Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại vnpt hà tĩnh...

Tài liệu Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại vnpt hà tĩnh

.PDF
112
956
108

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- PHAN CÔNG VIỆT PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI VNPT HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội – Năm 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------PHAN CÔNG VIỆT PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI VNPT HÀ TĨNH Chuyên ngành : Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Hoàng Văn Hải Hà Nội – Năm 2013 2 MỤC LỤC A Phần mở đầu 4 1 Tính cấp thiết của đề tài 4 2 Tình hình nghiên cứu 6 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9 5 Phƣơng pháp nghiên cứu 10 6 Kết cấu nội dung luận văn 10 B Kết cấu nội dung của luận văn 11 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông 1.1 Tổng quan về kinh doanh dịch vụ viễn thông 1.1.1 Các khái niệm về mạng và dịch vụ viễn thông 1.1.2 Đặc điểm, vai trò của dịch vụ viễn thông 1.1.3 Khái niệm và đặc điểm kinh doanh dịch vụ viễn thông 1.2 Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp 1.2.1 Các điều kiện phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông 1.2.2 Các nội dung phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông 1.2.3 Các tiêu chí đánh giá 1.3 Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông ở một số quốc gia trên thế giới 1.3.1 Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Hàn Quốc 1.3.2 Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Nhật Bản 1.3.3 Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại CH Pháp 1.3.4 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Kết luận Chƣơng 1 Chƣơng 2: Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh 3 11 2.1 Tổng quan về VNPT Hà Tĩnh 2.1.1 Vài nét về Viễn thông Việt Nam 2.1.2 Giới thiệu chung về VNPT Hà Tĩnh 2.1.3 Tình hình mạng lƣới của VNPT Hà Tĩnh 2.1.4 Kết quả kinh doanh của VNPT Hà Tĩnh 2.2 Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh 2.2.1 Vận dụng chính sách quản lý nhà nƣớc về phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Hà Tĩnh 2.2.2 Tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh 2.3 Đánh giá chung về kết quả phát triển kinh doanh của VNPT Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2013 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc 2.3.2 Tồn tại và hạn chế 2.3.3 Nguyên nhân Kết luận Chƣơng 2 Chƣơng 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Hà Tĩnh 3.1 Mục tiêu phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Hà Tĩnh 3.1.1 Bối cảnh tác động tới việc đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Hà Tĩnh 3.1.2 Quan điểm định hƣớng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại Hà Tĩnh 3.1.3 Mục tiêu phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Hà Tĩnh 4 3.2 Một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Hà Tĩnh đến năm 2018 3.2.1 Nhóm giải pháp cung cấp dịch vụ viễn thông mới thực hiện chiến lƣợc khác biệt hóa 3.2.2 Nhóm giải pháp về cạnh tranh 3.2.3 Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 3.2.4 Vận dụng hiệu quả chính sách quản lý nhà nƣớc 3.2.5 Một số nhóm giải pháp khác 3.3 Một số kiến nghị phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông 3.3.1 Kiến nghị đối với các chính sách của cơ quan quản lý nhà nƣớc 3.3.2 Kiến nghị đối với Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam Kết luận Chƣơng 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay trên phạm vi toàn cầu, ngành viễn thông đang phát triển mạnh mẽ, có tốc đô ̣ thay đổ i rấ t nhanh chóng và mức tăng trƣởng cao hàng đầu trong nề n kinh tế thế giới , trở thành mô ̣t trong nhƣ̃ng hạ tầng quan tro ̣ng nhấ t đối với các hoạt động xã hội, văn hoá và chiń h tri.̣ Viễn thông đang từng ngày tạo nên một thế giới gần hơn cho tất cả mọi ngƣời, xoá đi trở ngại về khoảng cách địa lý, tạo ra nhiều cơ hội giao lƣu. Doanh thu dịch vụ của ngành Viễn thông toàn cầu đạt xấp xỉ 1.700 tỷ USD năm 2008 và ƣớc đạt 2.700 tỷ USD vào năm 2013. Viê ̣t Nam thuộc khu vực các nƣớc có nền viễn thông phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, kể từ sau giai đoạn năm 1992-1993 đến nay. Viễn thông Việt Nam đã có đóng góp hết sức to lớn cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nƣớc, là một trong số các ngành hạ tầng xƣơng sống của quốc gia. Hiện nay, thị trƣờng viễn thông Việt Nam cũng là thị trƣờng có tính cạnh tranh rất cao trong hầ u hế t các loa ̣i hình dich ̣ vu ̣ . Đế n nay đã có nhiều nhà khai thác kinh doanh dịch vụ nhƣ VNPT, Viettel, Vietnamobile, Vishipel, VTC, S-Phone, Gtel và FPT Telecom ...cạnh tranh cung cấ p dịch vụ viễn thông và công nghê ̣ thô ng tin; bên cạnh đó có sự phát triển ngày càng mạnh của các dịch vụ OTT (Over The Top), tức là các dịch vụ đƣợc cung cấp trên cơ sở hạ tầng và khách hàng có sẵn của doanh nghiệp khác, điển hình phổ biến hiện nay là các ứng dụng thoại OTT nhƣ Viber, Tango, Zalo, Kakao Talk... giúp cho ngƣời dùng đàm thoại thoải mái với cƣớc phí băng thông Internet hầu nhƣ không đáng kể. Xu thế sáp nhập, đào thải đã diễn ra nhƣ 6 EVN Telecom sát nhập vào Viettel, Beeline rút khỏi thị trƣờng đã minh hoạ sắc nét cho môi trƣờng cạnh tranh khắc nghiệt. Trong tình hình đó, các doanh nghiệp viễn thông muốn tồn tại và phát triể n cần phải hoạch định, tổ chƣ́c thƣ̣c thi và phát triể n chiế n lƣơ ̣c kinh doanh phù hợp. Bên cạnh việc chọn lọc, nâng cao hiệu quả kinh doanh các dịch vụ truyền thống thì việc phát triển kinh doanh, chiếm lĩnh thị phần các dịch vụ mới, theo kịp sự biến đổi nhanh chóng của thị trƣờng là yếu tố quyết định sống còn. Thực tế sản xuất kinh doanh các năm gần đây cho thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp Viễn thông đang giảm, đặc biệt tại các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ trên nền mạng hữu tuyến (cáp đồng, cáp quang) nhƣ các Viễn thông tỉnh, thành phố thuộc Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Tình trạng khách hàng rời bỏ các dịch vụ viễn thông truyền thống nhƣ điện thoại cố định có xu hƣớng ngày càng tăng. Nguyên nhân cơ bản là doanh nghiệp chƣa thực sự theo kịp sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ mạng lƣới và xu hƣớng tiêu dùng dịch vụ của khách hàng, tức là chƣa có đƣợc chiến lƣợc phát triển kinh doanh phù hợp, kịp thời, thích ứng với tình hình mới. Bên cạnh đó, trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ vừa qua của thị trƣờng viễn thông, quản lý nhà nƣớc có khi lúc chƣa theo kịp, chƣa đáp ứng yêu cầu, do đó phần nào còn ảnh hƣởng hạn chế đến sự phát triển của thị trƣờng. Điều đó khẳng định hoạt động phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông mới theo hƣớng hội tụ công nghệ, có hàm lƣợng chất xám và lợi nhuận cao, tạo lợi thế cạnh tranh đảm bảo sự tồn tại và phát triển đối với các doanh nghiệp viễn thông nói chung và VNPT Hà Tĩnh nói riêng là vấn đề đặc biệt quan trọng. Nhƣ vậy câu hỏi đặt ra là: 7 - Trong bối cảnh khó khăn và nhiều biến động hiện nay, VNPT Hà Tĩnh đang hoạt động nhƣ thế nào? - Trong thời gian tới, làm sao doanh nghiệp có thể kinh doanh hiệu quả và bền vững, phù hợp với xu hƣớng phát triển thị trƣờng, phù hợp môi trƣờng quản lý? - Cần điều chỉnh gì đối với chính sách quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực viễn thông để thúc đẩy sự phát triển lớn mạnh của VNPT Hà Tĩnh? Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài “Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh” làm đề tài luận văn thạc sỹ Quản lý kinh tế. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, các Tập đoàn viễn thông lớn tại Việt Nam nhƣ VNPT, Viettel, FPT... đều có các bộ phận nghiên cứu phát triển (R&D). Các bộ phận nghiên cứu này thƣờng xuyên có các báo cáo nghiên cứu thị trƣờng và đề xuất tham mƣu xây dựng chiến lƣợc phát triển lên lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp. Nhƣng vấn đề chiến lƣợc, sách lƣợc phát triển kinh doanh thuộc về bí mật của doanh nghiệp để đảm bảo cạnh tranh, do đó các kết quả nghiên cứu này thƣờng không đƣợc công bố rộng rãi. Trong lúc đó, các cơ quan quản lý nhà nƣớc tại Việt Nam hoặc các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nƣớc hàng năm đều tiến hành nghiên cứu về thị trƣờng viễn thông, tuy nhiên những nghiên cứu này, cũng nhƣ các nghiên cứu của bộ phận R&D cấp Tập đoàn đều xem xét ở phạm vi rộng, kết quả thƣờng khái quát những định hƣớng lớn. Ví dụ nhƣ: “Báo cáo nghiên cứu về cạnh tranh ngành Viễn thông Việt Nam” ra năm 2005 của Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam (VNCI), “Báo cáo ngành Viễn thông Việt Nam 2008-2009 và triển vọng đến năm 2012” ra năm 2009 của Nhóm nghiên cứu độc lập Việt Nam Report (VNR)... Ngoài ra các đề tài gần gũi với chủ đề nghiên cứu này của một số tác giả có thể nhắc đến nhƣ sau: 8 - Trần Đăng Khoa (2007), Phát triển ngành Viễn thông Việt Nam đến năm 2020, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu này đã sử dụng các công cụ phân tích ngành nhƣ ma trận SWOT, ma trận IFE, ma trận EFE, ma trận hình ảnh các đối thủ cạnh tranh, ma trận QSPM,...để áp dụng phân tích cho ngành viễn thông Việt Nam. Từ đó, đƣa ra các biện pháp phát triển ngành viễn thông Việt Nam đến năm 2020. Các giải pháp đề xuất đề tài nghiên cứu đã nhấn mạnh yếu tố phát triển bền vững và xu thế phát triển của công nghệ viễn thông trên thế giới hiện nay. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể dùng làm nguồn tƣ liệu tham khảo trong quá trình hoạch định chính sách phát triển ngành cho các nhà quản lý, và là nguồn tham khảo rất tốt cho việc xây dựng luận văn thạc sỹ này. Tuy nhiên, luận án tiến sỹ này có đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là ngành viễn thông của cả nƣớc. Do đó khó có thể áp dụng kết quả nghiên cứu vào vấn đề phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông trên quy mô địa bàn tỉnh, thành phố. - Hoàng Thị Nhẫn (2011), Phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực – EVN Telecom, Luận văn thạc sỹ Kinh doanh và quản lý, Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông Việt Nam, Hà Nội. Luận văn đã hệ thống hóa và luận giải một số cơ sở lý luận chủ yếu về phát triển kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông di động tại Việt Nam. Trên cơ sở tổng quan kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của một số Tập đoàn Viễn thông lớn trên thế giới, luận văn đã rút ra một số bài học có giá trị tham khảo cho phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông di động cho EVN Telecom. Đồng thời, từ các phân tích và đánh giá về thực trạng phát triển kinh doanh của EVN Telecom, luận văn đã rút ra 9 đƣợc những kết quả đạt đƣợc và đặc biệt là những hạn chế, những điểm yếu mà doanh nghiệp cần phải khắc phục. Tuy nhiên đề tài này ít đề cập đến môi trƣờng quản lý nhà nƣớc. Ngoài ra phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn chỉ trong phát triển kinh doanh dịch vụ di động, do đó không thể áp dụng cho việc phát triển kinh doanh tại các doanh nghiệp có nhiều dịch vụ phong phú, đa dạng đƣợc cung cấp. Từ trƣớc đến nay, việc nghiên cứu phát triển dịch vụ viễn thông tại các địa bàn tỉnh thành cụ thể thƣờng do các chi nhánh doanh nghiệp tại tỉnh thành thực hiện, nhƣng chƣa đƣợc tổ chức bài bản, do đó kết quả nghiên cứu chƣa nhiều, chƣa nêu đƣợc các giải pháp hiệu quả, phù hợp với tình hình điều kiện thực tế và xu thế phát triển của thị trƣờng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông. - Đánh giá đúng thực trạng về kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh trong điều kiện thực tế và môi trƣờng quản lý nhà nƣớc, từ đó phân tích, xem xét, đánh giá và tìm ra các giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông, nâng cao tính cạnh tranh, đảm bảo khả năng tồn tại và phát triển cho VNPT Hà Tĩnh. - Đề xuất, kiến nghị một số vấn đề về thúc đẩy phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Hà Tĩnh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là phát triển kinh doanh các dịch vụ viễn thông. gồm dịch vụ điện thoại di động, điện thoại cố định, dịch vụ kết nối và truy cập internet, dịch vụ giá trị gia tăng và các dịch vụ truyền số liệu băng thông rộng. 10 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn nghiên cứu việc phát triển kinh doanh các dịch vụ điện thoại di động, điện thoại cố định, dịch vụ kết nối và truy cập Internet, dịch vụ giá trị gia tăng và các dịch vụ truyền số liệu băng thông rộng tại VNPT Hà Tĩnh, giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Hà Tĩnh hƣớng đến năm 2018. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây: + Phƣơng pháp kế thừa. + Phƣơng pháp thống kê kinh nghiệm. + Phƣơng pháp thống kê mô tả. + Phƣơng pháp điều tra xã hội học kết hợp phỏng vấn sâu. + Phƣơng pháp điều tra, thu thập tƣ liệu. - Nguồn tƣ liệu, số liệu dự kiến: Các tạp chí khoa học, các báo cáo nghiên cứu đã đăng, các luận án tiến sỹ, các luận văn thạc sỹ; Internet; Số liệu, dữ liệu của Sở Thông tin Truyền thông Hà Tĩnh và VNPT Hà Tĩnh... 6. Kết cấu nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn đƣợc kết cấu thành 3 chƣơng.  Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông  Chƣơng 2: Thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông tại VNPT Hà Tĩnh  Chƣơng 3: Các đề xuất và kiến nghị đẩy mạnh phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông của VNPT Hà Tĩnh 11 B. KẾT CẤU NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1.1.TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG 1.1.1. Các khái niệm về mạng và dịch vụ viễn thông a. Khái niệm mạng viễn thông Theo Luật Viễn thông, Mạng viễn thông là tập hợp thiết bị viễn thông đƣợc liên kết với nhau bằng đƣờng truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông. Mạng Viễn thông bao gồm: - Mạng viễn thông công cộng là mạng viễn thông do doanh nghiệp viễn thông thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho công chúng nhằm mục đích sinh lợi. - Mạng viễn thông dùng riêng là mạng viễn thông do tổ chức hoạt động tại Việt Nam thiết lập để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông cho các thành viên của mạng không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng. - Mạng nội bộ là mạng viễn thông do tổ chức, cá nhân thiết lập tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà tổ chức, cá nhân đó đƣợc quyền sử dụng hợp pháp để phục vụ liên lạc nội bộ không nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp từ hoạt động của mạng. b. Khái niệm dịch vụ viễn thông Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông. Bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng. Dịch vụ ứng dụng viễn thông là dịch vụ sử dụng đƣờng truyền dẫn viễn thông hoặc mạng viễn thông để cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực 12 công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thƣơng mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, thông tin, y tế, giáo dục và lĩnh vực khác. Việc phân loại dịch vụ viễn thông đƣợc thực hiện theo Thông tƣ 05/2012/TT-BTTTT ngày 18/5/2012 của Bộ Thông tin Truyền thông: - Phân loại theo đặc điểm công nghệ, phƣơng thức truyền dẫn của mạng viễn thông: Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh; Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng không. - Phân loại theo hình thức thanh toán giá cƣớc: Dịch vụ trả trước là dịch vụ mà ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cƣớc sử dụng dịch vụ trƣớc khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên; Dịch vụ trả sau là dịch vụ mà ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông thanh toán giá cƣớc sử dụng dịch vụ sau khi sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận giữa hai bên. - Phân loại theo phạm vi liên lạc: Dịch vụ nội mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những ngƣời sử dụng dịch vụ của cùng một mạng viễn thông; Dịch vụ liên mạng là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những ngƣời sử dụng dịch vụ của các mạng viễn thông khác nhau. Các mạng viễn thông khác nhau là các mạng viễn thông khác loại của cùng một doanh nghiệp viễn thông hoặc các mạng viễn thông của các doanh nghiệp viễn thông khác nhau. 13 - Dịch vụ viễn thông cộng thêm là dịch vụ tăng thêm tính năng, tiện ích cho ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông, là một phần không tách rời và đƣợc cung cấp cùng với các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng. c. Các loại dịch vụ viễn thông - Dịch vụ viễn thông cố định mặt đất là dịch vụ viễn thông đƣợc cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định mặt đất. Theo phạm vi liên lạc, dịch vụ viễn thông cố định mặt đất đƣợc phân ra thành dịch vụ nội hạt, dịch vụ đƣờng dài trong nƣớc, dịch vụ quốc tế. Dịch vụ nội hạt là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở trong cùng phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Dịch vụ đƣờng dài trong nƣớc là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khác nhau; Dịch vụ quốc tế là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin của ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam đi quốc tế hoặc từ ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông ở nƣớc ngoài tới ngƣời sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam. - Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh là dịch vụ viễn thông đƣợc cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định vệ tinh. Nhóm dịch vụ cơ bản mạng viễn thông cố định bao gồm: Dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại); dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ nhắn tin; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ hội nghị truyền hình; dịch vụ kênh thuê riêng; dịch vụ kết nối Internet; dịch vụ mạng riêng ảo và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhóm dịch vụ giá trị gia tăng mạng viễn thông cố định bao gồm: Dịch vụ thƣ điện tử; dịch vụ thƣ thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy 14 nhập Internet; các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; Nhóm dịch vụ viễn thông cộng thêm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. - Dịch vụ viễn thông di động mặt đất là dịch vụ viễn thông đƣợc cung cấp thông qua mạng viễn thông di động mặt đất (mạng thông tin di động, mạng trung kế vô tuyến, mạng nhắn tin), bao gồm:  Dịch vụ thông tin di động mặt đất;  Dịch vụ trung kế vô tuyến;  Dịch vụ nhắn tin. - Dịch vụ viễn thông di động vệ tinh là dịch vụ viễn thông đƣợc cung cấp thông qua mạng viễn thông di động vệ tinh. - Dịch vụ viễn thông di động hàng hải là dịch vụ viễn thông đƣợc cung cấp thông qua hệ thống đài bờ, đài tàu, đài vô tuyến điện đặt trên phƣơng tiện nghề cá để bảo đảm liên lạc cho ngƣời sử dụng dịch vụ trên tàu, thuyền. - Dịch vụ viễn thông di động hàng không là dịch vụ viễn thông đƣợc cung cấp thông qua hệ thống đài mặt đất, đài máy bay để bảo đảm liên lạc cho ngƣời sử dụng dịch vụ trên máy bay. Nhóm dịch vụ cơ bản mạng viễn thông di động bao gồm: dịch vụ điện thoại; dịch vụ fax; dịch vụ truyền số liệu; dịch vụ truyền hình ảnh; dịch vụ nhắn tin và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. Nhóm dịch vụ giá trị gia tăng mạng di động bao gồm: dịch vụ thƣ điện tử; dịch vụ thƣ thoại; dịch vụ fax gia tăng giá trị; dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch dụ truy nhập Internet băng hẹp, dịch vụ truy nhập Internet băng 15 rộng, các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; Dịch vụ cộng thêm mạng viễn thông di động bao gồm: dịch vụ hiển thị số chủ gọi; dịch vụ giấu số gọi; dịch vụ bắt số; dịch vụ chờ cuộc gọi; dịch vụ chuyển cuộc gọi; dịch vụ chặn cuộc gọi; dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông. 1.1.2. Đặc điểm, vai trò của dịch vụ viễn thông a. Đặc điểm dịch vụ viễn thông Dịch vụ viễn thông là sản phẩm truyền đƣa tin tức, do vậy nó bị chi phối bởi những đặc điểm kinh tế nhƣ sau: (1) Dịch vụ viễn thông là một loại sản phẩm thiết yếu của đời sống xã hội. Sự phát triển của các dịch vụ viễn thông phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, vào sự phát triển của ngành kinh tế quốc dân, vào mức sống của ngƣời dân,…hay nói cách khác sự tăng trƣởng của các dịch vụ viễn thông phụ thuộc vào sự tăng trƣởng của ngành kinh tế quốc dân trong mối quan hệ liên ngành phức tạp; phụ thuộc vào mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng; quan hệ về cơ cấu tiêu dùng hợp lý của mỗi cá nhân và toàn xã hội. (2) Dịch vụ viễn thông là một loại sản phẩm vô hình không nhìn thấy đƣợc, tiêu dùng một lần và là sản phẩm đặc biệt của ngành viễn thông. (3) Dịch vụ viễn thông đƣợc tiêu thụ ngay trong quá trình tạo ra nó, vì vậy việc đảm bảo chất lƣợng khai thác mạng lƣới, chất lƣợng dịch vụ có yêu cầu rất cao. (4) Dịch vụ viễn thông là một loại hình dịch vụ đòi hỏi trang thiết bị, máy móc công nghệ cao, hiện đại với vốn đầu tƣ lớn. Hầu hết hệ thống trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật phục vụ kinh doanh đều nhập từ nƣớc ngoài, giá cao nhƣng lại có chu kỳ sống ngắn nên đòi hỏi phải thu hồi vốn nhanh, mức độ khấu hao lớn sẽ ảnh hƣởng đến giá cả dịch vụ với khách hàng. 16 b. Vai trò của ngành Viễn thông và dịch vụ viễn thông đối với nền kinh tế quốc dân Nhà nƣớc ta đã xác định Viễn thông là ngành kinh tế, kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển viễn thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Ngày nay, Viễn thông một mặt chịu tác động mạnh mẽ của tiến trình tự do hóa, toàn cầu hóa. Ngƣợc lại nó cũng tác động trở lại các hoạt động này. Viễn thông phát triển sẽ tạo điều kiện thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, phát triển các hoạt động thƣơng mại quốc tế, tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Tóm lại, Viễn thông là một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nƣớc với vai trò quan trọng, là nguồn lực phát triển xã hội là công cụ quản lý của nhà nƣớc và phƣơng tiện phục vụ nhân sinh, cầu nối để thực hiện hội nhập và hợp tác quốc tế. 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh dịch vụ viễn thông a. Khái niệm kinh doanh dịch vụ viễn thông Kinh doanh dịch vụ viễn thông là hoạt động thƣơng mại nhằm mục đích sinh lợi, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ viễn thông) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ viễn thông (gọi là khách hàng) có nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ viễn thông theo thoả thuận. b. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ viễn thông - Kinh doanh nhóm dịch vụ viễn thông cơ bản Những dịch vụ này đƣợc kinh doanh dƣới nhiều hình thức khác nhau tuỳ theo mục tiêu của doanh nghiệp. Đặc trƣng cơ bản của nhóm dịch vụ này là quản lý theo thuê bao/ngƣời sử dụng và tính doanh thu theo cƣớc thuê bao 17 và cƣớc truy nhập. Với xu hƣớng hiện nay, khi các dịch vụ giá trị gia tăng ngày càng phát triển thì cƣớc thuê bao và cƣớc truy nhập sẽ đƣợc giảm dần đến mức tối thiểu. Vậy doanh nghiệp viễn thông sẽ tồn tại nhƣ thế nào? Câu trả lời là các doanh nghiệp sẽ cạnh tranh bằng các dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông. Với đặc trƣng trên, nhóm dịch vụ cơ bản đƣợc kinh doanh những hình thức sau: Cƣớc thuê bao + cƣớc truy nhập; Chỉ tính cƣớc truy nhập; Chỉ tính cƣớc thuê bao hoặc miễn phí toàn bộ. - Kinh doanh nhóm các dịch vụ giá trị gia tăng Hình thức kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng hết sức phong phú và khó có thể liệt kê hết đƣợc. Đặc trƣng cơ bản của các hình thức kinh doanh nhóm dịch vụ này là ngƣời sử dụng dịch vụ chỉ phải trả phí cho nhà cung cấp dịch vụ mỗi khi sử dụng (có thể là phải đăng ký sử dụng hoặc có thể không). Các nhà cung cấp dịch vụ có thể tự cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng và cũng có thể chỉ tạo ra môi trƣờng cung cấp dịch vụ. Doanh thu từ các dịch vụ gia tăng giá trị thƣờng đƣợc thể hiện dƣới các hình thức sau: theo hợp đồng kinh tế; trả theo tháng; trả theo cƣờng độ sử dụng; hoa hồng. 1.2. PHÁT TRIỂN KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1 Các điều kiện phát triển kinh doanh dịch vụ Viễn thông 1.2.1.1 Quản lý nhà nước nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông a. Mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh doanh dịch vụ viễn thông Theo Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020. - Mục tiêu phát triển:  Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn có dung lƣợng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa, biên 18 giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân.  Cung cấp các dịch vụ viễn thông với chất lƣợng tốt, giá cƣớc hợp lý trên cơ sở cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của ngƣời sử dụng dịch vụ. Tăng cƣờng phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã đƣợc xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ.  Phát triển bền vững thị trƣờng viễn thông, bảo đảm môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông theo các quy định của pháp luật về cạnh tranh. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông.  Ƣu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lƣợng, thân thiện với môi trƣờng và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.  Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thƣơng mại điện tử. Các chỉ tiêu phát triển cụ thể đến năm 2020 như sau:  Tỷ lệ đƣờng dây thuê bao cố định 20 - 25 đƣờng/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định 15 - 20 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 35 - 40 thuê bao/100 dân;  Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 - 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 35 - 40%; tỷ lệ ngƣời sử dụng Internet 55 - 60%;  Phủ sóng thông tin di động đến trên 95% dân số cả nƣớc, các tuyến đƣờng giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, các điểm trọng yếu kinh tế, quốc phòng, an ninh;  100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đƣợc kết 19 nối Internet băng rộng;  Tốc độ tăng trƣởng viễn thông đạt khoảng 1,2 - 1,5 lần tốc độ tăng trƣởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15 - 17 tỷ USD, chiếm khoảng 6 – 7% GDP. b. Định hƣớng phát triển - Định hướng phát triển thị trường:  Bảo đảm thị trƣờng viễn thông phát triển bền vững theo hƣớng chất lƣợng, hiệu quả trên cơ sở tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.  Phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông thông qua chính sách cấp phép kinh doanh viễn thông và từng bƣớc cổ phần hóa các doanh nghiệp viễn thông mà nhà nƣớc không cần nắm cổ phần chi phối.  Cơ cấu lại thị trƣờng viễn thông trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nƣớc hoạt động không hiệu quả, theo hƣớng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp viễn thông nhằm hình thành 03 - 04 các tập đoàn, tổng công ty mạnh, hoạt động theo hƣớng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài nguyên viễn thông.  Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông có đủ năng lực, điều kiện mở rộng kinh doanh và đầu tƣ ra thị trƣờng nƣớc ngoài trên cơ sở tuân thủ luật pháp và đảm bảo hiệu quả kinh doanh. - Định hướng phát triển mạng lưới:  Đẩy mạnh việc phát triển mạng truy nhập băng rộng đến hộ gia đình. Nâng cao năng lực hệ thống truyền dẫn đƣờng dài trong nƣớc và quốc tế trên cơ sở sử dụng hiệu quả các hệ thống hiện có, đồng thời đầu tƣ nâng cấp, xây dựng mới các tuyến truyền dẫn cáp quang mặt đất, cáp quang biển quốc tế, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng