn từ văn học dân gian, với tƣ cách là những thể loại, chúng tạo thành bộ phận đặc biệt tiêu biểu cho thơ ca Việt Nam. Truyện thơ đã làm cho thơ ca Việt Nam khác biệt hẳn so với truyền thống ở Viễn đông mà nó gắn bó mật thiết” [Dẫn theo 39, tr.263-264]. Vì thể loại truyện thơ đánh dấu trình độ cao nhất trong sự phát triển của các thể loại văn học ít ngƣời nên thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tổng quan về vấn đề này, chúng tôi có thể điểm lƣợc những kết luận quan trọng của các nhà nghiên cứu tiêu biểu nhƣ Đinh Gia Khánh, V Quang Nhơn, Đặng Nghiêm Vạn, Phan Đăng Nhật, Lê Trƣờng Phát, Nguyễn Xuân Kính, Cầm Cƣờng, Nông Quốc Chấn, Vũ Anh Tuấn… Trong cuốn Văn học dân gian (đã in lần đầu từ năm 1972 đến 1977), Đinh Gia Khánh định nghĩa: Truyện thơ - “truyện dài bằng thơ” [51, tr.780]. Định nghĩa này nhấn mạnh “tính tự sự và ngôn ngữ giàu hình ảnh và có nhịp điệu của thơ”. Nhà nghiên cứu V Quang Nhơn, một chuyên gia uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu văn học các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cho biết, “trong nền văn học các dân tộc ít ngƣời nổi lên một hiện tƣợng khá phổ biến: đó là sự ra đời và lƣu truyền khá rộng rãi trong dân gian hàng loạt những truyện dài bằng thơ” [96, tr.391], đồng thời chỉ r , truyện thơ ở các dân tộc ít ngƣời không xuất hiện riêng lẻ mà trở thành “một hiện tƣợng”, “sự kiện đặc biệt” nổi bật. Về nhận định này, ông nhấn mạnh vị trí truyện thơ so với các thể loại khác của văn học dân tộc ít ngƣời. Dƣới góc nhìn so sánh, nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật tổng kết “nếu nhƣ ngƣời Kinh có truyện thơ Nôm thì các dân tộc thiểu số có một loại hình tương đương: Truyện thơ. Đó là những tác phẩm tự sự dƣới hình thức thơ ca. Ở các dân tộc thiểu số không cần phải phân biệt với tính bác học và hình thái ghi chép bằng chữ Hán” [95, tr.150]. Trong chuyên luận của mình, nhà thơ Nông Quốc Chấn giới thiệu chung về truyện thơ Tày Nùng đã xếp truyện thơ thuộc về “nền văn học cổ điển của Tày Nùng” [9, tr.8]. Sau này, Cầm Cƣờng tìm hiểu chung về văn học dân tộc Thái nhấn mạnh “truyện thơ […] thực chất là tiểu thuyết bằng thơ” [14, tr.116] và ông cũng cho rằng truyện thơ thuộc văn học thành văn. Nhƣ vậy, rất có thể truyện thơ thuộc loại hình văn học viết. 6 Không có mục đích đi tìm nội hàm thuật ngữ hay vị trí truyện thơ, năm 1997, trong công trình Đặc điểm thi pháp truyện thơ, chuyên luận khoa học tập trung vào cách thức tổ chức trong truyện thơ, nhà nghiên cứu văn học dân gian Lê Trƣờng Phát khẳng định: “Truyện thơ là một thể loại đặc biệt - đặc biệt ở chỗ nó vừa mang tính chất của truyện, vừa mang tính chất của thơ ca. Nó là truyện đƣợc kể dƣới hình thức thơ ca” [98, tr.55]. Ông nhấn mạnh đặc trƣng thi pháp cốt l i của truyện thơ là “truyện đƣợc kể dƣới hình thức thi ca”, tức là nó thuộc loại hình tự sự bằng thơ. Không dừng ở đó, trong bài viết Về mô hình cốt truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số, Lê Trƣờng Phát tiếp tục dành sự quan tâm tới kết cấu cốt truyện và có những phát hiện về kiểu kết thúc của truyện thơ: “Nghiên cứu truyện thơ, mọi ngƣời hầu nhƣ nhất trí rằng phần lớn cốt truyện của thể loại này đƣợc xây dựng theo mô hình “kết thúc có hậu” gồm 3 chặng gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ. Nói phần lớn bởi lẽ mô hình cốt truyện này chỉ áp dụng với những tác phẩm có đề tài chủ đạo là tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên đây là đề tài chủ yếu cơ bản của thể loại […]. Xem xét những truyện thơ có cùng đề tài chủ đạo […] ngoài “kết thúc có hậu” nhƣ trên, truyện thơ còn xây dựng kiểu kết thúc khác, một kiểu cốt truyện đƣợc cấu trúc theo mô hình khác” [99, tr.54]. Kết luận trên đã gợi ý cho ngƣời viết khi xem xét sự khác và giống nhau về kết cấu cốt truyện ở truyện thơ Thái và truyện thơ Nôm. Theo nhận định này thì cốt truyện của truyện thơ dân tộc ít ngƣời không chỉ có kết cấu ba phần nhƣ truyện Nôm Kinh mà nó còn xuất hiện những cấu trúc khác. Những cấu trúc đó cần đƣợc cụ thể hóa trong những tác phẩm mà đề tài quan tâm. Kết cấu ba phần nói trên của truyện Nôm – thể loại thuộc văn học viết Việt Nam, truyện thơ dân tộc ít ngƣời cũng có chung kiểu kết cấu, vậy, có thể đây cũng là thể loại thuộc văn học viết. Nếu nhƣ Lê Trƣờng Phát tập trung tiến hành tìm hiểu vị trí và thi pháp của truyện thơ thì Vũ Tiến Quỳnh đi truy tìm nguồn gốc văn hóa xã hội, phong cách thể loại truyện thơ và khẳng định “Truyện thơ - một dấu nối giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn”. Theo ông, truyện thơ có nguồn gốc từ chính bản tộc. Bên cạnh đó, truyện thơ còn có nguồn gốc từ truyện Nôm, sự ra đời của các truyện thơ ở các dân tộc ít ngƣời “có tính quy luật phổ biến, theo những nhu cầu khách quan và theo những điều kiện xã hội lúc đó” [109, tr.48] nhƣ sự phân chia giai cấp trong xã hội, sự xuất hiện tầng lớp nho sỹ, trí thức cấp thấp ở một số vùng dân tộc ít ngƣời. 7 Đồng quan điểm với Vũ Tiến Quỳnh, khi giới thiệu tác phẩm Ú Thêm, học giả Đặng Nghiêm Vạn nhấn mạnh, truyện thơ “là loại hình mang tính chuyển tiếp, không dừng lại ở phạm trù dân gian, tuy còn đƣợm nhiều hƣơng sắc, mà đá qua phạm trù bác học” [5, tr.7]. Ở luận án này, chúng tôi đặc biệt lƣu ý đến hai ý kiến trên, bởi hàm lƣợng thông tin trong ý kiến đã định hƣớng, đi đến lí giải nội dung và nghệ thuật truyện thơ Thái đồng thời là cơ sở khoa học xem xét mối tương tác giữa truyện thơ Nôm dân tộc Kinh và dân tộc Thái. Quả thật, trong điều kiện bản địa, truyện thơ dân tộc ít ngƣời kế thừa cốt truyện dân gian bản tộc và kế thừa cốt truyện của truyện thơ Nôm không phải là hiện tƣợng cá biệt mà là quy luật phổ biến, thể hiện sự thông minh của trí thức tộc ngƣời. Ngay ở truyện thơ Nôm dân tộc Kinh cũng xảy ra hiện tƣợng này. Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du cũng mƣợn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân song vẫn đƣợc coi là một sáng tác thực thụ của văn học Việt Nam. Nhƣ vậy, mỗi nhà nghiên cứu chú ý tới từng phƣơng diện của truyện thơ. Gần đây, trong công trình Truyện thơ Tày, nguồn gốc quá trình phát triển và thi pháp thể loại, Vũ Anh Tuấn đã chú ý nhiều tới cấu trúc truyện thơ: “Cấu trúc truyện thơ nói chung đƣợc xem nhƣ là sự kết hợp truyện và thơ, thơ ở trong truyện và truyện ở trong thơ. [...]. Đó là sự kết hợp có tính quy mô hài hòa và tƣơng tác lẫn nhau đến từng yếu tố. Cốt truyện của truyện thơ nhìn chung mô phỏng theo cách cấu tạo của cốt truyện cổ tích, nhƣ là một sự kế thừa loại hình trên con đƣờng đi tìm một phƣơng thức tự sự bằng văn vần của văn học dân gian, trƣớc những đòi h i của cuộc sống thực tại phải đáp ứng, và còn vì nhu cầu tự đổi mới để phát triển của nghệ thuật ngữ văn dân gian” [148, tr.131]. Ý kiến trên của Vũ Anh Tuấn hoàn toàn khẳng định đây là thể loại thuộc văn học dân gian, có sự kết hợp truyện và thơ. Nội dung quan điểm của ông không tán thành với ý kiến của Vũ Tiến Quỳnh và Đặng Nghiêm Vạn. Không dừng lại ở vấn đề vị trí, nguồn gốc, cấu trúc hay thi pháp, một số nhà nghiên cứu còn chú ý bình giá về nội dung cũng như nghệ thuật của truyện thơ, tiêu biểu có các ý kiến của Hà Văn Thư, Hoàng Tiến Tựu, Phan Đăng Nhật… Năm 1962, trong điều kiện nƣớc nhà kháng chiến chống Mỹ, tƣ liệu thiếu thốn, các nhà nghiên cứu ở Viện Văn học trong đó có Hà Văn Thƣ vẫn dành nhiều 8 tâm sức cho văn học dân tộc ít ngƣời: “Các truyện thơ dài từ năm bảy trăm cho tới trên dƣới hai nghìn câu cũng có khá nhiều và phần lớn đều ca ngợi những mối tình chung thủy […]. Yêu nhau phải mong đến cái chết mới đƣợc gần nhau, cái kết cục bi thảm của đôi nhân vật trong truyện đã làm rơi không biết bao nhiêu nƣớc mắt. Và, những truyện thơ trữ tình này đã tố cáo một xã hội ngột ngạt đầy rẫy những phong tục tập quán lạc hậu” [134, tr.11]. Nhận định trên có tính chất định hƣớng cho công trình nghiên cứu truyện thơ về phƣơng diện đề tài. Cùng nhiều học giả khác, trong chuyên luận về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, nhà nghiên cứu Phan Đăng Nhật cũng ủng hộ ý kiến trên. Ông khẳng định: “Về mặt nội dung, vấn đề trung tâm của các truyện tình yêu là cuộc sống đau khổ của những trai gái bị thất bại trong tình yêu do xã hội cũ gây nên. Đại diện cho xã hội bất công thƣờng là bố mẹ, là những ngƣời trực tiếp chịu trách nhiệm gả bán […] Vua quan phìa tạo đã thực sự là kẻ đối lập, cƣớp cô gái đẹp và gây nên bi kịch tình yêu bất hạnh. Sự cƣỡng bức, cƣớp đoạt phá phách của xã hội chứ không phải là sự phản bội của một trong những ngƣời là nguyên nhân gây nên đau khổ”. Ông nhấn mạnh thêm vai trò của nhân vật nữ với kết cục của những mối tình ấy: “đôi trai gái trong truyện thơ tình yêu của các dân tộc thiểu số một mực kiên tâm chờ đợi, theo đuổi, bảo vệ và còn đấu tranh để giành lại hạnh phúc đã bị cƣớp mất. Trong đó vai trò của ngƣời phụ nữ rất quan trọng…” [95, tr.175]. Truyện thơ không tồn tại riêng lẻ, trong quá trình phát triển của mình, nó tiếp thu kế thừa các thể loại khác theo kiểu liên kết dọc. Nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu nhận xét: “Về nội dung cũng nhƣ hình thức nghệ thuật, truyện thơ về đề tài tình yêu các dân tộc ít ngƣời đã kế thừa và phát triển truyền thống của thơ ca trữ tình, đặc biệt là dân ca tình yêu của các dân tộc” [150, tr.296]. Ông kết luận: “Có nhiều nét đặc sắc và đáng chú ý nhất là những truyện thơ về đề tài tình yêu và hôn nhân, tuy cốt truyện đơn giản nhƣng rất giàu chất trữ tình, giàu chất thơ, đặc biệt là sự phô diễn, thể hiện thế giới nội tâm nhân vật” [150, tr.296]. Nhƣ vậy, ba ý kiến trên đều thống nhất ở một điểm rằng, truyện thơ có ba đề tài chủ yếu: Tình yêu lứa đôi thủy chung, mâu thuẫn gia đình, tố cáo xã hội ngột ngạt, lạc hậu. Riêng Hoàng Tiến Tựu có thêm những gợi ý cho phƣơng diện nghệ thuật thể 9 hiện cốt truyện của truyện thơ: thông qua thế giới nội tâm. Đây là những gợi ý cơ bản về phƣơng diện ngôn ngữ nhân vật. Từ những nhận định về truyện thơ các dân tộc nói chung, chúng tôi tiến hành tìm hiểu những đánh giá xung quanh truyện thơ dân tộc Thái. 2.2.2. Truyện thơ dân tộc Thái Truyện thơ dân tộc Thái là thể loại tồn tại dƣới hai hình thức truyền miệng và viết; diễn đạt bằng văn vần, có cốt truyện, của dân tộc Thái ở Việt Nam… so với truyện cổ và dân ca, truyện thơ Thái có quy mô hơn hẳn về dung lƣợng tác phẩm, về tầm khái quát các vấn đề xã hội đƣợc phản ánh, về nghệ thuật xây dựng hình tƣợng văn học. Qua nhiều chuyến đi thực tế tới các thƣ viện địa phƣơng nơi có đồng bào Thái cƣ trú bao gồm Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Thanh Hóa,… nghiên cứu sinh cho rằng, lực lƣợng học giả làm công tác nghiên cứu chuyên biệt về văn học Thái bao gồm hoạt động sưu tầm, biên soạn, đánh giá, hệ thống hóa còn rất m ng, thành tựu cũng khá khiêm tốn. Quan tâm sớm nhất, tính theo thời gian lịch sử, năm 1957, truyện thơ dân gian Xống chụ xôn xao do Điêu Chính Ngâu thực hiện đƣợc xuất bản ở Hà Nội. Năm 1960, Mạc Phi, Hà Hem, Lò Văn Cậy khảo đính Xống chụ xôn xao có tìm thấy một bản dài hơn. Đến năm 1964, nhân dân địa phƣơng đã tìm thấy nhiều bản sách cổ. Nhƣng tất cả các bản sách này “đều không có ghi một chỉ dẫn nào về chủ sách, ngƣời chép sách, sách sao theo bản nào, đƣợc tiến hành tại đâu, ngày tháng nào?” [101, tr.7]. Sách văn học chuyên biệt đầu tiên có tính chất nghiên cứu về truyện thơ dân tộc Thái mang tên Tìm hiểu văn học dân tộc Thái Việt Nam của Cầm Cƣờng. Công trình đƣợc tiến hành từ năm 1993. Ông đã biên soạn và trích đăng một số truyện thơ Thái tiêu biểu viết về chủ đề lịch sử xã hội và tình yêu nhƣ Chương Han, Xống chụ xon xao, Khun Lú - Náng Ủa… trên tinh thần tự hào dân tộc và trân trọng di sản truyền thống của cha ông để lại. Đây là công trình lấy việc sƣu tầm, biên soạn, giới thiệu làm trọng tâm. Trong cuốn sách, ngoài lời giới thiệu ngắn gọn, khái quát thì không thấy tác giả so sánh truyện thơ Thái với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh. Ông quan niệm “truyện thơ, thơ ca nói chung - sự nở rộ của văn học thành văn của dân tộc 10 Thái” [16, tr.115], không dùng dẫn chứng làm r quá trình ảnh hƣởng qua lại giữa các phạm vi văn học nhƣng ông cũng khẳng định rằng trong bƣớc đƣờng hình thành, vận động, văn học Thái có thời kì “định hình và phát triển riêng mình”, có “học tập rộng rãi các nền văn học xung quanh” nhất là lúc thể truyện thơ hình thành [16, tr.134]. Việc học tập những gì, ở nền văn học nào, tác giả không nói r . Trong Chương 2, Những thành tựu chính của văn học Thái Việt Nam, ở mục II, Cầm Cƣờng xếp truyện thơ Thái vào “văn học thành văn” [16, tr.98]. Ông chỉ ra rằng, “trƣớc Quam Tô Mương (Truyện kể bản mƣờng), ngƣời Thái đã có chữ viết. Chữ viết dân tộc là công cụ ghi chép những sáng tác văn học lớn - đã thúc đẩy dòng văn học viết phát triển. Kết quả, chữ viết lại là phƣơng tiện bảo tồn vững chắc các sản phẩm của trí tuệ uyên bác đó…” [16, tr.98]. Muốn tăng tính thuyết phục cho nhận định nói trên, Cầm Cƣờng tiếp tục khẳng định: “Điểm chung của dòng văn học viết là đƣợc soạn thành sách, khác với thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích… chủ yếu đƣợc truyền miệng. Đành rằng viết thành sách chƣa phải là điều kiện đủ, nhƣng đã là điều kiện cần để xét một tác phẩm nào đó đã thành văn hay chƣa” [16, tr.99]. Ba ý kiến của Vũ Tiến Quỳnh, Đặng Nghiêm Vạn (ở phần truyện thơ) và Cầm Cƣờng gặp nhau ở một điểm, quan trọng là, truyện thơ - sáng tác mang dấu ấn văn học viết. Ý kiến này trái chiều với nhận thức trƣớc đây: truyện thơ thuộc văn học dân gian. Tất nhiên, để trả lời xác thực đƣợc câu h i trên, chúng ta phải cần tới tâm và lực của nhiều thế hệ tiếp nối, bởi cơ sở khoa học, kĩ thuật công nghệ hiện nay chƣa đủ mạnh để khẳng định chắc chắn vấn đề. Truyện thơ dân tộc Thái là một thể loại có số lƣợng sáng tác phong phú. Chính vì sự phong phú ấy nên nhiều sáng tác của thể loại chƣa đƣợc ngƣời đời biết đến. Năm 1995, tác giả ngƣời Thái là Cầm Trọng cùng Phan Hữu Dật đã tiến hành nghiên cứu tổng luận về Văn hóa Thái Việt Nam. Trong chƣơng VI, Văn hóa, hệ thống tư tưởng và trí thức, hai ông đã đề cập tới truyện thơ, cho rằng: “các văn bản Thái cổ tập trung nhiều nhất vào thể loại truyện thơ, đến nay đã có khá nhiều ngƣời thu thập mà vẫn chƣa thể nào sƣu tầm hết đƣợc những tác phẩm này” [139, tr.399]. Kết luận trên đủ cho ngƣời đọc thấy truyện thơ của dân tộc Thái còn là một ẩn số. 11 Năm 1997, Lê Trƣờng Phát trong bài nghiên cứu Về mô hình cốt truyện của truyện thơ các dân tộc thiểu số đăng trên Tạp chí Văn học, số 7, trang 52 đã lập bảng thống kê loại những tác phẩm có kết thúc bi kịch nhƣ sau: Tổng số truyện thơ thể hiện đề tài Tỷ lệ giữa hai kiểu kết thúc: tình yêu đến 1997 đã sƣu tầm đƣợc bi kịch/có hậu + Thái 4 tác phẩm 3/1 + Tày - Nùng 7 tác phẩm 2/5 + Mƣờng 4 tác phẩm 4/0 + H mông 3 tác phẩm 2/1 + Chăm 2 tác phẩm 2/0 20 tác phẩm 13/7 Cộng Sau đó, ông khẳng định: ở truyện thơ các dân tộc thiểu số, “kiểu kết thúc bi kịch mới là phổ biến và tiêu biểu” và mô hình hóa cốt truyện với kết thúc bi kịch: GẶP GỠ VÀ BỊ NGĂN TRỞ MỘT HOẶC YÊU NHAU RẼ DUYÊN CẢ HAI ĐỀU CHẾT Lê Trƣờng Phát giải thích số liệu “Riêng ở nhóm truyện thơ Tày - Nùng, tình hình ngƣợc lại: Kiểu kết thúc có hậu chiếm tỷ lệ lấn át”. Sở dĩ có hiện tƣợng này, “chính là do vai trò tham gia sáng tạo tác phẩm của các nho sĩ, thầy đồ người Việt miền xuôi lên; họ mang theo ảnh hƣởng truyện Nôm Việt vào truyện thơ Tày - Nùng. “Kết thúc có hậu” là một cách để dân gian tấn công (tất nhiên trong mơ ƣớc) vào lễ giáo phong kiến (mà thực chất là tín điều Nho giáo) trong lĩnh vực tình yêu hôn nhân” [99, tr.55]. Còn ở các dân tộc khác nhƣ Thái, phần nào nữa Mƣờng, vai trò tham gia sáng tác truyện thơ chủ yếu thuộc về dân gian và trí thức của chính các dân tộc đó (những ngƣời này chủ yếu tuân thủ truyền thống văn hóa nghệ thuật của dân tộc họ), vai trò của nho sĩ miền xuôi lên, của các ông đồ Việt và của Nho giáo rất mờ nhạt, thậm chí ở những dân tộc này “không có gì” [99, tr.54-55]. Đây là kết luận mà sau này một số công trình đã đồng tình nhƣ các công trình của Kiều Thu Hoạch, Vũ Anh Tuấn… 12 Năm 1997, trong điều kiện tác phẩm dịch sang tiếng Việt không nhiều, nhà nghiên cứu Lê Trƣờng Phát chƣa có điều kiện bao quát toàn bộ các sáng tác thuộc thể truyện thơ của dân tộc Thái. Vì vậy, ông đƣa ra ý kiến cho rằng, truyện thơ Thái đa phần chỉ kết thúc bi kịch và kết quả đó phản ánh ngƣời sáng tác ra nó là người bản địa. Vào thời điểm đó, kết luận trên phù hợp với thực tế tƣ liệu, đồng thời gợi mở cho nhiều công trình khác có những tìm tòi phát hiện thú vị. Ngày nay, văn bản truyện thơ đƣợc các nhà nghiên cứu Thái học giới thiệu nhiều hơn. Kết quả cho thấy, nhiều tác phẩm mang kết thúc có hậu, tên truyện rất giống truyện Nôm của ngƣời Kinh nhƣ Quám Mai công (Nhị độ mai), Tống Trân - Cúc Hoa, Trạng Tư (Hoàng Trừu), Lục Vân Tiên, Quám Thư Kiêu (Truyện Thúy Kiều)… Cũng năm 1997, trong luận án Đặc điểm thi pháp truyện thơ của các dân tộc thiểu số, ở Chương 2, ông lại khẳng định: “có nhiều tác phẩm văn học Thái vay mƣợn cốt truyện của các dân tộc anh em”. Qua những dịch phẩm, chúng tôi cũng nhận thấy r dấu ấn Nho giáo. Có thể các thầy đồ hay trí thức ngƣời Kinh không hẳn hoàn toàn vắng bóng trong văn chƣơng tộc ngƣời Thái. Trên cơ sở tóm tắt những truyện thơ Thái, các công trình nghiên cứu chú ý tới nội dung và nghệ thuật một số truyện thơ liên quan đến đề tài luận án gồm Trạng nguyên, Ý Nọi - Náng Xưa, Ú Thêm, Trạng Tư, Ngu háu (Lƣu Vĩnh)… Trong Tìm hiểu truyện thơ Thái, ông Cầm Cƣờng đã liệt kê một số thành tựu truyện thơ Thái có nguồn gốc bản tộc và kết luận: Truyện thơ Thái, ngoài những tác phẩm tiêu biểu đã xuất bản “còn nhiều tác phẩm lớn khác nhƣ Tõng Đón - Ăm Ca, Pha Mệt - Pha Cãng, Thi Thỗn, Kén Kẻo, U Thễn, Thôi Thao, Phôm Hom, Hiễn Hôm, Tạo Luông Mưỡng, Cống Cẵm, Ý Nọng - Náng Xưa… Các truyện thơ là sự khẳng định vững chắc của văn học thành văn cũng nhƣ nền văn học Thái nói chung” [16, tr.126]. Sau đó, ông tiếp tục giới thiệu một số truyện thơ có nguồn gốc ngoại bản tộc: “Trong khung cảnh Việt Nam, tác giả Thái đã bắt đầu chú ý đến văn học Việt Nam và Trung Quốc qua Việt văn. Chúng ta thấy khoảng từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, văn học Thái đã có thêm các truyện thơ […] Chãng Nghiên (Tống Trân Cúc Hoa), Phạm Công (Phạm Tải - Ngọc Hoa), Thư Cẫu (Thúy Kiều), Chãng Tư, Lưu Vĩnh (Hán Cao Tổ), Lư Xiễn (Điêu Thuyền), Xan Lưỡng - Inh Lái (Lƣơng Sơn Bá - Trúc Anh Đài), Chiêu Quân cống Hồ, Càn Long du Giang Nam, Lĩnh Y (Tây du 13 kí)… Đó là bƣớc tiến lớn của văn học Thái sau khi định hình và đạt tới đỉnh cao riêng mình (mà) Chãng Nghiên là thành công lớn về mọi mặt”. Từ gợi ý của Cầm Cƣờng, chúng tôi chia đối tƣợng nghiên cứu thành 2 loại: truyện thơ có nguồn gốc bản tộc là Ý Nọi - Náng Xưa, Ú Thêm. Truyện thơ có nguồn gốc ngoại bản tộc là Trạng nguyên, Trạng Tư, Ngu háu. Đây là cơ sở giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu, so sánh với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh. 2.3. Mối tương tác giữa truyện thơ dân tộc Thái với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh Trong khoảng vài chục năm lại đây, việc nghiên cứu so sánh truyện Nôm dân tộc Kinh với truyện thơ các dân tộc ít người đƣợc giới nghiên cứu quan tâm, xem xét. Muốn đánh giá đúng bản chất của truyện thơ Nôm thì “không thể không kết hợp nó trong mối quan hệ loại hình với truyện thơ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” [39, tr.267]. Ngƣợc lại, thẩm định chuẩn xác giá trị truyện thơ dân tộc ít người thì phải xem xét nó trong tƣơng quan với truyện thơ Nôm. Giữa truyện thơ dân tộc ít ngƣời với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh có những điểm khá giống nhau ở nội hàm tác phẩm. Trở lại với chuyên luận Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, các nhà nghiên cứu tiếp tục khẳng định mối quan hệ giữa truyện thơ Nôm và truyện thơ Thái “có những nét tƣơng đồng về các mặt: tư tưởng chủ đạo, xây dựng nhân vật, kết cấu tác phẩm và các thủ pháp nghệ thuật thường dùng. Truyện Nôm miền xuôi cũng nhƣ truyện thơ miền núi đều là bước nối giữa văn học dân gian và văn học thành văn, đều mang tính chất của cả hai hình thức văn học nói trên […]. Hiện nay chúng ta đã có những dấu hiệu cụ thể để nói rằng có sự ảnh hƣởng trực tiếp giữa Quám Mai Công, Tống Trân - Cúc Hoa, Hoàng Trìu, Lục Vân Tiên, Quám Thư Kiêu của dân tộc Thái với Nhị độ mai, Tống Trân - Cúc Hoa, Hoàng Trừu, Lục Vân Tiên, Truyện Kiều của dân tộc Kinh.” [95, tr.86-87]. Tất cả các phƣơng diện đƣợc đề cập trên nhƣ nhân vật, kết cấu tác phẩm… đều thuộc vấn đề của cốt truyện. Nhìn từ phƣơng diện nghệ thuật, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch đồng tình với ý kiến trên, nên bổ sung: “Quan hệ ấy biểu thị ở sự tƣơng đồng ở câu mở đầu, câu kết thúc, ở ngôn ngữ thơ pha tạp không thuần nhất, không đồng đều, khi thì Hán khi thì Nôm, khi thì bình dân khi thì trang trọng và đáng chú ý là truyện Nôm của ngƣời Việt dần dần đã xâm nhập vào cả thể loại truyện thơ Tày, Nùng, Thái... để tạo 14 nên những truyện thơ mang dáng dấp của truyện Nôm hay nói đúng hơn là chịu ảnh hƣởng của truyện Nôm cả về cấu trúc tƣ tƣởng và nghệ thuật” [40, tr.240]. Ông nhấn mạnh rằng, mối quan hệ truyện thơ Nôm dân tộc Kinh và truyện thơ dân tộc Thái chỉ có tính chất một chiều. Sự tƣơng đồng giữa truyện thơ dân tộc ít ngƣời và truyện Nôm không chỉ xảy ra ở văn học dân tộc Thái mà khá phổ biến ở văn học các dân tộc ít ngƣời khác. Câu ca dân gian của đồng bào Mƣờng chỉ ra mối quan hệ đối sánh giữa truyện thơ Mƣờng “trên mƣờng” và truyện thơ Nôm dân tộc Kinh “dƣới chợ”: Dưới chợ có Phạm Tải - Ngọc Hoa, Trên mường có Nàng Nga - Hai Mối Dân tộc Mƣờng kín đáo bộc lộ niềm tự hào về di sản văn hóa của mình, truyện thơ Mƣờng hoàn toàn không thua kém truyện thơ của ngƣời Kinh. Sự đối xứng trong câu hát ngầm cho thấy những điểm gần gũi giữa truyện thơ Mƣờng và truyện thơ Nôm. Lí giải nguyên nhân dẫn đến hiện tƣợng tƣơng đồng, khác biệt giữa truyện thơ với truyện thơ Nôm, có ý kiến cho rằng tác giả truyện thơ dân tộc ít ngƣời đã kế thừa và sáng tạo từ các nền văn học lân cận, ủng hộ quan điểm này là các nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh, N. I.Nikulin và Lê Trƣờng Phát … Về vấn đề này, nhà nghiên cứu Lê Trƣờng Phát nêu ra ý kiến có tính chất định hƣớng nhƣ sau: “hàng loạt truyện thơ của một số dân tộc thiểu số có thể đi cặp đôi với những truyện Nôm của dân tộc Việt nhƣ những cặp bài trùng”. Điểm độc đáo dễ thấy ở đây là “truyện thơ này không hẳn đã là dịch phẩm của truyện Nôm kia, từ truyện Nôm này đến truyện thơ kia đã có khoảng cách khá xa về cốt truyện, các tình tiết […] về tính dân tộc của hình tượng nhân vật, của ngôn ngữ nhân vật” [98, tr.88]. Ngƣời Thái đã kế thừa cốt truyện, tái tạo lại, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ, cho nó sinh mệnh mới, mang hồn cốt dân tộc mình, khiến truyện thơ có dáng dấp mới, vừa giống lại vừa khác truyện Nôm. Đi tìm câu trả lời cho hiện tƣợng “cặp đôi" của truyện thơ và truyện Nôm, trong phần Truyện thơ, nhà nghiên cứu Đinh Gia Khánh đƣa ra hai giả thiết quan trọng: Một là, “có thể các nho sĩ, trí thức, các tu sĩ dân tộc dựa vào vốn truyện thơ của dân tộc Việt ở dƣới xuôi lên hoặc du nhập các truyện của Ấn Độ, của Lào, của
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan