Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam...

Tài liệu Pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam

.PDF
101
450
122

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Chu Văn Thái MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về cổ phần hóa 5 Ngân Hàng Thƣơng Mại nhà nƣớc 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân hàng thương mại nhà nước 5 1.1.1. Khái niệm 5 1.1.2. Đặc điểm 6 1.1.3. Vai trò 7 1.2. Khái niệm, đặc điểm, phương thức cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước 8 1.2.1. Khái niệm 8 1.1.2. Đặc điểm 10 1.2.3. Phương thức cổ phần hóa 12 1.3. Các nhân tố tác động đến cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước 13 1.3.1. Các nhân tố chủ quan 13 1.3.2. Các nhân tố khách quan 19 1.4. Các quy định pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam hiện nay 19 1.4.1. Quy định về điều kiện và hình thức cổ phần hóa 20 1.4.2. Quy định về xử lý hành chính 21 1.3.2. Quy ®Þnh vÒ ®Þnh gi¸ ng©n hµng khi cæ phÇn hãa 27 1.4.4. Quy định về bán cổ phần, quản lý và sử dụng vốn nhà nước, tỷ lệ cổ phần cho các loại cổ đông 32 1.4.5. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông 41 1.4.6. Chính sách với doanh nghiệp và người lao động khi sau cổ phần hóa 43 1.4.7. Mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại nhà nước sau cổ phần hóa 46 Chương 2: Kinh nghiệm một số nƣớc về cổ phần hóa Ngân hàng 49 thƣơng mại nhà nƣớc và thực trạng tái cơ cấu chuẩn bị cho cổ phần hóa của các Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc ở Việt nam hiện nay 2.1. Kinh nghiệm một số nước về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước 49 2.1.1. Lý do của sự tồn tại phổ biến hình thức sở hữu nhà nước các ngân hàng thương mại trong lịch sử 49 2.1.2. Lý do các quốc gia tiến hành cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước 50 2.1.3. Thực trạng cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước trên thế giới 51 2.1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ quá trình cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước của các nước 58 2.2. 61 Thực trạng tái cơ cấu chuẩn bị cho cổ phần hóa của các ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 62 2.2.2. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 63 2.2.3. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 64 2.2.4. Ngân hàng Công thương Việt Nam 66 Chương 3: một số kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cổ 68 phần hóa Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc Định hướng xây dựng và hoàn thiện pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước 68 3.1.1. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước 68 3.1.2. Yêu cầu hội nhập kinh tế thế giới và cam kết cải cách hệ thống Ngân hàng Việt Nam khi gia nhập WTO 70 3.2. 72 3.1. Những kiến nghị cụ thể nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định của pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam hiện nay 3.2.1. Xử lý tài chính khi cổ phần hóa 72 3.2.2. Về lộ trình cổ phần hóa 76 3.2.3. Quy định về bán cổ phần 77 3.2.4. Tỷ lệ cổ phần cho các loại cổ đông 78 3.2.5. Quy định về chính sách với doanh nghiệp và người lao động khi sau cổ phần hóa 81 3.2.6. Quyền và nghĩa vụ của cổ đông 82 3.2.7. Mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại sau cổ phần hóa 83 3.2.8. Tiền thu được từ cổ phần hóa 87 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam CPH : Cổ phần hóa DNNN : Doanh nghiệp nhà nước HĐQT : Hội đồng quản trị ICB : Ngân hàng Công thương Việt Nam MHB : Ngân hàng Phát triển Nhà đồng bằng sông Cửu Long NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần NHTMNN : Ngân hàng thương mại nhà nước SHNN : Sở hữu nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng TNH : Tư nhân hóa VCB : Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam XHCN : Xã hội chủ nghĩa WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới Nghị định 187: Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần Nghị định 69: Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại các NHTM Việt Nam Nghị định 109: Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần Thông tư số 95: Thông tư số 95/2004/TT-BTC ngày 12/10/2004 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần Thông tư số 126: Thông tư số 126/2004/TTBTC ngày 24/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta trong hai mươi năm qua đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Tốc độ phát triển kinh tế cao trên 7%/năm trong một thập kỷ trở lại đây, thu nhập đầu người đạt khoảng 800 USD/ năm (năm 2007), Việt Nam đã dần thoát khỏi tình trạng kém phát triển và nổi nên như một điển hình kinh tế năng động của khu vực Đông Nam Á. Trong thành tựu trung đó, ngành Ngân hàng đã và đang đóng góp một vai trò, vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt là hệ thống NHTMNN. Chiếm tới 76% vốn huy động và 73.5% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống (tính đến 2005) các NHTMNN đã thể hiện được vai trò đầu tầu của hệ thống NHTM trong việc huy động vốn phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và đã đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các chính sách chính trị xã hội của Đảng và Nhà nước vì một xã hội công bằng và văn minh. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, hệ thống NHTMNN đã bộc lộ rõ những nhược điểm cố hữu: vốn tự có nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, tỷ lệ nợ xấu rất cao, năng lực quản trị yếu kém, các tiêu chuẩn an toàn so với tiêu chuẩn quốc tế còn một khoảng cách rất xa… Tất cả những hạn chế đó đã đặt các NHTMNN trước những rủi ro nghiêm trọng và có nguy cơ đe dọa sự an toàn của cả hệ thống. Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải cải cách triệt để hệ thống NHTM nhà nước để các ngân hàng này thực sự được lành mạnh hóa và vững vàng đón nhận những cơ hội cũng như thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, CPH các NHTMNN là chủ trương, chính sách được Đảng và Nhà nước ta lựa chọn. Thực tế cũng như nhìn nhận của giới quan sát nước ngoài đều cho thấy đây là một quyết sách đúng đắn. Trong lĩnh vực luật học, những năm gần đây đã có một số công trình khoa học pháp lý nghiên cứu về CPH DNNN, trong đó có các NHTMNN. Tuy nhiên, cổ phần hóa NHTMNN là một vấn đề còn mới mẻ ở nước ta. Chúng ta vẫn đang trong quá trình thí điểm, vừa làm vừa hoàn thiện, điển hình là trường hợp thí điểm CPH VCB đã được bắt đầu tiến hành từ 2004, nhưng đến nay vẫn chưa CPH xong. Do đó, quá trình CPH NHTM đã và đang còn rất nhiều vấn đề cần phải tháo gỡ đặc biệt là về các quy định pháp luật. Các quy định chung về CPH DNNN có nhiều điểm tỏ ra bất cập khi áp dụng vào CPH NHTM, ví dụ vấn đề xác định giá trị của NHTM, vấn đề xử lý tài chính, tỷ lệ cổ phần của nhà nước… Trong khi đó, yêu cầu CPH NHTM là đang rất cấp bách nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM khi chúng ta mở cửa thị trường tài chính và theo lộ trình của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng như các cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài "Pháp luật về cổ phần hóa ngân hàng thương mại nhà nước ở Việt Nam" cho luận văn của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về CPH DNNN nói chung và NHTM nhà nước nói riêng. - Hệ thống hóa những quy định pháp luật về CPH DNNN nói chung và NHTMNN nói riêng. - Nghiên cứu kinh nghiệm CPH NHTMNN ở một số nước - Phân tích các quy định pháp luật về CPH NHTMNN ở Việt Nam. - Đề ra các kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về CPH NHTMNN ở Việt Nam. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quá trình CPH DNNN, trong đó, tập trung đi sâu vào nghiên cứu quá trình CPH các NHTMNN ở nước ta. Luận văn sẽ chú trọng nghiên cứu thực tế quá trình thí điểm CPH hai NHTMNN đầu tiên là VCB và MHB, để từ đó làm sáng tỏ các vấn đề lớn của quá trình CPH các NHTMNN của Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Các quy định pháp luật về CPH DNNN do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, trong đó chú trọng đến các quy định áp dụng đối với CPH NHTMNN. Các quy định về CPH NHTM của các nước, đặc biệt là của Trung Quốc (quốc gia có nhiều điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, chính trị với Việt Nam) sẽ được sử dụng trong nghiên cứu như là sự so sánh, đối chiếu để từ đó tìm những điểm tích cực cũng như những vấn đề cần phải hoàn thiện của các quy định về CPH NHTMNN của Việt Nam. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm và chính sách, pháp luật về CPH DNNN của Đảng và Nhà nước đã ban hành. - Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học truyền thống, cơ bản như: phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh… - Bên cạnh đó luận văn chú trọng đến phương pháp nghiên cứu thực tế. Việc tìm hiểu quá trình CPH NHTMNN của một số quốc gia trên thế giới; phân tích, đánh giá thực trạng quá trình CPH NHTMNN ở nước ta, đặc biệt là việc thí điểm CPH VCB và MHB sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho việc hoàn thiện pháp luật về CPH NHTMNN ở Việt Nam. 5. Những đóng góp của luận văn - Việc phân tích và đánh giá thực trạng CPH NHTMNN sẽ tạo được cái nhìn tổng quan về quá trình CPH NHTMNN ở nước ta. - Hệ thống hóa được các quy định pháp luật về CPH DNNN nói chung và NHTMNN nói riêng. - Từ việc nghiên cứu để tìm ra những mặt tích cực cũng như những vấn đề còn chưa hoàn thiện, bỏ ngỏ của quy định pháp luật về CPH NHTMNN của Việt Nam, những kiến nghị, đề xuất cụ thể của luận văn góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về CPH NHTMNN nói riêng và CPH DNNN nói chung. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về CPH NHTMNN. Chương 2: Kinh nghiệm một số nước về CPH NHTMNN và thực trạng tái cơ cấu chuẩn bị cho CPH các NHTMNN ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số kiến nghị xây dựng và hoàn thiện pháp luật về CPH NHTMNN. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC 1.1.1. Khái niệm NHTM nói chung và NHTMNN (hay quốc doanh) nói riêng là một khái niệm xuất hiện chưa lâu ở Việt Nam. Trước đây, khi thực hiện chế độ Ngân hàng một cấp thì NHNN Việt Nam là ngân hàng duy nhất thực hiện vai trò chức năng của cả Ngân hàng trung ương và NHTM. Kể từ khi có Nghị định số 53/1988/NĐ-HĐBT ngày 26/3/1988 về việc hình thành hệ thống Ngân hàng hai cấp thì khái niệm NHTM mới xuất hiện. Theo Khoản 2, Điều 20, Luật các Tổ chức tín dụng năm 1997, sửa đổi, bổ sung năm 2004 thì "Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan". Theo Khoản 1, Điều 20, Luật Tổ chức tín dụng năm 1997, sửa đổi, bổ sung năm 2004, TCTD là "doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt động ngân hàng". Theo Khoản 7, Điều 20, Luật này thì "Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán". Theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định số 49/2000/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại thì "Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế khác của Nhà nước." Theo Khoản 22, Điều 4, Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì "Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ". Do vậy, NHTMNN có thể định nghĩa là NHTM được Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận và góp phần thực hiện các mục tiêu chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước. 1.1.2. Đặc điểm Thứ nhất, NHTMNN trước tiên là một NHTM. Điều này có nghĩa là NHTMNN tổ chức và hoạt động theo mô hình của NHTM, thực hiện đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ, mục tiêu, chức năng của NHTM. Đó là doanh nghiệp được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan, trong đó nội dung hoạt động chính là nhận tiền gửi, sử dụng chúng để cấp tín dụng cho khách hàng và thực hiện các dịch vụ ngân hàng. NHTM là một loại hình doanh nghiệp rất đặc thù của nền kinh tế do đối tượng kinh doanh của nó là tiền tệ một loại hàng hóa đặc biệt, do đó, hoạt động của nó có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế. Thứ hai, NHTMNN là NHTM do Nhà nước nắm quyền chi phối về vốn. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, thì tỷ lệ vốn tối thiểu của Nhà nước tại DNNN là 50%. Nhưng cho đến nay, Việt Nam có 5 NHTMNN là: VCB, MHB, ICB, BIDV, Agribank thì Nhà nước vẫn nắm 100% vốn. Do đó, Nhà nước là người nắm hoàn toàn quyền quản lý, điều hành bao gồm việc bổ nhiệm bộ máy lãnh đạo, quyết định phương án kinh doanh, quản lý hoạt động... Thứ ba, Hoạt động của NHTMNN không chỉ hướng tới mục tiêu lợi nhuận mà còn góp phần thực hiện đường lối chính sách nhà nước, góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội. Đây là đặc điểm đặc thù của NHTMNN. Các NHTM khác đơn thuần là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ ngân hàng, do đó, mục tiêu chỉ là tìm kiếm lợi nhận hợp pháp, các mục tiêu khác, trong đó có mục tiêu xã hội chỉ là mục tiêu phụ (chủ yếu nhằm quảng bá doanh nghiệp) và hoàn toàn tự nguyện. Với NHTMNN thì việc thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội là một trong những mục tiêu hoạt động chính và trong nhiều trường hợp còn lấn át mục tiêu lợi nhuận. Mặc dù trong quá khứ điều này có nhiều điểm tích cực nhưng hiện nay NHTMNN cần phải được cải tổ để thực sự là một NHTM, tức là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và cung cấp dịch vụ ngân hàng, hoạt động tuân thủ các quy luật của nền kinh tế thị trường. Thứ tư, NHTMNN hiện nay đang nắm vai trò chủ đạo trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam: chiếm tới 76% vốn huy động và 73.5% tổng dư nợ cho vay của toàn hệ thống (tính đến 2005). Điều này có nghĩa là hoạt động của NHTMNN có tầm ảnh hưởng chi phối, trong một số trường hợp là quyết định đến thị trường tiền tệ của nền kinh tế nước ta. 1.1.3. Vai trò NHTMNN đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội nước ta. Vai trò quan trọng này được thể hiện: Thứ nhất, NHTMNN là một kênh huy động vốn hiệu quả phục vụ sự phát triển kinh tế đất nước. Trước đây, khi mà thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phát triển, hoạt động của các NHTMCP còn nhỏ bé và hạn hẹp, chi nhánh NHTM nước ngoài còn hoạt động rất hạn chế thì NHTMNN là kênh huy động vốn chủ lực và hiệu quả nhất. Các công trình trọng điểm đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu hầu hết được thực hiện từ nguồn vốn huy động của NHTMNN. Mặc dù gần đây, thị phần của NHTMNN có giảm đi tương đối song năm 2006, theo số liệu của Vụ chiến lược và phát triển ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, NHTMNN vẫn chiếm khoảng 70% thị phần huy động và 60% thị phần cho vay của toàn bộ hệ thống tín dụng Việt Nam. Thứ hai, NHTMNN góp phần phân bổ các nguồn lực tài chính quốc gia hợp lý, là trung gian trong việc luân chuyển các nguồn vốn từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Vai trò này có được là bởi các NHTMNN có hệ thống chi nhánh rộng khắp trên toàn quốc kể cả những vùng xa xôi hẻo lánh của đất nước. Thứ ba, NHTMNN góp phần thực hiện các chính sách chính trị - xã hội của Nhà nước. NHTMNN là lực lượng chủ yếu tham gia góp vốn đầu tư vào các công trình quốc gia đòi hỏi vốn đầu tư lớn, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận, những lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân không đủ sức hoặc không muốn tham gia, nhưng lại có hiệu quả kinh tế - xã hội lâu dài và to lớn. Ví dụ, NHTMNN tham gia các chương trình cho vay chính sách nhằm xóa đói - giảm nghèo cho nông dân, cho vay hỗ trợ xuất khẩu có độ rủi ro cao…Vai trò này của NHTMNN là rất to lớn, đặc biệt là trước đây. Thứ tư, NHTMNN là công cụ hiệu quả để Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia một cách gián tiếp cũng như trực tiếp. Do các NHTMNN chiếm thị phần chủ đạo trên thị trường nên việc tác động vào NHTMNN qua các công cụ điều hành thị trường, có khi bằng cả mệnh lệnh hành chính, sẽ tác động nhanh chóng và mạnh mẽ đến thị trường tài chính tiền tệ. Tuy nhiên, cũng như tham gia vào việc thực hiện các chính sách chính trị - xã hội của Nhà nước, việc NHTMNN được coi là công cụ trực tiếp để thực hiện chính sách tiền tệ và các mục tiêu chính trị - xã hội là việc trái với quy luật của kinh tế thị trường và trái với bản chất của NHTM. Mặc dù trong quá khứ điều này có những điểm cần phải được nhìn nhận là tích cực nhưng để xây dựng một hệ thống NHTM đáp ứng được yêu cầu của hội nhập kinh quốc tế hiện nay và tương lai, các điểm yếu trên cần phải được sớm khắc phục. 1.2. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, PHƢƠNG THỨC CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM 1.2.1. Khái niệm Cổ phần hóa (Equitization) và tư nhân hóa (Privatization) là hai khái niệm được nhắc đến nhiều ở nước ta trong khoảng một thập kỷ trở lại đây. Trên thế giới, hai khái niệm này đã xuất hiện từ lâu và đến những năm 80 của thế kỷ trước, CPH và TNH các DNNN, trong đó có các NHTMNN, đã trở thành hiện tượng phổ biến trên thế giới. Đặc biệt nó diễn ra mạnh mẽ ở Mỹ Latinh, Đông Âu và Liên Xô (sau sự tan rã của hệ thống XHCN). Để hiểu một cách đầy đủ khái niệm CPH DNNN, đặc biệt là trong bối cảnh của Việt Nam, trước tiên chúng ta cần tiếp cận một số khái niệm liên quan đến nó: Khái niệm doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, doanh nghiệp được định nghĩa là "tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh". Dựa theo tiêu chí quan hệ sở hữu, doanh nghiệp được chia làm ba hình thức: - Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (Luật Doanh nghiệp năm 2005). NHTMNN là một loại hình đặc biệt của DNNN. - Doanh nghiệp sở hữu tư nhân là doanh nghiệp do một hay một số tư nhân nắm toàn bộ quyền sở hữu như công ty tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân… - Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia làm nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần, cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; cổ đông có quyền và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp (theo Khoản 1, 2, 3, Điều 77 Luật Doanh nghiệp năm 2005). Từ những nhận thức trên ta có thể đưa ra khái niệm về CPH NHTMNN như sau: CPH NHTMNN là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp từ sở hữu 100% vốn nhà nước sang đa sở hữu qua hình thức phát hành cổ phiếu, qua đó, các tổ chức và cá nhân thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau sẽ cùng sở hữu ngân hàng. CPH DNNN đã có một thời gian được coi là vấn đề nhạy cảm vì kinh tế nhà nước ở nước ta gắn liền với chế độ XHCN. Chúng ta ngần ngại không muốn CPH vì chúng ta sợ việc CPH đồng nhất với quá trình TNH và như vậy sẽ chệch hướng XHCN. Bài học đắt giá của sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô cùng với đó là các công ty nhà nước bị bán với giá rẻ mạt cho các nhà tư bản khiến nhiều người trong chúng ta lo sợ kịch bản đó cũng xảy ra ở Việt Nam. Vậy CPH có đồng nhất với TNH hay không? Cho đến nay, quan điểm của Nhà nước ta cũng như của đa số các nhà luật học và kinh tế học của Việt Nam cho rằng CPH DNNN ở Việt Nam không đồng nhất với TNH. Lý luận kinh điển của Các Mác đã chỉ ra và khẳng định: công ty cổ phần là một bước tiến của lực lượng sản xuất từ sở hữu tư nhân sang sở hữu tập thể của các cổ đông. CPH ở Việt Nam có bản chất là sự chuyển đổi doanh nghiệp từ sở hữu nhà nước sang chế độ đa sở hữu, trong đó, các thành phần kinh tế khác nhau, thuộc các hình thức sở hữu khác nhau, cùng là chủ sở hữu của doanh nghiệp. Như vậy, ở góc độ kinh tế, CPH là sự đa dạng hóa chế độ sở hữu, là sự xã hội hóa tư liệu sản xuất, tạo nên sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhà nước, người lao động và nhà đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Ở góc độ xã hội, nó mang lại quyền làm chủ thực sự cho người lao động. Còn TNH là việc chuyển đổi sở hữu nhà nước sang sở hữu của một nhóm cá nhân nhỏ mà bản chất là bán DNNN cho các nhà tư bản, người lao động trở thành những người làm thuê thực sự. 1.2.2. Đặc điểm CPH là một sự thay đổi về chất đối với NHTMNN nhất là trong vấn đề phương thức và hình thức quản lý. Đây là một sự thay đổi mạnh mẽ, triệt để, được gọi là "thay máu" cho các NHTM này. CPH các NHTMNN ở Việt Nam có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, CPH NHTMNN là sự thay đổi hình thức sở hữu và phương thức quản lý đối với NHTMNN. Khi chưa CPH, NHTMNN là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Nhà nước nắm toàn bộ quyền quản trị điều hành ngân hàng. Xét ở góc độ quản lý, mục tiêu hoạt động, cơ cấu tổ chức, NHTMNN không phải là một doanh nghiệp theo đúng nghĩa. Cũng như các tổng công ty khác, nó là một dạng tổ chức kinh tế - chính trị đặc biệt mà mô hình này chỉ có ở các nước XHCN. Sau CPH, trên phương diện lý thuyết, NHTMNN là một doanh nghiệp thực sự, một công ty cổ phần đa sở hữu, trong đó, các thành phần kinh tế đáp ứng đủ yêu cầu luật định đều tham gia sở hữu và quản lý ngân hàng. Thứ hai, CPH NHTMNN ở nước ta là một hoạt động chưa có tiền lệ, do đó, nó là một quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm để hoàn thiện với nhiều bước thí điểm và trong nhiều trường hợp là "thực tiễn quyết định lý luận". Đặc điểm này khiến cho quá trình CPH các NHTMNN diễn ra lâu hơn rất nhiều so với kế hoạch đề ra và phải thay đổi rất nhiều để phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Chúng ta đã lên kế hoạch CPH các NHTMNN từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa một ngân hàng nào được CPH. Thứ ba, CPH NHTMNN ở nước ta được Đảng và Nhà nước thực hiện trên phương châm thận trọng, vững chắc, đảm bảo các mục tiêu cơ bản đặt ra cho CPH phải đạt được nhưng không chệch hướng XHCN. Điều này xuất phát từ lý do NHTMNN là doanh nghiệp đặc thù: có đối tượng kinh doanh là tiền tệ, hoạt động chính là nhận tiền gửi sau đó sử dụng tiền này để cấp tín dụng cho khách hàng với khối tài sản có và tài sản nợ cực lớn. Do đó, bất cứ sự thay đổi không thuận chiều nào của các NHTM này sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền không chỉ cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng mà còn với cả nền kinh tế. Mặt khác, quá trình CPH các DNNN trước đó đã để lại nhiều bài học sâu sắc về việc tư nhân hóa, cổ phần hóa khép kín, bán rẻ doanh nghiệp… Điều này đã buộc quá trình CPH các NHTMNN phải rút được kinh nghiệm để không mắc lại những sai sót đó. Thứ tư, Sau CPH, Nhà nước vẫn nắm quyền sở hữu chi phối tại các NHTM này. NHTMNN, cho đến nay, vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính tiền tệ của nước ta. Mặt khác, khi hội nhập kinh tế thế giới, lĩnh vực tài chính - ngân hàng là một lĩnh vực nhạy cảm được các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm không chỉ ở mặt kinh tế mà còn cả mặt chính trị vì ai làm chủ hệ thống tài chính - ngân hàng của một quốc gia sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc ra các quyết định điều hành đất nước. Việc Nhà nước ban đầu nắm cổ phần chi phối và sau đó sẽ "buông dần" theo lộ trình phù hợp là hoàn toàn đúng đắn. Nó tránh cho các ngân hàng này vấp phải những cú sốc quá lớn ngay sau CPH. Mặt khác, nó vẫn giúp Nhà nước nắm quyền chủ động trong quản lý lĩnh vực tài chính - ngân hàng. 1.2.3. Phƣơng thức cổ phần hóa Phương thức CPH đề cập ở đây là cách thức CPH NHTMNN ở nước ta. Phương thức CPH đóng vai trò rất quan trọng đối với tiến trình cũng như hiệu quả của việc CPH của DNNN nói chung và NHTMNN nói riêng. Theo Điều 4, Nghị định 109, CPH DNNN được tiến hành theo ba hình thức: Thứ nhất, giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Thứ hai, bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp bán bớt một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp kết hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Thứ ba, bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Trong ba hình thức trên hình thức thứ hai và thứ ba thường được áp dụng với các DNNN làm ăn không hiệu quả hoặc nhà nước thấy không cần thiết phải nắm cổ phần chi phối. Hình thức thứ nhất thường áp dụng với các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và hoạt động trong những lĩnh vực quan trọng hoặc có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế mà nhà nước thấy cần thiết phải duy trì vai trò chủ đạo của mình. Theo đề án CPH mà các NHTMNN trình Thủ tướng Chính phủ hiện nay thì tất cả các ngân hàng này đều được CPH theo phương thức giữ nguyên vốn Nhà nước tại ngân hàng và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo sau CPH, trong mọi trường hợp, vốn nhà nước không thấp hơn 51% vốn điều lệ của ngân hàng. 1.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CỔ PHẦN HÓA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NHÀ NƢỚC NHTMNN bản chất là một DNNN nên quá trình CPH chịu sự tác động của các nhân tố chung của CPH DNNN. Tuy nhiên, là một loại hình doanh nghiệp đặc thù kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt là tiền tệ, có tầm ảnh hưởng chi phối mạnh mẽ và trực tiếp đến nền kinh tế, do vậy, quá trình CPH NHTMNN lại có đặc thù riêng, chúng bao gồm các nhân tố chủ quan và khách quan sau: 1.3.1. Các nhân tố chủ quan Các nhân tố chủ quan là các nhân tố nội tại, xuất phát từ bản thân NHTMNN. Đây là các nhân tố trực tiếp, quyết định đến việc cần thiết phải CPH các NHTMNN. Các nhân tố này bao gồm: * Năng lực nội tại của NHTMNN của Việt Nam rất yếu kém Như đã nói ở trên hiện nay chúng ta có 5 NHTMNN bao gồm VCB, MHB, ICB, BIDV, Agribank. Các ngân hàng này mặc dù hoạt động có lãi nhưng năng lực nội tại rất yếu kém. Trong con mắt của các chuyên gia, nhất là các chuyên gia nước ngoài, thời điểm trước khi có chủ trương CPH, năm 2004, tình trạng các ngân hàng này là những "quả trứng để trên đầu gậy". Điều này thể hiện ở những điểm sau: Thứ nhất: Vốn tự có của các NHTMNN quá nhỏ bé. Cho đến cuối năm 2004, chưa có ngân hàng nào có vốn tự có đạt trên 300 triệu USD. So với các ngân hàng trong khu vực chứ chưa nói gì đến các đại gia trên thế giới thì con số này là quá nhỏ (một ngân hàng trung bình trên thế giới có vốn tự có từ 500 triệu USD trở lên). Vì lý do đó, tỉ lệ an toàn vốn tự có trên tài sản có là rất thấp. Cho đến tháng 6/2004, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các NHTMNN như sau [32]. Ngân hàng No&PTNT Việt Nam: 6,17% Ngân hàng Công thương Việt Nam: 4,43% Ngân hàng ngoại thương Việt Nam: 4,7% Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt Nam: 5,25% Như vậy so với tiêu chuẩn quốc tế về Vốn tự có/ Tài sản có theo quy định trong Basell là 8% thì rõ ràng các chỉ số trên còn một khoảng cách xa. Mặt khác, đây là số liệu do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố, chỉ số này theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài có thể còn thấp hơn nhiều. Hạn chế về Vốn tự có trong khi Tài sản có tăng nhanh một cách kỷ lục đã khiến cho tỷ lệ an toàn này càng có nguy cơ bị co lại. Chính vì vậy nhu cầu về bổ sung vốn để có thể đạt được mức độ an toàn vốn tối thiểu là cực kỳ lớn. Điều này thể hiện ở bảng sau: Các chỉ số 2004 Tổng tài sản có 587.893 (tỷ VNĐ) Tốc độ tăng trưởng tài sản có (%) 25% 2005 734.867 2006 2007 2008 2009 2010 918.853 1.148.230 1.435.287 1.794.109 2.242.636 25% 25% 25% 25% 25% 25% Tổng tài sản có điều 470.315 chỉnh theo rủi ro (ước tính) (VNĐ) 857.893 734.867 918.583 1.148.230 1435.287 1.794.109 Vốn tự có (vốn điều lệ + Quỹ bổ sung vốn điều lệ) 18.039 19.121 20.268 21.484 22.773 24.140 25..588 Tỷ lệ tăng vốn tự có 6% 6% 6% 6% 6% 6% 6% Tỷ lệ vốn tự có/Tài sản điều chỉnh theo rủi ro 3.8% 3.3% 2.8% 2.3% 2.0% 1.7% 1.4% Tổng số vốn tự có tối thiểu theo thông lệ quốc tế (Tỷ VNĐ) 37.625 47.032 58.789 73.487 91.858 114.823 143.529 Tổng số vốn tự có bị thiếu 19..586 27.910 38521 52.002 69.084 90.683 117.940
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan