Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh tiền giang luận văn ths. d...

Tài liệu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh tiền giang luận văn ths. du lịch

.PDF
119
707
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ NGỌC THẮM NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ NGUYỄN THỊ NGỌC THẮM NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Du lịch học (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình học và luận văn này, tôi đã nhận được sự giảng dạy và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô khoa Du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trước hết, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Thị Minh Hòa đã dành rất nhiều tâm huyết, thời gian, công sức hướng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn cao học. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh và quí thầy cô khoa Sau đại học đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa học. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Tiền Giang đã tận tình cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành tốt luận văn. Mặc dù đã cố gắng hết năng lực của mình để hoàn thiện luận văn nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế nên tôi rất mong nhận được những góp ý quý báu của quý thầy cô, anh chị và các bạn. Hà Nội, tháng 03 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Ngọc Thắm LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Học viên thực hiện luận văn Nguyễn Thị Ngọc Thắm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 6 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 7 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 8 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài ........................................................................ 8 6. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 10 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 11 Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH................................................................. 12 1.1. Lý luận cơ bản về điểm đến du lịch .................................................... 12 1.1.1. Khái niệm về điểm đến du lịch ...................................................... 12 1.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch ......................................... 13 1.2. Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến ................................ 14 1.2.1. Cạnh tranh ................................................................................... 14 1.2.2. Năng lực cạnh tranh ..................................................................... 16 1.2.3. Năng lực cạnh tranh điểm đến ...................................................... 17 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số nước ............. 22 1.3.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Singapore.......... 22 1.3.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Thái Lan ........... 24 1.3.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung Quốc ....... 26 1.3.4. Những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch tỉnh Tiền Giang ......................................................... 28 Tiểu kết chương 1 ...................................................................................... 29 Chương 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ....................................................................... 30 1 2.1. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang ...................... 30 2.1.1. Điểm hấp dẫn du lịch ................................................................... 30 2.1.2. Giao thông đi lại .......................................................................... 32 2.1.3. Nơi ăn nghỉ................................................................................... 33 2.1.4. Các tiện nghi, dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ bổ sung .............................. 34 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang ................................................................................................ 37 2.2.1. Đặc điểm điểm đến ....................................................................... 37 2.2.2. Đặc điểm của du khách ................................................................ 38 2.2.3. Hành vi của các công ty lữ hành .................................................. 39 2.2.4. Các nhân tố bên ngoài .................................................................. 39 2.3. Khảo sát năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang ......... 40 2.3.1. Khảo sát theo phương diện phía cung .......................................... 40 2.3.2. Khảo sát theo phương diện phía cầu ............................................ 51 2.3.3. Khảo sát theo mô hình SWOT ...................................................... 62 2.3.4. Tổng kết năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang... 72 Tiểu kết chương 2 ...................................................................................... 74 Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2020 . 75 3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 ................................................................................. 75 3.1.1. Quan điểm phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 . 75 3.1.2. Mục tiêu phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 .... 76 3.1.3. Định hướng phát triển của du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 80 3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 ......................................................................... 83 3.2.1. Tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư ....................................... 83 2 3.2.2. Phát triển các dịch vụ vui chơi, giải trí......................................... 84 3.2.3. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch ............... 85 3.2.4. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch ................................... 89 3.2.5. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch ............................ 90 3.2.6. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ........................... 92 3.2.7. Bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển du lịch bền vững ............. 94 3.2.8. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn trong du lịch .. 95 3.2.9. Hợp tác, liên kết phát triển ........................................................... 96 3.3. Kiến nghị............................................................................................ 97 3.3.1. Kiến nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch .................................. 97 3.3.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân Tỉnh ............................................ 97 KẾT LUẬN ................................................................................................. 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 101 PHỤ LỤC.................................................................................................. 103 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thu nhập của khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang.......................... 51 Bảng 2.2. Độ tuổi của khách du lịch đến tỉnh Tiền Giang ............................. 52 Bảng 2.3. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến tỉnh Tiền Giang ......... 54 Bảng 2.4. Mức độ hài lòng của khách du lịch về chất lượng các dịch vụ tại tỉnh Tiền Giang ..................................................................................... 55 Bảng 2.5. Mức độ hài lòng của du khách về đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch ... 60 Bảng 3.1. Mục tiêu cụ thể phát triển du lịch của Tỉnh đến năm 2020............ 80 Bảng 3.2. Dự báo các nguồn vốn đầu tư du lịch đến năm 2020 .................... 83 4 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Khảo sát nguồn lực thừa hưởng của du lịch tỉnh Tiền Giang......... 40 Hình 2.2. Khảo sát nguồn lực sáng tạo của du lịch tỉnh Tiền Giang.............. 43 Hình 2.3. Khảo sát nguồn lực và nhân tố hỗ trợ của du lịch tỉnh Tiền Giang ...... 46 Hình 2.4. Khảo sát quản lý điểm đến của du lịch tỉnh Tiền Giang ................ 48 Hình 2.5. Khảo sát điều kiện về cầu của du lịch tỉnh Tiền Giang .................. 50 Hình 2.6. Mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến tỉnh Tiền Giang ......... 54 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian nhàn rỗi của con người nhiều hơn trước đây, nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng tăng và trở thành nhu cầu cơ bản trong đời sống văn hóa - xã hội của con người. Trong xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, du lịch đang phát triển không ngừng. Ở nhiều nước trên thế giới, hoạt động du lịch phát triển thành một ngành kinh tế quan trọng của quốc gia. Ở Việt Nam, ngành du lịch tuy còn non trẻ nhưng đã có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đóng góp những thành tựu đáng kể cho nền kinh tế quốc dân, góp phần đưa bạn bè quốc tế đến với nước ta, tạo ra mối quan hệ toàn cầu về kinh tế, văn hoá và thúc đẩy việc quảng bá sâu rộng hình ảnh Việt Nam đến các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, du lịch tỉnh Tiền Giang cũng đang có những bước khởi sắc đáng kể. Tiền Giang là tỉnh nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có vị trí giao thông thủy, bộ rất thuận lợi, với tiềm năng du lịch rất lớn, đặc biệt là du lịch với đặc trưng chung đó là du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch sông nước. Trong quá trình phát triển, ngành du lịch tỉnh Tiền Giang đã tăng cường đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm và luôn nâng cao các tiêu chuẩn của ngành. Vì vậy, ngành du lịch của Tỉnh đã đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế chung của địa phương, giữ vai trò là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, du lịch tỉnh Tiền Giang đã bộc lộ một số mặt hạn chế, sự phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của Tỉnh. Bên cạnh đó, trong xu hướng phát triển và hội nhập của du lịch thế giới, du lịch tỉnh Tiền Giang không những phải cạnh tranh với du lịch trong nước, mà còn phải cạnh tranh với du lịch các nước trong khu vực. Trước thực trạng này, việc đề ra các 6 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch tỉnh Tiền Giang là một yêu cầu khách quan và cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh. Với mong muốn được góp phần giải quyết yêu cầu này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Các phát hiện của đề tài sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn, giúp cho du lịch tỉnh Tiền Giang tìm ra các giải pháp phù hợp, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành du lịch của Tỉnh, tạo ra thế và lực vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Tiền Giang. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Về mặt khoa học: Đề tài góp phần củng cố cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh điểm đến. Về mặt thực tiễn: Giúp các doanh nghiệp, nhà quản lý du lịch Tỉnh, đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch Tỉnh, khắc phục những tồn tại hiện nay, đồng thời phát huy các thế mạnh để xây dựng mô hình phát triển du lịch theo mục tiêu bền vững. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm ra các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch tỉnh Tiền Giang trong sự phát triển đa dạng của nhiều điểm đến du lịch khác. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng hợp lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến và các phương pháp xác định năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang dựa trên lý thuyết của Metin Kozak và các chỉ số của Dwyer & Kim. 7 Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang. 4.2. Phạm vi - Về nội dung: Đề tài đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến dựa trên lý thuyết của Metin Kozak và chỉ số của Dwyer & Kim. - Về không gian: Do thời gian có hạn nên phạm vi đề tài chủ yếu tập trung tại tỉnh Tiền Giang để làm sáng tỏ năng lực cạnh tranh về du lịch của Tỉnh. - Về thời gian: Các số liệu, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu chủ yếu từ năm 2008 đến năm 2012. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh điểm đến cũng ngày một nhiều hơn. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đề cập đến cạnh tranh điểm đến du lịch như: “Yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Châu Á - Thái Bình Dương: toàn diện và phổ quát” [22]; “Kiểm tra năng lực cạnh tranh điểm đến từ du khách. Quan điểm: mối quan hệ giữa kinh nghiệm du lịch và nhận thức năng lực cạnh tranh điểm đến” [20]. Những nghiên cứu trên và nhiều công trình khác đã cho thấy rằng cách thức xác định năng lực cạnh tranh của một điểm đến chủ yếu tập trung khảo sát điều tra khách hàng và những nhân tố nội vi. Ngoài ra cách thức so sánh với đối thủ cạnh tranh tương đồng để đưa ra lợi thế cạnh tranh cũng là một trong những phương pháp được các nhà nghiên cứu áp dụng. Ở Việt Nam, có thể điểm qua một số công trình như: “Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc 8 tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế” do Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam thực hiện năm 2007. Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh về lĩnh vực lữ hành quốc tế, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Ngoài ra còn có đề tài “Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế chính trị của Nguyễn Anh Tuấn thực hiện năm 2010. Đề tài nêu lên các vấn đề lý luận về cạnh tranh điểm đến cũng như đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó, một số đề tài ở phạm vi nhỏ hơn quốc gia cũng được thực hiện như: “Nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Đà Nẵng” (Nguyễn Thị Thu Vân, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 2011), đề tài thu thập số liệu dựa vào mô hình xây dựng các chỉ số cạnh tranh; “Nghiên cứu tính cạnh tranh trong du lịch của thành phố Huế” (Thái Thanh Hà và Đặng Ngọc Hiệp, tạp chí khoa học, đại học Huế, số 60, 2010), nghiên cứu này làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh du lịch của thành phố Huế. Các công trình nghiên cứu điển hình về hoạt động du lịch tại tỉnh Tiền Giang như: “Giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2010” (Võ Thị Thu Thảo, luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, 2005); “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Tiền Giang” (Nguyễn Thị Minh Nguyệt, luận văn thạc sĩ du lịch, 2012); “Đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang” (Hồ Đoàn Thùy Mỹ Châu, luận văn thạc sĩ du lịch, 2013). Nội dung của các nghiên cứu trên đã làm rõ được một số lợi thế cũng như điểm yếu của du lịch tỉnh Tiền Giang trong hoạt động du lịch, từ đó đưa ra một số giải pháp tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, tính cạnh tranh chưa được đề cập rõ nét và chưa có một công trình nào đề cập đến khía cạnh năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang. Vì vậy, luận văn nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang sẽ làm rõ khía cạnh này. 9 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu như phương pháp phân tích, điều tra xã hội học, phương pháp SWOT (StrenghtsWeaknesses - Opportunities - Threats), phỏng vấn sâu và phương pháp chuyên gia để phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch tỉnh Tiền Giang. Tác giả đã phân tích định tính, định lượng từ các nguồn số liệu sau: Nguồn số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp là các số liệu do người khác thu thập. Dữ liệu thứ cấp có thể là dữ liệu thô hoặc dữ liệu đã qua xử lý. Những số liệu thứ cấp mà tác giả thu thập là báo cáo kết quả hoạt động ngành du lịch tỉnh Tiền Giang từ năm 2008 đến năm 2012 và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020; số liệu từ các trang web, báo đài,… liên quan đến đề tài nghiên cứu. Nguồn số liệu sơ cấp: - Phỏng vấn sâu và phương pháp chuyên gia: Đối tượng phỏng vấn là những cán bộ làm việc tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang; nhà quản lý các đơn vị lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu du lịch và các giảng viên đang giảng dạy về du lịch tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Tỉnh. - Điều tra bảng hỏi: Bảng hỏi được thiết lập để điều tra các yếu tố khách quan từ du khách, qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang. Đối tượng khách được điều tra bao gồm cả khách du lịch nội địa và quốc tế đến du lịch tỉnh Tiền Giang, với tổng số phiếu phát ra là 300 phiếu. Kết quả thu về là 290/300 phiếu. Kiểm tra 290 phiếu điều tra thì không có phiếu nào loại bỏ. Sau khi thống kê kết quả điều tra, tác giả đã tiến hành xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) và sử dụng công cụ NPS (Net Promoter Score) để đo lường sự hài lòng của du khách. 10 + SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê. + NPS là một công cụ đo lường sự hài lòng của khách hàng. NPS được tính như sau: NPS = % những người rất yêu thích sản phẩm, dịch vụ - % những người đang đắn đo hoặc không hài lòng về sản phẩm, dịch vụ. Kết quả âm là một tín hiệu báo động đối với các điểm đến du lịch. Ngược lại, kết quả NPS càng cao thì đây là tín hiệu tốt cho điểm đến. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Một số lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch Chương 2: Đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 11 Chương 1. MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH 1.1. Lý luận cơ bản về điểm đến du lịch 1.1.1. Khái niệm về điểm đến du lịch Điểm đến du lịch là nơi có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch. Điểm đến nào mang tính hấp dẫn và có sức thu hút càng cao thì lượng khách du lịch đến tham quan càng lớn. Điểm đến du lịch chính là sự kết hợp các yếu tố vật chất và tinh thần, nhằm mang lại cho du khách sự thỏa mãn cao nhất khi dừng chân tham quan và lưu trú tại một điểm du lịch. Sự hài lòng của du khách chính là cơ sở để đánh giá sự phát triển du lịch của một điểm đến, tạo được bản sắc hấp dẫn riêng đủ để cạnh tranh và để chứng minh được khả năng đáp ứng các dịch vụ của điểm đến du lịch. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này. Điểm đến du lịch được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) khái quát một cách ngắn gọn như sau: “Điểm đến du lịch là một không gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất là một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày. Nó có các giới hạn vật chất và quản lý giới hạn hình ảnh, sự quản lý xác định tính cạnh tranh trong thị trường. Các điểm đến du lịch địa phương thường bao gồm nhiều bên hữu quan như một cộng đồng tổ chức và có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn”. [23, tr. 1] Theo PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa, tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch: “Điểm đến du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”. 12 Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh và TS. Nguyễn Đình Hòa: “Điểm đến du lịch là một địa điểm mà chúng ta có thể cảm nhận được bằng đường biên giới về địa lý, đường biên giới về chính trị hay đường biên giới về kinh tế, có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch”. [6, tr. 341] Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả dựa vào nội dung của khái niệm thứ hai để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình: Theo PGS.TS. Trần Thị Minh Hòa, tập bài giảng Marketing điểm đến du lịch: “Điểm đến du lịch là những điểm có tài nguyên du lịch nổi trội, có khả năng hấp dẫn du khách, hoạt động kinh doanh du lịch có hiệu quả và đảm bảo phát triển bền vững”. 1.1.2. Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch Ngành công nghiệp du lịch đang phát triển với một tốc độ rất nhanh. Do đó, ở các chuyến du lịch trong hoặc ngoài nước, nhu cầu thỏa mãn của con người không ngừng gia tăng. Từ góc độ thỏa mãn đa dạng của du khách, ta có thể thấy rằng một điểm đến du lịch sẽ là nơi cung cấp các tiện nghi và dịch vụ thiết yếu nhất, nhằm đạt đến hiệu quả phục vụ tối đa cho những nhu cầu đa dạng đó. Vì vậy, hầu hết các điểm đến luôn bao gồm những hạt nhân cơ bản sau: - Điểm hấp dẫn du lịch: Đây là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá tài nguyên du lịch, vì nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, hoặc là được thu hút bởi yếu tố sự kiện nhằm tạo ra động lực ban đầu cho sự khám phá của du khách. Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. - Giao thông đi lại: Giao thông đi lại cung cấp các liên kết cần thiết giữa khách du lịch và các khu vực điểm đến, tạo điều kiện cho việc di chuyển của 13 du khách trở nên thường xuyên, thoải mái, tiết kiệm và an toàn. Sự sáng tạo và chuyên nghiệp trong việc tổ chức giao thông du lịch sẽ là bàn đạp vững chắc, góp phần tăng thêm chất lượng điểm đến, duy trì nguồn khách hiệu quả, và là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút lượng khách tiềm năng. - Nơi ăn nghỉ: Đó là nơi du khách có thể tìm thấy một vị trí phù hợp để thư giãn, nghỉ ngơi và thưởng thức nét văn hóa đặc sản của nơi đến, thông qua kiến trúc, cách bày trí không gian lưu trú và quan trọng hơn hết là được hòa mình vào với những món ăn đặc sản của địa phương. Tất cả những dịch vụ chất lượng mà điểm đến cung cấp sẽ tạo nên một hiệu ứng tốt và khắc sâu hơn nữa trong lòng mỗi du khách theo thời gian. - Các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ: Nhu cầu của du khách là rất cao, nên các dịch vụ tại điểm đến được hình thành và phát triển mạnh mẽ thông qua các tổ chức du lịch địa phương. Đây là nhân tố kích thích sự hài lòng của khách du lịch và làm tăng thời gian lưu lại của khách. - Các hoạt động bổ sung: Hoạt động bổ sung đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch nhằm phục vụ cho những mong muốn đa dạng của du khách, kéo dài thời vụ trong du lịch, tăng doanh thu. Các hoạt động bổ sung phổ biến như vui chơi gải trí, hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp,… 1.2. Lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh điểm đến 1.2.1. Cạnh tranh Sự trao đổi hàng hóa phát triển rất sớm trong lịch sử phát triển loài người, nhưng chỉ đến khi xuất hiện trao đổi thông qua vật ngang giá là tiền tệ thì cạnh tranh mới xuất hiện. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xem cạnh tranh là một môi trường, một động lực thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường, là linh hồn sống của thị trường, đồng thời là nhân tố quan trọng cân bằng và hài hòa các yếu tố xã hội. 14 Trường phái kinh tế học cổ điển xem cạnh tranh là cách thức chống lại các đối thủ và cách thức này sẽ giúp cho người lao động hoàn thiện khả năng đồng thời tiết chế được hoạt động tư bản. Trường phái kinh tế học hiện đại thì phân tích cạnh tranh rất bao quát từ cạnh tranh quốc gia, cạnh tranh ngành, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hay giữa các sản phẩm. Cho đến nay, các nhà khoa học dường như chưa thể thoả mãn với bất cứ khái niệm nào về cạnh tranh. Bởi lẽ với tư cách là một hiện tượng xã hội của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh xuất hiện ở mọi lĩnh vực, mọi công đoạn của quá trình kinh doanh và gắn liền với bất cứ chủ thể nào đang hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, dù nhìn nhận dưới góc độ nào, tùy thuộc vào ý định và hướng tiếp cận của các nhà khoa học, cạnh tranh cũng bao gồm các đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh. Thứ hai, các chủ thể tham gia cạnh tranh có cùng mục đích, mục tiêu và các bên đều muốn giành giật. Kết quả mong đợi cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao. Thứ ba, việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh. Thứ tư, trong cạnh tranh các bên thường sử dụng nhiều công cụ cạnh tranh đa dạng như: cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, giá sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng và bằng cả công nghệ bán hàng. Từ những phân tích trên cho thấy, du lịch cũng là một hình thức kinh doanh không ngoại lệ, luôn diễn ra cạnh tranh gay gắt để giành lấy du khách 15 về phía mình nhằm tạo ra nhiều lợi nhuận và quảng bá được hình ảnh của điểm đến. 1.2.2. Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh là một khái niệm được các nhà nghiên cứu xem xét dưới các cấp độ sau: năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp ngành, năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh sản phẩm hàng hóa. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực liên quốc gia trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn, trong điều kiện cạnh tranh quốc tế và trên cơ sở bền vững”. [3] Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”. [15, tr. 349] Những quan điểm trên cho thấy rằng năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong hoạt động kinh doanh và thể hiện được thành quả dưới hình thức lợi nhuận, lợi tức hoặc chất lượng sản phẩm, từ đó có thể khai thác được thị trường hiện tại và thị trường tiềm năng. Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả dựa vào nội dung của khái niệm thứ nhất để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình: Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã định nghĩa về năng lực cạnh tranh cho cả doanh nghiệp, ngành và quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các công ty, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực liên quốc gia trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn, trong điều kiện cạnh tranh quốc tế và trên cơ sở bền vững”. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan