Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở ...

Tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh nghệ an

.DOCX
239
103
70

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NÔÔI NGUYỄN THỊ MINH PHƯỢNG NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN Ở TỈNH NGHỆ AN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 05 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Nguyễn Thị Minh Hiền 2. PGS. TS Nguyễn Hữu Ngoan HÀ NỘI - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, chưa từng để bảo vệ bất kỳ một học vị nào, các nguồn trích dẫn có nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ đã được cảm ơn. Tác giả luận án Nguyễn Thị Minh Phượng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: - Tập thể các thầy, cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát triển nông thôn, Viện Đào tạo Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án này; - PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hiền - người hướng dẫn khoa học 1 và PGS.TS Nguyễn Hữu Ngoan - người hướng dẫn khoa học 2 đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện và hoàn thành luận án; - Lãnh đạo địa phương và các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản Nghệ An đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát thực địa và nghiên cứu đề tài; - Ban Giám hiệu Trường Đại học Vinh, tập thể đồng nghiệp khoa Kinh tế, đặc biệt là tổ bộ môn Kinh tế đã tạo điều kiện về thời gian và tinh thần động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án; - Các tập thể và cơ quan, ban, ngành, bạn bè và người thân đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu nghiên cứu và động viên tinh thần trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tác giả luận án Nguyễn Thị Minh Phượng MỤC LỤC ời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục từ viết tắt vii Danh mục các bảng ix Danh mục sơ đồ xi MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4 Những đóng góp của luận án về học thuật lý luận và thực tiễn 3 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP, DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN 5 Một số vấn đề lý thuyết về năng lực cạnh tranh 5 1.1.1 Định nghĩa và quan điểm về năng lực cạnh tranh 5 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 9 1.1 1.2 Lý luận về doanh nghiệp, doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản 15 1.2.1 Khái niệm 15 1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản 16 1.2.3 Phân loại doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản 1.3 20 Các vấn đề thực tiễn về kinh nghiệm trong nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản 1.3.1 Các chính sách phát triển doanh nghiệp 21 21 1.3.2 Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp sản xuất và chế biến 1.3.3 1.4 nông sản ở các nước ASEAN và ở Việt Nam 28 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 44 Các nghiên cứu liên quan và những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản 1.4.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài 45 45 1.4.2 Những vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản 48 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 52 2.1 Một số nét khái quát về tỉnh Nghệ An 52 2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An 52 2.1.2 Về kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An 53 2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của Nghệ An đối với phát triển các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản 2.2 57 Hệ thống các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 63 2.2.1 Phương pháp tiếp cận đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An 63 2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 67 2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu 74 2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu 2.3 75 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An 78 Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN Ở NGHỆ AN 85 85 3.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An 85 3.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tỉnh Nghệ An 85 3.1.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở Nghệ An 3.2 90 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An 112 3.2.1 Các yếu tố bên ngoài 112 3.2.2 Các yếu tố bên trong 124 3.3 Cơ hội và thách thức của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An 131 3.3.1 Điểm mạnh 131 3.3.2 Điểm yếu 133 3.3.3 134 Cơ hội 3.3.4 Thách thức 135 Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN Ở TỈNH NGHỆ AN 4.1 141 Quan điểm, định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông ở tỉnh Nghệ An 141 4.1.1 Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An 141 4.1.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tỉnh Nghệ An trong thời gian tới 4.2 144 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An 4.2.1 Những nhóm giải pháp thuộc về tỉnh Nghệ An 150 150 4.2.2 Những nhóm giải pháp thuộc về doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tỉnh Nghệ An KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 160 170 1 Kết luận 170 2 Kiến nghị 173 CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 176 TÀI LIỆU THAM KHẢO 177 PHỤ LỤC 186 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AFTA ASEAN CEPT CN CNH, HĐH CP DN DNNN DNTN DN SX&CB NS DV FAO FDI GDP HTX KT LĐ NXB SD SP SX TB TNHH TP TTCN T&L TX UBND USD VAT VCCI WTO Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung Công nhân Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Cổ phần Doanh nghiệp Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản Dịch vụ Tổ chức nông lương thế giới Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổng sản phẩm quốc nội Hợp tác xã Kỹ thuật Lao động Nhà xuất bản Sử dụng Sản phẩm Sản xuất Trung bình Trách nhiệm hữu hạn Thành phố Tiểu thủ công nghiệp Tate & Lyle Thị xã Uỷ ban nhân dân Đồng đô la Mỹ Thuế giá trị gia tăng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Tổ chức Thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG 2.1 Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế (2006-2010) 54 2.2 Trình tự nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 66 2.3 Phân bổ mẫu điều tra ở địa bàn nghiên cứu 74 2.4 Các chỉ tiêu nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản Nghệ An 3.1 Số lượng doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản được thành lập giai đoạn 2000 – 2010 3.2 97 Đánh giá khả năng thiết kế sản phẩm mới của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tại Nghệ An 3.10 94 Đánh giá khả năng đổi mới kỹ thuật, công nghệ của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tại Nghệ An 3.9 92 Đánh giá về nguồn cung ứng đầu vào cho các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tại Nghệ An 3.8 90 Mức độ đổi mới của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản trong loại hình doanh nghiệp tư nhân 3.7 89 Doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An qua các năm (2000-2010) 3.6 87 Đóng góp của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản vào thu ngân sách của tỉnh 3.5 86 Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh phân theo quy mô lao động 3.4 85 Cơ cấu các loại hình doanh nghiệp đăng ký kinh doanh phân theo quy mô nguồn vốn đến năm 2010) 3.3 82 98 Đánh giá khả năng tài chính/kế tóan của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tại Nghệ An 101 3.11 Đánh giá hệ thống thông tin quản lý của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tại Nghệ An 3.12 Đánh giá hoạt động marketing và dịch vụ khách hàng của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tại Nghệ An 3.13 123 Nguyên nhân làm doanh nghiệp SX&CB NS ở Nghệ An chậm có được mặt bằng sản xuất kinh doanh 3.23 121 Những khó khăn doanh nghiệp SX&CB NS gặp phải khi vay tiền từ các tổ chức tín dụng 3.22 119 Mức độ tiếp cận các nguồn vốn của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An 3.21 118 Nhu cầu cung cấp thông tin của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An 3.20 117 Mức độ tiếp cận thông tin về kế hoạch, chính sách của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An 3.19 116 Mức độ tiếp cận thông tin về các văn bản luật, thủ tục hành chính của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở Nghệ An 3.18 110 Số lần thanh kiểm tra bình quân hàng năm tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến ở tỉnh Nghệ An 3.17 108 Đánh giá khả năng lãnh đạo và thực hiện chiến lược của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tại Nghệ An 3.16 105 Dịch vụ phát triển kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tại Nghệ An 3.15 104 Tốc độ tăng trưởng của thị trường của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tại Nghệ An 3.14 103 128 Bảng phân tích SWOT về phát triển doanh nghiệp s ả n x uấ t và chế biến nông sản trên địa bàn Nghệ An 138 DANH MỤC SƠ ĐỒ 1.1 Nguồn gốc lợi thế cạnh tranh của địa phương 2.1 Khung phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An 48 65 1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp đồng thời cũng gây ra nhiều sức ép cạnh tranh mới đối với các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản. Những cơ hội có thể kể đến là: có thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm; có điều kiện thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài và tiếp nhận công nghệ tiến tiến. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng phải đối đầu với các thách thức hết sức gay gắt đó là sự cạnh tranh quyết liệt do hàng rào bảo hộ bị bãi bỏ, khi phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối xử quốc gia. Các sản phẩm nước ta phải cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm của các nước khác không chỉ trên thị trường thế giới mà ngay cả ở thị trường nội địa. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế vừa tạo ra cơ hội, vừa đặt ra những thách thức. Cơ hội và thách thức cũng luôn luôn vận động, biến đổi. Tận dụng được cơ hội sẽ đẩy lùi được thách thức và tạo ra cơ hội mới lớn hơn. Ngược lại, không tận dụng cơ hội thì thách thức sẽ lấn át làm triệt tiêu cơ hội. Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã có những bước tiến quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội. Tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển, phát huy các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của từng doanh nghiệp để phát triển nhanh, bền vững trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An đã có đóng góp quan trọng vào các thành tựu kinh tế - xã hội chung của tỉnh; chiếm 39,32% trong cơ cấu tổng sản phẩm theo giá thực tế trên toàn tỉnh năm 2010; sử dụng 29.278 lao động (Cục Thống kê Nghệ An, 2010). Số lượng doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở Nghệ An đã tăng lên nhanh chóng, từ 82 doanh nghiệp năm 2000 đến 2010 đã tăng lên 477 2 (tăng 5,8 lần) (Cục Thống kê Nghệ An, 2010). Mặc dù tăng nhanh về số lượng nhưng nhìn chung, các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản được hình thành trong những năm gần đây nên chủ yếu là quy mô nhỏ hoặc vừa, thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp còn nhiều hạn chế nên năng lực cạnh tranh còn thấp. Khi bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản tỉnh Nghệ An hiện nay là làm thế nào để tạo ra năng lực và lợi thế cạnh tranh trong điều kiện cạnh tranh mới? làm thế nào nhận diện và khai thác được các năng lực và lợi thế cạnh tranh? Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nói trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An” làm luận án nghiên cứu. 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu cơ sở khoa học của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An thông qua các loại hình doanh nghiệp, nhằm tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản. - Phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở Nghệ An thời gian qua. - Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.. 3 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở Nghệ An. Về không gian: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Về thời gian: + Thời gian nghiên cứu từ 2009 – 2011 + Thời gian lấy số liệu: từ năm 2000 - 2010 4 Những đóng góp của luận án về học thuật lý luận và thực tiễn Luận án đã thảo luận về năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản nói chung và ở tỉnh Nghệ An nói riêng, từ đó đã có những đóng góp mới cả về lý luận, thực tiễn và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An như sau: - Về lý luận, luận án đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản là nguồn nội lực và những thế mạnh mà doanh nghiệp có thể huy động được để duy trì, cải thiện và nâng cao thứ hạng của doanh nghiệp so với đối thủ trên thị trường nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Năng lực sản xuất của doanh nghiệp: yếu tố lao động, yếu tố vật chất kỹ thuật, yếu tố tổ chức kỹ thuật; Năng lực tài 4 chính, kế toán của doanh nghiệp; Trình độ và năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp; Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp; Khả năng đáp ứng yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp; Chất lượng, giá cả sản phẩm của doanh nghiệp; Năng lực marketing và dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp; Văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp; Luận án góp phần làm rõ năng lực cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản trong điều kiện hội nhập và phát triển. - Về thực tiễn, luận án đã đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An theo các loại hình sở hữu thông qua các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh doanh nghiệp: Mức độ đổi mới của doanh nghiệp; Nguồn cung ứng đầu vào; Khả năng đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất; Khả năng thiết kế sản phẩm mới; Khả năng tài chính kế toán; Khả năng thu thập, quản lý thông tin; Marketing và dịch vụ khách hàng; Các dịch vụ hỗ trợ phát triển kinh doanh; Văn hóa doanh nghiệp, khả năng lãnh đạo của doanh nghiệp; Luận án đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An. Từ đó, giúp các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An phát triển hoàn thiện và bền vững hơn. - Luận án đưa ra hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản ở tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010 - 2020. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là nguồn cung cấp thông tin khoa học về phát triển doanh nghiệp sản xuất và chế biến nông sản cho các nhà nghiên cứu, các cơ quan tham mưu hoạch định chính sách, các doanh nhân trên cả nước nói chung và của tỉnh Nghệ An nói riêng. 5 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP, DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NÔNG SẢN 1.1 Một số vấn đề lý thuyết về năng lực cạnh tranh 1.1.1 Định nghĩa và quan điểm về năng lực cạnh tranh Các học thuyết kinh tế thị trường, dù là trường phái nào đều thừa nhận rằng: Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung - cầu và giá cả hàng hoá là những nhân tố cơ bản của cơ chế thị trường, cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường. Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp, do cách tiếp cận khác nhau nên có các quan niệm khác nhau về cạnh tranh. 1.1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh - Theo Đại từ điển tiếng Việt: Cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân và tập tể có chức năng như nhau nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình. Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hoá cùng loại trên cùng một thị trường tiêu thụ (Từ điển Tiếng Việt). - Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học: Cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được (Từ điển thuật ngữ Kinh tế học, 2001). - Trong đại từ điển kinh tế thị trường định nghĩa: Cạnh tranh hữu hiệu là một phương thức thích ứng với thị trường của xí nghiệp, mà mục đích là giành được hiệu quả hoạt động thị trường làm cho người ta tương đối thoả mãn nhằm đạt được lợi nhuận bình quân vừa đủ để có lợi cho việc kinh 6 doanh bình thường và thù lao cho những rủi ro trong việc đầu tư, đồng thời hoạt động của đơn vị sản xuất cũng đạt được hiệu suất cao, không có hiện tượng dư thừa về khả năng sản xuất trong một thời gian dài, tính chất sản phẩm đạt trình độ hợp lý (Từ điển Kinh tế thị trường, 1998). - Từ điển Kinh tế Chính trị học định nghĩa: cạnh tranh là cuộc đấu tranh có tính chất đối kháng giữa những người sản xuất hàng hoá tư nhân nhằm giành các điều kiện có lợi nhất về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá. Cạnh tranh là lực lượng cưỡng bức bên ngoài, buộc những người sản xuất hàng hoá tư nhân phải tăng năng suất lao động trong các xí nghiệp của họ, phải mở rộng sản xuất, tăng tích luỹ... (Từ điển Kinh tế chính trị học, 1987). - Nhà kinh tế học A.Marshall cho rằng: "Cạnh tranh là hiện tượng mà một người này ganh đua với một người khác, đặc biệt là khi bán hoặc mua một thứ gì đó, đồng thời thuật ngữ cạnh tranh gắn liền với cái xấu, nó được hiểu là một phần đáng kể của sự ích kỷ và sự dửng dưng đối với phúc lợi của những người khác" (A.Marshall, 1983). - PGS. Lê Hồng Tiệm: "Cạnh tranh là sự đấu tranh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất ra sản phẩm, trong tiêu thụ hàng hoá, trong hoạt động dịch vụ để đảm bảo thực hiện lợi ích tốt nhất của mình" (Lê Hồng Tiệm, 2005). - Trước đây khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản C. Mác đã đề cập đến vấn đề cạnh tranh của các nhà tư bản “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch” (Nguyễn Thị Hường, 2005). Như vậy cạnh tranh có thể được hiểu theo một khái niệm chung nhất đó là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gay gắt, quyết liệt giữa những chủ thể kinh doanh với nhau trên một thị trường hàng hoá cụ thể nào đó nhằm giành giật 7 khách hàng và thị trường, thông qua đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hoá và thu được lợi nhuận cao. 1.1.1.2 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong các tài liệu hiện nay liên quan đến vấn đề này chưa có định nghĩa thống nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể nêu ra một số định nghĩa về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp như sau: - Khái niệm về năng lực cạnh tranh được nêu ra lần đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp” (Nguyễn Hữu Thắng, 2006). - Theo Fafchamps cho rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn giá của nó trên thị trường, có nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tương tự như sản phẩm của doanh nghiệp khác, nhưng với chi phí thấp hơn thì được coi là có khả năng cạnh tranh cao (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005) - Còn Markasen (1992) lại đưa ra một khái niệm: “Một nhà sản xuất là cạnh tranh nếu như nó có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp hơn chi phí do đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế” (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005). - Theo Philip Lasser cho rằng: Năng lực cạnh tranh của một công ty trong một lĩnh vực được xác định bằng những thế mạnh mà công ty có hoặc huy động được để có thể cạnh tranh thắng lợi (Nguyễn Vĩnh Thanh, 2005). - Theo Báo cáo về sức cạnh tranh (1985) của Diễn đàn kinh tế thế giới 8 (WEF) cũng chỉ ra rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là năng lực và cơ hội trong hoàn cảnh riêng trước mắt và tương lai của doanh nghiệp có sức hấp dẫn về giá cả và chất lượng hơn so với đối thủ canh tranh trong và ngoài nước để thiết kế sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Đến năm 1995 WEF lại định nghĩa “Năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp là khả năng của một công ty, một nước trong việc sản xuất ra của cải trên thị trường thế giới nhiều hơn đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp” - Theo một số nhà nghiên cứu trong nước về cạnh tranh của doanh nghiệp: + TS. Vũ Trọng Lâm (2006) cho rằng: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện ở khă năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh và trong nước và quốc tế (Vũ Trọng Lâm, 2006). Quan niệm này cho thấy nếu doanh nghiệp có khả năng duy trì và sáng tạo liên tục các lợi thế cạnh tranh của mình, doanh nghiệp sẽ luôn đi trước các đối thủ và giành phần thắng trong cuộc cạnh tranh để đạt được mục đích duy trì và mở rộng thị trường, gia tăng lợi nhuận. + Theo TS.Nguyễn Hữu Thắng (2006): Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững. Quan niệm này đã phần nào bao quát được mục đích và chiến lược trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Nếu hiểu cạnh tranh là cuộc đấu tranh gay gắt và quyết liệt của các chủ thể kinh doanh trên thị trường thì chỉ có cạnh tranh giữa các cá nhân, các doanh nghiệp và cạnh tranh giữa các nền kinh tế, thông qua cạnh tranh hàng hoá. Trong quá trình các chủ thể cạnh tranh với nhau, để giành được lợi thế về 9 mình, các chủ thể phải áp dụng tổng hợp nhiều biện pháp nhằm duy trì và phát triển vị thế của mình trên thị trường. Các biện pháp này thể hiện một sức mạnh nào đó, một khả năng nào đó hoặc một năng lực nào đó của chủ thể, được gọi là là năng lực cạnh tranh của chủ thể đó. Hiện nay, vẫn còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về năng lực cạnh tranh (nhiều tài liệu gọi là sức cạnh tranh hay khả năng cạnh tranh) của doanh nghiệp. Có quan điểm gắn năng lực cạnh tranh với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Có quan niệm lại gắn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo thị phần mà nó chiếm giữ, có người lại đồng nghĩa năng lực cạnh tranh với hiệu quả của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu năng lực cạnh tranh chỉ là thực lực và lợi thế của bản thân doanh nghiệp thì chưa đủ bởi vì doanh nghiệp cạnh tranh có thắng lợi hay không lại bị tác động của rất nhiều nhân tố, trong đó có sự tác động của ngoại lực, của sự vay mượn tạm thời để duy trì vị trí của nó trên thị trường bằng rất nhiều cách khác nhau. Trong thực tế có nhiều doanh nghiệp thực lực rất nhỏ nhưng vẫn duy trì được vị trí của nó trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác. Do vậy, nếu chỉ hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp sẽ làm giảm những suy nghĩ sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám huy động thực lực hoặc những lợi thế của doanh nghiệp khác vào việc duy trì vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Theo chúng tôi: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nguồn nội lực và những thế mạnh mà doanh nghiệp có thể huy động được để duy trì, cải thiện và nâng cao thứ hạng của doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường nhằm thu được lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp. 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 1.1.2.1 Các nhân tố nội tại doanh nghiệp  Sự lựa chọn phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất