Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sản xuất sản phẩm moi tẩm gia vị ăn liền...

Tài liệu Nghiên cứu sản xuất sản phẩm moi tẩm gia vị ăn liền

.PDF
68
1060
61

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Để đề tài này được hoàn chỉnh, ngoài quá trình học tập phấn đấu của bản thân, tôi còn được sự dạy dỗ chỉ bảo tận tình của quý thầy cô giáo trong suốt những năm học vừa qua. Qua đây tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới khoa chế biến –Trường đại học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi được học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến: Gia đình tôi, nơi đã tạo nguồn kinh phí và là nguồn đông viên tinh thần lớn giúp tôi hoàn thành khóa học cũng như trong quá trình thực tập vừa qua. Thầy giáo-Th.S: Phạm Văn Đạt- Người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình tôi thực hiện đề tài này. Phòng thí nghiệm công nghệ chế biến, phòng thí nghiệm công nghệ lạnh phòng thực hành hóa-vi sinh Trường đại học Nha Trang đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Lời cuối tôi xin chân thành cản ơn tất cả các bạn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Nha Trang ngày 11 tháng 07 năm 2011 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hiền ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. ...................................................................................v PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN.......................................................................................3 1.1. GIỚI THIỆU VỀ MOI ..................................................................................3 1.2 GIỚI THIỆU VỀ SẤY: ..................................................................................9 1.2.1. Các dạng tồn tại của nước trong nguyên liệu thủy sản ..........................9 1.2.2. Quá trình làm khô.....................................................................................9 1.2.2.1. Khái quát quá trình làm khô ................................................................ 10 1.2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình làm khô .................................... 10 1.2.2.4. Các dạng sản phẩm khô....................................................................... 10 1.2.2.5. Khái quát về quá trình sấy lạnh ........................................................... 10 1.2.2.6. Những biến đổi của moi trong quá trình làm khô ................................ 11 1.3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂM TẨM GIA VỊ .....................................................12 1.3.3. Sự khuếch tán và thẩm thấu ..................................................................12 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tẩm gia vị.......................................13 1.4. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU PHỤ: .................................................14 1.5. Các biến đổi của sản phẩm khô khi bảo quản ...........................................17 1.5.1. Sự hút ẩm và thối rữa .............................................................................17 1.5.2. Sự oxy hóa của sản phẩm khô khi bảo quản.........................................17 1.5.3. Hiện tượng mốc của sản phẩm khô .......................................................18 1.5.4. Thủy phân protein ..................................................................................19 1.6. Nghiên cứu trong và ngoài nước về moi và sản phẩm từ moi: .................19 CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .........................................................23 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:....................................................................23 2.2. MỘT SỐ THIẾT BỊ HỔ TRỢ NGHIÊN CỨU: ........................................23 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................24 2.3.1. Xác định các thông số tối ưu: ...............................................................24 iii 2.3.1.1. Phương pháp đánh giá cảm quan: ................................................... 24 2.3.1.2. Phương pháp hóa lý: ......................................................................... 26 2.3.1.3. Chỉ tiêu vi sinh:.................................................................................. 26 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm..............................................................26 24. Sơ đồ bố trí thí nghiệm:................................................................................26 2.4.1. Quy trình dự kiến: ..................................................................................27 2.4.2.Sơ đồ bố trí thí nghiệm:...........................................................................28 2.4.2.1.Thu và xử lý mẫu nghiên cứu:........................................................... 29 2.4.2.2.khảo sát các sản phảm moi tẩm gia vị trên thị trường .................... 29 2.4.2.3.thí nghiệm xác định công thức gia vị tối ưu: .................................... 30 Thí nghiệm xác định tỷ lệ đường phối trộn: ........................................... 30 Thí nghiệm xác định tỉ lệ muối phối trộn ................................................ 31 Thí nghiệm xác định tỉ lệ ớt phối trộn ..................................................... 32 Thí nghiệm xác định tỷ lệ dung dịch acid citric: ..................................... 33 Thí nghiệm xác định đường cong sấy: ( từ đó xác định thời gian sấy sản phẩm):.................................................................................................. 34 Thí nghiệm xác định khả năng bảo quản của hỗn hợp Natri benzoate 0.05% và kali sorbate 0.05%. ................................................... 35 Sơ đồ thí nghiệm xác định các chỉ tiêu hóa sinh của nguyên liệu và sản phẩm: ................................................................................................... 36 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................37 3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG.....................................................37 3.2.KẾT QUẢ TÔI ƯU HÓA TỶ LỆ GIA VỊ PHỐI TRỘN:........................37 3.2.1. Kết quả thí nghiệm xác định tỷ lệ đường thích hợp:............................38 3.2.2. Kết quả thí nghiệm xác định tỷ lệ muối thích hợp: .............................39 3.2.3. Kết quả thí nghiệm xác định tỷ lệ ớt thích hợp: ..................................40 3.3.4. Kết quả Thí nghiệm xác định tỷ lệ acid citric 0.1% thích hợp: ...........41 3.2. Kết quả Thí nghiệm xác định đường cong sấy:( từ đó xác định thời gian sấy sản phẩm): .................................................................................................42 iv 3.4. Kết quả phân tích hóa sinh .........................................................................43 3.4.1. Thành phần hóa học cơ bản của moi nhật là ........................................43 3.4.2. Thành phần hóa học cơ bản của sản phẩm moi tẩm gia vị ăn liền: ....43 3.5. Kết quả vi sinh: ............................................................................................43 3.5.1. Kết quả kiểm tra vi sinh của sản phẩm ngày đầu tiên: .......................43 3.5.2. Kết quả kiểm tra vi sinh của sản phẩm ngày thứ 15:..........................44 3.6. Kết quả đánh giá cảm quan sản phẩm cuối cùng và một sản phẩm đang lưu hành trên thị trường: ...............................................................................44 3.7. Sơ bộ hạch toán giá thành sản phẩm: ........................................................45 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN. ............................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................48 PHỤ LỤC .................................................................................................................49 I. Bảng kết quả đánh giá cảm quan: .................................................................49 II. Phương pháp tiến hành xác định các chỉ tiêu:.............................................55 v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU. Bảng 1: Thành phần của moi tươi: Bảng 2: Hệ số quan trọng đối với sản phẩm moi tẩm gia vị Bảng 3: Bảng thang điểm đánh giá cảm quan đối với sản phẩm moi ăn liền. Bảng 4: Bảng đánh giá chất lượng thực phẩm Bảng 5: Tỷ lệ gia vị trong các mẫu ở thí nghiệm 2.4.2.3.5: Bảng 6: Kết quả cảm quan mẫu trên thị trường. Bảng 7: Khối lượng nguyên liệu cần để làm ra 1 kg sản phẩm Bảng 8 : Hoạch toán chi phí: 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Moi là loài thủy sản có sản lượng tương đối lớn, là đối tượng đánh bắt quan trọng trong nghề đánh bắt ven biển của một số vùng của nước ta, đặc biệt là các tỉnh miền trung. Moi tập trung chủ yếu ở vùng biển các tỉnh miền trung nước ta kéo dài từ Thanh Hóa đến Bình Thuận. Hàng năm sản lượng khai thác khá lớn, tuy nhiên nó chỉ được dùng chủ yếu để chế biến mắm, ăn tươi, phơi khô, sấy khô…do vậy việc nghiên cứu chế biến sản phẩm mới, sản phẩm ăn liền từ moi là cần thiết, nó góp phần làm đa dạng hóa các mặt hàng từ moi, để nâng cao sức cạnh tranh, sức mua của mặt hàng này. Vì vậy tôi được giao đề tài “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm moi tẩm gia vị ăn liền” 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích chung nhất của đề tài là chọn đối tượng moi để sản xuất. Từ đó sử dụng loại moi này để nghiên cứu chế biến sản phẩm mới nhằm tạo ra sản phẩm moi ăn liền tiện lợi. 3. Đối tượng nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là moi được đánh bắt tại huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận.  Nội dung nghiên cứu: + Khảo sát chung về nguyên liệu moi. + Lựa chọn công nghệ và bố trí thí nghiệm các công đoạn của quy trình, tìm các thông số thích hợp. +Đề xuất quy trình sản xuất, sản xuất thử. + Dự tính kinh tế. 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu của để tài này về mặt tổng thể là phương pháp nghiên cứu thực nghiệm có sự hổ trợ của các lý thuyết toán học để tìm ra các tính chất mới, các mối quan hệ giữa các đại lượng và kiểm chứng các giả thuyết. 2 Trong quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp, em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã được học, đồng thời nghiên cứu thực tế trong quá trình làm đề tài. Song vì thời gian có hạn cũng như năng lực bản thân còn hạn chế, mặt khác do đây là lần đầu tiên ứng dụng những lý thuyết đã học vào thực tế sản xuất nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo để đồ án được hoàn thiện hơn. 3 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. GIỚI THIỆU VỀ MOI: Ruốc theo định nghĩa sinh học là một loài tôm nhỏ (hay rõ hơn là một loài tép nhỏ) thuộc chi động vật Acetes, họ Sergestidae. Chi Acetes, theo phân loại của FAO, có đến 14 loài, trong đó chỉ những loài tại Á châu là có những giá trị kinh tế, được dùng làm thực phẩm và là nguồn cung cấp chất đạm quan trọng cho dân địa phương. Acetes có một số đặc tính chung là không có những đôi chân thứ 4 và thứ 5 nơi phần bụng. Chúng là những tép nhỏ chỉ dài 1-4 cm, thân trong nhưng có đôi mắt to, và có những đốm sắc tố đỏ nơi phần đuôi. Acetes đẻ trứng màu xanh lục, và trứng phình to gấp đôi trong thời gian tăng trưởng. Chu kỳ sống chỉ khoảng 3-10 tháng, kéo dài trong cùng một năm từ khi trứng nở, chuyển sang ấu trùng, trưởng thành và phát dục. Acetes thường di chuyển từ tầng đáy lên bề mặt vào ban đêm và trở xuống trong ban ngày, chúng tập trung thành bầy dày đặc nơi mặt biển. Ruốc acetes được xem là một nguồn cung cấp thực phẩm cho các loài tôm cá khác lớn hơn. Đa số các sinh vật biển lớn như cá, tôm lớn... dùng acetes làm thực phẩm trong một số giai đoạn tăng trưởng cần thiết. Những loài Ruốc đáng chú ý: 1). Acetes japonicus (còn gọi là Acetes cochinensis) = Akiami paste shrimp; Chevrette akiami (Pháp); Camaroncillo akiami (Tây Ban Nha). Ruốc phân bố trong vùng biển Ấn độ-Tây Thái bình dương: từ Tây Ấn sang đến Triều Tiên, Nhật, Trung Hoa và Indonesia. Tại Việt Nam gặp suốt dọc duyên hải từ Bắc xuống Nam, cả trong vùng Vịnh Thái Lan. Ruốc sinh sống nơi vùng biển cạn, đáy có nhiều bùn. Ruốc đực dài từ 11 đến 24 mm, con cái từ 15 đến 30 mm. Đây là loài bị đánh bắt nhiều nhất, tổng sản lượng thế giới theo FAO (2008) lên đến trên 600 ngàn tấn. Hàn Quốc là quốc gia có số lượng đánh bắt cao nhất. 2). Acetes chinensis = Northern mauxia shrimp, Penicillated shrimp. Maoxia (Trung Hoa). Back-ha (Hàn Quốc) 4 Phân bố trong các vùng biển Triều tiên, Trung Hoa, Taiwan, Nhật xuống đến Bắc Việt Nam, sinh sống tại những vùng biển cạn. Kích thước tương đối lớn, ruốc đực từ 20-35 mm, ruốc cái 25-42 mm. Đây là loài ruốc quan trọng tại vùng ven biển Trung Quốc (riêng trong vùng biển Po-hai, lượng đánh bắt lên đến 70 ngàn tấn mỗi năm), được dùng làm thực phẩm, dưới các dạng phơi khô, làm mắm. 3). Acetes erythreus = Tsivakihini paste shrimp. Kwei-kung (Thái) Alamang (Phi) ; tên Tsivakihini là tên tại Madagascar. Phân bố trong vùng biển Đông-Nam Phi châu, biển Đỏ sang đến Thái lan, Trung Quốc, Indonesia và Bắc Úc. Sống tại vùng biển cạn nước lợ, đáy cát hay bùn, ở độ sâu từ trên mặt xuống đến 55m. Ruốc lớn từ 16-33 mm, rất ít khi gặp những con lớn hơn 45 mm. Đây là loài ruốc quan trọng trong vùng biển Phi châu : đánh bắt nhiều nhất tại Madagascar, Mozambique, Kenya. Cũng là nguồn lợi kinh tế tại Ấn độ, Mã lai. Acetes indicus = Jawla pasta shrimp. Jawla là tên một địa phương tại Marathi, Ấn Độ. Ruốc sống nơi biển cạn, thường bơi trên bề mặt, phân bố trong vùng biển Tây Ấn Độ, qua đến Thái Lan, Indonesia, có mặt trong vùng ven biển Việt Nam. Ruốc đực từ 15-25 mm, cái từ 23-40 mm. Ruốc chỉ sống trong vòng 4-6 tháng. Đây là nguồn thực phẩm quan trọng cho các vùng Bombay, Madras (Ấn Độ) và là nguyên liệu chính để chế tạo mắm ruốc tại Thái Lan. Số lượng đánh bắt mỗi năm tại Ấn Độ lên đến 50 ngàn tấn. Ngoài ra còn một số loài ít quan trọng hơn, thường chỉ là những nguồn thực phẩm cho các loài cá lớn như : 4). Acetes americanus : Aviu shrimp, Chevrette aviu. Tên tại Hoa Kỳ : Net clinger. Phân bố trong vùng biển Tây Đại Tây Dương, North Carolina xuống đến Tây Ban Nha, lớn từ 10-24 mm. 5). Acetes australis : Australian paste shrimp, Chevrette australienne. Lớn 18-34 mm, sống trong vùng biển Úc từ Townsville (Queensland) sang đến Port Hacking (NSW) 5 6). Acetes sibogae : lớn 13-25 mm, dùng làm mắm (bagoong) tại Philippines. 7). Tại Việt Nam, ruốc thông thường được gọi là tép nhỏ, còn được gọi dưới những tên địa phương như khuếc hay khuyết (miền Trung, Huế), moi (Hà Tĩnh) và “ruốc vịt” (Gành hào, Bạc liêu). Ruốc thường di chuyển vào gần bờ tại Việt Nam vào khoảng tháng 5 đến tháng 8 (âm lịch) hàng năm và khi ruốc vào bờ, ngư dân có những ngày “Mùa con ruốc” : thường buổi trưa “moi” nổi lềnh bềnh trên mặt biển thành một vùng rộng lớn màu hồng, trôi dần vào bờ. Với ngư dân vùng cửa biển Nhật Lệ (Đồng Hới) thì “Ruốc tháng sáu là máu rồng”, vì theo họ đây là lúc ruốc ngon nhất trong mùa. Tại Vũng Nồm (Bán đảo Phương Mai, cách Quy Nhơn khoảng 15 km về phía Bắc-Đông bắc) vào mùa hè, ruốc dày đặc nổi lơ lững thành từng mảng lớn gần bờ đến mức nhiều khi ngư dân kéo không nổi, đành thả bỏ luôn cả lưới. Tại một vài nơi, ruốc còn được phân chia thành 3 loại, ruốc đá, ruốc vang và ruốc going, trong đó ruốc đá được xem là có giá trị nhất. Kỹ thuật đánh bắt ruốc cũng được cải tiến theo thời gian, hiện nay với những thuyền máy trang bị các ngư cụ để “cào ruốc”. Khoảng 20 năm trước, danh từ đẩy ruốc hay rõ hơn là đẩy bộ dùng “gọng chủ” để “bắt ruốc“, gọng chủ là một hệ thống dụng cụ để bắt ruốc, giống như cái “nhũi tôm” nhưng khung sườn bằng cây tầm vông lớn và dài hơn nhiều. Lưới mắc vào khung gọi bằng chủ, xưa dệt bằng tơ. Người ta nhuộm bằng nước vỏ cây sắn ổi để bảo quản và cho có màu nâu đỏ. Từ miệng lưới chủ ra đến phần đụt (nơi chứa ruốc) dài trên 6 m. Người đảy ruốc cứ việc nắm tay gọng chủ đảy tới, hễ gặp đá thì nâng miệng chủ lên rồi đảy lướt qua. Tùy theo cách đánh bắt, ngư dân có thể phân chia ruốc thành : Ruốc “dã”’ (hay ruốc giạ) khi bắt từ mành dã ở độ sâu 5-7 sải, ruốc “kéo”, ruốc “lặn” khi dùng lưới nhỏ lặn xuống tầng đáy để vớt, hay ruốc “te” khi dùng vó đánh bắt từ ngoài khơi. Ruốc được sử dụng làm thực phẩm dưới nhiều dạng tại Á châu và Đông Phi châu. Tại Việt Nam Ruốc tươi được luộc, nấu canh rau, canh khoai, phơi khô để dự trữ, làm nước mắm và làm mắm tùy phương thức chế biến có thể thành mắm tròn, 6 mắm chua. Ruốc phơi khô được đóng gói và xuất cảng dưới tên Dried baby shrimp Ami Ebi. Tại Ấn Độ Ruốc tươi, “chưng” với ớt bột, nghệ và me để ăn với bánh mì (nan) hay cơm. Món “bhajeeya” là ruốc tươi giã nhuyễn trộn với hành và bột rồi chiên thành bánh. Ruốc có thể phơi khô thành ‘sookat’ để nấu cà ri, hay đơn giản hơn là rang khi ăn với cơm. Tại Trung Hoa, Nhật, Mã Lai ngoài một phần nhỏ ruốc tiêu thụ dưới dạng tươi, phần lớn được phơi khô trực tiếp dưới nắng hay luộc chín trước khi phơi và cũng có thể chế biến bằng cách bỏ vỏ, ngâm dấm hay muối và thông thường nhất là làm thành mắm. Hiện nay, đang có nhiều nghiên cứu khoa học nhằm sử dụng ruốc acetes thành những thành phẩm có giá trị kinh tế cao hơn như thành ‘bột chất đạm’, bột “gia vị” để nấu canh, trích lấy chitosan, làm nguyên liệu cho dược phẩm và làm thực phẩm để nuôi tôm tại các trại dưỡng ngư. Hai loài chính đánh được ở Đông Nam Á là A.indicus và A.japonicus 1. Moi nhật: ( Acetes Japonicus) Tên thường gọi tiếng Việt Ruốc Tên địa phương Ruốc, Moi, Moi Nhật Tên thường gọi tiếng Anh Krill shrimp, Baby shrimp, Small shrimp, Tiny shrimp, Sergested shrimp, Penicilated shrimp Tên khoa học Acetes japonicus (Kishinouye, 1905) Phân bố Thế giới: Vùng biển ven bờ Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, vịnh Thái Lan, quần đảo Java, bán đảo Malasca, phía Nam Ấn Độ Việt Nam: Suốt dọc vùng ven biển Việt Nam. Tập trung nhiều ở vùng biển các tỉnh miền trung. 7 Đặc điểm hình thái Nhánh dưới râu I có 11–14 đốt, đốt ngực thứ 3 kéo dài về phía sau. Petasma có phần đỉnh của đầu trạng mở rộng có dạng củ, trên đầu trạng có một số móc. Đỉnh chân đuôi tù tròn, nhánh phụ đực có 2 móc. Tấm sinh dục có phần giữa mép sau ít lõm sâu. Nhánh dưới râu I có 10–12 đốt, có 2 gai ôm không bằng nhau, mặt trên mép trong của gai ôm có nhiều nốt nhỏ, đốt 1 của nhánh chính (đốt 3 tính từ gốc) có một gai ở gốc và 1 u lồi. Đốt đối diện với đỉnh của gai ôm lớn hơn có 3–4 gai, 4 đốt tiếp theo mỗi đốt có 2 đến 5 gai nhỏ ở đỉnh. Cơ thể màu trắng đục, nhánh trong chi đuôi có một chấm đỏ ở giữa. Kích cỡ Con cái khoảng 1,5–2,1cm. Con đực 1,1-1,6cm Mùa vụ khai thác Quanh năm Ngư cụ khai thác Lưới ruốc Dạng sản phẩm Tươi, khô hoặc làm mắm 2. Moi đỏ: ( Acetes erythraeus) Tên thường gọi tiếng Việt Ruốc Tên địa phương Moi đỏ, Ruốc Tên thường gọi tiếng Anh Penicilated shrimp Tên khoa học Acetes erythraeus (Nobili, 1905) Phân bố Thế giới: Vùng ven bờ Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên, vịnh Thái Lan, Châu Phi, bán đảo Malaixia, Philippin, Đông Nam Trung Quốc 8 Việt Nam: ở Việt Nam phân bố ở vùng ven biển, vùng nước lợ cửa sông. Số lượng nhiều ở biển miền Trung. Đặc điểm hình thái : Nhánh dưới râu 1 có 14–16 đốt. Đốt 1 của nhánh chính có 3 đến 5 gai ở gốc, 1 gai ở mép và một u lồi, 3 đốt tiếp theo mỗi đốt có 1-2/1-3/3-4 gai nhỏ, có một gai ôm, mặt trên mép trong của phần đỉnh của gai ôm có nhiều nốt nhỏ, có một răng con năm ở gốc chân bụng 1 ở con cái và con đực. Nhánh dưới râu I có 14–18 đốt. Mép ngoài đầu trạng của petasma có một móc lớn gần trung tâm, xa hơn nữa có một hai móc khá lớn. Ngoài ra có nhiều móc nhỏ hơn nữa trải dài từ đỉnh đến phần trung tâm, đỉnh chân đuôi tù tròn, nhánh phụ đực ở đỉnh có 3–4 móc. Cấu tạo vùng sinh dục ở đốt ngực 3 có dạng hình thang, phần trước tấm sinh dục được nâng lên và có nhiều chồi nhỏ. Cơ thể đỏ hồng, nhánh trong chi đuôi có 1–3 chấm đỏ. Kích cỡ Con đực 1,6–2,6cm, con cái 1,6–3,3cm Mùa vụ khai thác Quanh năm Ngư cụ khai thác Lưới ruốc Dạng sản phẩm Tươi, khô hoặc làm mắm 9 Hình 1.1 vùng phân bố của moi ở Đông Nam Á. 1.2. GIỚI THIỆU VỀ SẤY: 1.2.1. Các dạng tồn tại của nước trong nguyên liệu thủy sản: Nước là thành phần quan trọng và chiếm hàm lượng lớn trong động vật thủy sản. Tùy từng loại nguyên liệu mà hàm lượng nước trong chúng dao động từ 60÷85%. Ở động vật thủy sản chúng tồn tại ở hai dạng nước tự do và nước liên kết. 1.2.2. Quá trình làm khô: 1.2.2.1. Khái quát quá trình làm khô: Quá trình làm khô là quá trình bốc hơi nước của sản phẩm ở nhiệt độ bất kỳ. Đó là quá trình khuếch tán do sự chênh lệch áp suất hơi nước riêng phần ở bề mặt nguyên liệu và môi trường xung quanh. Mục đích và phạm vi ứng dụng của quá trình làm khô: Trong quá trình sản xuất hiện nay, làm khô nhằm các mục đích sau: - Giảm khối lượng sản phẩm để tẩm gia vị hay thuận lợi hơn cho việc vận chuyển. - Tăng chất lượng của sản phẩm, cả về cảm quan lẫn dinh dưỡng vì hàm lượng chất khô sản phẩm sau khi sấy tăng lên, sản phẩm trở nên giòn, dẻo hơn, giữ được đặc tính tự nhiên đặc trưng của sản phẩm. 10 - Tăng thời gian bảo quản của sản phẩm vì sau khi sấy hàm lượng nước trong sản phẩm còn ít, không thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật. 1.2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình làm khô:  Nhiệt độ không khí  Độ ẩm tương đối của không khí (φ)  Tốc độ chuyển động của không khí (v)  Bản thân nguyên liệu 1.2.2.3. Các dạng sản phẩm khô; Sản phẩm thủy sản khô được chia thành các loại sau: - Sản phẩm khô sống: Tức là nguyên liệu tươi trực tiếp đem chế biến khô mà không qua bước xử lý nhiệt nào. Ví dụ như cá khô, mực khô, tôm khô, rong khô,.. - Sản phẩm khô chín: Nguyên liệu tươi được đem đi xử lý nhiệt như: hấp, luộc chín sau đó tiếp tục làm khô như tôm, sò, điệp. Khi luộc có thể cho thêm một ít muối để giữ nước được tốt hơn và tạo cho sản phẩm có độ mặn nhất định, lại tăng khả năng bảo quản của sản phẩm. - Sản phẩm khô mặn (sống): Nguyên liệu đem ướp muối sau đó tiếp tục làm khô, sản phẩm này có độ mặn cho nên thời gian bảo quản được lâu, nhưng cũng dễ hút ẩm, nên nó cũng có thể nhanh hỏng do hiện tượng hút ẩm. - Sản phẩm khô chín - tẩm gia vị: Nguyên liệu đã qua xử lý, chế biến, sau đó tiếp tục công đoạn tẩm gia vị. Đây là một trong những sản phẩm phổ biến hiện nay được nhiều người ưa thích vì nó là mặt hàng ăn liền thuận tiện cho người sử dụng. 1.2.2.4. Khái quát về quá trình sấy lạnh Sấy lạnh là một trong những phương pháp làm khô nguyên liệu mà có thể đảm bảo chất lượng của sản phẩm vì phương pháp này sẽ làm cho protein biến tính ít, ít làm thay đổi các tổ chức cơ thịt. Phương pháp sấy lạnh tạo ra độ chênh lệch áp suất hơi giữa vật liệu sấy và thiết bị sấy, khi giảm áp suất hơi nước trong thiết bị sấy là giảm lượng ẩm. Khi đó ẩm trong vật liệu dịch chuyển ra bề mặt và từ bề mặt đi vào môi trường. 11 1.2.2.5. Những biến đổi của moi trong quá trình làm khô 1. Biến đổi về trạng thái cơ thịt moi  Sự biến đổi về khối lượng Trong quá trình sấy, nước trong nguyên liệu mực thoát ra môi trường nên khối lượng moi giảm xuống.  Sự biến đổi về thể tích Do bị mất nước trong quá trình sấy nên thể tích của nguyên liệu co rút lại, mức độ co rút phụ thuộc vào quá trình làm khô, phương pháp làm khô  Sự biến đổi về màu sắc, mùi vị Trong quá trình làm khô màu sắc và mùi vị của sản phẩm cũng bị biến đổi. Nguyên nhân là do nguyên liệu bị mất nước, thể tích co rút, bị oxy hóa hay các sắc tố bị khử, đồng thời hàm lượng một số thành phần trong nguyên liệu tăng lên. - Màu sắc: Màu sắc của mực sẽ sẫm dần trong quá trình làm khô hay nói cách khác màu sắc của mực cũng biến đổi dần. Nguyên nhân làm cho màu sắc thay đổi đó là: Hàm lượng chất tan tăng lên, lượng sắc tố trên một đơn vị thể tích tăng lên, phản ứng melanoidin và các phản ứng oxy hóa lipid, các sắc tố,.. Sự biến đổi màu sắc phụ thuộc vào phương pháp làm khô. Nếu làm khô bằng phương pháp phơi thì màu của mực chuyển từ màu trắng sữa sang trắng ngà, còn nếu sử dụng phương pháp sấy để làm khô mực thì màu sắc của mực ít bị thay đổi. - Biến đổi về mùi vị: Khi làm khô thì mùi tự nhiên của nguyên liệu tươi mất dần, không còn mùi tanh. Nguyên liệu trở nên có mùi thơm đặc trưng của sản phẩm khô. Mặt khác, do độ ẩm giảm nên nồng độ chất vị tăng lên, cường độ vị tăng, nhất là vị ngọt và vị mặn nên sản phẩm moi khô có vị ngọt đậm đà. 2. Sự biến đổi về hóa học  Sự thủy phân lipid Phản ứng thủy phân lipid xảy ra khi có enzyme cũng như không có enzyme xúc tác. Phản ứng xảy ra trong môi trường đồng thể khi nước hòa trong môi trường chất béo mới tham gia phản ứng, trường hợp ở nhiệt độ bình thường thì tốc độ thủy phân 12 rất bé, khi có enzyme thì phản ứng xảy ra ở bề mặt tiếp xúc giữa nước và lipid tăng lên. Enzyme lipase này có sẵn trong moi hoặc do vi sinh vật ở bên ngoài mang vào. Vì vậy khi hàm lượng ẩm cao thì phản ứng thủy phân xảy ra mạnh làm cho lipid bị phân giải thành glyxeril và acid béo và các sản phẩm khác, đặt biệt trong đó có acid butyric được thủy phân ra làm cho nguyên liệu có mùi hôi khó chịu. Hiện tượng này thường xảy ra trong giai đoạn đầu của quá trình làm khô.  Sự biến tính protein Khi làm khô lượng nước mất nhiều nên mức độ dẻo dai của sản phẩm tăng lên, do đó số lượng liên kết trong phân tử protein tăng lên rõ rệt. Sự biến tính của protein phụ thuộc vào nhiệt độ và sản phẩm làm khô, đồng thời dưới tác dụng của nhiệt độ thì protein sẽ bị biến tính thân nước, thường là biến tính kết tủa.  Sự biến đổi của chất ngấm ra Trong quá trình làm khô, thành phần chất ngấm ra bị biến đổi nhiều. Nhất là nguyên liệu tươi đem làm khô. Mùi vị của sản phẩm do nhiều thành phần tạo ra trong đó thành phần chất ngấm ra đóng vai trò quan trọng. Trong quá trình làm khô, do enzyme và vi sinh vật hoạt động phân hủy một số chất ngấm ra làm cho hàm lượng của chúng giảm xuống. Quá trình làm khô càng dài thì sự tổn thất chất ngấm ra càng nhiều, làm cho mùi vị của sản phẩm giảm. Vì thế làm khô nhanh chất ngấm ra tổn thất ít, đảm bảo được mùi thơm tốt. 1.3. GIỚI THIỆU VỀ NGÂM TẨM GIA VỊ: 1.3.1. Sự khuếch tán và thẩm thấu 1.3.1.1. Sự khuếch tán Quá trình khuếch tán là hiện tượng tự san bằng vật chất bằng cách các phân tử chất tan di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. Quá trình khuếch tán được phát biểu bằng định luật Fisk như sau: dQ  D * S * Trong đó: Q: Lượng vật chất khuếch tán. dc * dt dx 13 D: Hệ số khuếch tán, phụ thuộc vào bản chất của chất khuếch tán và môi trường khuếch tán. S: Diện tích khuếch tán. dc dx : gradien nồng độ hay biểu hiện nồng độ chất tan theo khoảng cách dịch chuyển. t: Thời gian khuếch tán Động lực của quá trình khuếch tán là sự chênh lệch nồng độ chất tan theo khoảng cách. 1.3.1.2. Sự thẩm thấu Thẩm thấu là quá trình di chuyển của các phân tử dung môi khắc phục trở lực của màng bán thấm để di chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao. Áp suất thẩm thấu trong dung dịch lớn hay nhỏ là nhân tố quyết định tốc độ thẩm thấu nhanh hay chậm. Áp suất thẩm thấu được tính theo công thức Van-hôp: Po = R*T*C Trong đó: Po: áp suất thẩm thấu của dung dịch R: hằng số khí lý tưởng. T: nhiệt độ tuyệt đối của dung dịch. C: nồng độ chất tan trong dung dịch. Đối với các chất có khả năng phân cực thành các ion trong dung dịch thì công thức trên được tính theo: P = i*R*T*C i: Là hằng số đẳng trương. Muốn tăng tốc độ thẩm thấu của quá trình thì việc nâng cao nồng độ và tăng nhiệt độ phải trong một phạm vi cho phép. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tẩm gia vị  Nhiệt độ  Loại nguyên liệu 14  Loại gia vị 1.4. GIỚI THIỆU VỀ NGUYÊN LIỆU PHỤ: 1.4.1. Muối ăn (NaCl): là chất kết tinh theo hình khối lập phương, màu trắng không mùi, vị mặn. tan tốt trong nước, trong Glyxerin, ít tan trong cồn. Điểm nóng chảy 8030C thành phần chủ yếu của muối ăn là NaCl (90-98%). Ngoài ra còn tồn tại các tạp chất khác như các muối MgCl2. Muối là thành phần phụ gia không thể thiếu trong các sản phẩm ăn liền, vị mặn của muối kết hợp với các vị khác tạo nên khẩu vị hài hòa cho sản phẩm. Ngoài ra muối còn có tác dụng phòng thối giúp bảo quản sản phẩm được lâu hơn. 1.4.2. Sorbitol: được hình thành từ Glucoza khi các nhóm (-CHO) của Glucoza chuyển thành nhóm rượu tương ứng nhờ tác dụng của hổn hợp chất khử (Hg và Na). Công thức hóa học: C6H14O6 Công thức cấu tạo: CH2 – (CHOH)4 – CH2OH Sorbitol có tác dụng tạo vị ngọt, làm tăng độ bóng bề mặt sản phẩm. Nó hòa tan được trong nước, nhiệt độ nóng chảy là 1000C. 1.4.3. Đường cát trắng ( Glucozo) Đường sử dụng trong thực phẩm có thể là Saccharose, Lactose Glucose và cũng có thể là dẫn xuất của tinh bột. Khi ướp thực phẩm người ta có thể sử dụng Glucose, Lactose và những chất khử khác. Sacchrose mặc dù không có tính khử nhưng quá trình chế biến chúng sẽ bị phân hủy nhanh chóng để tạo ra các đường khử là Glucose và Fructose. Đường có vị ngọt đậm đà nên dùng để điều vị mà cụ thể là nó sẽ có tác dụng làm giảm bớt vị mặn của muối tinh, đặc biệt đường còn có tác dụng ức chế vi khuẩn gây thối nếu ta sử dụng đường để ướp. Vì trong môi trường đường thì vi khuẩn thay vì gây thối sinh NH3 có môi trường kiềm thì sự có mặt của đường là một điều kiện tốt để vi khuẩn gây thối lên men lactic trung hòa bớt môi trường kiềm. từ đó hạn chế khá nhiều vi sinh vật gây thối hỏng để bảo quản thực phẩm được lâu dài. 1.4.4. Mono Glutamat Natri (bột ngọt, mì chính) 15 Bột ngọt là muối natri của acid Glutamic, một trong những mono acid được tìm thấy trong thiên nhiên. Công thức phân tử C5H9NO4 Công thức cấu tạo Khối lượng phân tử 147,13 Bột ngọt có dạng tinh thể trắng, vị ngọt, tan nhiều trong nước, ở PH =5-6.5 bột ngọt thể hiện vị rõ nhất, nếu PH<4 thì bột ngọt không thể hiện vị, vì khi PH thấp muối natri glutamate khó phân ly để tạo acid glutamic. Khi cho bột ngọt vào thực phẩm thì thực phẩm sẽ có vị ngọt của thịt. vị ngọt này do acid amin glutamic tạo nên, chúng được tạo nên khi muối glutamate phân ly. Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên thế giới thì bột ngọt là thực phẩm vô hại. theo tổ chức WTO thì khi nấu ăn sử dụng bột ngọt ở t0 < 2500C không gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, bột ngọt cũng không phải là chất bổ nên chúng ta không nên lạm dụng chúng quá nhiều. 1.4.5. Ớt Ớt là loại gia vị phổ biến được con người trồng và thu hái từ lâu đời. Ớt là gia vị giúp tăng cảm giác ngon miệng khi ăn. Ngoài ra ớt còn là loại thuốc quý trong y học cổ truyền, trong dân gian ớt có nhiều tên gọi khác nhau như lạt tiêu, lạt tử, ngưu giác tiêu, hải tiêu… Tên khoa học: capsicum frutesecus L, capsicum anmuum L Họ: cà Solanaceae Theo y học cổ truyền, ớt có vị cay, nóng. Tác dụng khoan trung, tán hoàn, tiêu tỳ, tiêu thực… 1.4.6. Natri benzoat (E211)
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng