Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về quản lý tạm trú người nước ngoài và thực trạng áp dụng pháp luật về...

Tài liệu Pháp luật về quản lý tạm trú người nước ngoài và thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bình dương

.PDF
77
26
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ TRỌNG ÂN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TẠM TRÚ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TẠM TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HÀ TRỌNG ÂN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TẠM TRÚ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TẠM TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.DƯƠNG KIM THẾ NGUYÊN Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những lý luận, nghiên cứu trong luận văn là do tôi tự tìm hiểu, phân tích. Các số liệu trong luận văn là do tôi tự thu thập. Các số liệu, trích dẫn trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, bảo đảm độ tin cậy, khách quan và chính xác. Các kết quả này chưa được công bố trong bất cứ nghiên cứu nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN HÀ TRỌNG ÂN MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT ABSTRACT MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do nghiên cứu ................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu ..........................................................................................3 3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................6 6. Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài ...................................................6 7. Cấu trúc luận văn ................................................................................................7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ TẠM TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ..................8 1.1. Khái quát chung về quản lý tạm trú người nước ngoài ...................................8 1.1.1. Khái niệm người nước ngoài ................................................................8 1.1.2. Khái niệm quản lý tạm trú người nước ngoài ....................................10 1.1.3. Đặc điểm quản lý tạm trú người nước ngoài......................................13 1.1.4. Nội dung quản lý tạm trú đối với người nước ngoài ..........................14 1.1.5. Sự cần thiết phải quản lý tạm trú người nước ngoài ..........................15 1.2. Quy định của pháp luật về quản lý tạm trú của người nước ngoài ................16 1.2.1. Quy định của pháp luật về chứng nhận tạm trú ......................................16 1.2.1.1. Về chủ thể được chứng nhận tạm trú ..............................................17 1.2.1.2. Về thẩm quyền chứng nhận tạm trú ................................................18 1.2.1.3. Về hình thức chứng nhận tạm trú ....................................................18 1.2.1.4. Về thời hạn tạm trú..........................................................................19 1.2.1.5. Về khai báo tạm trú .........................................................................20 1.2.1.6. Về gia hạn tạm trú ...........................................................................23 1.2.2. Quy định của pháp luật về cấp thẻ tạm trú người nước ngoài................24 1.2.2.1. Về chủ thể được cấp thẻ tạm trú .....................................................25 1.2.2.2. Về thẩm quyền giải quyết cấp thẻ tạm trú ......................................25 1.2.2.3. Về thủ tục xin cấp thẻ tạm trú .........................................................26 1.2.2.4. Về thời hạn thẻ tạm trú ....................................................................27 1.3 Quy định pháp luật về đăng ký, quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại khu công nghiệp ....................................................................................................28 1.3.1 Các điều kiện để được tạm trú trong khu công nghiệp............................28 1.3.2 Khai báo tạm trú cho người nước ngoài tạm trú trong khu công nghiệp 30 1.3.3 Giải quyết Cấp thẻ tạm trú, gia hạn tạm trú cho người nước ngoài trong khu công nghiệp................................................................................................32 1.4. Xử lý vi phạm của pháp luật về quản lý tạm trú người nước ngoài ..............33 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TẠM TRÚ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ...........36 2.1. Thực trạng tình hình tạm trú của người nước ngoài, áp dụng các quy định pháp luậtđăng ký, quản lý tạm trú người nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.......................................................................................36 2.1.1. Thực trạng tình hình tạm trú của người nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ...................................................................................36 2.1.2. Áp dụng các quy định pháp luật về đăng ký, quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ..........................37 2.1.3. Phân cấp quản lý tạm trú người nước ngoài tại khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ......................................................................................................40 2.1.4. Đánh giá tình hình công tác quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp Bình Dương ....................................................................44 2.2. Một số bất cập trong quản lý tạm trú người nước ngoài trong các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương .......................................................................................45 2.2.1 Bất cập trong một số quy định xử lý vi phạm hành chính đối với người nước ngoài vi phạm tạm trú ..............................................................................45 2.2.2 Bất cập trong xác định đối tượng tạm trú trong Khu công nghiệp, các quy định thủ tục đăng ký tạm trú người nước ngoài tại các khu công nghiệp ........48 2.2.3 Bất cập trong cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện pháp luật về tạm trú đối với người nước ngoài tại Bình Dương..............................................................50 2.3. Nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý hành chính về tạm trú đối với người nước ngoài tại Bình Dương ........................................................................51 2.3.1 Hoạt động kiểm tra, xử lý chưa được phát huy tương xứng, còn hạn chế ..........................................................................................................................51 2.3.2 Cơ chế quản lý, cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu ...........................52 2.3.3 Văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo, thiếu đồng bộ .................53 2.4. Kiến nghị hoàn thiện để quản lý nhà nước về tạm trú đối với người nước ngoài tại khu công nghiệp tỉnh Bình Dương .........................................................53 2.4.1 Hoàn thiện cơ sở pháp lý quản lý về tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ........................................................53 2.4.2 Xây dựng đội ngũ làm công tác quản lý tạm trú đối với người nước ngoài có trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ .................................................................56 2.4.3 Hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý về tạm trú đối với người nước ngoài tại khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ..............................................................57 2.4.4. Công tác kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về tạm trú của người nước ngoài tại khu công nghiệp tỉnh Bình Dương ....................................................61 PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT QLNN: Quản lý nhà nước QLTT: Quản lý tạm trú NNN: Người nước ngoài UBND: Ủy ban nhân dân KCN: Khu công nghiệp Luật NCXCQCCT năm 2014: Luật nhập cảnh, xuất xảnh, quá cảnh, cư trú năm 2014 TÓM TẮT LUẬN VĂN Tiêu đề: Pháp luật về quản lý tạm trú người nước ngoài và thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tóm tắt bài: Tỉnh Bình Dương là một địa phương có nhiều khu công nghiệp, đây cũng là một trong những tỉnh có thu hút số lượng đầu tư nước ngoài nhiều. Vì vậy số người nước ngoài đang tạm trú, làm việc ngày càng gia tăng. Nghiên cứu “Pháp luật về quản lý tạm trú người nước ngoài và thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” giúp hiểu rõ về 2 tình hình: thứ nhất là việc quản lý tạm trú người nước ngoài như thế nào, thứ hai là thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoại tại các khu công nghiệp qua một địa phương cụ thể. Bên cạnh những mặt tích cực đạt được, thì công tác quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp Bình Dương vẫn còn tồn tại những hạn chế. Đó là từ những quy định của pháp luật đến công tác tổ chức thực hiện, yếu tố chọn lọc nhân lực làm công tác quản lý, cơ chế phối hợp các ban ngành, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác chưa đồng bộ và chưa chuyên sâu nhất là cấp cơ sở đã phần nào làm hiệu quả công tác chưa cao. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích, tác giả đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc, đồng thời đưa ra các kiến nghị và giải pháp cụ thể để khắc phục những bất cập này. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho những người làm công tác thực tiễn, các cơ quan chức năng trong việc quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp. Từ khóa: Quản lý tạm trú đối với người nước ngoài Quản lý tạm trú người nước ngoài tại các khu công nghiệp ABSTRACT Title: Law on management of temporary residence forforeigners and the current situation of implementation laws in Binh Duong industrial zones Summary: Binh Duong is a province which has many industrial zones. It is also one of the most dynamic economic zones attracting foreign investment. Therefore the number of foreigners staying and working in Binh Duong is rapidly increasing day by day. Research "Law on management of temporary residence for foreigners and the current situation of implementation laws in Binh Duong industrial zones" helps you to understand clearly the two main parts: (1) Law on managing temporary residence for foreigners, and (2) the practical applying of this law in industrial zones through a specific locality. In addition to the positive achievements, the management of temporary residence for foreigners in Binh Duong industrial parks still has some limitations. They are the difficulties from bringing the law to real life, the implementation of each related organization, the logical managing in human resource element, coordinated systems from each department, the applying of science and technology is not synchronized and completely unitedespecially from the basic enforcement levels which affect to the efficiency of the job. On the basis of research and analysis, the author listed difficulties and problems facing, and also made specific recommendations and solutions to overcome these obtacles. The results of this thesis will be the reference document for relevant practical departments and authorities in management temporary residence for foreigners in industrial zones. Key words: temporary residence managementfor foreigners temporary residence management for foreigners in industrial zones 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Để cùng bắt nhịp phát triển của thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tập trung phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo nhiều hướng hợp tác song phương song song với đa phương để tạo nên nhiều hệ sinh thái kinh tế trên toàn cầu. Quá trình này buộc nền kinh tế của các nước không ngừng đổi mới cũng như thúc đẩy sự hợp tác, hội nhập kinh tế giữa các quốc gia, thay đổi theo sự đòi hỏi của thời đại, của xu thế toàn cầu hóa. Việt Nam là quốc gia không nằm ngoài xu thế đó. Với yêu cầu của thời đại, của sự phát triển. Việt Nam với đường lối đổi mới mở cửa hợp tác ở nhiều lĩnh vực với nhiều quốc gia, các vùng lãnh thổ, không phân biệt chế độ chính trị. Từ những chính sách của Đảng và Nhà nước đã thu hút một lượng lớn khách du lịch, vốn đầu tư, nhân lực, công nghệ khoa học từ các nước có nền công nghiệp phát triển. Với lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài cùng với đó thu hút một lượng lớn người nước ngoài đến quản lý điều hành doanh nghiệp, tham gia lao động, thăm thân nhân, định cư, du lịch.v.v. Để đáp ứng yêu cầu tình hình thực tế, thời gian qua công tác quản lý cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã và đang thực hiện. Hệ thống pháp luật để quản lý việc cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được ban hành khá nhiều nhằm quản lý tốt việc cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên vẫn còn những thiếu sót, sơ hở trong các quy định, công tác tổ chức thực hiện pháp luật còn chồng chéo.v.v. Dẫn đến người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại một số địa phương chưa tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Xã hội phát triển, các văn bản pháp luật cần được điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế, nên việc nghiên cứu về việc quản lý tạm trú đối với người nước ngoài đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu có liên quan nhưng chủ yếu tập trung làm rõ các quy định của pháp luật, chưa nêu bật được những mặt thuận lợi và khó khăn trong áp dụng những quy định trên, công tác thực hiện pháp luật vào quản lý tạm trúđối với người nước ngoài tại Việt Nam ở các khu công nghiệp. 2 Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ có nền kinh tế - xã hội phát triển, là cửa ngõ giao thương kinh tế của vùng và là một trong những địa phương có tốc độ phát triển công nghiệp đi đầu cả nước, thu hút một lượng lớn lao động, chuyên gia, người quản lý, người điều hành doanh nghiệp đến các khu công nghiệp để làm việc. Những năm qua, tỉnh Bình Dương đã nhận thức được những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP TPP), Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam và Liên minh Châu âu. Để chuẩn bị các nguồn lực, điều kiện đón đầu làn sóng đầu tư, một trong những bước chuẩn bị đó là thông qua việc hình thành và phát triển các Khu công nghiệp để tạo hệ thống hạ tầng thông thoáng, hiện đại, quỹ đất “sạch” phục vụ thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, định hướng phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong thời gian tới là thu hút các ngành nghề với hàm lượng khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao. Với thuận lợi là địa phương nhận được sự quan tâm, đầu tư từ nhiều quốc gia trên thế giới, một lượng lớn lao động người nước ngoài cùng đến điều hành, quản lý doanh nghiệp, lao động và cư trú tại Bình Dương ngày càng nhiều. Từ đó cũng nẩy sinh nhiều vướng mắc, khó khăn, bất cập về việc quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại Bình Dương. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương có những đặc trưng riêng và giúp chúng ta hiểu rõ và có cái nhìn toàn diện về tình hình công tác quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp qua một địa phương cụ thể. Việc nghiên cứu về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài là vấn đề rất rộng. Do đó, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ này tác giả chỉ đề cập đến những quy định của pháp luật và thực tiễn trong thực hiện về việc quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài cho việc nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình là: “Pháp luật về quản lý tạm trú người nước ngoài và thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý 3 tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương”. 2. Tình hình nghiên cứu Công tác quản lý tạm trúđối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp không phải là một vấn đề pháp lý mới. Nhưng với sự phát triển nhanh của nền công nghiệp như hiện nay, cùng với đó là sức hút một lượng lớn lao động người nước ngoài chuyển đến làm việc cư trú tại các khu công nghiệp của các địa phương, nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp, công tác quản lý tạm trúđối với người nước ngoài ở những địa phương có người nước ngoài tạm trú còn nhiều thiếu sót và bất cập cần có những biện pháp khắc phục, quản lý. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài vấn đề này vẫn chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu mà chỉ mới đề cập một cách khái quát, quản lý cư trú do đó chưa làm rõ được tính cấp thiết của vấn đề. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiếp cận được một số công trình có liên quan đến đề tài như sau: Luận án Tiến sĩ “Quản lý nhà nước về cư trú của người nước ngoài ở các thành phố trực thuộc Trung ương phía Nam Việt Nam” tác giả Vũ Thành Luân học viện Hành chính Quốc gia,năm 2016, tác giải có nhưng phân tích chuyên sâu về khái niệm quản lý nhà nước về cư trú đối với người nước ngoài ở Việt Nam và quốc tế. Đồng thời luận án đã nêu ra giải pháp hoàn thiện trong thực tiễn trong phạm vi cả nước. Luận văn thạc sĩ “Những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động quản lý người nước ngoài tại khu công nghiệp” của tác giả Hồ Anh Tuấn, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 5/2018, tác giả phân tích những bất cập quy định của pháp luật về quản lý cư trú, lao động đối với người nước ngoài làm việc ở các khu công nghiệp, mối quan hệ chồng chéo giữa Luật Lao động và Luật xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại các khu công nghiệp Việt Nam và đề xuất hướng hoàn thiện. Luận văn Thạc sĩ “Pháp luật về quản lý cư trú đối với người nước ngoài qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh Ninh Thuận” của tác giả Mai Thị Hồng Tiến, Luận văn 4 thạc sĩ, Đại học kinh tế TP.HCM, năm 2019. Tác giả nêu cơ sở pháp lý về quản lý cư trú và phân tích những hạn chế các quy định của pháp luật quản lý cư trú người nước ngoài và đề ra kiến nghị hoàn thiện. Bên cạnh đó một số tờ tạp chí cũng được các tác giả nói, bình luận, đề xuất kiến nghị nhiều về vấn đề có liên quan đến người nước ngoài cư trú cụ thể một số tạp chí tiêu biểu như sau: Bài báo “Pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế” của tác giả Phạm Hoàng Linh đăng trên tạp chí Dân chủ và pháp luật số định kỳ 64 trang tháng 12/2014, tác giả bài viết đã nêu ra những thay đổi trong các quy định của pháp luật ở nước ta về vấn đề nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Bài báo “Một số bất cập của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Cao Thị Nga – học viện chính trị CAND đăng trên tạp chí Cảnh sát nhân dân tháng 8/2019, tác giả bài viết đã nêu ra những bất cập trong quy định của Luật 47 như: Quy định về thị thực điện tử, quy định thị thực cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, giải quyết cho người nước ngoài thường trú, các trường hợp được mời, bảo lãnh người nước ngoài. Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ trình bày các nội dung về quản lý cư trúvà làm việc đối với người nước ngoài tại Việt Nam một cách khái quát chưa đi sâu phân tích các nội dung về quản lý tạm trúđối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp ở một địa phương cụ thể, nhất định. Qua quá trình tìm hiểu của cá nhân, tác giả thấy rằng vấn đề quản lý tạm trúđối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp là vấn đề quan trọng ở thời điểm hiện tại nhưng vẫn chưa được tác giả nghiên cứu một cách chuyên sâu về mặt lý luận cũng như thực tiễn áp dụng, số lượng công trình nghiên cứu về vấn đề này còn khá khiêm tốn mặc dù quy định pháp luật về vấn đề này không phải là mới. Do vậy, so với các công trình trước đây, đề tài “Pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài và thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” sẽ đề 5 cập một cách toàn diện những nội dung mang tính pháp lý cũng như thực tiễn về vấn đề quản lý tạm trúđối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn một địa phương cụ thể. 3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi sau đây: - Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài? Có khác biệt gì với quản lý tạm trú công dân Việt Nam? - Thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương có phát sinh những bất cập, hạn chế nào? - Làm sao để khắc phục những hạn chế trong thực tiễn quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là các quy định của pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương; đồng thời nghiên cứu thực tiễn tổ chức lực lượng thực hiện, áp dụng các quy định này trên địa bàn tỉnh Bình Dương.  Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài trong các khu công nghiệp Bình Dương bao gồm: Luật số 47/204/QH13, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014; Luật số 51/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành về quản lý người nước ngoài cư trú và làm việc các khu công nghiệp từ năm 2014 - 2019. Ngoài ra, tác giả sẽ liên hệ với thực tiễn công tác quản lý người nước ngoài tạm trú tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014 - 2019. Nghiên cứu công tác quản lý tạm trú đối với người nước ngoài do lực lượng CAND thực hiện trên địa bàn các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương để chỉ ra những điểm tích cực cũng như các hạn chế còn tồn tại để đưa ra các giải pháp hoàn thiện. 6 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sẽ sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp được sử dụng tại chương I của Luận văn khi nhằm làm rõ cơ sở của việc quản lý tạm trú người nước ngoài tại các khu công nghiệp. - Phương pháp hệ thống hoá, phân tích quy phạm pháp luật, so sánh luật học được thực hiện nhằm làm rõ quy định của pháp luật trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau có điều chỉnh về hoạt động quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp. - Phương pháp thống kê, phân tích tình huống pháp lý nhằm làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý tạm trú người nước ngoài tại các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương. - Phương pháp đánh giá tác động và dự báo nhằm đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp tại Việt Nam. 6. Ý nghĩa khoa học và tính ứng dụng của đề tài  Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở các vấn đề mang tính pháp lý và thực trạng công tác quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, đề tài làm rõ các quy định của pháp luật cũng như những hạn chế ở góc độ pháp lý và thực tiễn thực thi pháp luật về vấn đề này. Qua đó, đề tài góp phần giúp cho người đọc, người làm công tác chuyên môn đặc biệt là các cơ quan có chức năng quản lý người nước ngoài tại các khu công nghiệp (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Lực lượng Công an, Sở Lao động thương binh và xã hội, Ban quản lý các khu công nghiệp.v.v) có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về vấn đề quản lý tạm trú người nước ngoài tại các khu công nghiệp. Qua đó sử dụng các giải pháp, biện pháp được đề xuất trong đề tài để giải quyết những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại trong công tác quản lý tạm trú người nước ngoài tại các khu công nghiệp nhằm nâng cao 7 hiệu quả quản lý nhà nước về tạm trú đối với vấn đề này trong thực tiễn.  Giá trị ứng dụng Đề tài có thể sử dụng để làm tư liệu, tài liệu tham khảo cho các nhà làm luật, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và những chủ thể áp dụng pháp luật. 7. Cấu trúc luận văn Đề tài với tiêu đề: “Pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài và thực trạng áp dụng pháp luật về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương” được chia làm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó phần nội dung gồm 2 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý tạm trú đối với người nước ngoài. Chương 2 : Thực trạng áp dụng của pháp luật về quản lý tạm trú người nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương và những kiến nghị hoàn thiện. 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUẢN LÝ TẠM TRÚ ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI 1.1. Khái quát chung về quản lý tạm trú người nước ngoài 1.1.1. Khái niệm người nước ngoài Trong hệ thống pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, dấu hiệu quốc tịch luôn được xem là đặc trưng riêng để xác định NNN và làm căn cứ để xác định người đó là công dân nước nào hoặc là người không thuộc công dân nước nào (người không có quốc tịch). Do đó theo một nghĩa hẹp hơn, NNN được hiểu rằng người đã có quốc tịch nhưng không có quốc tịch của nước mà họ đang cư trú. Mặc dù có rất nhiều quan điểm khác nhau, nhưng trong khoa học pháp lý của nước ta từ trước đến nay đã đồng nhất quan điểm về NNN theo hướng là người không có quốc tịch Việt Nam (trừ người không có quốc tịch). Khái niệm NNN trước đây cũng đã được Việt Nam đề cập và theo quy định tại Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam như sau: “NNN gọi tắt là ngoại kiều là những người cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam, có quốc tịch nước khác hoặc không có quốc tịch”1. Người nước ngoài theo quy định tại Khoản 5, Điều 2 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998; khoản 1 Điều 3 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Cả 2 Luật Quốc tịch và Luật NCXCQCCT năm 2014 đều được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam. Theo quy định, tại khoản 5 Điều 3, Luật Quốc tịch Việt Nam định nghĩa như sau: “NNN cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam2”. Luật Quốc tịch không đặt ra trực tiếp khái Điều 1 Quyết định số 122/CP ngày 25/4/1977 của Hội đồng Chính phủ về chính sách đối với người nước ngoài cư trú và làm ăn sinh sống ở Việt Nam. 2 Khoản 5 Điều 3 Luật Quốc tịch năm 2008 1 9 niệm người nước ngoài mà chỉ đặt ra khái niệm NNN cư trú ở Việt Nam để thu hẹp phạm vi điều chỉnh của Luật. Luật NCXCQCCT năm 2014, người nước ngoài “là người mang giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam3”. Như vậy, ởLuật NCXCQCCT năm 2014 xác định NNN dựa trên 02 dấu hiệu, gồm dấu hiệu quốc tịch và dấu hiệu hành vi “nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam”. Như vậy, theo hệ thống luật pháp Việt Nam, NNN ở Việt Nam phải có đủ hai điều kiện sau: + Một là, người có một hay nhiều quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Việc xác định một người có quốc tịch hay không có quốc tịch nước ngoài được căn cứ vào giấy tờ của họ xác định quốc tịch nước ngoài, mà theo Luật NCXCQCCT năm 2014 quy định “Giấy tờ xác định quốc tịch nước ngoài là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền quản lý của nước ngoài hoặc Liên Hợp Quốc cấp, gồm hộ chiếu hoặc các giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (sau đây gọi chung là hộ chiếu)4”. + Hai là, NNN đó phải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam. Như vậy, một người được coi là NNN quy định theo Luật NCXCQCCT năm 2014 phải là người có hộ chiếu của nước ngoài hoặc không có hộ chiếu, giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (người không quốc tịch) và họ phải có hành vi nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hoặc cư trú ở Việt Nam. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, khái niệm NNN được xác định theo Khoản 1, Luật NCXCQCCT năm 2014 để nghiên cứu, phân tích, so sánh các quy định liên quan. Cần phân biệt, xác định rõ NNN và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Vì, “người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài5”. Trong số những người này, có trường hợp họ còn quốc tịch là công dân Việt Nam; có trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam và nhập quốc tịch nước ngoài; có trường hợp đã nhập quốc tịch nước 3 Khoản 1 Điều 3 Luật NCXCQCCTnăm 2014 Khoản 2 Điều 3 Luật NCXCQCCTnăm 2014 5 Khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch năm năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) 4 10 ngoài mà vẫn còn giữ quốc tịch Việt Nam. Trong các trường hợp này, căn cứ để xác định quốc tịch của họ khi họ xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và cư trú ở Việt Nam là dựa vào giấy tờ, hộ chiếu xác định quốc tịch mà họ xuất trình, khai báo. 1.1.2. Khái niệm quản lý tạm trú người nước ngoài Cư trú là một trong những quyền cơ bản của con người, được tự do cư trú là một trong những quyền con người được Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận. Là một trong những quyền cơ bản của công dân mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải thừa nhận và thực thi quản lý nhà nước về cư trú. Cùng với xu thế hội nhập, giao thương kinh tế, văn hóa, xã hội mạnh mẽ của các quốc gia trên thế giới như hiện nay thì việc quản lý cư trú của công dân và NNN là một nhiệm vụ tất yếu, khách quan. Theo Từ điển Tiếng Việt, tạm trú được hiểu là “việc một người ở thường ngày tại một nơi6”. Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013, gọi tắt là Luật Cư trú) quy định: “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn dưới hình thức thường trú hoặc tạm trú7”. Theo quy định của Luật cư trú thì nội hàm cư trú gồm hai bộ phận hợp thành: Một là, cư trú là hoạt động sinh sống tại một địa điểm nhất định, trong một khoảng thời gian cụ thể của con người. Hai là, Cư trú được phân loại thành hai dạng hình thức đó là tạm trú và thường trú. Thường trú được hiểu là hành vi hoạt động cư trú thường xuyên, liên tục tại một địa điểm cố định trong một khoảng thời gian dài. Trái lại, tạm trú là hành vi cư trú tạm thời, không thường xuyên và liên tục tại một nơi cố định. Đây là hai hình thức giống nhau cùng về bản chất nhưng khác nhau về thời gian, một bên là sự liên tục kéo dài, bên kia là tạm thời, ngắt quãng, trong khoảng thời gian ngắn. Pháp luật Việt Nam quy định về cư trú cũng phân định thành hai hình thức hợp thành khái niệm cư trú và quy định cách thức quản lý từng hình thức, quy định trình tự, thủ tục cụ thể. 6 Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, 2010 Điều 1 Luật Cư trú năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) 7 11 Như vậy việc tạm trú của người nước ngoài được hiểu là hành vi sinh sống của NNN trong một khoảng thời gian cụ thể, tại một địa điểm nhất định trên lãnh thổ nước Việt Nam. Luật 47 về NCXCQCCT năm 2014 của người nước ngoài tại Việt Nam cũng chia cư trú: “Cư trú là việc người nước ngoài thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam8”. Trong quy định đó thường trú là việc NNN cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài, không có thời hạn tại Việt Nam; tạm trú là hành vi người nước ngoài cư trú trong thời gian ngắn tại một nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Trong chuyên đề nghiên cứu “Cư trú, điều kiện cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị” của Trung tâm nghiên cứu khoa học, Viện nghiên cứu lập pháp đã đề cập: “Sự kiện pháp lý về cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam xuất hiện từ sau khi người đó nhập cảnh và phải thực hiện các thủ tục đăng ký tạm trú hoặc thường trú tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cư trú của người nước ngoài được xác định từ sau khi nhập cảnh vào Việt Nam đến khi họ xuất cảnh qua cửa khẩu9”. Theo nghiên cứu đó, người nước ngoài được xem là cư trú hợp pháp ở Việt Nam khi và chỉ khi họ nhập cảnh vào Việt Nam và hoàn tất thủ tục đăng ký thường trú hoặc tạm trú theo quy định tại một địa điểm nhất định trên lãnh thổ Việt Nam, trừ khu vực mà pháp luật không cho phép người nước ngoài cư trú. Người nước ngoài khi đến Việt Nam dù bằng hình thức nào hay mục đích nào cũng phải buộc trải qua các giai đoạn: nhập cảnh, quá cảnh, cư trú, đi lại và sinh sống, cuối cùng là xuất cảnh. Do đó, để đảm bảo các hành vi trên được diễn ra xuyên suốt, không đứt quãng và hợp pháp, pháp luật nước ta quy định cụ thể các trình tự, thủ tục và thẩm quyền quản lý để tạo cơ sở pháp lý cho cơ quan chức năng thực hiện quản lý nhập cảnh, quản lý quá cảnh, quản lý cư trú, quản lý hoạt động, quản lý xuất cảnh của người nước ngoài tại Việt Nam. Có thể thấy rằng, khi một người thực hiện các thủ tục để nhập cảnh vào Việt Nam, bước tiếp theo chính là cư trú hoặc quá cảnh. Do đó, “việc quản lý cư trú đối với người nước ngoài đi liền 8 Khoản 9 Điều 3 Luật NCXCQCCTnăm 2014 Viện nghiên cứu lập pháp, Cư trú, điều kiện cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam – Thực trạng và kiến nghị”, chuyên đề nghiên cứu khoa học, 2013, tr 6 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất