Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn phương tùng...

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính của công ty trách nhiệm hữu hạn phương tùng

.PDF
89
179
73

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ---    --- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN PHƯƠNG TÙNG Giáo viên hướng dẫn: PHẠM PHÁT TIẾN Sinh viên thực hiện: TRẦN VÕ MINH SANG MSSV: 3073096 Lớp: Tài chính Doanh nghiệp Cần Thơ, 2013 LỜI CẢM TẠ Trong những năm học tập tại trường, em đã nhận được rất nhiều kiến thức quý báu với dưới sự chỉ dạy tận tình của các Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Được sự giới thiệu của khoa và sự chấp thuận của Công ty TNHH Phương Tùng - Mỹ Tho - Tiền Giang, em đã được nhận vào thực tập tại công ty. Qua hai tháng thực tập ngắn, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của các anh chị nhân viên trong công ty. Em xin chân thành cám ơn sự tận tình của quý Thầy Cô khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Cần Thơ. Đặc biệt, xin cảm ơn Thầy Phạm Phát Tiến, người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Bên cạnh đó, xin gởi lời cảm ơn tới anh Nguyễn Hoàng Phương, giám đốc Công ty TNHH Phương Tùng đã cung cấp những thông tin liên quan tới công ty cần thiết cho việc hoàn thành đề tài này. Em xin kính chúc quý Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Phương Tùng - Mỹ Tho dồi dào sức khỏe, công tác tốt. Trân trọng kính chào! Sinh viên thực hiện TRẦN VÕ MINH SANG i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày …….tháng……năm 2013 Sinh viên thực hiện TRẦN VÕ MINH SANG ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Cần Thơ, ngày ….tháng….năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC • Họ và tên giáo viên hướng dẫn: PHẠM PHÁT TIẾN • Học vị: Cử nhân. Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng • Cơ quan công tác: Bộ môn Tài chính - ngân hàng, Khoa kinh kế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ. • Tên học viên: TRẦN VÕ MINH SANG • Mã số sinh viên: 3073096 • Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp Tên đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Phương Tùng NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. 2. Về hình thức ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. iv 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…) ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. v 6. Các nhận xét khác ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013 Giáo viên hướng dẫn (ký và ghi rõ họ tên) vi NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Cần Thơ, ngày…..tháng…năm…. Giáo viên phản biện (ký và ghi rõ họ tên) vii MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................ 2 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................... 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU........................................................................... 2 1.3.1 Không gian........................................................................................... 2 1.3.2 Thời gian.............................................................................................. 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 2 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 3 2.1.1 Khái niệm và mục đích của việc lập báo cáo tài chính.......................... 3 2.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính ..................................................... 3 2.1.1.2. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính ................................... 3 2.1.2 Vai trò, tác dụng của báo cáo tài chính ................................................. 4 2.1.2.1. Vai trò ...................................................................................... 4 2.1.2.2. Tác dụng .................................................................................. 4 2.1.3 Nội dung và phương pháp đọc, kiểm tra các báo cáo tài chính.............. 4 2.1.3.1. Bảng cân đối kế toán ................................................................ 4 2.1.3.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................. 5 2.1.3.3. Bảng lưu chuyển tiền tệ............................................................ 6 2.1.3.4. Thuyết minh báo cáo tài chính.................................................. 7 2.2.3 Các bước phân tích tài chính ................................................................ 7 2.2.3.1. Khái niệm, ý nghĩa và quy định của phân tích tài chính ............ 7 2.2.3.2. Nội dung phân tích tài chính..................................................... 8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 16 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 16 viii 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu............................................................ 16 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TNHH PHƯƠNG TÙNG TẠI TIỀN GIANG 3.1. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY........................... 18 3.2. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU................. 19 3.2.1 Nội dung hoạt động ............................................................................ 19 3.2.2 Các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu .......................................................... 19 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA MỖI PHÒNG BAN................................................................................................................ 19 3.3.1 Cơ cấu tổ chức ................................................................................... 19 3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban ........................................... 20 3.4. MỤC TIÊU, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY ........... 21 3.5. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM VỪA QUA (2010 - 2012)................................................................................. 22 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THHH PHƯƠNG TÙNG TẠI TIỀN GIANG 4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH .................................................. 24 4.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán ........................................................... 24 4.1.1.1. Phân tích biến động từng khoản mục tài sản ........................... 24 4.1.1.2. Phân tích biến động của các khoản mục trong nguồn vốn ....... 29 4.1.1.3. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn .................................... 32 4.1.1.4. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán ................................................................... 36 4.1.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ................................ 39 4.1.3 Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ................................................... 44 4.2. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VÀ TỈ SỐ TÀI CHÍNH CHỦ YẾU TRONG CÔNG TY TNHH PHƯƠNG TÙNG ............................................................... 46 4.2.1 Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán .......................... 46 ix 4.2.1.1. Phân tích tình hình công nợ của công ty ................................. 46 4.2.1.2. Phân tích khả năng thanh toán của công ty ............................. 48 4.2.2 Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh và các tỉ số hiệu quả hoạt động ..................................................................................... 52 4.2.3 Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư .................................. 55 4.2.4 Phân tích khả năng sinh lời................................................................. 57 4.3. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH BẰNG PHƯƠNG TRÌNH DUPONT .............. 59 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY 5.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY ..... 63 5.2. GIẢI PHÁP ............................................................................................... 65 5.2.1 Về mặt tài chính ................................................................................. 66 5.2.2 Quản lý vốn bằng tiền ........................................................................ 66 5.2.3 Biện pháp quản lý nguồn nhân lực ..................................................... 66 5.2.4 Quản lý hàng tồn kho và hoàn thiện công tác tổ chức bán hàng.......... 66 5.2.5 Biện pháp tiết kiệm chi phí ................................................................ 68 5.2.6 Tăng khả năng thanh toán và nâng cao vốn chủ sở hữu ...................... 68 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN............................................................................................... 69 6.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 69 6.2.1 Đối với chính phủ, chính quyền địa phương ....................................... 69 6.2.2 Đối với nhà phân phối sản phẩm........................................................ 70 6.2.3 Đối với công ty TNHH Phương Tùng ................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 71 x DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: Khát quát kết quả hoạt động kinh doanh 2010 - 1012 .......................... 22 Bảng 2: Phân tích tổng quát tình hình sử dụng vốn tại công ty ......................... 24 Bảng 3: Phân tích biến động của các khoản mục tài sản ngắn hạn .................... 26 Bảng 4: Phân tích biến động của các khoản mục tài sản dài hạn ....................... 29 Bảng 5: Phân tích biến động của từng khoản mục nguồn vốn ........................... 30 Bảng 6: Phân tích cơ cấu tài sản ....................................................................... 32 Bảng 7: Phân tích cơ cấu nguồn vốn................................................................. 34 Bảng 8: Bảng cân đối 1 giữa tài sản và nguồn vốn............................................ 37 Bảng 9: Bảng cân đối 2 giữa tài sản và nguồn vốn............................................ 38 Bảng 10: Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2010 - 2012............ 40 Bảng 11: Phân tích lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp 2010 - 2012............... 45 Bảng 12: Phân tích tình hình công nợ của công ty 2010 - 2012 ........................ 47 Bảng 13: Phân tích khả năng thanh toán của công ty 2010 - 2012 .................... 49 Bảng 14: Phân tích các tỉ số về khả năng thanh toán......................................... 50 Bảng 15: Phân tích vốn lưu động thường xuyên ............................................... 52 ............................................................................................................................. Bảng 16: Phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên .................................. 53 Bảng 17: Phân tích biến động vốn bằng tiền ..................................................... 54 Bảng 18: Phân tích các tỉ số hoạt động ............................................................. 55 Bảng 19: Phân tích cấu trúc tài chính và tình hình đầu tư ................................. 56 Bảng 20: Các chỉ tiêu về lợi nhuận ................................................................... 57 Bảng 21: Phân tích tổng hợp về tình hình tài chính của công ty........................ 63 xi DANH SÁCH HÌNH Hình 1: Sơ đồ Dupont ...................................................................................... 15 Hình 2: Sơ đồ bộ máy tổ chức .......................................................................... 20 Hình 3: Cơ cấu tài sản năm 2010 - 2012........................................................... 33 Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn năm 2010 - 2012 .................................................... 35 Hình 5: Khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm ........................................ 51 Hình 6: Lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần ................................................... 58 Hình 7: Lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân .................................................. 58 Hình 8: Lợi nhuận trên VCSH bình quân.......................................................... 59 Hình 9: Phân tích sơ đồ Dupont........................................................................ 61 xii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐVT Đơn vị tính GTGT Giá trị gia tăng HĐKD Hoạt động kinh doanh QLKD Quản lý kinh doanh TNHH Trách nhiệm hữu hạn TS Tài sản TSCĐ Tài sản cố định TSDH Tài sản dài hạn TSNH Tài sản ngắn hạn VCSH Vốn chủ sở hữu xiii CHƯƠNG 1 GIỚI THỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Nên sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như: chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng… kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. Song nhìn chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa. Do đó, báo cáo tài chính là nguồn tài liệu rất quan trọng và cần thiết đối với việc quản trị doanh nghiệp đồng thời là nguồn thông tin hữu ích đối với những người bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Vì vậy, việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mục tiêu của mình. Đặc biệt là nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, qua đó đề ra những giải pháp nhằm ổn định và tăng cường tài chính của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin đầy đủ cho doanh nghiệp và người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên để có thể hiểu được tình hình cụ thể về tài chính thông qua hệ thống báo cáo Tài chính của doanh nghiệp đó là điều không đơn giản. Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính nên tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Phương Tùng” nhằm giúp các đối tượng giải quyết được vấn các vấn đề mà họ quan tâm khi đưa ra các quyết định kinh tế. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Qua việc phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH Phương Tùng tại Tiền Giang, chúng ta thấy được thực trạng hiện có tại công ty, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn tồn tại, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích báo cáo tài chính của công ty qua 3 năm (2010 - 2012) qua việc phân tích khát quát về tình hình tài chính, khả năng thanh toán, mức độ đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, cấu trúc tài chính, hiệu quả kinh doanh, khả năng sinh lời để thấy được những biến động của công ty. - Đánh giá về tình hình tài chính tại công ty. - Đề xuất giải pháp nhằm giúp công ty phát huy mặt mạnh, hạn chế mặt yếu kém. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Công ty TNHH Phương Tùng trên đường Ấp Bắc, phường 5 thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang. 1.3.2 Thời gian Các thông tin sử dụng trong bài viết là những số liệu phản ánh quá trình hoạt động của công ty qua 3 năm (2010 - 2012). 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Từ các báo cáo tài chính của công ty như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tôi sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh các số liệu đã thu thập để đạt được mục tiêu nghiên cứu. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm và mục đích của việc lập báo cáo tài chính 2.1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định; đồng thời được giải trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra các quyết định phù hợp. Hệ thống báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp ban hành theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính bao gồm: - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B,01-DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Mẫu số B,02-DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B,03-DN - Bảng thuyết minh các báo cáo tài chính: Mẫu số B,09-DN 2.1.1.2. Mục đích của việc lập báo cáo tài chính Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích sau: - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. - Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu phục vụ cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp đồng thời đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua và những dự đoán cho tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hay đầu tư vào doanh nghiệp, các chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. 2.1.2 Vai trò, tác dụng của báo cáo tài chính 2.1.2.1. Vai trò - Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết, giúp kiểm tra phân tích một cách tổng hợp, toàn diện, có hệ thống, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. - Cung cấp những thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành các chính sách chế độ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. - Cung cấp những thông tin, số liệu để phân tích, đánh giá những khả năng và tiềm năng kinh tế tài chính của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. 2.1.2.2. Tác dụng - Đối với nhà quản lý doanh nghiệp: Dựa vào các báo cáo tài chính để nhận biết và đánh giá khả năng về tiềm lực của doanh nghiệp, tình hình vốn, công nợ, thu chi tài chính… để ra các quyết định cần thiết, thực hiện có hiệu quả các mục tiêu của doanh nghiệp. - Đối với các tổ chức và cá nhân ngoài doanh nghiệp nhà đầu tư, chủ nợ, ngân hàng, các đối tác kinh doanh… dựa vào các báo cáo tài chính để phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để quyết định phương hướng và qui mô đầu tư, khả năng hợp tác, liên doanh, cho vay hay thu hồi vốn…. - Đối với các cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp để phân tích, đánh giá, kiểm tra và kiểm soát hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có đúng chính sách, chế độ và luật pháp không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và khách hàng…. 2.1.3 Nội dung và phương pháp đọc, kiểm tra các báo cáo tài chính 2.1.3.1. Bảng cân đối kế toán * Khái niệm Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định. Cơ cấu gồm hai phần luôn bằng nhau: tài sản và nguồn vốn. * Nguyên tắc chung để kiểm tra, đọc bảng cân đối kế toán Cơ sở số liệu và căn cứ để lập bảng cân đối kế toán là bảng cân đối kế toán niên độ trước và các sổ kế toán tổng hợp. Trước khi đọc bảng cân đối kế toán phải kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán về tính chính xác, trung thực, đầy đủ và cập nhật. Cột số đầu năm xem số liệu ở cột số cuối kỳ của bảng cân đối kế toán niên độ trước chuyển sang. Số đầu năm không thay đổi trong suốt niên độ báo cáo. Cột số cuối kỳ xem số dư cuối kỳ trên các sổ sách kế toán tổng hợp hoặc chi tiết tương ứng với chỉ tiêu đó để kiểm tra. Những chỉ tiêu phản ảnh tài sản thì xem số dư cuối kỳ bên nợ của các tài khoản phản ảnh tài sản để kiểm tra ở phần tài sản của bảng. Những chỉ tiêu phản ảnh nguồn vốn thì xem số dư cuối kỳ bên có của các tài khoản phản ảnh nguồn vốn tương ứng để kiểm tra và đọc ở phần nguồn vốn. 2.1.3.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh * Khái niệm Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn gọi là báo cáo thu nhập hay báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ảnh thu nhập của hoạt động chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh, thường là quý hoặc năm. Ngoài ra theo qui định của Việt Nam báo cáo thu nhập còn có thêm phần kê khai tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách nhà nước và tình hình thực hiện thuế giá trị gia tăng. * Nguyên tắc đọc, kiểm tra báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Cơ sở số liệu để đọc biểu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước, số liệu trên các tài khoản thuộc loại 5 (Doanh thu) đến các tài khoản loại 9 (xác định kết quả và tài khoản thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải trả, phải nộp khác). Phần lãi, lỗ: thực hiện nguyên tắc khấu trừ lùi để tính kết quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh; bắt đầu từ doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm và doanh thu cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản chi phí kinh doanh tương ứng. Mỗi kết quả trung gian tính được là một chỉ tiêu tài chính trung gian được sử dụng để phân tích tài chính doanh nghiệp. Phần tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: Theo dõi chi tiết từng chỉ tiêu được thanh toán với ngân sách, mỗi chỉ tiêu được tính theo công thức: Số còn phải nộp chuyển sang kỳ sau = Số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang + Số phải nộp phát sinh trong kỳ _- Số đã nộp trong kỳ 2.1.3.3. Bảng lưu chuyển tiền tệ * Khái niệm Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện lưu lượng tiền vào tiền ra doanh nghiệp. Báo cáo ngân lưu chỉ ra lĩnh vực nào tạo ra nguồn tiền, lĩnh vực nào sử dụng tiền, khả năng thanh toán, lượng tiền thừa thiếu và thời điểm cần sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất, tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn. Báo cáo ngân lưu được tổng hợp bởi 3 dòng ngân lưu ròng từ 3 hoạt động của doanh nghiệp: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. * Phương pháp đọc và kiểm tra nội dung các chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ • Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh - Theo phương pháp trực tiếp, tiền từ hoạt động kinh doanh được tính trực tiếp bằng cách cộng các khoản tiền thu được từ khách hàng rồi trừ đi các khoản tiền đã sử dụng cho chi phí hoạt động kinh doanh trong kỳ. - Theo phương pháp gián tiếp, kết quả tính lượng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ bắt đầu từ lãi ròng, sau đó điều chỉnh những khoản thu nhập và chi phí nhưng không phải bằng tiền và điều chỉnh các khoản lãi (lỗ) không phải là kết quả kinh doanh. • Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Là số chênh lệch giữa tổng tiền thu hồi các khoản đầu tư vào đơn vị khác, tiền lãi đầu tư vào đơn vị khác đã thu, tiền thu do bán tài sản cố định với tiền đầu tư vào các đơn vị khác, tiền mua tài sản cố định… • Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Là số chênh lệch giữa tiền thu do đi vay, tiền thu do các chủ sở hữu góp vốn, tiền thu từ lãi tiền gửi với tiền đã trả nợ vay, tiền đã hoàn vốn chủ sở hữu, tiền lãi đã trả cho các nhà đầu tư.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan