Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở tr...

Tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện konplông tỉnh kon tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

.PDF
141
112
120

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------------------- VÕ XUÂN TỰU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN KON PLÔNG TỈNH KON TUM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Đà Nẵng – Năm 2019 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------------------- VÕ XUÂN TỰU PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN KON PLÔNG TỈNH KON TUM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN XUÂN BÁCH Đà Nẵng – Năm 2019 iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i TÓM TẮT .................................................................................................................... ii MỤC LỤC .....................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................ viii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................ix DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................................ x DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ .......................................................................................x MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 3 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ......................................................................3 4. Giả thiết khoa học .................................................................................................3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 4 6. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 7. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu............................................................................4 8. Đóng góp của luận văn .........................................................................................5 9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................................ 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS .....................6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..................................................................................6 1.2. Các khái niệm chính liên quan đến đề tài .................................................................8 1.2.1. Quản lý ............................................................................................................8 1.2.2. Quản lý giáo dục ........................................................................................... 10 1.2.3. Quản lý nhà trường .......................................................................................11 1.2.4. Đội ngũ giáo viên .......................................................................................... 12 1.2. . Phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS .........13 1.3. Các quan điểm phát triển nguồn nhân lực .............................................................. 17 1.3.1. Một vài lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực ............................................17 1.3.2. Quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục ........................................................19 1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục .....................................................20 1.4. Yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THCS trong bối cảnh hiện nay....................21 1.4.1. Về chủ trương, chính sách ............................................................................21 1.4.2. Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay .......................................21 v 1.4.3. Đủ về số lượng .............................................................................................. 23 1.4.4. Đồng bộ về cơ cấu ........................................................................................23 1.4. . Đạt chuẩn về trình độ và chất lượng ............................................................. 24 1.5. Chức năng, nhiệm vụ - quyền hạn của Phòng Giáo dục & Đào tạo .......................27 1.5.1. Chức năng .....................................................................................................27 1.5.2. Nhiệm vụ - quyền hạn ...................................................................................27 1.6. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên ......................................................................30 1.6.1. Lập quy hoạch phát triển ĐNGV ..................................................................30 1.6.2. Tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên ....................................................31 1.6.3. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ........................................................... 31 1.6.4. Đánh giá đội ngũ giáo viên ...........................................................................32 1.6.5. Tạo môi trường phát triển đội ngũ giáo viên ................................................33 1.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ giáo viên trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS ...........................................................................................................34 1.7.1. Các yếu tố về kinh tế - xã hội .......................................................................35 1.7.2. Các yếu tố về phát triển quy mô trường, lớp ................................................36 1.7.3. Các yếu tố về các điều kiện đảm bảo chất lượng ..........................................36 1.7.4. Các yếu tố về khoa học – công nghệ ............................................................ 36 1.7.5. Các yếu tố về chính sách và quản lý ............................................................. 37 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................................ 39 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN KON PLÔNG TỈNH KON TUM ........................................................................................40 2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, dân số, tình hình kinh tế - xã hội huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum .....................................................................................................40 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .........................................................................................40 2.1.2. Dân số ...........................................................................................................41 2.1.3. Tình hình KT-XH huyện Kon Plông ............................................................ 41 2.1.4. Định hướng phát triển KT - XH huyện Kon Plông ......................................42 2.2. Thực trạng G &ĐT huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và G &ĐT các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum ............................. 44 2.2.1. Tình hình giáo dục - đào tạo huyện Kon Plông ............................................44 2.2.2. Tình hình G &ĐT các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Kon Plông ......................................................................................................................47 2.3. Giới thiệu tổ chức khảo sát .....................................................................................48 2.3.1. Mục đích khảo sát .........................................................................................48 vi 2.3.2. Nguyên tắc lựa chọn mẫu khảo sát ............................................................... 48 2.3.3. Nội dung khảo sát .........................................................................................49 2.3.4. Đối tượng và công cụ khảo sát ......................................................................49 2.3. . Phương pháp khảo sát ...................................................................................49 2.3.6. Các biện pháp tổ chức khảo sát.....................................................................49 2.3.7. Xử lí kết quả khảo sát ...................................................................................49 2.4. Thực trạng đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Kon Plông ......................................................................................................................50 2.4.1. Về số lượng đội ngũ giáo viên ......................................................................50 2.4.2. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên..........................................................................51 2.4.3. Về chất lượng đội ngũ giáo viên ...................................................................53 2.4.4. Đánh giá chung về đội ngũ giáo viên ........................................................... 59 2.5. Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum .......................................................................60 2.5.1. Thực trạng lập quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ...................................................................................................60 2.5.2. Thực trạng về tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS .......................................................................................... 62 2.5.3. Thực trạng về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ....................................................................................................64 2.5.4. Thực trạng về công tác đánh giá đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS ...........................................................................................................65 2.5.5. Thực trạng về xây dựng môi trường cho sự phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS .......................................................................65 2.6. Đánh giá công tác phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS........................................................................................................................66 2.6.1. Điểm mạnh ....................................................................................................66 2.6.2. Điểm yếu .......................................................................................................67 2.6.3. Nguyên nhân .................................................................................................68 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................................ 70 CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS HUYỆN KON PLÔNG, TỈNH KON TUM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ...................................................................................................................71 3.1. Định hướng mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên .................................................71 3.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ................................................................................73 vii 3.2.1. Nguyên tắc phát triển ....................................................................................73 3.2.2. Nguyên tắc hệ thống .....................................................................................73 3.2.3. Nguyên tắc thực tiễn .....................................................................................74 3.2.4. Nguyên tắc khả thi ........................................................................................75 3.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay .................................................................................................................................76 3.3.1. Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.....................................76 3.3.2. Đổi mới tuyển dụng giáo viên theo hướng phân cấp quản lý và đảm bảo chất lượng tuyển dụng đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS .....78 3.3.3. Bố trí sử dụng đội ngũ giáo viên theo vị trí việc làm đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS .......................................................................80 3.3.4. Đổi mới công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.....................................82 3.3.5. Đổi mới công tác đánh giá đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú THCS .................................................................................................................86 3.3.6. Xây dựng môi trường cho sự phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông bán tộc bán trú THCS .........................................................................................89 3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp .............................................................................93 3.5. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ......................................94 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ................................................................................................ 96 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................97 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................102 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao) viii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt STT Viết đầy đủ 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 CNH - HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 3 DTTS ân tộc thiểu số 4 ĐBKK Đặc biệt khó khan 5 ĐNGV Đội ngũ giáo viên 6 ĐNNG Đội ngũ nhà giáo 7 G &ĐT Giáo dục & Đào tạo 8 GV Giáo viên 9 HS Học sinh 10 PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú 11 QLGD Quản lí giáo dục 12 THCS Trung học cơ sở 13 UBND Ủy ban nhân dân ix DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1: 2.2: 2.3: 2.4: Tên bảng Quy mô trường lớp, học sinh trường PTDTBT THCS Thống kê số lượng đội ngũ trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Thống kê GV theo môn học trực tiếp đứng lớp Trình độ đào tạo của đội ngũ nhà giáo trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Trang 48 50 50 51 2.5: Cơ cấu thành phần dân tộc, giới tính, đảng viên năm học 20172018 51 2.6: Cơ cấu về độ tuổi ĐNNG các trường PTDTBT THCS 52 2.7: Tổng hợp kết quả lấy ý kiến về phẩm chất chính trị, đạo đức 54 2.8: Chất lượng ĐNNG trường PT TBT THCS được đánh giá xếp loại 55 2.9: Tổng hợp về xếp loại đánh giá GV trường PTDTBT THCS theo chuẩn nghề nghiệp 55 2.10: Tổng hợp về số lượng GV dạy giỏi các cấp qua các năm học 56 2.11: Tổng hợp kết quả lấy ý kiến về năng lực chuyên môn của GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp 57 2.12: Tổng hợp kết quả lấy ý kiến về năng lực hoạt động chính trị, xã hội 58 3.1: Kết quả tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 94 x DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu Tên hình hình Trang 1.1: Mô hình lí thuyết PTNNL của Richard Noonan 18 1.2: Mô hình lí thuyết quản trị NNL của Leonard Nadle 19 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1: Sơ đồ khái niệm quản lý 10 1.2: Mối quan hệ giữa các thành tố trong quá trình giáo dục 12 1.3: MQH giữa các khâu của quá trình quản lý phát triển đội ngũ 30 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang 2.1: Cơ cấu dân tộc của ĐNGV 51 2.2: Cơ cấu độ tuổi của ĐNGV 52 3.1: Thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi 95 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thế giới bước vào xu thế của thời đại: Hội nhập, hợp tác, toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực để cùng phát triển. Tri thức, tài năng và nguồn lực con người là con đường để đổi mới và phát triển. Vấn đề đặt ra cho tất cả các quốc gia trên thế giới những thời cơ và thách thức lớn đối với bản lĩnh và trình độ của mỗi dân tộc. Cả thế giới đang chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, đó là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào vốn và tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức con người. Việt Nam đang đứng trước một xã hội tương lai: Xã hội thông tin, xã hội học tập, ở đó mỗi người phải nỗ lực học tập, học tập suốt đời trong một nền giáo dục tốt nhất để có được những phẩm chất, năng lực mới xứng đáng ở vị trí trung tâm của sự phát triển. Giáo dục & đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của dân tộc Việt Nam. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định một trong những nội dung chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011- 2020 của nước ta là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế đến năm 2020 theo lộ trình phù hợp, trong đó đổi mới quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ GV và cán bộ quản lý là khâu then chốt” và “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam" [20, tr.19]. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Điều 61 đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” [21].“GV là nhân tố quyết định chất lượng của Giáo dục và được xã hội tôn vinh. GV phải có đủ đức, tài” [18, tr.27]. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy thì không có giáo dục”[32]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW Đảng khóa VIII khẳng định: “GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh”[3]. Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 16/6/2004 của Ban Bí thư đã đề ra mục tiêu: “Xây dựng ĐNNG và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm tay nghề của nhà giáo thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng caochất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp 2 hóa, hiện đại hóa đất nước”[2]. Luật giáo dục năm 200 cũng nêu rõ vai trò, tầm quan trọng của ĐNNG đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, qua đó đưa ra nhiều biện pháp để phát triển ĐNGV về mọi mặt đáp ứng sự phát triển của giáo dục Việt Nam. ĐNGV cùng với các nhà quản lý là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục, ĐNGVở các trường phổ thông nói chung và các trường PTDTBT THCS nói riêng vừa là nhà sư phạm, người hoạt động xã hội trong cộng đồng, nhưng đồng thời cũng là người cha, người mẹ, người anh, người chị đôi khi là những người bạn đối với các em học sinh; là người góp phần hết sức quan trọng vào của công cuộc đổi mới giáo dục. Yêu cầu về phát triển ĐNGV đã và đang trở thành vấn đề trọng tâm, thiết yếu của cả Ngành Giáo dục và đào tạo hiện nay. Với yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay đang đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp nhằm tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng giáo dục, nguồn lực tài chính, điều kiện cơ sở vật chất trường học, thiết bị phục vụ dạy và học,… trong đó việc phát triển ĐNGV có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục. Hội nghị lần thứ 6 khóa IX đã đặc biệt nhấn mạnh: “Phải tập trung vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Muốn vậy trước hết phải nâng cao chất lượng ĐNNG thực hiện giáo dục toàn diện”[23]. Phát triển ĐNNG cả về bề rộng lẫn chiều sâu để có “Hiền tài” thì sự phát triển đó cần phải được: “Đảm bảo đủ về số lượng, hợp lí về cơ cấu và chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục” [18, tr.27]. Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH- HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã khẳng định vai trò của đội ngũ GV và đề ra giải pháp: “Phát triển ĐNNG và cán bộ QLGD, đáp ứng yêu cầu đổi mới GD&ĐT”. Cùng với đó công tác dân tộc và thực hiện các chế độ chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành. Công bằng trong giáo dục luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, hàng loạt các chính sách về giáo dục cho trẻ em có hoàn khó khăn, trẻ em khuyết tật, giáo dục cho người dân tộc thiểu số, giáo dục cho người nghèo,...được cụ thể hóa bằng các quyết định, nghị định của Nhà nước, của Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương như: miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, ăn trưa cho trẻ mẫu giáo; tiền ăn, tiền ở cho học sinh bán trú, hỗ trợ gạo cho học sinh vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn,... đã tạo điều kiện cho trẻ có đủ điều kiện và cơ hội theo học từ mầm non đến phổ thông và chuyên nghiệp. Tại các vùng này thì trường PTDTBT là cơ sở giáo dục góp phần tạo nguồn cán bộ cho địa phương. Đối với Ngành G &ĐT huyện Kon Plông luôn coi trọng việc 3 bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ, GV đặc biệt là ĐNGV các trường PTDTBT THCS trên địa bàn; phấn đấu đến năm 2020 đảm bảo các yêu cầu đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu và sử dụng có hiệu quả nhằm phục vụ công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng cho HS người TTS trên địa bàn. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay là một bộ phận không nhỏ ĐNGV của các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, đặc biệt là việc quản lý chăm sóc giáo dục học sinh; ĐNGV vẫn còn thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu, chưa đảm bảo về chất lượng cùng với sự thiếu ổn định của tổ chức bộ máy, nhân sự nhà trường đã làm cho công tác giáo dục và QLG ở các xã trên địa bàn huyện, đặc biệt là ở các trường PTDTBT THCS gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc phát triển ĐNGV trở nên hết sức cấp thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, kết hợp với những kiến thức lý luận khoa học và thực tiễn vào việc đổi mới công tác QLGD của nhiều năm qua, tôi thấy cần phải nghiên cứu đề tài: "Phát triển đội ngũ giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở trên địa bàn huyện KonPlông tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay" làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản lý giáo dục để nghiên cứu, vận dụng vào thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng ĐNGV trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. 4. Giả thiết khoa học Công tác phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế dẫn đến tình trạng một số vị trí GV tại các trường PTDTBT THCS còn thiếu và yếu về chất lượng, cơ cấu chưa hợp lý, nếu có biện pháp phát triển ĐNGV tại các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện khoa học, hợp lý, khả thi thì sẽ góp phần phát triển ĐNGV trường PTDTBTTHCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu .1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác xây dựng ĐNGV các trường PTDTBT THCS. .2. Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐNGV và thực trạng quản lý phát triển ĐNGV các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. .3. Đề xuất các biện pháp phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại tài liệu để nghiên cứu: Các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Ngành, của địa phương... để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài; các công trình, bài viết của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục… có liên quan đến đề tài nhằm thu thập các số liệu, thông tin về giáo dục và đào tạo nhằm có biện pháp phát triển ĐNGV tại các PTDTBT THCS. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra. - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp xin ý kiến chuyên gia. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Nhằm xử lý các kết quả nghiên cứu. 7. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 7.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu - Đề tài tập trung các biện pháp phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. - Chủ thể quản lý: Trưởng Phòng G &ĐT. 7.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. 7.3. Giới hạn điều tra Đề tài tiến hành khảo sát công tác phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS: Tiến hành khảo sát lãnh đạo, chuyên viên Phòng G &ĐT, 9 Hiệu trưởng, 13 Phó hiệu trưởng, 23 tổ trưởng, phó chuyên môn, 90 GV dạy các môn tại các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Khảo sát thực trạng phát triển ĐNGV tại các trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện trong các năm học: 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016; 2016-2017; 2017- 5 2018. 8. Đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận: Hệ thống hóa một số vấn đề về lý luận phát triển ĐNGV các trường PTDTBT THCS. - Về mặt thực tiễn: Đề xuất một số biện pháp phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 9. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm 3 phần: PHẦN I: MỞ ĐẦU PHẦN II: NỘI UNG, Gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS. Chương 2. Thực trạng quản lý công tác phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum. Chương 3. Các biện pháp phát triển ĐNGV trường PTDTBT THCS huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. PHẦN III: Kết luận và khuyến nghị. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ THCS 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi hoạt động bồi dưỡng ĐNGV là vấn đề cơ bản trong phát triển giáo dục. Việc tạo điều kiện để mọi người có cơ hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt đời để kịp bổ sung kiến thức và đổi mới phương pháp giảng dạy để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội là phương châm hành động của các cấp quản lý giáo dục. Ở nước ta vấn đề phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng ĐNGV đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra trong thư gửi các cán bộ, các thầy giáo, cô giáo, công nhân viên, học sinh, sinh viên nhân dịp bắt đầu năm học mới ngày 16 tháng 10 năm 1968 rằng: “Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân, do đó các ngành, các cấp Đảng, chính quyền địa phương phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, đẩy sự nghiệp giáo dục của ta những bước phát triển mới” [33], “Cán bộ và giáo dục phải tiến bộ cho kịp thời đại mới làm được nhiệm vụ, chớ tự túc tự mãn cho là giỏi rồi thì dừng lại” [34, tr.489]. Trong Chiến lược phát triển giáo dục, Chính phủ đã khẳng định: “Đổi mới chương trình giáo dục, phát triển ĐNNG là các giải pháp trọng tâm, đổi mới giáo dục là khâu đột phá” [20]. Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển G &ĐT đến năm 2020: “Thực sự coi trọng vai trò của khoa học giáo dục. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học giáo dục, giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn trong quá trình đổi mới giáo dục” và “Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQLGD ở tất cả các cấp học, bậc học đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ” [3, tr. ]. Trong chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ GV và CBQL là khâu then chốt” [24, tr.130-131]. Thực tiễn sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta cho thấy công tác nghiên cứu về quản lý nói chung và QLG nói riêng có vai trò rất quan trọng.Trong thời gian qua đã có nhiều nhà khoa học Việt Nam đã chắt lọc những vấn đề tinh túy nhất của hầu hết các tác phẩm quản lý của nước ngoài để thể hiện trong các công trình nghiên cứu của mình về khoa học quản lý nói chung và quản lý nguồn nhân lực nói riêng, cụ thể như: 7 Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Trần Thị Bạch Mai trong nghiên cứu của mình về quản lí nguồn nhân lực đã nêu ra những vấn đề, những chính sách, các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của nước ta từ những kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các nước trên thế giới; tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sỹ Thư với nội dung “Quản lý giáo dục nói chung và quản lý phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục nói riêng” trong cuốn “Quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”; Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường trong bối cảnh thay đổi, Nguyễn Sỹ Thư - Đặng Xuân Hải (2012); Quản lý giáo dục - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên), Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Sỹ Thư và một số tác giả (2012); Tại Hội thảo Khoa học Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo GV do Khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tháng 4/2004, nhiều báo cáo tham luận của các tác giả như Trần Bá Hoành, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Bá Lãm, Đặng Xuân Hải… đã đề cập đến vấn đề đào tạo bồi dưỡng ĐNGV trước yêu cầu mới; Ngoài ra còn có rất nhiều các nhà khoa học khác đã có nhiều công trình nghiên cứ để lại những bài học quý giá về xây dựng và phát triển ĐNGV như: Đinh Quang Bảo (200 ), giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV; Bùi Văn Quân, Nguyễn Ngọc Cầu, một số cách tiệp cận trong nghiên cứ và phát triển đội ngũ GV ... Bên cạnh sách nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà giáo dục về những vấn đề có liên quan đến đề tài và một số luận văn thạc sỹ chuyên ngành QLGD có những tác giả nghiên cứu cùng hướng với đề tài như: “Quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái”- Trần Văn Cẩn, năm 2009; “Biện pháp phát triển đội ngũ GV ở các trường trung học cơ sở huyện Lâm Thao tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay” - Ngô Đức Sáu, năm 2011; “Biện pháp phát triển đội ngũ GV Trung học Cơ sở huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay” Nguyễn Văn Khung, năm 2011; “Biện pháp phát triển đội ngũ GV tiểu học tỉnh Hưng Yên đáp ứng yêu cầu học 2 buổi/ngày”; Ngoài ra, cũng có luận văn thạc sỹ đề cập đến loại hình trường PTDT Nội trú, trường PTDT bán trú như: Các biện pháp quản lý của hiệu trưởng đối với hoạt động tự học của học sinh các trường PT TNT tỉnh Quảng Trị, của tác giả ương Mạnh Hùng (200 ); Biện pháp cải tiến quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường PT TNT tỉnh Gia Lai trong bối cảnh phát triển KTXH Tây Nguyên hiện nay, của tác giả Nguyễn Thanh Sơn (2006);“Phát triển đội ngũ GV các Trường Phổ thông ân Tộc nội trú tỉnh Điện Biên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo” - Nguyễn Thị Thắm, năm 2014; “Mô hình quản lý trường PTDT 8 bán trú ở các xã đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang” - Phạm Huy Trà, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, năm 2010. Ngoài ra còn nhiều công trình, bài viết nghiên cứu được công bố trên các tạp chí chuyên ngành ..., những công trình bài viết này thực sự đã nghiên cứu những mảng đề tài hết sức thiết thực cho công tác quản lý và phát triển ĐNGV. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về phát triển ĐNGV trường PT TBT THCS chưa nhiều. Đặc biệt là ở huyện Kon Plông, cho đến thời điểm này, chưa có một công trình khoa học hay một đề tài nào đề cập đến công tác phát triển ĐNGV tại các trường PT TNT và trường PTDTBT. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc góp phần phát triển ĐNGV nhằm nâng cao chất lượng học tập cho HS tại các trường PTDTBT THCS huyện Kon Plông- tỉnh Kon Tum. 1.2. Các khái niệm chính liên quan đến đề tài 1.2.1. Quản lý Quản lý là khái niệm có ý nghĩa rất tổng quát, từ khi xã hội loài người hình thành, hoạt động tổ chức quản lý đã được quan tâm. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. Ngày nay thuật ngữ “quản lý” đã trở nên phổ biến trong các lĩnh vực, nhưng vẫn chưa có được một định nghĩa hoàn hảo nhất. Theo nghĩa chung nhất, từ góc độ của tâm lý học, quản lý được hiểu như sau: Quản lý là sự tác động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thông tin của chủ thể đến khách thể của nó. Ở góc độ hoạt động, quản lý là điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi con người để đạt đến mục đích, phù hớp với quy luật khách quan. Ở góc độ khoa học, quản lý là những hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong các nhóm, các tổ chức nhằm đạt được mục đích chung. Trên cơ sở những cách tiếp cận khác nhau, khái niệm quản lý đã được các nhà lý luận đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau. Các-Mác đã viết: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở quy mô tương đối lớn đều cần đến một chừng mực nhất định của sự quản lý. Quản lý là sự xác lập, sự tương hợp giữa các công việc cá thể và hoàn thành những chức năng chung xuất hiện trong sự vận động đối với các bộ phận riêng lẻ của nó”. ng ví hoạt động quản lý như là công việc của người nhạc trưởng: “Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng”. Các-Mác cũng cho rằng: “Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn chặt với sự phân công và phối hợp”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan