Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của xuân quỳnh...

Tài liệu Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của xuân quỳnh

.PDF
89
562
119

Mô tả:

z ƯỜ NG ĐẠ Ơ TR TRƯỜ ƯỜNG ĐẠII HỌC CẦN TH THƠ ÂN VĂN KHOA KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NH NH Ữ VĂN BỘ MÔN NG NGỮ ����� O LÊ TH THỊỊ HỒNG ĐÀ ĐÀO MSSV: 6106308 ÔN TỪ NGH Ệ THU ẬT NG NGÔ NGHỆ THUẬ TRONG MỘT SỐ BÀI TH Ơ TÌNH CỦA XU ÂN QU ỲNH THƠ XU QUỲ Lu Luậận văn tốt nghi nghiệệp Đạ Đạii học ữ văn Ng Ngàành Ng Ngữ ng dẫn: ThS. GVC. CHIM VĂN BÉ Cán bộ hướ ướng ơ, năm 2013 Cần Th Thơ Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh NG TỔNG QU ÁT ĐỀ CƯƠ ƯƠNG QUÁ ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài II. Lịch sử vấn đề III. Mục đích nghiên cứu IV. Phạm vi nghiên cứu V. Phương pháp nghiên cứu ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ươ ng một: Vấn đề đặ ưng của ng ữ th ơ Vi Ch Chươ ương đặcc tr trư ngôôn ng ngữ thơ Việệt Nam I. Quan điểm của Nguyễn Phan Cảnh II. Quan điểm của Hữu Đạt III. Quan điểm của Bùi Công Hùng IV. Quan điểm của Chim Văn Bé V. Hướng tiếp cận của đề tài ươ ng hai: Ng ôn từ ngh ơ tình của Xu Ch Chươ ương Ngô nghệệ thu thuậật trong một số bài th thơ Xuâân Qu Quỳỳnh I. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương 1. Cuộc đời 2. Sự nghiệp văn chương II. Phân tích một số bài thơ tình tiêu biểu của Xuân Quỳnh từ góc độ ngôn ngữ 1. Sóng 2. Thơ tình cuối mùa thu 3. Tự hát 4. Hoa cỏ may III. Đánh giá chung về đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh ẦN KẾT LU ẬN PH PHẦ LUẬ CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 1 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh ẦN MỞ ĐẦ U PH PHẦ ĐẦU I. ỌN ĐỀ TÀI LÝ DO CH CHỌ “Cuộc sống ngắn ngủi, con người chỉ đi qua cuộc đời như một vệt sáng rồi biến mất vĩnh viễn” (trích Thư Xuân Quỳnh gửi Lưu Quang Vũ). Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật chân chính thì vẫn sống mãi cùng thời gian. Xuân Quỳnh là một người nghệ sĩ với những vần thơ như thế! Là một nhà thơ tiêu biểu cho những cây bút nữ có sức sáng tạo dồi dào của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh đã đến và dâng tặng cho đời những vần thơ được kết tinh từ trái tim ngập tràn yêu thương của một người phụ nữ hồn hậu, luôn day dứt, khát khao đi tìm hạnh phúc. Tất cả những điều đó đã trở thành nỗi ám ảnh, xót xa trong những vần thơ Xuân Quỳnh “tự hát” về mình, về cuộc đời. Hơn hai mươi lăm năm làm thơ, dù nghệ thuật sáng tạo chưa phải là nhiều, nhưng những gì Xuân Quỳnh để lại trong tác phẩm của mình đã thực sự làm rung động tâm hồn độc giả nhiều thế hệ. Bà đã tạo được cho mình một tiếng nói riêng, một phong cách riêng “trộn mà không lẫn” so với các nhà thơ cùng thời. Tình yêu, thiếu nhi và chiến tranh là những mảnh đất màu mỡ mà Xuân Quỳnh đã dành trọn sự nghiệp sáng tác của mình để vun xới. Đặc biệt, khi nhắc đến Xuân Quỳnh chúng ta không thể quên được những bài thơ tình đặc sắc của bà. Đó là một mảng thơ khá phong phú và rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Một thứ tình yêu bao giờ cũng gắn liền với những lo toan, vất vả, tự nguyện sống hết mình cho tình yêu và cũng đòi hỏi sự thủy chung tuyệt đối. Đến Xuân Quỳnh, thơ hiện đại Việt Nam mới có được một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khát khao tình yêu, vừa hồn nhiên, chân thật, lại vừa sôi nổi của một trái tim phụ nữ. Nói như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên thì cả đời và thơ Xuân Quỳnh đều tràn ngập một chữ YÊU: yêu từ buổi ban đầu cho đến lúc tuổi ngả chiều, yêu trong đời thực, yêu trong ảo tưởng, yêu qua linh cảm, yêu đơn phương, yêu dữ dội, yêu cháy lòng… rồi đem cái yêu ấy vào thơ khiến tiếng thơ cũng là tiếng thổn thức của lòng, để như một lẽ thường tình Xuân Quỳnh trở thành “Nữ hoàng thơ tình” hàng đầu Việt Nam thế kỷ XX: “Đấy tình yêu em đã nói cùng anh Nguồn gốc của muôn vàng khát vọng Lòng tốt để duy trì sự sống CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 2 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh Cho con người thật Người hơn” (Nói cùng anh) Tiếp cận với thơ tình Xuân Quỳnh, chúng tôi dường như tìm thấy tâm trạng của chính mình trong những vần thơ của thi sĩ - cũng là nỗi nhớ mong khắc khoải, sự ưu tư, lo lắng trong tình yêu và cả sự đau đớn khôn nguôi khi hạnh phúc đổ vỡ... Hơn nữa, Xuân Quỳnh cũng là một trong số các tác giả tiêu biểu được chọn để giảng dạy trong chương trình Văn học bậc trung học phổ thông. Đã hơn năm mươi năm kể từ khi tập thơ đầu tiên được xuất bản và hai mươi lăm năm kể từ sngày định mệnh đã cướp đi cả gia đình Xuân Quỳnh, mặc dù đã có khá nhiều những công trình nghiên cứu, khảo sát về thơ Xuân Quỳnh, song dường như vẫn chưa có công trình nào tiếp cận nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh một cách toàn diện và có hệ thống, đặc biệt là về phương diện ngôn ngữ. Bởi không gì khác hơn, ngôn từ chính là chiếc chìa khóa mở cửa tòa lâu đài văn chương nguy nga, tráng lệ. Với tấm lòng mến mộ tài năng, nhân cách của nhà thơ và vì những lý do trên ơ tình của Xu mà khi thực hiện đề tài: Ng Ngôôn từ ngh nghệệ thu thuậật trong một số bài th thơ Xuâân Qu Quỳỳnh, chúng tôi không chỉ mong muốn những trang viết của mình sẽ làm phong phú thêm những cảm nhận và phát hiện mới mẻ bên cạnh những công trình nghiên cứu mang tầm vĩ mô khác mà quan trọng nhất vẫn là tìm hiểu sâu những đặc trưng trong ngôn ngữ thơ trong một số bài thơ tiêu biểu viết về tình yêu của Xuân Quỳnh. Đồng thời chúng tôi hy vọng công chúng yêu chuộng văn chương cũng sẽ có được một cái nhìn tổng thể, khái quát hơn về những đóng góp tích cực của tác giả đối với nền văn học nước nhà nói chung và văn học hiện đại nói riêng. II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2.1 Về ng ôn ng ữ th ơ ngô ngữ thơ Đã từ lâu, ngôn ngữ hiển nhiên được xem là chất liệu cơ bản, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà tác giả sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo nghệ thuật. Đồng thời, ngôn ngữ cũng chính là yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc với tác phẩm. Vì vậy, M. Gorki khẳng định: “ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Hơn thế nữa, ngôn ngữ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách tác giả. Do đó, song song với sự hình thành và phát triển của nền văn học nước nhà thì cũng đã xuất hiện nhiều khuynh hướng tiếp cận ngôn ngữ thơ từ nhiều góc độ. CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 3 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh Đầu tiên phải nói đến, đó là khuynh hướng phê bình văn học truyền thống với lối phê điểm chủ nghĩa. Không tiếp cận tác phẩm văn chương như là một sản phẩm ngôn từ nghệ thuật hoàn chỉnh, thống nhất. Theo khuynh hướng này, người nghiên cứu lẩy ra những hình ảnh, từ ngữ nào đó mà mình cho là “đắt địa”, từ đó làm sáng tỏ cái hay, cái đẹp của nó. Cũng chính vì thế mà đã kéo theo một số nhược điểm: họ thường không đưa ra cái nhìn toàn diện, hệ thống và có cơ sở về ngôn từ nghệ thuật, do đó khuynh hướng này dễ rơi vào suy tán, diễn giải sáo rỗng, thiếu chính xác hoặc một hạn chế khác là xem ngôn từ chỉ là phương tiện hình thức thuần túy, được dùng để biểu đạt nội dung. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Lê Đình Kỵ, Lê Trí Viễn, Trần Đình Sử,… Tiếp đến là khuynh hướng tiếp cận văn chương từ góc độ Lý luận văn học, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến các đặc trưng của ngôn từ nghệ thuật: tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng. Tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của Phương Lựu, Hà Minh Đức, Trần Đình Sử,… Từ góc độ Phong cách học, ngôn từ nghệ thuật được nhấn mạnh ở các đặc trưng: tính cấu trúc, tính hình tượng, tính cá thể hóa và tính cụ thể hóa. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa,… là những tác giả đi theo khuynh hướng trên. Bên cạnh đó, một số tác giả lựa chọn khuynh hướng tiếp cận ngôn ngữ theo góc độ Thi pháp học, như Hoàng Trinh, Nguyễn Thái Hòa,…Với khuynh hướng này, ngôn từ nghệ thuật được xem như một phương diện quan trọng của tác phẩm văn học. Đi sâu vào việc nghiên cứu ngôn từ thơ trữ tình, đáng chú ý là công trình Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh và Ngôn ngữ thơ Việt Nam của Hữu Đạt. Nhìn chung, trong hai công trình này, các tác giả đã vận dụng quan điểm thi pháp học của R. Jakobson về việc xem xét thơ trữ tình Việt Nam thông qua hai thao tác lựa chọn và kết hợp, qua đó làm nổi bật lên những đặc trưng cơ bản của ngôn từ thơ trữ tình ở một số phương diện. Tuy nhiên, việc tiếp thu, diễn giải quan điểm R. Jakobson của các nhà nghiên cứu đã bộc lộ nhiều bất cập, sai sót. Tiếp theo, phải kể đến công trình Nghệ thuật tiếp cận thơ ca của Bùi Công Hùng. Công trình đề cập đến khá nhiều phương diện của nghệ thuật thơ, trong đó có phương diện ngôn ngữ. Song dường như tác giả lại chưa chạm gì nhiều hoặc nếu có cũng chưa làm sáng tỏ được những đặc trưng của ngôn ngữ thơ. CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 4 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh Sẽ thật thiếu sót nếu chúng tôi không nhắc đến công trình Ngôn ngữ văn chương Việt Nam của tác giả Chim Văn Bé. Tiếp cận ngôn từ nghệ thuật thơ trữ tình ở cả hai cấp độ: vi mô và vĩ mô, tác giả đã thực sự làm sáng tỏ những đặc trưng và thuộc tính cơ bản của ngôn ngữ. 2.2 ôn từ ngh ơ tình của Xu Về ng ngô nghệệ thu thuậật trong th thơ Xuâân Qu Quỳỳnh Đi sâu vào việc nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh, chúng ta đã có rất nhiều các bài phê bình, bình luận về ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh ở đủ mọi khía cạnh, từ nội dung đến nghệ thuật. ươ ng di Trước tiên khi đánh giá thơ Xuân Quỳnh về ph phươ ương diệện ngh nghệệ thu thuậật, một số tác giả nhận định: Trong công trình Người đàn bà yêu và làm thơ, Đoàn Thị Đặng Hương cho rằng: “Thơ Xuân Quỳnh cháy lên cái màu sắc của một thế giới tâm linh mà vô thức của mình, chị đã bước vào thế giới tinh thần ấy của tình yêu” [6; tr. 49]. Lại Nguyên Ân cũng nhận xét về thơ Xuân Quỳnh như sau: “Tính chất tự truyện là nét đậm quán xuyến hàng loạt bài thơ, tập thơ và cũng là nét khác biệt rõ rệt so với thơ của nhiều người cùng thế hệ. Gần như chị trở thành nhân vật văn học của chính thơ chị” [5; tr. 164]. Dù chỉ trong phạm vi tập thơ Hoa cỏ may nhưng Nguyễn Quân cũng đã đánh giá được thơ Xuân Quỳnh dưới góc độ thi pháp: “Ở thơ Xuân Quỳnh cái cổ điển, cái lãng mạn đã biểu hiện hài hòa vào trong kết cấu kể chuyện, đổi vai của nhân vật thơ rất sinh động, dân gian trở nên gần gũi, mộc mạc, không sáo […] đọc xong nhớ lâu, không tầm thường” [5; tr.182]. Bàn về thơ Xuân Quỳnh, Lưu Khánh Thơ trong “Xuân Quỳnh – Cuộc đời và tác phẩm” viết: Khi tìm hiểu thơ Xuân Quỳnh “sẽ nhận thấy chị là nhà thơ có nghệ thuật và kỹ thuật tiêu biểu tương đối vững vàng, có bản lĩnh. Trước tiên đó là nghệ thuật trong cấu tứ. Cấu tứ trong thơ Xuân Quỳnh thường rất tự nhiên nhưng lại chắc chắn, gọn ghẽ, sắc sảo […] Cái lớn của Xuân Quỳnh là đem chính mình, chính cuộc đời mình ra làm thơ, và thơ đối với chị không phải là một nghề nghiệp, cũng không phải là tài năng mà là số phận, là tâm hồn, là điều thiêng liêng khó đạt tới nhất trên cõi đời này” [12; tr. 590]. CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 5 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh Trong “Thơ, tìm hiểu và thưởng thức”, Nguyễn Xuân Nam viết: “Ngôn ngữ của Xuân Quỳnh trở nên mềm mại, duyên dáng hẳn khi kế thừa và phát triển vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao, dân ca” [11; tr.112]. ươ ng di Mặt khác, ph phươ ương diệện nội dung của thơ Xuân Quỳnh cũng được nhiều tác giả chú ý: Lê Đình Kỵ trong bài viết “Tơ tằm – Chồi biếc” nhận xét: “Thơ Xuân Quỳnh vốn rất bạo, nhưng cái hay là không ai nhận thấy đó là quá đáng cả. Dù sao thì Xuân Quỳnh cũng đã dám nói tất cả những điều mình ôm ấp. Chính vì cái bạo của chị là cái bạo rất trong”. Hay “thơ Xuân Quỳnh nhẹ nhàng, trong sáng, xinh xắn như một điệu múa dân tộc” [6; tr. 26]. Vương Trí Nhàn cũng nhận xét về thơ Xuân Quỳnh như sau: “Một phần quan trọng trong thơ Xuân Quỳnh là những bài thơ mang cảm hứng công dân, có tầm khái quát rộng lớn,...nhưng bên cạnh đó, Xuân Quỳnh còn được biết đến như tác giả của nhiều bài thơ nói lên nhiều tình cảm đơn giản song giàu ý nghĩa nhân bản.” [5; tr.6]. Đánh giá về vị trí thơ Xuân Quỳnh, Trần Thị Thìn cho rằng: “Thơ Xuân Quỳnh tiêu biểu cho phong cách của lớp nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ chống Mỹ. Nó giữ vững được những nét đẹp cổ điển của thơ ca dân tộc, đồng thời có những khám phá sáng tạo hết sức mới lạ và độc đáo.” [5; tr. 231]. Có thể thấy rằng, ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh đã được rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình quan tâm từ rất sớm. Những kiến giải, đánh giá của các tác giả rất có giá trị và cũng phần nào thể hiện được cái nhìn ưu ái của họ đối với nữ thi sĩ tài hoa nhưng bạc mệnh. Hy vọng rằng không chỉ hôm qua, hôm nay mà cả mai sau, công chúng yêu chuộng văn chương cũng sẽ mãi nhắc đến nữ thi sĩ ấy với tất cả lòng tiếc thương, mến mộ và sẽ có thêm thật nhiều công trình nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh ở cả hai phương diện một cách toàn diện hơn nữa. III. CH NGHI ÊN CỨU MỤC ĐÍ ĐÍCH NGHIÊ Để thực hiện đề tài luận văn, trước tiên chúng tôi sẽ tiếp cận các công trình nghiên cứu ngôn ngữ thơ, trên cơ sở đó, chúng tôi vận dụng xem xét những đặc trưng của ngôn ngữ thơ vào khảo sát một số sáng tác tiêu biểu của Xuân Quỳnh ở mảng thơ tình. Qua đó, luận văn mong muốn làm rõ hơn những nét nổi bật đã làm nên thành công của ngôn ngữ thơ Xuân Quỳnh nói chung và thơ viết về tình yêu nói riêng. CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 6 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh IV. ẠM VI NGHI ÊN CỨU PH PHẠ NGHIÊ Trong sáng tác của mình, Xuân Quỳnh khái quát ở nhiều mảng đề tài, song ở đề tài viết về tình yêu, tác giả đã thể hiện được những nét độc đáo không chỉ về nội dung mà còn cả nghệ thuật. Xác định hướng đề tài là tìm hiểu Ng Ngôôn từ ngh nghệệ thu thuậật trong ơ tình của Xu một số bài th thơ Xuâân Qu Quỳỳnh, trên cơ sở các công trình của những người đi trước, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu những bài viết có đề cập đến ngôn ngữ thơ tình của tác giả để từ đó hệ thống lại những đặc trưng tiêu biểu. Bắt đầu sự nghiệp văn chương với phần thơ Chồi biếc (in chung trong tập thơ Tơ tằm – Chồi biếc với Cẩm Lai, nhà xuất bản Văn học, 1963) nhưng Hoa dọc chiến hào (1968) mới thật sự là tập thơ đưa tên tuổi Xuân Quỳnh đi xa hơn trên thi đàn văn học nước nhà. Đi qua cùng thời gian và nhất là khi đã trải qua những đắng cay, mất mát của cuộc đời, thơ Xuân Quỳnh càng đậm chất suy tư, sâu lắng và triết lý hơn. Mà tiêu biểu là những vần thơ trong tập Tự hát (1984) và Hoa cỏ may (1989). Với hy vọng có thể phần nào nhìn nhận, đánh giá thơ Xuân Quỳnh một cách đúng đắn và toàn diện hơn, chúng tôi xin được phép “khoanh vùng” để tập trung khảo sát ngôn từ nghệ thuật trong thơ tình của Xuân Quỳnh trong phạm vi một số bài thơ tiêu biểu thuộc ba tập thơ trên: Sóng (in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào, nhà xuất bản Văn học, 1968), Thơ tình cuối mùa thu (in trong tập thơ Tự hát, nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984), Tự hát (in trong tập thơ Tự hát, nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984) và Hoa cỏ may (in trong tập thơ Hoa cỏ may, nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1989). V. ƯƠ NG PH ÁP NGHI ÊN CỨU PH PHƯƠ ƯƠNG PHÁ NGHIÊ Trước hết, chúng tôi sử dụng phương pháp hệ thống để xác lập tính nhất quán của Xuân Quỳnh trong việc lựa chọn từ ngữ trong các sáng tác của chính mình. Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn hệ thống lại những đặc điểm nổi bật, những sáng tạo mang tính chất độc đáo của tác giả. Kế đến, bằng phương pháp so sánh, chúng tôi so sánh tác giả với những nhà thơ nữ cùng thời để rút ra những nét riêng, khẳng định cái đẹp, cái hay của tác giả. Đặt tác phẩm vào những hoàn cảnh cụ thể, chúng tôi lựa chọn phương pháp lịch sử để từng bước tiếp cận, tìm hiểu bối cảnh thời đại đã sản sinh ra nhà thơ tài hoa cũng như khẳng định những thành công và đóng góp của thơ Xuân Quỳnh. Song song đó, chúng tôi cũng đặt tác phẩm trong mối quan hệ mật thiết với nền thơ ca truyền thống CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 7 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh nh và hiện đại, “đó cũng là mối quan hệ có tính chất nguyên tắc giữa “nền” và “đỉ “đỉnh nh”” trong nghệ thuật”. Với phương pháp phân tích, đầu tiên chúng tôi sẽ phân chia đối tượng nghiên cứu – tức ngôn ngữ thơ tình Xuân Quỳnh thành những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố và từ đó giúp chúng tôi hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách toàn diện hơn. Từ những kết quả nghiên cứu từng bộ phận, chúng tôi tổng hợp lại để có được nhận thức đầy đủ, đúng đắn nhất, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Thống kê là một phương pháp phổ biến đối với hầu hết những công trình nghiên cứu và luận văn của chúng tôi cũng không nằm ngoài khuynh hướng chung đó. Nhìn chung các phương pháp trên đây không phải thực hiện một cách riêng lẻ, biệt lập mà có sự kết hợp, đan xen, bổ trợ cho nhau trong suốt quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá vấn đề ở nội dung của luận văn. CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 8 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh ẦN NỘI DUNG PH PHẦ ươ ng một Ch Chươ ương C TR ƯNG CỦA VẤN ĐỀ ĐẶ ĐẶC TRƯ ÔN NG Ữ TH Ơ VI ỆT NAM NG NGÔ NGỮ THƠ VIỆ Song song với lịch sử phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về thơ nói chung và ngôn ngữ thơ nói riêng. Trong đó, vấn đề đặc trưng của ngôn ngữ thơ Việt Nam được tiếp cận theo nhiều khuynh hướng khác nhau với mục đích nhằm làm nổi rõ sự khác biệt của ngôn ngữ thơ với các loại hình ngôn ngữ khác như ngôn ngữ truyện hay ngôn ngữ giao tiếp. Đáng chú ý là các công trình nghiên cứu: Tiếp cận nghệ thuật thơ ca của Bùi Công Hùng, Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ Việt Nam của Hữu Đạt và Ngôn ngữ văn chương Việt Nam của Chim Văn Bé. Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ xin điểm qua một số kết quả nghiên cứu trong công trình của những tác giả mà chúng tôi vừa nêu trên về những nội dung có liên quan đến phương diện ngôn ngữ thơ. I. ỄN PHAN CẢNH QUAN ĐIỂM CỦA NGUY NGUYỄ ữ th ơ của Nguyễn Phan Cảnh nghiên cứu về một số nội dung liên quan Ng Ngôôn ng ngữ thơ đến ngôn ngữ như: hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ, hai phương thức của nghệ thuật ngôn từ, cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa, lắp ghép, nhạc thơ,… Dưới đây là một số vấn đề mà Nguyễn Phan Cảnh đã đề cập trong công trình nghiên cứu của mình. 1. Về thao tác cơ bản của ng ngôôn từ ngh nghệệ thu thuậật Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: lựa chọn và kết hợp là hai thao tác cơ bản của hoạt động ngôn ngữ. Thao tác lựa ch chọọn được tác giả giải thích là một thao tác “dựa trên một khả năng của ngôn ngữ là các đơn vị ngôn ngữ có thể luân phiên cho nhau nhờ vào tính tương đồng giữa chúng” [3; tr. 11 –12]. Khi so sánh mối quan hệ giữa từ “ĂN” với từ “chén”, ‘xơi”, Nguyễn Phan Cảnh minh họa bằng lược đồ như sau: xơi CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 9 SVTH: Lê Thị Hồng Đào b Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh Theo Nguyễn Phan Cảnh, nếu xét từ phía tác giả, hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và cá nhân tác giả. Công việc này giúp tác giả nói được ý mình. Còn nếu xét về phía người đọc, hiện tượng lựa chọn diễn ra giữa vốn ngôn ngữ và cá nhân người đọc. Công việc này giúp người đọc hiểu được ý tác giả. Thao tác kết hợp được Nguyễn Phan Cảnh định nghĩa: “Thao tác kết hợp dựa trên một khả năng khác của hoạt động ngôn ngữ, là các yếu tố ngôn ngữ có thể đặt bên cạnh nhau nhờ vào mối quan hệ tương cận giữa chúng” [3; tr. 19]. Cũng theo ông, nếu xét vấn đề từ phía tác giả, hiện tượng kết hợp diễn ra giữa tác giả và tác phẩm. Cùng một số yếu tố ngôn ngữ như nhau, người nắm vững khả năng kết hợp sẽ nhanh chóng tìm ra được cách kết hợp tốt nhất, từ đó, làm cho lời nói đạt hiệu quả cao nhất. Nếu xét vấn đề từ phía người đọc, hiện tượng kết hợp diễn ra giữa tác phẩm và cá nhân người đọc. Công việc này giúp người đọc hiểu được ý tác phẩm. 2. Về ph ươ ng th ức của ngh phươ ương thứ nghệệ thu thuậật ng ngôôn từ Nguyễn Phan Cảnh cho rằng, hai phương thức cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật là phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện. ươ ng th ức tạo hình, theo tác giả, là “trực tiếp miêu tả các Nét đặc trưng của ph phươ ương thứ hiện tượng của hiện thực vẽ nên bức tranh về cuộc sống, mở ra trước mắt người xem các tác phẩm giống với các đối tượng trong thực tế” [3; tr. 28]. Chính khả năng này đã giúp ngôn ngữ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình: phản ánh hiện thực một cách trực tiếp trong tất cả tính cụ thể và tầm rộng lớn của nó. Bên cạnh đó, chính nhờ đặc tính này, đã nảy sinh một khả năng vô cùng quyết định đối với nghệ thuật ngôn ngữ – đó là lắp ghép, tức là “xây dựng những kết hợp như thế nào đấy mà trong khi vẫn tập trung sự chú ý của người nghe vào bình diện ngữ nghĩa thứ nhất, đã đồng thời lại tạo nên một ý nghĩa mới có nội dung lớn hơn tổng số nội dung ý nghĩa của các thành tố của kết hợp” [3; tr. 32]. Chính ngay lúc chức năng định danh bị xóa nhòa đi thì chức năng biểu hiện được nảy sinh. CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 10 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh ươ ng th ức bi Tác giả cũng cho rằng, nét đặc trưng của ph phươ ương thứ biểểu hi hiệện là “biểu hiện cảm nghĩ nhất định của con người, thể hiện cách nhận thức và đánh giá của con người đối với cuộc sống” [3; tr. 33]. 3. ức kép các lượ ng ng ữ ngh Về cách tổ ch chứ ượng ngữ nghĩĩa Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: “Tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa là kỹ năng dựa vào sức liên tưởng của người nhận, đem liên kết các tín hiệu ngôn ngữ hoặc cùng xuất hiện trên thông báo, hoặc chỉ xuất hiện trên thông báo và tồn tại trong mã ngôn ngữ, để kiến lập những chỉnh thể không phân lập về mặt mỹ học, tạo nên ý ngầm về chiều dày các câu, chữ” [3; tr. 81]. Tác giả quan niệm: “Tổ chức các lượng ngữ nghĩa” là lấy nghĩa đen làm giá trị, tức nhân tố thứ hai không được sử dụng, nghĩa trực tiếp của từ là tất nhiên và không gây bất cứ sự chú ý nào đối với người tiếp nhận. Còn “Tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa” là lấy nghĩa ngầm làm giá trị, trước mắt người đọc chỉ là những câu chữ đơn sơ, tức nhân tố thứ nhất, và khi đó nhân tố thứ hai mới là yếu tố chính. Lúc này, nhân tố thứ nhất được nhận thức là một vế đối lập của cái ý ngầm được tri giác. Tác giả cũng khẳng định, muốn cho một tín hiệu “gọi” một tín hiệu khác, thì phải tổ chức ngôn ngữ thành một đơn vị không phân lập, sao cho đủ liên tưởng đến tín hiệu muốn kêu gọi. Theo Nguyễn Phan Cảnh, cách tổ chức lượng ngữ nghĩa kép tối ưu là phương thức ẩn dụ, bên cạnh đó còn có so sánh và điển tích. Ẩn dụ là kiểu mã hóa cơ bản “nơi mối liên tưởng do chỗ không bị quy định bởi tín hiệu trên thông báo cũng như bởi nội dung của tín hiệu được kêu gọi, nên đã trở thành vô cùng linh hoạt, đa dạng, cho phép nhà thơ đi hết chiều sâu của năng lực hình tượng của mình […] làm nên nội dung chủ yếu của một thời đại thi ca” [3; tr. 86]. So sánh là “cách tổ chức dễ thấy nhất, cho phép tín hiệu kêu gọi và tín hiệu được kêu gọi cùng xuất hiện trên thông báo, và thông qua một tín hiệu chỉ dẫn người đọc được báo về mối liên tưởng đó” [3; tr. 91 – 92]. Điển tích là “chỉ tín hiệu kêu gọi là xuất hiện trên thông báo, còn tín hiệu được kêu gọi thì không những tiềm tàng trong mã mà còn chỉ có thể được liên tưởng với điều kiện là phải có sự tích lũy văn học nhất định về phía người đọc” [3; tr. 98]. Theo Nguyễn Phan Cảnh, các phương thức chuyển nghĩa có tính chất ẩn dụ về bản chất vẫn là việc khai thác khả năng thi ca trên trục lựa chọn của ngôn ngữ. Cái được sử dụng là các đơn vị, vì thế người ta trau chuốt từ, cảm xúc mỹ học được xây CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 11 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh dựng bằng hiệu quả của bất ngờ từ pháp – nghĩa là của tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa, của các cấu trúc ẩn dụ tính. 4. Về lắp gh ghéép Nguyễn Phan Cảnh giải thích: “Lắp ghép là kỹ năng dựa vào tình tiết và thứ tự về sức chú ý và theo dõi của người nhận, đem nối các cảnh mô tả theo một quy luật nhất định, để nhằm tạo nên ý ngầm giữa các khoảng cách của những cảnh đó” [3; tr. 103] Theo tác giả, một văn bản thơ bao gồm nhiều cảnh miêu tả riêng lẻ với tư cách là những yếu tố tạo thành của một tác phẩm. Khi nhân tố thứ hai không được sử dụng, thì nhân tố thứ nhất cũng gần như không được tri giác, người đọc sẽ không có cảm giác gì về khoảng cách giữa các cảnh, nghĩa trực tiếp của từ là tất nhiên và không làm người đọc có suy nghĩ gì khác – đây là “cách phân bố từ bình diện ngữ nghĩa này đến bình diện ngữ nghĩa khác”, nghĩa là phân bố tuyến tính, lấy trật tự làm giá trị. Ngược lại, khi một cảnh xuất hiện mà chúng ta không thể đoán trước được thì sẽ xuất hiện một ý ngầm giữa khoảng cách của hai cảnh miêu tả. Từ đây, Nguyễn Phan Cảnh bàn về mối quan hệ ẩn ngầm trong ngôn ngữ thơ: “Khi mối quan hệ ẩn ngầm được phát hiện đầy đủ, sẽ xuất hiện một “bố cục thứ hai”, trên cơ sở của bố cục thứ hai đó, quá trình tri giác của văn bản nghệ thuật mới thực sự kết thúc” [3; tr. 109]. Cũng theo tác giả, các phương thức chuyển nghĩa có tính chất hoán dụ về bản chất vẫn là việc khai thác khả năng thi ca trên trục kết hợp của ngôn ngữ. Cái được sử dụng là các quan hệ, vì thế người ta trau chuốt câu, cảm xúc mỹ học được xây dựng bằng hiệu quả bất ngờ cú pháp – nghĩa là của lắp ghép, của cấu trúc hoán dụ tính. 5. ạc th ơ Về nh nhạ thơ Nguyễn Phan Cảnh quan niệm: “Chính yêu cầu truyền đạt thông tin đã được xử lý về thời gian và không gian đã làm xuất hiện nhạc thơ” [3; tr. 117]. Tác giả khẳng định, chức năng của nhạc thơ là phát các tín hiệu báo động trước kết thúc đơn vị không phân lập để hướng đơn vị không phân lập theo sau vào thế sẵn sàng. Với chức năng này, nhạc thơ tồn tại như một cơ chế hãm/ chặn chống lại các hợp thành thi pháp không chương trình hóa, qua đó loại trừ mọi sai lệch khả năng, đảm bảo độ trung thành cao cho hệ lưu giữ – truyền đạt [3; tr. 117]. Nhạc thơ đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong thi pháp: “thiên chức tự điều chỉnh thiêng liêng đã làm nhạc hòa hồn thơ” [3; tr. 117]. CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 12 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh Nguyễn Phan Cảnh cũng nêu ra ba hệ thống nhịp điệu như sau: “Một mặt, các thuộc tính âm thanh vừa có đối lập, nghĩa là một trong hai vế của chúng (cao – thấp, mạnh – nhẹ, dài – ngắn) là được thực hiện trong một thông báo. Mặt khác, các thuộc tính âm thanh lại còn có tương phản, nghĩa là hai vế của chúng chỉ được nhận diện hoàn toàn khi cả hai cùng hiện diện trên chiết đoạn. Một hệ luận quan trọng đã xuất hiện từ đây: nhờ quan hệ tương cận, tính chất cực của các thuộc tính âm thanh đã được nêu bật. Và chính các vế có tính chất cực này, một khi được luân phiên chính xác, sẽ tạo nên những khoảng cách tương tự về thời gian. Từ đó đã nảy sinh ba hệ thi pháp cơ bản của ngôn ngữ: nếu đối lập quan hệ dài – ngắn trong nguy nguyêên âm có tính ch chấất âm vị học, thì thi pháp của ngôn ngữ đó là ng như thơ La tinh…, nếu đối lập mạnh – nhẹ ở âm ti hệ câu thơ theo lượ ượng tiếết có tính ch chấất âm vị học, thì thi pháp của ngôn ngữ đó là hệ câu thơ theo tr trọọng âm thơ Nga…, còn nếu đối lập bằng – trắc ở âm ti tiếết có tính ch chấất âm vị học thì thi pháp của ngôn ngữ này là hệ câu thơ theo thanh điệu như thơ Việt… Hệ bằng – trắc, lấy đối lập thanh điệu làm chất liệu, chính là hệ thi pháp của các ngôn ngữ thanh điệu chính danh, nơi sự luân phiên của các bước thơ theo trình tự BẰNG – TRẮC – BẰNG – TRẮC… sẽ tạo nên tiết tấu thơ” [3; tr. 121]. Nguyễn Phan Cảnh cho rằng, ti tiếết tấu là các “thuộc tính âm thanh được lưu giữ – truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình thi ca”. Còn “Vần” là các “đơn vị âm thanh được lưu giữ – truyền đạt trong khi tổ chức các quá trình loại thể”. “Chính dưới hiệu quả của tiết tấu và vần này mà đã chỉ cho phép xuất hiện các hợp thành thi pháp chương trình hóa: mang cơ chế tự điều chỉnh trong mình, thơ ca đã đi vào quỹ đạo của những hệ bền vững”, từ đó tạo nên một nét riêng tiêu biểu – gọi là “đặc trưng nhạc tính” [3; tr. 119]. Mặt khác, tiết tấu được tác giả định nghĩa là sự “lặp đi lặp lại một cách liên tục các hiện tượng tương tự có thể thay thế cho nhau trong thời gian và không gian” [3; tr. 120]. Theo tác giả, có hai cách khai thác nhạc tính chủ yếu: giai đoạn văn học khi thơ là chủ đạo và giai đoạn văn học khi văn xuôi là chủ đạo. Trong giai đoạn văn học khi thơ là chủ đạo: văn bản ngôn ngữ xây dựng theo hệ lựa chọn, nhạc thơ thì xây dựng theo hệ đối lập: mọi khai thác nhạc tính trong thơ sẽ xoay quanh vần. Điều này làm CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 13 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh cho thể loại chặt chẽ hơn. Nhạc thơ ở đây do nguyên âm và phụ âm đưa lại. Các nguyên âm tiếng Việt nằm trong thế đối lập bao gồm trầm – bổng và khép – mở. [3; tr. 124]. Trong giai đoạn văn học khi văn xuôi là chủ đạo: văn bản ngôn ngữ xây dựng theo hệ kết hợp, nhạc thơ xây dựng theo hệ tương phản: mọi khai thác nhạc tính trong thơ sẽ xoay quanh tiết tấu. Điều này làm cho số lượng âm tiết trong câu thơ tự do hơn. Nhạc thơ ở đây do thanh điệu tạo thành. Các nguyên âm tiếng Việt nằm trong thế đối lập bao gồm cao – thấp và bằng – trắc. [3; tr. 127]. 6. ận xét, đá nh gi Nh Nhậ đánh giáá quan điểm của tác gi giảả ữ th ơ và hệ thống thành mười hai chương Nguyễn Phan Cảnh viết Ng Ngôôn ng ngữ thơ nhưng chưa thực sự rõ ràng, khiến người đọc khó nắm bắt được những đặc điểm của ngôn ngữ thơ. Hơn nữa, tiêu đề mỗi chương lại khá dài và khó hiểu. Tuy có vận dụng quan điểm thi pháp học của R. Jakobson vào việc xem xét thơ trữ tình Việt Nam, thông qua hai thao tác lựa chọn và kết hợp để qua đó, Nguyễn Phan Cảnh cũng làm nổi bật lên một số đặc trưng của ngôn ngữ trữ tình Việt Nam ở một số phương diện nhất định. Dù vậy, việc nghiên cứu công trình của R. Jakobson của tác giả vẫn có một số điểm bất cập. Khi đưa ra khái niệm Thao tác lựa ch chọọn, Nguyễn Phan Cảnh đã minh họa cho mối quan hệ giữa từ ĂN với chén, xơi bằng lược đồ mà chúng tôi đã nêu trong chương một của luận văn. Tác giả giải thích rằng, từ ăn mang nghĩa chung của cả nhóm đồng nghĩa (đưa thức ăn vào mồm), cộng với sắc thái nghĩa a (không thân mật), sắc thái nghĩa b (không trang trọng) và sắc thái nghĩa n… [3; tr. 13 – 14]. Tuy các nét nghĩa riêng của từ ăn chỉ bộc lộ qua mối quan hệ đối sánh với các từ đồng nghĩa như chén, xơi,…nhưng sự đối sánh này chỉ được thực hiện ở trục lựa chọn, ứng với quan hệ đối vị. Còn lược đồ mà tác đã đưa ra lại cho thấy tác giả đã đồng nhất thao tác lựa chọn trên quan hệ đối vị với thao tác kết hợp trên quan hệ ngữ đoạn. ươ ng th ức tạo hình như Nguyễn Phan Cảnh đã nêu Với cách định nghĩa ph phươ ương thứ trong công trình của mình [3; tr.28], cho thấy tác giả đã đồng nhất ngôn ngữ văn chương với ngôn ngữ giao tiếp vì cho rằng chúng đều là loại hình ngôn ngữ mang tính hướng ngoại, song thực chất ngôn ngữ văn chương lại mang tính hướng nội. Và cũng cần lưu ý rằng, nghệ thuật vẫn là nghệ thuật bởi thật khó để có thể tạo ra những bức tranh hoàn toàn giống với đối tượng trong thực tế. CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 14 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh Cũng trong mục này, tác giả đề cập đến lắp ghép – một khả năng vô cùng quyết định đối với nghệ thuật ngôn từ [3; tr. 32], nhưng khái niệm mà tác giả đưa ra lại không rõ nội hàm là gì cả. Thực chất, cái mà tác giả gọi là lắp ghép chính là một tên gọi khác của song hành cú pháp trong tu từ học. ươ ng V, ngay cách đặt tiêu đề: Cách tổ ch ức kép các lượ ng ng ữ ngh Ở Ch Chươ ương chứ ượng ngữ nghĩĩa ươ ng th ức chuy hay bản ch chấất các ph phươ ương thứ chuyểển ngh nghĩĩa có tính ch chấất ẩn dụ, người đọc cũng đã hiểu rằng Nguyễn Phan Cảnh đã đồng nhất tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa với phương thức ẩn dụ. Mà bản thân khái niệm tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa cũng đã là một khái niệm quá mơ hồ, không có cơ sở ngôn ngữ học mà chỉ là kết quả của lối suy tán tư biện. Xét về mặt thao tác ngôn từ, tổ chức kép tức là nói đến mối quan hệ ngữ đoạn với trục kết hợp. Và thực chất cái gọi là tổ chức kép không đơn giản chỉ là kép (hai) mà còn có thể nhiều hơn hay nói chính xác hơn, đó chính là tính đa nghĩa như tác giả Chim Văn Bé đã nêu trong công trình nghiên cứu của mình. Còn ẩn dụ là việc chuyển nghĩa theo quan hệ đối vị với trục lựa chọn, dựa trên sự tương đồng của sự vật. Tức A và B phải có mối quan hệ, quy định lẫn nhau chứ không phải như lời kết luận mang tính chất suy tán của Nguyễn Phan Cảnh: ẩn dụ là kiểu mã hóa cơ bản nơi nh bởi tín hiệu trên thông báo cũng như bởi nội mối liên tưởng do chỗ kh khôông bị quy đị định dung của tín hiệu được kêu gọi [3; tr. 86]. Và thực chất, ẩn dụ là đơn nghĩa, chỉ có giá trị tạo hình và biểu cảm, chứ không phải là cách tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa như tác giả đã ngộ nhận. Do đó, không thể đồng nhất ẩn dụ và tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa. Hơn nữa, tác giả lại cho rằng: ẩn dụ là phương thức mà các tín hiệu ngôn ngữ cùng xu xuấất hi hiệện trên thông báo [3; tr. 81]. Đây hoàn toàn là một kết luận thiếu tính khoa học, bởi nếu cùng xu xuấất hi hiệện thì khi ấy, đó có phải là phương thức ẩn dụ không? Ngoài ra, khi nói so sánh cho phép tín hiệu kêu gọi và tín hiệu được kêu gọi cùng xu xuấất hi hiệện trên thông báo [3; tr. 91] thì lời giải thích này lại mâu thuẫn với nhận định trước đó của ông khi cho rằng so sánh cũng là một hình thức của tổ chức kép các lượng ngữ nghĩa. Hơn nữa, đã cùng xuất hiện thì sao có thể gọi là “kép”. So sánh thực ra được tạo lập trên quan hệ ngữ đoạn với trục kết hợp, chứ không phải là được tạo lập trên quan hệ đối vị của trục lựa chọn như tác giả đã nêu. ươ ng VI: Lắp gh ươ ng th ức chuy Ở Ch Chươ ương ghéép hay bản ch chấất các ph phươ ương thứ chuyểển ngh nghĩĩa có tính ch chấất ho hoáán dụ, tác giả cũng có những nhận định thiếu cơ sở. Xét cho cùng, lắp ghép CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 15 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh chính là việc chuyển nghĩa theo quan hệ ngữ đoạn với trục kết hợp. Còn hoán dụ là việc tạo nghĩa theo quan hệ đối vị với trục lựa chọn, dựa trên sự gần gũi của sự vật. Cho nên, cũng không thể đồng nhất hoán dụ và lắp ghép. Qua hai nội dung được tác giả đề cập trong chương V và chương VI của Ngôn ngữ thơ thì nếu tác giả có làm sáng tỏ được nội hàm ẩn dụ, hoán dụ hay so sánh thì đó chẳng qua cũng chỉ là việc “khám phá lại” những phương thức mà tu từ học đã nghiên cứu và thành công từ rất lâu. ươ ng VII: Nh ơ, trên cơ sở xem xét các thuộc tính của âm thanh bộc Ở Ch Chươ ương Nhạạc th thơ lộ qua quan hệ đối vị và quan hệ ngữ đoạn, Nguyễn Phan Cảnh đã nêu ra ba hệ thống nhịp điệu [3; tr. 121]. Cách phân loại hệ thi ph phááp của Nguyễn Phan Cảnh rõ ràng là không nhất quán: Các thể đối lập trong ba hệ thi pháp khi thì được xem qua nguy nguyêên âm có tính chất âm vị học, khi thì lại được xem xét qua âm ti tiếết có tính chất âm vị học. Bản thân hai khái niệm nguyên âm có tính chất âm vị học và âm tiết có tính chất âm vị học nghe cũng chẳng rõ nội hàm gì. Điều đáng lưu ý nữa là, mặc dù có đề cập đến các thuộc tính cao – thấp, mạnh – yếu, dài – ngắn của các nguy nguyêên âm và âm ti tiếết, nhưng Nguyễn Phan Cảnh lại khẳng định rằng, thơ Việt thuộc hệ thơ thanh điệu, tức loại hình thơ có nhịp điệu phát triển trên cơ sở thanh điệu, và bước thơ chỉ là sự luân phiên hai âm tiết đối lập về âm điệu (bằng – trắc) của thanh điệu. Nếu như vậy thì còn gì là thơ nữa khi mọi văn bản đều là sự rập khuôn của cách ngắt nhịp 2/2, đơn điệu và phi nghệ thuật. Và chúng ta sẽ phải ngắt như thế nào đối với những thể thơ ngũ ngôn, thất ngôn, song thất lục bát,… Chắc chắn câu thơ sẽ trở nên rời rạc, không rõ nghĩa và cũng chẳng thấy thơ đâu nữa, hiếm chăng là nhịp 2/2 thường chỉ nghiệm đúng trong thể thơ lục bát hay những câu thơ có số lượng âm tiết chẵn. Tác giả cũng kết luận: loại hình nhịp điệu của thơ tiếng Việt thuộc loại thanh điệu tính [3; tr. 120 – 121], song kết luận này lại mâu thuẫn với chính những gì mà ông đã khẳng định tiếp theo khi đề cập đến nhạc tính của tiếng Việt trong hai giai đoạn văn học: Đối với giai đoạn văn học thơ là chủ đạo, ông viết: Nói một cách kỹ thuật , nhạc thơ ở đây chủ yếu là do NGUYÊN ÂM, PHỤ ÂM đưa lại [3; tr. 124]. Đối với giai đoạn văn học văn xuôi là chủ đạo, ông khẳng định: Nói một cách kỹ thuật, nhạc thơ ở đây chủ yếu lại do các THANH ĐIỆU tạo thành [3; tr. 127]. Thực chất, nhịp điệu thơ tiếng Việt thuộc loại nhịp điệu tr trọọng âm – âm ti tiếết tính. CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 16 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh Mặt khác, sự hòa phối về thanh điệu, vần, nhịp điệu và tiết tấu chỉ tạo nên tính nhạc cho ngôn ngữ thơ ca, chứ không tạo ra nhạc thơ, tức âm nhạc của thơ như cách diễn đạt và luận giải của Nguyễn Phan Cảnh. Bởi vì trong âm nhạc, cao độ, trường độ của các nốt nhạc cũng như nhịp, tiết tấu và quãng lặng là xác định. Còn tính nhạc của ngôn từ thơ ca, dù là hiện tượng khách quan nhưng có phần mơ hồ, không rõ ràng, xác định. Rõ ràng, Nguyễn Phan Cảnh không có ý thức xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố biểu hiện tính nhạc của ngôn ngữ thơ với các thành tố âm nhạc. Hơn nữa, Nguyễn Phan Cảnh cũng không chỉ ra được nhạc của một câu thơ, một dòng thơ nào. ủ yếu, khi xây dựng những bảng Trong phần Hai cách khai th tháác nh nhạạc tính ch chủ biểu về trầm – bổng, khép – mở của nguyên âm tiếng Việt, Nguyễn Phan Cảnh đã nhầm lẫn giữa thanh và chữ cái. [3; tr. 124] II. T QUAN ĐIỂM CỦA HỮU ĐẠ ĐẠT ữ th ơ Vi Công trình Ng Ngôôn ng ngữ thơ Việệt Nam của Hữu Đạt đề cập đến khá nhiều nội dung như: Đặc điểm về loại hình ngôn ngữ và phong cách thơ ca Việt Nam, hai phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ, tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ, một số tính chất và đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ, chơi chữ, vài nhận xét về sự phát triển của ngôn ngữ thơ Việt Nam hiện đại. Sau đây, chúng tôi chỉ xin điểm qua một số nội dung của phương diện ngôn ngữ: hai phương thức cơ bản của ngôn ngữ thơ, tổ chức ngôn ngữ và cấu trúc hình tượng thơ và một số tính chất và đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ mà Hữu Đạt đã đề cập trong công trình nghiên cứu của mình. 1. ươ ng th ức của ng ữ Về ph phươ ương thứ ngôôn ng ngữ Hữu Đạt cho rằng, ngôn ngữ thơ tiếng Việt có hai phương thức quan trọng: phương thức tạo hình và phương thức biểu hiện. 1.1 ươ ng th ức tạo hình Ph Phươ ương thứ ươ ng th ức tạo hình “miêu tả đối tượng như vốn có của Hữu Đạt cho rằng, ph phươ ương thứ nó trong thực tế khách quan” [4; tr. 38]. Và theo tác giả, để tạo nên phương thức tạo hình, “nhà nghệ sĩ” phải sử dụng hai thao tác cơ bản: lựa chọn và kết hợp. Bên cạnh đó, tác giả cũng khẳng định, khi xây dựng một văn bản, người tạo lập văn bản phải tuân theo trình tự: Từ – ngữ (cụm từ) – câu – đoạn văn – văn bản. Từ hoạt động với tư cách là bức tranh tạo hình hoàn toàn cụ thể, có thể tri giác được bằng CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 17 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh cảm giác. Câu được xem như là một bức tranh khá hoàn chỉnh, trọn vẹn về sự vật. Còn đoạn văn, văn bản có thể được xem như một bức tranh rộng lớn về nhiều sự vật, hiện tượng được hòa phối với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Văn bản thơ có tính tạo hình là văn bản có khả năng gợi ra trước mắt người đọc hình ảnh về một sự vật, hiện tượng nào đó. Hữu Đạt cho rằng, thông qua phương thức tạo hình, tác giả muốn người đọc thấy được nội tâm, cá tính nhân vật đang được nói đến hay là của chính nhà thơ. Phương thức tạo hình thích hợp ở cả thơ ca anh hùng lẫn thơ ca trữ tình. Cũng theo tác giả, phần vần và một số nguyên âm trong tiếng Việt chính là tiền đề vật chất của phương thức tạo hình trong thơ ca Việt Nam. Khi giải thích và chứng minh cho luận điểm này, Hữu Đạt đã nêu lên một số vần cũng như giá trị gợi hình của nó: um là hình ảnh về sự vật có độ rỗng hoặc các âm thanh phát ra từ các sự vật có độ rỗng đó; óp là hình ảnh về sự vật có thể tích bị thu hẹp; ép là hình ảnh về sự vật có thể tích bị thu nhỏ, có thể tới mức tối đa; oe là hình ảnh về sự vật có kích thước mở rộng; eo là hình ảnh về sự vật có kích thước bị thu hẹp hoặc ở tư thế không vững chãi. [4;tr. 55 – 57]. Tương tự, tác giả cũng cố gắng đi tìm những giá trị gợi hình của một số nguyên âm: i là hình ảnh về các sự vật có kích thước, âm thanh nhỏ, bé; e là hình ảnh về các sự vật mảnh và nhỏ, các âm thanh bé và chói. [4; tr. 59] 1.2 ươ ng th ức bi Ph Phươ ương thứ biểểu hi hiệện ươ ng th ức bi Hữu Đạt giải thích: ph phươ ương thứ biểểu hi hiệện “chính là việc khai thác các khả năng biểu hiện của các đơn vị ngôn ngữ thông qua thao tác lựa chọn và thao tác kết hợp trong quá trình tổ chức văn bản”. [4; tr. 65] Tác giả cho rằng, quá trình hiện thực hóa phương thức biểu hiện chính là quá trình thực hiện biện pháp chuyển nghĩa. Hữu Đạt cũng cho rằng, phân tích phương thức biểu hiện của ngôn ngữ thơ ca thực chất bao gồm hai mặt: “phân tích những kiểu diễn đạt cơ bản trong thơ ca” và “phân tích những biện pháp chuyển nghĩa mà nhà thơ áp dụng để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm của mình trước đối tượng, cũng như việc miêu tả những tính chất và phẩm cách của đối tượng” [4; tr. 76 – 77]. Hữu Đạt quan niệm, phương thức biểu hiện trong thơ ca có được là nhờ tính tình thái. Theo ông, có hai nguyên nhân làm nảy sinh tính tình thái: “việc hình thành các thể đối lập trong các cấp độ ngôn ngữ” và “việc hình thành ra thế bổ sung trong các cấp độ ngôn ngữ”. CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 18 SVTH: Lê Thị Hồng Đào Ngôn từ nghệ thuật trong một số bài thơ tình của Xuân Quỳnh Về thế bổ sung, từ những từ đồng nghĩa, nhà thơ sẽ vận dụng và thể hiện mục đích miêu tả đối tượng. Về thế đối lập, có bốn trường hợp: (1) Mũi / không mũi; tắc / vang Các từ được cấu tạo bằng âm cuối là phụ âm mũi, khi đọc lên có vẻ bay bổng, ngân vang hơn và thường biểu hiện những tình cảm dàn trải, mênh mang. Trái lại, các từ được cấu tạo bằng âm cuối là phụ âm tắc khi đọc lên thường không có tiếng vang, bay bổng và có nét khúc mắc, nghẹn ngào [4; tr. 90]. (2) Trước / sau trong hệ thống nguyên âm; bằng / trắc trong hệ thống thanh điệu. Từ mang nguyên âm dòng trước (i, e, ê) thể hiện cho những tình cảm tươi sáng, nhí nhảnh. Từ mang nguyên âm dòng sau và dòng giữa (ư, u, o, ô) thể hiện cảm giác u tối, trầm buồn. Thanh bằng thể hiện tâm trạng sâu lắng, nỗi buồn xót xa, xa vắng, mênh mông. Thanh trắc thể hiện sự gan góc, khó khăn, sóng gió [4; tr. 90 – 91]. (3) Vần khép / vần mở (4) Về ngữ nghĩa: dài / ngắn; cao / thấp; gần / xa. 2. ức ng ôn ng ữ và cấu tr úc hình tượ ng th ơ Về tổ ch chứ ngô ngữ trú ượng thơ ng th ơ là “một bức tranh sinh động và tương đối hoàn Theo Hữu Đạt, hình tượ ượng thơ chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần, điệu với trí tưởng tượng sáng tạo và cách đánh giá của nhà nghệ sĩ” [4; tr. ng là “cái nghĩa tiềm năng được hình thành do quá trình 100]. Còn ngh nghĩĩa hình tượ ượng nhận thức của con người cùng với sự phát triển của lịch sử lâu dài” [4; tr. 116]. 3. ữ th ơ Về một số tính ch chấất, đặ đặcc điểm quan tr trọọng của ng ngôôn ng ngữ thơ Hữu Đạt cho rằng, ngôn ngữ thơ ca Việt Nam có ba tính chất, đặc điểm quan trọng: tính tương xứng, tính nhạc và đặc điểm phong cách nhà thơ. Tuy nhiên, luận văn của chúng tôi chỉ tập trung điểm qua hai đặc điểm liên quan trực tiếp đến ngôn ngữ thơ mà tác giả đã đề cập trong công trình nghiên cứu của mình là tính tương xứng và tính nhạc. ng xứng trong ng ữ th ơ 3.1 Tính tươ ương ngôôn ng ngữ thơ ng xứng trong ngôn ngữ thơ, tác giả cho rằng, đây là một trong Bàn về tính tươ ương những đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ thơ ca, nó đảm bảo cho thơ ca có một vẻ đẹp đặc biệt, hài hòa. CBHD: ThS. CHIM VĂN BÉ 19 SVTH: Lê Thị Hồng Đào
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan