Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật việt nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu...

Tài liệu Pháp luật việt nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu

.PDF
97
155
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ NGỌC VÂN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ NGỌC VÂN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Minh Tuấn HÀ NỘI - 2014 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Lª ThÞ Ngäc V©n MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU 1 6 THEO THỜI HIỆU 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.1.3. 1.2. 1.2.1. 1.2.2. 1.2.3. 1.3. 1.3.1. 1.3.2. 1.4. 1.4.1. 1.4.2. 1.4.3. Khái niệm tài sản và quyền sở hữu Khái niệm tài sản Phân loại tài sản Khái niệm động sản và bất động sản Khái niệm quyền sở hữu Khái niệm sở hữu Khái niệm quyền sở hữu Nội dung quyền sở hữu theo Pháp luật dân sự Việt Nam Căn cứ xác lập quyền sở hữu Khái niệm Các căn cứ xác lập quyền sở hữu Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu Khái niệm về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu Pháp luật một số nước về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong pháp luật Việt Nam Chương 2: QUI ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 VỀ XÁC 6 6 8 11 13 13 14 16 20 20 21 24 24 25 29 38 LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU - THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG BẤT CẬP CẦN GIẢI QUYẾT 2.1. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu qui định tại Điều 247 Bộ luật dân sự năm 2005 2.1.1. Nội dung của qui định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 38 38 2.1.2. Điều kiện xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 40 2.1.3. Những tài sản được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 44 2.1.4. Chủ thể hưởng quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu 45 2.1.5. Hạn chế của xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 45 2.2. Thực tiễn áp dụng qui định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 2.2.1. Những tranh chấp tại Tòa án liên quan đến qui định xác lập 46 48 quyền sở hữu theo thời hiệu 2.2.2. Những căn cứ được áp dụng xác lập quyền sở hữu theo thời 56 hiệu trong giải quyết tranh chấp tại Tòa án 2.2.3. Khó khăn cho công tác xét xử khi giải quyết các tranh chấp 2.3. Bất cập của xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 57 58 2.3.1. Về lý luận 58 2.3.2. Qui định của pháp luật còn thiếu và không phù hợp với thực tế 65 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC LẬP 68 QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU 3.1. Mục tiêu, quan điểm hoàn thiện qui định pháp luật về xác lập 68 quyền sở hữu theo thời hiệu 3.1.1. Mục tiêu 68 3.1.2. Quan điểm 69 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện qui định xác lập quyền sở hữu 70 theo thời hiệu 3.2.1. Phù hợp hóa qui định pháp luật về xác lập quyền sở hữu với 70 thực tiễn quan hệ dân sự về tài sản 3.2.2. Giải quyết mâu thuẫn về thời hiệu xác lập quyền sở hữu với 71 các qui định pháp luật đất đai và Luật nhà ở 3.2.3. Giải quyết những mâu thuẫn trong qui định về thời điểm xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu và các qui định khác của pháp luật đối với các tài sản cần phải đăng ký quyền sở hữu 75 3.2.4. Thời hiệu trong xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu với khởi 76 kiện về thừa kế 3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện qui định xác lập quyền sở hữu 78 theo thời hiệu trong pháp luật dân sự Việt Nam 3.3.1. Kiến nghị về việc thống nhất các qui định pháp luật về xác 79 lập quyền sở hữu có liên quan đến yếu tố thời hiệu thành "Các trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu" 3.3.2. Kiến nghị về điều kiện xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 80 3.3.3. Kiến nghị về "thời hiệu" trong qui định xác lập quyền sở hữu 82 theo thời hiệu KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tài sản và quyền sở hữu là chế định quan trọng, chiếm vị trí lớn trong pháp luật dân sự. Từ xã hội nguyên thủy, con người đã biết chiếm giữ các sản phẩm của tự nhiên do săn bắn, hái lượm mà có để phục vụ nhu cầu sinh sống của mình. Về bản chất, sở hữu chính là việc chiếm giữ. Từ Bộ luật Hồng Đức, đến Bộ luật Gia Long, và các qui định pháp luật Việt Nam từ trước tới nay, tài sản và quyền sở hữu luôn là một chế định quan trọng. Điều 58, Hiến pháp năm 1992 ghi nhận: Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác; đối với đất được Nhà nước giao sử dụng thì theo qui định tại Điều 17 và Điều 18. Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân [21]. Kế thừa và phát triển Hiến pháp 1992, Hiến pháp năm 2013 qui định: 1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ [28, Điều 32]. Trên cơ sở hoàn thiện các qui định pháp luật về tài sản và quyền sở hữu, Pháp luật Việt Nam hiện hành qui định sở hữu là một quyền năng lớn bao gồm ba quyền năng: chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với tài sản. Một tài sản chỉ được xác định thuộc về ai khi nó đã được xác lập quyền sở hữu cho một chủ thể cụ thể. Có nhiều căn cứ để xác lập quyền sở hữu, trong đó xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu là một căn cứ quan trọng, đã và đang ảnh hưởng rất nhiều tới đời sống dân sự. Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu được Bộ 1 luật dân sự Việt Nam năm 1995 qui định và tiếp tục được kế thừa tại Khoản 1 Điều 247: Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp qui định tại khoản 2 Điều này [27, Điều 247]. Tuy nhiên, quá trình áp dụng thực tế đã chứng tỏ nhiều bất cập trong việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu cũng như giải quyết các tranh chấp khác về tài sản và quyền sở hữu có liên quan, chính vì vậy học viên đã chọn đề tài "Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu" để làm luận văn thạc sĩ Luật chuyên ngành Luật dân sự. Đây là một đề tài có ý nghĩa thiết thực về mặt lý luận và thực tiễn trên cơ sở áp dụng thực tế trong quá trình giải quyết các tranh chấp về tài sản và quyền sở hữu. Thông qua luận văn này, học viên hy vọng sẽ có những đóng góp tích cực trong việc hoàn thiện hơn qui định của Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Mặc dù xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu là một qui định quan trọng trong Bộ luật dân sự Việt Nam nói riêng và pháp luật Việt Nam từ trước đến nay nói chung, song các qui định ấy khi đi vào cuộc sống đã bộc lộ nhiều bất cập. Tuy có nhiều ý kiến khác nhau và không ít lần vấn đề này được đưa ra bàn bạc, nhằm tìm một giải pháp hữu hiệu cho việc khắc phục những nhược điểm trong áp dụng pháp luật, song những giải pháp được đưa ra tất cả chỉ mang tính chất tạm thời, thực tế chưa có một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này. Trước mắt, Bộ luật dân sự chưa có kế hoạch sửa đổi bổ sung, nhưng xét thấy việc hoàn thiện qui định xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu làm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của các mối quan hệ xã hội, đồng thời là công cụ pháp lý hữu hiệu cho việc giải quyết các vấn đề liên quan, để 2 pháp luật có thể đi vào đời sống xã hội là một vấn đề cần nghiêm túc phân tích và đưa ra những giải pháp cụ thể. Trên cơ sở đó, luận văn có sự tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống, từ đó đưa ra những nhận định, đánh giá tương đối toàn diện trong việc nghiên cứu qui định pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong pháp luật Việt Nam. 3. Mục tiêu, phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Mặc dù Bộ luật dân sự 1995 đã được hoàn thiện hơn bằng Bộ luật dân sự năm 2005, song căn cứ xác lập quyền sở hữu tài sản theo thời hiệu chưa được quan tâm. Thời gian áp dụng chính là minh chứng xác thực cho những bất cập về qui định này. Nghiên cứu đề tài "Pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu", học viên muốn hướng tới một qui định pháp luật hoàn thiện hơn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho việc áp dụng và giải quyết các vấn đề về quyền sở hữu và việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, khắc phục những bất cập đang tồn tại, từ đó hướng tới sự hoàn thiện pháp luật về sở hữu tài sản, cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ sở hữu. Để đạt được mục tiêu trên, luận văn tập trung đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các vấn đề cụ thể sau: - Khái quát một số cơ sở lý luận về về tài sản, quyền sở hữu và xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu trong pháp luật Việt Nam. - Phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng các qui định pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. - Đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện qui định pháp luật dân sự về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. - Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là các qui định pháp luật hiện hành về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, các trường hợp được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, điều kiện để xác lập quyền sở hữu theo 3 thời hiệụ, những bất cập của qui định pháp luật Việt Nam từ trước tới nay về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử, - Phương pháp hệ thống hóa, tổng hợp và phân tích các tư liệu, - Phương pháp so sánh, - Phương pháp khảo sát, thống kê. 5. Những đóng góp mới của đề tài Là công trình khoa học phân tích một cách có hệ thống các qui định của pháp luật Việt Nam về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu qua các thời kỳ lịch sử, làm rõ thực trạng áp dụng các qui định pháp luật vào thực tiễn các mối quan hệ xã hội về tài sản và quyền sở hữu, trên cơ sở đó phát hiện những bất cập trong qui định pháp luật, đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hoàn thiện pháp luật trong tương lai. Từ đó có thể thấy luận văn có những đóng góp cụ thể về mặt khoa học cũng như thực tiễn: - Phân tích một số vấn đề lý luận về tài sản, quyền sở hữu và những qui định pháp luật hiện hành về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. - Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật và những bất cập: + Bất cập trong việc xác định đối tượng áp dụng của qui định + Bất cập trong việc giải quyết các tranh chấp về tài sản và quyền sở hữu tại Tòa án liên quan đến việc xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. + Bất cập về mâu thuẫn giữa thời hiệu xác lập quyền sở hữu và thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế? Cần phải giải quyết như thế nào? + Bất cập về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu với các qui định của Luật đất đai và Luật nhà ở hiện hành. - Đưa ra những đề xuất hoàn thiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung và hoàn thiện những vấn đề lý luận về tài sản và quyền sở hữu nói chung và xác lập Quyền sở hữu theo thời hiệu nói riêng, tạo cơ sở khoa học để hoàn thiện chế định quyền sở hữu. Luận văn là tài liệu tham khảo cho các chương trình học tập và nghiên cứu về pháp luật. Các giải pháp của luận văn đưa ra có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Chương 2: Qui định của Bộ luật dân sự năm 2005 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Thực trạng áp dụng pháp luật và những bất cập cần giải quyết. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. 5 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU THEO THỜI HIỆU 1.1. KHÁI NIỆM TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU 1.1.1. Khái niệm tài sản Tài sản là một khái niệm quen thuộc, là một phần không thể thiếu của cuộc sống, là công cụ của đời sống con người. Tuy nhiên, tài sản dưới góc độ pháp lý lại không hoàn toàn giống quan niệm đời thường. Dưới góc độ pháp lý, nhận thức về tài sản và phân loại tài sản có vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập các qui định pháp luật và giải quyết các tranh chấp. Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tài sản trong lịch sử lập pháp và nghiên cứu pháp luật thế giới. Vậy tài sản là gì? Deluxe Back’s Law Dictionary giải nghĩa: "Tài sản là một từ được sử dụng chung để chỉ mọi thứ là đối tượng của quyền sở hữu, hoặc hữu hình hoặc vô hình, hoặc bất động sản hoặc động sản." Các luật gia theo hệ thống Common Law cũng có những định nghĩa về tài sản như sau: "Theo nghĩa rộng, tài sản như một mớ quyền (a bundle of rights), tài sản là bất kể những gì có khả năng sở hữu, hoặc bởi cá nhân, tập thể hoặc cho lợi ích của người khác", các định nghĩa như vậy về tài sản thường nhấn mạnh tới tài sản là một mớ quyền được thiết lập trên vật có hiệu lực chống lại những người khác. Theo Luật La mã, tài sản hay vật (res) là những vật chất đáp ứng nhu cầu của con người và có ý nghĩa kinh tế - xã hội, tài sản bao gồm vật chất liệu và tài sản phi chất liệu - đó là các quyền. Bộ luật dân sự 1804 của Pháp - một công trình pháp điển hóa hiện đại đầu tiên trên thế giới - đã không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về tài sản. Song theo những đặc tính căn bản của pháp luật La Mã - Đức về việc giải thích các quy tắc pháp lý hay khái niệm pháp lý, người ta có thể hiểu được rằng, tài sản nói trong Bộ 6 luật này bao gồm hai loại là bất động sản và động sản. Tuy nhiên trong luật dân sự của Pháp có sự phân biệt giữa tài sản (biên) và sản nghiệp (patrimoine). Nhưng khái niệm sản nghiệp không được nhắc tới ở luật thực định mà chỉ được nhắc tới trong các học thuyết, nó là một tập hợp các tài sản có và tài sản nợ, có nghĩa là một hệ thống các quan hệ về tài sản thuộc một ai đó [41]. Bộ luật dân sự của Québec (Canada) qui định: "Tài sản, hoặc hữu hình hoặc vô hình, được chia thành bất động sản và động sản" [40, Điều 899]. Bộ luật dân sự Đức 1900 bằng một kỹ thuật pháp điển hóa khác với hình mẫu của Pháp, tuy không có định nghĩa cụ thể về tài sản trong Bộ luật này, nhưng người ta có thể hiểu rằng, tài sản theo nghĩa pháp lý không chỉ là vật chất liệu, mà chủ yếu là các quyền [41]. Các luật gia Hoa Kỳ cho rằng, tài sản là các quyền giữa mọi người có liên quan tới vật, hay nói cách khác, bao gồm một hệ thống các quyền được thừa nhận về mặt pháp lý do ai đó thủ đắc trong mối liên hệ với những người khác có liên quan tới vật. Để ngắn gọn hơn, họ dùng hình ảnh "một mớ quyền" (a bundle of rights) cho tài sản, có nghĩa là tài sản là một tập hợp các quyền trên vật có hiệu lực chống lại những người khác [41]. Có thể nói, bản thân tài sản là một khái niệm động và phụ thuộc vào giá trị kinh tế của nó bởi tài sản là công cụ của đời sống con người. Trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của xã hội loài người, tài sản có một phạm vi khác nhau, nhưng đều là công cụ đáp ứng các nhu cầu sống của con người. Vì vậy nó được nhận thức không mấy khác nhau ở các hệ thống pháp luật bởi con người rất nhạy bén với sự đáp ứng nhu cầu của mình. Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm tài sản lần đầu tiên được qui định trong Bộ luật dân sự năm 1995, theo đó tại Điều 172 Bộ luật dân sự năm 1995 qui định "Tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản" [23, Điều 172] 7 Tiếp đó, Điều 188 của Bộ luật này bổ sung: "Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ" [23, Điều 188] Khái niệm tài sản theo Bộ luật dân sự 2005 đã mở rộng hơn Bộ luật dân sự 1995 về những đối tượng nào được coi là tài sản, Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 (Bộ luật dân sự hiện hành) qui định: "Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản" [27, Điều 163]. Theo đó, không chỉ những "vật có thực" mới được gọi là tài sản mà cả những vật được hình thành trong tương lai cũng được gọi là tài sản. Từ những phân tích như trên có thể hiểu tài sản là lợi ích vật chất mà con người kiểm soát được nhằm thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng, nhu cầu sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Phân loại tài sản Tài sản là một chế định quan trọng của luật dân sự, trong đó việc phân loại tài sản có một ý nghĩa rất lớn, bởi lẽ tài sản là công cụ của đời sống xã hội. Nó liên quan tới hàng loạt các vấn đề pháp lý như: thuế, bảo đảm nghĩa vụ dân sự, thừa kế, hiệu lực của hợp đồng, bắt giữ và bán tài sản, công khai các quyền tài sản, thương mại, tư pháp quốc tế [41]. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc phân loại tài sản, song có thể nói, phân loại tài sản chính là cơ sở cho việc nhận thức đầy đủ về tài sản, không có sự phân loại thì sẽ không thể hiểu được khái niệm tài sản. Không những thế, phân loại tài sản còn là cơ sở để có thể thiết lập các quy chế cụ thể cho việc điều tiết các hành vi pháp lý như hành vi mua bán, trao đổi và cả xác lập quyền sở hữu đối với tài sản. Ở mỗi loại tài sản khác nhau lại có một quy chế riêng phù hợp, ví dụ: quy chế về thời hạn, thời hiệu, điều kiện thực hiện hành vi … Pháp luật ở mỗi nước có sự phân loại tài sản khác nhau: 8 Luật La Mã phân chia tài sản thành vật chất liệu và tài sản phi chất liệu - đó là các quyền. Vật chất liệu lại được phân chia thành động sản và bất động sản. Động sản (res mobiles) là những vật có thể bị di chuyển được trong không gian hoặc bản thân có thể tự di chuyển được mà không ảnh hưởng đến giá trị và thay đổi đặc tính của nó. Ví dụ: gia súc, gia cầm. Bất động sản (res immobiles) là những vật không thể di chuyển được trong không gian mà không ảnh hưởng đến giá trị và đặc tính sử dụng của vật, bất động sản cơ bản nhất là đất đai và những vật gắn chặt với nó. Ví dụ: nhà cửa, cây cối... Bộ luật dân sự của Tiểu bang Louisiana (Hoa Kỳ) phân loại tài sản như sau: "Tài sản được phân chia thành tài sản chung, tài sản công và tài sản tư; tài sản hữu hình và tài sản vô hình; động sản và bất động sản" (Điều 448). Điều luật này đã phân loại tài sản theo ba cách dựa trên các căn cứ khác nhau: Thứ nhất, căn cứ vào chủ sở hữu, tài sản được chia thành tài sản chung, tài sản công và tài sản tư; thứ hai, căn cứ vào việc có hay không có đặc tính vật lý, tài sản được chia thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình; thứ ba, căn cứ vào đặc tính di dời hay không di dời được của tài sản hữu hình và các quyền được thiết lập trên đó hay không được thiết lập trên đó, tài sản được chia thành động sản và bất động sản. Mỗi phân loại tài sản như vậy có các quy chế pháp lý tương ứng [42]. Bộ luật dân sự Québec (Canada) phân loại tài sản thành bất động sản và động sản. Tại Điều 899 qui định: "Tài sản, dù hữu hình hay vô hình, được phân chia thành bất động sản và động sản" [40]. Như vậy, ở Bộ luật này tài sản được phân chia thành bốn phân loại lớn là bất động sản hữu hình, động sản hữu hình, bất động sản vô hình và động sản vô hình. Bộ luật dân sự 1804 của Pháp phân loại tài sản thành hai loại là bất động sản và động sản, mà trong đó bất động sản được chia thành bất động sản 9 do tính chất, bất động sản do mục đích sử dụng và bất động sản do có đối tượng gắn liền với nó; động sản bao gồm động sản do tính chất và động sản do luật định. Ngoài ra, xem xét tới các đặc tính vật lý thực tế của tài sản trong khoa học pháp lý, theo các căn cứ khác nhau người ta có nhiều cách phân loại tài sản khác nhau như: vật tiêu hao và vật không tiêu hao; vật chia được và vật không chia được; vật cùng loại và vật đặc định; vật chính và vật phụ... Nhưng quan trọng nhất và trên hết tất cả là cách phân loại tài sản truyền thống chia tài sản thành bất động sản và động sản. Theo PGS.TS Ngô Huy Cương, ngày nay cách phân loại tài sản thành động sản và bất động sản "được áp dụng cho tất cả các nguồn của cải kể cả tài sản hữu hình (là các vật chất liệu) và tài sản vô hình (có liên quan tới các quyền)" [41]. Ông phân tích: "Xuất phát từ cách phân loại cơ bản này, người ta thiết kế một hệ thống qui định chi tiết đối với bất động sản so với động sản. Có một số quyền chỉ có thể tồn tại trên bất động sản như dịch quyền và một số khác thì tồn tại trên cả động sản và bất động sản như quyền hưởng dụng. Do đặc tính vật lý của bất động sản là cố định, nên người ta dễ dàng thiết kế một hệ thống đăng ký tài sản (bất động sản) để công khai hóa các quyền nhằm thông báo cho các chủ nợ. Vì vậy dẫn tới việc người ta có thể tạo ra hệ thống các quyền phức tạp hơn trên bất động sản. Ví dụ một số Bộ luật dân sự không yêu cầu phải chiếm hữu thực tế bất động sản trong việc đưa bất động sản ra để bảo đảm cho nghĩa vụ (thế chấp) giống chức năng của mortgage (để đương) trong Hệ thống Thông luật (Common Law), nhưng lại không cho phép như vậy đối với động sản dùng để bảo đảm cho nghĩa vụ (cầm cố)" [41]. Theo Bộ luật dân sự Việt Nam hiện hành, tài sản được phân thành 10 Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục nhiều loại khác nhau: - Động sản và bất động sản (Điều 174) - Hoa lợi và lợi tức (Điều 175) - Vật chính và vật phụ (Điều 176) - Vật chia được và vật không chia được (Điều 177) - Vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Điều 178) - Vật cùng loại và vật đặc định (Điều 179) - Vật đồng bộ (Điều 180) - Quyền tài sản (Điều 181) Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy, dù phân loại như thế nào, tài sản trong Bộ luật dân sự Việt Nam hiện nay (Bộ luật dân sự 2005) chủ yếu bao gồm hai tiêu chí phân loại cơ bản: Động sản và bất động sản, ngoài ra có một loại tài sản đặc biệt đó là quyền tài sản. Tóm lại, phân loại tài sản là một nhu cầu khách quan, là linh hồn của khái niệm tài sản và là kỹ thuật pháp lý quan trọng của luật dân sự nói chung và pháp luật về tài sản nói riêng. 1.1.3. Khái niệm động sản và bất động sản Khái niệm động sản và bất động sản là tương đối phổ biến và được ghi nhận ở hầu hết các bộ luật trong hệ thống pháp luật thành văn, là hai tiêu chí chủ yếu để phân loại tài sản. Vậy động sản là gì? Bất động sản là gì? Trên phương diện là một thuật ngữ pháp luật (ở một số nước như Liên hiệp Anh, Canada, Úc, Mỹ và Bahama), bất động sản (real property) có ý nghĩa bao gồm đất đai và những gì dính liền vĩnh viễn với mảnh đất đó. Những thứ được xem là dính liền vĩnh viễn như là nhà cửa, ga ra, kiến trúc ở trên hoặc dầu khí, mỏ khoáng chất ở dưới mảnh đất đó. Động sản (personal property)có nghĩa ngược với bất động sản, là những thứ có thể di chuyển được và không gắn liền với đất đai, hoặc những tài sản khác được pháp luật qui định là bất động sản. Những thứ có thể dỡ ra khỏi mảnh đất như nhà di 11 động, lều, nhà tạm thì không được xem là bất động sản. Sự khác biệt về khái niệm giữa "bất động sản" và "động sản" là ở chỗ: bất động sản được chuyển nhượng cùng với đất đai, còn động sản thì không. Một số tài liệu lịch sử đã xác nhận lần đầu tiên thuật ngữ "bất động sản" được sử dụng vào năm 1666. Điều này chứng tỏ sự coi trọng của giai cấp phong kiến đối với đất đai cũng như quyền sử dụng đất. Bộ luật dân sự Pháp qui định: "Tài sản là bất động sản do tính chất, do mục đích sử dụng hoặc do đối tượng gắn liền với tài sản" [15, Điều 517]. Tuy không có một khái niệm cụ thể về bất động sản, nhưng bằng phương pháp liệt kê, có thể hiểu bất động sản theo qui định trong Bộ luật dân sự Pháp chính là những tài sản có tính chất không dịch chuyển được như đất đai, các công trình xây dựng, các bộ phận được gắn liền với đất đai hoặc đặt trên các công trình xây dựng, kể cả cây cối, mùa màng khi chưa thu hái, chặt, đốn; súc vật mà người chủ sở hữu ruộng đất giao cho người thuê đất canh tác với thỏa thuận là dùng vào việc canh tác khi chúng gắn liền với đất đai, hạt giống, nông cụ... được dùng vào việc khai thác ruộng đất cũng là bất động sản. Trước ngày ban hành Bộ luật dân sự, trong hệ thống Pháp luật Việt Nam không có một văn bản pháp luật nào qui định về động sản và bất động sản. Trong pháp luật kinh tế, chúng ta chỉ sử dụng hai thuật ngữ là tài sản cố định và tài sản lưu động để phân biệt với nhau. Khi Bộ luật dân sự 1995 được ban hành, theo thông lệ và tập quán quốc tế, Bộ luật dân sự 1995 đã chia tài sản thành bất động sản và động sản trên cơ sở phương pháp loại trừ. Dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản là có thể dịch chuyển cơ học được hay không của tài sản. Tại Điều 181 Bộ luật dân sự năm 1995, được kế thừa và hoàn thiện hơn bởi Điều 174 Bộ luật dân sự 2005 qui định động sản và bất động sản như sau: 1. Bất động sản là những tài sản bao gồm: a) Đất đai; 12 Ket-noi.com forum công nghệ, giáo dục b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai; d) Các tài sản khác do pháp luật qui định. 2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản [27]. Bằng phương pháp liệt kê, loại trừ pháp luật đã chỉ ra bất kỳ một tài sản nào cũng chỉ có thể hoặc là bất động sản, hoặc là động sản. Trên cơ sở này, ta có thể xây dựng một quy tắc: Bất động sản là các tài sản không thể di dời được mà vẫn giữ nguyên được giá trị của tài sản và tương ứng với quy tắc này, ta có quy tắc: Động sản là các tài sản có thể di rời được mà vẫn giữ nguyên được giá trị của tài sản. Từ đây, ta xác định được tiêu chí đầu tiên của việc phân biệt tài sản thành động sản và bất động sản là căn cứ vào đặc điểm vật lý (đặc điểm cố định) của chính tài sản đó. Về hình thức thể hiện, tài sản có thể được nhận biết khi nó là các vật cụ thể nhưng cũng có thể chỉ là các khái niệm mà trong khoa học pháp lý gọi chung là các quyền. Pháp luật thiết lập và giới hạn danh mục các tài sản là bất động sản; còn danh mục các tài sản là động sản được bỏ ngỏ bằng một quy phạm mở, danh mục này sẽ được bổ sung ngay trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Đây là kỹ thuật lập pháp thông dụng trong Bộ luật dân sự của nhiều nước trên Thế giới, nhất là khi phân loại tài sản thành động sản và bất động sản. 1.2. KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU 1.2.1. Khái niệm sở hữu Tài sản và sở hữu có mối quan hệ mật thiết với nhau, là hai mặt của một vấn đề. Ngay từ buổi đầu sơ khai của xã hội loài người, con người đã biết chiếm giữ hoa quả tự nhiên, chim thú săn bắn được, những công cụ giản đơn để phục vụ nhu cầu sống và tồn tại của mình. Tuy thời kỳ này chưa có sự phân biệt rõ rệt về khái niệm "sở hữu" đối với tư liệu sản xuất và sức lao 13 động, nhưng về bản chất, sở hữu chính là sự chiếm giữ và đối tượng của chiếm giữ chính là các sản vật của tự nhiên hay những thành quả lao động của loài người, tất cả những đối tượng ấy được gọi bằng một cái tên chung là tài sản. Nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử, xã hội, triết học… đều thống nhất rằng sở hữu chính là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan xuất hiện và phát triển song song cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Quan hệ sở hữu chính là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu và sản xuất ra của cải, vật chất của xã hội, quan hệ sở hữu là cơ sở hạ tầng và tương ứng với nó là một kiến trúc thượng tầng nhất định, đó chính là hình thái kinh tế xã hội. Trên cơ sở phân tích các hình thái kinh tế xã hội, C.Mác đã chỉ ra quy luật tự nhiên của quan hệ sở hữu, ở bất cứ nền sản xuất nào cũng có việc con người chiếm hữu những đối tượng của tự nhiên trong phạm vi một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Vì vậy, sở hữu chính là một phạm trù kinh tế. 1.2.2. Khái niệm quyền sở hữu Quan hệ sở hữu xuất hiện và ưu thế luôn thuộc về những người có quyền sở hữu của cải vật chất và tư liệu sản xuất, những người này thuộc giai cấp thống trị của xã hội. Là một hình thái trong kiến trúc thượng tầng, pháp luật về sở hữu ghi nhận và củng cố địa vị, lợi ích của giai cấp thống trị đối với việc chiếm giữ và định đoạt các của cải vật chất trước các giai cấp khác. Vì vậy quyền sở hữu chính là một công cụ pháp lý xác nhận và bảo vệ các quyền lợi của các chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Sở hữu trong kinh tế chính trị, là một phạm trù cơ bản, chỉ mối quan hệ giữa người với người trong việc chiếm dụng của cải, là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Nó có thể được luật hóa thành quyền sở hữu và được thực hiện theo cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Với tư cách là một chế định pháp luật, quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã hội có sự phân chia gia cấp và có Nhà nước. Vì vậy, chế định quyền sở hữu 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan