Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích lợi nhuận tại công ty cp xd nền móng jikon...

Tài liệu Phân tích lợi nhuận tại công ty cp xd nền móng jikon

.DOC
66
115
100

Mô tả:

Trường Đại Học Thương Mại 1 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG I TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ LỢI NHUẬN VÀ PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 1.1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không, điều đó phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận hay không. Qua đó cho thấy lợi nhuận đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Lợi nhuận – vấn đề được đặt lên hàng đầu và quan trọng nhất cho bất kỳ chủ thể nào có mặt tham gia vào thị trường sản xuất hàng hóa trong xã hội. Lợi nhuận thể hiện chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh đầy đủ cả về lượng và chất, thể hiện tính hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua sản phẩm hàng hóa làm ra. Hơn nữa lợi nhuận còn được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế có hiệu quả nhất kích thích mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Lợi nhuận không những phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh mà nó còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống người lao động trong doanh nghiệp, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, lợi nhuận còn có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân, bởi lợi ích của mỗi doanh nghiệp bao giờ gắn liền với lợi ích của nhà nước, của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng tích lũy vốn để phát triển và đầu tư mở rộng kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao thu được nhiều lợi nhuận. Xuất phát từ mục tiêu đó, trong kinh doanh các doanh nghiệp luôn tìm cho mình tối ưu để thỏa mãn cao nhất nhu cầu của thị trường và đạt đến lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên, muốn đứng vững trong cuộc cạnh tranh khốc Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 2 Luận văn tốt nghiệp liệt của thị trường thì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải có hiệu quả, tức là có lợi nhuận. Có lợi nhuận các doanh nghiệp mới có tiền đề vật chất để bảo toàn và và phát triển vốn kinh doanh, mở rộng quy mô kinh doanh, hay nói cách khác để tồn tại và phát triển. Vậy làm thế nào và bằng những phương pháp, kế hoạch nào sẽ giúp doanh nghiệp giải được bài toán về lợi nhuận? Có rất nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp và một trong những giải pháp đó là phân tích lợi nhuận. Phân tích lợi nhuận giúp các nhà quản trị nhận thức đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận, thấy được những thành tựu đã đạt được và mâu thuẫn tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý kinh tế. Từ đó phân tích những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan và đề ra được những chính sách, biện pháp quản lý thích hợp làm tăng lợi nhuận. Đồng thời phân tích tình hình lợi nhuận cũng nhằm mục đích nhận thức và đánh giá tình hình phân phối và sử dụng lợi nhuận, qua đó thấy được tình hình chấp hành các chế độ, chính sách về kinh tế tài chính của nhà nước (các chính sách thuế), của ngành và các chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại công ty Cổ phần xây dựng nền móng Jikon em nhận thấy tình hình phân tích lợi nhuận còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu của ban lãnh đạo. Vì vậy, việc phân tích lợi nhuận là vô cùng cần thiết đối với công ty. Nó sẽ đưa đến cho các nhà lãnh đạo một bức tranh khá sinh động về công tác kinh doanh bởi chỉ tiêu lợi nhuận có liên quan khá chặt chẽ tới rất nhiều yếu tố có tính quyết định đến sự thành công hay thất bại của công ty. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Hiểu rõ tầm quan trọng và quá trình cấp thiết của việc phân tích lợi nhuận đối với doanh nghiệp trên góc độ về lý thuyết và thực tế. Do vậy, sau một thời gian thực tập tại Công ty CP XD Nền Móng Jikon cùng với những kiến thức đã được Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 3 Luận văn tốt nghiệp trang bị, em quyết định chọn đề tài “Phân tích lợi nhuận tại Công ty CP XD nền móng Jikon” làm đề tài luận văn cuối khóa. 1.3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài. - Luận văn nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu trên cả 2 khía cạnh đó là mục tiêu về lý luận và mục tiêu về thực tế. - Mục tiêu về lý luận: Nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ những vấn đề lý luận chung về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận nhằm nâng cao kiến thức cho bản thân về phân tích nói chung và phân tích lợi nhuận nói riêng, đồng thời làm tiền đề cho việc phát triển và đề ra các giải pháp tăng lợi nhuận tại công ty CP XD nền móng Jikon. - Mục tiêu về thực tiễn. + Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty CPXD nền móng Jikon. + Đánh giá những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại hạn chế về tình hình LN của công ty trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra những quan điểm đề xuất và giải pháp chủ yếu nhằm tăng lợi nhuận của Công ty CPXD nền móng Jinkon. 1.4 Phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: Lợi nhuận. - Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần xây dựng nền móng Jikon. - Thời gian: Số liệu được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2009 – 2010 1.5 Kết cấu đề tài Chương I: Tổng quan những vấn đề nghiên cứu về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận Chương II: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về phân tích lợi nhuận Chương III: Phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng lợi nhuận tại Công ty Cổ phần xây dựng nền móng Jikon Chương IV: Các kết luận và đề xuất nhằm tăng lợi nhuận tại công ty Cổ phần xây dựng nền móng Jikon. Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 4 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG II TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN VÀ PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN 2.1 .Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản 2.1.1 Khái niệm lợi nhuận  Lợi nhuận: - Theo VAS 17, lợi nhuận kế toán là lợi nhuận lãi hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Lợi nhuận kế toán phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với các quy định của Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán áp dụng như: chính sách khấu hao; chính sách phân bổ tài sản đã xuất dùng; chính sách ghi nhận doanh thu; chính sách và phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành;... Các chính sách này phải được thuyết minh chi tiết trong phần Thuyết minh Báo cáo tài chính. - Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập thu được và các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định. - Lợi nhuận được xác định bằng công thức: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí Trong đó: + Tổng doanh thu: Là tổng các giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp + Tổng chi phí: bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp…. 2.1.2 .Một số khái niệm liên quan tới lợi nhuận * Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp phần Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 5 Luận văn tốt nghiệp làm tăng vốn chủ sở hữu. (Theo chuẩn mực kế toán 14 “Doanh thu và thu nhập khác”). * Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế DN đã thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của DN góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sở hữu của DN sẽ không được coi là DT. (Chế độ kế toán DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐBTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính). * Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. Trong DNTM dịch vụ, DTBH và CCDV là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh tổng DTBH, thành phẩm và DT CCDV. Ngoài DTBH trong DN còn có DT hoạt động tài chính và DT khác. (Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại - Trường ĐH Thương Mại, năm 2009). * Doanh thu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ sau khi trừ (-) khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hoặc chưa thu được tiền). (Giáo trình tài chính DN, Bộ Tài Chính, NXB tài chính, 2004). Nói tóm lại, có rất nhiều khái niệm DT khác nhau nhưng em xin lấy DT theo cách hiểu của chuẩn mực kế toán để thuận lợi cho việc lấy số liệu, phân tích DTBH theo các nội dung. DTBH được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau: - DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua; - DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá; - DT được xác định tương đối chắc chắn; - DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng; - Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 6 Luận văn tốt nghiệp DT bao gồm: DT bán hàng, DT cung cấp dịch vụ, DT từ hoạt động tài chính và thu nhập khác. * DT bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lý của khoản đã thu được tiền hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch hoặc nghiệp vụ phát sinh DT như bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán. (Chế độ kế toán DN, quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) * DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng công thức: DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ DT: Tổng DT bán = hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ - Các khoản giảm trừ DT - Chiết khấu thương mại: Là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. - Gảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. - DT hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán. - Các loại thuế gián thu: Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cho NSNN theo số DT trong kỳ báo cáo. * Giá vốn hàng bán: Là giá bao gồm những chi phí mà bên bán đã bỏ ra để sản xuất hoặc mua vào bán ra, không tính lãi. Thường được dùng để tính toán nhiều hơn là dùng để mua bán; chỉ trong một vài quan hệ mua bán đặc biệt, người bán mới chấp nhận bán theo giá vốn. (Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại của PGS. TS. Đinh Văn Sơn, Đại học Thương mại, xuất bản 2006) Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 7 Luận văn tốt nghiệp * DT hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm: Tiền lãi (lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tư trái phiếu…); Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế; nhãn mác thương mại…); Cổ tức, lợi nhuận được chia; Thu nhập về hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán; Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ… - Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí hoặc lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, chi phí liên quan đến góp vốn liên doanh, liên kết, chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch, mua bán chứng khoán, dự phòng giảm giá đầu tư, lỗ do mua bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái… * Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra DT: Thu từ việc bán vật tư hàng hoá, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bố hết… các khoản phải trả nhưng không cần trả, các khoản thu từ việc chuyển nhượng thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi được, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho… - Chi phí khác: Là những khoản chi bất thường ngoài các khoản chi hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính như: Chi phí nộp phạt vi phạm hợp đồng, chi phí nhượng bán, thanh lý tài cản cố định( Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại PGS.TS Trần Thế Dũng, Đại học Thương Mại xuất bản năm 2008). - Chi phí bán hàng : là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (Trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,. - Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp,. . .); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 8 Luận văn tốt nghiệp động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ. . .); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng. . .). 2.2 . Một số lý thuyết về phân tích lợi nhuận 2.2.1. Mục đích phân tích lợi nhuận Phân tích tình hình lợi nhuận nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu LN của DN trong kỳ, qua đó thấy được mức độ hoàn thành số chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kế hoạch LN của DN. Đồng thời, qua phân tích cũng nhằm mục đích thấy được những mâu thuẫn tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như chủ quan trong quá trình sản xuất kinh doanh để từ đó tìm ra được nhưng chính sách, biện pháp quản lý thích hợp nhằm tăng lợi nhuận. - Phân tích lợi nhuận là công việc thường xuyên và vô cùng cần thiết không những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp. Đánh giá được đúng thực trạng tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định kinh tế thích hợp, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả vốn và các nguồn lực…. - Phân tích lợi nhuận còn phải kiểm tra, đánh giá tình hình phân phối lợi nhuận và sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó thấy được việc chấp hành các chế độ chính sách về phân phối và sử dụng phân phối do Nhà nước và các ngành quy định Phương pháp: So sánh mức độ biến động, tỷ lệ biến động của từng bộ phận lợi nhuận và tổng lợi nhuận giữa các kỳ và của tỷ suất lợi nhuận 2.2.2 Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích lợi nhuận - Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp thương mại( PGS.TS Trần Thế Dũng Đại học Thương Mại xuất bản năm 2008) Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 9 Luận văn tốt nghiệp - Giáo trình tài chính doanh nghiệp thương mại( PGS.TS Đinh Văn Sơn Đại học Thương mại xuất bản năm 2006) - Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam ( theo quyết đinh 15/2006/QĐ – BTC ban hành) - Phiếu điều tra trắc nghiệm - Phỏng vấn trực tiếp - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( năm 2009 - 2010) 2.2.3 Các nội dung phân tích lợi nhuận theo lý luận 2.2.3.1 Phân tích tổng hợp lợi nhuận theo các nguồn hình thành Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận trong doanh nghiệp được hình thành từ: Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận bán hàng), lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận khác ngoài hoạt động kinh doanh. + Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa các khoản thu và chi có tính chất nghiệp vụ tài chính trong quá trình kinh doanh như: Hoạt động thuê tài chính, mua bán chứng khoán, ngoại tệ, hoạt động liên doanh liên kết… + Lợi nhuận khác: Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động khác ngoài những hoạt động nêu trên như: hoạt động thanh lý, nhượng bán tài sản, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi… Để đạt được mục tiêu trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp cần xác định các chỉ tiêu kế hoạch hạch toán và phân tích tình hình lợi nhuận theo các nguồn hình thành. Thực hiện nội dung này nhằm đánh giá khái quát mức độ hoàn thành kế hoạch đã đề ra hoặc tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời cần Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 10 Luận văn tốt nghiệp phân tích đánh giá cơ cấu tỷ trọng theo nguồn hình thành để thấy đươc nguồn lợi nhuận nào chiếm tỷ trọng lớn, nhỏ và sự biến động tăng giảm của chúng. Phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành căn cứ vào các chỉ tiêu tổng hợp trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo kinh doanh chi tiết từng nguồn hình thành. Phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh và lập biểu so sánh thông qua các số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo mẫu B02/DN, ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng bộ tài chính. 2.2.3.2 Phân tích tình hình lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ Là bộ phận lợi nhuận gắn liền với việc thực hiện chức năng kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp thương mại. Vì vậy nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của donh nghiệp. Đây cũng là hoạt động có nhiều nhân tố tác động làm lợi nhuận tăng giảm mà phần lớn là do chủ quan của doanh nghiệp trong công tác quản lý chỉ đạo kinh doanh. - Phân tích chung tình hình lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ sử dụng phương pháp so sánh và lập biểu so sánh để đánh giá mức độ hoàn hành, số chênh lệch tăng giảm của kỳ thực hiện so với kỳ kế hoạch. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ để thấy được ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận là tốt hay xấu để có biện pháp khắc phục. 2.2.3.3 Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động tài chính Được thực hiện trên cơ sở so sánh số liệu kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, số chênh lệch tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, đồng thời phải phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm lợi nhuận hoạt động tài chính để có những điều chỉnh phù hợp. 2.2.3.4 Phân tích tình hình lợi nhuận khác Sử dụng phương pháp so sánh số liệu giữa kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch để đánh giá kết quả đạt được, số chênh lệch tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm lợi nhuận khác. Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 11 Luận văn tốt nghiệp 2.2.3.5 Phân tích tình hình lợi nhuận theo đơn vị trực thuộc Để thấy được mức độ thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận của từng đơn vị trực thuộc, đánh giá được hoạt động của từng đơn vị trong doanh nghiệp có hiệu quả hay không, mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận như thế nào? Từ đó doanh nghiệp có giải pháp hợp lý làm tăng lợi nhuận cho từng đơn vị. 2.2.3.6 Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối căn cứ vào các chế độ chính sách của Nhà nước và kế hoạch phân phối của doanh nghiệp. Tùy theo từng loại hình sở hữu và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà nội dung phân phối có thể bao gồm: - Nộp thuế thu nhập theo quy định - Nộp thuế trên vốn (nếu là doanh nghiệp Nhà nước) - Bù đắp các khoản chi không được duyệt (phạt hợp đồng kinh tế, chi sai chế độ, chính sách nếu là doanh nghiệp Nhà nước) - Chia cho các bên liên doanh(nếu là công ty liên doanh) hoặc chia cổ tức (nếu là công ty cổ phần) - Phân phối cho cán bộ công nhận viên (nếu doanh nghiệp áp dụng cơ chế khoán thu nhập) - Trích lập các quỹ doanh ngiệp như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quya hỗ trợ mất việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi.... 2.2.3.7 Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần Lợi nhuận trước (sau) thuế Tỷ suất lợi nhuận trên DT thuần = Doanh thu thuần Ý nghĩa: Cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh càng cao Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 12 Luận văn tốt nghiệp - Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ này được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho giá trị tài sản bình quân theo công thức: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận trước hoặc sau thuế Tài sản bình quân Ý nghĩa: Cho biết một đồng giá trị tài sản doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận trên Lợi nhuận trước hoặc sau thuế = vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Ý nghĩa: Phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí Là chỉ tiêu phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận với tổng chi phí kinh doanh trong năm. Công thức xác định như sau: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = Tổng lợi nhuận Tổng chi phí Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.2.4. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, em đã tham khảo một số luận văn của năm trước như: “Phân tích LN và các giải pháp nhằm tăng LN của Công ty TNHH Miền A Đông”- Trần Thị Thanh Lê - K41 ĐH Thương Mại. Hà Nội năm 2009. Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 13 Luận văn tốt nghiệp “Các giải pháp nâng cao lợi nhuâ nâ tại Công ty TNHH mô ât thành viên in Tiến Bô â ”- Nguyễn Thị Phương Dung K42 _D7 ĐH Thương Mại. Hà Nội năm 2010. “Phân tích LN tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Đại Gia của tác giả Ong Thị Thu Hoài Lớp HK1D ĐH Thương Mại,Hà Nội 2009. Sau khi tham khảo các công trình nghiên cứu này, em xin đưa ra một số nhận xét, đánh giá: Kết quả các công trình đạt được: - Hệ thống hoá một cách đầy đủ và chi tiết những vấn đề lý luận về LN, Phân tích lợi nhuâ nâ . - Phương pháp thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu tương đối hiệu quả. - Qua phân tích cũng đã đánh giá được mức độ thực hiện các chỉ tiêu Lợi nhuâ nâ tại đơn vị thực tập. - Tìm ra những mặt đã đạt được cũng như những mặt còn hạn chế của Công ty. - Đưa ra giải pháp nhằm tăng LN và đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện vấn đề nghiên cứu. Đi sâu vào nghiên cứu từng đề tài em thấy: Đề tài “ Phân tích lợi nhuận tại công ty TNHH thương mại và dich vụ Đại Gia” của tác giả Ong Thị Thu Hoài lớp HK1D Đại học Thương Mại. Bên cạnh những kết quả mà công ty đạt được như: Lợi nhuâ nâ của Công ty hàng năm đều tăng, Công ty đã thực hiện đúng và đủ các chính sách, chế độ cho người lao động, Công ty đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên có năng lực, với tác phong công nghiệp và tính kỷ luật cao.Tuy nhiên, còn tồn tại những mă ât yếu kém như chi phí kinh doanh còn cao, việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm trên Website của công ty đạt hiệu quả không cao. Những giải pháp tác giả đưa ra còn chung chung thiếu tính thực tế, chưa thể áp dụng cho thực trạng tại công ty. Phương pháp thu thâ âp dữ liê âu sơ sài, các đối tượng được phỏng vấn ít (mới có mỗi Phó giám đốc công ty) Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 14 Luận văn tốt nghiệp Đối với đề tài“Các giải pháp nâng cao lợi nhuânâ tại Công ty TNHH mô ât thành viên inTiến Bô â”- Nguyễn Thị Phương Dung- ĐH Thương Mại. Hà Nội 2009, Tác giả đã đưa ra những tồn tại và đưa ra các đề xuất, kiến nghị như sau: + Những tồn tại trong Công ty: Khoản phải thu của khách hàng luôn là một con số khá lớn; Các khoản giảm trừ doanh thu tăng nhanh trong những năm qua khiến cho lợi nhuận của công ty giảm; Công tác quản lý chi phí bán hang chưa thực sự tốt… +Các đề xuất:Bổ sung them phòng Marketting; Mạnh dạn đầu tư, đa dạng hoá các hình thức quảng cáo giới thiệu sản phẩm; Đẩy mạnh quản lý thu hồi các khoản nợ; Tiết kiệm chi phí kinh doanh… Những đề xuất mà tác giả đưa ra nói chung phù hợp với những tồn tại của Công ty. Đối với đề tài “Phân tích lợi nhuận tại công ty TNHH Miền Á Đông”Trần Thị Thanh Lê K41 ĐH Thương Mại. Tác giả đạt được một số thành quả sau:;Phương pháp và cách trình bày kết quả nghiên cứu của tác giả về lợi nhuận của công ty khá rõ ràng, chính xác, đơn giản, dễ hiểu.; Một số nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty được nêu ra rất chính xác, sát thực tế và được phân tích rất sâu sắc cho thấy sự nghiên sâu sát của tác giả.; Tác giả đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao lợi nhuận cho công ty. 2.2.5. Phân định nội dung vấn đề nghiên cứu đề tài Công ty CPXD nền móng JIKON có trụ sở chính tại Hà Nội, chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Thu nhập của công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. Tuy nhiên về bản chất doanh nghiệp không có hoạt động đầu tư tài chính vì doanh thu hoạt động tài chính chỉ phát sinh từ lãi tiền gửi. Dựa vào nội dung của phân tích lợi nhuận theo lý luận kết hợp với đặc điểm kinh doanh và mô hình tổ chức cũng như nguồn số liệu thu thập được, em tiến hành phân tích lợi nhuận theo các nội dung sau: - Phân tích khái quát lợi nhuận theo nguồn hình thành Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 15 Luận văn tốt nghiệp - Phân tích lợi nhuận hoạt động kinh doanh: + Phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh + Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh - Phân tích tình hình lợi nhuận khác - Phân tích tình phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp - Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận. Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 16 Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG NỀN MÓNG JIKON 3.1 Phương pháp hệ nghiên cứu về phân tích LN tại công ty cổ phần Cổ phần xây dựng nền móng Jikon. 3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3.1.1.1 Phương pháp phiếu điều tra phỏng vấn Để thu thập số liệu theo phương pháp này, ta cần tiến hành theo các bước sau: - Thiết kế phiếu điều tra. - Phát phiếu điều tra cho các đối tượng trong công ty: Tổng số phiếu phát ra là 5 phiếu, vào ngày 11/4 - Thu lại phiếu vào ngày 16/4, tiến hành tổng hợp và xử lý các số liệu thu được từ phiếu phục vụ cho việc phân tích. 3.1.1.2 Phương pháp phỏng vấn Các bước tiến hành phỏng vấn: - Xác định đối tượng cần phỏng vấn. - Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn: Các câu hỏi phỏng vấn được đưa ra nhằm tập trung, đi sâu vào tình hình thực hiện LN của Công ty, những kết quả đã đạt được, những tồn tại, nguyên nhân cũng như các giải pháp đề ra nhằm tăng LN của Công ty. - Tiến hành phỏng vấn và ghi chép lại các câu trả lời để làm tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu. - Tổng hợp và xử lý các thông tin thu thập được từ buổi phỏng vấn. 3.1.1.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Tài liệu nghiên cứu bao gồm tài liệu bên trong và tài liệu bên ngoài: Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 17 Luận văn tốt nghiệp - Tài liệu bên trong: Các báo cáo tài chính (Báo cáo kết quả HĐKD, Bảng CĐKT của công ty qua các năm), sổ kế toán tổng hợp và chi tiết về LN của công ty…. - Tài liệu bên ngoài: Giáo trình phân tích kinh tế, Internet, báo chí, các công trình nghiên cứu năm trước… Qua những số liệu, tài liệu thu thập được em sẽ tiến hành phân tích LN tại Công ty. Trên cơ sở phân tích tình hình LN chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại cũng như nguyên nhân tồn tại, từ đó đề ra các giải pháp nhằm tăng LN cho công ty 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 3.1.2.1. Phương pháp so sánh Việc sử dụng phương pháp này nhằm mục đích so sánh tình hình thực hiện LN năm nay so với năm trước, kỳ này so với lỳ trước, và so sánh giữa thực hiện so với kế hoạch…từ đó giúp Công ty thấy được sự biến động về LN giữa các kỳ. Sử dụng phương pháp này, ta thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm lợi nhuận cuả công ty. Mức biến động tuyệt đối cũng như tương đối của các chỉ tiêu lợi nhuận giữa các kỳ so sánh, giữa kỳ gốc và kỳ thực hiện hay kỳ kế hoạch với kỳ thực hiện. Từ đó có thể đánh giá sự tăng, giảm hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá được việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, cho ngành. 3.1.2.2 Phương pháp cân đối Ta có mối liên hệ sau: Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng lợi nhuận của DN = Lợi nhuận từ HĐSXKD + Chi phí Lợi nhuận khác Trong đó: Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh 18 Luận văn tốt nghiệp Lợi nhuận hoạt động = kinh doanh hàng hóa và Lợi nhuận hoạt + động tài chính dịch vụ Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh nhằm mục đích đánh giá toàn diện tình hình lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được, đồng thời giúp nhà quản lý thấy được sự ảnh hưởng của các chỉ tiêu phân tích tình hình lợi nhuận. 3.1.2.3 Phương pháp tỷ suất - TSLN của doanh nghiệp là những chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả SXKD giữa các thời kì khác nhau trong một doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau trong cùng một thời kì . Dựa vào TSLN mà người ta đánh giá được hiệu quả SXKD của doanh nghiệp . TSLN càng cao thì hiệu quả SXKD càng lớn và ngược lại . Việc xác định tỷ suất lợi nhuận cũng có nhiều cách khác nhau, mỗi cách mang một nội dung kinh tế khác nhau tuỳ thuộc vào doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh mà sử dụng tỷ suất lợi nhuận cho phù hợp. 3.1.2.4 Phương pháp dùng biểu, sơ đồ phân tích Sử dụng phương pháp này giúp việc phân tích trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn cho việc theo dõi, đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu trên các bảng. Phương pháp này có thể được sử dụng ở tất cả các nội dung phân tích LN của Công ty. 3.2. Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến lợi nhuận của công ty. 3.2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty JIKON là công ty chuyên thi công nền móng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi…, là đơn vị hàng đầu về thi công cọc khoan nhồi, cọc baret, cọc khoan mở đáy, tầng hầm và tường vây…đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 19 Luận văn tốt nghiệp Trong các năm qua, JIKON đã tham gia xây dựng nền móng nhiều công trình quan trọng, trong đó có trụ sở đại sứ quán Úc, Học việc chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, các khu chung cư cao tầng: Trung Hòa nhân chính, bắc hồ Linh Đàm, Mỹ Đình, Ciputra, Láng Hạ…tại Hà Nội. * Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng nền móng Jikon Tên giao dịch quốc tế: JIKON Construction and Foundation Joint stock company Địa chỉ: P506/E9 – Tòa nhà Vimeco – Phạm Hùng – Cầu Giấy – Hà Nội Điện thoại: 043.7848.735 Số Fax: 043.7848.733 Tài khoản: 100710000000011 tại Ngân hàng liên doanh Việt – Nga – Sở giao dịch. Do ông Vũ Tuấn Khanh làm chủ tài khoản. Mã số thuế: 0100995817 - Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ Phần - Giấp phép đăng ký kinh doanh số : 0102000355 ngày 17 tháng 4 năm 2000 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. - Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: - Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng và công nghiệp. - Đầu tư xây dựng và kinh doanh phát triển nhà và văn phòng cho thuê. - Vận tải hàng hoá. - Buôn bán hàng thủ công mỹ nghệ, máy móc, thiết bị công, nông nghiệp, xây dựng, vận tải. - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. - Quy mô của doanh nghiệp: Tổng số vốn điều lệ: 30.000.000.000 VNĐ ( Ba mươi tỷ đồng) 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của công ty. a. Chức năng của công ty: Công ty Cổ phần Xây dựng nền móng Jikon là một DN sản xuất, chức năng chính của Công ty là thi công nền móng, xây dựng các công trình. Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5 Trường Đại Học Thương Mại 20 Luận văn tốt nghiệp b. Nhiệm vụ của công ty: - Thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký kết với khách hàng. - Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của Nhà nước. - Tổ chức quản lý vốn, quản lý tài sản, quản lý duy trì HĐKD. - Thực hiện chế độ thanh toán tiền lương, khen thưởng cho các nhân viên. - Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ. 3.2.3 Đặc điểm kinh doanh của Công ty * Chính sách kế toán áp dụng tại công ty - Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 năm tài chính. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam. - Chế độ kế toán áp dụng: Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006. - Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy – Hình thức Nhật Ký Chung - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Theo giá gốc. + Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Theo giá đích danh. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng: Theo phương pháp “khấu hao đường thẳng”. Ketnooi.com Lớp: HK1A-K5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan