Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những khó khăn khi làm thêm và lựa chọn của các bạn sinh viên...

Tài liệu Những khó khăn khi làm thêm và lựa chọn của các bạn sinh viên

.PDF
38
49
149

Mô tả:

Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay thống kê được ứng dụng sâu rộng trong các ngành kinh tế xã hội cũng như khoa học kỹ thuật và môn học Nguyên Lý Thống Kê trở thành môn học phổp biến của các trường đại học thuộc khối kinh tế, trong dó có trường Đại Học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh. Để rèn luyện kĩ năng làm tiểu luận, có cơ hội tìm hiểu thực tế và hiểu rõ hơn về vai trò của thống kê trong cuộc sống, nhóm chúng tôi đã chọn phương án làm tiểu luận thay cho bài kiểm tra giữa kì ở lớp. Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm đã gặp nhiều khó khăn, nhưng bên c ạnh đó cũng có nhiều thuận lợi: được các bạn sinh viên nhiệt tình giúp đỡ, có điều kiện tra cứu thông tin từ thư viện,Internet, đặc biệt là sự quan tâm góp ý tận tình của thầy Đinh Văn Thịnh – giáo viên môn Nguyên Lý Th ống Kê lớp ĐH23KT4 trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh. Nhờ vậy mà đề tài, theo chúng tôi, đã hòan thành một cách tốt nhất có thể. Nhóm chúng tôi đã cố gắng hết sức để thực hiện đề tài này, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp của thầy và các bạn sinh viên. Qua đây, nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đinh Văn Thịnh, đến các bạn sinh viên đã giúp nhóm hòan thành đề tài này! Thân mến! GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 1 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU................................ ................................ ................................ ................... 1 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................ ................................ ................. 3 CHƯƠNG II. NỘI DUNG CHÍNH ................................ ................................ .................. 5 I. Tóm tắt đề tài ................................ ................................ ................................ .......... 5 II. Tình hình thực tế ................................ ................................ ................................ ..... 5 1. Thu nhập và quỹ thời gian của sinh viên ................................ ............................ 6 1.1 Thu nhập ................................ ................................ ................................ ..... 6 1.2 Quỹ thời gian................................ ................................ ............................... 7 2. Tình hình thực tế................................ ................................ ............................... 8 2.1 Một số so sánh................................ ................................ .............................. 9 2.2 Các bạn không làm thêm nghĩ gì ................................ ................................ ..15 2.3 Những thông tin về đi làm thêm của sinh viên hiện nay................................ 16 2.3.1 Các công việc làm thêm phổ biến................................ ............................ 16 2.3.2 Thời gian cho công việc và thời gian cho học tập ................................ .... 17 2.3.3 Thu nhập từ việc làm thêm ................................ ................................ ...... 18 2.3.4 Những khó khăn khi làm thêm và l ựa chọn của các bạn sinh viên ........... 19 2.4 Nguồn thông tin về công việc làm thêm và ý kiến của gia đình..................... 20 2.5 Yêu cầu của việc làm thêm ................................ ................................ ........... 22 III. Làm thêm, được và mất................................ ................................ ........................... 23 1. Những điều thu được từ việc làm thêm ................................ .............................. 23 2. Sinh viên làm thêm có thực sự tốt ................................ ................................ ...... 24 CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ ................................ ................................ ............................... 28 I. Theo các chuyên gia và nh ững người có kinh nghiệm ................................ ............. 28 II. Kiến nghị của nhóm ................................ ................................ ................................ 29 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN ................................ ................................ ............................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................ ................................ ................................ ..33 BẢNG THĂM DÒ Ý KIẾN................................ ................................ ............................... 34 GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 2 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI I. Lý do chọn đề tài: Có lẽ ai đã từng trải qua thời sinh viên đều biết rằng ngòai việc học, thì tiền cũng là một vấn đề đáng quan tâm của sinh viên. Làm thế nào để chi tiêu hợp lí? Làm thế nào để có thể phụ giúp một phần cho gia đình? … Những câu hỏi ấy chắc hẳn đã được không ít bạn sinh viên đặt ra. Nhiều bạn sinh viên đã chọn cách đi làm thêm ngòai giờ học để có thể tự trang trải một phần, để tích kũy kinh nghiệm, hay đơn giản chỉ là đi làm cho vui… Nhưng cũng không ít bạn sinh viên lo ngại làm thêm liệu có tốt hay không, công việc nào là phù hợp với mình… Cùng là sinh viên nên nhóm c ũng có những suy nghĩ đó, và cũng muốn tìm hiểu xem thực trạng đi làm thêm của sinh viên hiện nay, qua đó cũng cung cấp cho các bạn sinh viên một số thông tin thực tế, để các bạn có được sự kựa chọn đúng đắn cho mình. Xuất phát từ những điều trên, nhóm đã thống nhất đề tài: “SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM, TỐT HAY KHÔNG TỐT” cho tiểu luận của mình II. Giới thiệu về đề tài 1. Nội dung “Sinh viên đi làm thêm, t ốt hay không tốt?” bản thân tên của đề tài đã nói lên nội dung chính của tiểu luận. Đó là một câu hỏi lớn mà có lẽ việc tìm ra câu trả lới là rất khó! Trong phạm vi bài tiểu luận này, Nhóm không dám nhận định chắc chắn việc đi làm thêm là tốt hay không tốt, mà Nhóm chỉ đưa ra những ý kiến của mình xung quanh vấn đề này thông qua những thông tin mà Nhóm tìm hi ểu được từ thực tế, như:Nên đi làm thêm vào năm học thứ mấy?, Những công việc nào được sinh viên làm nhiều nhất, Việc làm thêm có ảnh hưởng như thế nào đến việc học, Những kĩ năng cần có để đi làm thêm, hay những điều sẽ học được từ việc đi làm thêm và cơ hội việc làm cho sinh viên hiện nay. Tất nhiên những ý kiến của nhóm sẽ không phải là chính xác hoàn toàn nhưng vẫn hi vọng đem lại được nguồn thông tin bổ ích cho các bạn. Để thực hiện bài tiểu luận này, Nhóm đã lập một bảng thăm dò ý kiến và phát cho các bạn sinh viên. Với mục đích là kết quả khảo sát phải mang tính đại diện cao, Nhóm đã chọn các trường thuộc khối Đại học công lập, Đại học dân lập, Đại học bán công, Học GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 3 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 viện và Cao đẳng( vì qui mô tiểu luận nên nhóm chưa thể thực hiện ở Đại học Quốc Tế và khối Trung cấp nghề , Trung cấp chuyên nghiệp và chưa thể phân chia sâu hơn): Khối Đại học công lập: Đại học Ngân Hàng – Quận Thủ Đức Khối Đại học dân lập: Đại học Công Nghệ Sài Gòn – Quận 8 Khối Đại học bán công: Đại học Marketing – Quận 7 Khối Học viện: Học viện Hành Chính Quốc Gia-Quận 10 Khối Cao đẳng: Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật và Du lịch – Quận Gò Vấp Cao đẳng Kinh Tế - Quận 10 Cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại – Quận 1 Các trường nằm ở các quận khác nhau của thành phố Hồ Chí Minh nên cũng làm cho bài tiểu luận càng mang tính chính xác cao hơn. 2. Kết cấu Với những kiến thức được học từ môn Nguyên lý thống kê, cùng với những thông tin Nhóm tìm hiểu được, Nhóm đã cố gắng thể hiện tiểu luận một cách logic và dễ hiểu với kết cấu như sau: Chương I: Giới thiệu chung Giới thiệu một cách tổng quát về đề tài,kết cấu của đề tài, phương pháp và phạm vi nghiên cứu. Chương II: Nội dung chính Nêu lên tình hình sinh viên đi làm thêm hiện nay và những vấn đề có liên quan. Chương III: Kiến nghị Đưa ra một số ý kiến của các chuyên gia và những người có kinh nghiệm, kèm theo đó là các kiến nghị của nhóm. Chương IV: Kết luận GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 4 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 CHƯƠNG II. NỘI DUNG CHÍNH I. Tóm tắt đề tài Đối tượng: Việc làm thêm của sinh viên va các nội dung liên quan. Phạm vi: sinh viên năm nhất, hai, ba, tư của các trường như đã nói trên. Đề tài tập trung vào các nội dung xung quanh việc làm thêm của sinh viên hiện nay. Từ các phiếu thăm dò ý kiến của sinh viên các trường, Nhóm đả tổng hợp các số liệu, trên cơ sở đó thực hiện phân tổ, lập bảng biểu, vẽ biểu đồ. Để các số liệu được thể hiện một cách dễ hiểu và hợp lí cùng với đó là sự giải thích của Nhóm đối với kết quả thu được giúp các bạn đã, đang hy những bạn dư định đi làm thêm có những thông tin cần thiết để có thể cân bằng được việc học và làm sao cho đạt được kết quả tốt nhất ở cả hai lĩnh vực. II. Tình hình thực tế Để có được một kết quả chính xác, Nhóm đã tiến hành phát ngẫu nhiên 1300 phiếu thăm dò cho sinh viên ở 8 trường: Đại học Ngân Hàng (khối Đại học công lập: 260 phiếu ) Đại học Marketing (khối Đại học bán công: 260 phiếu) Đại học Công Nghệ Sài Gòn (khối Đại học dân lập: 260 phiếu) Học viện Hành Chính Quốc Gia (khối Học viện: 260 phiếu) Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật và Du lịch ( khối Cao đẳng: 90 phiếu) Cao đẳng Kinh Tế (khối Cao đẳng: 80 phiếu) Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại( khối Cao đẳng: 90 phiếu) Vì một số lí do như : các bạn sinh viên không trả lời hết câu hỏi của phiếu thăm dò, một số không đưa lại phiếu… mà sau khi kiểm tra, phân loại, Nhóm đã chọn được 992 phiếu làm mẫu cho đề tài. Trong 992 mẫu, có 225 mẫu thuộc khối Đại học công lập, khối Đại học Bán công có 183 mẫu, có 200 mẫu thuộc khối Đại học dân lập,182 mẫu của khối Học viện và khối Cao đẳng có 202 mẫu. Ở đây, chúng tôi xét theo t ỉ lệ sinh viên đi làm thêm hay không đi làm thêm theo từng khối( có 5 khối ), cho nên số lượng mẫu của từng khối nghiên cứu tuy có sự chên lệch nhưng sẽ không ảnh hưởng đến kết quả tính toán. GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 5 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 Vì khối Cao đẳng chỉ học trong ba năm học, nên khi xử lí số liệu, chúng tôi đã thống nhất kết quả tổng hợp số lượng sinh viên học năm cuối cao đẳng( tức năm học thứ ba) sẽ được so sánh với kết quả cảu sinh viên học năm cuối hệ đại học, học viện (tức năm tư)(vì các trường chúnt ôi tiến hành thăn dò chỉ học hoàn chỉnh trong vòng 4 năm, không có trường hợp trên 4 năm). 1. Thu nhập và quĩ thời gian cuả sinh viên 1.1 Thu nhập Trong phiếu thăm dò chúng tôi chia làm hai phần:dành cho các bạn có đi làm thêm và dành cho các bạn không đi làm thêm. V ới mục đích để có thể nắn được một cách khái quát về cách sử dụng thời gian của các bạn sinh viên hiện nay ,và số tiền các bạn được gia đình chu cấp hàng tháng, trước khi chia bảng thăm dò ra làm hai phần chúng tôi đã đưa ra ba câu hỏi với kết quả tương ứng như sau: Câu hỏi 4(theo thứ tự bảng thăm dò ý kiến): Mỗi tháng gia đình gửi cho bạn bao nhiêu? Kết quả: A: Dưới 500k : 102 (Sinh viên) C: 1tr-1,5tr : 144 (Sinh viên) B: 500k-1tr : 243 (Sinh viên) D: Trên 1,5tr: 203 (Sinh viên) (Theo kết quả thu được từ phiếu thăm dò) BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN THU NHẬP CỦA SINH VIÊN DO GIA Đ ÌNH CHU CẤP Số lượng (Sinh viên) 300 243 250 203 200 1 50 <500k 500k-1tr 1tr-1,5tr >1,5tr 1 44 1 02 1 00 50 0 Thu nhập Rõ ràng khoảng tiền 1tr-1,5tr mà gia đình đã gửi cho bạn là phổ biến nhất chiếm 44,76%. Có lẽ với tình hình giá cả như hiện nay, đây là số tiền tương đối phù hợp với mức sinh hoạt của các bạn sinh viên. GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 6 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 Số tiền dưới 500k chiếm tỉ lệ thấp nhất 10,28%. Điều nay, theo ý kiến của Nhóm có thể giải thích được bởi các lí do sau: + Điều kiện gia đình còn khó khăn, chỉ gửi một ít tiền để bổ sung thêm cho các bạn bên cạnh các thu nhập khác( như học bổng, tiền thưởng, đi làm thêm…) + Cũng có thể các bạn này không sống xa nhà và số tiền này chỉ là để các bạn dùng trong việc đi xe buýt, đổ xăng, các sinh hoạt khác. Với câu hỏi số 5 “Đối với bạn, số tiền đó (tức tiền do gia đình chu cấp) so với mức chi tiêu của bạn là như thế nào?”. Có đến 612 sinh viên (61,7%) ý kiến cho rằng, gia đình gửi cho họ là vừa đủ và chỉ có 10,2% ý kiến các bạn là số tiền nhận được từ gia đình hàng tháng là còn dư. Có thể với số tiền gia đình chu cấp, các bạn đã tự sắp xếp và chi tiêu hợp lí để có thể đáp ứng được các nhu cầu của mình( cũng có thể dư). Nhưng cũng có thể các bạn đã kết hợp số tiền gia đình gửi với các khoản khác tự mình kiếm được để chi tiêu cho mình. Vẫn có trường hợp số tiền gia đình gửi là không đủ. Điều này cũng được Nhóm hiểu là do giá cả một số mặt hàng tăng cao và chi phí c ủa các bạn theo đó cũng tăng lên. Hơn nữa các bạn chưa có một kế hoạch chi tiêu hợp lí, chưa cân bằng được các khoản phải chi và không cần chi. Đôi khi các bạn không lường trước được các chi tiêu sinh hoạt khác dẫn đến tình trạng tiền bị thiếu hụt, cứ phải lấy khoản của tháng sau bù cho tháng trước hoặc phải tìm thêm nguồn thu nhập . 1.2 Quỹ thời gian Trên đây là các thông tin v ề thu nhập của sinh viên, vậy còn thời gian của các bạn được sử dụng như thế nào. Với hai câu hỏi tiếp theo, chúng ta có thể tiếp cận một phần sinh hoạt của sinh viên hiện nay. Câu hỏi số 6 “Một ngày, bạn dành bao nhiêu thời gian để tự học?”, kết quả thu được như sau: Câu trả lời (Giờ đồng hồ) Dưới 2 2-3 Trên 3 Số lượng (sinh viên) 324 436 232 (Số liệu thu được từ điều tra) Gọi t là thời gian tự học trung bình của sinh viên t2 = (2+3)/2 = 2,5h t1 = 2-(3-2,5) = 1,5h t3 = 3+(2,5-2) = 3,5h GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 7 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 t =(1,5*324+2,5*436+3,5*232)/992 = 2,41 h/ngày Nhìn chung , thời gian tự học của sinh viên hiện nay tương đối nhiều . Có thể do chương trình học yêu cầu khả năng tự học của sinh viên cao. Đồng thời, các bạn dành thêm thời gian để tra cứu thông tin, tìm tài liệu.. trên các báo, Internet. Cùng v ới đó có thể là do thư viện các trường đã được nâng cấp, số lượng sách nhiều , điều kiện học tập tốt nên thu hút nhiều sinh viên đến học. Câu hỏi số 7 “Với thói quen sinh hoạt hiện giờ, bạn cảm thấy thời gian trong một ngày đối với bạn là như thế nào?” Câu trả lời Số lượng (sinh viên) A. Rất ít 477 B.Tương đối phù hợp 433 C.Không biết làm gì cho hết ngày 82 (Số liệu thu được từ điều tra) Kết quả cho thấy sinh viên hiện nay năng động hơn nhiều, tham gia nhiều hoạt động hơn. Kết quả trên có sự chênh lệch rất lớn, rõ ràng câu trả lời A, B chiếm ưu thế hơn so với câu trả lời C. Xã hội ngày càng phát triển để có thể theo kịp với sự phát triển đó sinh viên phải ra sức học tập, cùng với đó là trau dồi các kĩ năng cần thiết, có lẽ vì vậy mà time cùa các bạn trong một ngày là không quá nhiều hoặc không đủ. Có một lí do khác được Nhóm đưa ra, đó là do các b ạn đi làm thêm vì thế thời gian của bạn bị giảm đi, từ đó các phải sắp xếp quĩ thời gian còn lại của mình sao cho phù hợp với các sinh hoạt khác: đi học, tự học, họp nhóm, giải trí…, do vậy mà cảm thấy thời gian trong ngày của mình ít đi. 2. Tình hình thực tế Những số liệu trên chỉ mới cho ta cái nhìn tổng quát về chi tiêu của sinh viên hiện nay và thời gian của họ, nhưng nội dung chính của đề tài vẫn chưa được thể hiện. và để tiếp tục hướng đến nội dung đó, chúng tôi đã thực hiện phân tổ như sau: GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 8 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 Số lượng Khối ĐH Công ĐH Bán ĐH Dân lập công lập Học viện Cao đẳng Làm thêm 452 64 109 100 82 97 - Nam 131 26 27 28 24 26 - Nữ 321 38 82 72 58 71 Không làm 540 161 74 100 100 105 thêm 152 50 17 27 37 21 - Nam 388 111 57 73 63 84 - Nữ 992 225 183 200 182 202 Tổng cộng (Số liệu thu được từ điều tra) Cũng xin nhắc lại, ở đây, chúng tôi xét kết quả theo khối trường và có 5 khối tất cả( trong phạm vi nghiên cứu ):Đại học công lập, Đại học dân lập, Đại học bán công, Học viện và Cao đẳng. Do đó mỗi mẫu được chọn là đại diện cho khối trường đó chứ không chỉ đại diện riêng cho một trường nào. 2.1. Một số so sánh: Trước khi tìm hiểu kĩ về tình hình làm thêm hay không di làm thêm cu ả sinh viên hiện nay, các bạn hãy cùng chúng tôi làm một vài so sánh để thấy sự chênh lệch về số lượng giữa sinh viên làm và không làm thêm. Tất nhiên, cùng với đó là nhận xét hay lời giải thích cho các kết quả của Nhóm chúng tôi. *So sánh tổng quát nhất Tổng số sinh viên làm thêm: 452/992 (45,56%) sinh viên Tổng số sinh viên không đi làm thêm: 540/992 (54,44%) sinh viên Không có sự chênh lêch lớn ở đây, tuy rằng con số sinh viên không đi làm thêm vẫn lớn hơn. Điều này cho thấy việc sinh viên đi làm thêm c ũng là phổ biến. *Nam sinh viên và nữ sinh viên- ai đi làm thêm nhiều hơn? Nam : + Đi làm thêm 131/283 (Sinh viên) + Không đi làm thêm 152/283 (Sinh viên) GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 9 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? Nữ: L ớp: ĐH23KT4 + Đi làm thêm 321/709 (Sinh viên) + Không đi làm thêm 388/709 (Sinh viên) Kết quả cụ thể theo theo từng khối trường + Không làm thêm ĐH Công lập ĐH Bán công ĐH Dân lập Học viện Cao đẳng Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) (Sinh (Sinh (Sinh (Sinh (Sinh viên) viên) viên) viên) viên) Nam 50 65,8 17 38,64 27 49,1 37 60,66 21 44,68 Nữ 111 74,5 57 41,01 73 50,34 63 52,07 84 54,19 (Số liệu thu được từ điều tra) BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG NAM-NỮ SINH VIÊN KHÔNG ĐI LÀM THÊM Số lượng (Sinh viên) 1 20 111 1 00 80 60 50 Nam Nữ 63 57 37 40 27 21 17 20 0 84 73 Khối trường ĐHCL ĐHBC ĐHDL GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 10 HV CĐ Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 + Có làm thêm ĐH Công lập ĐH Bán công ĐH Dân lập Học viện Cao đẳng Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) (Sinh (Sinh (Sinh (Sinh (Sinh viên) viên) viên) viên) viên) Nam 26 34,2 27 61,36 28 50,9 24 39,34 26 55,32 Nữ 38 25,5 82 58,99 72 49,66 58 47,3 71 45,81 (Số liệu thu được từ điều tra) BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG NAM-NỮ SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM Số lượng (Sinh viên) 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 82 72 71 58 38 26 27 28 24 26 Nam Nữ Khối trường ĐHCL ĐHBC ĐHDL GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 11 HV CĐ Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 Qua hai biểu đồ trên, ta có thể rút ra kết luận: số lượng sinh viên nam làm thêm nhiều hơn sinh viên nữ và ngược lại. Ở cả 5 khối trường, các con số điều cho ta thấy rõ điều đó. Điều này cũng rất dễ hiểu, nam thường có sức khỏe tốt hơn nữ cho nên ngoài giờ học chính thức và tự học các bạn nam có đủ sức khỏe (so với nữ) để tiếp tục làm việc. Tuy nhiên, theo chúng tôi lí do quan tr ọng là từ gia đình vì việc làm thên thường làm vào buổi tối và có một số việc kết thúc khá khuya, do đó gia đ ình không muốn cho các bạn nữ đi làm thêm, vừa sợ ảnh hưởng đến sức khỏe vừa sợ các bạn gặp nguy hiểm. Hơn nữa khi đi làm thêm sẽ tiếp xúc và quen biết với nhiều người, có lẽ gia đình sợ các bạn nữ dễ bị lôi kéo, tất nhiên, điều này cũng có thể xảy ra ở các bạn nam, nhưng nhìn chung,các bạn nam đi lam thêm vẫn ít nỗi lo hơn so với các bạn nữ. *Sinh viên năm mấy đi làm thêm nhiều ? Khối ĐHCL ĐHBC ĐHDL HV Năm Tổng cộng (Sinh viên) Năm 1 1 0 0 19 20 Năm 2 23 6 21 14 64 Năm 3 30 66 78 15 189 Năm 4 10 37 1 34 82 Tổng cộng (Sinh viên) 64 109 100 82 (Số liệu thu được từ điều tra) BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM THEO NĂM H ỌC (KHỐI ĐẠI HỌC VÀ HỌC VIỆN) 6% 23% 1 8% Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 53% GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 12 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 Vì hệ Cao đẳng chỉ học trong ba năm, nên Nhóm tách kh ối Cao đẳng ra riêng để có kết luận chính xác hơn. Số lượng(Sinh viên) Năm 1 15 Năm 2 54 Năm 3 28 (Số liệu thu được từ điều tra) BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐI LÀM THÊM THEO NĂM H ỌC (KHỐI CAO ĐẲNG) 1 5% 29% Năm 1 Năm 2 Năm 3 56% Qua hai biểu đồ trên, dễ dàng nhận ra ở các khối trường sinh viên chủ yếu đi làm thêm ở các năm học sau, đặc biệt là các năm giữa(năm 2 và 3 đối với khối trường học bốn năm, và năm 2 đối với khối trường học ba năm). Điều này được giải thích như sau: sinh viên năm nhất mới vào trường, mọi thứ còn mới và xa lạ chưa thể tiếp cận và thích nghi ngay với môi trường đại học và cuộc sống ở thành phố, nên còn e dè, và cũng có trường hợp năm nhất đã đi làm thêm có lẽ điều kiện gia đình khó khăn hay có điều kiện tìm được việc làm phù hợp, hoặc tân dụng thời gian năm nhất chương trình học còn nhẹ. Một lí do khác, chúng tôi ngh ĩ cũng khá hợp lí, đó là vì vừa mới trải qua hai kì thi tốt nghiệp trung học và thi đại học rất căng thẳng nên khi mới vào đại học các bạn có tâm lí nghỉ giải lao và muốn tìm hiểu thành phố , bên cạnh đó là do gia đình lo lắng các bạn còn “nhỏ” nên không muốn cho đi làm thêm vì sợ xảy ra những chuyện không hay. GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 13 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 Các năm học tiếp theo, các bạn đã hòa nhập được với cuộc sống mới, kiến thức cũng như “kinh nghiệm” cũng đã được vun đắp, tâm lí muốn thể hiện mình, muốn năng động hơn nên đã đi làm thêm. Ở đây cũng không ngoại trừ lí do là do các bạn muốn phụ giúp gia đình hay muốn đáp ứng nhu cầu của mình nhưng không phải xin thêm tiền của gia đình. Ở năm học cuối, lượng sinh viên đi làm thêm gi ảm đi. Sở dĩ như vậy là do ở năm học cuối sinh viên phải tập trung vào việc học rất nhiều tiếp đó là đi thực tập, chuẩn bị luận văn hay thi tốt nghiệp. *Sinh viên ở khối trường nào đi làm thêm nhiều? Ở hai biểu đồ trên ta cũng có thể có được đáp án cho câu hỏi này. Nhưng chúng tôi xin dẫn thêm một biểu đồ nữa để các bạn có thể thấy rõ hơn. ĐHCL ĐHBC Học viện Cao đẳng SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ (Sinh (%) (Sinh (%) (Sinh (%) (Sinh (%) (Sinh (%) viên) Làm ĐHDL viên) viên) viên) viên) 64 36,57 109 59,56 100 50 82 45,05 97 48,02 111 63,43 74 40,44 100 50 100 54,95 105 51,98 thêm Không làm thêm (Số liệu thu được từ điều tra) BIỂU ĐỒ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN LÀM THÊM VÀ KHÔNG LÀM THÊM Số lượng (Sinh viên) 120 100 80 Làm thêm Không làm thêm 60 40 20 Khối trường 0 ĐHCL GVHD: Đinh Văn Thịnh ĐHBC ĐHDL HV CĐ Trang 14 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 Khối trường Đại học Bán công mà đại diện là Đại học Marketing có tỉ lệ sinh viên đi làm thêm cao nhất trong năm khối trường ( với 109 sinh viên trong tổng số 183 sinh viên được chọn làm mẫu) tiếp đến là khối trường Đại học Dân lập, với tỉ lệ sinh viên đi làm thêm là 50%, xếp thứ ba là khối Cao đẳng với 48,02%, tiếp đến là Học viện với 45,25% và khối trường Đại học Công lập có tỉ lệ sinh viên làm thêm thấp nhất(36,57%). Nhìn chung, có sự chênh lệch giữa các trường về tỉ lệ sinh viên làm thêm. Sở dĩ khối Đại học Bán công, Đại học Dân lập có tỉ lệ sinh viên làm thêm cao là vì đại diện chúng tôi chọn là Đại học Marketing chi nhánh ở quận 7, Đại học Dân lập Công nghệ Sài Gòn ở quận 8 và đa số các bạn sinh viên của trường sống ở trung tâm thành phố có cơ hội làm việc do đó cũng nhiều hơn so với các quận khác, một lí do cũng quan trọng, đó là học phí và tiền thuê nhà. Đa số sinh viên chúng tôi điều tra sống xa nhà và không ở kí túc xá. Học phí của hai khối trường này rất cao, đối với những gia đình khá giả thì không thành vấn đề nhưng đối với các gia đình khác thì đây quả là mối lo lớn. Do đó, để có thể chia sẻ một phần cùng gia đình và cũng là để có thể tiếp tục theo học, các bạn đã chọn cách đi làm thêm. Khối đại học công lập có tỉ lệ làm thêm thấp nhất, cũng có thể giải thích theo những lí do trên vì đại diện chúng tôi chọn là Đại học Ngân hàng chi nhánh qu ận Thủ đức, cách xa trung tâm thành ph ố nên chi phí cũng thấp hơn đáng kể và phần đông các bạn ở kí túc xá và vì ở khối trường đại học công lập được Nhà nước hỗ trợ nên học phí của khối trường này so với khối Đại học Bán công và Dân lập thấp hơn rất nhiều. 2.2. Các bạn không đi làm thêm ngh ĩ gì? Vừa rồi, chúng tôi đã cung cấp cho các bạn một vài số liệu, kèm theo đó là sự giải thích các kết quả thu được theo ý kiến riêng của Nhóm. Nhưng để hiểu rõ hơn về việc làm thêm, sau đây, chúng tôi xin cung c ấp thêm một vài thông tin đã thu được: Trong tổng số 540 sinh viên không làm thêm khi đư ợc hỏi có dự định đi làm thêm thì + Có 334 sinh viên có dự định đi làm thêm + Có 148 sinh viên muốn làm thêm công việc bán hàng( ở siêu thị, shop..) + Có 84 muốn làm nhân viên phục vụ( ở lễ cưới, nhà hàng..) + Có 220 thích thử sức với vai trò là gia sư. + Có 79 muốn tìm được công viêc liên quan đến chuyên ngành được học. GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 15 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 + Có 68 thích làm các công vi ệc khác + 32 bạn còn lại không có câu trả lời. Đối với câu hỏi: “Theo bạn , sinh viên đi làm thêm t ốt hay không tốt?” Có 254 câu trả lời “Tốt” Có 20 câu trả lời “Không tốt” Có 266 câu trả lời “Tùy trường hợp” 2.3. Những thông tin về việc làm thêm của sinh viên hiện nay: Chúng tôi đặt khá nhiều câu hỏi và cũng thu được rất nhiều thông tin.Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ chọn một ít để giải thích cụ thể. 2.3.1 Các việc làm thêm phổ biến Lượng sinh viên hiện nay đi làm thêm không ph ải ít và các công việc dành cho sinh viên cũng tương đối nhiều. Nhưng có lẽ do trùng hợp ngẫu nhiên, đa số các phiếu điều tra ở 5 khối trường của chúng tôi thiên về các công việc sau: nhân viên bán hàng, nhân viên phục vụ, gia sư, nhân viên tiếp thị: Kết quả thu được như sau: Công việc Số lượng Nhân viên Nhân viên Nhân viên Gia sư Khác bán hàng phục vụ tiếp thị 89 123 19,69 27,21 Tổng cộng 68 140 32 152 15,05 30,97 7,08 100 (Sinh viên) Tỉ lệ (%) (Số liệu thu được từ điều tra) Công việc được sinh viên lựa chọn là việc làm thêm của mình nhiều nhất là gia sư. Ở tất cả các khu vực của TP Hồ Chí Minh, nhu cầu về gia sư rất nhiều. Những gia đình khá giả thường chọn những giáo viên nổi tiếng, song đối với gia đình bình thường, họ cũng muốn con mình có điều kiện để học tốt hơn nhưng nhưng vì lý do tài chính, họ thường chọn sinh viên làm gia sư cho con em m ình. Có lẽ vì vậy mà nhiều bạn làm thêm với công việc này. Bên cạnh đó cơ hội cho việc làm gia sư cũng rất dồi dào, công việc này cũng có nhiều ưu điểm: có thể sắp xếp được giờ làm hợp lí, yêu cầu công việc không cao, chỉ cần nắm vững khiến thức phổ thông, công việc lại an tòan. GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 16 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 Bán hàng và phục vụ cũng tương đối phổ biến. Các công việc này cũng có nhiều ưu điểm, đơn giản, dễ làm, nhưng cũng có khuyết điểm đó là thời gian làm việc tương đối hiều, đôi khi ảnh hưởng đến giờ học và theo quan niệm củ nhiều người, các công việc này có nhiều cám dỗ và chứa đầy nguy hiểm. So với bán hàng, phục vụ, gia sư thì trở thành nhân viên tiếp thị ít được các bạn lựa chọn hơn. Tiếp thị (theo chúng tôi phát tờ rơi cũng là một hình thức tiếp thị) cần nhiều yêu cầu hơn. Bán hàng, phục vụ cũng cần sự kiên nhẫn, khéo léo, khả năng giao tiếp tốt nhưng tiếp thị lại có vẻ vất vả hơn, như phát tờ rơi chẳng hạn, các bạn phải dứng dưới trời nắng rất lâu để phát cho từng người, cũng có khi những người nhận được đó chưa xem nội dung trong tờ rơi đó là lại vứt đi ngay, có người lại nhận kèm theo thái độ khó chịu. 2.3.2 Thời gian cho công việc và thời gian cho học tập Ở phần trước, chúng ta đã tiếp cận được với quỹ thời gian sinh họat của các bạn sinh viên, đa số các bạn được chọn điều tra đều cho rằng thời gian trong một ngày đối với mình là không đủ hoặc vừa đủ, và thời gian trung bình để các bạn tự học là 2,41 giờ. Đó là con số chung cho các bạn không đi làm thêm và có đi làm thêm. V ậy trong một ngày các bạn hiện đang( hoặc đã đi làm thêm) dành bao nhiêu th ời gian cho công việc của mình? Mời các bạn hãy theo dõi số liệu chúng tôi đã thu được sau khi điều tra: Thời gian (giờ) Dưới 2h Từ 2h đến 3h Từ 3h đến 4h Trên 4h 96 98 98 160 Số lượng (Sinh viên) (Số liệu thu được từ điều tra) Gọi T là thời gian làm thêm trung bình trong m ột ngày của sinh viên T 2 = (2+3)/2 = 2,5 T 3 = (3+4)/2 = 3,5 T 1 = 2-(3-2,5)=1,5 T 4 = 4+(3,5-3) = 4,5 T = (96*1,5+98*2,5+98*3,5+160*4,5)/452=3,21 (h/ngày) Để so sánh rõ hơn, chúng tôi đã tổng hợp thời gian tự học của các bạn sinh viên có đi làm thêm, kết quả như sau: Thời gian Dưới 2h Từ 2h đến 3h Trên 3h Số lượng 160 201 91 (Số liệu thu được từ điều tra) GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 17 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 Gọi t’ là thời gian tự học trung bình 1 ngày của sinh viên đi làm thêm t’ 2 = (2+3)/2 =2,5 t’ 3 = 3+(2,5-2) =3,5 t’1= 2-(3-2,5) =1,5 t’=(1,5*160+2,5*201+3,5*91)/452=2,35 (h/ngày) So với thời gian tự học trung bình một ngày của các bạn sinh viên nói chung (2,41h/ngày), thời gian tự học trung bình của các bạn sinh viên đi làm thêm ít hơn (2,35h/ngày). Sở dĩ như vậy là vì sinh viên đi làm thêm phải dành 1 khỏang thời gian (3,21h/ngày) cho công vi ệc của mình, bên cạnh đó vẫn phải duy trì những sinh họat cần thiết như sinh viên không đi làm thêm. 2.3.3. Thu nhập từ việc làm thêm Với công việc hiện tại, thu nhập mà các bạn nhận được cũng có sự khác nhau: Thu nhập (1000đ) Dưới 500 500 - 1000 1000 - 1500 Trên 1500 123 205 66 53 Số lượng (Sinh viên) (Số liệu thu được từ điều tra) BIỂU ĐỒ THU NHẬP TỪ LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN 250 Số lượng (Sinh viên) S ốl ư ợng (Sinh vi 200 150 50 ên) 100 Thu nhập (1000đ) 0 Dưới 500 GVHD: Đinh Văn Thịnh 500 - 1000 1000 - 1500 Trang 18 Trên 1500 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 Gọi I là thu nhập trung bình từ việc làm thêm của sinh viên I1 = (500+1000)/2=750(ngàn) I3=(1000+1500)/2=1250(ngàn) I2=500-(1000-350)=250(ngàn) I4 =1500+(1250-1000)=1750(ngàn) I =(250*123+750*207+1250*66+1750*53)/45 2=759,91( ngàn) Có nhiều bạn sinh viên có thu nhập rất cao từ việc làm thêm, nhưng cũng có bạn có thu nhập ít (dưới 500ngàn). Điều này phụ thuộc vào khu vực sống, vào từng công việc, với những tính chất và yêu cầu khác nhau. Có 281 bạn cảm thấy thu nhập trên là tương đối phù hợp với công sức đã bỏ ra, và có 171 bạn cảm thấy thu nhập này là chưa phù hợp. 2.3.4. Những khó khăn khi làm thêm và s ự lựa chọn của các bạn sinh viên Khi được hỏi công việc làm thêm có ảnh hưởng như thế nào đến việc học, có tới 156 sinh viên công nhận rằng công việc đó làm hạn chế thời gian học của mình. Và có tới 191 sinh viên tiết lộ khó khăn lớn nhất khi đi làm thêm là giờ làm không phù hợp với giờ học, trong khi các khó khăn khác nhóm đưa ra l ại nhận được rất ít câu trả lời, cụ thể các số liệu là: Công việc đòi hỏi có xe máy: 111 Không có điện thọai để liện lạc: 26 Điều kiện làm việc kém: 73 Không hòa nhập được môi trường làm việc: 32 Phải làm công việc nặng: 23 Với câu hỏi này mỗi sinh viên có thể chọn nhiều câu trả lời. Cũng có một số sinh viên không trả lời câu hỏi này, theo chúng tôi là vì công vi ệc hiên tại là phù hợp và các bạn không gặp khó khăn, hoặc là các bạn gặp không gặp những khó khăn như nhóm đ ã đưa ra. Nhưng lại có tới 205 bạn vẫn sẽ tiếp tục đi làm thêm công việc hiện tại nếu được lựa chọn lại, và con số này là 115 đối với số sinh viên muốn nghỉ làm thêm để tập trung cho việc học, còn lại 132 bạn muốn tìm một công việc khác tốt hơn. GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 19 Nhóm KMUV Sinh viên đi làm thêm, tốt hay không tốt? L ớp: ĐH23KT4 Tại sao lại có kết quả như vậy? Nhóm chúng tôi đã đưa ra 4 lí do sau: + Công việc hiện tại là phù hợp và các bạn đã quen với nó nên vẫn tiếp tục làm nếu có cơ hội lựa chọn lại. + Để tìm công việc mới là rất khó khăn, hoặc các bạn e ngại công việc mới sẽ không tốt thậm chí còn tệ hơn công việc hiện tại. Và lúc đó, khi nghỉ làm các bạn sẽ mất đi một khỏan thu nhập. + Có bạn xem công việc đang làm như một phần của cuộc sống, cho nên không muốn nghỉ làm và vẫn muốn duy trì hoặc nếu có thể thì tìm việc mới phù hợp hơn, và cũng muốn thử sức mình với môi trường mới và thử thách mới. + Việc học ở trường đòi hỏi phải có thời gian đầu tư nên vẫn có bạn sẽ nghỉ làm để tập trung cho việc học. Nói chung công việc nào cũng có ưu và khuyết điểm, cũng có những yêu cầu khác nhau. Có những bạn cảm thấy công việc hiện nay phù hợp với mình (283/452) , có bạn cảm thấy không hài lòng với nó (69/452) nhưng vẫn chấp nhận tiếp tục công việc hiện tại, có lẽ vì mục đích đi làm thêm của các bạn là khác nhau. Và sau đây là k ết quả mà chúng tôi ghi nhận được: Mục đích làm thêm Kiếm thêm Tích lũy kinh Dùng để học tiền chi tiêu nghiệm anh văn, vi tính 313 226 62 Số lượng sinh viên Đi làm cho vui 75 (Số liệu thu được từ phiếu thăm dò) Ở đây khi khảo sát chúng tôi đã để các bạn sinh viên chọn nhiều hơn 1câu trả lời. Do đó ở bảng trên các bạn sẽ nhận ra rằng tổng số lượng lớn hơn 452 (xin nhắc lại rằng 452 là số sinh viên đi làm thêm trong bài nghiên c ứu này) 2.4. Nguồn thông tin về công việc làm thêm và ý kiến của gia đình Lại nói về việc đi làm thêm, ngòai mục đích đi làm, thu nhập, thời gian, còn 2 yếu tố nữa cũng rất quan trọng, có thể nói đó là cơ sở để các bạn quyết định có đi làm thêm hay không, đó chính là ngu ồn thông tin có được về công việc đi làm thêm, và ý kiến gia đình và người xung quanh với việc đi làm thêm của sinh viên. GVHD: Đinh Văn Thịnh Trang 20 Nhóm KMUV
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng