Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả chi phí hệ thống xử lý nước thải của công ty tnhh công nghiệp...

Tài liệu Phân tích hiệu quả chi phí hệ thống xử lý nước thải của công ty tnhh công nghiệp thủy sản miền nam tại khu công nghiệp trà nóc

.PDF
96
243
78

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI PHÍ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM TẠI KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS VÕ THỊ LANG NGUYỄN THỊ THANH LƯƠNG MSSV: 4095241 Lớp: Kinh Tế TNMT – K35 CẦN THƠ - 2013 LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn. - Quý thầy, cô trường đại học Cần Thơ đặc biệt là thầy cô khoa KTQTKD đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báo trong suốt thời gian học tại trường. - Giáo viên hướng dẫn ThS Võ Thị Lang đã hết lòng chỉ bảo và bổ sung những khuyết điểm để cuốn luận văn này hoàn thành tốt đẹp. - Ban điều hành dự án AKIZ Việt Nam, Mr. Rene Heinrich và chị Trâm cùng các anh, chị, cô, chú ở các phòng thí nghiệm container đã nhiệt tình chỉ dẫn và cung cấp các tài liệu cần thiết để em hoàn thành tốt luận văn. - Ban Giám Đốc Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản, quý cô chú và các anh chị ở các Phòng Ban, đặc biệt là anh Út Trưởng Phòng Tổ chức đã cung cấp những tài liệu và kiến thức cần thiết để em hoàn thành luận văn này trong thời gian thực tập. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 15 tháng 04 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Lương i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do chính bản thân tôi làm không sao chép của bất cứ luận văn nào khác và không trùng với đề tài nghiên cứu nào khác . Nếu có gì sai sót thì tôi xin chịu trách nhiệm trước Khoa và Trường. Ngày 15 tháng 04 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thanh Lương ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… ………… Cần Thơ, ngày … tháng …. năm 2013 Thủ Trưởng đơn vị iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Lang Học vị: Thạc Sĩ Chuyên ngành: Kinh tế tài nguyên - môi trường Cơ quan công tác: Trường Đại Học Cần Thơ Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thanh Lương MSSV: 4095241 Chuyên ngành: Kinh Tế Tài Nguyên và Môi Trường Tên đề tài: Phân tích hiệu quả chi phí của hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………. 2. Về hình thức: ……………………………………………………………………….. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: …………………………... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ……………………………… 5. Nội dung và kết quả đạt được: ……………………………………………………... 6. Kết luận: ……………………………………………………………………………. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Người nhận xét iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Họ và tên giáo viên: ………………………………………......... Học vị: ………………………...................................................... Chuyên ngành: ………………………………………................. Cơ quan công tác: ………………………………………............. Nhiệm vụ trong hội đồng: ………………………………………. Họ và tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thanh Lương Mã số sinh viên: 4095241 Chuyên ngành: Kinh tế Tài Nguyên và Môi Trường Cơ sở đào tạo: Trường Đại Học Cần Thơ Tên đề tài: Phân tích hiệu quả chi phí của hệ thống xử lý nước thải công ty TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: …………………………………. 2. Về hình thức: ……………………………………………………………………….. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: …………………………... 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ……………………………… 5. Nội dung và kết quả đạt được: ……………………………………………………... 6. Kết luận: ……………………………………………………………………………. Cần Thơ, ngày……. tháng…… năm 2013 Người nhận xét v MỤC LỤC CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ........................................................................................ 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung .................................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 3 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................................................... 3 1.3.1. Không gian .......................................................................................................... 3 1.3.2. Thời gian ............................................................................................................. 3 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................... 3 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................................... 4 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN...................................................................................... 6 2.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường nước .................................................................. 6 2.1.3. Khái quát về hệ thống xử lý nước thải ................................................................ 7 2.1.4. Khái quát hệ thống xử lí nước thải có thể sử dụng trong chế biến thủy sản ..... 20 2.1.5. Thành phần hữu cơ chứa trong chất thải chế biến thủy sản .............................. 21 2.1.6. Phân tích hiệu quả chi phí ................................................................................. 11 2.1.7. Các văn bản pháp luật qui định về mức phí, tiêu chuẩn chất lượng nước thải công nghiệp ................................................................................................................. 13 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................31 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................................ 31 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 31 CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM 3.1. GIỚI THIỆU VỀ KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC .................................33 3.1.1. Khu công nghiệp Trà Nóc I ............................................................................... 33 3.1.2. Khu công nghiệp Trà Nóc II ............................................................................. 33 3.2. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN AKIZ ......................................................................34 3.2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ........................................................................................ 34 3.2.2. Khoa học ứng dụng và hợp tác chặt chẽ ........................................................... 34 3.2.3. Bốn giai đoạn chính của dự án .......................................................................... 35 3.2.4. Hỗ trợ của Bộ Nghiên cứu và doanh nghiệp ..................................................... 36 3.2.5. Đối tác của dự án............................................................................................... 36 3.3. GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM...............................................................................................................................24 3.3.1. Lịch sử hình thành ............................................................................................. 24 3.3.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng, ban............................ 25 3.4. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM .....................................42 3.4.1. Qui mô hoạt động .............................................................................................. 42 3.4.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty ........................................................................ 43 3.5. CÁC NGUỒN THẢI ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG DO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY................................................................................................ 47 3.5.1. Khí thải .............................................................................................................. 47 3.5.2. Nước thải ........................................................................................................... 47 3.5.3. Chất thải rắn ...................................................................................................... 49 vi 3.6. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM .......................50 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI VÀ CHI PHÍ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM 4.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM .......................53 4.1.1. Quy trình công nghệ .......................................................................................... 53 4.1.2. Thuyết minh quy trình....................................................................................... 54 4.2. CHI PHÍ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM ............................................58 4.2.1. Chi phí đầu tư: ................................................................................................... 58 4.2.2. Chi phí vận hành ............................................................................................... 60 4.2.3. Chi phí bảo trì.................................................................................................... 65 4.2.4. Phí bảo vệ môi trường ....................................................................................... 65 4.3. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHI PHÍ CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN MIỀN NAM ...........................................66 4.3.1. Tổng chi phí của hệ thống xử lý nước thải công ty thủy sản Miền Nam .......... 66 4.3.2. Một số chỉ tiêu đánh giá chi phí xử lý nước thải............................................... 69 4.4. GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY TNHH THỦY SẢN QUANG MINH .................................................70 4.4.1. Giới thiệu về hệ thống xử lý nước thải Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh. 70 4.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh và chi phí xử lý nước thải trong năm 2011 của công ty Quang Minh.................................................................................................... 77 4.5. SO SÁNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI CÔNG TY SOUTHVINA VỚI CÔNG TY THỦY SẢN QUANG MINH ...........................................................................................................81 4.5.1. Hiệu quả xử lý ................................................................................................... 81 4.5.2. Hiệu quả chi phí ................................................................................................ 82 CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI PHÍ CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP THỦY SẢN MIỀN NAM 5.1. Giải pháp tiết kiệm điện năng ..........................................................................89 5.2. Giải pháp tiết kiệm nước sử dụng ...................................................................89 5.3. Giải pháp giảm chi phí nhân công ....................Error! Bookmark not defined. 5.4. Giải pháp xử lý bùn thải ....................................................................................89 5.5. Giải pháp duy trì khả năng xử lý của hệ thống ............................................90 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................91 6.2. KIẾN NGHỊ..........................................................................................................91 vii DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 2.1 Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải đầu vào Bảng 2.2 Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm Bảng 2.3 Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp tính theo từng chất gây ô nhiễm và từng loại môi trường tiếp nhận Bảng 2.4 Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp Bảng 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Southvina 2010 – 2012 Bảng 4.6 Chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý nước thải công ty thủy sản Miền Nam Bảng 4.7 Tổng chi phí thiết bị và xây dựng hệ thống xử lý nước thải công ty Southvina Bảng 4.8 Chi phí điện năng tiêu thụ qua các năm Bảng 4.9 Chi phí nhân công qua ba năm 2010, 2011 và 2012 Bảng 4.10 Chi phí hóa chất ngày của công ty Thủy Sản Miền Nam Bảng 4.11 Tổng chi phí vận hành HTXLNT trong các năm 2010, 2011 và 2012 Bảng 4.12 Chi phí của hệ thống xử lý nước thải trong ba năm 2010 – 2012 Bảng 4.13 Chi phí trung bình của hệ thống xử lý nước thải công ty Southvina từ 2010 – 2012 Bảng 4.14 Chi phí xử lý nwosc thải trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Thủy Sản Miền Nam qua ba năm 2010, 2011 và 2012 Bảng 4.15 Kết quả hoạt động kinh doanh công ty Quang Minh năm 2011 Bảng 4.16 Chi phí đầu tư xây dựng trang thiết bị ban đầu HTXLNT công ty Quang Minh Bảng 4.17 Chi phí hóa chất trong ngày của công ty Quang Minh năm 2011 Bảng 4.18 Tổng chi phí vận hành của HTXLNT công ty Quang Minh năm 2011 viii Bảng 4.19 Tổng chi phí của hệ thống xử lý nước thải công ty Thủy sản Quang Minh Bảng 4.20 Chi phí của hệ thống xử lý nước thải so với doanh thu, lợi nhuận và chi phí của công ty Quang Minh trong năm 2011 Bảng 4.21 So sánh chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của công ty Southvina và Quang Minh Bảng 4.22 So sánh các chỉ tiêu giữa công ty Southvina và công ty thủy sản Quang Minh Bảng 4.23 So sánh các chỉ tiêu chi phí xử lý nước thải đối với lợi nhuận, chi phí của hai công ty năm 2011 Bảng 4.24. Tóm tắt một số chỉ tiêu so sánh giữa hai hệ thống xử lý nước thải của công ty Southvina và Quang Minh ix DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Southvina Hình 3.2. Qui trình sản xuất cá tra – cá fillet đông lạnh Hình 4.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công ty thủy sản Miền Nam x DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải QCVN Quy chuẩn việt nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn XLNT Xử lý nước thải CP Chi phí HĐKD Hoạt động kinh doanh xi CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước, ngày càng có nhiều khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu chế xuất được xây dựng ở khắp các tỉnh thành trong cả nước. Là Thành phố trung tâm của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, TP Cần Thơ đang hòa vào nhịp phát triển chung của đất nước và đã thu hút được nhiều dự án đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN) với nhiều ngành nghề kinh doanh có qui mô lớn nhỏ khác nhau. Các KCN, tiểu thủ công nghiệp, khu chế xuất được hình thành đã góp phần vào việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, tạo thêm thu nhập cho người lao động, góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của TP Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung. Bên cạnh những đóng góp vừa nêu, ô nhiễm môi trường do nước thải từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy, xí nghiệp tại các khu công nghiệp, khu chế xuất là một vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Trong quá trình hoạt động và sản xuất, các khu công nghiệp, khu chế xuất thải ra môi trường một lượng lớn nước thải. Lượng nước thải này có chứa nhiều chất ô nhiễm, nếu không được xử lý sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Chính vì vậy, việc quản lý chất lượng nước thải của các khu công nghiệp, khu chế xuất cần được quan tâm đúng mức. Trong các ngành sản xuất thì ngành công nghiệp chế biến thủy sản với đặc thù là tải lượng nước thải ô nhiễm với thành phần các chất ô nhiễm cao, nếu không được xử lý thì đây sẽ là một bộ phận tích cực làm gia tăng ô nhiễm môi trường sông rạch và xung quanh khu chế biến. Ô nhiễm nước thải chế biến thủy sản chưa thể nhận thấy ngay lúc đầu do kênh rạch còn khả năng pha lỏng và tự làm sạch nước, nhưng với lượng thải tích tụ ngày càng nhiều thì dần dần chúng làm xấu đi nguồn nước mặt của sông, rạch, ao, hồ và cuộc sống khu dân cư xung quanh. Ngoài ra nước thải của ngành chế biến còn khả năng lan truyền dịch bệnh từ xác thủy sản bị chết, thối rữa,… và điều đáng quan tâm nữa là gây ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động, đến môi trường nuôi trồng thủy sản, đến sự phát 1 triển bền vững của các cơ sở chế biến ở địa phương. Với nhận thức ngày càng cao về chất lượng môi trường, sức khoẻ con người, chúng ta đã thấy việc không xử lý các chất ô nhiễm của công nghiệp chế biến thuỷ sản mà thải ra môi trường là không thể chấp nhận được. Hơn nữa, để trở thành một ngành mũi nhọn thu hút nguồn ngoại tệ lớn từ thị trường quốc tế, ngành chế biến thuỷ sản phải áp dụng một số tiêu chuẩn quản lý chất lượng môi trường quốc tế, trong đó bao hàm cả tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường. Đồng thời đa số các doanh nghiệp phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải là các doanh nghiệp chế biến thực phẩm (thủy sản, bia, nước giải khát, nông sản). Nước thải của các doanh nghiệp này có chứa nhiều chất ô nhiễm như COD, chất rắn lơ lửng có hàm lượng cao, đôi khi nước thải còn chứa thủy ngân, chì, arsenic, cadmium. Nước thải của các doanh nghiệp có chứa nhiều chất ô nhiễm là do doanh nghiệp chưa xử lý tốt nước thải, một biểu hiện của điều này là việc xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải chưa đạt hiệu quả. Doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng chỉ vận hành cầm chừng, không liên tục hoặc vận hành liên tục nhưng hệ thống xử lý kém chất lượng dẫn đến nước thải không được xử lý tốt, gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng nhiều hơn đến việc xử lý nước thải. Việc doanh nghiệp cần làm nhất là phải xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải một cách hiệu quả nhất để đảm bảo chất lượng của nước thải khi thải ra môi trường. Ý thức được sự cần thiết của việc xử lý nước thải, Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải nhằm đảm bảo chất lượng nước thải nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Việc đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải là một việc làm không thể bỏ qua tại các Công ty chế biến thực phẩm nói chung và Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam nói riêng, nhưng chi phí cho một hệ thống xử lý nước thải là không nhỏ và chi phí này cần được sử dụng một cách hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về các khoản chi phí, hiệu quả chi phí và hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả chi phí hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam tại khu công nghiệp Trà Nóc” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn. 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả chi phí hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam tại khu công nghiệp Trà Nóc, từ đó đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi phí của công ty. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Giới thiệu về công ty để tìm hiểu sơ lược về các nguồn gây ô nhiễm và các biện pháp xử lý chất thải ở công ty hiện nay. - Phân tích chi phí và hiệu quả xử lý của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty. - So sánh hiệu quả chi phí xử lí của hệ thống nước thải ở công ty với các hệ thống xử lý cùng loại chất thải ở một công ty thủy sản khác. - Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả chi phí của hệ thống xử lý nước thải tại Công ty TNHH Công Nghiệp thủy sản Miền Nam. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam khu công nghiệp Trà Nóc. 1.3.2. Thời gian - Số liệu thứ cấp được thu thập trong đề tài từ năm 2010 đến năm 2012. - Thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 28/01/2013 đến 15/04/2013. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống xử lí nước thải của Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam và tham khảo, đối chiếu với hệ thống xử lí nước thải tại Công ty TNHH Thủy Sản Quang Minh. 3 1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu “Phân tích hiệu quả chi phí hệ thống xử lý nước thải của Công ty TNHH Công Nghiệp Thủy Sản Miền Nam tại khu công nghiệp Trà Nóc” tác giả đã tham khảo một số tài liệu có liên quan sau. “Đánh giá chi phí hệ thống xử lý nước thải tại công ty TNHH thủy sản Panga Mekong”: Lê Anh Thư, LVTN-2009. Về nội dung: đề tài phân tích và đánh giá khả năng xử lý của hệ thống, Phân tích chi phí xử lý và mức độ đầu tư hệ thống xử lý của công ty. Từ đó đề ra giải pháp trong xử lý nước thải của công ty. Về phương pháp: tác giả sử dụng phương pháp mô tả thông qua các biểu bảng đồng thời kết hợp phương pháp phân tích, so sánh để làm rõ chi phí của hệ thống XLNT từ đó đưa ra nhận xét đánh giá làm rõ vấn đề nghiên cứu. “Các phương pháp xử lý nước thải trong chế biến thủy sản”: Nhóm sinh viên trường Đại học Ngoại thương-2008. Về nội dung: đề tài phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý nước thải trong chế biến thủy sản, từ đó tìm ra phương pháp thích hợp cho xử lý nước thải thủy sản ở Việt Nam. Về phương pháp: tác giả làm rõ ưu nhược điểm của các phương pháp xử lý nước thải thủy sản bằng phân tích là chủ yếu. “Đánh giá tác động môi trường và chi phí xử lý nước thải của Công ty Hải sản 404”: Nguyên Đăng Hoài Vũ, LVTN-2009. Về nội dung: tác giả đã làm rõ các tác động môi trường mà Công ty gây ra cho môi trường trong quá trình hoạt động và phân tích chi phí hệ thống xử lý nước thải của Công ty ảnh hưởng đến chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty như thế nào. Từ đó đưa ra những đánh giá về hệ thống xử lý nước thải của Công ty, và giải pháp cho bảo vệ môi trường. Về phương pháp: tác giả sử dụng phương pháp liệt kê để liệt kê các tác động môi trường do quá trình hoạt động của Công ty; phương pháp đánh giá 4 nhanh được sử dụng để tính tải lượng ô nhiễm của các nguồn thải; tác giả còn dùng phương pháp so sánh để xác định mức độ biến động cũng như thay đổi của các chỉ tiêu. Trần Huỳnh Như Nguyệt (2012) nghiên cứu ”Phân tích hiệu quả chi phí hệ thống xử lí nước thải của công ty thủy sản Quang Minh tại khu công nghiệp Trà Nóc” Bằng phương pháp thu thập số liệu chi phí có liên quan đến hệ thống như chi phí xây dựng, thiết bị hệ thống và chi phí vận hành hệ thống hoạt động/ ngày/m3, sau đó dùng phương pháp so sánh, đánh giá hiệu quả từ hệ thống xử lí mang lại cho công ty thủy sản Quang Minh. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả mang lại từ việc vận dụng giá trị của sản phẩm thu hồi hơn là không sử dụng, giúp tiết kiệm được rất nhiều trong chi phí vận hành hệ thống. 5 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về môi trường và ô nhiễm môi trường Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (luật bảo vệ môi trường năm 2005) 2.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường nước Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã. Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng. Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. Các khuynh hướng thay đổi chất lượng của nước dưới các hoạt động của con người bao gồm: - Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2 SO4 , HNO3 từ khí quyển và nước thải công nghiệp, tăng hàm lượng SO32- và NO3- trong nước. 6 - Tăng hàm lượng các ion Ca, Mg, Si trong nước ngầm và nước sông do nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat. - Tăng hàm lượng các ion kim loại nặng trong tự nhiên, trước hết là Cd, Pd, Hg, As, Zn và các anion PO43-, NO3-, NO2 -. - Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm thông qua nước thải công nghiệp, sinh hoạt, nước mưa, rác thải do chúng đi vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và từ các chất thải rắn. - Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy sinh học (các chất hoạt động bề mặt, thuốc trừ sâu). - Giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước tự nhiên do các quá trình oxy hóa liên quan tới quá trình phì dưỡng các nguồn chứa nước và khoáng hóa các hợp chất hữu cơ. - Giảm độ trong của nước. Tăng khả năng nguy hiểm của ô nhiễm nước tự nhiên do các nguyên tố phóng xạ. Khái niệm nước thải công nghiệp: Theo QCVN 40:2011/BTNMT, nước thải công nghiệp là nước thải phát sinh từ quá trình công nghệ của cơ sở sản xuất, dịch vụ công nghiệp, từ nhà máy xử lý nước thải tập trung có đấu nối nước thải của cơ sở công nghiệp. Nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư; sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định. 2.1.3 Khái quát về hệ thống xử lý nước thải Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống khống chế các thông số ô nhiễm của nước thải ở mức độ cho phép và ngoài ra nó còn góp phần làm sạch nguồn nước trước khi thải ra môi trường. 2.1.3.1 Vai trò và ứng dụng của hệ thống xử lý nước thải Xử lý nước thải là một trong những lĩnh vực khó trong lĩnh vực xử lý môi trường và ngày nay nó là một trong những khâu quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp nhỏ và lớn. 7 - Ứng dụng trong công nghiệp: Hệ thống xử lý nước thải đã hỗ trợ đắc lực cho nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất thực phẩm, các ngành rượu bia và chế biến thủy sản. Hiện nay, ngành xử lý nước thải đã trở thành một ngành có đóng góp hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. 2.1.3.2 Mục đích và lợi ích của hệ thống xử lý nước thải Xử lý nước thải là một ngành công nghiệp có khả năng làm sạch nguồn nước và nó có khả năng kiểm soát các thông số ô nhiễm nước thải. Đồng thời nó làm giảm tác động xấu đến sức khỏe con người, góp phần làm tăng năng suất lao động. Ngoài mục đích làm giảm tác động xấu đến sức khỏe con người nó còn giúp cho môi trường trong lành hơn ở những nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp. 2.1.4 Khái quát hệ thống xử lí nước thải có thể sử dụng trong chế biến thủy sản Có rất nhiều mô hình hệ thống xử lí nước thải trong các công ty chế biến thủy sản nhưng chúng vẫn theo một qui tắc xử lí chung. Quy trình xử lí nước thải lựa chọn theo phương án xử lý 3 bậc nhằm hạn chế đến mức tối đa hàm lượng chất thải. Bao gồm các công đoạn như sau: - Lọc rác bằng máy lọc rác tự động - Thu gom, cân bằng nước thải và tách dầu mỡ - Xử lý bậc 1 bằng phương pháp sinh học yếm khí trong bể UASB (Upflow anearobic sludge blanket) hoặc phương pháp sinh học yếm khí trong bể có giá thể UAFB (Upflow anaerobic fix bed). - Xử lý bậc 2 bằng phương pháp sinh học hiếu khí trong bể Aerotank (Aeration Tank) 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng