Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về mua bán công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths. luật...

Tài liệu Pháp luật về mua bán công ty cổ phần ở việt nam luận văn ths. luật

.PDF
109
431
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ------------ NGUYỄN THI ̣NGỌC GIAO PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 603850 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Phan Thi Thanh Thủy ̣ HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC Trang phu ̣ bià Lời cam đoan Mục lục Danh mu ̣c các từ viế t tắ t MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN CÔNG TY CỔ PHẦN ...................... 5 1.1 Lược sử về hoạt động mua bán công ty cổ phần ........................................... 5 1.1.1 Hoạt động mua bán Công ty cổ phần trên thế giới ........................................ 5 1.2.2 Hoạt động mua bán Công ty cổ phần ở Việt Nam ........................................ 7 1.2 Khái niệm mua bán công ty cổ phần và bản chất pháp lý của hoạt viê ̣c mua bán công ty cổ phần .................................................................... 11 1.2.1 Khái niệm mua bán công ty cổ phần .......................................................... 11 1.2.2. Đặc trưng pháp lý của mua bán công ty cổ phần ........................................ 16 1.2.3. Mối quan hệ giữa mua bán công ty cổ phần với hợp nhất, sáp nhập công ty, chuyển nhượng cổ phần và vấn đề kiểm soát tập trung kinh tế .................... 20 1.3 Vai trò, ý nghĩa của hoạt động mua bán công ty cổ phần ............................ 24 1.3.1 Đối với các nhà đầu tư ............................................................................... 25 1.3.2 Đối với Nhà nước ...................................................................................... 26 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ......... 27 2.1. Tổ ng quan về hê ̣ thố ng văn bản pháp luâ ̣t về mua bán công ty cổ phầ n.............. 27 2.2 Các quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về mua bán CTCP không có yếu tố nước ngoài và thực tiễn thi hành ...................................... 31 2.2.1 Các quy định pháp luật về phương thức, quy trình thủ tục mua bán công ty cổ phần, các trường hợp hạn chế mua bán công ty cổ phần ........................... 31 2.2.2. Các quy định pháp luật về kiểm soát tài chính trong hoạt động mua bán công ty cổ phần ................................................................................... 45 2.2.3. Hợp đồng mua bán công ty cổ phần ........................................................... 53 2.2.4 Số phận pháp lý của người lao động trong hoạt động mua bán công ty cổ phần .................................................................................................. 61 2.3 Các quy định của pháp luật Việt Nam về mua bán CTCP có yếu tố nước ngoài và thực tiễn thi hành ................................................................ 65 2.3.1 Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến M&A ............................ 65 2.3.2 Quy trình, thủ tục thực hiện việc mua bán CTCP có yếu tố nước ngoài .................. 72 2.4 Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán công ty cổ phần .................................................. 77 2.4.1. Pháp luật Trung Quốc ................................................................................ 78 2.4.2. Pháp luật Singapore ................................................................................... 80 2.4.3. Pháp luật Hoa Kỳ ....................................................................................... 81 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN CÔNG TY CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM ............................................................................................... 85 3.1 Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật mua bán CTCP ở Việt Nam hiện nay ....................................................................... 85 3.2 Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với hoạt động mua bán Công ty cổ phần............................................................................ 86 3.2.1. Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện kinh tế và thực trạng hệ thống pháp luật .................................................................................................... 86 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật mua bán công ty ở Việt Nam nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của chủ đầu tư ...................................................... 87 3.2.3. Hoàn thiện pháp luật mua bán công ty ở Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi của các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động mua bán công ty ............. 89 3.3 Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật mua bán CTCP ở Việt Nam hiện nay .................................................................. 90 3.3.1. Ban hành các quy đinh nh hoạt động mua bán công ty ......... 90 ̣ thống nhất điều chỉ 3.3.2 Mô ̣t số kiế n nghi ̣nhằ m tăng cường hiê ̣u quả của hoa ̣t đô ̣ng M &A và kiể m soát viê ̣c thực hiê ̣n pháp luâ ̣t M&A ................................................... 96 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 101 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS 2005 : Bộ luật Dân sự 2005 CĐT : Chủ đầu tư CTCP : Công ty cổ phầ n ĐHCĐ : Đại hội đồ ng cổ đông HĐQT : Hội đồng quản trị NLĐ : Người lao đô ̣ng LCT 2004 : Luật Cạnh tranh 2004 LCK 2006 : Luật Chứng khoán 2006 LDN 2005 : Luật Doanh nghiệp 2005 LĐT 2005 : Luật Đầu tư 2005 LTM 2005 : Luật Thương mại 2005 M&A Sáp nhập và mua bán doanh nghiệp : MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp - Mergers and Acquisitions – (viế t tắt là M&A) là một phần tất yếu của bất cứ nền kinh tế lành mạnh nào. Quan trọng hơn, đó là cách thức chủ yếu để các doanh nghiệp cơ cấu lại, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và đem lại thu nhập cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư . Hoạt động M &A đã diễn ra khá lâu trên thế giới . Tại Viê ̣t Nam M&A đã được quan tâm kể từ khi chúng ta ban hành Luật Doanh nghiệp 1999, nhưng phải sau khi có Luật doanh nghiệp năm 2005, hoạt động M&A mới thực sự có những bước phát triển. Khoảng 3 năm gầ n đây , hoạt động M &A Doanh nghiệp trở nên đươ ̣c quan tâm nhiề u ở Viê ̣t Nam . Có thể nói những khó khăn của nền kinh tế trong nửa đầu năm 2008 như lạm phát tăng cao, nhập siêu tăng mạnh, cuộc chạy đua lãi suất huy động, nhiều dự án bất động sản và phát triển hạ tầng bị đình trệ, hoạt động IPO (Initial Public Offering – phát hành cổ phiếu lần đầu) tạm gián đoạn... cộng với lộ trình thực hiện cam kết WTO là những yếu tố thúc đẩy hoạt động M&A Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động M&A ngày càng sôi động bởi do hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều doanh nghiệp đã không thể tồn tại độc lập. Một bộ phận các doanh nghiệp chọn con đường phá sản. Một bộ phận khác chọn cách tái cơ cấu để có thể trụ vững qua thời kỳ khủng hoảng nhằm mong muốn phát triển lên . M&A là một trong những công cụ tái cơ cấu hiệu quả nhất được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. M&A đươ ̣c xem là mô ̣t giải pháp huy đô ̣ng vố n tić h cực cho doanh nghiê ̣p đồ ng thời nó cũng đươ ̣c xem là chiế n lươ ̣c nhằm phát triển doanh nghiệp lên tầm cao mới. Hiện tại ở Việt Nam đã có nhiều thương vụ M&A được thực hiện với giá tri ̣giao dich ̣ lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ, khiế n M&A luôn là tâm điể m chú ý của giới đầ u tư. Hoạt động M&A tại Viê ̣t NamVN đang trở nên sôi động nhưng trên thực tế chưa có văn bản pháp lý nào định nghĩa cụ thể về vấn đề này. Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam khi thực hiện M&A chỉ dựa trên khung pháp lý dành cho cổ phần hoá, phát hành và niêm yết chứng khoán, Luật Doanh nghiệp 2005 (LDN 2005), Luật 1 đầu tư (LĐT2005), Luật cạnh tranh (LCT 2004) và Luật chứng khoán (LCK 2006), chưa có sự chuyên biệt về vấn đề này. Chính vì sự mâu thuẫn giữa việc thiếu hụt các quy định pháp lý và nhu cầu mạnh mẽ trong việc thực hiện các hoạt động M&A trong bối cảnh của nền kinh tế nước ta, việc phân tích các quy định của pháp luật kinh doanh (PLKD) hiện hành về M&A, tìm ra các ưu điểm và hạn chế của pháp luật và đưa ra các đề xuất và kiến nghị để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về M&A đang trở thành một vấn đề cấp thiết cần phải quan tâm và điều chỉnh. Từ sự đòi hỏi cấp thiết này tác giả đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Pháp luật về mua bán CTCP ở Việt Nam” để làm luận văn Thạc sỹ. Sở dĩ công ty cổ phầ n CTCP được chọn làm đối tượng nhiên cứu của luận văn bởi đây là mô hình doanh nghiệp phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. 2. Tình hình nghiên cứu của Đề tài Hoạt động M&A đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, điều đó đã tạo ra sức hút mạnh mẽ cho các nhà nghiên cứu, những chuyên gia kinh tế pháp lý đã tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra nhiều đề tài khoa học có giá trị. Đó là: Luận văn Thạc sỹ “Thâu tóm-Hợp nhất doanh nghiệp dưới góc nhìn tài chính” của Thạc sỹ Huỳnh Thị Cẩm Hà; Luận văn thạc sỹ "Pháp luật về mua bán công ty ở Việt Nam- Thực trạng và giải pháp” của Thạc sỹ Vũ Phương Đông; Luận văn thạc sỹ “Hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam” của thạc sỹ Mai Vân Anh; bài viết “Một số vấn đề về sáp nhập, mua lại doanh nghiệp và tình hình Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Thường Lạng và Nguyễn Thị Quỳnh Thư; bài viết “Điều kiện xây dựng, phát triển thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam” của ThS. Bùi Thanh Lam đăng trên tạp chí Luật học số 4/2008; bài viết “ Thực trạng pháp luật về mua bán doanh nghiệp” của ThS. Trần Bảo Ánh đăng trên tạp chí Luật học tạp chí Luật học số 5/2008; bài viết “Hợp đồng mua bán doanh nghiệp” trong cuốn Pháp luật về Hợp đồng trong thương mại và đầu tư, NXB Chính trị Quốc gia do TS. Nguyễn Thị Dung (chủ biên); bài nghiên cứu "Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam" của Nguyễn Đình Cung và Lưu Minh Đức và một số tác giả 2 khác. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu về hoạt động mua bán Doanh nghiệp này chủ yếu xem xét hoạt động mua bán doanh nghiệp trong các yếu tố của tư duy kinh tế, trên phương diện tài chính cùng và một số nội dung pháp lý liên quan; nghiên cứu của Thạc sỹ Vũ Phương Đông chỉ dừng lại ở việc mua bán các công ty nói chung, chưa chuyên biệt cụ thể một loại hình công ty nào, Luận văn của thạc sỹ Mai Vân Anh chỉ tìm hiểu khía cạnh pháp lý về Hợp đồng. Cho đến nay chưa có một công trình nào thực sự đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề pháp lý về việc mua bán Công ty cổ phần một cách toàn diện và mang tính hệ thống nhằm đưa ra những đề xuất mang tính chất pháp lý nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật M&A ở Việt Nam. Rõ ràng là những khoảng trống pháp lý này cần phải được bổ sung và hoàn chỉnh để tạo ra môi trường pháp lý phù hợp để bảo hộ thúc đẩy một các hiểu quả các hoạt động M&A đang và sẽ diễn ra trong nền kinh tế. 3. Mục đích nghiên cứu Luận văn được viết trong thời điểm mà những quan niệm, những quy định về mua bán công ty ở cổ phần ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, tản mát và chưa có hệ thống. Vì vậy, mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về hoạt động mua bán doanh nghiệp, phân tích vai trò của hoạt động mua bán CTCP trong hoạt động kinh tế, từ đó đưa ra những giải pháp về mặt pháp lý nhằm hoàn tiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ kinh tế còn rất mới mẻ này. Để thực hiện được mục đích đó, nhiệm vụ đặt ra cho Luận văn là: - Làm rõ bản chất pháp lý của hoạt động mua bán CTCP; - Phân tích vai trò của hoạt động mua bán CTCP đối với quá trình vận động, phát triển của nền kinh tế; - Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của hoạt động mua bán CTCP trên thế giới và ở Việt Nam; - Nghiên cứu các quy định pháp luật hiện hành về hoạt động mua bán CTCP nhằm làm rõ cơ sở lý luận về mua bán công ty ở Việt Nam; - Từ những nghiên cứu, phân tích trên, đưa ra những nhận định và giải pháp pháp lý để hoàn thiện chế định về hoạt động mua bán CTCP ở Việt Nam nói riêng, góp phần 3 hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung. 4. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu + Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hiện hành về mua bán CTCP, thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam trong sự phân tích và so sánh với pháp luật về M&A của một số quốc gia trên thế giới. + Phạm vi nghiên cứu: Với đề tài “Pháp luật về mua bán CTCP ở Việt Nam”, tác giả luận văn chỉ tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán các loại hình CTCP ở trong và ngoài nước Cụm từ “công ty” được nhắc đến trong luận văn này là chỉ đến Công ty cổ phần 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên nền tảng lý luận là các nguyên tắc và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả có kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh, tổng hợp, thống kê, khái quát hoá để giải quyết nội dung khoa học của đề tài . Đặc biệt, luận văn rất chú trọng các phương pháp phân tích và so sánh luật ; kết hợp giữa lý luận với thực tiễn để rút ra các nhận xét , kết luận, làm sáng tỏ các vấn đề bất cập của pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị phù hợp. 6. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. Ngoài lời nói đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về mua bán CTCP và pháp luật về mua bán công ty cổ phần Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về mua bán CTCP ở Việt Nam Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về mua bán CTCP ở Việt Nam. 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN CÔNG TY CỔ PHẦN Tại chương 1, tác giả tập trung làm rõ các vấn đề lý luận chung về mua bán công ty cổ phần như lịch sử của hoạt động này trên thế giới và Việt Nam, các khái niệm cơ bản và vai trò, ý nghĩa của hoạt động mua bán công ty cổ phần 1.1 Lược sử về hoạt động mua bán công ty cổ phần 1.1.1 Hoạt động mua bán Công ty cổ phần trên thế giới Những năm cuối của thế kỉ thứ XIX và đầu thế kỉ XX, khi số lượng công ty trên thế giới tăng mạnh, cũng là lúc hoạt động cạnh tranh diễn ra khốc liệt. Rất nhiều công ty phát triển mạnh mẽ trong một thời gian, tạo dựng được thương hiệu, xây dựng cơ sở kinh doanh hoàn chỉnh, nhưng không kịp đổi mới hoặc do những thay đổi bất ngờ của tình hình kinh tế dẫn đến tình trạng kiệt quệ về mặt tài chính. Đúng vào thời điểm này nhu cầu về việc mua bán công ty, nhu cầu về sáp nhập các công ty được hình thành và từ đó đến nay trên thế giới xuất hiện 5 làn sóng về mua bán công ty.[22] Làn sóng thứ nhất những năm 1897-1904: Làn sóng này được coi là khởi đầu của hoạt động mua bán công ty trên thế giới, do quá trình bùng nổ nhanh chóng của nền kinh tế, hệ thống giao thông được nâng lên một tầng cao mới, hệ thống văn bản pháp luật về công ty được quy định đầy đủ. Trong thời gian này chủ yếu các hoạt động mua bán diễn ra giữa các công ty phát triển công nghiệp nặng vì vậy số lượng các vụ mua bán còn rất hạn chế. Tuy nhiên đợt sóng này chấm dứt nhanh chóng do khủng hoảng kinh tế những năm 1903 và sự sụp đổ của thị trường chứng khoán năm 1904. Làn sóng thứ hai những năm 1916-1929: Làn sóng này được khởi tạo từ sự bùng nổ của kinh tế thế giới sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, nhu cầu về các mặt hàng nhu yếu phẩm tăng mạnh tạo đà thuận lợi cho các công ty phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh trên thị trường, sự phát triển về khoa học công nghệ cũng tạo điều kiện 5 thuận lợi cho các công ty tăng năng suất lao động cải tiến chất lượng hàng hóa. Hàng loạt các vụ mua bán diễn ra trong các lĩnh vực luyện kim, hóa dầu, thuốc, và phương tiện vận chuyển, với sự tham gia của một số ngân hàng đầu tư trong những thương vụ này. Làn sóng thứ hai chấm dứt sau đại khủng hoảng kinh tế khởi nguồn từ sự sụp đổ của thị trường chứng khoán ngày 29-10-1929. Làn sóng thứ ba là những năm 60 của thế kỉ XX: Kinh tế thế giới lại trải qua một thời kì phát triển mạnh sau đại chiến thế giới lần thứ 2, thị trường chứng khoán trở lại cùng với đó là sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, sự lớn mạnh không ngừng của các tập đoàn tài chính tạo đà cho các cuộc mua bán diễn ra sôi nổi trong thời kì này. Làn sóng thứ tư là những năm 80 của thế kỉ XX: Thế giới bắt đầu xuất hiện những nền kinh tế mới bên cạnh Mỹ và các nước Châu Âu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore v.v, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trên toàn cầu. Rất nhiều đổi mới được diễn ra trong các lĩnh vực về tài chính, ngân hàng kèm theo đó là sự sụp đổ của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới tạo cơ sở cho nhiều hoạt động mua bán công ty được diễn ra. Tuy nhiên trong giai đoạn này các yếu tố bổ trợ chưa đủ mạnh để đẩy hoạt động mua bán công ty thực sự phát triển tương xứng với tình hình của nền kinh tế khi đó. Làn sóng thứ năm từ năm 1992 đến nay: Đây là thời điểm để các hoạt động mua bán diễn công ty ra sôi nổi, đa dạng về cách thức cũng như giá trị. Từ năm 1995 trở đi, không năm nào số lượng các vụ giao dịch xuống dưới con số 15.000 vụ, đặc biệt là năm 2000: số lượng giao dịch là 35.000 vụ với tổng giá trị lên tới 3.500 tỷ USD, và năm 2007 với 30.000 vụ tương ứng giá trị là 4.000 tỷ USD. Trong số đó có rất nhiều thương vụ có giá trị lớn như: Vodaphone Airtouch PLC mua lại Mannesmann năm 1999 với trị giá 183 tỷ USD; American Online Inc (AOL) mua lại Time Warner với trị giá 165 tỷ vào năm 2000.[43] M&A trên thế giới đã tồn tại từ rất lâu đời, có lịch sử hàng trăm năm và được biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau. Hiện nay, hoạt động mua bán công ty đang trở thành một vấn đề nóng hổi trong hoạt động kinh tế của thế giới đặc biệt là thị trường tài chính. Năm 2008 chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, bắt 6 đầu từ hoạt động cho vay thế chấp dưới chuẩn của Mỹ. Sự sụp đổ mang tính chất dây chuyền của các tập đoàn tài chính hàng đầu ở Mỹ đã đẩy nền kinh tế mạnh nhất thế giới vào một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng, ngay lập tức lan rộng sang Châu Âu, Châu Á và giờ đây ảnh hưởng của nó đã bao trùm toàn thế giới. Thời điể m này rấ t thuâ ̣n l ợi cho các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới tiến hành các thương vụ mua bán công ty để tái cơ cấu lại cấu trúc của công ty mình nhằm vượt qua khó khăn của khủng hoảng kinh tế. 1.2.2 Hoạt động mua bán Công ty cổ phần ở Việt Nam Theo báo cáo thường niên năm 2009 về hoạt động mua bán công ty tại Việt Nam của công ty kiểm toán Pricewaterhouse Coopers, hoạt động mua bán công ty của Việt Nam tuy mới ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành nhưng lại đang nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, bất chấp những khó khăn về tài chính do cuộc khung hoảng tài chính toàn cầu gây ra.[57] Hoạt động mua bán công ty tiếp tục được duy trì và tăng về số lượng cũng nh ư giá trị giao dịch cũng nhưng đa dạng về cách thức thực hiện. Trên thực tế, ở Việt Nam, hoạt động mua bán công ty bắt đầu xuất hiện từ năm 2000 và tăng dần theo từng năm. Bắt đầu từ việc Công ty Colgate (Mỹ) mua thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan với giá 3 triệu USD. Sau Dạ Lan, Tập đoàn Unilever của Mỹ mua thương hiệu kem đánh răng P/S của Công ty Hóa mỹ phẩm Phong Lan với giá 5 triệu đô. Năm 2003, có 41 thương vụ với giá trị 118 triệu USD [58]; đến năm 2008 con số là 146 vụ tương ứng với 1.009 triệu USD. Trong đó số đó có những thương vụ nổi bật như: Savico mua lại khách sạn Furama 16 triệu USD tháng 11 năm 2005; Kinh Đô mua thương hiệu kem Wall và đang tiến hành mua hãng nước giải khát Tribeco; Holcim mua lại Cotec Cement với giá 50 triệu USD tháng 8 năm 2008; Quantas mua lại 18% sau đó là 31% và hiện nay là 49% cổ phần của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific; VRI mua lại Tiberon với giá 230 triệu USD.[16]. Hoạt động mua bán công ty được tiến hành trên nhiều lĩnh vực trong đó tập trung vào các liñ h v ực: ngân hàng, chứng khoán, sản xuất hàng tiêu dùng, buôn bán lẻ, dược phẩm; kiểm toán và công nghệ thông tin 7 (i) Lĩnh vực ngân hàng: Hoạt động mua lại các ngân hàng ở Việt Nam được thực hiện từ những năm cuối của thế kỉ trước, trong giai đoạn Việt Nam chuẩn bị những bước đà để hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế thế giới. Hoạt động mua lại và tiến hành sáp nhập của các Ngân hàng Việt Nam được chia thành 2 giai đoạn: Giai đoạn 1, trước năm 2006, trong quá trình tiến hành triển khai dự án “Chấn chỉnh và sắp xếp các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” do Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt (Quyết định số 212/1999/QĐ-TTg ngày 29/10/1999) đã có nhiều Ngân hàng Thương mại cổ phần nông thôn bị tiến hành mua lại để thành lập các Ngân hàng Thương mại cổ phần có quy mô vốn và địa bàn hoạt động rộng lớn hơn. Tiêu biể u là viê ̣c Ngân hàng Th ương mại cổ phần Phương Nam tiến hành mua lại và sáp nhập với: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đồng Tháp, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Nông thôn Châu Phú- An Giang, Ngân hàng Thương mại cổ phần Cái Sắn- Cần Thơ. Giai đoạn 2, từ năm 2006 đến nay, giai đoạn này chứng kiến làn sóng đầu tư của các tập đoàn tài chính, các ngân hàng quốc tế vào Việt Nam thông qua hoạt động mua bán. Hiện nay mức sở hữu tối đa của một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài trong một Ngân hàng thương mại cổ phần là không quá 15% (Nghị định 69/2007/NĐ-CP "Về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam"của Chính phủ ban hành ngày 20/4/2007), trừ trường hợp đặc biệt vào tháng 8 năm 2008, được sự chấp thuận của Thủ tướng, HSBC đã nắm giữ 20% tổng số vốn điều lệ của Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank). Các tập đoàn nhà nước Việt Nam hiện nay cũng đang nắm giữ một tỷ lệ vốn khá lớn trong các Ngân hàng Thương mại, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm giữ 30% vốn điều lệ của Ngân hàng An Bình; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) nắm giữ 20% vốn điều lệ của Ngân hàng dầu khí toàn cầu (GP bank) và 20% vốn điều lệ của Ngân hàng Đại Dương (Ocean bank), hay gần đây nhất là việc Eximbank đã mua lại 9,73% vốn điều lệ của Sacombank và là cổ đông đại diện ủy quyền đạt 51%. Hiện nay số lượng Ngân hàng ở Việt Nam là tương đối nhiều (36 Ngân hàng thương mại cổ phần và 6 Ngân hàng liên doanh) so với quy mô dân số (khoảng 85 8 triệu người) và GDP là 122 tỷ USD (năm 2011) [69]. Trong khi đó Hàn Quốc với GDP gấp khoảng 10 lần Việt Nam (857 tỷ USD, năm 2008) chỉ có 20 Ngân hàng. Vì vậy xu hướng trong tương lai sắp tới, số lượng các Ngân hàng tại Việt Nam phải giảm xuống cho phù hợp vì vậy nhiều Ngân hàng có quy mô vốn nhỏ, có khả năng quản trị yếu, sẽ bị mua lại bởi các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Số lượng ngân hàng dự định sẽ giảm 30%-40% trong một vài năm tới đây.[16] (ii) Lĩnh vực phân phối bán lẻ: Từ ngày 01/01/2009, theo cam kết hội nhập WTO, Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài trên thị trường bán lẻ mở ra điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tiến hành kinh doanh tại Việt Nam. Hãng bán lẻ nổi tiếng Dairy Farm (Hongkong) mua lại 6 chuỗi siêu thị Citimart của Công ty Đông Hưng. Lotte mua lại 35,6% vốn điều lệ của Bibica và cử đại diện giữ chức chủ tịch Hô ̣i đồ ng quản tri ̣ (HĐQT) và kiểm soát công ty này. Đối với các nhà phân phối bán lẻ Việt Nam đi đầu là Kinh Đô, sau khi mua lại dây chuyền sản xuất Kem Wall từ Unilevers Bestfood. Trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ đón nhận nhiều nguồn vốn đầu tư vào hoạt động bán lẻ của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới như Wall Mart, Bestbuy, H&M, v.vv.. và cách thức mà các nhà đầu tư này sẽ ưu tiên lựa chọn là thông qua con đường mua bán công ty. Lĩnh vực phân phối bán lẻ là lĩnh vực có nhiều tiềm năng nhất để đón nhận nguồn vốn đầu tư.[16] (iii) Trong lĩnh vực chứng khoán: Cùng với sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm vừa qua, số lượng các công ty chứng khoán được thành lập với tốc độ nhanh chóng nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư tham gia vào một loại thị trường còn mới mẻ này. Tuy nhiên với 105 công ty chứng khoán đang hoạt động (tính đến thời điểm tháng 9/2009) trong đó số công ty có vốn điều lệ dưới 300 tỷ chiến gần 80% điều này tạo ra rủi ro rất lớn cho các nhà đầu tư nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung. Hiện nay, Việt Nam chỉ cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ 49% vốn điều lệ của các công ty chứng khoán và trong tương lai trung hạn, sẽ diễn quá trình mua lại hoặc thôn tính các công ty chứng khoán không có tiềm lực tài chính (không có các công ty tài 9 chính, tập đoàn nhà nước hỗ trợ). Và số lượng các công ty chứng khoán sẽ giảm 50%-60% sau quá trình mua bán và thôn tính công ty.[16] (iv) Trong lĩnh vực dược phẩm và kiểm toán: Đặc điểm trung của hai lĩnh vực này ở Việt Nam đó là có sự tham gia đông đảo của các công ty, tuy nhiên, hầu hết các công ty hoạt động trong hai lĩnh vực này đều không đáp ứng được nhu cầu về vốn và quy mô sản xuất theo tiêu chuẩn mà thế giới và Việt Nam ban hành. Trong ngành dược phẩm, các công ty sản xuất thuốc tại Việt Nam chủ yếu sản xuất các loại thuốc thông thường mà chưa sản xuất được các loại thuốc đặc trị, nhiều công ty chưa đảm bảo được tiêu chuẩn GMP của WHO. Năm 2006, Việt Nam bắt đầu tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong lĩnh vực dược phẩm và tiếp tục tăng hàng năm. Trong ngành kiểm toán, hiện nay có 146 công ty kiểm toán (tính đến hết năm 2008) đang hoạt động trên thị trường kiểm toán Việt Nam nhưng chỉ có 26 công ty được phép kiểm toán cho các công ty đại chúng (loại hình công ty cần kiểm toán nhất, và chiếm thị phần chủ yếu về nhu cầu kiểm toán). Hiện nay các công ty kiểm toán nhỏ đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội việc làm do thiếu kiểm toán viên, thiếu uy tín và thiếu vốn. Xu hướng của hai lĩnh vực này trong những năm tới đây sẽ xảy ra nhiều vụ M&A để tiến hành đầu tư vào một thị trường mới (lĩnh vực dược phẩm) hoặc để thay đổi quy mô và chất lượng dịch vụ (đối với kiểm toán), quá trình diễn ra hoạt động M&A hứa hẹn sẽ có sự tham gia tích cực của các NĐT nước ngoài.[16] Tiểu kế t: Từ việc nghiên cứu thực tiễn hoạt động mua bán công ty tại một số lĩnh vực ngành nghề quan trọng , tác giả nhận thấy hoạt đô ̣ng M&A ở Viê ̣t Nam có mô ̣t số tính chấ t chung như sau: Một là, hoạt động M&A ở Việt Nam vẫn đang ở thời kì đầu của quá trình hình thành, các giao dịch chủ yếu có giá trị thấp, các giao dịch có giá trị lớn diễn ra với số lượng ít và chủ yếu do các thương nhân, NĐT nước ngoài thực hiện. Hoạt động M&A trước năm 2005 chỉ diễn ra nhỏ lẻ, tự phát, sau năm 2005 mới tập trung hơn và có quy mô hơn nhờ sự ra đời của LDN 2005 và LCK 2006. 10 Hai là, hoạt động M&A vẫn còn ở mức độ đơn giản chỉ đơn thuần là việc mua lại tài sản của công ty, hình thức mua lại chủ yếu là thân thiện (friendly) mà chưa có nhiều hình thức để các chủ thể kinh doanh lựa chọn, đặc biệt là hình thức mua lại mang tính chất thôn tính đối thủ rất phổ biến trên thế giới. Ba là, trong nhiều trường hợp, hoạt động mua bán công ty mới chỉ dừng lại ở việc mua cổ phần để đầu tư tài chính, trở thành cổ đông chiến lược do còn nhiều ngành nghề mà Việt Nam còn giới hạn cho các nhà đầu tư. 1.2 Khái niệm mua bán công ty cổ phần và bản chất pháp lý của hoạt viêc̣ mua bán công ty cổ phần 1.2.1 Khái niệm mua bán công ty cổ phần Theo từ điển bách khoa Việt Nam “Mua bán là hành vi trao đổi giữa người mua hàng nhận được quyền sở hữu hàng hóa từ người bán bằng cách trả một số tiền theo sự thỏa thuận về giá cả của hai bên”.[61] Trong khoa học pháp lý, thuật ngữ “mua bán” thường được sử dụng với thuật ngữ “tài sản” trong dân sự, hoặc “hàng hóa” trong thương mại, thuật ngữ “Mua bán công ty” vẫn còn rất mới mẻ trong hệ thống pháp luật của Việt Nam vì đối tượng của hoạt động mua bán là "công ty cổ phần" – “tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”.[38], là một pháp nhân độc lập có quyền nhân danh mình để tham gia các giao dịch. Pháp luật nước ngoài sử dụng nhiều thuật ngữ liên quan đến hoạt động mua bán công ty như M&A (Mergers and Acquisitions), Takeovers, Buyout, v.v…Các thuật ngữ này cho ta những hình dung cơ bản về hoạt động mua bán công ty theo pháp luật nước ngoài. Mergers and Acquisitions là thuật ngữ được ghép từ “Mergers” có nghĩa là sáp nhập và “Acquisitions” là mua lại. Trong đó: Mergers- Sáp nhập là sự kết hợp của hai hay nhiều công ty với nhau, cùng nhau thỏa thuận về tài sản, phân chia thị trường, thương hiệu và thành lập một công ty duy nhất với quy mô lớn hơn. Sáp nhập được chia thành nhiều loại: (i) Sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal Mergers) là cuộc sáp nhập giữa 11 các công ty là đối thủ cạnh tranh của nhau hoặc những công ty trên cùng một thị trường liên quan hoặc hoạt động cùng nhau trên những khâu trong quá trình sản xuất. Ví dụ như GM motors của Mỹ sáp nhập vơi Deawoo của Hàn Quốc trở thành GM Deawoo. (ii) Sáp nhập theo chiều dọc (Vertical Mergers) là cuộc sáp nhập giữa các công ty hoạt động trong các khâu khác nhau của cùng một lĩnh vực, trên cùng một chuỗi giá trị để mở rộng hình thức và khả năng kinh doanh của nhà đầu tư. Ví dụ như một công ty sản xuất hàng may mặc sáp nhập với một công ty có chuỗi cửa hàng bán quần áo. (iii) Sáp nhập kết hợp (Conglomerate Mergers) là cuộc sáp nhập giữa các công ty hoạt động trên những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Hình thức này giúp cho các NĐT giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh thông qua việc đa dạng hóa hình thức và sản phẩm kinh doanh, mở rộng hoạt động kinh doanh về mặt địa lý. Acquisitions (hay Takeovers)- Mua lại là hoạt động của một doanh nghiệp khi muốn nắm giữ hoặc tìm cách kiểm soát hoạt động của một công ty khác thông qua việc mua một phần tài sản hoặc cổ phần chi phối đủ để khống chế toàn bộ hoạt động của công ty mục tiêu. Hoạt động mua lại cũng được chia thành nhiều loại: (i) Mua lại “thân thiện”- Friendly Hostile- là hình thức công ty mua đưa ra một đề nghị mua lại công ty bị mua, chủ sở hữu công ty bị mua sau khi nhận đề nghị tiến hành họp và đưa ra quyết định bán công ty. Hợp đồng được kí kết và hai bên nhanh chóng thanh lý hợp đồng và tiến hành các thủ tục tiếp theo. (ii) Mua lại “thôn tính”- Hostile Takeovers- là hình thức công ty mua tiến hành nhiều biện pháp để thực hiện việc mua lại khi công ty bị mua từ chối đề nghị mua của công ty mua lại theo hình thức mua lại “thân thiện”. Các biện pháp đó có thể là chào mua với giá trị cao hơn giá trị trên thị trường rất nhiều (tender offer); lôi kéo các cổ đông không hài lòng với cách thức tổ chức quản lý hiện hành của công ty (proxy fights); thu gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, mua lại tài sản của công ty v.v.. Việc Công ty Colgate (Mỹ) mua thương hiệu kem đánh răng Dạ Lan là một ví dụ điển hình cho kiểu mua bán này. 12 (iii) Mua lại "ngược" - Reverse Takeover- là hình thức một công ty tư nhân mua lại toàn bộ một công ty đại chúng, hình thức này mang lại cho công ty tư nhân cơ hội trở thành công ty đại chúng mà có thể bỏ qua nhiều giai đoạn phức tạp (thẩm định, IPO, v.v..). Tuy nhiên, hình thức mua bán này rất phức tạp và thường được thực hiện thông qua các "Shell corporation" (những công ty được thành lập tại những "thiên đường" thuế). Hai thuật ngữ Mergers và Acquisition khi để độc lập mang những ý nghĩa và cách thức tiến hành hoàn toàn khác nhau tuy nhiên trên thế giới vẫn thường sử dụng hai thuật ngữ này chung thành cụm từ M&A vì trong nhiều trường hợp mua lại sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng là sự sáp nhập của một công ty vào một công ty khác. Tại Việt Nam, việc mua bán công ty cổ phần chủ yếu dưới dạng “thân thiện”- Friendly Hostile, chỉ một số ít là mua lại theo kiểu “thôn tính”- Hostile Takeovers. Còn việc mua lại "ngược" - Reverse Takeover thì hầu như chưa diễn ra. Dưới góc độ pháp lý, ở Việt Nam hiện nay, quan niệm về "Mua bán công ty" chưa có sự thống nhất và được ghi nhận trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, cụ thể: - Nghị định số 109/2008/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 10/10/2008 về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước quy định “Bán doanh nghiệp là việc chuyển sở hữu có thu tiền toàn bộ doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân” (khoản 1 điều 3). Định nghĩa này cho phép xác định bản chất của quan hệ M&A và chuyển quyền sở hữu có thu tiền và đối tượng của quan hệ mua bán là một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp - LDN 2005 không định nghĩa về mua bán doanh nghiệp hay mua bán công ty. Ngoài quy định về bán doanh nghiệp tư nhân, LDN 2005 chỉ quy định về mua bán, chuyển nhượng cổ phần. - Theo LCT 2004 “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại” (Khoản 3, Điều 17). Theo quy định này, mua bán doanh nghiệp là việc mua tài sản của doanh nghiệp tuy nhiên 13 việc mua này lại mang đến cho bên mua quyền kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua. Do mục tiêu của hoạt động M&A là mục tiêu kiểm soát hoạt động công ty, việc mua bán không chỉ diễn ra đơn thuần với việc mua bán tài sản thông thường mà phải thỏa thuận mua bán các yếu tố liên quan đến thương hiệu, tên thương mại, lợi thế kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, hệ thống nhân sự, hệ thống khách hàng và những vấn đề có liên quan khác [20, tr. 279,280] Theo quan điểm của LCT 2004, “Mua lại doanh nghiệp” gắn liền với hoạt động mua tài sản của doanh nghiệp nhằm nắm quyền kiểm soát chi phối doanh nghiệp đó. Nhưng trên thực tế, việc mua cổ phần đến một mức nhất định cũng tạo điều kiện cho người mua kiểm soát và chi phối hoạt động của công ty. Việc mua cổ phần hoàn toàn khác với việc mua tài sản của công ty theo Luật Cạnh tranh vì nếu hoạt động mua tài sản của công ty thì bên bán là công ty, nhưng chủ thể tham gia ký kết hợp đồng mua bán cổ phần là cổ đông với bên mua. Bên mua sẽ trở thành cổ đông của công ty và tham gia hoạt động quản lý công ty. Nhưng việc mua bán cổ phần, bên mua không phải lúc nào cũng nhằm mục đích tham gia vào quản hoạt động quản trị công ty, hay nhằm kiểm soát chi phối hoạt động công ty mà có thể chỉ là một hành vi đầu tư thông thường. Đây chính là điểm vướng mắc trong hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán công ty. Rõ ràng, pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có một quan điểm thống nhất về khái niệm mua bán doanh nghiệp, đồng thời cũng chưa đưa ra khái niệm như thế nào là mua bán công ty cổ phần. Tác giả tiếp cận khái niê ̣m này trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm về hoạt động M&A của pháp luật nước ngoài và các khái niệm về M&A của pháp luật trong nước. Về cơ bản, quan niệm của pháp luật Việt Nam về “mua bán công ty cổ phần” được hiểu theo nghĩa hẹp đó là mua bán tài sản của công ty nhằm nắm quyền chi phối hoạt động của công ty. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chỉ có quy định về việc bán các loại hình doanh nghiệp một chủ (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân), hoạt động bán các doanh nghiệp này khá đơn giản do yếu tố 1 chủ sở hữu. Việc xây dựng phương án bán, lên kế hoạch và ra quyết định bán mang yếu tố chủ quan của chủ sở hữu. Xét trên yếu tố tài sản, hầu hết các 14 doanh nghiệp này, giá trị tài sản không lớn vì vậy hoạt động mua bán cũng diễn ra dễ dàng hơn. Quy định về mua bán CTCP vẫn đang được bỏ ngỏ. Qua những nghiên cứu quan niệm về "mua bán công ty " theo pháp luật thế giới và Việt Nam, có thể thấy, "mua bán công ty cổ phần " hiện nay được nhìn nhận dưới hai góc độ (i) từ góc độ pháp luật thế giới, mua bán CTCP là hoạt động mua bán toàn bộ hoặc một phần tài sản công ty, hoặc mua cổ phần để nắm quyền chi phối đối với hoạt động của công ty. (ii) từ góc độ pháp luật Việt Nam, mua bán CTCP là mua bán toàn bộ hoặc một phần tài sản của công ty nhằm chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề một lĩnh vực kinh doanh của công ty bị mua lại. Như vậy, đối tượng của mua bán công ty theo pháp luật Việt Nam chỉ đơn thuần là toàn bộ tài sản hoặc một phần tài sản của công ty bị mua lại. Mua bán công ty theo cách nhìn của luật pháp thế giới bổ sung thêm một đối tượng của hoạt động mua bán công ty đó là cổ phần. Với cách hiểu này, hoạt động mua lại công ty trở nên rất phức tạp đối với các công ty tham gia giao dịch và đối với cơ quan quản lý đặc biệt là những hoạt động mua bán công ty xuyên quốc gia. Theo quan điểm của tác giả mua bán CTCP đươ ̣c hiể u là quá trình tiến hành các thủ tục để dẫn tới sự thay đổi về cấu trúc vốn, cấu trúc quản lý của công ty cổ phần. Hoạt động mua lại CTCP được quy định không chỉ đơn giản là việc mua toàn bộ công ty, mua tài sản công ty mà còn là việc mua cổ phần để nắm quyền chi phối đối với công ty, hay tranh thủ sự ủng hộ của các cổ đông để nắm quyền kiểm soát công ty. Sâu xa hơn nữa, việc mua bán CTCP chính là nhằm mua bán thị trường tiêu thụ sản phẩm phía sau công ty bán để mở rộng thị phần cho công ty mua. Hiện nay hoạt động mua bán CTCP ở Việt Nam đang có những điều kiện thuận lợi để phát triển như có nhiề u CTCP quy mô nhỏ và vừa không vươ ̣t qua đươ ̣c trước cơn đa ̣i khủng hoảng nên có nhu cầ u bán, nhiề u NĐT trong và ngoài nước đề u muố n tiế p câ ̣n để mua bởi đây là kênh đầu tư quan trọng và hiệu quả . Tuy nhiên, cách hiểu về hoạt động M&A theo nghĩa hẹp của pháp luật Việt Nam hiện hành chưa phổ quát và đáp ứng được yêu cầu của những hoạt động đang diễn ra trên thực tế. Việc mở rộng khái niệm và thay đổi quan niệm về M&A là một nhu cầu cần 15 phải thực hiện ngay trong thời gian sắp tới. Theo ý kiến của tác giả, cách hiểu về hoạt động mua bán công ty theo nghĩa rộng của pháp luật trên thế giới hiện nay là phù hợp và pháp luật Việt Nam có thể hoàn thiện theo xu hướng đó. 1.2.2. Đặc trưng pháp lý của mua bán công ty cổ phần Thứ nhất, mua bán CTCP mang bản chất pháp lý của quan hệ mua bán – có sự chuyển quyền sở hữu có thu tiền. Đây là một giao dịch mang tính chất dân sự. Tuy nhiên, đối tượng của giao dịch này lại không phải là “tài sản” đơn thuần như các giao dịch dân sự thông thường, mà là CTCP, một thực thể pháp lý, là “hàng hoá đặc biệt”. Thông qua đó, người mua hướng tới quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp. Nói cách khác khách thể của quan hệ mua bán CTCP chính là trái quyền. Trong mua bán CTCP có sự chuyển giao một phần hoặc toàn bộ sản nghiệp thương mại của doanh nghiệp cùng các trái quyền. Sản nghiệp thương mại là toàn bộ tài sản gồm cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của thương nhân phục vụ cho hoạt động thương mại: trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, mạng lưới tiêu thụ hàng hoá và cung ứng dịch vụ...[41]. Các trái quyền là quyền kiểm soát doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp đối với người thứ ba, bao gồm cả quyền và nghĩa vụ đối với chủ nợ về quyền và nghĩa vụ đối với người lao động... Đây chính là điểm khác biệt của quan hệ mua bán doanh nghiệp và các quan hệ mua bán dân sự thông thường và cả quan hệ mua bán thương mại khác như mua bán tài sản doanh nghiệp. Điều đáng lưu ý là, mua bán tài sản doanh nghiệp chỉ xuất hiện sự chuyển giao quyền sở hữu đối với khối tài sản đó, có sự chuyển giao một phần sản nghiệp thương mại - đó là phần tài sản hữu hình, chứ không thiết lập bất cứ quyền gì của người mua đối với hoạt động chi phối doanh nghiệp hay bất kì quyền gì trong hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, hàng hoá "CTCP" trong quan hệ này là "hàng hoá đặc biệt". Khi mua bán CTCP có sự chuyển giao tài sản hữu hình của CTCP và cả giá trị tiềm năng của chính công ty cổ phần: tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, hệ thống khách hàng và các yếu tố khác liên quan đến sản nghiệp kinh doanh. Hơn nữa, hàng 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan