Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nh...

Tài liệu Pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở việt nam

.PDF
116
365
114

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ NHUNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ NHUNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 luận văn thạc sĩ luật học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Lan Hƣơng Hà Nội - 2014 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Trần Thị Nhung MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ MỞ ĐẦU Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM ............................................................ 6 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt Nam. ........................................................... 6 1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên................................................................................ 6 1.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. ........................................................................................ 9 1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên.............................................................................. 11 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt Nam. ................................................................................... 14 1.2.1. Khái niệm vốn. ...................................................................................... 14 1.2.2. Pháp luật giám sát hoạt động sử dụng vốn là gì? .................................. 17 1.2.3 Nguyên tắc của pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. ....................... 19 1.2.4. Vai trò của pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên................................. 20 1.2.5. Nội dung pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên..................................... 22 Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM..... 33 2.1. Quy định của pháp luật về giám sát của chủ sở hữu trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên..................................... 34 2.1.1. Quốc hội ................................................................................................ 35 2.1.2. Chính phủ, bộ, ngành. ........................................................................... 37 2.1.3. Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). .................. 44 2.2. Giám sát của các cơ quan trong nội bộ công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. ..................................................................... 50 2.2.1. Giám sát của Hội đồng thành viên/ Chủ tịch công ty. .......................... 50 2.2.2. Giám sát của Kiểm soát viên................................................................. 54 2.2.3. Hoạt động giám sát của kiểm toán nội bộ. ............................................ 58 2.3. Nội dung giám sát. ................................................................................ 60 2.3.1. Tiêu chí giám sát ................................................................................... 60 2.3.2. Một số nội dung giám sát cụ thể: huy động vốn, tiền lương, ký kết và thực hiện hợp đồng................................................................................ 67 2.4. Hình thức giám sát. ....................................................................................... 80 Chƣơng 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM ........................................................... 88 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt nam........................................................................................88 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu ở Việt Nam. .............................................................. 93 3.2.1. Quốc hội. ............................................................................................... 93 3.2.2. Chính phủ. ............................................................................................. 93 3.2.3. Quản trị nội bộ trong công ty. ............................................................... 94 3.2.4. Một số kiến nghị khác. .......................................................................... 97 KẾT LUẬN...............................................................................................................................102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................103 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên với các công ty khác ....................................... 8 Bảng 2.1: Hệ số, mức tiền lương của Kiểm soát viên..................................... 57 Bảng 2.2: Bảng hệ số mức lương của Viên chức quản lý chuyên trách ......... 76 Bảng 2.3: Bảng mức lương cơ bản để xác định quỹ tiền lương của viên chức quản lý chuyên trách .............................................................. 77 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1: Công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên......... 10 Sơ đồ 1.2: Công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty ............... 10 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong thời gian qua ở nước ta, doanh nghiệp nhà nước được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là những doanh nghiệp tập trung vào những ngành, nghề kinh tế trọng điểm, then chốt của nền kinh tế và được đầu tư chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, trong tình hình thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã được hoàn thiện một bước, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nền kinh tế nhiều thành phần ngày càng năng động, đa dạng hơn, đòi hỏi doanh nghiệp nhà nước được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên với vai trò của mình cần được nâng cao hiệu quả kinh tế mạnh mẽ hơn. Thực tế những năm gần đây cho thấy, đặc biệt sau ngày 01/7/2010 khi các doanh nghiệp nhà nước được tổ chức và chuyển đổi sang hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, những tập đoàn, tổng công ty lớn được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên có một hành lang pháp lý mới, đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế, tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp. Nhưng sau khi được chuyển đổi, các doanh nghiệp này hoạt động không mang lại hiệu quả như mong đợi, một số doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, gây thất thoát nguồn vốn nhà nước, lãng phí và đầu tư dàn trải, kinh doanh thua lỗ khiến Nhà nước phải gánh chịu những khoản nợ khổng lồ, điển hình như vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Đứng trước thực tế này, Đảng và Nhà nước đã yêu cầu thực hiện mạnh mẽ hàng loạt biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong đó có biện pháp tăng cường công tác giám sát hoạt động sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 1 Để có cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp một cách hiệu quả, trong thời gian qua, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tổ chức nhiều hội thảo, công trình nghiên cứu liên quan đến việc đổi mới hoạt động của doanh nghiệp nhà nước đặc biệt những doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trong đó hứa hẹn nhiều biện pháp hữu hiệu trong công tác giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng đó, tác giả đã chọn đề tài "Pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt Nam" để làm luận văn thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu, tọa đàm, hội thảo về giám sát hoạt động doanh nghiệp nhà nước như báo cáo "Giám sát, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp nhà nước) - thực trạng và kiến nghị đổi mới” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương công bố ngày 22/11/2012; Hội thảo - Triển lãm Vietnam Finance 2013 "Tăng cường Giám sát tài chính quốc gia: Giải pháp chính sách và công nghệ" do Bộ Tài chính phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) thực hiện. Ngoài các công trình nghiên cứu trên, còn rất nhiều bài viết về giám sát hoạt động doanh nghiệp nhà nước. Điển hình như Tiến sĩ Vũ Nhữ Thăng: "Giám sát tài chính doanh nghiệp: Mục tiêu quan trọng hàng đầu”, trên tập chí Tài chính, ngày 03/10/2012; hay Thạc sĩ Nguyễn Duy Long: "Cơ chế giám sát tài chính, đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Những vấn đề đặt ra”, trên tạp chí Tài chính, ngày 04/10/2012. Tuy nhiên, trên đây là những công trình nghiên cứu có phạm vi tương đối rộng và sâu sắc. Do đó, với tinh thần học hỏi và tiếp thu, trên cơ sở những kết quả tự nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu về giám sát hoạt động sử 2 dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. Trong đó, luận văn xin cung cấp các vấn đề lý luận và thực tế về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. 3. Mục tiêu nghiên cứu 1. Làm rõ một số vấn đề lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và hoạt động giám sát sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. 2. Đánh giá thực trạng về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên 3. Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế những bất cập trong giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đưa ra những phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về bản chất công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, các quy định có liên quan đến giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu 3 hạn nhà nước một thành viên, tìm hiểu thực trạng hoạt động giám sát sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên để đưa ra những kiến nghị đổi mới công tác giám sát hoạt động sử dụng vốn trên cơ sở các tài liệu thu thập được về doanh nghiệp nhà nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến doanh nghiệp được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trong giai đoạn từ 2000 - đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm của Đảng qua các kỳ Đại hội và chính sách, pháp luật của Nhà nước về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và về vấn đề giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn xoay quanh các khía cạnh pháp lý của giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. Để đạt được các mục tiêu của đề tài đặt ra, tác giả sử dụng nhiều cách tiếp cận dưới những góc độ khác nhau về việc giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trên cơ sở phương pháp phân tích định tính và định lượng. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như nghiên cứu tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch. 6. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của luận văn Hiện nay, đứng trước thực trạng việc giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên còn nhiều bất cập, rắc rối và thiếu minh bạch, công khai, luận văn này ra đời có đóng góp và một số ý nghĩa sau: - Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận về công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên và giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. 4 - Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. - Đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm hạn chế những bất cập trong giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình doanh nghiệp này trong thời gian tới. - Với kết quả đạt được, luận văn là tài liệu tham khảo trong nghiên cứu học tập và giảng dạy, những giải pháp có thể được tham khảo trong việc thực thi và ban hành các quy định pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt Nam 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về giám sát hoạt động sử dụng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên ở Việt Nam. 5 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TRONG CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƢỚC MỘT THÀNH VIÊN Ở VIỆT NAM. 1.1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên. 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm. Theo quy định của Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được định nghĩa là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 45, Khoản 3 Điều 3]. Tuy nhiên, sau khi Luật doanh nghiệp 2005 ra đời và lộ trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 sang tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp 2005, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được tổ chức và hoạt động chung theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được quy định tại Luật doanh nghiệp 2005. Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty [47, Khoản 1, Điều 63]. 6 Từ khái niệm nêu trên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên trước hết cũng mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đó là: Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty trong phạm vi phần vốn góp vào công ty; Công ty không được phát hành cổ phần. Ngoài những đặc điểm chung đó, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên còn có những đặc điểm riêng: Về thành viên: Nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của công ty Về vốn điều lệ: Vốn điều lệ của công ty do nhà nước đầu tư và lấy từ nguồn ngân sách quốc gia. Về chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho cá nhân, tổ chức khác. Sau khi chuyển nhượng vốn, công ty phải chuyển đổi loại hình doanh nghiệp từ trách nhiệm hữu hạn một thành viên sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên hoặc công ty cổ phần. Về chế độ quản lý: Nhà nước thực hiện quyền chủ sở hữu của mình thông qua cơ chế ủy quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu tại công ty 1.1.1.2. Phân biệt công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên với các công ty khác. 7 Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên với các công ty khác Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành Các công ty khác viên Thực hiện các mục tiêu kinh Do nhu cầu hoạt động kinh Mục đích tế- xã hội do nhà nước giao vì doanh vì mục tiêu lợi nhuận thành lập mục tiêu lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận Chủ thể Ngành nghề kinh doanh Cá nhân, tổ chức Tổ chức Chỉ hoạt động trong một số Hoạt động ở tất cả các lĩnh lĩnh vực then chốt, trọng điểm vực, ngành nghề mà nhà nước không cấm Nguồn: Tác giả luận văn tổng hợp từ Luật doanh nghiệp 2005. 1.1.1.3. Phân loại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được phân loại theo nhiều phương tiện và góc độ khác nhau: Căn cứ vào mục đích hoạt động Theo căn cứ này, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được phân loại thành doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và doanh nghiệp hoạt động công ích. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu nhằm mục tiêu lợi nhuận. Doanh nghiệp hoạt động công ích là doanh nghiệp hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ công cộng theo các chính sách của Nhà nước trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Căn cứ vào quy mô hoạt động 8 Theo căn cứ này, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được phân loại thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên độc lập và công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thuộc tập đoàn, nhóm công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên độc lập là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, nhân danh mình tham gia các quan hệ kinh tế không chịu sự ràng buộc thỏa thuận liên kết. Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên thuộc tập đoàn, nhóm công ty là doanh nghiệp nằm trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp lớn hơn bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin. Căn cứ vào cách thức tổ chức, quản lý doanh nghiệp Theo căn cứ này, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được phân loại thành doanh nghiệp tổ chức theo mô hình Hội đồng thành viên và doanh nghiệp tổ chức theo mô hình Chủ tịch công ty. Mô hình Hội đồng thành viên gồm Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc và các Kiểm soát viên. Mô hình Chủ tịch công ty gồm Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các Kiểm soát viên. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên. Theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện nay và Nghị định số 25/2010/NĐ-CP, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty. Đối với mô hình Hội đồng thành viên cơ cấu tổ chức gồm có: Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc/Giám đốc và các Kiểm soát viên. Với mô hình này, Chủ tịch hội đồng thành viên của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ được chuyển đổi từ tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập không kiêm Tổng giám đốc. 9 Sơ đồ 1.1: Công ty tổ chức quản lý theo mô hình Hội đồng thành viên Chủ sở hữu Chỉ định Bổ nhiệm Bổ nhiệm Giám sát Kiểm soát viên Giám sát Hội đồng thành viên Chủ tịch Hội đồng thành viên Giám sát Giám sát Tổng giám đốc/ giám đốc Nguồn: [13] Đối với mô hình Chủ tịch công ty cơ cấu tổ chức gồm có: Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc/Giám đốc và các Kiểm soát viên. Với mô hình này, Chủ tịch công ty có thể kiêm Tổng giám đốc. Sơ đồ 1.2: Công ty tổ chức quản lý theo mô hình Chủ tịch công ty Chủ sở hữu Bổ nhiệm Bổ nhiệm Giám sát Kiểm soát viên Giám sát Chủ tịch công ty Giám sát Tổng giám đốc/ giám đốc Nguồn: [13]. 10 1.1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên. Ở nước ta, sau ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm 1945, khi Nhà nước thực hiện việc quốc hữu hóa các cơ sở công nghiệp của chế độ cũ đã xuất hiện các doanh nghiệp quốc gia và được định nghĩa là một doanh nghiệp thuộc sở hữu quốc gia và do quốc gia điều khiển. Sau khi mô hình và cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung bắt đầu được áp dụng ở miền Bắc, khu vực kinh tế quốc doanh được tổ chức thành các loại hình doanh nghiệp có tên gọi khác nhau, như: Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; nông trường quốc doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; lâm trường trong lĩnh vực lâm nghiệp; công ty trong lĩnh vực thương nghiệp... Do có sự thay đổi nhất định về điều kiện kinh tế - xã hội và nhận thức về cải cách nền kinh tế nên thuật ngữ Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh được thay thế bằng thuật ngữ doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, Điều 1 Nghị định 388/HĐBT ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước quy định: "Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập, đầu tư vốn và quản lý với tư cách là chủ sở hữu". Năm 1995, doanh nghiệp nhà nước được xác định là "tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội do Nhà nước giao" [42, Điều 1]. Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước còn được quy định "có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý; có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam" [42, Điều 1]. Đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, do thay đổi về chủ trương và đường lối của Đảng đối với hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước, nhiều quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước 11 năm 1995 đã không còn phù hợp với tình hình cải cách doanh nghiệp nhà nước trên thực tế, đặc biết là quy định Nhà nước sở hữu 100% vốn của doanh nghiệp. Trên thực tế đã xuất hiện nhiều mô hình doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước chỉ nắm giữ quyền chi phối, tức là sở hữu phần vốn trên 50% tổng số vốn của doanh nghiệp thông qua hình thức góp vốn hoặc mua cổ phần cũng như đã xuất hiện sự chuyển đổi hình thức pháp lý của doanh nghiệp nhà nước như chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty cổ phần. Do đó, vào đầu những năm 2000 đã xuất hiện quan điểm: "Doanh nghiệp nhà nước không nhất thiết Nhà nước phải chiếm giữ quyền sở hữu tuyệt đối mà có thể chỉ cần nắm giữ trên 50% cổ phần hoặc phần vốn góp trong doanh nghiệp" [4, tr. 16]. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này cũng như chính thức chấp nhận loại hình doanh nghiệp nhà nước như đã nêu, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 ra đời thay thế cho Luật Doanh nghiệp nhà nước 1995. Kể từ đó, doanh nghiệp nhà nước được xác định "là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn" [45, Điều 1]. Trong Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, ngày 26 tháng 11 năm 2003, lần đầu tiên thuật ngữ công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên được chính thức sử dụng. Theo đó, Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động theo Luật doanh nghiệp [45, Điều 3]. Do yêu cầu phải cải cách nền kinh tế, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt đối xử với các loại hình doanh nghiệp để thu hút nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và sức ép gia nhập Tổ chức Thương mại Thế 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan