Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập wto thời cơ và thách thức...

Tài liệu Nông nghiệp việt nam sau khi gia nhập wto thời cơ và thách thức

.PDF
173
76
77

Mô tả:

LUẬN VĂN: Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO - thời cơ và thách thức MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tham gia WTO, Việt Nam có nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển đất nước. Nền kinh tế nói chung, nền sản xuất nông nghiệp nói riêng thêm điều kiện tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên một cách bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, tạo cơ hội cho nước ta mở rộng thị trường xuất khẩu, có điều kiện để đấu tranh bảo vệ sự công bằng và hợp lý hơn các lợi ích của đất nước, của doanh nghiệp cũng như của người dân. Vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến sẽ có cơ hội đầu tư vào nước ta hơn, kích thích tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện mở mang một số ngành kinh tế, hàng hóa xuất khẩu, và theo đó tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Đây cũng chính là thời cơ vàng để nông nghiệp Việt Nam rũ bỏ hình ảnh sản xuất nhỏ lẻ “con trâu đi trước, cái cày đi sau”,…bởi vì chúng ta không thể vào WTO với cung cách cấy lúa bằng tay, gặt lúa bằng liềm và gánh lúa bằng vai. Vào WTO các nước thành viên phải tuân thủ các quy tắc thống nhất về hệ thống chính sách thương mại, về môi trường thể chế pháp lý (bảo hộ sở hữu trí tuệ, các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn xã hội, tiêu chuẩn môi trường). WTO hướng tới một hệ thống chính sách thương mại minh bạch, một luật chơi thống nhất, nhằm thúc đẩy tự do hóa thương mại. Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập WTO, nỗi lo lớn nhất, đầu tiên của Đảng, Nhà nước, Chính phủ chính là vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn, bởi là một nước đi lên từ nông nghiệp nên trình độ phát triển và quản lý nhà nước còn thấp, doanh nghiệp, đội ngũ doanh nhân còn ít, việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đặt ra cho nông nghiệp những khó khăn, thách thức rất lớn. Thách thức lớn nhất đối với nông nghiệp khi gia nhập WTO là khả năng cạnh tranh khốc liệt của các hàng nông sản trong nước với hàng ngoại nhập có chất lượng cao trở nên gay gắt hơn, quyết liệt hơn và diễn ra trên quy mô rộng lớn hơn. Nông dân do thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ phải mua giống, vật tư, tư liệu sản xuất nông nghiệp với giá cao và do đó làm tăng chi phí sản xuất. Lĩnh vực nông nghiệp vốn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh kém, qui mô sản xuất nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, năng suất, độ đồng đều, chất lượng sản phẩm và khâu an toàn vệ sinh còn thấp (90% sản phẩm nông nghiệp còn được bán ra ở dạng thô và 60% sản phẩm bị bán ép với giá thấp), khả năng hợp tác liên kết của nông dân Việt Nam còn rất yếu, chưa kết nối được giữa sản xuất và tiêu thụ, công nghệ sau thu hoạch kém phát triển, đặc biệt nhất là “tay nghề”của thành phần sản xuất chủ lực - nông dân - chưa được nâng cao ngang tầm của một nước mạnh về xuất khẩu nông sản. Dịch vụ và cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho việc phát triển nông nghiệp nông thôn không theo kịp với đà tăng trưởng kinh tế của toàn xã hội. Việc cải cách hành chính chuyển đổi cơ cấu thể chế còn chậm, môi trường pháp lý đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, thị trường đất đai, lao động, vốn, công nghệ chưa vận hành một cách thuận lợi. Hơn nữa, theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường nông nghiệp bằng việc cắt giảm thuế nông sản, loại bỏ hàng rào phi thuế. Các nước giàu tiếp tục duy trì trợ cấp và các rào cản đối với thị trường nông sản khiến ngành nông nghiệp khó có thể sử dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt để đối phó. Hiện vẫn còn tồn tại những hàng rào phi thương mại áp dụng đối với gạo, đường, phân bón... Kinh tế nông thôn nước ta phần lớn còn phát triển theo hướng tự phát, thiếu quy hoạch, rất bị động trong việc tiêu thụ sản phẩm. Các ngành nghề phi nông nghiệp sản xuất thiếu ổn định do thiếu vốn, thiếu nguyên liệu và sử dụng công nghệ lạc hậu. Chính sách nông nghiệp của ta trước đây là lo đủ ăn và cố gắng có dư thừa để xuất khẩu, nay phải hướng sang giai đoạn phát triển có hiệu quả cao và bền vững. Theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, đến năm 2006, sức cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam liên tục bị sụt giảm, trong khi nước láng giềng Thái Lan đứng ở vị trí thứ 30 trên thế giới, thì Việt Nam lại đứng ở vị trí thứ 70 đến 80. Việc gia nhập WTO vừa mang đến cho nông nghiệp Việt Nam triển vọng về một sân chơi khổng lồ, đồng thời cũng bắt buộc người sản xuất phải đối diện ngay với 4 luật chơi cực kỳ khó khăn, đó là: 1. Luật chơi về an toàn thực phẩm; 2. Luật chơi về chất lượng; 3. Luật chơi về số lượng; 4. Luật chơi về giá cả. Cùng với quá trình hội nhập WTO, nguy cơ phá sản một bộ phận doanh nghiệp, nguy cơ thất nghiệp và phân hóa giàu nghèo sẽ tăng lên nếu chúng ta không có chính sách chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, chính sách phúc lợi và an sinh xã hội đúng đắn và không thực hiện tốt chủ trương của Đảng: “Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển”. Hội nhập kinh tế càng sâu rộng, càng đặt ra nhiều vấn đề mới về bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc… Như vậy, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới của Việt Nam vừa đem lại thời cơ và lợi ích lớn, vừa có những thách thức không nhỏ. Làm thế nào nắm bắt được những cơ hội để phát huy cũng như đối đầu những thách thức sẽ liên tục diễn ra trong quá trình thực hiện những cam kết để có thể tác động tăng tính cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam? Liệu nông nghiệp Việt Nam có đứng vững khi hội nhập? Chúng ta sẽ thực hiện những cam kết trong lĩnh vực nông nghiệp như thế nào? Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới cũng đã chỉ rõ: "Những cơ hội, thách thức nêu trên có mối quan hệ, tác động qua lại, có thể chuyển hoá lẫn nhau. Cơ hội không tự phát huy tác dụng mà tuỳ thuộc vào khả năng tận dụng cơ hội của chúng ta. Tận dụng tốt cơ hội sẽ tạo ra thế và lực mới để vượt qua thách thức, tạo ra cơ hội lớn hơn. Ngược lại, nếu không nắm bắt, tận dụng thì cơ hội có thể bị bỏ lỡ, thách thức sẽ tăng lên, lấn át cơ hội, cản trở sự phát triển. Thách thức tuy là sức ép trực tiếp, nhưng tác động đến đâu cũng còn tuỳ thuộc vào nỗ lực và khả năng vượt qua của chúng ta. Nếu tích cực chuẩn bị, có biện pháp đối phó hiệu quả, vươn lên nhanh trước sức ép của các thách thức thì không những chúng ta sẽ vượt qua được thách thức mà còn có thể biến thách thức thành động lực phát triển" Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO - thời cơ và thách thức" là nhiệm vụ khoa học có ý nghĩa thực tiễn cấp bách trong tình hình hiện nay. Thành công nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào sự nỗ lực, chủ động vươn lên của nước ta để tận dụng được thời cơ, vượt qua được thách thức, thậm chí có thể phải đối mặt với sự trừng phạt từ phía các thành viên khác trong tổ chức Thương mại Thế giới. Lịch sử của WTO cũng đã cho thấy, có những quốc gia, dù đó là thành viên lâu năm, nhưng tình hình kinh tế - xã hội vẫn không được cải thiện vì không tận dụng được thêi cơ để phát triển, đẩy lùi được thách thức. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nông nghiệp Việt Nam gia nhập WTO từ trước tới nay đã được nghiên cứu trên những góc độ khác nhau, có thể tổng hợp một số công trình tiêu biểu sau: 1. Việt Nam - WTO những cam kết liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, Ban Tư tưởng - Văn hóa trung ương, Nxb CT QG, 2007. Cuốn sách là tập hợp các câu hỏi và trả lời liên quan đến WTO; quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc gia nhập WTO; những vấn đề cụ thể liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp trong thực hiện các cam kết của WTO... 2. Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo năm 2005. Nghiên cứu này tập trung vào hội nhập kinh tế quốc tế của ngành nông nghiệp. Để đạt được điều này, nghiên cứu sẽ nhằm trả lời một số câu hỏi như: i) những chính sách/định chế hiện hành và những hạn chế của chúng đối với quá trình hội nhập của ngành nông nghiệp ii) Đ©u là những thay đổi về qui định (hay hệ thống) trong giai đoạn từ này đến 2010 trên thế giới và những thay đổi này tác động như thế nào đến nông nghiệp trong nước; iii) Việt Nam phải thực hiện những điều chỉnh gì để tuân thủ yêu cầu của WTO (qui định, luật lệ, đàm phán) và hơn hết là để thúc đẩy sự hội nhập thành công của ngành nông nghiệp vào hệ thống toàn cầu. 3. Phân tích chính sách nông nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ WTO, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Báo cáo, 2001. Báo cáo giới thiệu Hiệp định về nông nghiệp và một số quy định của WTO trong nông nghiệp; Đánh giá thực trạng chính sách nông nghiệp của Việt Nam trong khuôn khổ WTO; Đưa ra định hướng chính sách nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. 4. Tác động của việc gia nhập WTO đến sản xuất lúa gạo của hộ nông dân Việt Nam, TS. Phan Sĩ Mẫn (chủ nhiệm), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2008. Đề tài đã nghiên cứu khung khổ các hiệp định của WTO về nông nghiệp và sản xuất, thương mại lúa gạo (Hiệp định về nông nghiệp – AoA; Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật - SPS; Hiệp định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại – TBT; Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại nông nghiệp – TRIPs); những thay đổi chính sách và thực tế sản xuất, thương mại lúa gạo của nông dân Việt Nam trong quá trình gia nhập WTO (quá trình đổi mới chính sách của Nhà nước đối với sản xuất và thương mại lúa gạo; thực trạng sản xuất và thương mại lúa gạo của Việt Nam trong quá trình đổi mới và gia nhập WTO; cơ hội và thách thức đối với phát triển sản xuất và thương mại lúa gạo của Việt Nam khi gia nhập WTO); phân tích thực tế tình hình sản xuất kinh doanh lúa gạo của hộ nông dân tại các điểm nghiên cứu qua đó rút ra nhận xét và kiến nghị về chính sách và giải pháp. 5. Ảnh hưởng có thể của WTO đến sản phẩm nông nghiệp vùng Tây bắc Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam - Hội Nông dân Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Sơn La, 2004. Đề tài làm rõ vấn đề s¶n xuÊt gièng néi ®Þa khi Việt Nam gia nhËp WTO; Nh÷ng th¸ch thøc cña HiÖp ®Þnh n«ng nghiÖp (AoA), WTO ®èi víi n«ng nghiÖp và ®¸nh gi¸ chÝnh s¸ch n«ng nghiÖp cña ViÖt Nam ®èi chiÕu víi yªu cÇu cña WTO; Bài häc kinh nghiÖm cña Philippines: T¸c ®éng khi gia nhËp WTO ®èi víi n«ng nghiÖp trong nưíc, ®Æc biÖt là ®èi víi n«ng s¶n. 6. Đánh giá sự phù hợp của chính sách nông nghiệp Việt Nam với các quy định trong Hiệp định khu vực và đa phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Báo cáo năm 2005. Báo cáo phân tích các quy định trong Hiệp định thương mại khu vực và đa phương về nông nghiệp, chính sách nông nghiệp hiên hành của Việt Nam và những mâu thuẫn tiềm ẩn với các nghĩa vụ thực hiện, những khó khăn mà các nước gia nhập WTO gặp phải, khuyến nghị về chính sách phát triển nông nghiệp. 7. Điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, TS. Lê Xuân Sang - TS. Nguyễn Xuân Trình, Nxb Tài chính, 2007. Cuốn sách bàn đến sự cần thiết phải điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới; Kinh nghiệm quốc tế trong điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới; Quá trình điều chỉnh chính sách thuế, trợ cấp ở Việt Nam và những thách thức sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới; Một số phương hướng và giải pháp điều chỉnh chính sách thuế và trợ cấp của Việt Nam trong bối cảnh mới. 8. ChÝnh s¸ch vµ gi¶i ph¸p n©ng cao gi¸ trÞ gia t¨ng hµng n«ng s¶n xuÊt khÈu cña ViÖt Nam hiÖn nay, GS.TSKH L-¬ng Xu©n Quú, §Ò tµi nghiªn cøu cÊp Bé ; Bé Th-¬ng m¹i, 2005. §Ò tµi ®· ph©n tÝch ®¸nh gi¸ vÒ thùc tr¹ng gi¸ trÞ gia t¨ng cña mét sè n«ng s¶n xuÊt khÈu chñ yÕu nh-: g¹o, cµ phª, thuû s¶n. Tõ ®ã, ®Ò tµi ®· cã nh÷ng ®Ò xuÊt vÒ c¸c chÝnh s¸ch vµ gi¶i ph¸p nh»m n©ng cao gi¸ trÞ gia t¨ng cho nh÷ng ngµnh hµng t-¬ng øng. 9. Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế Quốc tế, GS.TS Bùi Xuân Lưu, Nxb Thống kê, 2004 Cuốn sách làm rõ: - Bản chất và mối quan hệ giữa bảo hộ và tự do hóa thương mại nông sản, cũng như các phương thức bảo hộ nông nghiệp phổ biến mà các quốc gia thường dùng. - Khái quát xu hướng và kinh nghiệm bảo hộ nông nghiệp trên thế giới, của các nước phát triển và các nước đang phát triển. - Đánh giá thực trạng các biện pháp bảo hộ nông nghiệp Việt Nam và tác động của bảo hộ đến phát triển nông nghiệp nói chung và nhất là một số nông sản chính trong thời gian qua. - Đưa ra một số giải pháp sử dụng phương thức bảo hộ hợp lý nông nghiệp trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. 10. Gia nhập WTO Việt Nam kiên định con đường đã chọn, Nhiều tác giả, Nxb Chính trị quốc gia, 2005. WTO là tổ chức thương mại đa phương toàn cầu chiếm tới 90% thương mại thế giới. Do đó các nước đều muốn tham gia để tận dung lợi thế thành viên của WTO. Việt Nam gia nhập WTO có thể có được những thuật lợi như: thuế nhập khẩu hàng Việt Nam ở nước ngoài sẽ giảm đáng kể; sự hạn chế về định lượng đối với một số hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm do các nước WTO sẽ bỏ chế độ hạn ngạch và thị trường được mở rộng hơn; đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tăng hơn; hàng hoá và dịch vụ nước ngoài tại thị trường nước ta sẽ trở nên phong phú và có chất lượng. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng đặt Việt Nam phải đối mặt với một loạt các vấn đề: mối đe doạ các ngành sản xuất trong nước chưa đủ sức cạnh tranh; việc hạ thấp hàng rào thuế quan làm giảm nguồn thu ngân sách; trợ cấp cho một số sản phẩm sẽ khó khăn hơn... Cuốn sách cung cấp thông tin về tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam và kinh nghiệm của một số nước đi trước cũng như các nước cùng hoàn cảnh với nước ta. 11. Bộ văn kiện cam kết của Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Bộ Thương mại, Nxb Lao động - Xã hội, 2006. - Tập 1: bao gồm nội dung giới thiệu khái quát về tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Những bài viết, phân tích về thời cơ, thách thức, thuận lợi, khó khăn khi Việt Nam gia nhập WTO. Báo cáo của ban công tác, biểu cam kết về hàng hoá (nông sản), biểu cam kết về dịch vụ. - Tập 2: Hệ thống biểu cam kết về hàng hoá (phi nông sản). 12. Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Bộ Thương mại, Nxb Lao động - Xã hội, 2006. Cuốn sách sẽ giới thiệu những vấn đề khái quát về tổ chức thương mại thế giới. Toàn bộ quá trình đàm phán, lợi ích - nghĩa vụ, khó khăn - vướng mắc và những tác động tới các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nước ta, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước về hội nhập kinh tế quốc tế, và gia nhập WTO. Những bài viết, tham luận của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước về gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt Nam. Một số thông tin kinh tế - xã hội - lao động của Việt Nam trước thềm gia nhập WTO. 13. Tác động từ việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đến kinh tế và xã hội Việt Nam, Bộ Công thương - Ủy ban Châu Âu (Hội thảo), 2008. Hội thảo đã đưa ra các báo cáo tác động của việc gia nhập WTO đến: - Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, cơ cấu xuất nhập khẩu, ngân sách nhà nước, lạm phát, chính sách tiền tệ và tỉ giá, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thị trường chính khoán, cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối; - Môi trường kinh doanh: môi trường đầu tư, chính sách kinh tế; - Nông nghiệp Việt Nam; - Các vấn đề lao động và xã hội; - Hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước; … 14. Giải quyết những thách thức khi gia nhập WTO - các trường hợp điển cứu, Phạm Duy Từ, Nxb Trẻ, 2007. Sách tập hợp những trường hợp điển cứu từ các nền kinh tế trên thế giới, mỗi nghiên cứu minh họa các chính phủ, doanh nghiệp và xã hội dân sự quản lý việc đất nước họ tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới, làm thành một bức tranh lồng ghép về đề tài phải làm gì ở đầu thế kỷ XXI, để quản lý việc hội nhập một nền kinh tế vào hệ thống thương mại toàn cầu và phần thưởng, hoặc hình phạt nào trong việc hội nhập có thể dành cho các nền kinh tế thuộc mọi kích cỡ, kể cả nhiều nền kinh tế nghèo nhất và nghèo tài nguyên nhất thế giới. 15. WTO thường thức, PGS.TS. Bùi Tất Thắng, Nxb Từ điển bách khoa, 2006. Cuèn s¸ch tr¶ lêi c¸c c©u hái: WTO là gì? Nó hoạt động như thế nào và đem lại lợi ích gì? Khi gia nhập WTO thì nền kinh tế của Việt Nam được gì và mất gì? Tại sao nó là sân chơi, là phương tiện chứ không phải là mục đích? Cuốn sách nêu rõ lược sử hình thành và phát triển, những đặc trưng cơ bản của WTO, cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành, giải quyết các tranh chấp, quy trình kết nạp thành viên mới, quá trình gia nhập của Việt Nam và phân tích những tác động của WTO đối với chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân ta trong thời gian tới. Ngoài những nội dung đã nêu trên, sách còn có phần phụ lục giới thiệu một số nội dung cơ bản của Hiệp định song phương Trung Quốc – Hoa Kỳ và Trung Quốc – EU khi Trung Quốc đàm phán song phương với các đối tác quan trọng này trên bước đường gia nhập WTO. 16. Tìm hiểu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, 2005. Tìm hiểu Tổ chức thương mại thế giới (WTO) giới thiệu khái quát lịch sử hình thành và những nguyên tắc hoạt động của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Phần trọng tâm cuốn sách tập trung trình bày : một số nội dung cơ bản các hiệp định của WTO; cách thức giải quyết các tranh chấp; chương trình nghị sự Doha; một số vấn đề liên quan đến các nước đang phát triển và thể chế của WTO; các vấn để mới mà WTO phải đối mặt trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI... 17. Văn kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Phạm Quốc Lợi, Nxb Lao động - Xã hội, 2006. Nội dung cuốn sách gồm 3 phần: Phần 1: Báo cáo của ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO. Phần 2: Biểu cam kết về thương mại hàng hoá (bao gồm cam kết về thuế nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan và trợ cấp nông nghiệp). Phần 3: Biểu cam kết về thương mại dịch vụ. 18. Nâng cao sức cạnh tranh một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Ngô Thị Tuyết Mai, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007. Nghiªn cøu mét c¸ch cã hÖ thèng nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn chung vÒ c¹nh tranh vµ søc c¹nh tranh cña hµng n«ng s¶n, lµm râ sù cÇn thiÕt ph¶i n©ng cao søc c¹nh tranh cña hµng n«ng s¶n ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tế quốc tế. Dùa trªn c¬ së lý luËn ®ã, luËn ¸n ®· ph©n tÝch vµ ®¸nh gi¸ thùc tr¹ng søc c¹nh tranh cña mét sè mÆt hµng n«ng s¶n xuÊt khÈu chñ yÕu cña ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tế quốc tế, chØ râ nh÷ng ®iÓm m¹nh, ®iÓm yÕu so víi c¸c mÆt hµng cña c¸c ®èi thñ c¹nh tranh kh¸c vµ nguyªn nh©n g©y ra nh÷ng ®iÓm yÕu ®ã. KÕt hîp gi÷a lý luËn vµ thùc tiÔn, luËn ¸n ®· ®Ò xuÊt c¸c quan ®iÓm vµ gi¶i ph¸p, kiÕn nghÞ cã c¬ së khoa häc vµ cã tÝnh kh¶ thi nh»m n©ng cao søc c¹nh tranh mét sè mÆt hµng n«ng s¶n xuÊt khÈu cña ViÖt Nam trong ®iÒu kiÖn héi nhËp kinh tế quốc tế. 19. Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, Mai Thế Cường, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2007. Luận án nghiên cứu một các hệ thống chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đề xuất một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện chinh sách này của Việt Nam. 20. WTO kinh doanh và tự vệ, Trương Cường, Nxb Hà Nội, 2007. Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều gì sẽ diễn ra khi chúng ta tham gia Tổ chức Thương mại có quy mô toàn cầu này. Đây là cơ hội mà chúng ta có thể và cần phải tận dụng. Những thách thức nào mà chúng ta phải nhận biết và vượt qua. Để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức, chúng ta phải làm gì. Những bài viết trong cuốn sách này sẽ lý giải các vấn đề nêu trên. 21. Học làm giàu thời WTO, Bùi Dũng, Nxb Trẻ, 2007. Học làm giàu thời WTO, phác họa con đường đến thành công của doanh nhân Việt đương đại, chia sẻ những tâm tư, suy nghĩ của các doanh nhân tuy mang tính cá nhân xong phần nào lột tả được bức chân dung các doanh nhân Việt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam “vươn ra biển lớn”. Bên cạnh đó là bức thông điệp của tác giả cuốn sách là “chuyện của người, cơ hội của mình” thông qua các câu hỏi trao đổi khá thẳng thắn với các doanh nhân. 22. Gia nhập WTO Trung Quốc làm gì và được gì, TS Nguyễn Kim Báo, Nxb Thế giới, 2006. Cuốn sách khái quát quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc; Đánh giá những thành công và thất bại của Trung Quốc trong quá trình ra nhập WTO. 23. Trung Quốc gia nhập WTO kinh nghiệm với Việt Nam, VTV giới thiệu, Nxb Khoa học xã hội, 2005. Gia nhập WTO là một sự kiện lớn trong đời sống kinh tế - xã hội Trung Quốc. Nó đánh dấu công cuộc mở cửa hội nhập quốc tế của Trung Quốc đã bước vào một thời kỳ mới với những biến đổi chắc chắn sẽ sâu sắc và toàn diện hơn. Để trở thành thành viên của WTO - tổ chức Liên hợp quốc về kinh tế này, Trung Quốc đã trải qua một quá trình đàm phán ma-ra-tông kéo dài 15 năm ròng rã, dài nhất trong lịch sử của WTO với rất nhiều khó khăn và trắc trở cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế, từ khi gia nhập WTO (12-2001) đến nay, do chính sách được điều chỉnh kịp thời và đúng đắn, Trung Quốc đã khai thác được các cơ hội đưa lại, đẩy nhanh nhịp độ cải cách, mở cửa và đạt được nhiều thành tựu, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Việt Nam là nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc. Thực hiện chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng đang tích cực đàm phán để sớm gia nhập WTO. Tuy quy mô và vị thế của hai nền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới khác nhau nhưng do thể chế giống nhau nên những kinh nghiệm của Trung Quốc trong cả quá trình chuẩn bị bên trong, đàm phán và đối sách sau khi gia nhập WTO sẽ là những bài học tham khảo tốt cho tất cả những ai quan tâm tìm hiểu về Trung Quốc và liên hệ với việc gia nhập WTO của Việt Nam. 24. Trung Quốc sau khi gia nhập WTO - thành công và thách thức, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Nxb Thế giới, 2006. Sách tập trung nghiên cứu những tác động thực tế từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO đến nay và những điều chỉnh chính sách trên các mặt chủ yếu: Cải cách Chính phủ, cải cách thể chế, cải cách doanh nghiệp, trên cơ sở đó nêu ra một số nhận xét và khuyến nghị. 25. Tổng quan các nghiên cứu về môi trường đầu tư nông nghiệp ở Việt Nam, Viện chính sách chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Báo cáo 2005. Báo cáo nghiên cứu, đánh giá môi trường đầu tư nông nghiệp ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp một số giải pháp nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư nông nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hội nhập. 26. Giáo trình kinh tế nông nghiệp, PGS.TS Vũ Đình Thắng, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, 2006. Cuốn sách đề cập tới: Vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân; Những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp; Nông nghiệp Việt Nam trong đổi mới; Chiến lược phát triển nông nghiệp ở Việt Nam; Phát triển nền nông nghiệp bền vững; Khái niệm và đặc trưng của hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam; Bản chất và vai trò các yếu tố nguồn lực trong tăng trưởng và phát triển nông nghiệp; Phương hướng và những biện pháp chủ yếu thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp nước ta; Một số giải pháp chủ yếu thúc đẩy các vùng chuyên môn hóa ở Việt Nam; Quản lý nhà nước về kinh tế trong nông nghiệp.... Nh÷ng c«ng tr×nh nªu trªn cung cÊp mét sè c¸ch tiÕp cËn quan träng cã thÓ kÕ thõa ®èi víi nh÷ng nghiªn cøu liªn quan. Tuy vËy, ®Õn nay vÉn ch-a cã c«ng tr×nh riªng nµo ®¸nh gi¸ thêi c¬ vµ th¸ch thøc cña n«ng nghiÖp ViÖt Nam sau khi gia nhập WTO, tõ ®ã ®Ò xuÊt nh÷ng vÊn ®Ò cÇn gi¶i quyÕt ®Ó n©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh vµ héi nhËp cña n«ng nghiÖp ViÖt Nam sau khi gia nhËp WTO. Do ®ã, viÖc thùc hiÖn ®Ò tµi nµy lµ rÊt cÇn thiÕt xÐt tõ c¶ nhu cÇu thùc tiÔn vµ nghiªn cøu lý luËn. 3. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của đề tài là phân tích, đánh giá những thời cơ, thách thức của nông nghiệp Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập của nông nghiệp Việt Nam sau khi ra nhập WTO. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những nội dung nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu phổ biến sau: - Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử kết hợp với phương pháp lịch sử và lôgic. Nh÷ng ph-¬ng ph¸p nµy ®-îc sö dông trong suèt qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi ®Ó nghiên cứu nông nghiệp Việt Nam với WTO một cách đồng bộ, gắn với từng giai đoạn, từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đất nước, trong mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực khác. - Phương pháp tổng hợp: tổng hợp tất cả những vấn đề liên quan đến nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO. - Phương pháp phân tích hệ thống: Phân tích một cách có hệ thống nền nông nghiệp Việt Nam để biết được thực trạng phát triển nhằm đề xuất những giải pháp hữu hiệu. - Phương pháp thống kê, thu thập thông tin định lượng: Đề tài sử dụng các số liệu, tài liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá toàn diện nội dung nghiên cứu. - Phương pháp chuyên khảo, đối chiếu so sánh: Đề tài tiến hành nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời nội dung đó được xem xét đánh giá trên cơ sở so sánh đối chiếu với một số nước trên thế giới nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phương pháp quy nạp và diễn dịch: trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản về nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO, đề tài sử dụng phương pháp quy nạp để đưa ra những đánh giá về thời cơ cũng như thách thức của nông nghiệp Việt Nam trong WTO. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các nhà tư vấn, các chuyên gia trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập của nông nghiệp Việt Nam. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - H×nh thµnh ®-îc c¬ së lý luËn, hoµn thiÖn ph-¬ng ph¸p nghiªn cøu trªn c¬ së ®ã ®-a ra ®-îc c¸ch tiÕp cËn phï hîp vÒ n«ng nghiÖp ViÖt Nam sau khi gia WTO. - Tæng kÕt một số bµi häc kinh nghiÖm cña c¸c n-íc thµnh viªn WTO trong viÖc gi¶i quyÕt vÊn ®Ò n«ng nghiÖp sau khi gia nhËp WTO - Ph©n tÝch thùc tr¹ng vµ ®¸nh gi¸ ®óng chÝnh s¸ch n«ng nghiÖp ViÖt Nam sau khi gia nhËp WTO dùa trªn c¸c ph-¬ng ph¸p ph©n tÝch ®Þnh tÝnh vµ ®Þnh l-îng. - Ph©n tÝch, ®¸nh gi¸ ®óng thêi c¬ vµ th¸ch thøc cña n«ng nghiÖp ViÖt Nam sau khi gia nhËp WTO - §Ò xuÊt mét sè vÊn ®Ò cÇn gi¶i quyÕt cña n«ng nghiÖp ViÖt Nam sau khi gia nhËp WTO ®Ó tËn dông thêi c¬, h¹n chÕ th¸ch thøc. 6. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài tập trung vào các nội dung sau: Chương 1: Hội nhập kinh tế quốc tế và nội dung các cam kết trong lĩnh vực nông nghiệp Chương 2: Thời cơ và thách thức của nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO Chương 3: Quan điểm và giải pháp chủ yếu phát triển nông nghiệp việt nam sau khi ra nhập WTO Chương 1 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 1.1. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI Nông nghiệp là một ngành kinh tế xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người và phạm vi hoạt động của nông nghiệp cũng rộng lớn nhất trên các đại lục của hành tinh chúng ta. Bước vào thế kỷ 21, với những thách thức về an ninh lương thực, sức ép dân số gia tăng, các vấn đề môi trường sinh thái,... nông nghiệp được dự báo vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong phát triển bền vững toàn cầu. Việt Nam, một nước đang phát triển, nông nghiệp có vị trí càng quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, cả về kinh tế và xã hội. Theo nghĩa hẹp, ngành nông nghiệp bao gồm hai lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi. Theo nghĩa rộng, ngành nông nghiệp bao gồm ba lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất bảo đảm những nhu cầu thiết yếu nhất, cơ bản nhất của con người. Nông nghiệp giữ vai trò to lớn và đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội mà chưa có ngành sản xuất nào có thể thay thế được, đặc biệt là đối với các quốc gia nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp thì điều đó càng quan trọng hơn. Quá trình sản xuất nông nghiệp còn tạo ra những tư liệu sản xuất mà các ngành khác không thể sản xuất được (các loại cây, con giống…) để tái sản xuất cho chính bản thân ngành nông nghiệp. Vai trò của nông nghiệp thể hiện trên những khía cạnh chủ yếu sau: Thứ nhất, nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm bảo đảm nhu cầu ngày càng tăng cho đời sống xã hội (gạo, thịt, trứng, sữa, rau quả…) là nhu yếu phẩm thiết yếu cung cấp dinh dưỡng cho sự tồn tại và phát triển của con người cả về thể lực và trí tuệ, cho đến nay chưa có ngành nào có thể thay thế được. Xã hội phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên và phát triển đa dạng. Nhưng trước hết, như C.Mác đã khẳng định, con người trước hết phải có ăn rồi sau đó mới nói đến hoạt động khác. Nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người,... và việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên của sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung. Ở các nước đang phát triển nói chung và ở Việt Nam nói riêng, nhu cầu lương thực ngày càng tăng do tốc độ dân số nhanh và quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa gắn liền với sự tăng nhanh lực lượng lao động phi nông nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và cung cấp đủ thực phẩm cho đời sống của xã hội, sản xuất lương thực luôn luôn giữ vị trí quan trọng trong nông nghiệp. Nhiều nghiên cứu kinh tế đều có chung kết luận rằng: "một cuộc cách mạng nông nghiệp là điều kiện tiên quyết cho công nghiệp ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới". Điều kiện tiên quyết cho phát triển là tăng cung lương thực trong nền kinh tế hoặc bằng sản xuất trong nước hoặc bằng nhập khẩu. Dân số Việt Nam tính đến thời điểm này khoảng 85 triệu người, lại ở mức thu nhập thấp nên việc tạo ra lương thực thỏa mãn nhu cầu tối cơ bản cho xã hội của ngành nông nghiệp có vai trò quyết định trong việc đảm bảo ổn định về mặt xã hội. Theo dự báo đến năm 2020, cả nước sẽ có khoảng 100 triệu người và đến năm 2030 là 120 triệu người. Trong khi đó, diện tích trồng lúa phải giảm do những nguyên nhân như tăng dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa trên diện rộng. Các chuyên gia cho rằng, đến năm 2010, tổng nhu cầu về lương thực của cả nước sẽ là 47 triệu tấn (tăng 3,3 triệu tấn so với năm 2007), trong đó riêng lúa gạo là 31,1 triệu tấn (tăng gần 2 triệu tấn so với năm 2007). Đến năm 2015, tổng nhu cầu lương thực cả nước là 50,3 triệu tấn. Đặc điểm này khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của nông nghiệp trong việc nâng cao mức sống dân cư, bảo đảm sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Từ đó, khẳng định ý nghĩa to lớn của vấn đề lương thực trong chiến lược phát triển nông nghiệp, của năng suất lao động nông nghiệp đối với việc bố trí và phân công lại lao động xã hội. Thứ hai, nông nghiệp là ngành cung cấp các nguồn đầu vào cho các lĩnh vực khác. Nguồn đầu vào cho sản xuất là những yếu tố không thể thiếu được của bất kỳ quá trình sản xuất nào. Nó đảm bảo việc duy trì và mở rộng sản xuất cho sự tồn tại và phát triển của nền sản xuất xã hội. Vai trò của nông nghiệp trong việc cung cấp nguồn đầu vào cho các lĩnh vực kinh tế khác thể hiện ở: - Cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến như: cà phê, mủ cao su, mía cây, bông, tơ tằm, chè tươi, sữa tươi, sắn tươi, hạt điều tươi… là những nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến. Đối với các nước đi lên từ nông nghiệp như Việt Nam thì quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp có vai trò rất quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta nông nghiệp thực sự trở thành ngành cung cấp nguyên liệu để thực hiện hàng loạt các hoạt động công nghiệp (đường, sữa, bánh kẹo, thực phẩm khác v.v…) hoặc tạo ra nguyên liệu để phát triển sản xuất tư liệu tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ (đồ gỗ, mây tre đan v.v…). Thực tế ở nước ta, các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Các ngành công nghiệp chế biến nông sản không những góp phần tăng giá trị hàng hóa, tạo việc làm tăng thu nhập cho dân cư và ngân sách Nhà nước ở khâu công nghiệp mà còn có tác dụng nâng cao thu nhập của nông nghiệp góp phần cải biến, nâng cao chất lượng hoạt động nông nghiệp với tư cách là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. Vai trò của nông nghiệp trong việc cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến đặt ra những vấn đề rất lớn trong quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp và giải quyết mối quan hệ nông nghiệp - công nghiệp. - Nguồn cung cấp vốn ban đầu giúp các ngành kinh tế tăng trưởng. Đối với các nước nông nghiệp đang phát triển trong đó có Việt Nam, tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP là rất lớn và vốn thường được tạo ra từ ba nguồn chính là viện trợ nước ngoài, đầu tư thương mại và tiết kiệm từ trong nước. Trong giai đoạn đầu vốn được tạo ra nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo lập khu công nghiệp và thu hút lao động từ nông nghiệp, tăng cường các dịch vụ phát triển, phát triển nguồn nhân lực và cải tạo nông nghiệp. Trong giai đoạn đầu, nguồn tiết kiệm từ trong nước chủ yếu là dựa vào nông nghiệp vì đó là khu vực lớn nhất xét cả về lao động và tổng sản phẩm quốc dân. Nguồn vốn từ nông nghiệp có thể tạo ra từ nhiều cách như: tiết kiệm tự nguyện và không tự nguyện, đầu tư vào các hoạt động kinh doanh phi nông nghiệp của những người từ khi vực nông nghiệp, thuế nông nghiệp v.v…, trong đó thuế nông nghiệp có vị trí quan trọng nhất. Nông nghiệp là nguồn cung cấp vốn ban đầu hỗ trợ các ngành kinh tế tăng trưởng. Thuế mà sản xuất nông nghiệp phải gánh chịu là cao hơn nhiều so với dịch vụ mà Nhà nước cung cấp cho nông nghiệp. Ở Nhật Bản chẳng hạn, trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XIX, thuế ruộng đất chiếm 80% tổng thu nhập thuế của Chính phủ, và thuế thu nhập trực tiếp trong khu vực nông nghiệp chiếm khoảng 12 - 22%, trong khi tỷ lệ này khu vực phi nông nghiệp chỉ có khoảng từ 2 - 3%. Ở Việt Nam, vai trò tích lũy vốn làm cơ sở cho nông nghiệp hóa đã được xác định từ đầu những năm 1960 và đã trở thành nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Trên thực tế, trong những năm trước đổi mới, các chính sách thuế nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp đã tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Hiện tại ở một số tỉnh, thành phố có công nghiệp, dịch vụ phát triển, nguồn thu từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng giảm dần, nhưng còn nhiều địa phương đóng góp của ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa quan trọng. - Cung cấp nguồn nhân lực cho sự phát triển của các ngành kinh tế quốc dân. Quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Vì thế, có thể rút bớt lao động ra khỏi ngành nông nghiệp mà vẫn đảm bảo vai trò cung cấp nông sản đáp ứng nhu cầu xã hội và trong nội bộ ngành nông nghiệp. Ở đây cần được chú ý là việc nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất từ chính sự nỗ lực của nội bộ ngành nông nghiệp (nâng cao trình độ người lao động, đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức hiệp tác phân công lại lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp…) và nhờ sự tác động của các ngành như công nghiệp, thương mại… Đồng thời, cũng cần thấy rõ tác động của tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình tổ chức lại sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tín hiệu dẫn dắt của thị trường mà không gắn liền với phát triển các ngành nghề để thu hút lao động ở khu vực nông nghiệp sẽ tạo nên áp lực lao động dôi thừa, thiếu việc làm và giảm thu nhập đối với một bộ phận lớn lao động nông nghiệp. Thứ ba, nông nghiệp và nông thôn là thị trường có nhiều tiềm năng để tiêu thụ hàng công nghiệp, dịch vụ. Ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp. Sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng ở khu vực phi nông nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận phụ thuộc lớn vào mức bán ra. Nếu sức mua từ khu vực nông nghiệp tăng sẽ đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng các ngành công nghiệp, dịch vụ. Lý thuyết hàm tiêu dùng của Keynes cũng đã chứng minh rằng: khi thu nhập tăng thì tiêu dùng và tiết kiệm cũng tăng lên và do đó tác động tích cực đến quá trình tăng trưởng kinh tế. Ở Việt Nam, nông nghiệp luôn luôn là thị trường rộng lớn đầy tiềm năng của các ngành kinh tế khác. Các thị trường về vật tư phục vụ sản xuất, hóa chất, xăng dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, tư liệu sản xuất máy nông nghiệp… thị trường phương tiện đi lại như xe đạp, xe máy, ô tô, đồ gia dụng, phục vụ sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, quạt điện, vải may mặc, giày dép… đang rất cần và dự báo ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy các ngành sản xuất phi nông nghiệp phát triển. Nước ta là nước nông nghiệp, đến nay sau hơn 20 năm đổi mới mặc dù Nhà nước đã có những giải pháp tích cực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng nông nghiệp, nông thôn vẫn là khu vực chiếm vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp và nông thôn liên quan đến giải quyết việc làm thu nhập cho hơn 70% lao động xã hội (riêng lao động nông nghiệp 56%) liên quan đến đời sống của khoảng 74% dân số cả nước, là thị trường có nhiều tiềm năng thể hiện: - Về thị trường hàng tiêu dùng. Tuy hiện nay mức tiêu dùng bình quân của một người nông dân nông thôn thấp hơn cư dân đô thị, nhưng do cư dân nông thôn chiếm tỷ trọng lớn nên lượng hàng tiêu dùng được tiêu thụ ở nông thôn chiếm tỷ lệ đáng kể. - Thị trường tư liệu sản xuất và dịch vụ. Hiện nay hàng năm nông nghiệp và nông thôn nước ta cần hàng trăm ngàn động cơ, hàng triệu tấn tư liệu sản xuất của công nghiệp. Cơ cấu kinh tế nông thôn càng được chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa, thu nhập và đời sống của dân cư nông thôn tăng lên đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng hàng loạt các dịch vụ ở nông thôn như tài chính, tín dụng, tư vấn pháp luật, thông tin liên lạc v.v… Cần phải thấy rằng, trong những năm đổi mới, để thúc đẩy tăng trưởng, nhiều ngành công nghiệp nước ta đã có những hoạt động tích cực để mở rộng thị trường ngoài nước nhưng có lúc lại bỏ quên thị trường trong nước có rất nhiều tiềm năng. Hơn nữa, đối với các doanh nghiệp, thị trường trong nước có ưu thế hơn hẳn so với thị trường ngoài nước về nhiều mặt: nhiều chủng loại, nhu cầu thấp phù hợp với trình độ công nghệ trong nước, phù hợp tập quán tâm lý người tiêu dùng, luật pháp chính sách tương đối đồng nhất. Trong những năm đầu đổi mới, hầu hết doanh nghiệp dệt may Việt Nam như Thành Công, Công ty may 10, Việt Tiến v.v… chỉ chú trọng tìm kiếm thị trường để xuất khẩu đã gặp phải không ít khó khăn thậm chí phải trả giá, trong lúc đó thị trường trong nước hơn 80 triệu dân nhu cầu hàng dệt may lớn thậm chí phẩm cấp thấp không được các doanh nghiệp này chú ý. Hậu quả là có thời kỳ hàng dệt may Trung Quốc, Thái Lan chiếm trên 40% thị phần hàng dệt may của nước ta. Hiện nay, trong các tài liệu nghiên cứu và báo cáo kinh doanh của các doanh nghiệp đều nêu khó khăn cơ bản thiếu thị trường nhưng thực tế thị trường trong nước nhất là nông nghiệp, nông thôn không được chú ý tiếp cận một cách đúng mức. Cũng như hàng dệt may, trong những năm 80 thị trường nông thôn cần hàng trăm ngàn động cơ nhỏ 6 - 8 CV nhưng công nghiệp cơ khí trong nước những năm 1995 - 1996 chỉ sản xuất được mỗi năm trên 6.000 cái, kèm theo đó những phương thức tiếp cận thị trường không phù hợp nên nông dân buộc phải mua máy móc của Trung Quốc, Thái Lan, Nhật v.v… Như vậy, có thể không phải hiện nay nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt Nam không có thị trường trong nước mà chính là chưa đánh giá đúng vai trò, đặc điểm thị trường nông nghiệp, nông thôn; do đó chưa có cách thức sản xuất và tiếp cận thị trường nhiều tiềm năng này một cách phù hợp. Từ những phân tích trên có thể khẳng định: nông nghiệp nông thôn nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa là thị trường rất tiềm năng để tiêu thụ hàng hóa công nghiệp và dịch vụ. Thứ tư, nông nghiệp là nguồn cung cấp ngoại tệ nhờ xuất khẩu nông sản và tiết kiệm ngoại tệ thông qua sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Ở nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, thời kỳ đầu thu nhập về xuất khẩu chủ yếu là dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp thường bị bất lợi do giá cả sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới có xu hướng giảm sút tương đối so với hàng công nghiệp, dịch vụ, nhất là những nước chỉ dựa vào một vài loại mặt hàng xuất khẩu (như Thái Lan xuất khẩu gạo trong những năm 1960, Việt Nam xuất khẩu gạo đầu những năm 1990). Vì vậy gần đây nhiều nước đã thực hiện đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu, tạo điều kiện cho nông nghiệp tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong thu nhập về xuất khẩu (như trường hợp của Thái Lan cuối những năm 70, Việt Nam cuối những năm 90 của thế kỷ XX). Các nước đang phát triển, thời kỳ đầu xuất khẩu nông sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu và có vai trò rất lớn trong phát triển nền kinh tế quốc dân. Ở nước ta trong những năm 1986 - 1995, tỷ lệ xuất khẩu nông sản chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến nay sau 20 năm đổi mới, mặc dù công nghiệp dịch vụ có tăng trưởng đáng kể, trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu nông sản chiếm 28 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thực tiễn hơn 20 năm đổi mới vừa qua cho thấy, việc mở rộng xuất khẩu nông sản ở nước ta có ý nghĩa rất toàn diện: tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu tư liệu sản xuất, hàng hóa tiêu dùng, góp phần cải biến nông nghiệp và đời sống, tạo việc làm tăng thu nhập cho nông dân sản xuất nông sản xuất khẩu; trên cơ sở nhu cầu của thị trường và yêu cầu cạnh tranh, buộc phải thực hiện cải biến nền nông nghiệp, công nghiệp chế biến và hệ thống dịch vụ liên quan đến xuất khẩu nông sản. Chúng ta đều biết rằng đầu năm 1989, trong xây dựng kế hoạch, Việt Nam vẫn đưa ra mục tiêu nhập khẩu hàng chục vạn tấn lương thực. Nhưng cuối năm 1989 Việt Nam không những không phải nhập khẩu lương thực mà còn xuất khẩu 1,4 triệu tấn gạo ra thị trường thế giới. Nhưng lượng gạo xuất khẩu 1989 thực chất là xuất khẩu gạo dư thừa so với nhu cầu trong nước, có nghĩa là ngay từ đầu năm các cơ quan Nhà nước và nông dân không tính đến các thị trường nhập khẩu gạo của thế giới về số lượng, chất lượng, giá cả v.v… Trong những năm tiếp theo xuất khẩu gạo đã trở thành mục tiêu được hoạch định trong kế hoạch của Nhà nước, vì thế buộc chúng ta phải tìm thị trường xuất khẩu gạo và cách thức vận hành thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu nhu cầu thị trường, chất lượng, giá cả, chủng loại gạo v.v… Trên cơ sở sự đổi mới chính sách và sự hỗ trợ của Nhà nước, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã có những cải biến sâu sắc, đổi mới cơ cấu giống lúa, thay đổi cơ bản công nghệ xay sát gạo, phương thức tiếp cận thị trường tiêu thị lúa gạo. Đến nay có thể nói ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam được cải biến một cách sâu sắc với mục tiêu không những bảo đảm an ninh lương thực quốc gia mà còn xuất khẩu với số lượng lớn. Thực tế chứng minh rằng nếu như những năm đầu tham gia thị trường gạo thế giới khả năng cạnh tranh gạo Thái Lan chênh lệch lớn, nhưng đến nay khoảng cách đó đã được thu hẹp dần. Đó là những thành tựu của cả sản xuất lúa, công nghiệp chế biến gạo, tổ chức lưu thông gạo trên thị trường quốc tế của nước ta. Đặc điểm của quan hệ cung cầu nông sản và cách thức vận hành của hàng nông sản trên thế giới có những điểm khác biệt so với các hàng hóa khác buộc Nhà nước phải có những cách thức quản lý phù hợp. Sau đây là những biểu hiện chủ yếu: Cầu nông sản ít có những thay đổi đột biến, nhưng cung nông sản thì phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu. Ví dụ năm nào sản xuất cà phê Brazil được mùa thì năm đó giá cả cà phê thế giới giảm xuống và ngược lại; trong quy định chung của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) có hiệp định riêng về nông nghiệp (AoA). Hiệp định này quy định những nguyên tắc, điều kiện cho các quốc gia thành viên trong việc mua bán nông sản. Nhưng trong lúc đó thì các nước giàu trên thế giới lại áp dụng chính sách bảo hộ nông sản trong nước, làm giảm khả năng tiếp cận của hàng nông sản của các nước nghèo đến các nước giàu. Hiện nay, hàng năm các nước G8 đang sử dụng trên 350 tỷ USD trợ cấp nông nghiệp gây tổn hại cho các nhà sản xuất thuộc các nước đang phát triển. Riêng ngành nông nghiệp của Hoa Kỳ trong vòng 10 năm tới Chính phủ danh 190 tỷ USD cho trợ giá nông sản. Thứ năm, nông nghiệp có vai trò góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Trong thực tế, ngành nông nghiệp đã tạo ra phần lớn việc làm cho xã hội, tuy nhiên trong nông nghiệp tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao đang là vấn đề nhạy cảm và bức xúc của xã hội. Nếu đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn sẽ tạo điều kiện chuyển dịch lao động ra khỏi nông nghiệp, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng