Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xây dựng mối quan hệ thống kê các đặc điểm hình học đội tàu đánh cá t...

Tài liệu Nghiên cứu xây dựng mối quan hệ thống kê các đặc điểm hình học đội tàu đánh cá tỉnh ninh thuận

.PDF
83
153
138

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KỸ THUẬT TÀU THỦY NGÀNH ĐÓNG TÀU ------ W X ------ NGUYỄN THÀNH TOÀN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ THỐNG KÊ CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH HỌC ĐỘI TÀU ĐÁNH CÁ TỈNH NINH THUẬN ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Nha Trang, tháng 01 năm 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KỸ THUẬT TÀU THỦY NGÀNH ĐÓNG TÀU ------ W X ------ NGUYỄN THÀNH TOÀN NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ THỐNG KÊ CÁC ĐẶC ĐIỂM HÌNH HỌC ĐỘI TÀU ĐÁNH CÁ TỈNH NINH THUẬN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS. TS. TRẦN GIA THÁI Nha Trang, tháng 0 1 năm 2011 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thành Toàn Ngành: Lớp: 48ĐT1 Đóng tàu thủy Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mối quan hệ thống kê các đặc điểm hình học đội tàu đánh cá tỉnh Ninh Thuận”. Số trang: 56 Số chương: 04 Số tài liệu tham khảo: 11 Hiện vật: 1 đĩa CD. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Kết luận: ................................................................................................................. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Nha Trang, ngày …… tháng ……. năm 201… CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LVTN Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thành Toàn Ngành: Lớp: 48ĐT1 Đóng tàu thủy Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mối quan hệ thống kê các đặc điểm hình học đội tàu đánh cá tỉnh Ninh Thuận”. Số trang: 56 Số chương: 04 Số tài liệu tham khảo: 11 Hiện vật: 1 đĩa CD. NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Điểm phản biện: ................................................................................................. ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Nha Trang, ngày …… tháng …… năm 200 … CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ tên) ĐIỂM CHUNG Bằng số Bằng chữ Nha Trang, ngày …… tháng …… năm 201 … CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG (Ký và ghi rõ họ tên) ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thành Toàn Địa chỉ liên hệ: Lớp: 48ĐT1 36/24 Cao Văn Bé, phường Vĩnh Hải, Nha Trang. Tên đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mối quan hệ thống kê các đặc điểm hình học đội tàu đánh cá tỉnh Ninh Thuận”. Ngành: Đóng tàu thủy Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN GIA THÁI I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Đội tàu đánh cá vỏ gỗ 2. Phạm vi nghiên cứu: Các tàu đánh cá vỏ gỗ đang hoạt động ở tỉnh Ninh Thuận 3. Mục đích: Thăm dò và xây dựng mối quan hệ thống kê giữa các đặc điểm hình học chính của đội tàu đánh cá tỉnh Ninh Thuận. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu. 1.2. Tổng quan về đội tàu đánh cá vỏ gỗ truyền thống của Ninh Thuận. 1.2.1. Vị trí địa lý của Ninh Thuận. 1.2.2. Phân loại ngành nghề. 1.2.3. Đặc điểm chung về tàu đánh cá của Ninh Thuận. 1.2.4. Sơ bộ về ngư trường khai thác. 1.3. Phương pháp nghiên cứu. 1.4. Giới thiệu và nhận xét về số liệu thống kê trong quá trình nghiên cứu 1.4.1. Giới thiệu về số liệu thống kê. 1.4.2. Nhận xét về số liệu thống kê. 1.5. Giới hạn nội dung và phương pháp nghiên cứu của khóa luận: 1.5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu. 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Các đặc điểm hình học của tàu 2.1.1 Các kích thước chủ yếu của tàu thủy 2.1.2 Các tỷ số kích thước chính và các hệ số hình dáng thân tàu 2.2 Cơ sở lý thuyết thống kê trong phân tích và sử lý số liệu thực nghiệm 2.2.1 Các khái niệm cơ bản về thống kê 2.2.2 Các tham số thống kê đo lường độ tập trung hay hội tụ của dữ liệu 2.2.3 Các tham số thống kê đo lường mức độ phân tán của dữ liệu 2.3 Cơ sở lý thuyết về phương trình hồi quy tuyến tính trong việc xây dựng mối quan hệ thống kê trong phần mềm SPSS. 2.3.1 Khái niệm về mô hình hồi quy 2.3.2 Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình hồi quy 2.3.3 Ước lượng mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất. 2.3.4 Đánh giá độ phù hợp của mô hình 2.3.5 Giới thiệu đôi nét về phần mềm SPSS trong phân tích và sử lý thống kê CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ THỐNG KÊ 3.1 Một số thống kê số liệu của tàu thuyền thực tế tỉnh Ninh Thuận 3.2 Tính toán các hệ số hình dáng và khối lượng vỏ tàu không các mẫu tàu được lựa chọn để thống kê 3.3 Kiểm tra và đánh giá chất lượng số liệu quan trắc 3.4 Các hàm phân bổ thống kê các đại lượng Lmax, Bmax, Ne và Pv 3.5 Phân tích mối tương quan các yếu tố hình học 3.6 Xây dựng mối tương quan hàm giữa giữa các đặc trưng hình học tàu cá Ninh Thuận 3.6.1 Mối tương quan hàm giữa chiều dài Lmax và chiều rộng Bmax 3.6.2 Mối tương quan giữa chiều dài Lmax và chiều cao mạn H. 3.6.3 Xây dựng mối tương quan giữa chiều cao mạn H và công suất của máy chính Ne 3.6.4 Xây dựng mối tương quan giữa Lmax/Bmax và chiều rộng Bmax 3.6.5 Xây dựng mối tương quan giữa Bmax/ H và chiều cao mạn H 3.6.6 Xây dựng mối tương quan giữa Lmax và Khối lượng vỏ tàu không PV. 3.6.7 Xây dựng mối tương quan giữa Lmax và Cao độ trọng tâm tàu không Zg 3.7 Kiểm tra các hàm tương quan tính được so với giá trị tính theo lý thuyết . CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Một số kiến nghị 4.2 Kết luận. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Từ 13/10 – 23/10/2010 ĐI THỰC TẬP THỰC TẾ Từ 23/10 – 3/11/2010 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Từ 03/10 – 23/11/2010 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ THỐNG KÊ Từ 23/11 – 20/12/2010 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ 20/12 – 22/12/2010 SỮA CHỮA VÀ HOÀN THÀNH Từ 22/12 – 25/12/2010 Nha Trang, ngày 10 tháng 0 1 năm 2011 SINH VIÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên) NGUYỄN THÀNH TOÀN LỜI CÁM ƠN Sau gần ba tháng tìm hiểu, nghiên cứu và tính toán, với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy PGs.Ts. Trần Gia Thái tôi đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp với nội dung. “Nghiên cứu xây dựng mối quan hệ thống kê các đặc điểm hình học đội tàu đánh cá tỉnh Ninh Thuận”. Qua đây tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy PGs.Ts. Trần Gia Thái đã quan tâm, tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài. Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến các thầy trong Khoa kỹ thuật tàu thủy đặc biệt là thầy Huỳnh Văn Nhu, Phạm Thanh Nhựt đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cám ơn đến anh Thảo, anh Phấn (đăng kiểm tàu cá Ninh Thuận), các anh trong Chi cục Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi Thủy sản tỉnh Ninh Thuận và các bạn đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cám ơn! Nha trang, ngày 25 tháng 12 năm 2010 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thành Toàn MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................... 1 CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ: .................................................................... 2 1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu ...............................................................................3 1.2. Tổng quan về đội tàu đánh cá vỏ gỗ truyền thống của Ninh Thuận.........................3 1.3. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................................8 1.4. Giới thiệu và nhận xét về số liệu thống kê trong quá trình nghiên cứu ..................9 1.4.1. Giới thiệu về số liệu thống kê: ......................................................................9 1.4.2. Nhận xét về số liệu thống kê: .....................................................................10 1.5. Giới hạn nội dung và phương pháp nghiên cứu của khoá luận: ............................10 1.5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: ...................................................................10 1.5.2. Phương pháp nghiên cứu: ...........................................................................11 CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................... 13 2.1 Các đặc trưng các thông số cơ bản của tàu: ...........................................................14 2.1.1 Các kích thước chủ yếu của tàu thuỷ. ..........................................................14 2.1.2 Các tỷ số kích thước chính và các hệ số hình dáng thân tàu .......................14 2.2. Cơ sở lý thuyết về sác xuất thống kê trong phân tích sử lý số liệu thực nghiệm: 15 2.2.1. Các khái niệm cơ bản về thống kê:............................................................. 15 2.2.2. Các tham số thống kê đo lường độ tập trung hay hội tụ của dữ liệu:......... 15 2.2.3. Các tham số thống kê đo lường mức độ phân tán của dữ liệu: ..................16 2.3. Cơ sở lý thuyết về xây dựng mô hình hồi quy trong phân tích sử lý thống kê: .... 17 2.3.1. Khái niệm mô hình hồi quy: .......................................................................17 2.3.2. Cơ sở lý thuyết xây dựng mô hình hồi quy: ...............................................17 2.3.3. Ước lượng mô hình hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất: ..............18 2.3.4. Đánh giá độ phù hợp của mô hình:............................................................. 20 2.3.5. Giới thiệu đôi nét về phần mềm SPSS trong phân tích và sử lý thống kê: ..........23 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ THỐNG KÊ CÁC ĐẶT ĐIỂM HÌNH HỌC CỦA ĐỘI TÀU ĐÁNH CÁ NINH THUẬN ........ 24 3.1. Một số thống kê số liệu tàu thuyền thực tế ở Ninh Thuận: ...................................25 3.2.Tính toán các hệ số hình dáng và khối lượng vỏ tàu không các mẫu tàu được lựa chọn để thống kê: ..........................................................................................................27 3.2.1.Tính toán các hệ số hình dáng: ....................................................................27 3.2.2.Tính toán khối lượng vỏ tàu không và trọng tâm vỏ tàu không: ................. 27 3.3.Kiểm tra và đánh giá chất lượng số liệu quan trắc: ................................................29 3.3.1.Phát hiện sai sót trong số liệu quan trắc: .....................................................29 3.3.2.Đánh giá mức độ phù hợp và sự chính xác của các số liệu: ........................30 3.4. Các hàm phân bổ thống kê các đại lượng Lmax, Bmax, Ne và Pv:............................ 31 3.4.1.Hàm phân bổ thống kê đại lượng Lmax: ....................................................... 31 3.4.2.Hàm phân bổ đại lượng thống kê Bmax: .......................................................31 3.4.3. Hàm phân bổ đại lượng thống kê Ne:......................................................... 31 3.4.4.Hàm phân bổ đại lượng thống kê PV: ..........................................................32 3.5.Phân tích mối tương quan các yếu tố hình học: .....................................................36 3.6.Xây dựng mối tương quan hàm giữa các đặc trưng hình học tàu cá Ninh Thuận: .38 3.6.1.Mối tương quan hàm giữa chiều dài Lmax và chiều rộng Bmax :................... 38 3.6.2.Mối tương quan giữa chiều dài Lmax và chiều cao mạn H: ..........................39 3.6.3.Xây dựng mối tương quan giữa chiều cao mạn H và công suất của máy chính Ne :.............................................................................................................. 40 3.6.4.Xây dựng mối tương quan giữa Lmax/Bmax và chiều rộng Bmax : ................. 41 3.6.5.Xây dựng mối tương quan giữa Bmax/ H và chiều cao mạn H : ..................42 3.6.6.Xây dựng mối tương quan giữa Lmax và Khối lượng vỏ tàu không Pv: ........43 3.6.7.Xây dựng mối tương quan giữa Lmax và Cao độ trọng tâm tàu không Zg:............. 44 3.7.Kiểm tra các hàm tương quan tuyến tính so với giá trị tính theo lý thuyết : ....................45 3.7.1.Kiểm tra hàm tương quan giữa chiều dài Lmax và chiều rộng Bmax .............46 3.7.2.Kiểm tra hàm tương quan giữa chiều dài Lmax và chiều cao mạn H: ..........47 3.7.3.Kiểm tra hàm tương quan giữa chiều cao mạn H và CS máy Ne: ..............48 3.7.4.Kiểm tra hàm tương quan giữa Lmax / Bmax và chiều rộng Bmax: ................. 49 3.7.5.Kiểm tra hàm tương quan giữa Bmax/H và chiều cao mạn H: ......................50 3.7.6.Kiểm tra hàm tương quan giữa chiều dài Lmax và Khối lượng vỏ tàu không Pv và cao độ trong tâm Zg: ...................................................................................51 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................. 53 4.1..Kết luận ..................................................................................................................54 4.2.Kiến nghị ................................................................................................................55 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 56 1 LỜI NÓI ĐẦU Với lợi thế là một quốc gia có 3.250km bờ biển, chúng ta có một lợi thế rất lớn về khai thác thủy sản. Chính vì vậy, dọc theo chiều chiều dài bờ biển, hiện nay có khoảng hàng trăm làng chài và xưởng đóng tàu lớn nhỏ, cùng với đó là cuộc sống và những công việc gắn liền với biển của ngư dân ven biển. Theo số liệu thống kê của bộ Thủy sản năm 2006, ở trên toàn đất nước ta hiện nay có khoảng 90880 chiếc tàu đánh cá với tổng công suất khoảng 5317447 CV phân phối ở 29 tỉnh thành trên cả nước. Nhìn chung đội tàu đánh cá ở Việt Nam hiện nay rất đa dạng về ngành nghề kích thước và mẫu mã, chủ yếu chỉ được đóng từ kinh nghiệm dân gian, rất ít được đóng theo thiết kế. Hầu hết các tàu cá ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là tàu đánh cá vỏ gỗ, công suất nhỏ, được thiết kế với sức chở rất hạn chế, vì vậy chủ yếu được sử dụng cho việc khai thác thủy sản khu vực gần bờ. Thế nhưng, với số lượng tàu quá lớn tàu khai thác ven biển như thế thì nguồn tài nguyên thủy sản gần bờ của nước ta ngày nay hầu như dần dần cạn kiệt, đó cũng là lúc chúng ta phải nghĩ đến việc đóng những con tàu có công suất lớn để mở rộng ngư trường khai thác, chuyển sang đánh bắt cá xa bờ. Và đây cũng là lúc mà việc xây dựng tuyến hình phù hợp, sao cho sức chở lớn nhất, hoạt động an toàn nhất và ổn định nhất của tàu khi hoạt động xa bờ trở nên cấp thiết nhất vì nó không những liên quan đến cả gia sản của ngư dân mà còn có quan hệ mật thiết đến tính mạng của người đi biển. Xuất phát từ thực tiễn trên, để tạo điều kiện tiếp xúc với thực tế, làm quen với công việc cụ thể, sau thời gian học tập tôi đã được nhà trường giao cho thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mối quan hệ thống kê các đặc điểm hình học đội tàu đánh cá tỉnh Ninh Thuận”. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS. TS.Trần Gia Thái, cùng với sự động viên giúp đỡ của các thầy trong Khoa Kỹ Thuật Tàu Thủy, tôi đã hoàn tất nội dung đề tài với các nội dung chính như sau: 1. Đặt vấn đề. 2. Cơ sở lý thuyết trong xử lý số liệu thực nghiệm và xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính. 3. Kiểm tra và phân tích chất lượng các số liệu quan trắc. 4. Phân tích tương quan giữa các yếu tố hình học. 5. Xây dựng hàm tương quan thể hiện mối quan hệ giữa các đặc điểm hình học tàu cá Ninh Thuận. 6. Kết luận và các ý kiến kiến nghị. Nha Trang, ngày 25 tháng 12 năm 2010 2 CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1.1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu Theo số liệu thống kê của Bộ Thủy sản, hiện nay trong tất cả các vụ tai nạn trên biển thì tai nạn tàu cá chiếm đến 80% và Việt Nam luôn là nước dẫn đầu trong tổng số vụ tai nạn tàu cá hằng năm trên thế giới. Những con số đáng buồn ấy càng làm cho chúng ta phải đặt ra câu hỏi “ Liệu tàu cá của chúng ta đã thực sự an toàn và ổn định khi hoạt động?”. Để góp phần làm giảm được những thiệt hại về người và của cho ngư dân thì việc thiết kế, tính toán chính xác và cho ra đời một mẫu tàu hoạt động an toàn và ổn định nhất luôn trăn trở của không ít nhà thiết kế tàu trong nước từ xưa đến nay. Trong đó, việc khó khăn nhất vẫn là xây dựng được một tuyến hình tốt nhất, đảm bảo các tính năng và phù hợp nhất với địa phương để cơ sở đó chúng ta có thể tính toán và thiết kế được con tàu với tính năng tốt nhất, ổn định nhất đáp ứng được sự mong đợi của ngư dân. Xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết của thực tiễn nói trên, bài toán nghiên cứu xây dựng mối quan hệ thống kê các đặc điểm hình học của đội tàu đánh cá ở tỉnh Ninh Thuận nói riêng và trên toàn đất nước Việt Nam nói chung có ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng. Nó không những thừa hưởng được những kinh nghiệm quý báu được rút kết lại từ bao đời nay của ông cha ta trong việc thiết kế ra mẫu tàu phù hợp với điều kiện tự nhiên và khí hậu của địa phương và qua đó góp phần giúp người thiết kế nhà thiết kế tàu cá cỡ nhỏ dễ dàng trong việc định hướng các đặc trưng hình học con tàu sắp được thiết kế trong phương án thiết kế gần đúng đầu tiên theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Mặt khác, nó còn giúp cho công tác thiết kế và chế tạo tàu cá dân gian hiện nay được dễ dàng và nhanh chóng hơn. 1.2. Tổng quan về đội tàu đánh cá vỏ gỗ truyền thống của Ninh Thuận. • Vị trí địa lý: Ninh Thuận là một tỉnh cực Nam Trung bộ, vị trí địa lý từ 11018’14”-12009’45” vĩ độ Bắc và 108039’08”-109014’25” kinh độ Đông, phía Bắc giáp Khánh Hòa, phía Nam giáp Bình Thuận, phía Tây giáp Lâm Đồng, phía Đông giáp biển Đông. Tổng 4 diện tích tự nhiên của tỉnh 3.360,06 km2 với 7 huyện, thành phố, trong đó có 5 huyện thành phố giáp biển là: Ninh Hải, Phan Rang, Thuận Nam, Thuận Bắc và Ninh Phước. Bờ biển Ninh Thuận dài khoảng 105 km, từ vĩ tuyến 11018’ đến 11050’N, phía Bắc giáp vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa), phía Nam giáp Tuy Phong (Bình Thuận), vùng đặc quyền kinh tế 24.480km2, diện tích vùng biển nội thủy 1.800km2 lại nằm ở trung tâm vùng nước trồi, có các cửa biển Cà Ná, Đông Hải, Khánh Hội, Vĩnh Huy nên nguồn thủy sản ở đây rất phong phú. • Phân loại ngành nghề: Ngày nay việc khác thác thủy sản ở tỉnh Ninh Thuận được phân thành các nhóm nghề chính như sau: 5 6 - Nghề lưới kéo: là một trong những nghề quan trọng hiện nay chiếm 119/2720 tàu đánh cá ở toàn tỉnh Ninh Thuận chiếm 4,4% tập trung chủ yếu ở Ninh Hải và Phan Rang. - Nghề lưới rê: là một phương thức đánh bắt chủ lực của nghề cá tỉnh Ninh Thuận. Số lượng tàu lưới rê hiện nay chiếm 1074/2720 chiếc chiếm gần 40% tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Hải, Phan Rang và Thuận Nam. - Nghề lưới vây: là một trong những ngành nghề đánh bắt quan trọng của tỉnh chiếm 156/2720 chiếc chiếm 5,7%. Nghề lưới rê trong tỉnh tập trung chủ yếu ở Ninh Hải gồm 2 nghề chủ yếu là vây rút chì và vây rút mùng. - Nghề câu: Tuy không lâu đời như các nghề lưới vây, lưới rê, lưới kéo nhưng nghề câu cũng chiếm số lượng tàu khá lớn trên toàn tỉnh khoảng 268/2720 chiếc chiếm 9,9% tập trung chủ yếu ở Ninh Hải, Phan Rang và Thuận Nam. - Nghề pha xúc: Nghề pha xúc du nhập vào Ninh Thuận trong những năm gần đây nhưng do nguồn thủy sản ở đây khá phong phú nên nó khá phát triển ở Ninh Thuận. Số lượng tàu phục vụ cho nghề pha xúc khoảng 606/2720 chiếc chiếm khoảng 22,2% chủ yếu tập trung ở Thuận Nam. - Nghề mành đèn: Nghề mành đèn là nghề truyền thống lâu đời của ngư dân Ninh Thuận chiếm khoảng 367/2720 chiếc chiếm 13,5%, tập trung chủ yếu ở Ninh Hải, Phan Rang và Thuận Nam. - Nghề khác: Ngoài các ngành nghề trên còn có một số ngành nghề khác như nghề lặn, dịch vụ, lưới đăng… chiếm khoảng 130/2720 chiếc chiếm khoảng 4,8%. • Đặt điểm chung của tàu đánh cá ở Ninh Thuận: Hầu hết các tàu cá ở Ninh Thuận hiện nay có đặc điểm phần mũi giống nhau, có dạng khí động học để giảm sức cản tác dụng vào tàu. Sống mũi thẳng hơi nghiêng về phía trước một góc ( hợp với phương ngang ) khoảng 600 đến 700, sống mũi như vậy tạo dáng khỏe, cắt sóng tốt, đồng thời quay trở thuận tiện và tránh va đập sống. Mặt cắt ngang mũi tàu có hình chữ V, càng lên cao mặt boong thì càng mở rộng. Thực tế đã chứng minh rằng với đặc điểm như vậy thì chống lại lực cản khá tốt, nhưng với hình dạng như thế thì rất khó khăn trong việc uốn cong tấm ván mũi. Do yêu cầu thuận tiện trong việc tạo dáng cho nên nhìn chung các tàu cá ở Ninh Thuận hiện nay đều có dạng đuôi vuông, mặt cắt ngang phần đuôi có dạng chữ U. Kết cấu phần đuôi có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng hoạt động của tàu. Đuôi tàu vuông 7 có độ nghiêng nhất định về phía sau, độ ngập nước không quá sâu để tránh sức cản của nước tăng lên, nhất là hiện tượng sóng vỗ khi tàu lùi. Mặc khác tăng diện tích sinh hoạt trên tàu, cải thiện được một số đặc điểm của tàu. Tuy nhiên các đuôi tàu thường quá béo, do đó dẫn đến tổn thất tốc độ của tàu rất lớn, tính quay trở của tàu lại kém, tàu lùi bị vỗ sóng. Mặc dù có ưu và nhượt điểm trên nhưng nó là hình dáng đuôi phù hợp nhất đối với tàu đánh cá hiện nay ở Ninh Thuận, vì vậy khi đóng mới vẫn chấp nhận những đặc điểm trên của mũi và đuôi tàu. Để tạo điều kiện cho việc thoát nước nhanh khi sóng hắt lên boong, mặt boong tàu thường được chế tạo có dạng mu rùa, hình dáng phần chìm dưới nước của hầu hết các loại tàu ở Ninh Thuận thường tương đối đơn giản, nửa trước thân tàu đều thuông về phía mũi vừa đảm bảo tính cơ động cho tàu vừa có tác dụng làm giảm sức cản. Hầu hết các tàu ở Ninh Thuận đều có hình dáng bề mặt đáy bằng, đây là một đặc điểm quan trọng giúp cho tàu có lực nâng lớn, nâng cao tính nổi cho tàu. Ca bin tàu có dạng hình hộp, mái bằng được bố trí đủ cao ở bên trong về phía đuôi tại khu vực buồng máy. Tùy theo tàu có kích cỡ lớn hay nhỏ mà cabin có nhiều tầng khác nhau nhưng không làm ảnh hưởng đến tính ổn định của tàu. Các tỷ số kích thước và các hệ số béo thường nằm trong khoảng (áp dụng trong khoảng Lmax từ 12 đến 17m): 3,367 ≤ L/B ≤ 4,426 2,1 ≤ B/H ≤ 2,985 1,25 ≤ H/T ≤ 1,867 0,88 ≤ α ≤ 0,91 0,93 ≤ β ≤ 0,932 0,67 ≤ δ ≤ 0,679 • Sơ bộ về ngư trường khai thác: Qua các bảng thống kê trên, ta thấy rằng: hiện nay đội tàu khai thác của tỉnh loại dưới 20CV (1265 chiếc) chiếm 46,5% tổng số tàu thuyền của tỉnh; và từ 20 đến dưới 90CV ( 725 chiếc) chiếm 26,7% tổng số tàu, số tàu trên 400CV là 26 chiếc chiếm 1%. Hiện nay thì số lượng tàu cá có tăng lên về tổng số tàu và cả những tàu có công suất lớn. Rõ ràng cơ cấu tàu cá trong toàn tỉnh đang chuyển hướng theo hướng ngày càng tăng thêm tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Thế nhưng thực tế thì số lượng tàu có công 8 suất dưới 90CV vẫn chiếm đến 75% và đặc biệt là số lượng tàu dưới 50CV vẫn chiếm hơn một nửa trong tổng số tàu toàn tỉnh. Đây là những tàu hoạt động ven bờ, có nghề đánh bắt cá lạc hậu, đối tượng khai thác có giá trị chưa cao, khi có biến động ngư trường thì không thể di chuyển để khai thác hiệu quả. Ngoài ra ngư dân ở đây còn có tập quán đi ngắn ngày, chưa dám mạnh dạn khai thác trên các ngư trường xa bờ không truyền thống. 1.3. Phương pháp nghiên cứu: Từ thực tế nghề đóng tàu vỏ gỗ ở Ninh Thuận nói riêng và ở Việt Nam nói chung thì việc đóng một con tàu có các kích thước chính phù hợp nhất với yêu cầu của nhiệm vụ thư đặt ra, hoạt động ổn định nhất, an toàn nhất, và phù hợp nhất với ngư trường Việt Nam luôn là mơ ước từ bao đời nay của không những là người dân, những cơ sở đóng tàu, mà nó còn là của những nhà thiết kế, các cơ quan quản lý. Nếu chúng ta thiết kế được một con tàu tối ưu nhất, không những chỉ mang lại hiệu quả cao trong quá trình khai thác, mà nó còn góp phần bảo vệ tính mạng của ngư dân đi biển, nó còn giúp cho quá trình thiết kế và việc quản lý những con tàu này được dễ dàng hơn rất nhiều. Trước một vấn đề mang lại ý nghĩa to lớn như vậy thì từ xa xưa, những nhà đóng tàu đã quan tâm đến vấn đề này và đã tìm cách giải quyết. Thế nhưng cho đến nay, có rất nhiều cách được đưa ra, mặc dù mỗi cách có những ưu và nhượt điểm riêng thế nhưng vẫn chưa có một phương pháp tối ưu nhất cho việc thiết kế tàu. Nếu các phương pháp truyền thống và phương pháp thiết kế tối ưu chỉ thiên về lý thuyết, cố gắng dùng các thuật toán để giải quyết bài toán tàu thủy thì gặp một số khó khăn như số phương trình tạo ra ít hơn rất nhiều so với số ẩn, các phương trình rất rắt rối phức tạp, việc giải rất khó khăn, ngoài ra với các hiện tượng như mưa, bão bất ngờ thì rất khó có thể đưa thành các hàm toán. Đứng trước một loạt khó khăn như thế có lẽ như bài toán thiết kế đường hình tối ưu theo lý thuyết đang dậm chân tại chỗ. Ngày nay, hầu hết các nhà đóng tàu thường đi giải quyết vấn đề đó bằng phương pháp thống kê, phương pháp này được xây dựng trên cơ sở phân tích thống kê đối với một tập hợp tàu có đặc điểm giống nhau để xác định mối quan hệ thống kê giữa các đặc điểm hình học của tàu như L=f(T), L=f(B), B/H=f(L), α = f (δ ) …Mặc dù phương pháp này còn hạn chế là chưa có cơ sở lý thuyết chặt chẽ, thế nhưng phương pháp này khá đơn giản và thuận tiện, rút ngắn được thời gian thiết kế, hầu hết những con tàu thường hoạt động 9 khá an toàn và ổn định vì nó đúc kết được kinh nghiệm từ thực tiễn của ngư dân từ bao đời nay. Chính từ những ưu điểm như vậy, cho nên trong khóa luận này, em xin sử dụng phương pháp thống kê để xây dựng tuyến hình của tàu và áp dụng phương pháp xác định phương trình hồi quy tuyến tính để xây dựng mối quan hệ giữa các đặc điểm hình học chủ yếu của tàu. Ý tưởng: Sau khi chọn ra một số tàu bất kỳ trong trong tổng thể tàu cá ở Ninh Thuận làm mẫu nghiên cứu. Từ số liệu từ L,B,H, B/H, L/T, α , β , δ , … ta tiến hành xây dựng mối quan hệ giữa các yếu tố với nhau như chiều dài với chiều rộng, chiều dài với mớn nước, giữa các tỉ số kích thước và các hệ số hình dáng với nhau theo phương pháp hồi quy tuyến tính (bình phương nhỏ nhất). Mỗi con tàu là một điểm trên đồ thị và ta sẽ xây dựng được một đường thẳng nằm trong khu vực đó sao cho bình phương khoảng cách từ các điểm đến đường thẳng đó là nhỏ nhất. Nếu ta xây dựng được đường thằng đó chứng tỏ lân cận đường thẳng đó thì kích thước sẽ có khác biệt nhau ít nhất. Vì vậy, khi thiết kế một con tàu nếu ta biết trước một thông số ta có thể xác định được tất cả các thông số còn lại của con tàu theo những mối quan hệ trên và nó đã tập hợp những ưu điểm của tất cả kinh nghiệm của các nhà đóng tàu trên toàn tỉnh nói riêng và cả nước nói chung. 1.4. Giới thiệu và nhận xét về số liệu thống kê trong quá trình nghiên cứu 1.4.1. Giới thiệu về số liệu thống kê: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng hơn 10 cơ sở đóng tàu vỏ gỗ đang hoạt động tập trung chủ yếu ở huyện Ninh Hải, Phan Rang, Thuận Nam, Thuận Bắc và Ninh Phước. Theo thực tế quan sát và tìm hiểu thì tàu được đóng để phục vụ cho rất nhiều ngành nghề khác nhau: từ nghề lưới, mành, pha xúc, câu đến dịch vụ… Thế nhưng, tuyến hình của tất cả những tàu này đều tương tự nhau, chỉ khác nhau ở các trang thiết bị được bố trí trên boong để phục vụ cho mục đích khai thác. Tất cả các số liệu về các kích thước chính của tàu, các bản vẻ về tuyến hình tàu phục vụ cho đề tài này đều được cung cấp bởi “Chi cục bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản tỉnh Ninh Thuận”. Ngoài ra, còn có một số số liệu được đo trực tiếp từ các con tàu đang hoạt động tại các xã Tri Hải và Cà Ná. Từ các kích thước chính có được của các tàu ở đây, ta tiến hành tính toán các yếu tố khác có liên quan như: hệ số diện tích mặt đường nước, hệ số diện tích mặt cắt 10 ngang, hệ số đầy thể tích, khối lượng vỏ tàu không rồi từ đó đi xây dựng mối quan hệ thống kê giữa các yếu tố trên. 1.4.2. Nhận xét về số liệu thống kê: Chính vì những ý nghĩa vô cùng to lớn như đã phân tích ở trên mà ngày nay việc xây dựng mối quan hệ thống kê các đặc điểm hình học của tàu vỏ gỗ càng trở thành bài toán cấp thiết được đặt ra đặc biệt đối với tỉnh Ninh Thuận vì tỉnh vẫn chưa có mẫu tàu riêng được tính toán, thiết kế sao cho phù hợp nhất. Để có thể tính toán xây dựng được tuyến hình phù hợp nhất với địa phương và được người dân ưa chuộng và dễ dàng sử dụng thì bắt buột nó phải quen thuộc và đặc điểm của nó phải tương đồng với các tàu mà ngư dân đã sử dụng bao đời nay. Chính vì vậy việc xây dựng mối quan hệ giữa các đặc điểm của tàu cá Ninh Thuận mà đặc biệt là bài toán thống kê thì các số liệu về kích thước chính của tàu và việc lựa chọn nó có vai trò vô cùng quan trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tính toàn mà còn có vai trò quyết định đến kết quả bài toán. Tất cả các số liệu về đặc điểm hình học của tàu được sử dụng trong bài luận án này có độ chính xác cao, nó được cung cấp bởi “Chi cục bảo vệ và Khai thác nguồn lợi Thủy sản” tỉnh Ninh Thuận, đây là kết quả đo đạc thực tế các con tàu đang hoạt động ở Ninh Thuận. Việc xây dựng mối quan hệ thống kê các đặc điểm hình học tàu không chỉ tính toán ra được các hàm liên quan giữa các đại lượng mà còn đánh giá mức độ phù hợp giữa các yếu tố đó. 1.5. Giới hạn nội dung và phương pháp nghiên cứu của khoá luận: 1.5.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Qua số liệu thống kê trên thì ta thấy tàu ở Ninh Thuận hiện nay rất đa dạng về số lượng và cả chủng loại với chiều dài từ hơn 2m đến 20m với công suất từ 5 đến 630CV. Trong số 2720 chiếc tàu cá ở Ninh Thuận hiện nay thì chỉ có 251 chiếc có chiều dài lớn hơn 15m. Qua đó ta có thể thấy đa số các con tàu ở Ninh Thuận đều là những con tàu nhỏ và người dân Ninh Thuận chỉ thích khai thác gần bờ, ít đầu tư để đóng những con tàu lớn để khai thác xa bờ. Vì thời gian của khóa luận còn hạn chế và năng lực còn có hạn vì vậy trong khóa luận này em chỉ đi phân tích sơ bộ một số mẫu tàu vỏ gỗ điển hình có chiều dài từ 12-17m thuộc các ngành nghề khác nhau được lấy ra từ bản thống kê các mẫu tàu cá Ninh Thuận.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất