Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những câu chuyện thành công...

Tài liệu Những câu chuyện thành công

.PDF
83
132
59

Mô tả:

Phạm Đình Tuấn www.phamdinhtuan.com Phạm Đình Tuấn 2 Những câu chuyện thành công Sưu tập và biên soạn: Phạm Đình Tuấn 3/9/2013 www.phamdinhtuan.com Phạm Đình Tuấn 3 http://khosach.phamdinhtuan.com http://media.phamdinhtuan.com www.phamdinhtuan.com Phạm Đình Tuấn Mục lục 4 Phần I: THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH 1. Walt Disney 4 2. Ingvar Kamprad 9 3. Lee Iacocca 12 4. Adam Khoo 15 5. Donald Trump 19 6. Farrah Gray 21 7. Ray Kroc 26 8. Fred DeLuca 30 9. Pierre Omidyar 34 10. Richard Branson 37 11. Akio Morita 40 12. Michael Dell 48 13. Lý Gia Thành 52 14. Larry Ellison 54 15. Soichiro Honda 57 16. Steve Jobs 59 17. Chung Ju-Yung 61 18. George Lucas 67 19. Sylvester Stallone 69 20. Oprah Winfrey 70 21. Những người Việt Nam thành công 71 Phần II: THÀNH CÔNG VƯỢT LÊN BỆNH TẬT HIỂM NGHÈO 1. Morris Goodman: Người đàn ông kỳ diệu 72 2. Lance Armstrong 74 3. Bạch Đình Vinh 76 4. Tae Ho, Aimee Mullins, Nick Vujicic, W.Michell 78 www.phamdinhtuan.com Phạm Đình Tuấn Phần I: THÀNH CÔNG TRONG KINH DOANH Walt Disney: “Biến điều không thể thành có thể là một niềm vui” Đối với Walter Elias Disney - "cỗ máy sản xuất ra các ý tưởng", thành công là phải theo đuổi đến cùng niềm đam mê lớn nhất trong đời, "luôn luôn tìm thú vị khi làm những việc tưởng chừng không thể" và "bạn sẽ khám phá ra điều gì đó khi bạn không làm vì tiền". Hành trình theo đuổi niềm đam mê Tuổi thơ êm đềm của cậu bé Walt Disney trôi qua tại một trang trại ở Marceline, bang Missouri, bên cạnh bốn người anh chị của mình. Những khám phá về một thế giới bên trong trang trại đã trở thành khởi nguồn cho một niềm say mê kỳ lạ của Disney: đó là vẽ. Cậu bé lưu giữ tất cả những hình ảnh đó bằng nét vẽ. Cậu miệt mài vẽ và vẽ tất cả những gì có thể. Và bằng những mẩu than đá, cậu bé sáng tạo nên một thế giới diệu kỳ của riêng cậu trên mọi chất liệu. Trên những mẩu giấy vệ sinh, cậu vẽ nên những tác phẩm đầu đời... Với Walt Disney, quãng thời gian thơ ấu đó là những năm tháng đẹp nhất trong đời... Năm Disney lên bảy, cậu đã biết kiếm những đồng tiền đầu tiên từ chính niềm đam mê của mình. Một bác sĩ nghỉ hưu sống gần nhà Disney đã trả tiền www.phamdinhtuan.com 5 Phạm Đình Tuấn để cậu vẽ tranh về con ngựa của ông ta. Nhưng cũng vì quá ham mê vẽ tranh nên cậu bé bỏ bê luôn cả việc học. Bố mẹ cậu không hài lòng chút nào về việc này. Họ đã cất hết đồ vẽ của cậu, và cậu chỉ được phép vẽ tiếp khi nào chăm chỉ đi học trở lại. Trong ý nghĩ của các thầy cô giáo, Disney chỉ là một cậu học trò trung bình, với thiên hướng là làm cho mọi thứ nguệch ngoạc hơn là biết vâng lời. 15 tuổi, cậu nhận việc làm thêm vào dịp hè ở nhà ga Santa, bán các thứ lặt vặt cho khách. Nhưng rồi, Disney lại thấy thích thú với những chuyến ngao du trên tàu hơn là việc bán hàng. Lên trung học, cậu dành phần lớn thời gian để vẽ tranh cho báo trường và không mấy để tâm tới các môn học khác. Hầu hết khoảng thời gian buổi tối của cậu đều dành cho lớp học ở Viện nghệ thuật Chicago. Những tháng ngày bình yên ở trang trại sớm kết thúc vào năm Disney tròn tám tuổi. Bố của cậu bị bệnh thương hàn và không thể làm việc được nữa. Trang trại phải bán đi và gia đình Disney chuyển đến thành phố Kansas. Ở đó, niềm say mê với cây bút vẽ bị gác lại vì cậu phải kiếm tiền. Cậu phải thức giấc vào lúc 3 giờ sáng để rao báo trên các khu phố. 16 tuổi, Disney rời trường học để gia nhập quân đội, nhưng vì quá nhỏ nên cậu bị từ chối. Sau đó, cậu quyết định làm giả mạo giấy khai sinh và tham gia Tổ chức Chữ thập đỏ Mỹ, nhưng thời điểm cậu hoàn thành xong khóa đào tạo thì cũng là lúc chiến tranh kết thúc. Disney quyết định ở lại Pháp và làm lái xe cứu thương. Không giống như những chiếc xe cứu thương khác, chiếc xe của Disney được trang hoàng bằng rất nhiều tranh cổ động do cậu sáng tạo. Sau hai năm bôn ba và trải nghiệm cuộc sống một mình tại châu Âu, chàng trai trẻ Disney chợt nhận ra một điều vô cùng quan trọng. Và cậu đưa ra một quyết định rất nghiêm túc: trở về Mỹ. Về Mỹ, Disney chạy thật nhanh về nhà gặp cả gia đình. Hứng khởi và đầy hồi hộp, cậu muốn chia sẻ với họ niềm đam mê mà bấy lâu hằng tìm kiếm. Cậu nói với cả nhà rằng: "Con sẽ trở thành một họa sĩ hoạt hình!". Tràn ngập trong hạnh phúc của niềm đam mê nghệ thuật chân chính, chàng họa sĩ trẻ Walt Disney chờ đợi những lời ủng hộ thốt lên, những cái ôm xiết chặt và những nụ cười rạng rỡ. Nhưng, thông điệp mà cậu nhận được là một cái lắc đầu của bố... Không chịu bỏ cuộc, với sự hỗ trợ của anh Roy, Disney đã tìm được việc in các tấm quảng cáo ở Phòng Mỹ thuật Pesemen - Rubin. Tại đây, Disney tiếp tục thử nghiệm thể loại hoạt hình. Disney nhanh chóng bị cuốn vào khả năng www.phamdinhtuan.com 6 Phạm Đình Tuấn có thể làm ra phim hoạt hình. Lúc này, Disney vô cùng thỏa chí khi tìm được điều mình thực sự thích thú. Và Disney bắt đầu nghĩ đến việc sinh lợi... Vẽ ý tưởng thành lợi nhuận Trong lúc làm việc ở Phòng Mỹ thuật Pesemen-Rubin, Disney đã gặp Ubbe Iwwerks - một người vẽ tranh biếm họa. Hai người trở thành bạn thân. Họ chia sẻ ý tưởng, niềm đam mê và quyết định cùng nhau lập ra công ty đầu tiên có tên là Iwerks-Disney Commercial Artists. Nhưng, những kỳ vọng của hai người đã bị dập tắt chỉ sau một tháng công ty hoạt động. Có quá ít khách hàng tìm tới họ. Cả hai đến làm việc ở hãng quảng cáo thành phố Kansas nơi họ tiếp tục thử nghiệm phim hoạt hình với các kỹ thuật khác nhau. Sau 2 năm, Disney vẫn chưa tìm hài lòng, ông bỏ việc để mở công ty thứ hai. Công ty thứ hai mà Disney thành lập có tên là Hãng phim Laugh-O-Gram, chuyên sản xuất những phim hoạt hình ngắn dựa trên các câu chuyện của trẻ em. Các phim của Disney thu được thành công ở Kansas, nhưng ở nơi khác thì lại không thu được nhiều lợi nhuận. Trong khi đó, việc duy trì các bộ phim lại ngốn rất nhiều tiền. Alice ở xứ sở thần tiên có thể là câu chuyện ngắn cuối cùng trước khi công ty này phá sản vào năm 1923. Vẫn cương quyết theo đuổi niềm đam mê của mình, Disney bán máy quay và mua vé tàu một chiều tới Los Angeles, California. Ông nộp đơn khắp nơi để xin làm đạo diễn phim nhưng các hãng phim đều cự tuyệt. Disney quyết định quay trở lại với phim hoạt hình. Ông gửi một bản copy của vở Alice ở xứ sở diệu kỳ tới một nhà phân phối ở New York, vì có người muốn hợp tác với Disney. Sau khi thuyết phục người anh trai giúp mình về tài chính và thuyết phục Iwwerks chuyển đến California, họ chính thức thành lập xưởng phim Anh em nhà Disney. Ông cũng thuê một họa sĩ có tên là Lillian Bounds - người sau này trở thành vợ của ông. Sau 4 năm thành công khiêm tốn, loạt hài kịch Alice kết thúc. Hãng Universal Pictures ủy quyền cho Disney với loạt phim mới có tên gọi "Chú chuột may mắn Oswald". Loạt phim này đã mang lại thành công cho hãng và tiếp tục được xưởng Disney mở rộng quy mô. Nhưng sau một tranh cãi với nhà phân phối, Disney mất hết quyền hành với Oswald cũng như với hầu hết nhân viên. Walt Disney vẫn không chịu bỏ cuộc, lúc nào trong đầu ông cũng đầy ắp ý tưởng. Ông hiểu rõ, trên phương diện hội họa mình thua xa các họa sĩ làm việc tại xưởng phim. Ông phác thảo sơ lược ý tưởng, rồi mô tả chi tiết bằng www.phamdinhtuan.com 7 Phạm Đình Tuấn lời về nhân vật hoạt hình mà ông muốn thể hiện, từ đó các họa sĩ dưới quyền sẽ định hình. Thành công không phụ những nỗ lực sáng tạo không ngừng của Disney. Năm 1928, Disney bật lên thành công rực rỡ với sự sáng tạo nổi tiếng nhất trong nghề nghiệp của mình: chuột Mickey. Chuột Mickey xuất hiện lần đầu tiên ở Steamboat Willie - vở hoạt hình khớp âm thanh đầu tiên trên thế giới. Ngay từ khi ra đời, chuột Mickey đã được Disney trao cho một sứ mệnh đặc biệt: "Tất cả những gì chúng tôi muốn và mong đợi ở cậu ấy là mọi người sẽ cười khúc khích với cậu và cười khi thấy cậu ta. Chúng tôi không muốn đặt Mickey thành biểu tượng nào cho xã hội. Chúng tôi không làm cậu ta trở thành người phát ngôn cho sự thất bại hay cho sự mỉa mai thô lỗ. Mickey chỉ đơn giản là một nhân vật nhỏ được giao nhiệm vụ mang đến tiếng cười”. Trong khi chuộc Mickey làm mưa làm gió trên thị trường thì Disney tiếp tục cho ra đời loạt phim Silly Symphonies. Do không hài lòng với việc chia sẻ lợi nhuận, Disney ký hợp đồng phân phối mới với hãng Columbia Pictures. Sau đó, Iwwerk bỏ Disney để thành lập phòng chiếu riêng và Disney bắt buộc phải thay thế ông bằng nhiều nhà sản xuất phim khác. Thành công của Disney với chuột Mickey được trao giải thưởng Hàn lâm năm 1932. Danh sách các nhân vật hoạt hình như vịt Donald, Goofy và các nhân vật khác trong loạt phim, đã mang lại thành công lớn. Nhưng Disney vẫn chưa dừng lại, ông tiếp tục chinh phục lĩnh vực phim hoạt hình. Năm 1934, mặc dù cả gia đình và đồng nghiệp đều can ngăn, Disney vẫn theo đuổi việc sản xuất bộ phim dài tập về nàng Bạch Tuyết. Những khoản thu khổng lồ đã chứng minh rằng Disney hoàn toàn đúng. Sau 2 năm và với khoản tiền lớn từ ngân hàng Mỹ, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn vươn lên đứng đầu, trở thành bộ phim hoạt hình thành công nhất năm 1938, và thu được số tiền tương đương 98 triệu đô ngày nay. Xưởng phim Disney tiếp tục bành trướng, cho ra một loạt tác phẩm hoạt hình kinh điển như Pinocchio, Chú nai Bambi và Chú voi biết bay Dumbo. Trong suốt chiến tranh thế giới lần II, hãng cũng được phép sản xuất phim cho quân đội. Cho đến tận cuối những năm 1940, xưởng phim lại gây nên chấn động với những phim động như Hai vạn dặm dưới đáy biển và Bẫy phụ huynh. Không dừng lại ở những bộ phim cổ tích về thế giới chỉ trong tưởng tượng, Disney quyết tâm xây dựng nên một thế giới cổ tích thật sự hiện hữu. "Tại sao lại không thể?" - Disney chợt nghĩ khi đi thăm công viên trẻ em ở Oakland, California. Và ông nghĩ tới một vùng đất trong theo đúng trí tưởng tượng của Disney, với tên gọi Disneyland. www.phamdinhtuan.com 8 Phạm Đình Tuấn 5 năm sau, Disney thành lập Hãng WED để xây dựng công viên ở Anaheim và khai trương vào 18/07/1955. Nhưng công viên đó vẫn chưa làm Disney thật sự thỏa mãn. Tới năm 1964, Disney quyết định tạo ra thế giới Disney, một phiên bản giống như vậy nhưng rộng hơn xứ sở Disney ở Florida. Disneyland đã trở thành một hiện tượng trên toàn cầu. Disney đã làm được một điều thần kỳ, đó là hiện thực hóa các câu chuyện cổ tích. Hiện nay, Disneyland trở thành thiên đường cho không chỉ trẻ em, mà còn với cả người lớn. Còn với riêng cá nhân Walt Disney, Disneyland cũng là một thiên đường mà ở đó, ông đã thỏa mãn được niềm đam mê hoạt hình, và biến nó thành rất nhiều kho vàng. www.phamdinhtuan.com 9 Phạm Đình Tuấn Ingvar Kamprad: Chú bé bán diêm trở thành tỷ phú Tạp chí Forbes xếp Ingvar Kamprad và gia đình đứng thứ 4 trong danh sách các tỷ phú của thế giới (tiếp sau Bill Gates, Warrent Buffet, và Calos Slim Helu). Tỷ phú 80 tuổi người Thuỵ Điển hiện có tổng tài sản trị giá 33 tỷ đô la Mỹ. Khi mới 5 tuổi, Ingvar Kamprad (người Thụy Điển) đã có phi vụ kinh doanh đầu tiên: bán những que diêm cho hàng xóm. Sau đó, ông bán cá, rồi những đồ trang trí trong ngày lễ Giáng sinh, hạt giống và bút bi. Ông thành lập IKEA vào năm 17 tuổi. Hiện tại cửa hàng của IKEA có tại 34 nước trên thế giới. Ingvar Kamprad thường xuyên nằm trong danh sách 5 người giàu nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Doanh thu của IKEA vào năm 2006 là 17,3 tỷ euro và có tới 90.000 nhân viên trên khắp thế giới. Dưới đây là những điều mà nhà tỷ phú muốn chia sẻ. Trong lĩnh vực kinh doanh, tôi nghĩ rằng mình khác người ở chỗ đã bắt đầu kinh doanh từ khi còn rất nhỏ. Đến tận bây giờ, tôi vẫn còn nhớ cảm giác sung sướng khi cầm trong tay những đồng tiền đầu tiên kiếm được. Khi đó, tôi mới hơn 5 tuổi một chút. Đối với tôi kinh doanh là công việc rất dễ chịu. Nhưng tôi còn thấy sung sướng hơn khi trong đầu xuất hiện những ý tưởng mới và sau đó thuyết phục được người khác rằng, chúng có thể thực hiện được. Điều này giúp tôi luôn tìm những khả năng mới và nghĩ xem cái gì có thể đem lại lợi nhuận. Tôi phải học rất lâu để biết cách hoài nghi. Bây giờ, khi đã nhiều tuổi, tôi trở nên cẩn trọng và đắn đo nhiều hơn. Nhưng đối với những người cộng sự của mình tôi tin họ 100%. www.phamdinhtuan.com 10 Phạm Đình Tuấn Đã từ rất lâu, tôi hiểu thấu đáo một quy tắc cũ kỹ nếu số lượng hàng tiêu thụ giảm đi 1% thì lợi nhuận sẽ giảm đi tới 10%. Vì vậy, doanh thu bán hàng đối với IKEA có ý nghĩa rất quan trọng. Cũng vì vậy, thông tin về các chi phí trong mọi cấp độ hoạt động của công ty có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi. Thậm chí, đến tận bây giờ, tôi vẫn còn giữ cho mình thói quen trước khi mua bất cứ một vật gì đều tự hỏi bản thân: không biết liệu mình có thể mua được chúng với giá rẻ hơn không? Vợ tôi rất dị ứng với tôi vì điều này. Những nhà kinh tế của chúng ta thường xuyên khẳng định rằng có thể nâng cao phần trăm lợi nhuận ròng. Tôi hỏi họ: “Vậy những phần trăm đó có ý nghĩa gì?”. Phần trăm nghe rất bí ẩn. Điều duy nhất mà chúng tôi quan tâm ở IKEA là: Còn bao nhiêu tiền đọng lại trong ngân quỹ sau khi thời vụ kết thúc. Triết lý của tôi rất đơn giản, để có thể lãnh đạo được thì phải biết cặn kẽ mọi chi tiết. Tôi thường xuyên nhắc nhở mình rằng, một phi vụ mua - bán thành công nhất là khi cả người mua lẫn người bán đều không bị thiệt, cả hai phải đều có lợi. Chúng tôi đã nghĩ ra một điều gì đó mới, và đó chính là việc bán cho những người đến cửa hàng IKEA những chiếc bánh mì nhỏ và những cốc cà phê. Và giờ đây, “phát minh” này đã đem lại lợi nhuận hơn hai tỷ krona (đơn vị tiền Thụy Điển) mỗi năm. Không thể kinh doanh tốt với cái dạ dày rỗng. “Trong công tác lãnh đạo thì điều gì là quan trọng nhất?” - mọi người hỏi tôi. Tôi trả lời rằng đó chính là tình yêu. Nếu bạn không chiếm được cảm tình của người khác thì bạn không thể bán được cái gì cả. Nếu nói về phong cách lãnh đạo của riêng tôi, thì đôi khi tôi dân chủ quá. Thậm chí, tôi thường xuyên khoan dung một cách quá mức đối với những vi phạm. Dân chủ là công cụ để phát triển, nhưng đôi khi cũng có thể dẫn tới sự thất bại hoàn toàn. Nếu trong công ty, tất cả mọi người liên tục đặt câu hỏi thì chúng tôi không thể đưa ra được quyết định nào cả. Với uy tín của mình, tôi có thể nói bất cứ điều gì mà không bị bắt bẻ hoặc yêu cầu ngừng lại. Đây là vấn đề đáng nguyền rủa đối với bất cứ nhà lãnh đạo nào. www.phamdinhtuan.com 11 Phạm Đình Tuấn Có một hung thần phía bên trong con người luôn nói với tôi rằng còn có thể làm được nhiều điều nữa...Tôi không bao giờ thỏa mãn. Có điều gì đó nhắc nhở tôi rằng, những điều tôi đã làm trong ngày hôm nay có thể làm được tốt hơn vào ngày mai. www.phamdinhtuan.com 12 Phạm Đình Tuấn Lee Iacocca: Bước chuyển ngoạn mục vực dậy Chrysler Lee Iacocca bước chân tới Chrysler khi công ty đang trên bờ vực của sự phá sản, phải đối mặt với nợ nần chồng chất đến kỳ phải trả, thị trường của công ty ở Châu Âu bị thua lỗ. Lee Iacocca đã nhanh chóng củng cố lại toàn bộ nhân lực, tạm cắt giảm nhân lực, bỏ thị trường thua lỗ ở châu Âu, đưa về nhiều chuyên gia kỹ thuật và những người tài từ chính công ty cũ của ông. Đến và ngồi vào chiếc ghế nóng Ngay sau khi Lee Iacocca bị thất sủng tại Ford, có một người đã nhận ra tài năng của ông và nhanh chóng đưa đến cho ông một cơ hội, cũng là một sự thử thách lớn. Chủ tịch tập đoàn Chrysler, John Riccardo đã chính thức mời ông. Trong tình cảnh công ty đang thua lỗ nghiêm trọng và trên đường trượt dốc tới phá sản, Ricardo đã nhận ra rằng, tình hình đã đi ngoài tầm kiểm soát của mình, và đã đến lúc công ty cần có một nhà lãnh đạo giỏi để vực dậy. Và John Riccardo quyết định hy sinh vị trí quyền lực ấy để trao vào tay Lee Iacocca. Trong trái tim của Ricardo, tất cả là vì đại nghiệp. Với Iacocca, từ nay giấc mơ trở thành một trong ba lãnh đạo lớn nhất thế giới trong công nghiệp sản xuất xe hơi đã thành hiện thực. Ông đã chấp nhận lời mời. Lee Iacocca bước chân tới Chrysler khi công ty đang trên bờ vực của sự phá sản, phải đối mặt với nợ nần chồng chất đến kỳ phải trả, thị trường của công ty ở Châu Âu bị thua lỗ. Lee Iacocca đã nhanh chóng củng cố lại toàn bộ nhân lực, tạm cắt giảm nhân lực, bỏ thị trường thua lỗ ở châu Âu, đưa về nhiều chuyên gia kỹ thuật và những người tài từ chính công ty cũ của ông. www.phamdinhtuan.com 13 Phạm Đình Tuấn Đồng thời ông cũng thực hiện một số những dự án mà Ford đã không thực hiện trong thời gian ông còn điều hành như dự án Minimax, cắt bỏ những dự án sản xuất không đem lại lợi nhuận và đưa vào dây chuyền sản xuất những kiểu mẫu như Dodge Omni và Plymouth Horizon. Và công ty đã thu được những thành công đáng kể từ 2 nhãn hiệu Omni và Horizon. Riêng năm đầu tiên giới thiệu sản phẩm, công ty đã bán được trên 300.000 chiếc. Dù vậy, số tiền thu được cũng không đủ trang trải cho những nợ nần. Bằng tất cả những nỗ lực có thể, Lee Iacocca đã làm việc tận tuỵ kể cả những ngày cuối tuần. Trước đây, khi còn ở Ford ông luôn dành những ngày cuối tuần cho gia đình, nay hiếm khi nhìn thấy ông có mặt ở nhà, bởi ông mong mỏi tìm kiếm ra một biện pháp tối ưu cứu vãn công ty. Song dường như mọi cố gắng của ông như muối hoà vào biển và công ty vẫn trong tình trạng báo động đèn đỏ. Dù vậy, ông vẫn tin sẽ có con đường cứu vãn. Nỗi đau mang tên "Lãnh đạo và Vị cứu tinh của Chrysler" Lee Iacocca nhận thấy phải có tiền để có thể cứu vãn công ty, nhưng tìm ở đâu ra khoản tiền khổng lồ ấy. Ông hiểu rằng chỉ có con đường duy nhất, nhưng lại là con đường ông không muốn tới, đó là cầu cứu chính phủ. Sở dĩ con đường đến kêu cứu chính phủ giúp đỡ là giải pháp bất đắc dĩ đối với ông là vì ngay từ những ngày còn làm việc ở Ford, ông chính là người lớn tiếng chỉ trích về những biện pháp không hợp lý và kịp thời của chính phủ đối với nền công nghiệp Hoa Kỳ. Nên khi ông phải đến kêu cầu giúp đỡ từ Quốc hội, thì ông đã không được tiếp đãi một cách mau mắn. Không một ai trong số họ tỏ vẻ muốn giúp ông và nói chuyện với ông một cách nhã nhặn. Sau này ông đau đớn nhớ lại: “Trong suy nghĩ của Quốc hội và trong các giới chức, chúng tôi là những người có tội. Chúng tôi đã làm khủng hoảng thị trường và chúng tôi xứng đáng bị trừng phạt. Và chúng tôi đã bị trừng phạt. Trong suốt cuộc giải trình trước Quốc hội, chúng tôi đã phải gánh vá c tất cả những thảm hoạ mà toàn cầu đang trải qua và chúng tôi như những ví dụ sống tác động tồi tệ đến nền công nghiệp Hoa Kỳ... Vợ và những đứa con của chúng tôi thì bị chế giễu khi đi siêu thị hay ở trường học. Nó là một cái giá quá đắt phải trả, đắt hơn cả việc đóng cửa hiệu và chuyển đi nơi khác. Nó động chạm vào lòng tự trọng. Nó như nhát dao đâm thật sâu và thật đau đớn”. www.phamdinhtuan.com 14 Phạm Đình Tuấn Dù vậy sự hy sinh, nhẫn nhục của Iacocca đã được đền bù, chính phủ của Tổng thống Carter đã đồng ý cho công ty của ông vay 1,5 tỷ USD. Với việc bảo trợ của chính phủ, công ty của ông đã bắt đầu lấy lại tinh thần. Cùng trong nỗ lực làm việc, Iacocca không ngừng tìm kiếm và lôi kéo về những người tài. Trong số những người rời bỏ Ford để theo ông, có Bob Eaton (sau này là Chủ tịch của Chrysler), đồng nghiệp của ông Bob Lutz, hay cả kỹ sư trưởng về động cơ Hal Sperlich, người đã có nhiều đóng góp cho việc thiết kế nhiều kiểu mẫu xe hơi mới cho Chrysler, và nhiều nhân vật tài năng nữa. Ông đã đưa về tất vả những người tài mà ông có thể, những người tài hơn ông đến bên ông và luôn sẵn sàng giúp đỡ những người có ý tưởng hay. Không chỉ vậy, về phía cá nhân mình, ông tiếp tục hy sinh, làm việc hăng say nhằm khích lệ, cổ vũ tất cả mọi người làm việc. Theo Iacocca, “lãnh đạo có nghĩa là làm gương cho người khác. Khi anh ở vị trí lãnh đạo, mọi người sẽ đi theo nhất cử nhất động của anh”. Điều đó hoàn toàn chính xác, bởi ông, như lời của một chuyên gia lãnh đạo đã nói, đã đội chiếc mũ của một người “đội trưởng” để đưa mọi người vượt qua thác ghềnh. Ông xứng đáng là một nhà lãnh đạo tinh xảo. Và chúng ta có thể nhận ra, ông biết rằng chỉ có thể đi cùng với họ khi lãnh đạo họ bằng chính trái tim mình, khi muốn có sự trợ giúp của họ. Như vậy, chắc chắn thành công sẽ đến. Tiếp sau ba năm hoạt động sau đó, Iacocca tạm dừng sản xuất dây chuyền một số sản phẩm không mang lại lợi nhuận, cắt giảm hàng tồn kho tới hàng tỷ đô la, tái đầu tư cho những kiểu mẫu mới và cắt giảm biên chế nhân công. Năm 1983, số lượng cán bộ công nhân viên đã giảm xuống còn 74.000 người, và nếu năm 1980 công ty thua lỗ 1,7 tỷ USD thì sau ba năm họ thu lại tới 900 triệu USD. Với 1,5 tỷ USD vốn bảo lưu, công ty đã có khả năng trả nợ cho chính phủ. www.phamdinhtuan.com 15 Phạm Đình Tuấn Adam Khoo: Chịu trách nhiệm 100% sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn Chỉ trong vòng ít năm ngắn ngủi, Adam Khoo đã trở thành tác giả của nhiều quyển sách bán chạy, chuyên gia đào tạo-diễn giả hàng đầu châu Á, xây dựng nên một doanh nghiệp mang về doanh thu mỗi năm trên 30 triệu đô. Để đạt được những thành công vang dội đó, anh đã trải qua rất nhiều khó khăn và thất bại: Vào năm 8 tuổi, anh đã bị đuổi học vì “thành tích” học dở và hay đánh nhau, may thay một trường khác nhận anh vào học. Năm chuyển cấp lớp 5, anh không thi đậu bất kỳ trường nào đã đăng ký nguyện vọng thế là bị tống vào một trường “bình dân” mang tên Ping Yi. Suốt ngày chơi game, xem tivi, cực kỳ lười biếng và chán ghét việc học nên anh hạng 156/160 trên tổng số học sinh trong trường. Hầu như mọi người đã xem anh là “đồ bỏ”, “hết thuốc chữa”... - Sóng gió thứ nhất: Adam Khoo đã từng bị 9 nhà xuất bản từ chối khi anh muốn họ phát hành quyển sách “I am gifted, so are you!” (Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế). Những người đó cho rằng một tác phẩm về giáo dục mà lại do “một thằng nhãi” viết sẽ không đủ sức thuyết phục đọc giả. Trên trang web adamkhoo.com, Anh có chia sẻ: - Tôi nhớ lần đầu đấu tranh cho chính mình để trở thành tác giả vào năm 24 tuổi, không một nhà xuất bản hoặc hiệu sách nào cho tôi cơ hội tỏa sáng. Những tiệm sách hàng đầu không cho sách tôi lên kệ, các nhà xuất bản quốc tế không đồng ý đầu tư vào sách tôi bởi vì họ nghĩ rằng tôi thiếu uy tín, kinh nghiệm và tài năng. Họ thì thích bán và xuất bản những quyển sách của tác www.phamdinhtuan.com 16 Phạm Đình Tuấn giả nước ngoài. Mặc dù chẳng ai đầu tư, phân phối hoặc ủng hộ quyển sách của tôi -“Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”- tuy nhiên với niềm tin một ngày nào đó mình sẽ là tác giả của quyển bán sách chạy –best selling author. Nhưng một lợi thế mà tôi hơn hẳn những người khác đó là tôi ĐÓI KHÁT thành công và tôi đã chiến đấu, làm những gì có thể để đưa quyển sách của mình lên danh sách “best-seller”. - Với niềm tin “Không bao giờ ngừng lại dù đến hơi thở cuối cùng”, tôi đi khắp Singapore thực hiện những cuộc nói chuyện miễn phí để giới thiệu cho mọi người về quyển sách của mình tại các trường học và hiệu sách như: Border, Kinokuniya, Popular, MHP,…(giống như đến các hiệu sách và trường học lớn ở TP.HCM: Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Thăng Long, Fahasa, …) Tôi nhớ rằng mình đã làm điều đó 5-6 lần tuần và kéo dài đến 6 tháng. Tôi tin mình giữ kỷ lục mà một tác giả thực hiện số lượt nói chuyện trước công chúng. Tất cả những điều tôi làm hoàn toàn không ai trả một đồng nào! Không chỉ vậy, tôi còn dám bỏ ra 10.000 đô để quảng cáo quyển sách của mình trên báo. Do đó chỉ trong 6 tháng, quyển sách của của tôi nhanh chóng xếp hạng 1 trên danh sách MPH best-sellers và danh sách sách bán chạy trên cả nước liên tục 8 năm. - Sóng gió thứ hai: Năm 2002, Adam cùng cộng sự thiết kế một khóa học mang tên “Những Mô Thức Thành Công” (Patterns Of Excellence-POE) nhằm giúp học viên phát triển các kỹ năng mềm và biết các phương pháp tự tạo động lực để không ngừng vươn lên phấn đấu đạt được những thành công trong cuộc sống. Chương trình được đưa ra vào đúng thời điểm kinh tế khó khăn, Adam nghĩ rằng sẽ hút khách hàng thế nhưng ngay buổi giới thiệu khóa học anh đã thất bại thảm hại. Tốn 6000 đô quảng cáo và 600 đô thuê địa điểm nói chuyện, Adam chỉ thu hút được 1 người đăng ký học trong tổng số 120 người tham dự buổi nói chuyện. Adam họp gấp nhân viên rồi phân tích nguyên nhân thất bại. Nhiều người toàn bàn lùi: Chuyên gia đào tạo quá trẻ gây ra cảm giác chưa đủ “trình độ” để dạy họ, phong thủy không tốt, thời buổi khó khăn không ai dại gì đầu tư một số tiền lớn (2000 đô),... www.phamdinhtuan.com 17 Phạm Đình Tuấn Tuy nhiên, Adam không chấp nhận những lý do như thế, anh nghĩ rằng những lời trên chỉ là những bào chữa vụng về cho sự thất bại của mình. Thay vì đi đến kết luận “những người kia thiếu hiểu biết” anh đã nhận trách nhiệm 100% về mình: cách trình bày của mình chưa đủ sức thuyết phục. Ngay lập tức, anh chủ động tiến hành thu thập thông tin phản hồi từ những người chưa đăng ký rồi tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ không đến học. Anh rút ra được 3 nguyên nhân dẫn đến thất bại sau đó anh quyết định thay đổi nội dung bài thuyết trình, chi thêm tiền cho quảng cáo và tổ chức một buổi nói chuyện miễn phí khác. Lần này anh đã chứng minh được phương pháp Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy có thể giúp họ tăng cường giá trị lao động của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp dẫn đến nâng cao thu nhập. Không chỉ vậy, bằng lời cam đoan hoàn 100% số tiền đầu tư ban đầu nếu họ không hài lòng với khóa học và tạo cảm giác cấp bách bằng món quà trị giá 500 đô. Lần này, có 13 trong số 100 người nghe đăng ký. Về sau Adam tiếp tục hoàn thiện “chiêu thức” bán hàng của mình do đó lượng người đăng ký bắt đầu tăng lên. - Sóng gió thứ ba: Năm 2005, nền kinh tế tăng trưởng, thị trường chứng khoán và bất động sản bùng nổ trở lại. Cơ hội việc làm lại mở ra vì thế không cần học các khóa học cũng có thể dễ dàng kiếm được việc làm. Khóa học “Những Mô Thức Thành Công” bắt đầu không thu hút được người tới học. Tiếp tục nhận trách nhiệm: mình đã chưa thích ứng được với thời thế, Adam tiến hành nghiên cứu để cho ra đời những khóa học mới phù hợp với thị trường đang tăng trưởng. Adam đã cho ra đời các khóa học như: “Khóa học làm giàu” (Wealth Academy), “Khóa học đầu tư chứng khoán” (Wealth Academy Trader), “Khóa học kinh doanh ngoại hối”, “Khóa học kinh doanh quyền chọn” đã mang lại nguồn doanh thu gấp 80 lần so với “Những Mô Thức Thành Công”. Nếu đổ lỗi vì thị trường đã hồi phục nên không ai muốn học “Những Mô Thức Thành Công” thì có lẽ Adam Khoo đã mất đi một nguồn doanh thu khổng lồ từ các khóa học làm giàu. - Sóng gió thứ tư: www.phamdinhtuan.com 18 Phạm Đình Tuấn Vào dịp hè, học sinh được nghỉ dài hạn vì thế phục huynh thường có xu hướng gửi con mình đến những trung tâm kỹ năng mềm, kỹ năng sống, các lớp nghề, nhà văn hóa,…giúp chúng cải thiện kết quả học tập cũng như tránh sa vào các trò chơi vô bổ vì thế các trung tâm đào tạo ùn ùn ra đời. Vài năm trôi qua, nhiều trường có động thái đứng ra tự tổ chức những hoạt động hè cho học sinh của mình: trang điểm, thi đấu thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ, chương trình bồi dưỡng, đi tham quan,v.v… Điều này gây cho các trung tâm ngoài nhà trường thiệt hại nghiêm trọng, nhiều công ty buộc phải thu nhỏ quy mô hoặc đóng cửa. Tất nhiên công ty của Adam Khoo cũng không ngoại lệ. Nhưng Adam đã thấm nhuần nguyên tắc chịu trách nhiệm 100% về mình, thay vì hậm hực với “ông nhà trường”, anh quyết định sẽ hợp tác với họ bằng cách “thầu” các chương trình thay cho họ. Adam thành lập ra một bộ phận đến gõ cửa từng trường để giới thiệu chương trình chủa mình. Nhờ vậy, công ty của Adam đã “bành trướng” khắp Singapore doanh thu tăng vùn vụt. Đổ lỗi hay chịu trách nhiệm? Bạn hãy tự quyết định lấy nhé!!! -Tổng hợp từ “Làm Chủ Tư Duy Thay Đổi Vận Mệnh”, “Bí Quyết Gây Dựng Cơ Nghiệp Bạc Tỷ”, blog Adam Khoo.- www.phamdinhtuan.com 19 Phạm Đình Tuấn Donald Trump: Vượt qua thảm trạng có thể khiến người khác tự vẫn Trong thập niên 80 và nửa đầu 90, Donald Trump đã làm giàu trong lĩnh vực bất động sản và được coi là người đứng đầu trong lĩnh vực này. Tài sản cá nhân của ông ước tính khoản 1 tỷ đô la. Nhưng rồi vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhà đất Mỹ năm 1998-1999, giá nhà đất bắt đầu rơi tự do. Chỉ sau một đêm, nhiều tỷ phú với tài sản gắn với địa ốc và chứng khoán chứng kiến cảnh của cải đội nón ra đi và Trump cũng không phải là một ngoại lệ. Chỉ trong vài ngày, tài sản cá nhân của Trump bốc hơi sạch sành sanh, chưa kể ông còn ôm một khoản nợ lên đến 932 triệu đô Mỹ. Các nhà băng chay theo đòi nợ ráo riết đẩy ông đến chỗ phá sản. Một số bạn bè của ông cũng rơi vào tình cảnh tương tự đã thuyết phục mình rằng: chẳng còn trông mong gì ở cuộc đời này nữa một khi của cải mất trắng, nợ nần chống chất và họ đi đến chỗ kết liễu cuộc đời mình. Chưa hết, khi nhận được điện thoại của người vợ cũ, Trump tưởng đâu sẽ nhận được vài lời an ủi động viên, nào ngờ bà lại bồi thêm cho ông một cú nữa bằng cách yêu cầu ông phải trả hết số tiền còn lại trong thỏa thuận ly hôn của hai người. Cùng lúc đó, những người mà ông luôn nghĩ là bạn bè thân thiết đã quay lưng lại với ông vào thời điểm mà ông cần họ nhất. www.phamdinhtuan.com 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan